BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
ĐÀI TRUYỀN THANH CƠ SỞ
Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ VỚI VIỆC TUYÊN TRUYỀN
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HIỆN NAY
(Khảo sát các đài truyền thanh cơ sở: Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh,
từ tháng 6/2014 đến tháng 5/2015)
Ngành
: Báo chí học
Mã số
: 60 32 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS.
CẦN THƠ - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu độc lập,
các số liệu sử dụng trong luận văn trung thực, có cơ sở,
khách quan, các kết luận của luận văn chưa từng được cơng
bố trong các cơng trình khác.
Cần Thơ, ngày 08 tháng 09 năm 2015
Tác giả luận văn
MỤC LỤC
Tran
g
MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN THANH
CƠ SỞ
1.1. Các thuật ngữ và khái niệm
1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nơng
thơn mới
1.3. Vai trị đài truyền thanh cơ sở trong việc tuyên truyền xây dựng
nông thôn mới
9
14
19
Chương 2: THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN VỀ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TRÊN SÓNG ĐÀI TRUYỀN THANH CƠ SỞ Ở
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
2.1. Thực trạng về tần suất tin - bài
2.2. Thực trạng về nội dung và hình thức tuyên truyền
2.3. Đánh giá chung về thực trạng tuyên truyền
29
31
56
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYÊN TRUYỀN
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐÀI TRUYỀN THANH
CƠ SỞ Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1. Nhóm giải pháp về tổ chức hoạt động tuyên truyền
3.2. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực đội ngũ và tăng cường đầu
tư cơ sở vật chất cho nhiệm vụ tun truyền
3.3. Nhóm giải pháp về nội dung và hình thức tuyên truyền
62
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
91
94
101
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
67
75
CNH, HĐH
:
Cơng nghiệp hố, hiện đại hố
CTMTQG
:
Chương trình mục tiêu Quốc gia
NTM
:
Nơng thơn mới
PGS.TS
:
Phó giáo sư, tiến sĩ
PT - TH
:
Phát thanh - Truyền hình
TNVN
:
Tiếng nói Việt Nam
TP. Cần Thơ
:
Thành phố Cần Thơ
TT
:
Truyền thanh
TTCS
:
Truyền thanh cơ sở
TTĐC
:
Thông tin đại chúng
TTCSCH
:
Truyền thanh cơ sở cấp huyện
TT - TH
:
Truyền thanh - truyền hình
UBND
:
Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1:
Nghề nghiệp, thời gian công tác của cán bộ phóng viên,
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
biên tập viên 3 đài: Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh
Tổng hợp đặc điểm về độ tuổi
Tổng hợp đặc điểm về giới tính
Tổng hợp về đặc điểm nghề nghiệp
Tổng hợp đặc điểm về trình độ văn hóa
31
46
46
47
47
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1:
Biểu đồ 2.2:
Biểu đồ 2.3:
Biểu đồ 2.4:
Biểu đồ 2.5:
Biểu đồ 2.6:
Biểu đồ 2.7:
Biểu đồ 2.8:
Biểu đồ 2.9:
Biểu đồ 2.10:
Biểu đồ 2.11:
Biểu đồ 2.12:
Biểu đồ 2.13:
Biểu đồ 2.14:
Biểu đồ 2.15:
Biểu đồ 2.16:
Tổng hợp nội dung tuyên truyền xây dựng NTM
phát trên sóng đài truyền thanh 3 huyện
Mức độ thông tin về qui hoạch NTM tại 3 huyện
Mức độ thông tin về nội dung Xây dựng cơ sở hạ
tầng về NTM tại 3 huyện
Mức độ thông tin về Phát triển sản xuất, tạo việc
làm, tăng thu nhập cho người dân tại 3 huyện
Mức độ thông tin về Văn hóa, xã hội, mơi trường về
NTM tại 3 huyện
Mức độ thơng tin về Xây dựng hệ thống chính trị
vững mạnh về NTM tại 3 huyện
Thời lượng cho mỗi tin về xây dựng NTM
Thời lượng cho mỗi phóng sự, bài phản ánh về xây
dựng NTM
Tổng hợp thể loại tác phẩm báo chí được sử dụng để
tuyên truyền về xây dựng NTM
Thể hiện mức độ nghe đài truyền thanh
Địa điểm nghe đài truyền thanh
Đánh giá hình thức tiếp cận chủ trương xây dựng NTM
Sự tiếp nhận thông tin về xây dựng NTM của cơng
chúng qua các loại hình báo chí
Tỷ lệ người dân tiếp nhận thông tin về xây dựng
NTM trên sóng đài truyền thanh cơ sở
Đánh giá nội dung tuyên truyền về xây dựng NTM
trên sóng đài truyền thanh cơ sở
Cơng chúng đánh giá hình thức tun truyền về xây
dựng NTM trên đài truyền thanh cơ sở
32
33
35
36
38
39
41
42
43
48
49
50
51
51
52
53
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp
hành Trung ương Đảng (khố X) “Về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn”, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư Trung ương khóa X đã ban hành các kết luận về một số
nội dung trong Nghị quyết, bao gồm Đề án An ninh lương thực quốc gia, Đề
án Chương trình Xây dựng thí điểm mơ hình nông thôn mới (NTM) cấp xã,
Đề án về Nâng cao vai trị, trách nhiệm của Hội Nơng dân Việt Nam trong
phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM và xây dựng giai cấp nơng dân. Chính
phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28-10-2008, xác định
“Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” (CTMTQG xây
dựng NTM). Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 46-2010 phê duyệt CTMTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 gồm 11 nội
dung, với 19 tiêu chí...
Với Nghị quyết của Đảng, những quyết sách của Chính phủ và sự vào
cuộc mạnh mẽ với quyết tâm chính trị cao của các bộ, ban, ngành ở Trung
ương, các cấp chính quyền ở cơ sở, việc xây dựng NTM theo đúng lộ trình
thực sự trở thành một cuộc vận động cách mạng của đất nước trên con đường
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
cơng bằng, văn minh. Phát biểu chỉ đạo việc xây dựng NTM ở Việt Nam, mới
đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ: “Việc xây dựng NTM
vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu của phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp
bách, vừa là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp
cách mạng mang tính nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt
Nam, qua đó tạo được sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp của các hệ thống
chính trị, sự đồng tâm hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện xây
dựng NTM. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng đề án với lộ trình,
giải pháp cụ thể để phù hợp về xây dựng NTM trên địa bàn, qua đó tạo được
2
sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương; hướng phong
trào thi đua, tập trung giải quyết 11 nội dung xây dựng NTM đã đề ra.”
Riêng đối với thành phố Cần Thơ (TP. Cần Thơ), Đảng bộ và chính
quyền đã dành cho nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn sự quan tâm đặc biệt,
luôn coi nông nghiệp và nông thôn là lĩnh vực, địa bàn quan trọng đối với sự
ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, từ khi triển khai Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, các tỉnh
Đồng Bằng Sơng Cửu Long đã chủ động xây dựng kế hoạch về xây dựng
NTM cấp xã đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và đến nay đã đạt
được một số kết quả quan trọng bước đầu. Khi thực hiện bộ tiêu chí xây dựng
NTM, do có nhiều lợi thế, nên ngồi 19 tiêu chí chung của cả nước, TP. Cần thơ
bổ sung thêm tiêu chí thứ 20 là cung cấp dịch vụ cơng, nhằm thúc đẩy việc tiếp
nhận, giải quyết các thủ tục hành chính của người dân và chính quyền.
Kể từ khi Đảng ta đề ra chủ trương xây dựng NTM cho đến nay, hầu như
trong các Nghị quyết, Chỉ thị và các văn bản liên quan đều nhắc đến bốn từ “
tập trung tuyên truyền”, đó là một trong những nhiệm vụ then chốt làm nên sự
thành cơng của “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM”. Trong
công tác tuyên truyền về xây dựng NTM phải kể đến các phương tiện thơng
tin đại chúng và các Hội đồn thể, đặc biệt là hệ thống phát thanh, trong đó
truyền thanh cơ sở (TTCS) là gần gũi nhất và hiệu quả nhất.
Hiện nay, hệ thống phát thanh của nước ta bao gồm 01 Đài Phát thanh
Quốc gia, 65 Đài Phát thanh - Truyền hình (PT - TH) địa phương và có mạng
lưới truyền thanh cơ sở (TTCS) rộng khắp, trong đó: có hơn 612 đài truyền
thanh (TT), hoặc truyền thanh - truyền hình (TT - TH) cấp huyện, với cơ cấu
chung mỗi quận - huyện có một đài TT, hoặc TT - TH và khoảng hơn 8.000
đài truyền thanh cấp xã, phường, thị trấn [17].
Hệ thống TTCS có đặc thù là độ truyền tải thơng tin trên phạm vi rộng
lớn, do đó người dân trong lúc làm đồng, làm việc nhà hay nghỉ ngơi....ai
3
cũng có thể nghe được thơng tin phát ra từ hệ thống loa truyền thanh được lắp
đặt trong thơn xóm. Có người từng ví rằng, hệ thống TTCS như “một cuộc
họp lớn khơng có hội trường”, bởi tính thiết thực và hiệu quả của nó đối với
mỗi người dân. Hiện nay, khi cả nước đang chung tay góp sức xây dựng
NTM, hệ thống TTCS càng khẳng định tính ưu việt của mình, đóng vai trị
quan trọng trong việc tun truyền về công cuộc xây dựng NTM, đưa đường
lối của Đảng, chủ trương của Chính phủ đến từng người dân, đến tận vùng
nông thôn sâu - xa, hẻo lánh. Qua hệ thống TTCS, người dân hiểu được mục
đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công cuộc xây dựng NTM; các nhân tố
điển hình về việc hiến đất, ngày cơng... để xây dựng các cơng trình cơng
cộng; những mơ hình phát triển kinh tế, chăn ni, trồng trọt; những khó
khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng NTM...
Thành phố Cần Thơ (TP. Cần Thơ) hiện có hệ thống TTCS khá lớn,
gồm: 9 đài truyền thanh cấp huyện; 88 đài truyền thanh xã - phường - thị trấn
và 615 đài truyền thanh ấp - khu vực. Ngoài việc thực hiện việc tiếp âm 2 cấp
(Đài Trung ương, Đài Tỉnh hoặc Thành phố), đài TTCS cấp quận -huyện cịn
tự sản xuất chương trình riêng để thông tin, tuyên truyền về những vấn đề
quan trọng của địa phương mình, đặc biệt là về cơng cuộc xây dựng NTM,
trên hệ thống loa truyền thanh. Các đài TTCS cấp xã, phường, thị trấn, ấp,
khu vực thì chỉ tiếp sóng 3 cấp (Đài Trung ương, Đài Tỉnh hoặc Thành phố,
đài cấp quận - huyện), mà không sản xuất chương trình riêng.
Nhận thức rõ vai trị, tầm quan trọng và hiệu quả của việc tuyên truyền
về công cuộc xây dựng NTM thông qua hệ thống TTCS, các quận, huyện đã
chủ động đầu tư xây dựng mạng lưới TTCS và đạt được nhiều kết quả tích
cực. Tuy nhiên, TTCS ở TP. Cần Thơ vẫn chưa thực sự đảm bảo chất lượng
và hiệu quả tuyên truyền như mong muốn, do cịn có những khó khăn nhất
định về nhân lực, về cơ sở vật chất, về các điều kiện hoạt động nghề nghiệp
để hồn thành tốt nhiệm vụ trong tình hình mới.
4
Là một phóng viên có 15 năm làm việc ở Đài TTCS cấp huyện, bản
thân tôi rất muốn nghiên cứu, phân tích để chỉ ra những điểm mạnh, điểm
yếu, những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tuyên truyền về xây dựng
NTM của Đài TTCS cấp huyện, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng công tác tuyên truyền trong thời gian tới; để Đài TTCS cấp huyện
khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại
chúng, cũng như vị thế trong lịng thính giả.
Xuất phát từ những u cầu về phát triển NTM và thực tiễn công tác
tuyên truyền về xây dựng NTM trên hệ thống TTCS ở TP. Cần Thơ, tôi chọn:
“Đài truyền thanh cơ sở ở Thành phố Cần Thơ với việc tuyên truyền xây
dựng nông thôn mới hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ báo chí học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Kể từ năm 2010 đến nay, đã có một số cơng trình nghiên cứu về báo chí
tuyên truyền về xây dựng NTM ở Việt Nam. Những cơng trình này tập trung
bàn luận về khái niệm, về quan điểm tiếp cận, về phương pháp xây dựng
NTM ở Việt Nam trong bối cảnh phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước (CNH, HĐH). Cụ thể như sau:
- Tác giả Trần Thị Thuỳ Linh, đã nghiên cứu và bảo vệ luận văn thạc sĩ
ngành Báo chí học K17, với đề tài: “Tuyên truyền xây dựng nơng thơn mới
trên sóng truyền hình, Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An” (Khảo sát
chương trình thời sự, chuyên đề từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013. Luận văn
đã chỉ ra những yêu cầu của việc tuyên truyền xây dựng NTM trên sóng
truyền hình, làm rõ những thành cơng và hạn chế của chương trình truyền
hình của Đài PT-TH Nghệ An trong tuyên truyền xây dựng NTM, đồng thời
đưa ra 7 giải pháp để nâng cao chất lượng chương trình truyền hình của Đài
trong tuyên truyền xây dựng NTM. (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
5
- Năm 2013, tác giả Vũ Mạnh Cường, đã nghiên cứu và bảo vệ luận văn
thạc sĩ ngành Báo chí học K18, tại TP HCM với đề tài: “Vấn đề tun truyền
xây dựng Nơng thơn mới trên báo chí Quảng Ninh (Khảo sát Báo Quảng
Ninh và kênh truyền hình Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ninh từ tháng
6/2012 đến tháng 6/2013). Trong luận văn này, tác giả đã phân tích các nội
dung hình thức tun truyền về xây dựng NTM trên các loại hình báo chí ở
tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp để hoạt động này mang lại hiệu quả
thiết thực hơn. (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
- Năm 2013, tác giả Nguyễn Duy Phúc Huy, Đài PT-TH Tiền Giang, đã
nghiên cứu và bảo vệ luận văn thạc sĩ ngành Báo chí học với đề tài: “Báo chí
các tỉnh Đồng Bằng Sơng Cửu Long với hoạt động truyền thông xây dựng
nông thôn mới (Khảo sát các chương trình truyền hình các tỉnh Tiền Giang,
Đồng Tháp, Vĩnh Long năm 2013). Luận văn làm rõ hơn vấn đề lý luận truyền
thông về NTM, nêu lên thực trạng truyền thông về xây dựng NTM ở các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long, qua khảo sát 3 tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và
Đồng Tháp và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả truyền thông về xây
dựng NTM ở Đồng bằng sơng Cửu Long. (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
- Tháng 12/2013, Ban Tuyên giáo huyện uỷ Thới Lai phối hợp với
Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức Hội thảo “Vai trò của Đài
truyền thanh cơ sở trong công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới”, đã
nhấn mạnh rằng, từ khi triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và
thành phố Cần Thơ về xây dựng NTM, các cơ quan báo chí của thành phố đã
tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nhằm phát động phong
trào này sâu rộng đến đông đảo quần chúng nhân dân, nhất là đối với vùng
sâu, vùng xa và vùng có đơng đồng bào dân tộc Khmer. Tuy có nhiều hình
thức tun truyền, nhưng truyền thanh cơ sở vẫn là kênh thông tin khá hiệu
quả về xây dựng NTM.
6
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu này đều tiếp cận ở góc độ báo chí
(nói chung) tun truyền về xây dựng NTM, tuy nhiên, ở góc độ hẹp là đài
TTCS ở TP. Cần Thơ truyên truyền về xây dựng NTM thì chưa có cơng trình
nào nghiên cứu, do đó đề tài “Đài truyền thanh cơ sở ở Thành phố Cần Thơ với
việc tuyên truyền xây dựng nông thôn mới hiện nay” khơng trùng lặp với các
cơng trình nghiên cứu đã có từ trước và rất cần thiết phải nghiên cứu. Các cơng
trình nghiên cứu về báo chí tun truyền về xây dựng NTM ở Việt Nam sẽ là
nguồn tài liệu bổ ích cho tác giả luận văn trong quá trình nghiên cứu đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Qua khảo sát, phân tích thực trạng (thành công và hạn chế) của các đài
TTCS ở TP. Cần Thơ tuyên truyền về xây dựng NTM, từ đó đề xuất những
giải pháp nâng cao chất lượng thông tin của các đài này trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau
đây:
- Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn, tầm quan trọng của TTCS của cả
nước nói chung, của TP. Cần Thơ nói riêng; quan điểm của Đảng, nhà nước
về xây dựng NTM.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tuyên truyền về xây dựng
NTM (thành công, hạn chế) của các đài TTCS ở TP. Cần Thơ.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin về xây
dựng NTM của các đài TTCS ở TP. Cần Thơ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Vấn đề tuyên truyền xây dựng NTM
của các Đài truyền thanh cơ sở ở Thành phố Cần Thơ
4.2. Phạm vi nghiên cứu
7
- Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ khảo sát các chương trình có tác phẩm
tun truyền về xây dựng NTM của các đài TTCS cấp huyện (của 3 huyện: Thới
Lai, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh), mà không khảo sát các đài TTCS cấp xã.
Lý do tác giả luận văn chỉ tập trung khảo sát 3 đài TTCS cấp huyện này,
(1) Theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của TTCS, thì TTCS được phân
thành 2 cấp: TTCS cấp huyện (gồm các đài: quận, huyện, thị xã, thành phố)
và TTCS cấp xã (gồm: xã, phường, thị trấn). Hai cấp này cùng làm nhiệm vụ
tiếp âm đài trung ương (Đài TNVN) và đài PT - TH tỉnh, nhưng TTCS cấp
huyện cịn có nhiệm vụ sản xuất chương trình để phát sóng ở đài PT - TH tỉnh
và ở đài TTCS cấp huyện, cịn đài TTCS cấp xã thì khơng sản xuất chương
trình riêng. Chính vì vậy, tác giả luận văn chỉ khảo sát các chương trình và tác
phẩm báo chí về xây dựng NTM do đài TTCS cấp huyện sản xuất. (2) TP.
Cần Thơ có 5 quận và 4 huyện, trong đó, theo bộ tiêu chí của Quốc gia thì
việc xây dựng NTM chỉ tổ chức ở các xã, cho nên chúng tôi chỉ khảo sát 3
huyện: Thới Lai, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh, vì đây là 3 huyện ngoại thành của
Cần Thơ, có đặc điểm gần giống nhau, được TP. Cần Thơ tập trung xây dựng
các xã điểm NTM. Tác giả luận văn không khảo sát huyện Phong Điền, vì
huyện này nằm cận thành phố và chủ yếu phát triển theo hướng du lịch. (3)
Tác giả luận văn đang công tác ở Đài TTCS cấp huyện Thới Lai, nên đây
cũng là dịp thuận lợi để nhìn nhận lại cơng việc mình đang làm.
- Khảo sát cơng chúng nghe đài TTCS chủ yếu ở 3 huyện: Thới Lai, Cờ
Đỏ, Vĩnh Thạnh và ở một số địa bàn khác để đánh giá về chất lượng thông tin
về xây dựng NTM của các đài TTCS cấp huyện.
Thời gian khảo sát: từ tháng 6/2014 đến tháng 5/2015
5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
- Góp phần làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận về vai trò của đài TTCS
trong tuyên truyền xây dựng NTM.
8
- Đánh giá đúng thực trạng (thành công và hạn chế) của các đài TTCS
cấp huyện tuyên truyền về xây dựng NTM ở TP. Cần Thơ.
- Luận chứng thuyết phục về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền của đài TTCS về xây dựng
NTM hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm góc nhìn mới
về vai trị của TTCS - với tư cách là một cơ quan báo chí chuyên nghiệp - cần
được quản lý và đầu tư theo cách chuyên nghiệp.
Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn làm sáng tỏ diện mạo, vai trị, vị trí của các đài TTCS ở TP.
Cần Thơ trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội ở địa
phương, đặc biệt là trong tuyên truyền về xây dựng NTM.
- Luận văn là tài liệu bổ ích cho cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí trong
nước nói chung và ở các địa phương trong TP. Cần Thơ nói riêng; cho các đài
TTCS và cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính
của luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN THANH CƠ SỞ
1.1. Các thuật ngữ và khái niệm
9
- Phát thanh:
Theo cuốn Cơ sở lý luận báo chí của PGS,TS. Nguyễn Văn Dững thì,
phát thanh:
Là kênh thơng tin đại chúng sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ
thống truyền dẫn đi âm thanh tác động trực tiếp vào thính giác
người tiếp nhận. Chất liệu chính của phát thanh là nghệ thuật sử
dụng lời nói, tiếng động và âm nhạc trong việc tái hiện cuộc sống
hiện thực. Thông điệp được mã hoá truyền qua kênh phát thanh
và người nhận phải có máy thu thanh mới tiếp nhận được thông
điệp. Tuy nhiên, phát thanh hiện đại-phát thanh internet hay
radio online lại cần có định nghĩa khác [29, tr.111].
- Truyền thanh
Truyền thanh là phương thức truyền tải thông tin tiếng động, âm thanh
qua dây dẫn tín hiệu từ máy phát tổng đài đến các loa. Hệ thống truyền thanh
được vận hành bởi tập hợp các thiết bị đầu cuối, từ thu âm, thu tín hiệu đầu vào
sóng radio, thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh, hệ thống dây dẫn và các loa.
Theo từ điển Tiếng Việt “truyền” là truyền âm đi xa bằng sóng điện từ
hoặc bằng dây [63, tr.1734]. Theo các nhà ngơn ngữ học, thì động từ “truyền”
thường đi liền với cách nói về phương thức truyền. Cũng từ điển này định
nghĩa “truyền” là “lan rộng ra hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người, nhiều
nơi biết”. Truyền thanh có nghĩa là “truyền âm thanh đi xa bằng radio (vô
tuyến truyền thanh) hoặc bằng đường dây” [63, tr.1119].
Còn theo tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cho cán Bộ Thông tin và Truyền
thông cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2012):
Truyền thanh là phương thức truyền tải thơng tin tiếng động, âm
thanh qua dây dẫn tín hiệu từ máy phát tổng đài đến các loa. Hệ
thống truyền thanh được vận hành bởi tập hợp các thiết bị đầu
cuối từ thu âm, thu tín hiệu đầu vào sóng radio, thiết bị khuếch
đại tín hiệu âm thanh, hệ thống dây dẫn và các loa [16].
10
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, hệ thống truyền
thanh được thay thế chuyển từ hình thức truyền dẫn tín hiệu bằng dây dẫn kim
loại (hữu tuyến) sang sử dụng phát sóng ngắn hệ FM ít bị nhiễu tĩnh nên chất
lượng tín hiệu tốt. Việc sử dụng công nghệ truyền thanh FM đã giúp người
nghe đồng thời tiếp nhận thông tin qua hệ thống loa truyền thanh cố định, vừa
có thể chủ động nghe trên radio cá nhân ở những vị trí cách xa.
Như vậy, thuật ngữ “truyền thanh” được dùng chỉ hoạt động thu, tiếp,
phát tín hiệu radio ở cấp quận, huyện, xã, phường, thị trấn.... Truyền thanh
nằm trong “loại hình báo chí phát thanh”, truyền thơng tin bằng sóng điện
từ, làm lan rộng ra cho nhiều người, nhiều nơi biết và người nhận phải có
máy thu thanh mới tiếp nhận được thơng tin.
Đài truyền thanh được hiểu là: Đài chuyển tiếp tín hiệu truyền thanh,
bao gồm tập hợp các thiết bị thu sóng radio, tách sóng và khuếch đại tín hiệu
âm thanh, sau đó tiếp tục tuyền tín hiệu âm theo đường dây truyền thanh để
thực hiện việc chuyển tiếp chương trình phát thanh, chương trình truyền thanh
địa phương.
- Truyền thanh cơ sở
“Truyền thanh cơ sở” là một thuật ngữ đã được sử dụng khá phổ biến
trong lý luận chuyên ngành phát thanh ở nước ta. Theo các tác giả của các
cuốn sách Báo phát thanh, Lý luận báo phát thanh, Phát thanh trực tiếp… thì
“truyền thanh cơ sở” là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ một cấp trong hệ
thống truyền thanh các cấp, gồm: cấp trung ương; cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương; cấp quận, huyện, thị, trực thuộc tỉnh; cấp phường, xã, thị
trấn, trong đó, hai cấp: quận, huyện, thị (gọi là cấp huyện) và cấp: phường, xã,
thị trấn (gọi là cấp xã).
Ở nước ta “từ 1976, Nhà nước đã quyết định đưa các đài truyền thanh
xã, phường, thị trấn vào bộ máy tổ chức của hệ thống truyền thanh 4 cấp
gồm: (Trung ương; Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quận, huyện, thị,
11
thành phố trực thuộc tỉnh; phường, xã, thị trấn)” [21, tr.262] và toàn bộ mạng
lưới đài phát thanh từ Trung ương đến cơ sở đều thuộc sở hữu Nhà nước do
Chính Phủ và UBND các cấp quản lý.
Chính vì thế, khái niệm “Truyền thanh cơ sở” hoặc “Đài TTCS” trong
luận văn này được hiểu bao gồm: (1) Đài truyền thanh cơ sở cấp quận,
huyện, thị xã (gọi tắt là đài huyện) và (2) Đài truyền thanh cơ sở cấp xã,
phường, thị trấn (gọi tắt là là đài xã).
- Tuyên truyền
Ngày nay, hầu hết các hệ thống chính trị ở các quốc gia đều sử dụng
tuyên truyền. Đặc biệt, công tác tuyên truyền được sử dụng ở những vùng có
nguy cơ bùng nổ xung đột và bất ổn.
Ở Việt Nam: Có một hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng
(TTĐC) từ Trung ương tới địa phương, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam và chịu sự quản lý của Nhà nước, làm nhiệm vụ tuyên truyền về
đường lối, chính sách, pháp luật, từ đó, góp phần nâng cao nhận thức của đội
ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, tạo sự thống nhất trong ý chí
và hành động, tạo sự đồng thuận và quyết tâm trong quá trình triển khai thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.
Dù cách thức tuyên truyền có thể khác nhau nhưng thuật ngữ tuyên
truyền được hiểu khá thống nhất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rất dễ hiểu về tun truyền: “Tun
truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu
không đạt được mục đích đó, là tun truyền thất bại" [42, tr.162].
- Nông thôn
12
Ở Việt Nam, theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngơn ngữ học do Hồng
Phê chủ biên, xuất bản năm 1994, thì “Nơng thơn là khu vực dân cư tập trung,
chủ yếu làm nghề nông, phân biệt với thành thị” [44, tr.717].
Theo Thông tư số 54/TT-NNPTNT ngày 21.8.2009 của Bộ Nơng nghiệp
và Phát triển nơng thơn, thì “Nơng thơn là phần lãnh thổ không thuộc nội
thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính
cơ sở là Ủy ban nhân dân xã”.
Từ các định nghĩa trên, có thể khẳng định: Nơng thơn là địa bàn sinh
sống của người nơng dân, là nơi có các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội với
nhiều nét đặc thù so với thành thị.
Nông thôn nước ta là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng về
thành phần tộc người, về văn hóa, là nơi bảo tồn, lưu giữ các phong tục, tập
quán của cộng đồng. Đây là nhóm dân số đơng nhất ở nước ta hiện nay, là
giai cấp cách mạng, đồng hành cùng với giai cấp công nhân trong suốt chiều
dài lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng lại đang gặp nhiều
khó khăn trong đời sống và ít được hưởng lợi nhất các thành quả của cách
mạng.
Nông thôn đang rất cần những quyết sách phát triển phù hợp trên cơ sở
khoa học, sát thực tế cho từng địa phương, vùng miền và thậm chí cho từng
nhóm dân tộc, mà trước hết là cơng tác quy hoạch để hồn thiện định hướng,
nội dung đầu tư theo lộ trình phù hợp hướng tới phát triển bền vững và hiệu
quả trong từng bước đi.
- Nông thôn mới
NTM, trước tiên phải là nông thôn, không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã,
thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái quát gọn
theo năm nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, đó là làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; Thứ
hai, sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng
13
hoá; Thứ ba, đời sống vật chất và tinh thần của dân nông thôn
ngày càng nâng cao; Thứ tư, bản sắc văn hố dân tộc được giữ
gìn; Thứ năm, xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ [3].
- Xây dựng nông thôn mới
Theo Tiến sĩ Trần Minh Yến thì:
Xây dựng NTM là nhằm tạo ra những giá trị mới của nông thôn
Việt Nam, một nông thôn hiện đại hàm chứa những giá trị kinh
tế mới, có văn hố nơng thơn văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ
gìn, bảo tồn được bản sắc văn hoá dân tộc và ở đó những người
nơng dân vừa là chủ thể sáng tạo, vừa được thụ hưởng những gía
trị vật chất, tinh thần do chính họ tạo ra [679].
Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
đã đưa ra mục tiêu:
Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội hiện đại, cơ
cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nơng
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy
hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hố dân tộc;
dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được bảo vệ; hệ
thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng
cường [3].
- Tuyên truyền về Nông thôn mới
Tuyên truyền là công việc truyền bá, phổ biến những kiến thức, những
giá trị tinh thần đến cho người dân. Thông qua công tác tuyên truyền giúp cho
người dân hiểu được các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nắm bắt
được những kế hoạch, chương trình liên quan đến xây dựng NTM.
Do vậy, tuyên truyền NTM giúp cho cán bộ và người dân hiểu về
tầm quan trọng của chương trình xây dựng NTM; Xác định được bản chất
của chương trình MTQG xây dựng nơng thơn mới. Xác định rõ vai trị chủ
thể của người dân và cộng đồng trong xây dựng NTM, lấy nội lực làm căn
bản…, tự tin đứng lên làm chủ, tự giác tham gia, sáng tạo trong tổ chức thực
14
hiện với sự hỗ trợ của nhà nước. Tạo ra phong trào thi đua sôi nổi trong
xã hội, và giúp cho cộng đồng chủ động hơn trong việc hưởng lợi từ
Chương trình MTQG xây dựng NTM
Chính vì thế, trong xây dựng NTM công tác tuyên truyền được xem là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc tổ chức, thực hiện chương trình xây
dựng NTM của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương. Thông qua
công tác tuyên truyền giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức
về ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình xây dựng NTM, tạo sự thống
nhất trong nhận thức, hành động với phương châm xây dựng NTM là xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định,
giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật
tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng
được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nơng
thơn mới
Ngay từ ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hịa (1945) đến
nay, Đảng ln khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nông nghiệp, nông dân
và nông thôn. Qua các thời kỳ lịch sử, Đảng ta luôn xác định cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn là một trong những nội dung cơ bản
của CNH, HĐH đất nước.
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra
Nghị quyết về "Đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng
thơn thời kỳ 2001 - 2010". Các quan điểm của Đảng về CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn được khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 5 là sự kế
thừa, phát triển các quan điểm đã được xác định trong các nghị quyết đại hội
15
và các nghị quyết của Trung ương, của Bộ Chính trị từ trước đến nay. Nội
dung tổng quát CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong Nghị quyết Trung
ương 5 nêu rõ:
CNH, HĐH nơng nghiệp là q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp
chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi
hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công
nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các
khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả, sức cạnh tranh của nơng sản hàng hóa trên thị trường.
CNH, HĐH nơng thơn là q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao
động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản
phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái;
tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây
dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng
cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nơng thôn [30,
tr.93-94].
Như vậy, Nghị quyết Trung ương 5 đã đưa ra quan niệm tổng quát về
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thơn. Nhiệm vụ của CNH, HĐH nơng nghiệp,
nơng thơn có quan hệ chặt chẽ với nhau, hòa quyện vào nhau, tác động lẫn
nhau trong quá trình phát triển. Vì thế, trong chỉ đạo không được chia cắt,
tách rời từng nội dung mà phải gắn kết trong một thể thống nhất.
Đến Đại hội X, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp
và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông
dân. Đại hội xác định phải khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển
nơng thơn; Thực hiện chương trình xây dựng NTM; Xây dựng các làng, xã,
16
ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, mơi trường lành mạnh; Hình thành các
khu dân cư đơ thị hóa với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ ; Phát huy
dân chủ ở nông thôn đi đơi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao trình độ
dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan; bảo đảm an ninh trật
tự, an toàn xã hội; Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân,
trước hết ở các vùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công
nghiệp, dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới; Đầu tư mạnh hơn cho các
chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là các vùng sâu, vùng xa, biên giới,
hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Có thể thấy, nền tảng của chủ trương xây dựng NTM được Đại hội X
của Đảng đề cập khá rõ nét, làm cơ sở cho Nghị quyết 26-NQ/TW ngày
5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về "Nông nghiệp, nông dân, nông
thôn" ra đời. Nghị quyết đã xác định 4 quan điểm để phát triển tồn diện "tam
nơng". Bốn quan điểm đó là:
Một là, nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn có vị trí chiến lược trong
sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực
lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững
ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phịng; giữ gìn, phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất
nước.
Hai là, các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được
giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu của quá trình CNH, HĐH đất nước. Trong mối
quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn,
nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng NTM gắn
với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị
theo quy hoạch là căn bản; phát triển tồn diện, hiện đại hóa
17
nông nghiệp là then chốt.
Ba là, phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của
từng vùng, từng lĩnh vực...
Bốn là, giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là
nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội; phải khơi dậy
tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông
dân. Xây dựng xã hội nơng thơn ổn định, hịa thuận, dân chủ, có
đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động
lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM, nâng cao đời
sống nông dân [31, tr.125].
Sau Nghị quyết 26-NQ/TW, Bộ Chính trị có chủ trương chỉ đạo thí điểm
xây dựng mơ hình NTM; Ban Bí thư Trung ương Đảng có quyết định thành
lập Ban Chỉ đạo do đồng chí Thường trực Ban Bí thư làm Trưởng ban và
quyết định chọn 11 xã đại diện cho các vùng trên cả nước làm thí điểm. Ban
chỉ đạo phân cơng mỗi đồng chí ủy viên trực tiếp phụ trách 01 xã. Cứ 6 tháng
Ban chỉ đạo giao ban với các xã tại Hà Nội 01 lần. Sau hơn 2 năm thực hiện
chỉ đạo thí điểm, những kinh nghiệm rút ra từ chỉ đạo điểm đã giúp cho Chính
phủ quyết định phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010 - 2020"; ngày 4/6/2010 Thủ tướng Chính phủ đã
phát động phong trào thi đua "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới".
Đại hội XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng NTM:
Quy hoạch phát triển nông thôn gắn với đô thị và bố trí các điểm
dân cư. Phát triển mạnh cơng nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn
với bảo vệ môi trường. Triển khai chương trình xây dựng NTM
phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể vững
chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy truyền thống văn
18
hóa tốt đẹp của nơng thơn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu
hạ tầng nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả
năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động…[32, tr.197198].
Với Nghị quyết của Đảng, những quyết sách của Chính phủ và sự vào
cuộc mạnh mẽ với quyết tâm chính trị cao của các bộ, ban, ngành ở Trung
ương, các cấp chính quyền ở cơ sở, việc xây dựng NTM theo đúng lộ trình,
thực sự trở thành một cuộc vận động cách mạng của đất nước trên con đường
CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.
Hiện nay, toàn xã hội đã và đang tích cực vào cuộc, cùng thực hiện sự
nghiệp xây dựng NTM (19 tiêu chí). Cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến
cơ sở đã sớm triển khai Nghị quyết của Đảng; đẩy mạnh công tác tuyên
truyền; bước đầu tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, người
dân. Hầu hết cấp ủy đảng các cấp đã tổ chức quán triệt Nghị quyết, trong đó
nhiều xã tổ chức phổ biến trực tiếp đến nhân dân tại thơn, bản. Nhìn chung,
cán bộ cơ sở và nhân dân rất kỳ vọng vào một NTM phát triển, mang lại sự
cải thiện nhanh hơn đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn thời
kỳ CNH, HĐH đất nước. Các bộ, ngành chức năng liên quan đã nhanh chóng
xây dựng, triển khai nhiều cơ chế chính sách để đưa Nghị quyết vào cuộc
sống. Một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong quá trình thực hiện
CTMTQG về xây dựng NTM là thực sự tơn trọng, phát huy tối đa vai trị, vị
thế chủ thể của người nơng dân về chính trị, kinh tế và văn hóa...
Ở địa phương: tất cả các tỉnh, thành phố đã xây dựng chương trình hành
động triển khai Nghị quyết. Nhiều tỉnh, thành phố chủ động ban hành các
chương trình mới, đặc thù, phù hợp với thực tế của địa phương. Những việc
nêu trên đã có tác động tích cực đến phát triển nơng nghiệp, nơng thơn trước
19
mắt và lâu dài, tạo được niềm tin cho cán bộ, nông dân vào chủ trương phát
triển nông nghiệp, nông thơn của Đảng.
1.3. Vai trị đài truyền thanh cơ sở trong việc tuyên truyền xây
dựng nông thôn mới
1.3.1. Hệ thống truyền thanh cơ sở của Việt Nam
Đài Tiếng nói Việt Nam được ra đời từ ngày 7/9/1945, ngay sau khi
nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa được khai sinh. Tuy nhiên, phải đến năm
1956, với sự giúp đỡ của Liên Xơ thời kỳ đó, nước ta mới bắt đầu xây dựng
đựơc các đài Phát thanh tỉnh. Đến những năm 60 của thế kỷ XX, hệ thống đài
truyền thanh cơ sở cấp huyện (TTCSCH) ở nước ta mới được xây dựng và
từng bước được tăng cường số lượng, nâng cao dần chất lượng.
Nhiệm vụ chính của các đài TTCS trong giai đoạn này là tiếp âm đài
Trung ương, đài tỉnh và tự xây dựng các bản tin, các chương trình phát thanh
để phản ánh về công việc của các hợp tác xã; cổ vũ những phong trào thi đua
lao động sản xuất, các điển hình; phê phán thói xa hoa, lãng phí, quan liêu
trong quản lý tài sản tập thể… Do số lượng đầu báo ở ta khi đó cịn rất ít nên
vị trí, vai trò của các đài TTCS là rất lớn.
Kể từ khi ra đời cho đến nay, hệ thống đài TTCS [bao gồm các đài
TTCS cấp huyện và TTCS cấp xã] luôn là một bộ phận không thể thiếu của hệ
thống báo chí của cả nước. Mạng lưới TTCS rộng khắp cả nước, trong đó: có
hơn 612 đài truyền thanh (TT), hoặc truyền thanh - truyền hình (TT - TH) cấp
huyện, với cơ cấu chung mỗi quận - huyện - thị có một đài TT, hoặc TT - TH
và khoảng hơn 8.000 đài TTCS cấp xã [17].
Đài TTCS được ví như cánh tay nối dài của Đài TNVN và Đài PT-TH
tỉnh. Đặc biệt, ở những khu vực nông thơn, miền núi, hải đảo, nơi có số lượng
thính giả chiếm tới hơn 80% của cả nước, thì vai trị và tầm quan trọng của hệ
thống này luôn được khẳng định và ngày càng cao, bởi tính tiện lợi và phù
hợp với điều kiện của vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.