Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Luận văn thạc sĩ báo chí học, chuyên ngành báo chí học thực trạng hoạt động tuyên truyền pháp luật trên sóng phát thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.5 KB, 115 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................2
Chương 1 .............................................................................................................................10
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT THANH VÀ TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT
CHO CÔNG CHÚNG TRÊN HỆ THỐNG PHÁT THANH CẤP HUYỆN.......................10
1.1. Khái niệm phát thanh, phát thanh cấp huyện, hệ thống phát thanh cấp huyện và công
chúng phát thanh..............................................................................................................10
1.2. Ưu thế và hạn chế của phát thanh ............................................................................27
1.3. Tuyên truyền và tuyên truyền pháp luật cho công chúng đài truyền thanh cấp huyện
..........................................................................................................................................30
Chương 2..............................................................................................................................44
THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHÚNG ĐÀI TRUYỀN
THANH CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY......................................44
2.1. Khái quát đặc điểm Đài Truyền thanh của các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai
..........................................................................................................................................44
2.2. Công tác tuyên truyền pháp luật cho công chúng của Đài Truyền thanh cấp huyện ở
thành phố Cần Thơ trong thời gian qua...........................................................................56
Chương 3..............................................................................................................................75
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ VỀ TUYÊN TRUYỀN
PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHÚNG TRÊN HỆ THỐNG TRUYỀN THANH CẤP
HUYỆN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY..............................................................75
3.1. Những vấn đề đặt ra qua nghiên cứu thực trạng tuyên truyền pháp luật trên sóng
phát thanh cấp huyện ở thành phố Cần Thơ hiện nay......................................................75
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền pháp luật trên sóng phát thanh
cấp huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ......................................................................81
KẾT LUẬN..........................................................................................................................95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................98
PHỤ LỤC...........................................................................................................................102

CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BSH



Bắc sông Hậu

BTV

Biên tập viên

CBVC

Cán bộ Viên chức

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long
1


KTXH

Kinh tế xã hội

Nxb

Nhà xuất bản

PTTH

Phát thanh Truyền hình

PT


Phát thanh

PV

Phóng viên

PTV

Phát thanh viên

PBGDPL

Phổ biến giáo dục pháp luật

TS

Tiến sĩ

Ths

Thạc sĩ

TNVN

Tiếng nói Việt Nam

TNND

Tiếng nói nhân dân


XHCN

Xã Hội Chủ Nghĩa

VN

Việt Nam

VHTT

Văn hóa thông tin

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sống trong môi trường xã hội hiện đại, người dân rất quan tâm và mong
muốn xây dựng một nhà nước trong sạch, vững mạnh; một xã hội luôn duy trì
tốt trật tự, kỷ cương, sống và làm việc theo pháp luật; thường xuyên làm tốt

2


công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến với quần chúng nhân
dân, đưa pháp luật đi vào cuộc sống là nhiệm vụ của báo chí nói chung và
phát thanh nói riêng để đáp ứng nguyện vọng đó của nhân dân.
Bên cạnh chức năng chính là chuyển tải thông tin, hệ thống truyền thông
đại chúng nói chung và phát thanh nói riêng còn có vai trò quan trọng là tuyên
truyền và định hướng việc thực thi pháp luật trong công chúng. Bên cạnh đó,
báo chí còn có vai trò giám sát việc thực hiện pháp luật nhằm góp phần xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Thế nhưng, trong xu thế phát triển nhanh chóng của các phương tiện
truyền thông đại chúng trong cả nước, mặc dù có thế mạnh riêng nhưng phát
thanh của một số địa phương có xu thế chậm đổi mới, nội dung còn nghèo
nàn, hiệu quả tuyên truyền vì vậy không đạt như mong muốn, trong đó có
việc tuyên truyền pháp luật. Chính vì vậy, tại một số địa phương, đặc biệt tại
địa bàn thành phố Cần Thơ, ở các huyện, do không xem trọng và không
thường xuyên tổ chức tuyên truyền pháp luật nên hiệu quả tuyên truyền không
đạt như mong muốn dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật do nhận thức về
pháp luật chưa cao ở một bộ phận dân cư vẫn còn. Điều này đòi hỏi các nhà
nghiên cứu, nhà báo, nhà quản lý phải tiến hành hoạch định và tìm ra các giải
pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề trên nhằm mang lại sự ổn định và phát
triển xã hội. Chính vì vậy đề tài này mang tính cấp thiết cao, có tác dụng ảnh
hưởng tích cực đến hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật trên địa bàn toàn
thành phố.
Dù không có được nhiều thế mạnh như các loại hình báo chí khác,
nhưng, phát thanh vẫn được xem là công cụ tuyên truyền pháp luật hiệu quả
nếu xét về điều kiện đặc thù của từng địa phương. Tại một số địa bàn vùng
sâu, vùng xa, thiếu thốn các cơ sở vật chất và các phương tiện thông tin hiện
đại, phát thanh vẫn phát huy được ưu thế của mình trong việc thực hiện nhiệm
3


vụ tuyên truyền pháp luật. Chính từ sự đa dạng về địa hình, sự phức tạp về
đặc điểm và điều kiện dân cư đã tạo nên những phong cách riêng cho công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Mặt khác, theo khái niệm của Lý thuyết truyền thông, tuyên truyền là
"mục đích duy nhất là điều khiển ý kiến bằng biểu tượng, hoặc tuyên bố mạnh
dạn nhưng không chính xác, bằng truyện kể, tin đồn, báo cáo báo chí, hình
ảnh và nhiều loại thông tin xã hội khác" (Lasswell). Tuyên truyền mang tính
chất một chiều và buộc đối tượng là công chúng phải làm theo mục đích của

chủ thể tuyên truyền. Song song đó, phát thanh với tính chất kỹ thuật đặc thù,
được xem như là phương tiện truyền thông đại chúng có tác dụng “cưỡng
bức” công chúng phải tiếp nhận thông tin dù muốn hay không, do đó, việc
tuyên truyền pháp luật trên sóng phát thanh là rất phù hợp.
Vì vậy, đề tài này nghiên cứu nhằm phát hiện các ưu điểm và nhược
điểm của phát thanh trong việc tuyên truyền pháp luật, từ đó có những giải
pháp hoặc đề xuất, kiến nghị để việc tuyên truyền pháp luật trên sóng phát
thanh trở nên có hiệu quả hơn nữa trong đời sống xã hội hiện đại, góp phần
giữ vững an ninh trật tự và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
trên địa bàn.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Cùng với nền báo chí cả nước, báo chí khu vực ĐBSCL nói chung và
các tỉnh BSH nói riêng có sự phát triển mạnh mẽ và có nhiều đóng góp
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Tuy
nhiên, đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động báo chí ở
khu vực này.
Trong quá trình khảo sát các tư liệu liên quan để thực hiện luận văn
này, chúng tôi thấy đến nay đã có một số công trình nghiên cứu ít, nhiều có
liên quan đến đề tài của chúng tôi, cụ thể như sau:

4


- Cuốn sách Nghề báo nói của tác giả Nguyễn Đình Lương do Nhà xuất
bản Văn hoá - Thông tin in và phát hành năm 1993;
- Giáo trình Báo chí phát thanh do các tác giả của Khoa Báo chí, Phân
viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Tiếng nói Việt Nam biên soạn (Nxb Văn
hóa – Thông tin, Hà Nội, 2002);
- Chuyên luận: Lý luận báo phát thanh của tác giả Đức Dũng do Nhà
xuất bản Văn hóa - Thông tin in và phát hành năm 2003;

- Chuyên luận: Các thể loại báo chí phát thanh của tác giả người Nga
V.V. Xmirnôp đã được Nhà xuất bản Thông tấn dịch và phát hành năm 2004;
- Giáo trình Phát thanh trực tiếp do GS, TS Vũ Văn Hiền và TS Đức
Dũng chủ biên được Nhà xuất bản Lý luận Chính trị in và phát hành năm
2007;
- Tài liệu “Phát thanh - Truyền thanh nông thôn” do Ban Địa phương,
Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) dịch và lưu hành nội bộ, tái bản năm
2005....
- Tài liệu Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh" của Lois Baird,
Trường Phát thanh Truyền hình và Điện ảnh Ôxtrâylia, do Đài Tiếng nói Việt
Nam (TNVN) dịch và lưu hành nội bộ năm 2000.
- Giáo trình Báo chí phát thanh do 13 tác giả ở Phân viện Báo chí và
Tuyên truyền và Đài TNVN viết (do Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin ấn
hành năm 2002) có tổng cộng 20 chương, đề cập một cách khá toàn diện về
những vấn đề của phát thanh Việt Nam hiện đại.
Về các luận văn thạc sĩ có đề cập đến những vấn đề của báo chí phát
thanh, truyền hình địa phương phía Nam, đến nay đã có một số công trình
nghiên cứu sau:
- Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Lâm Thiện Khanh (thực
hiện năm 2003 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Nâng cao
chất lượng các tin tức thời sự sản xuất tại Đài truyền hình Cần Thơ.
5


- Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Lê Thanh Trung (thực
hiện năm 2004 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Tính thuyết
phục và hiệu quả của truyền hình trực tiếp ở khu vực đồng bằng sông Cửu
Long.
- Luận văn Thạc sĩ của Dương Thị Thanh Thủy (thực hiện năm 2005 tại
Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Tổ chức sản xuất chương trình

thời sự truyền hình ở Đài PTTH Đồng Tháp.
- Đề tài luận văn Thạc sĩ: Báo chí mặt trận với việc tuyên truyền nông
thôn mới giai đoạn 2010 – 2014 của Trần Thị Phương Oanh (Học viện Báo
chí và Tuyên truyền).
- Đề tài luận văn Thạc sĩ: Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc
thiểu số bản địa Kontum của Trịnh Thị Hà Oanh (Học viện Báo chí và Tuyên
truyền năm 2012).
- Luận văn Thạc sĩ của Hồ Quốc Dũng, 1997, “Một số vấn đề về giáo
dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay”.
- Luận văn Thạc sĩ của Đặng Hồng Quân - QT31B Đại học Luật Hà Nội:
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của Sở tư pháp Hà Nội.
- Luận án Tiến sĩ của Dương Thanh Mai, 1996, “Công tác tuyên truyền
giáo dục pháp luật ở nước ta – Thực trạng và giải pháp”.
- Đề án tăng cường thông tin cơ sở (Đài Truyền thanh cấp quận, huyện)
do Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ thực hiện.
- Các Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch, chương trình thực hiện tuyên truyền
chính sách pháp luật trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào trực tiếp
đề cập đến tuyên truyền pháp luật trên sóng phát thanh cấp huyện ở thành phố
Cần Thơ nói riêng và ở khu vực ĐBSCL nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
6


Mục đích nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận
của tuyên truyền pháp luật cho công chúng đài truyền thanh cấp huyện, từ đó
khảo sát thực trạng, đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả
tuyên truyền pháp luật cho công chúng trên đài truyền thanh cấp huyện ở
thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nêu trên, tác giả luận văn cần phải hoàn thành
những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về tuyên truyền pháp luật cho công
chúng đài truyền thanh cấp huyện.
- Khảo sát thực trạng hoạt động tuyên truyền pháp luật trên sóng phát
thanh tại 03 đài truyền thanh cấp huyện, qua đó khẳng định những thành
công, chỉ ra những hạn chế trong việc tuyên truyền pháp luật cho công chúng
của từng đài.
- Đề xuất những giải pháp, khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất
lượng các chương trình tuyên truyền pháp luật cho công chúng trên đài truyền
thanh cấp huyện ở thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là vấn đề tuyên truyền pháp luật cho công chúng
đài truyền thanh cấp huyện.
- Phạm vi nghiên cứu: là hoạt động tuyên truyền pháp luật cho công
chúng đài truyền thanh cấp huyện ở thành phố Cần Thơ qua khảo sát việc
tuyên truyền pháp luật trên đài truyền thanh ở huyện Cờ Đỏ, Phong Điền,
Thới Lai từ 2014 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở đường lối, chủ
trương và các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về báo chí cách
mạng Việt Nam. Những vấn đề cơ sở lý luận báo chí truyền thông nói chung
7


và lý luận báo chí phát thanh nói riêng cũng được vận dụng như những cơ sở
quan trọng trong quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ vận
dụng tổng hợp các phương pháp sau đây:

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để hệ thống hóa các
vấn đề lý luận về quan điểm báo chí nói chung và về lý luận báo chí phát
thanh nói riêng. Việc nghiên cứu tài liệu từ sách, báo chuyên ngành về phát
thanh, tin tức phản ánh các cuộc hội nghị, tọa đàm về phát thanh nhằm làm rõ
các xu thế phát triển của phát thanh hiện nay.
+ Phương pháp khảo sát thực tế được sử dụng để khảo sát thực trạng
hoạt động phát thanh cấp huyện.
+ Các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh được sử
dụng trong việc xem xét, đánh giá, phân tích các chương trình phát thanh ở
các đài khảo sát, từ đó rút ra những kết luận khoa học cần thiết phục vụ cho
các luận điểm được triển khai trong luận văn.
+ Các phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu được sử dụng
đối với công chúng (khoảng 300 phiếu) để từ đó thu thập những ý kiến thực
tế, cung cấp cho việc triển khai các luận điểm khoa học cần thiết trong luận
văn.
Tất cả các phương pháp nêu trên đều có tác động tích cực và hiệu quả
vào kết quả nghiên cứu.
6. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa lý luận về Phát thanh tại Việt Nam.
- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động phát triển hệ thống phát thanh
cơ sở và việc tuyên truyền chính sách pháp luật cho công chúng để tìm ra
được những điểm mạnh, điểm yếu từ đó có những giải pháp mang tính khả
thi, áp dụng được rộng rãi trên hệ thống phát thanh cơ sở của toàn khu vực.
- Một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống truyền thanh cấp huyện.
8


- Đưa ra các giải pháp nhằm tuyên truyền có hiệu quả pháp luật cho công
chúng tại các quận, huyện ở vùng sâu.
- Đây cũng là tư liệu nghiên cứu thích hợp cho Chương trình tăng cường

thông tin cơ sở của Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai được cụ thể
hóa bằng Đề án tăng cường thông tin về cơ sở của Sở Thông tin và Truyền
thông TP Cần Thơ.
7. Ý nghĩa của lý luận và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận:
Đề tài là sự vận dụng tổng hợp những kiến thức về lý luận báo chí,
truyền thông đã được trang bị trong chương trình đào tạo thạc sĩ để giải quyết
những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn đời sống báo phát thanh Việt Nam
hiện đại.
Nếu thực hiện thành công, đề tài nghiên cứu này có thể dùng làm tài liệu
tham khảo cho các nhà trường và các trung tâm có đào tạo về phát thanh trong
cả nước.
- Về thực tiễn:
Đề tài là sự vận dụng tổng hợp những kiến thức về lý luận báo chí,
truyền thông đã được trang bị trong chương trình đào tạo thạc sĩ để giải quyết
những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn đời sống báo chí Việt Nam hiện đại,
đặc biệt là trong lĩnh vực phát thanh đang có xu hướng ngày càng ít dành
được sự quan tâm và đầu tư đúng mức ở một số địa phương.
Đây là đề tài khảo sát có hệ thống chất lượng phát thanh nội dung
chuyên biệt dành cho công chúng . Với những cứ liệu thực tế phong phú, luận
văn có thể cung cấp các dữ liệu cần thiết để các cấp lãnh đạo, quản lý có chủ
trương, định hướng quản lý, lãnh đạo, phù hợp với hoạt động quan trọng này.
Bức tranh thực tế sinh động về chương trình phát thanh ở các huyện có
thể tạo ra những so sánh cần thiết cho các Đài khác để tham khảo, đối chiếu
và vận dụng cho chương trình phát thanh của mình.
9


Đồng thời, luận văn còn có thể cung cấp dữ liệu thực tế, tạo cơ sở cho
việc nghiên cứu, xem xét điều chỉnh, nâng cao chất lượng công tác tổ chức,

điều hành, quản lý, lãnh đạo của các đài truyền thanh cấp huyện không chỉ
trong khu vực mà toàn bộ ĐBSCL và cả nước.
Đây còn là cơ sở đóng góp cho mục tiêu chung trong việc thực hiện có
hiệu quả các chủ trương, chính sách pháp luật một cách có hiệu quả trên địa
bàn thành phố Cần Thơ.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên
đề được chia thành 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát thanh và tuyên truyền pháp luật
cho công chúng trên hệ thống phát thanh cấp huyện
Chương 2: Thực trạng hoạt động tuyên truyền chính sách pháp luật cho
công chúng trên hệ thống phát thanh cấp huyện
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tuyên truyền có hiệu quả chính sách
pháp luật cho công chúng trên hệ thống truyền thanh cấp huyện hiện nay

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT THANH VÀ TUYÊN TRUYỀN
PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHÚNG TRÊN HỆ THỐNG PHÁT
THANH CẤP HUYỆN
1.1. Khái niệm phát thanh, phát thanh cấp huyện, hệ thống phát
thanh cấp huyện và công chúng phát thanh
1.1.1. Khái niệm phát thanh

10


Phát thanh là kênh truyền thông đại chúng sử dụng sóng điện từ và hệ
thống truyền dẫn truyền đi âm thanh tác động trực tiếp vào thính giác người
tiếp nhận. Chất liệu chính của phát thanh là nghệ thuật sử dụng lời nói, tiếng
động và âm nhạc trong việc tái hiện cuộc sống hiện thực. Thông điệp được

mã hóa truyền qua kênh phát thanh và người nhận phải có máy thu thanh mới
tiếp nhận được thông điệp. Như đề cập ở trên, hệ thống phát thanh bao gồm
01 Đài phát thanh quốc gia và 63 Đài phát thanh, truyền hình địa phương
(mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 01 đài PTTH, Đài PTTH tỉnh
có chung bộ máy tổ chức nhân sự và cơ sở vật chất. Riêng TP. Hồ Chí Minh
đài phát thanh và đài truyền hình hoạt động độc lập với nhau).
Trên cả nước hiện có hơn 600 đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện,
với cơ cấu chung mỗi huyện có một đài phát thanh hoặc truyền thanh, truyền
hình và hiện có khoảng hơn 8.000 đài truyền thanh hoặc cụm truyền thanh
cấp xã.
Về số lượng kênh chương trình phát thanh cả nước có 68 kênh phát
thanh, trong đó Đài tiếng nói Việt Nam có 05 kênh và 63 kênh phát thanh của
các địa phương.
Toàn bộ hệ thống phát sóng của Đài tiếng nói Việt Nam và các đài địa
phương đều đang sử dụng công nghệ analog. Hiện nay, thuật ngữ phát thanh
hiện đại chủ yếu được dùng để chỉ phương thức sản xuất chương trình với sự
hỗ trợ của kỹ thuật và công nghệ số nhằm hướng tới thỏa mãn nhu cầu tiếp
nhận thông tin phát thanh của công chúng hiện đại. Theo đó, mô hình tổ chức
hoạt động, sản phẩm truyền thông của các cơ quan phát thanh, tích hợp đa kỹ
năng của người làm phát thanh cũng đang thay đổi nhanh chóng. Giống như
lĩnh vực truyền hình, việc chuyển sang phát thanh số đang là xu thế tất yếu
trên thế giới. Phát thanh số giúp tiết kiệm tài nguyên băng tần, cho tín hiệu và
chất lượng âm thanh tốt hơn so với cách hiện nay. Chính vì vậy tại Quyết định
số 22/2009/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh
11


truyền hình (PTTH) đến năm 2020 đã quy định “Đến năm 2020, công nghệ số
được áp dụng rộng rãi trong truyền dẫn, phát sóng phát thanh”. Tuy nhiên quá
trình triển khai nội dung này đến nay vẫn còn chậm.

Một số thuật ngữ trong lĩnh vực phát thanh:
Phát thanh: là một phương tiện truyền thông đại chúng dựa trên nguyên
tắc kỹ thuật truyền âm thanh để chuyển tải các chương trình tin tức, tri thức,
nghệ thuật tới đông đảo công chúng thính giả cũng như cho các nhóm thính
giả đặc thù Sóng: sóng điện tử trong phát thanh và sóng nước có những tính
chất đo lường tương đồng. Khác biệt ở chỗ: sóng nước có thể quan sát được
bằng mắt, còn sóng điện từ không tác động vào giác quan con người mà chỉ
có thể đo lường bằng các dụng cụ đo lường chuyên dùng. Sóng điện tử lan
truyền rất nhanh bằng tốc độ ánh sáng, tức 300.000km/s Bước sóng: là
khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm trong không gian truyền sóng có cùng
trạng thái và cùng xu thế biến động, ký hiệu Lamda Tần số: là số dao động
của sóng thực hiện trong một giây, ký hiệu là f, đo lường = Hz với các bội số
kylo, mega, gamma: 1kHz = 100Hz, 1MHz = 1.000.000Hz. Nếu gọi f là tần
số, tính bằng Hz và gọi C là tốc độ lan truyền sóng thì bước sóng Lamda được
tính theo công thức: lamda = C/f.
Từ bước sóng với các chiều dài trung, ngắn, cực ngắn, ta phân loại sóng
trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn và chia ra thành các băng sóng thường dùng
trong phát thanh là băng sóng trung (MW), băng sóng ngắn (SW), băng sóng
cực ngắn (VSW). Ngoài ra còn các băng sóng có bước sóng rất ngắn dùng
trong thông tin vệ tinh như băng P (0,25-1GHz), băng L (1-2GHz), băng S (24GHz), băng C (4-8GHz), băng X (8-12GHz)…Thu sóng từ vệ tinh thường
dùng angten parabol, dùng băng sóng có tần số càng cao (bước sóng càng
nhỏ) thì đường kính của angten parabol càng nhỏ Môi trường truyền sóng: là
không gian mà sóng lan truyền từ mặt đất lên bầu trời. Bao quanh trái đất có
những lớp ion gọi là các tầng điện ly. Tầng điện ly hấp thụ làm sóng yếu đi,
12


phản xạ làm sóng quay trở lại trái đất và đối với loại sóng có tần số rất cao
(bước sóng rất ngắn) thì lại cho sóng đi qua và lan truyền tiếp tục vào vũ trụ.
Các tầng điện ly lại không ổn định, xuất hiện hoặc biến đi tùy thuộc mặt trời,

ngày đêm nên làm cho sự truyền sóng cũng không ổn định. Vì vậy cường độ
sóng thu được bị biến động làm cho chương trình phát thanh thu được lúc to,
lúc nhỏ AM – FM: Điều chế sóng cao tần bằng cách làm biến đổi biên độ của
cao tần theo quy luật của biến đổi âm thanh gọi là điều chế biên độ (gọi tắt là
điều biên => viết tắt là AM: amplitude modultion). Điều chế sóng cao tần
bằng cách làm biến đổi tần số theo quy luật của biến đổi âm thanh gọi là điều
chế tần số (gọi tắt là điều tần => viết tắt là FM: frequency modultion). Thu âm
và pha âm: là cách sử dụng các thiết bị ghi lại, lưu trữ và xử lí âm thanh
(micro, băng từ, máy ghi âm băng từ, CD (compact disc), MD (minidisc),
máy chạy đĩa CD, máy MD, thiết bị ghi âm kỹ thuật số, bàn trộn - mixer) Phát
sóng và thu sóng: Hệ thống phát và thu sóng vô tuyến điện làm nhiệm vụ
truyền đạt tín hiệu từ nguồn tín hiệu (âm thanh của chương trình phát thanh)
tới nơi nhận tín hiệu (loa và âm thanh tới tai người nghe). Giữa nơi phát và
nơi thu không có dây nối, chỉ có sóng vô tuyến điện mang tín hiệu truyền đạt
tới, không dây nên gọi là vô tuyến. Quy trình về kỹ thuật: Âm thanh dưới
dạng áp suất không khí  Micro biến đổi thanh áp thành dòng điện âm tần
 khuếch đại tín hiệu âm tần  bộ tạo dao động cao tần cho máy phát 
khuếch đại tín hiệu cao tần  điều chế biên độ và khuếch đại cao tần điều chế
(tần công suất) đưa ra anten phát  Anten phát bức xạ công suất cao tần điều
chế thành song vô tuyến điện để lan truyền giữa nơi phát và nơi thu  khuếch
đại cao tần điều chế  tách sóng (hay điều chế) để lấy tín hiệu âm tần 
khuếch đại điện áp âm tần  khuếch đại công suất âm tần  loa biến đổi
dòng điện âm tần thành áp suất không khí là âm thanh đưa tới tai người nghe.
Phòng thu âm (studio) công nghệ mới: Trước đây, theo công nghệ cũ,
việc trang bị một phòng thu âm (Studio) chuyên dùng đòi hỏi một nguồn kinh
13


phí rất lớn, kèm theo việc đào tạo kỹ thuật viên sử dụng rất phức tạp… Nay,
theo công nghệ thiết kế phòng thu mới, nhờ công nghệ phát triển của máy vi

tính, việc thay thế dần các thiết bị hàng hiệu phụ trợ không cần thiết (như Hệ
thống loa kiểm thính, Headphone, Bộ chia kênh phone, Bộ làm chương trình
ngoài máy vi tính,…) vừa tiết kiệm được kinh phí đầu tư vừa đơn giản sử
dụng.
Nay, theo công nghệ thiết kế phòng thu mới, nhờ công nghệ phát triển
của máy vi tính, việc thay thế dần các thiết bị hàng hiệu phụ trợ không cần
thiết (như Hệ thống loa kiểm thính, Headphone, Bộ chia kênh phone, Bộ làm
chương trình ngoài máy vi tính,…) vừa tiết kiệm được kinh phí đầu tư vừa
đơn giản sử dụng rất phù hợp phục vụ cho nhiều đối tượng sử dụng khác
nhau… (chỉ tập trung vào sử dụng phần mềm trên máy vi tính) mà vẫn đảm
bảo chất lượng âm thanh (các thiết bị chính sử dụng thiết bị chuyên dùng của
CHLB Đức: Bộ trộn kỹ thuật số, Micro phòng thu) và xử lý âm thanh trên
máy vi tính, đạt độ bền cao… Phòng thu Studio: Kích thước phòng Studio
thường tuỳ thuộc vào điều kiện sẵn có của các Đài Địa phương. Tuy nhiên,
cần phải đạt kích thước tối thiểu để bảo đảm điều kiện làm việc cho kỹ thuật
viên và phát thanh viên, ca sĩ …
Phát triển trong môi trường truyền thông số, phát thanh hiện đại đã và
đang thể hiện năng lực thích nghi, biến đổi và có thể đang dần dần làm nhòa
đi những đặc điểm phát thanh truyền thống.
1.1.2. Thể loại của phát thanh
Tin trên sóng phát thanh:
Trong hệ thống các thể loại báo chí, cùng với thể loại ghi nhanh, tin là
thể loại đặc biệt thích hợp với loại hình báo phát thanh. Điều đó có nguyên
nhân gắn liền với những đặc điểm của tin và khả năng phát huy tối đa những
đặc điểm đó trên báo phát thanh – một loại hình báo chí có năng lực thông tin
thời sự hơn hẳn so với bất cứ loại hình báo chí nào khác.
14


Tin phát thanh có các dạng tin vắn, tin ngắn, tin tường thuật, tin tổng

hợp.
Tường thuật phát thanh:
Trong bối cảnh đời sống phát thanh ở nước ta hiện nay, nhìn chung thể
loại tường thuật được thực hiện dưới những dạng sau đây:
Dạng tường thuật trực tiếp: Được thực hiện trực tiếp ngay ở nơi sự kiện
đang xảy ra, do đó nó chỉ được thực hiện một cách có hiệu quả trên báo nói,
báo hình. Ưu thế của nó chính là ở chỗ có thể đồng thời phản ánh về sự kiện
trong toàn bộ những diễn biến ngay ở khoảnh khắc đó. Dạng tường thuật này
thường được sử dụng để phản ánh về những sự kiện lớn, tiêu biểu đang thu
hút sự quan tâm của đông đảo công chúng như: khai mạc một đại hội trọng
thể; một lễ hội tầm cỡ quốc gia; khoảnh khắc đón giao thừa; một cuộc thi đấu
thế thao quan trọng.
Tại thành phố Cần Thơ, thập niên 90 của thế kỷ trước, phát thanh địa
phương đã phát huy được thế mạnh của thể loại này. Các chương trình tường
thuật trực tiếp luôn thu hút được sự quan tâm của thính giả như: bóng đá,
phiên toà xét xử, lễ hội giao thừa v.v…
Hiện nay, tại một số đài phát thanh, hình thức tường thuật trực tiếp đã có
sự biến đổi từ một thể loại thành một dạng chương trình tổng hợp với sự tham
gia của nhiều thể loại khác nhau.
Người thực hiện tác phẩm tường thuật phát thanh trước hết phải có khả
năng đọc, nói; sự am hiểu các thiết bị kỹ thuật; khả năng biên tập; tổ chức các
chương trình; khả năng thực hiện các cuộc phỏng vấn thu thanh; khả năng
biên tập băng v.v… Đồng thời còn phải có khả năng phát hiện nhanh sự việc
điển hình, con người điển hình, chi tiết điển hình. Có như vậy, người tường
thuật mới có cơ sở phân tích, đánh giá, nhận định toàn bộ những diễn biến
phức tạp của sự kiện một cách chính xác, từ đó có thể khai thác đúng hướng.
Bình luận phát thanh:
15



Theo ông Trần Thế Phiệt: bình luận cần chú ý cả hai mặt: Bình và Luận.
Bình là xem xét, phân tích các khía cạnh của vấn đề, đánh giá nó, khai thác nó
ở các mặt nội dung ý nghĩa. Luận là bàn bạc các vấn đề, đặt nó vào trong các
quá trình diễn biến, phát triển, nhận định khả năng và triển vọng của vấn đề
mà người bình luận quan tâm, rồi nêu những tác dụng của nó trong đời sống
xã hội, trong thực tế và trong lý luận.
Một trong những đặc điểm quan trọng của bình luận phát thanh là tính
nhạy bén, sự xác thực và độ tin cậy cao của nó. Một bài bình luận trên đài
phát thanh thường gây được tranh luận trong người nghe. Những ý kiến của
bình luận phát thanh thường kích thích, khích lệ người nghe tự kiểm tra, đánh
giá lại nhận thức của mình để từ đó hình thành quan điểm, chính kiến riêng.
Bình luận phát thanh còn thể hiện phong cánh của bình luận viên, cá tính
của tác giả trong khi trình bày những quan điểm của mình. Trên sóng phát
thanh, người bình luận có thể tự trình bày tác phẩm của mình – nghĩa là tác
giả có thể trực tiếp truyền đạt quan điểm, chính kiến của mình với người
nghe. Đây chính là một trong những lợi thế của bình luận phát thanh so với
bình luận trên báo in. Ngoài sự thuyết phục của những lập luận logic, của lý lẽ
xác đáng, lập luận chặt chẽ, tác phẩm bình luận phát thanh còn có thể thuyết
phục người nghe bằng sự truyền cảm của giọng nói thông qua các yếu tố như
ngữ điệu, âm sắc, tiết tấu…
Bình luận phát thanh có các dạng: Bình luận văn học, bình luận quân sự,
bình luận thể thao, bình luận âm nhạc v.v…Ngoài các dạng nêu trên, các nhà
nghiên cứu báo chí còn nêu lên một vài dạng bình luận khác như: Bài bình
luận mang tính chất bút chiến và bài bình luận mang tính chất giải thích.
Phóng sự phát thanh:
Phóng sự là thể loại báo chí giàu chất văn học nhất. Phóng sự có nhiệm
vụ thông tin về thời sự về người thật việc thật trong một quá trình phát sinh,
phát triển. Nó có nhiệm vụ phơi bày về những sự thật chứa đựng mâu thuẫn
16



trong đời sống. Điểm nổi bật của phóng sự so với các thể loại báo chí khác là
nó có khả năng phản ánh hiện thực một cách có bề dày và chiều sâu dưới
dạng một bức tranh nóng bỏng hơi thở của đời sống hiện thực. Tác phẩm
phóng sự có thể có nhiều cấp độ phản ánh: phơi bày hiện trạng, tái tạo các sự
việc, sự kiện, quang cảnh, tình huống, vấn đề… và thông qua đó bày tỏ những
suy nghĩ, cảm xúc của tác giả.
Phỏng vấn phát thanh:
Trong hoạt động báo chí, phỏng vấn vừa là mục đích vừa là phương
pháp. Nhả báo muốn điều tra lấy tư liệu phải tiếp cận thực tế, gặp gỡ phỏng
vấn các nhân vật. Hành vi phỏng vấn trong trường hợp này mang tính chất là
một phương pháp công tác. Với mục đích thông tin về hiện thực thì phỏng
vấn mới được coi là một thể loại.
Với tư cách là một thể loại báo chí, phỏng vấn có hình thức và nội dung
ổn định. Đó là một trong những thể loại có nhiều khả năng trong quá trình
phản ánh hiện thực – nhất là phản ánh chiều sâu của suy nghĩ, tư tưởng, ý
kiến của con người…
Mục đích của bài phỏng vấn là nhằm làm sáng tỏ về con người, sự kiện,
sự việc, vấn đề, tình huống, hoàn cảnh, ý kiến, động cơ nào đó mà công chúng
đang quan tâm. Một tác phẩm phỏng vấn thành công phải đem lại câu trả lời
thỏa mãn được nhu cầu thông tin của công chúng. Trên tinh thần đó, người
thực hiện bài phỏng vấn cũng phải hiểu biết về điều mình đang hỏi.
Có nhiều cách phân dạng thể loại phỏng vấn. Người ta có thể căn cứ vào
số lượng nhân chứng tham gia trả lời để chia ra thành các dạng phỏng vấn
một người và phỏng vấn nhiều người.
Tọa đàm phát thanh:
Nghĩa gốc của tọa đàm là ngồi trò chuyện. Tuy nhiên tọa đàm hiện nay
không chỉ là một cuộc trò chuyện mà đã mở rộng ra thành những cuộc trao
đổi, bàn bạc, tranh luận giữa những người tham gia. Trong một cuộc tọa đàm
17



thường có những ý kiến trái ngược nhau và chính điều đó đã trở thành một
trong những lý do tạo ra sụ hấp dẫn của tọa đàm.
Tọa đàm phát thanh là một cuộc trao đổi, bàn cãi, tranh luận của một
nhóm đại biểu nào đó về một chủ đề nhất định nhằm truyền đạt thông tin tới
người nghe bằng phương tiện truyền thông radio. Đặc trưng cơ bản của nó là
sự truyền tải thông tin dưới hình thức của một cuộc bàn bạc, tranh luận xung
quanh một chủ đề nhất định thông qua âm thanh sinh động trong đó chủ yếu
là lời nói và tiếng động.
Cũng như các tác phẩm phát thanh khác, tọa đàm phát thanh đến với
công chúng thính giả thông qua âm thanh, trong đó chủ yếu là lời nói và đôi
khi được bổ trợ thêm bằng tiếng động. Điều này có hai mặt. Nhược điểm của
nó là khả năng ghi nhớ của thính giả bị hạn chế do chỉ tiếp nhận qua tai nghe.
Bài phản ánh:
Trong thực tiễn báo chí ở nước ta, tên gọi bài phản ánh thường được
dùng để phân biệt với tin về mặt dung lượng. Do không bị chi phối bởi những
đặc trưng đặc điểm ổn định với tư cách là thể loại báo chí nên những tác
phẩm thuộc dạng bài phản ánh thường có sự biến hóa rất linh hoạt để thích
ứng với những sự kiện, vấn đề, nhân vật, tình huống... mà nó phản ánh.
Nội dung của bài phản ánh phải đảm bảo được hai yêu cầu đối với bất cứ
tác phẩm báo chí nào. Đó là yêu cầu về tính thời sự và tính xác thực của
những thông tin mà nó phản ánh.
Hình thức của một bài phản ánh có những đặc điểm sau:
Dung lượng ngắn gọn.
Kết cấu gắn liền với nội dung của vấn đề, sự kiện.
Ngôn ngữ gần với đời sống.
Các dạng bài phản ánh:
Bài phản ánh về sự kiện, sự việc.
Bài phản ánh về quang cảnh, hiện trạng.

18


Bài phản ánh về tình huống, vấn đề.
Bài phản ánh về người thật, việc thật.
Bài phản ánh suy nghĩ, cảm xúc.
* Ngoài các thể loại nêu trên, còn có một số loại hình khác được thể hiện
trên báo phát thanh như: Văn xuôi truyền thanh, Thơ truyền thanh,Câu
chuyện truyền thanh, kịch truyền thanh, đọc truyện v.v... là những thể loại
giúp diễn đạt, truyền tải thông tin qua sóng phát thanh một cách có hiệu quả,
trong đó có tuyên truyền pháp luật qua sóng phát thanh.
Phẩm chất, kỹ năng của người làm phát thanh
Tất nhiên nhà báo phát thanh vẫn phải có đầy đủ phẩm chất của một
người làm báo chuyên nghiệp: tính nhạy bén (săn tin, tổ chức nguồn tin, cái
mũi ngửi ra tin…), sự năng động, sáng tạo, dũng cảm, trung thực, bản lĩnh
chính trị vững vàng, phông văn hóa rộng, niềm đam mê… thì trong báo phát
thanh với đặc thù là nghe và liên tưởng khác với truyền hình là xem, nghe và
chứng kiến. Nhà báo phát thanh luôn biết là lời nói trên radio phải làm cho
thính giả nghe được, liên tưởng để thấy được, hiểu được và cảm nhận được
một cách đầy đủ. Để làm được điều này không hề đơn giản, đòi hỏi những
phẩm chất đặc biệt của đội ngũ những người làm phát thanh như: Phóng viên
phải thực sự nhạy bén, năng động và có tính chủ động cao; phải xông xáo,
linh hoạt, có khả năng phát hiện, khám phá và có khả năng viết rất nhanh
bằng một nút pháp sinh động; phải hoạt bát, lợi khẩu và có khả năng nói trước
máy… Khả năng này tạo điều kiện để phóng viên thực hiện những cuộc
phỏng vấn ngắn (đối với các nhân chứng) một cách sinh động mà đặc biệt là
trong việc dẫn dắt mạch đi của tác phẩm. Kinh nghiệm hoạt động thực tiễn
của phóng viên là vô cùng cần thiết trong việc nhanh chóng thích ứng và làm
chủ với mọi tình huống.
Tổ chức và thực hiện chương trình: Khi viết bài cho phát thanh, phóng

viên phải tự hỏi: phải bắt đầu như thề nào để thu hút thính giả đây? Những
19


thông tin nào là chủ yếu và quan trọng nhất? chí tiết nào sẽ dẫn câu chuyện
tới đỉmnh điểm? cái gì sẽ tạo ra sự hấp dẫn để duy trì sự thích thú của người
nghe đối với chương trình... Một khi đã biết được điều mình muốn nói và
thông tin mình muốn truyền đạt thì tiếp đến là cân nhắc làm sao để thực hiện
câu chuyện tốt nhất.
Còn biên tập viên thì cân nhắc một tác phẩm trước khi phát sóng bằng
những câu hỏi: thông tin này có ý nghĩa gì với công chúng? có mới không?
Mở đầu vậy là êm chưa? Cấu trúc rõ ràng không? Có quá nhiều hay quá ít chi
tiết không? Có câu nào dài dòng, rườm rà không? Câu viết có dễ đọc không?
Có cần viết lại không? Và khi thực hiện một chương trình phát thanh thì BTV
phải giải quyết các câu hỏi: chương trình đem lại lợi ích gì cho người nghe?
Phần mở đầu có hấp dẫn không? Cấu trúc chương trình có rõ ràng không?
Chương trình có quá nhiều chi tiết không? … Để thực hiện tốt các chương
trình phát thanh trực tiếp, ngoài các điều kiện về kỹ thuật, máy móc chuyên
dụng như thiết bị thu phát, phòng dựng, hệ thống máy tính, bàn trộn, điện
thoại… còn phải kể đến yếu tố con người. Nhà báo Nguyễn Trọng Trí,
Trưởng ban Thời sự - Đài TNND TP.HCM cho biết: việc thực hiện phát thanh
trực tiếp đòi hỏi sự chỉ huy chặt chẽ, phối hợp đồng bộ, tác phong làm việc
khoa học, tinh thần làm việc có trách nhiệm, kỷ luật cao của các thành viên
trong ê kíp thực hiện chương trình. Mỗi người phải hoàn thành tốt công việc
của mình, hiểu rõ toàn bộ chu trình thực hiện chương trình và sử dụng thành
thạo mọi phương tiện kỹ thuật cần thiết. Nếu cả ê kíp từ người dựng chương
trình, phóng viên, dẫn chương trình, phát thanh viên cho đến kỹ thuật viên dù
có làm việc tốt đến đâu mà chỉ cần một khâu bất kỳ làm việc lơ là, không tập
trung, không ăn ý là công sức của cả tập thể coi như đổ xuống sông xuống bể.
Đặc biệt là những phóng viên hay biên tập viên trực tiếp nói trên micro phải

là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn để
phản ánh tốt các sự kiện, đồng thời phải có vốn văn hóa rộng và khả năng ứng
20


xử khéo léo trước những tình huống bất ngờ ngoài dự kiến xảy ra khi thực
hiện chương trình. Một lần nữa khẳng định: Thế hệ những người làm báo phát
thanh hôm nay hiểu rõ nhiệm vụ to lớn của báo chí cách mạng, tất cả đã và
đang tiếp bước cha anh, phấn đấu rèn luyện vững vàng trên mặt trận tư tưởng
văn hóa, để xứng đáng với truyền thống vẻ vang mà bao thế hệ của các Đài
phát thanh đã dày công vun đắp xây dựng cho làn sóng.
- Nội dung Phát thanh:
Rất đa dạng bao hàm toàn bộ các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế,
xã hội.
Do có tính phổ biến rộng rãi nên trong một số trường hợp thực sự khẩn
cấp, nội dung của phát thanh mang thông điệp đặc biệt và có tính chính trị cao
(tuyên truyền bầu cử, tổng động viên v.v…).
Do lịch sử ra đời và phát triển sớm nên phát thanh rất gần gũi với đời
sống xã hội. Chính vì vậy, nội dung của phát thanh mang bản sắc văn hóa đặc
trưng của vùng. Ví dụ: Đài Tiếng nói TP HCM thường xuyên phát các bản tin
về an toàn giao thông, ca nhạc trẻ giao lưu cùng thính giả, còn Đài Phát thanh
Truyền hình TP Cần Thơ thì phát bản tin nông nghiệp, các chương trình ca cổ
v.v…
Nội dung của phát thanh được chuyển tải qua lời nói nên mang nhiều sắc
thải biểu cảm, là biểu hiện tình cảm, tâm sinh lý của công chúng khi nghe đài.
Nếu chia theo hệ thống phân loại chung của báo chí thì có các nhóm nội
dung chính sau đây:
- Nhóm chính luận:
Là các chương trình thời sự, bài phân tích, các chuyên đề, chuyên mục,
các bản tin, khẩu hiệu tuyên truyền. Đây là phần nội dung cốt lõi chiếm đa số

thời lượng được phân bổ cho một cơ quan phát thanh và được phát với tần
suất dày đặc, là nội dung cần quan tâm định hướng tuyên truyền của các cơ
quan quản lý nội dung phát thanh.
21


- Nhóm khoa giáo:
Là nội dung quan trọng thứ hai sau nhóm chính luận. Tùy theo đặc điểm
kinh tế - xã hội của mỗi nơi mà nội dung khoa giáo được thiết kế khác nhau.
Sau này, do truyền hình có trực quan, sinh động hơn nên nội dung khoa giáo
trên phát thanh dần ít được sự quan tâm của thính giả.
- Nhóm thông tin kinh tế - giải trí:
Đây là nhóm thông tin có nhiều thính giả nhất và trung thành nhất hiện
nay. Do vậy, đây cũng là nhóm thông tin có khả năng tạo nguồn thu ngoài
ngân sách cho cơ quan phát thanh. Để có thể phát huy hết lợi thế của nhóm
thông tin này, nhiều cơ quan phát thanh tăng cường tối đa tính tương tác với
thính giả để cập nhật và đáp ứng trực tiếp nhu cầu của thính giả đang theo dõi
chương trình. Cùng với khả năng phủ rộng, nhóm thông tin này giúp cho
radio trở thành phương tiện giải trí lưu động trong xã hội có ít thời gian dành
cho giải trí như hiện nay.

1.1.3. Hệ thống phát thanh cấp huyện
Thuật ngữ “Phát thanh cấp huyện” hay “Truyền thanh cấp huyện thị” là
một thuật ngữ đã được sử dụng phổ biến trong lý luận chuyên ngành phát
thanh ở nước ta. Theo các tác giả của các cuốn sách Báo phát thanh, Lý luận
báo phát thanh, Phát thanh trực tiếp... thì đây là một thuật ngữ được sử dụng
để chỉ một cấp trong hệ thống truyền thanh bốn cấp ở nước ta (gồm: cấp
Trung ương; cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cấp huyện, thị, thành
phố trực thuộc tỉnh; cấp phường, xã, thị trấn). Trong đó, riêng hai cấp huyện,
thị và cấp phường, xã, thị trấn còn được gọi chung bằng một thuật ngữ: truyền

thanh cơ sở . Như vậy, có thể hiểu “Tuyên truyền pháp luật cho công chúng
đài truyền thanh cấp huyện ở thành phố Cần Thơ hiện nay” chính là phát huy
hơn nữa khả năng của các đài truyền thanh huyện, quận trong việc cung cấp
22


thông tin về pháp luật đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời có khả năng tác
động tích cực, thúc đẩy xã hội phát triển.
Ở nước ta, toàn bộ hệ thống phát thanh đều thuộc sở hữu của Nhà nước,
do Chính phủ và chính quyền các địa phương quản lý. Từ năm 1956, nước ta
đã bắt đầu hình thành một hệ thống phát thanh 4 cấp từ Trung ương là Đài
Tiếng Nói Việt Nam (TNVN) đến các đài phát thanh cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương và dưới đó là các đài, trạm truyền thanh cấp huyện, cấp xã.
Từ những năm 60 của thế kỷ trước, hệ thống đài huyện ở nước ta đã từng
bước được tăng cường số lượng và nâng cao dần chất lượng. Nhiệm vụ chính
của các đài huyện trong giai đoạn này là tiếp phát sóng các đài trung ương,
đài tỉnh và tự xây dựng các bản tin, các chương trình phát thanh để phản ánh
về công việc của các hợp tác xã; cổ vũ những phong trào thi đua lao động sản
xuất điển hình; phê phán thói xa hoa, lãng phí, quan liêu trong quản lý tài sản
tập thể… Do số lượng đầu báo ở nước ta khi đó còn rất ít nên vị trí, vai trò
của các đài huyện là rất lớn.
Các đài huyện ở nước ta được trang bị những máy phát sóng cực ngắn và
sự ra đời của hàng loạt trạm phát sóng cấp xã đã tạo nên những hiệu quả thiết
thực đối với công tác chỉ đạo tuyên truyền của các huyện, thị qua tính nhanh
nhạy, kịp thời cập nhật thông tin địa phương của nó. Trong giáo trình của
Marray Masterton và Roger Patching hợp tác với Đài TNVN, tựa đề Cẩm
nang báo chí phát thanh “Sau đây là bản tin chi tiết”, xuất bản năm 2001, đã
nhấn mạnh về vị trí, vai trò của tờ báo nói ở địa phương, cơ sở: “Radio là
tiếng nói của thành phố hôm nay, cho những người có quan tâm biết về những
gì xảy ra trong thế giới của họ khi họ muốn” [41, tr.25]

1.1.4. Công chúng của phát thanh
Công chúng phát thanh rất đa dạng và phong phú. Do địa bàn phủ sóng
rộng và phục vụ trên cả hai hệ thống vô tuyến và hữu tuyến, nên công chúng
23


phát thanh đông đảo hơn nhiều so với truyền hình và báo in. Gần 7 năm qua,
với sự phát triển của hệ thống truyền thanh không dây - một thành tựu mới
của công nghệ thông tin hiện đại, đã góp phần tăng thêm thế mạnh vượt trội
và sức sống diệu kỳ của radio, đưa tiếng nói truyền thanh lan xa, toả rộng, len
lỏi khắp mọi địa bàn, khu phố, ngõ hẻm... Đặc biệt, nơi vùng sâu, vùng xa hệ
thống loa phóng thanh không chỉ làm sôi động cuộc sống mà còn trở thành
người bạn gần gũi, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng.
Với ưu thế được qui định bởi đặc thù của mình, phát thanh vẫn đã, đang
và sẽ là một loại hình truyền thông độc đáo, hấp dẫn có khả năng tạo ra được
sức hút và thiện cảm đối với đông đảo công chúng.
Năng lực của phát thanh hiện đại còn thực sự được phát huy bởi khả
năng giao lưu, trò chuyện, trao đổi thông tin giữa phát thanh viên, biên tập
viên, phóng viên và thính giả, tạo điều kiện cho họ được bày tỏ quan điểm,
tình cảm của mình cho hàng triệu người cùng nghe, cùng chia sẻ, nhưng trên
cơ sở đó, người làm phát thanh thực hiện được chức năng giáo dục nâng cao
nhận thức, định hướng được tư tưởng, định hướng được dư luận xã hội. Giao
lưu thính giả trên sóng phát thanh trực tiếp chính là sự hấp dẫn của phát thanh
hiện nay.
Công chúng phát thanh chính là thính giả. Công chúng phát thanh là
người nuôi dưỡng chương trình phát thanh, là người đánh giá, thẩm định cuối
cùng chất lượng phát sóng. Công chúng phát thanh là người thẩm định vai trò,
vị thế xã hội của nhà báo và cơ quan báo chí (đài phát thanh). Uy tín và uy lực
của nhà báo do công chúng và dư luận xã hội. Có thể coi công chúng là đối
tác của báo chí. Công chúng là nguồn sinh lực phong phú, là ngọn nguồn tươi

mới của chương trình phát thanh.
Công chúng phát thanh có thể được hiểu là nhóm lớn xã hội được
chương trình phát thanh tác động, hoặc nhóm người mà phát thanh hướng vào

24


để tác động. Có công chúng tiềm năng và công chúng thực tế, công chúng
trực tiếp và công chúng gián tiếp.
Công chúng tiềm năng là nhóm lớn xã hội mà chương trình phát thanh
hướng vào tác động lôi kéo, thuyết phục. Nhưng trong thực tế không phải tất
cả những thành viên nhóm lớn xã hội mà chương trình nhằm vào đều tiếp
nhận được các chương trình phát thanh.
Hay nói cách khác, chỉ một phần trong nhóm lớn mà chương trình phát
thanh hướng vào, tiếp nhận được sự tác động. Bộ phận ấy gọi là công chúng
thực tế.
Ở bình diện khác, lại có công chúng trực tiếp và công chúng gián tiếp.
Công chúng trực tiếp là những người trực tiếp tiếp nhận các chương trình phát
thanh.
Còn công chúng gián tiếp là những người được những người công chúng
trực tiếp kể lại, thông tin lại những điều mà họ đã tiếp nhận qua sóng phát
thanh. Các chương trình truyền thông trên radio vừa nhằm vào đại chúng trên
cơ sở xác định nhóm đối tượng cụ thể.
Chuơng trình phát thanh thanh niên, tức là nhằm vào đối tượng công
chúng chủ yếu là thanh niên, nhưng mọi đối tượng cũng không phải vô tình
nghe được (tuy cũng có lúc như vậy) mà chủ yếu nghe theo sở thích và
nhu cầu.
Theo một số nhà nghiên cứu về lý luận phát thanh hiện đại, công chúng
phát thanh thường được chia làm mấy loại: Một là đối tượng nghe dò tìm:
Người nghe mở đài cố gắng tìm một chương trình cụ thể nào đó. Giai đoạn

tiếp theo là trạng thái tinh thần, tình cảm tập trung vào thời điểm phát chương
trình. Người nghe có thể thích thú hoặc bực mình với những gì nghe được.
Hai là đối tượng nghe tập trung tư tưởng: do yêu cầu nghề nghiệp chuyên
môn người nghe luôn có mặt bên máy thu thanh hoặc dành một bộ phận thời
gian nhất định cho việc nghe đài hằng ngày. Ba là đối tượng nghe có chọn
25


×