Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Phong Lê với quá trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.29 KB, 125 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



TRẦN THỊ BẮC YẾN




PHONG LÊ VỚI QUÁ TRÌNH
NGHIÊN CỨU THƠ VĂN
NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN




THÁI NGUYÊN - 2007

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



TRẦN THỊ BẮC YẾN

PHONG LÊ VỚI QUÁ TRÌNH
NGHIÊN CỨU THƠ VĂN
NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS: Trần Thị Việt Trung


THÁI NGUYÊN - 2007

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
M ỤC L ỤC
Trang
Mục lục 1
Danh mục các chữ viết tắt 3
Phần Mở đầu 4
Phần Nội dung 11
Chƣơng 1: Phong Lê với quá trình 30 năm nghiên cứu về thơ văn 11

Nguyễn Ái Quốc - Hổ Chí Minh.
1.1. Con người và sự nghiệp nghiên cứu phê bình văn học của 11
Phong Lê.
1.2. Quá trình 30 năm nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc 25
- Hồ Chí Minh của Phong Lê.
Chƣơng 2: Cách tiếp cận thơ văn Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh 45
của nhà NCPB Phong Lê.
2.1. Phong Lê với việc khẳng định vai trò của tác gia Nguyễn Ái Quốc 45
– Hồ Chí Minh trong nền văn học Việt Nam hiện đại thế kỷ XX.
2.1.1. Vai trò quan trọng của tác gia Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh 46
với tư cách “người giải quyết những so le lịch sử”.
2.1.2. Khẳng định vai trò “người khai sáng” nền văn học Việt Nam 55
hiện đại đầu thế kỷ XX.
2.2. Phong Lê với khám phá “tâm hồn nghệ sĩ đích thực” 64
trong con người Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh.
2.2.1. Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh - một tâm hồn nghệ sĩ bẩm sinh 64
2.2.2. Cuộc hành trình Chân - Thiện - Mỹ của người nghệ sĩ 67
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
2.2.3. Phong Lê với việc tìm hiểu phong cách thơ văn của Bác. 71
2.2.4. Thơ văn của Bác –“ Thế giới không cùng cho những khám phá.” 76


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Chƣơng 3: Một số đặc điểm về nghệ thuật trong quá trình nghiên 80
cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh của Phong Lê.
3.1. Phong Lê với việc đặt đối tượng nghiên cứu trong một tổng thể 80
thống nhất của các mối quan hệ phong phú và phức tạp.
3.2. Khái quát hoá - một đặc điểm nổi bật trong phương pháp 89
NCPB của Phong Lê.

3.3. Phát hiện những nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ văn Bác Hồ 94
của Phong Lê
3.4 Một năng lực nghiên cứu dồi dào và những trang viết ngập tràn 99
cảm xúc.
Phần kết luận 117
Tài liệu tham khảo 121

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


1. NCPB: Nghiên cứu phê bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, là
người Anh hùng giải phóng dân tộc và là một Danh nhân Văn hoá thế giới.
Bác là một tác gia văn học lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Người đã
để lại cho nền văn học dân tộc ở thế kỷ XX một khối lượng tác phẩm lớn
thuộc nhiều thể loại, viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và từ nhiều năm nay
thơ văn của Bác được đưa vào giảng dạy trong môn Văn của các trường phổ
thông, Đại học, Cao đẳng. Chính vì vậy, sự nghiệp văn chương của Người là
một đề tài lớn thu hút nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học, nhiều nhà giáo,
nhiều người quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu. Tuy nhiên, những người
nghiên cứu một cách hệ thống, một cách bền bỉ, tâm huyết và khẳng định
được tiếng nói của mình trong việc nghiên cứu về thơ văn của Người đến nay
chưa nhiều, có thể điểm được tên các nhà nghiên cứu đó như: Hà Minh Đức,

Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh…
Nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê là một trong số ít đó, đến
nay ông đã có cả một quá trình 30 năm theo đuổi nghiên cứu về thơ văn
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với tất cả sự kính trọng, niềm say mê, sáng
tạo đầy tâm huyết của mình. Tìm hiểu quá trình nghiên cứu phê bình của
Phong Lê về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một công việc rất có
ý nghĩa, bởi chẳng những khẳng định được sự đóng góp quan trọng của ông
trong lĩnh vực nghiên cứu thơ văn Bác Hồ nói riêng mà còn thấy được sự
đóng góp của ông đối với sự nghiệp lý luận phê bình văn học Việt Nam hiện
đại nói chung. Đồng thời qua việc nghiên cứu này, người viết hy vọng sẽ góp
tiếng nói vào việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật cũng như tư tưởng nghệ
thuật của nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê với tư cách một tác gia
văn học Việt Nam hiện đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Qua việc bước đầu tìm hiểu quá trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu
phê bình văn học Phong Lê về sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Ái Quốc – Hồ
Chí Minh sẽ giúp ích cho bản thân người viết luận văn trong công việc giảng
dạy thơ văn của Bác ở nhà trường phổ thông nói riêng, trong thời sự hiểu biết
về một tác gia nghiên cứu phê bình Văn học hiện đại lớn và có uy tín của đời
sống văn học Việt Nam hiện đại hiện nay nói chung.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, việc nghiên cứu về thơ văn của Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh đã diễn ra một cách rất phong phú và rộng rãi, đặc biệt kể từ
khi Người được thế giới công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới. Theo
thống kê chưa đầy đủ hiện nay của chúng tôi, ở trong nước các công trình
nghiên cứu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh lên tới con số hàng nghìn, các
công trình nghiên cứu riêng về thơ văn của Bác đã lên tới con số hàng trăm.
Trong số đó nổi bật lên một số tác giả đã từng có quá trình nghiên cứu trên

dưới 30 năm về thơ văn của Người và đã có những đóng góp đúng đắn, khẳng
định việc tôn vinh các giá trị những sáng tác của Bác, của một Danh nhân văn
hoá thế giới. Đồng thời những đóng góp của họ có ảnh hưởng khá rõ nét đến
những người nghiên cứu phê bình, những người yêu thích thơ văn của Bác
khác, nhất là các cây bút phê bình trẻ hiện nay và các giáo viên dạy văn ở các
trường phổ thông, Cao đẳng và Đại học. Phong Lê là một trong những nhà
nghiên cứu phê bình văn học tiêu biểu có uy tín như vậy ở lĩnh vực nghiên
cứu này.
Tuy nhiên, cho đến nay những bài viết, những nghiên cứu về nhà
nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê chưa phong phú và đặc biệt những bài
viết về nghiên cứu của ông ở mảng thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
vẫn còn ít ỏi. Có một số bài viết về đề tài Phong Lê nghiên cứu thơ văn
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, nhưng mới chỉ xuất hiện ở dạng bài viết lẻ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
tẻ đăng trên các báo, tạp chí, trong các cuốn sách giới thiệu các gương mặt
nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam hiện đại nói chung như:
Bài viết giới thiệu về Phong Lê trong cuốn Nghệ tĩnh – gương mặt nhà
văn hiện đại 1990 của Phan Diễm Phương. Phan Diễm Phương cho rằng nhà
nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê nghiên cứu về thơ văn của Bác theo
cách khái quát: “Đặt vấn đề rộng ra” trong đời sống văn học ở thế kỷ XX.
Bài viết của Nguyễn Đăng Điệp có tên Viết như một ám ảnh (Văn hoá
số 908 tháng 7/2003). Tác giả cho rằng nhà nghiên cứu Phong Lê là “một
trong những chuyên gia có uy tín” trong nghiên cứu về tác gia Nguyễn Ái
Quốc – Hồ Chí Minh. Trong bài viết Phong Lê và Văn học Việt Nam hiện đại,
Tạp chí nghiên cứu văn học số 9/2004), Vũ Văn Sỹ khẳng định rằng tác gia
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và Nam Cao là hai tác gia lớn nhà nghiên
cứu Phong Lê dành nhiều tâm huyết. Bài Phong Lê và cụm công trình được
giải thưởng Nhà nước của Bích Thu (Báo Văn nghệ số 12/2006). Tác giả bài

báo cho rằng nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê đã đi sâu vào phân
tích để khẳng định vai trò của Bác trong văn học đầu thế kỷ đáp ứng hai yêu
cầu lớn của thời đại đặt ra cho văn học là cách mạng hoá và hiện đại hoá. Lưu
Khánh Thơ có bài Về văn học Việt Nam hiện đại – Nghĩ tiếp …của Phong Lê
(Báo Văn nghệ số 22/2006). Trong bài viết, Lưu Khánh Thơ chỉ ra rằng với
những hướng tiếp cận và suy nghĩ riêng, Phong Lê đã góp phần cùng các
chuyên gia có uy tín trong nghiên cứu về tác gia Hồ Chí Minh khẳng định
thành tựu và những giá trị nhiều mặt về thơ văn của Người Bài viết đăng trên
báo Văn nghệ số 44/2006.
Nổi bật lên là một số bài viết cụ thể về nghiên cứu phê bình của Phong
Lê với thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của hai tác giả: Nguyễn
Thanh Tú và Hồ Hoàng Thanh.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7

Nguyễn Thanh Tú trong bài viết đăng trên Báo Văn nghệ số 44/2006 có
nhan đề Người của Nghề và Nghiệp cho rằng Phong Lê có hướng nghiên cứu
về thơ văn của Bác là đặt thơ văn của Người trong bối cảnh rộng của lịch sử
để thấy vai trò của Bác trong nền văn học dân tộc thế kỷ XX và chứng minh
“ở bất cứ lĩnh vực nào Người cũng tìm được sự nhất trí tối ưu giữa tư tưởng
và hành động”, Người đã sử dụng văn chương vào mục đích cách mạng. Tác
giả của bài viết đã chỉ ra một vài đóng góp của nhà nghiên cứu Phong Lê ở đề
tài này. Bài thứ hai của Nguyễn Thanh Tú có nhan đề Cuốn sách góp phần
phác hoạ chân dung tổng thể Hồ Chí Minh - đọc Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí
Minh: Hành trình thơ văn hành trình dân tộc của Phong Lê - (NXB Lao
động 2000) ( Văn học Việt Nam hiện đại một góc nhìn – 2003). Nguyễn
Thanh Tú đã nhận xét rằng: Phong Lê nghiên cứu về sự nghiệp văn chương
của Bác trong bối cảnh tổng thể của văn học, trước hai yêu cầu trong thời đại

và thơ văn của Bác đã giải quyết được cả hai yêu cầu là cách mạng hoá và
hiện đại hoá. Tác giả Nguyễn Thanh Tú đã phân tích khá thuyết phục những
khám phá, phát hiện mới của Phong Lê về thơ văn Bác Hồ trong cuốn sách
này của ông.
Hồ Hoàng Thanh trong bài viết Đọc “Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn
học Việt Nam hiện đại” (Phong Lê) ( Về cái chân thật nghệ thuật – NXB Đà
Nẵng – 2004) đã đi sâu phân tích, khẳng định rằng những nghiên cứu của
Phong Lê về đề tài thơ văn của Bác Hồ là công trình nghiên cứu nghiêm túc,
có hệ thống mạch lạc đem lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc.
Nhìn chung các ý kiến nhận xét, đánh giá trên về nhà nghiên cứu phê
bình văn học Phong Lê ở mảng đề tài thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí
Minh đều thống nhất ở một điểm là đề cập đến hướng khai thác tiếp cận, cách
diễn đạt của ông đối với đối tượng nghiên cứu là thơ văn Bác Hồ. Các ý kiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
đánh giá này theo chúng tôi cơ bản đã đúng và trúng với những nghiên cứu
của Phong Lê. Thực tế cho thấy các ý kiến này chưa thành hệ thống mà chỉ
dừng lại ở mức khái quát, ít có sự lý giải phân tích toàn diện suốt quá trình
nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của Phong Lê. Nhưng
đó lại là những điều quý báu gợi và giúp cho người viết luận văn mong muốn
tìm hiểu sâu hơn, có hệ thống hơn về công trình nghiên cứu của nhà nghiên
cứu phê bình văn học Phong Lê với mảng đề tài về thơ văn của Người.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê là một tác giả có uy tín, là
một trong những cây bút lớn của giới nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam
sau thời kì Đổi mới – 1986. Tuy nhiên, việc khắc hoạ chân dung của nhà
nghiên cứu phê bình văn học này đến nay vẫn chưa thật sự được giới nghiên
cứu phê bình văn học quan tâm một cách đúng mức, ngay ở cả mảng thơ văn
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh - một mảng đề tài lớn, nổi bật trong quá

trình nghiên cứu của ông, mảng đề tài mà ông tâm đắc và dành nhiều tâm
huyết nghiên cứu, vẫn chưa có người nghiên cứu một cách thấu đáo đầy đủ,
một cách hệ thống, toàn diện. Do đó chúng tôi đã lựa chọn đề tài này để
nghiên cứu với hy vọng góp phần vào việc xây dựng chân dung nhà nghiên
cứu phê bình văn học Phong Lê ở mảng đề tài mà ông tâm huyết nhất, có
nhiều thành công cũng như có nhiều ảnh hưởng nhất đến với những người
khác nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
4. ĐỐI TƢỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi cần phải đọc, tham khảo
và nghiên cứu các loại tài liệu sau:
4.1. Toàn bộ những bài viết, những công trình nghiên cứu của Phong
Lê về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
4.2. Một số công trình nghiên cứu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
của một số tác giả khác để so sánh với tác giả Phong Lê nhằm làm rõ những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
khám phá riêng biệt của ông về đề tài này (đặc biệt là các tác giả, nghiên cứu
phê bình văn học có uy tín đương thời như: Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh
Đức …)
4.3. Các bài viết, các công trình nghiên cứu về Phong Lê, đặc biệt là
các bài viết, các công trình nghiên cứu có liên quan đến mảng đề tài nghiên
cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của Phong Lê.
4.4. Một số sách, tài liệu về lý luận, lý thuyết để làm công cụ lý thuyết,
lý luận nghiên cứu về tác giả Phong Lê
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
5.1. Luận văn nghiên cứu phân tích và khẳng định những khám phá,
phát hiện đúng đắn, sâu sắc đầy sáng tạo của Phong Lê trong các công trình
nghiên cứu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Từ đó chỉ ra những đóng góp
quan trọng của nhà nghiên cứu phê bình văn học Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí

Minh, một cách khoa học và đúng đắn.
5.2. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu trên, luận văn tiếp tục làm rõ
và khẳng định vai trò, vị trí nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê ở
mảng nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của ông nói
riêng và trong việc nghiên cứu phê bình các tác giả thơ văn hiện đại văn học
Việt Nam nói chung.
5.3. Luận văn góp phần xây dựng chân dung nhà nghiên cứu phê bình
văn học Phong Lê như là một gương mặt tiêu biểu của đội ngũ các nhà nghiên
cứu phê bình văn học Việt Nam hiện đại từ sau thời kỳ Đổi mới – 1986. Từ
đó luận văn hy vọng chỉ ra một số đặc điểm về tư tưởng nghệ thuật, phong
cách nghệ thuật của nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê ở mảng đề tài
nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của ông. Đó vừa là
nhiệm vụ nghiên cứu vừa là những đóng góp của luận văn.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học và
chủ yếu là các phương pháp sau:
6.1. Phương pháp nghiên cứu tác gia văn học
6.2. Phương pháp thống kê, so sánh
6.3. Phương pháp phân tích tác phẩm, tác gia văn học và các phương
pháp tổng hợp khác.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm có các phần như sau:
Phần Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

5. Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của luận văn
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Cấu trúc của luận văn
Phần Nội dung
Nội dung chính của luận văn được triển khai theo 3 bước:
Chương 1: Phong Lê với quá trình 30 năm nghiên cứu về thơ văn
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
Chương 2: Cách tiếp cận thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của
nhà NCPB Phong Lê.
Chương 3: Một số đặc điểm về nghệ thuật trong quá trình nghiên cứu
thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cuả Phong Lê.
Phần Kết luận
Tài liệu tham khảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
PHONG LÊ VỚI QUÁ TRÌNH 30 NĂM NGHIÊN CỨU VỀ THƠ VĂN
NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH
Trong số những gương mặt tiêu biểu của chuyên ngành NCPB văn học.
Ở nước ta từ sau thời kỳ Đổi mới (1986) đến nay, nhà NCPB văn học Phong
Lê để lại ấn tượng sâu sắc đối với những người quan tâm tới đời sống văn học
nước nhà. Ông là một chuyên gia trong lĩnh vực NCPB văn học Việt Nam
hiện đại và là một trong số những người có quá trình nghiên cứu về thơ văn
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh bền bỉ và sâu sắc ở nước ta hiện nay.
1.1. Con ngƣời và sự nghiệp NCPB văn học của Phong Lê
1.1.1. Vài nét về nhà NCPB văn học Phong Lê
Nhà NCPB văn học Phong Lê có tên khai sinh là Lê Phong Sừ. Ông
sinh ngày 10-11-1938 tại Sơn Trà - Hương Sơn – Hà Tĩnh, hiện nay ông đang

sống tại Hà Nội.
Phong Lê được sinh trưởng trong một gia đình có người cha làm nghề
dạy học. Cha ông là một thầy giáo trường làng, một người chăm lo cho sự học
của con cháu trong nhà trong họ, trong làng xóm một cách tự nhiên, không gò
bó, đe nẹt theo lối của các nhà Nho xưa. Đối với ông, người cha đóng vai trò
quan trọng trong con đường học hành và lập nghiệp của ông, đó là người tạo
một khởi động quyết liệt cho ông từ một cậu bé trường làng trở thành người
sinh viên ở Hà Nội vào năm 1956. Mẹ ông là con một nhà Nho nổi tiếng trong
vùng nhưng chịu khó, chịu khổ, lam lũ, tần tảo để nuôi chồng nuôi con. Ông
được thừa hưởng tính cách mạnh mẽ, quyết liệt từ người cha và sự bền bỉ cần
cù của người mẹ. Với sự hiểu biết, sự hy sinh cùng những quyết tâm trong chí
hướng giúp con lập nghiệp của các bậc sinh thành ra mình, Phong Lê đã may

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
mắn trong học hành và đi theo con đường nghiên cứu văn chương mà ông đã
lựa chọn.
Làng quê của ông là một xóm nghèo ven chân núi Mồng Gà của Sơn
Trà - Hương Sơn – Nghệ Tĩnh, một làng quê hẻo lánh của dải đất miền Trung
nép mình giữa núi và biển, quanh năm khắc khổ trong nắng gió, lụt bão. Ở đó
có dòng sông La, có ngã ba Linh Cảm đã đi vào những bài ca sống mãi cùng
năm tháng mà mỗi lần có dịp về quê Phong Lê thường dầm chân lâu trong
dòng nước mát để cảm nhận được tình quê trong đó. Đó là mảnh đất được
nhiều người biết đến bởi ở đó có những con người lam lũ, cần cù, nhọc nhằn
trong kiếm sống và có truyền thống hiếu học. Đặc biệt, Hà Tĩnh được coi là
mảnh đất có duyên với văn chương. Nơi đây có bao trí thức lên đường lập
nghiệp trong đó có rất nhiều người trở thành nhà thơ, nhà văn mà tên tuổi của
họ đã trở nên quen thuộc trong nền văn học dân tộc như: Nguyễn Du, Nguyễn
Công Trứ, Huy Cận, Xuân Diệu, Chính Hữu…. Đó là nơi Phong Lê đã gắn
bó, là nơi chứa đầy kỷ niệm buồn vui của một thời niên thiếu ở ông về cuộc

sống nghèo khó hằn sâu trong những con người nơi đây, qua những thăng
trầm của lịch sử đất nước. Phong Lê mang trong mình những truyền thống tốt
đẹp của quê hương, đó là một hành trang quý đối với ông trong cuộc sống và
trong công việc.
Sinh ra và lớn lên từ Hà Tĩnh nhưng Phong Lê lại lập nghiệp và trưởng
thành ở Thủ đô ngàn năm văn hiến. Đối với ông Hà Nội là quê hương thứ hai,
là mảnh đất đem lại cho ông một sự nghiệp của cả một đời người. Ông đã
từng tâm sự: “Nếu không ở Hà Nội, không có những tên tuổi mình từng quí
chuộng và ngưỡng mộ và viết ở Hà Nội, không có thầy và bạn bè ở Hà Nội,
không có những đam mê và quyến rũ ở Hà Nội …, nhất định không có những
trang viết nói hộ cho tôi biết bao điều về một sự nghiệp tôi nguyện chung thuỷ
suốt hơn 40 năm qua” [18,tr.5].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Có thể nói hai miền quê yêu dấu, quê sinh và quê ở đã tạo nên một nhà
NCPB văn học Việt Nam danh tiếng, có những đóng góp lớn cho sự nghiệp
NCPB văn học Việt Nam hiện đại nói chung và sự phát triển của Viện Văn
học nói riêng ở chỗ trong vai trò là một chuyên gia NCPB văn học và lãnh
đạo Viện, Phong Lê đã góp phần đưa Viện Văn học thành một địa chỉ tin cậy,
hấp dẫn đối với giới khoa học và bạn đọc nói chung.
Tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội vào năm
1959, Phong Lê về công tác tại Viện Văn học ngay cuối năm đó. Từ khi nhận
công tác đến nay ông luôn gắn bó chung thuỷ với Viện Văn học. Đối với ông
Viện Văn học là nơi chứng kiến sự trưởng thành của ông, theo Phong Lê, đó
là mái nhà ấm cúng đầy tin tưởng trong cuộc sống và trong công việc của ông.
Ông đã tâm sự rằng: “Viện là nơi tôi trưởng thành. Nơi tôi có nhiều thế hệ
bạn bè, trong đó cũng còn lưu lại một số người thầy đáng quý như Đặng Thai
Mai, Hoài Thanh…, qua họ tôi tu dưỡng nghề nghiệp. Và đặc biệt qua họ tôi
học cách viết văn sao cho có ý tưởng mới mẻ và có giọng điệu trong văn” [19,

tr.378].
Trong suốt hơn 40 năm công tác tại Viện Văn học, ông đã có nhiều
đóng góp, cống hiến trong lĩnh vực khoa học cả về chuyên môn và công tác
quản lý đối với Viện Văn học nói riêng và đối với lĩnh vực NCPB văn học
Việt nam hiện đại nói chung.
Năm 1968, Phong Lê được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Ông
là tổng biên tập Tạp chí Văn học lâu năm ở Viện và giữ cương vị Viện trưởng
Viện Văn học suốt bẩy năm liền, từ năm 1988 đến năm 1995. Ông là hội viên
Hội Văn học Việt Nam từ năm 1979. Năm 1984 ông nhận học hàm Phó Giáo
sư ở tuổi 46 và đến năm 1991 nhận học hàm Giáo sư. Năm 2005 Phong Lê
được vinh dự nhận giải thưởng Nhà nước về Khoa học, một giải thưởng cao
quý đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Phong Lê đã từng tham gia giảng dạy ở nhiều trường Đại học trong cả
nước, đặc biệt là giảng dạy hệ đào tạo sau Đại học. Tính đến năm 2006, ông
đã hướng dẫn thành công trên 30 luận văn Thạc sĩ, 15 luận văn Tiến sĩ. Trong
số những học trò của ông có nhiều người trưởng thành trong lĩnh vực khoa
học cũng như lĩnh vực quản lý trong và ngoài Viện Văn học.
Nếu ai đã có dịp gặp gỡ hoặc tiếp xúc với Phong Lê thì đều nhận thấy ở
ông một con người đôn hậu, bộc trực, giản dị, chân thành. Còn trong công
việc ông là người chí thú say mê, có trách nhiệm cao ở mọi lĩnh vực, mọi vị
trí. Là một biên tập viên, ông không ngừng học hỏi ở các bậc tiền bối như
Hoài Thanh, Nam Mộc (bút danh Sơn Tùng), Vũ Đức Phúc… và say sưa tâm
huyết với công việc. Khi trở thành Tổng biên tập ông luôn trăn trở với trách
nhiệm của mình là để Tạp chí phát triển sao cho phù hợp với nhu cầu phát
triển của xã hội và nhu cầu của người đọc. Với cương vị Viện trưởng Viện
Văn học, trong trách nhiệm của người quản lý ông đặc biệt quan tâm tới sự
phát triển của Viện theo hướng chuyên môn. Với công việc của một nhà

NCPB văn học, ông coi đó là một nghề – nghề viết, và ông đi cùng với nó,
cùng những nhọc mệt và nguồn vui. Gần 50 năm qua, Phong Lê “tận tâm tận
lực”, “cày xới trên cánh đồng học thuật văn chương nước Việt” và ông
chuyên sâu nghiên cứu phần văn học Việt Nam hiện đại. Với niềm đam mê
tìm tòi, với trách nhiệm và tâm huyết của người say nghề nghiệp, ông đã thực
hiện nghiêm túc công việc của một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp. Với ông
viết là một thứ lao động vất vả, dầy công và là niềm vui, đòi hỏi người viết
phải có thái độ nghiêm túc. Đến nay bước vào tuổi 70 nhưng ông vẫn miệt
mài đam mê trên các trang viết. Sự say mê nhiệt tình trong công việc đã giúp
ông tích luỹ được vốn kinh nghiệm nghề nghiệp lớn, tạo được niềm vui trong
cuộc sống, trong nghiên cứu khoa học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Ta bắt gặp trong Phong Lê một tư thế chủ động trong công việc đặc
biệt là công việc nghiên cứu văn chương. Chính sự chủ động đó đã tạo nên
thành công trong các công trình NCPB văn học của ông. Công việc của một
người NCPB văn học đem đến cho Phong Lê niềm vui lớn. Viết đã trở thành
niềm đam mê hứng khởi, thành định hướng cho một đời nghề nghiệp của ông.
Ông tâm sự: “Ở đời như bất cứ ai mỗi người đều phải chọn cho mình lấy một
nghề, tuỳ theo ham thích và khả năng của mình, khi thấy nghề đó là một cần
thiết của xã hội. Cũng như mọi người, tôi đã chọn một nghề và tôi đi cùng với
nó”. Phong Lê đã trở thành một nhà NCPB văn học Việt Nam hiện đại có
những thành tựu lớn đóng góp cho sự phát triển của ngành NCPB văn học
Việt Nam và nền văn học nước nhà.
1.1.2. Vài nét về sự nghiệp NCPB văn học của Phong Lê
Bước vào nghề từ đầu năm 1960 cho đến nay, Phong Lê gắn bó và trở
thành cây bút NCPB văn học Việt Nam hiện đại tiêu biểu, nhất là sau thời kỳ
Đổi mới đến nay.
Trước thời kỳ Đổi mới, cùng với văn học nói chung, ngành NCPB văn

học phát triển theo sự định hướng của Đảng, nhằm hướng tới một nền văn học
mới phù hợp với dân tộc và thời đại. Với tư cách là một hoạt động chuyên
môn có tính chất đặc thù riêng, ngành NCPB văn học Việt Nam hiện đại đã
tập trung vào khẳng định các thành tựu của văn học cách mạng, đấu tranh
chống lại các hiện tượng văn học đi ngược đường lối văn học cách mạng.
NCPB văn học đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền văn học Việt
Nam hiện đại với quan điểm thẩm mĩ phù hợp với dân tộc trong hoàn cảnh
lịch sử cụ thể của đất nước. Các nhà nghiên cứu có ý thức trân trọng, giữ gìn
bảo vệ những thành tựu văn học phục vụ quần chúng cách mạng, hướng các
hiện tượng văn học theo một quỹ đạo chung thống nhất phục vụ cho cuộc
sống chiến đấu và xây dựng của nhân dân, phù hợp với mục tiêu cách mạng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
cụ thể. Các nhà phê bình văn học thường tập trung biểu dương các sáng tác
của công, nông, binh, phản ánh đời sống chiến đấu và lao động khắp mọi
miền đất nước, đặc biệt là “đón nhận nồng nhiệt các sáng tác từ miền Nam
tuyến lửa” như các sáng tác của Lê Anh Xuân, Anh Đức, Nguyễn Quang
Sáng … Đồng thời các nhà phê bình đã thẳng thắn phê phán những rơi rớt của
thơ ca tiểu tư sản, hoặc các biểu hiện thiếu tính Đảng, lệch lạc trong tư tưởng
của một số tác phẩm. Giới NCPB văn học thời kỳ này thường coi trọng vấn
đề: đề tài, chủ đề, điển hình hoá, thế giới quan… của các tác giả văn học.
Những nhà NCPB văn học thời kỳ này thường là những trí thức yêu nước, là
những người nghệ sĩ, tâm huyết vì sự phát triển của nền văn học nước nhà,
tiêu biểu như: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Cao Huy Đỉnh, Đinh Gia Khánh,
Chu Xuân Diên, Phan Cự Đệ, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Nhị Ca,
Phong Lê, Hà Minh Đức, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đình Thi…
Do điều kiện lịch sử cụ thể, NCPB văn học không tránh khỏi hạn chế là
sự nhìn nhận “giản đơn, sơ lược” trong đánh giá và định hướng phát triển cho
nền văn học, do đó chưa khai thác hết đặc trưng thẩm mĩ vốn có của nền văn

chương, chưa kích thích phát huy triệt để được cá tính sáng tạo của nhà văn
trong các sáng tác ở trong giai đoạn này. Đây cũng là hạn chế chung của cả
nền văn học dân tộc thời kỳ đó. Trong chặng đường 40 năm trước thời kỳ Đổi
mới, NCPB văn học đã hoàn thành sứ mệnh là khẳng định nền văn học mới
với những giá trị nghệ thuật mới, tạo tiền đề cho sự phát triển của văn học
theo xu hướng phù hợp với thời đại nói chung và sự phát triển của ngành
NCPB văn học Việt Nam hiện đại nói riêng.
Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh
đạo từ Đại hội VI của Đảng đã thổi một luồng gió mới vào văn học, đem lại
sự khởi sắc cho nền văn học Việt Nam ở thời kỳ lịch sử mới. NCPB văn học
“vào cuộc” và đã phát huy hết vai trò đối với sự phát triển của nền văn học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
nói chung. Các nhà NCPB văn học có điều kiện đánh giá khách quan hơn
những thành tựu văn học trước cách mạng Tháng Tám như phong trào Thơ
mới, văn xuôi của nhóm Tự lực văn đoàn… mà thời kỳ trước chưa có dịp bàn
đến. Một số tác giả như: Vũ Trọng Phụng, Phạm Quỳnh, Trương Vĩnh Ký,
Nguyễn Tuân (trước cách mạng), Vũ Hoàng Chương…, được giới nghiên cứu
đánh giá toàn diện về những đóng góp của họ cho sự phát triển của nền văn
học dân tộc. Đối với văn học cách mạng giai đoạn 1945-1975, NCPB văn học
đã đánh giá lại những điều còn bất cập bên cạnh việc trân trọng các thành tựu
về nội dung và thi pháp của giai đoạn này. Trên tinh thần xây dựng một nền
văn học tiến bộ của nước nhà, các nhà nghiên cứu đã tìm ra các giá trị nghệ
thuật trong một số sáng tác trước đây bị quy chụp vội vàng oan sai, trả lại sự
công bằng cho sáng tác nghệ thuật của một số tác giả như Nguyễn Đình Thi,
Quang Dũng, Hoàng Cầm. Các nhà nghiên cứu và phê bình văn học đã theo
sát sự phát triển các tác phẩm văn học đương đại. Với “những cuộc trao đổi
cởi mở nhiều hơn so với trước”, giới NCPB văn học quan tâm đến các hiện
tượng văn học mang những yếu tố mới mẻ, so với văn học giai đoạn 1945 –

1975. Chẳng hạn như truyện ngắn mới của Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp, các sáng tác thơ theo hướng hiện đại chủ nghĩa như thơ
của Hoàng Hưng, Đặng Đình Hưng, Nguyễn Quyến, Lê Đạt, Vi Thuỳ Linh,
Phan Huyền Thư … Các nhà nghiên cứu đã đánh giá khách quan về các hiện
tượng văn học mới theo tinh thần dân chủ, bao dung trên cơ sở vì một nền văn
học hiện đại phong phú của dân tộc. NCPB văn học thời kỳ này đã thật sự coi
trọng tính chủ thể của người sáng tác, những quan niệm về con người, thế
giới, tư duy nghệ thuật, cái nhìn nghệ thuật giọng điệu nhà văn được quan
tâm. Giới NCPB văn học đã thừa nhận tính bản năng con người trong văn
học. Đó là bước tiến mới trong nghiên cứu phê bình văn học hiện nay. Có thể
nói ánh sáng Đổi mới đã giúp các nhà nghiên cứu khẳng định được toàn vẹn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
hệ thống hơn với những gì mà văn học dân tộc đầu thế kỷ XX đến nay có
được cả về thành tựu và hạn chế, trên cơ sở đó văn học Việt Nam có hướng
phát triển theo xu thế tiến bộ hoà nhập với văn học nhân loại ở thời kỳ tiếp
theo. Những người đã thực hiện trực tiếp công việc này, không ai khác chính
là những nhà NCPB văn học, trong đó nổi bật những cây bút như: Văn Tâm,
Vương Trí Nhàn, Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Đức Hiểu, Hà Minh Đức, Trần
Đình Sử, Đỗ Lai Thuý, Phan Ngọc, Phong Lê, Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn
Ngọc Thiện, Phan Trọng Thưởng…
Những thành tựu của mảng NCPB văn học trong thời kỳ Đổi mới vô
cùng quan trọng đối với sự phát triển của văn học Việt Nam, nó đánh dấu sự
chuyển mình mạnh mẽ của văn học trong yêu cầu của thời đại và với chính
bản thân văn học trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Nhìn lại chặng đường vừa đi qua ở thế kỷ XX, NCPB văn học phát
triển mạnh trên sự hình thành ý thức văn học dân tộc và văn học hiện đại.
NCPB văn học đã góp phần mở ra chân trời rộng lớn cho sự phát triển của
văn học với những giá trị vĩnh cửu của con người, của nhân loại. Trong quá

trình vận động, phát triển, NCPB văn học rất cần những cây bút mạnh mẽ,
sung sức luôn trăn trở, có trách nhiệm về sự hưng thịnh của nền văn học
Việt Nam hiện đại. Phong Lê là một trong những cây bút tiêu biểu trong
đội ngũ các nhà NCPB văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt ở thời kỳ Đổi
mới. Ông đã có những đóng góp lớn đối với chuyên ngành nghiên cứu văn
học nói riêng và nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung trong giai đoạn
lịch sử quan trọng này.
Bước vào tuổi 70, với 47 năm liên tục gắn bó trong công tác NCPB văn
học, nhà NCPB văn học Phong Lê có được một khối lượng công trình nghiên
cứu lớn. Tính đến nay ông là tác giả của 15 cuốn sách in riêng, chủ biên trên
20 công trình tập thể về chuyên ngành văn học Việt Nam hiện đại. Trong đó,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
những công trình nghiên cứu chính của ông về văn học Việt Nam hiện đại
phải kể đến: Mấy vấn đề văn xuôi Việt Nam 1945-1970 (1972), Văn và người
(1976), Văn xuôi Việt Nam trên con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa (1980),
Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn học Việt Nam hiện đại (1986), Văn học và công
cuộc đổi mới (1994), Nam Cao phác thảo sự nghiệp và chân dung (1997),
Văn học trên hành trình của thế kỷ XX (1997); Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí
Minh: Hành trình thơ văn – Hành trình dân tộc (2000) (có tái bản và sửa
chữa năm 2006); Một số gương mặt văn chương – học thuật Việt Nam hiện
đại (2001); Văn học Việt Nam hiện đại – những chân dung tiêu biểu (2001);
Văn học Việt Nam hiện đại – Lịch sử và lý luận (2003); Viết từ Hà Nội
(2003); Về văn học Việt Nam hiện đại – Nghĩ tiếp…(2005); Người trong văn
(2005). Đó là những thành tựu lớn của một nhà NCPB văn học chuyên
nghiệp, chuyên sâu trên lĩnh vực văn học Việt Nam hiện đại, góp phần vào sự
phát triển của ngành NCPB văn học Việt Nam hiện đại. Điều đáng lưu tâm,
qua các công trình nghiên cứu của ông, Phong Lê đã thể hiện tư tưởng và
phương pháp nghiên cứu khoa học riêng của bản thân. Tất cả các công trình

nghiên cứu của ông dù vấn đề nghiên cứu ở những góc độ, phương diện khác
nhau nhưng đều tập trung vào tiêu điểm là chứng minh cho yêu cầu cách
mạng hoá và hiện đại hoá của thời đại đặt ra cho đời sống văn học dân tộc
Việt Nam ở thế kỷ XX, nhằm đưa văn học phát triển theo quy luật tất yếu của
thời đại và của bản thân văn học, từ đó làm rõ quá trình hiện đại hoá văn học
Việt Nam thế kỷ XX một cách khái quát và toàn diện nhất. Có thể nói, Phong
Lê nghiên cứu một giai đoạn văn học lớn của dân tộc trong tầm vĩ mô.
Trước thời kỳ Đổi mới “Phong Lê là người chiến sĩ mác - xít trên mặt
trận tư tưởng văn học, quan tâm chủ yếu tới văn xuôi đương đại theo tiêu chí
hiện thực xã hội chủ nghĩa”[2,tr.794]. Cũng như các đồng nghiệp khác ông
thường tập trung nghiên cứu các tác giả, tác phẩm, các hiện tượng văn học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
trong mối quan hệ với mọi phương diện của đời sống văn học nước nhà. Ông
đi sâu phân tích các sáng tác, đánh giá những đóng góp của các tác giả cho sự
phát triển của văn học nước nhà theo hướng hiện đại hoá. Trong cuốn Mấy
vấn đề về văn xuôi Việt Nam 1945-1970 (1972), nhà nghiên cứu Phong Lê “đã
dựng lại được một cách rõ ràng, đầy đủ, trên những nét cơ bản quá trình phát
triển của nền văn xuôi hiện đại”[36, tr.146]. Trong cuốn sách, ông tập hợp các
nhà văn, các tác phẩm theo phạm vi đề tài, thể loại, phương pháp sáng tác để
tìm hiểu trong mối quan hệ gắn bó giữa văn học và xã hội. Từ đó ông chỉ ra
quy luật phát triển của văn xuôi Việt Nam từ 1945 đến 1970. Ông đã phân
chia các thời kỳ văn học theo sự phát triển của bản thân văn học trong sự vận
động của lịch sử xã hội để thấy rõ sự phát triển cụ thể ở mỗi thời kỳ và quy
luật phát triển riêng cùng những thành tựu mà nó đạt được trong thời kỳ đó.
Chính bởi vậy, Phong Lê đã dựng lại được diện mạo văn xuôi trong 25 năm
một cách đầy đủ rõ nét. Dựa trên những hiện tượng văn học tiêu biểu cho
những khuynh hướng khác nhau với cách miêu tả khái quát gọn gàng, Phong
Lê đưa ra được những nhận định đánh giá của bản thân về văn xuôi Việt Nam

trong chặng đường phát triển suốt 25 năm. Đó là những đánh giá mang tính
khách quan, có sức thuyết phục đối với người đọc. Trong cuốn sách, ông thể
hiện rõ quan điểm bảo vệ đường lối văn nghệ của Đảng, vì vậy cuốn sách
mang tính lý luận và tính chiến đấu rất rõ ràng. Tổng kết lại chặng đường 25
năm phát triển của văn xuôi cùng những vấn đề đặt ra trên chặng đường đó,
cuốn sách thật sự là đóng góp quý đáng trân trọng của Phong Lê, của một
người NCPB văn học mới ngoài 30 tuổi.
Cuốn Văn và người (1976) gồm những bài phê bình tiểu luận được
Phong Lê viết năm 1960-1975, đề cập đến những vấn đề, những thành tựu của
văn xuôi Việt Nam hiện đại. Trong cuốn sách, ông nghiên cứu, tìm hiểu một
số nhà văn tiêu biểu của các nhà văn hiện thực phê phán qua các tác phẩm của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
họ như: Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan. Ông đã tìm thấy được
những yếu tố tích cực mà nền văn học mới kế thừa một cách trực tiếp. Phong
Lê đã dành những trang viết thích hợp để đánh giá một số tác phẩm, một số
vấn đề trong những sáng tác, và công việc phê bình văn học từ năm 1960 đến
1975. Nhìn chung cuốn sách thể hiện tầm nhìn bao quát của Phong Lê về văn
xuôi Việt Nam trong 15 năm đầy ắp những sự kiện lịch sử.
Cuốn Văn xuôi Việt Nam trên con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa
(1980) là một chuyên luận của Phong Lê tìm hiểu về đời sống văn xuôi trong
quá trình phát triển theo yêu cầu của thời đại. Chuyên luận này mang tính lý
luận của một thời kỳ văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong
cuốn sách ông đã khái quát lại những thành tựu, những mặt còn yếu của văn
xuôi theo phạm vi đề tài, đồng thời ông bộc lộ suy nghĩ của mình về thực tiễn
sáng tác văn xuôi. Tác phẩm đã khơi gợi cho người đọc suy nghĩ về cuộc
sống, về con người trong các mối quan hệ xung quanh và định hướng cho sự
phát triển của các sáng tác văn học thời điểm đó, nhất là đề tài thể hiện con
người mới trong văn xuôi hiện thực xã hội chủ nghĩa.

Có thể nói, trước thời kỳ Đổi mới nhà NCPB văn học Phong Lê chủ
yếu tìm hiểu và nghiên cứu văn xuôi Việt Nam theo sự phát triển vận động
của nó trong tiến trình lịch sử dân tộc ở thế kỷ XX. Ông đã tìm ra quy luật
vận động của văn xuôi trên con đường hiện đại hoá theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Thời kỳ Đổi mới đến, cánh cửa đến với đời sống văn học rộng
mở trước các nhà NCPB. Vượt qua một thoáng trăn trở ban đầu, Phong Lê bắt
nhịp rất nhanh, hăng hái và mạnh mẽ, ngòi bút của ông nhiệt thành sung sức
trên các trang viết. Ông quan tâm đến các hiện tượng văn học ở cả thế kỷ XX
với tầm bao quát rộng của một lối tư duy khoa học. Phong Lê có điều kiện tìm
hiểu những vấn đề mà trước đây ông ít có hoặc chưa có dịp đề cập đến. Ông
đã phát hiện được và phát hiện lại các giá trị đích thực của nhiều hiện tượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
văn học ở thế kỷ XX. Trong quá trình nghiên cứu, ông đã nhận thức được quá
trình hiện đại hoá văn học của cả thế kỷ. Tất cả các hiện tượng văn học được
ông quan tâm đều nằm trong quá trình đó. Cụm công trình được giải thưởng
Nhà nước về Khoa học năm 2005 của ông là một ví dụ. Công trình này gồm
ba cuốn được viết từ thập niên mới của thế kỷ XX. Ở đó ông tìm hiểu một số
tác giả tiêu biểu và một số mảng quan trọng của văn học Việt Nam hiện đại ở
thế kỷ XX. Trong cuốn sách Văn học Việt Nam hiện đại – Những chân dung
tiêu biểu (2001) Phong Lê đã tổng hợp những điều ông ấp ủ và theo đuổi suốt
gần 50 năm ông làm công việc NCPB văn học. Ông giới thiệu 17 tác giả, 17
chân dung văn học tiêu biểu của thế kỷ XX. Ngoài những tác giả văn xuôi
ông còn đưa vào cuốn sách những tác giả lý luận phê bình văn học về học
thuật. Ở mỗi tác giả ông đều chỉ rõ những đóng góp cụ thể của họ đối với quá
trình hiện đại hoá văn học nước nhà chẳng hạn như: Tác giả Hoàng Ngọc
Phách được Phong Lê đánh giá đó là người có công “khai mạc nền tiểu thuyết
mới và trào lưu văn xuôi lãng mạn” [16, tr.8]. Ông khẳng định nhà văn Thạch
Lam là một cây bút văn xuôi đặc sắc của Tự lực văn đoàn. Bốn tác giả tiêu

biểu của trào lưu văn học hiện thực 1930-1945 là Ngô Tất Tố, Nguyễn Công
Hoan, Nguyên Hồng, tô Hoài được Phong Lê đánh giá là những “kiện tướng
của văn học hiện thực, và cũng là những cây bút văn xuôi lực lưỡng của thế
kỷ XX”. Ông cho rằng vị trí hàng đầu nền văn học viết cho thiếu nhi thuộc về
cây bút Võ Quảng. Đặc biệt ông đề cao hai tác gia lớn của thế kỷ XX là
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, người đứng ở đỉnh cao của văn thơ cách
mạng Việt Nam và Nam Cao là người kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện
thực Việt Nam trước 1945. Ở cuốn sách này Phong Lê đã đạt được mục tiêu
ông đặt ra “là tìm được các giá trị văn chương bền vững, là các vị trí văn
chương đỉnh cao”[16, tr. 9]. Ông đánh giá khách quan về giá trị văn chương
đích thực của các tác phẩm, tác giả mà ông đã tìm hiểu, từ đó tạo tiền đề cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
hướng NCPB mới, góp phần vào sự phát triển của văn học Việt Nam trong
thế kỷ XX. Cuốn sách thứ hai trong cụm công trình ông đạt giải thưởng Nhà
nước về Khoa học năm 2005 của ông có tên: Một số gương mặt văn chương –
học thuật Việt Nam hiện đại (2001). Nhà NCPB văn học Phong Lê đã tìm
hiểu được 54 chân dung nhà văn, nhà thơ, nhà NCPB văn học Việt Nam hiện
đại. Ngoài những gương mặt tiêu biểu quen thuộc như Nguyễn Ái Quốc – Hồ
Chí Minh, Tản Đà, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Xuân Diệu, Tố
Hữu, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh…, ông đã giới thiệu thêm một số gương
mặt ít người để ý như: Trương Vĩnh Ký, Ngọc Giao… Với tác giả Trương
Vĩnh Ký, Phong Lê cho rằng ông là “người đã có công góp phần ít nhiều
chuẩn bị những nền móng bước đầu cho công cuộc canh tân” [17, tr.44], và
đó là một chặng đường còn hoang vắng và còn lắm hiểm nguy, lắm cỏ gai
rậm rạp của văn học hồi đầu thế kỷ. Ông đánh giá và khẳng định vai trò trụ
cột của Ngọc Giao trong báo Tiểu thuyết thứ bẩy, một tờ báo phổ thông trong
đời sống văn học Việt Nam trước 1945. Trong tầm bao quát cả thế kỷ văn
chương, Phong Lê nhìn nhận các hiện tượng văn học theo “gia tốc lịch sử”

với những vấn đề cập nhật của thực tiễn văn học. Cuốn sách thứ ba trong cụm
công trình này có tên: Văn học Việt Nam hiện đại – lịch sử và lý luận năm
2003. Đây là một công trình tổng hợp bao quát quá trình hiện đại hoá văn học
Việt Nam ở thế kỷ XX.
Cuốn sách “Về văn học Việt Nam hiện đại – Nghĩ tiếp…(2005), là tập
hợp những khám phá sâu hơn của ông về các vấn đề tác giả, các hiện tượng
văn học ở thế kỷ XX trên hai phương diện cách mạng hoá và hiện đại hoá văn
học “ở một tầm cao hơn, với quy mô phong phú, phức tạp hơn”. Ngòi bút của
ông tỏ rõ tâm huyết và trung thực với chính kiến của mình. Phong Lê đã
khẳng định được những đóng góp của các tác giả, các nhà hoạt động văn học

×