Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận môn hóa sinh thực phẩm phương pháp tách chiết xác định hoạt độ và ứng dụng của protease

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.08 KB, 14 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC - THỰC PHẨM


MÔN: HÓA SINH THỰC PHẨM
ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHIẾT, XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘ VÀ
ỨNG DỤNG CỦA PROTEASE
GVHD: NGUYỄN THỊ TRANG

NHÓM 2.
STT TÊN
MSSV
1
Hoàng Thị Thanh Nga
14063011
2
Nguyễn Thị Đờ Lin
14049971
3
Nguyễn Thị Ngân
14080081
4
Nguyễn Thị Thảo Nguyên 14047721

Nhóm trưởng

Tp.hcm, Ngày 18 tháng 9 năm 2015
2014-2015
1



Mở đầu
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của Công Nghệ sinh học,
các chế phẩm enzyme được sản xuất nhiều và được sử dụng hầu hết
trong các lĩnh vực như: chế biến thực phẩm, nông nghiệp, chăn nuôi, y
tế...Hàng năm lượng enzyme được sản xuất trên thế giới đạt khoảng trên
300.000 tấn với trên 500 triệu USD, được phân phối trong các lĩnh vực
khác nhau.
Trong đó, Protease là enzyme được sử dụng nhiều nhất hiện nay
trong một số ngành sản xuất như; chế biến thực phẩm (đông tụ sữa làm
cho phomát,làm mềm thịt, bổ sung để tăng chất lượng sản phẩm trong
sản xuất bia. Xử lý phế phụ phẩm trong chế biến thực phẩm...(sản xuất
chất tẩy rửa, thuốc da, y tế, nông nghiệp...)
Phần 1 - Phương pháp tách chiết enzyme protease
Để tách và tinh chế enzyme nói chung là protease nói riêng thì có
một số phương pháp hóa - lý khác nhau. Có thể chia làm ba nhóm chính
sau:
- Phương pháp kết tủa
- Phương pháp sắc ký
- Phương pháp phân tách hệ hai pha nước
Protease cần thiết cho các sinh vật sống, rất đa dạng về chức năng
từ mức độ tế bào, cơ quan cơ thể nên được phân bố rất rộng rãi trên
nhiều đối tượng từ vi sinh vật ( vi khuẩn, nấm, virus) đến thực vật ( đu
đủ, dứa,..) và động vật (gan, dạ dày bê,..). So với protease động vật và
thực vật, protease vi sinh vật có những đặc điểm khác biệt. Trước hết hệ
protease vi sinh vật là một hệ thống rất phức tạp bao gồm nhiều enzyme
rất giống nhau về cấu trúc, khối lượng và hình dạng phân tử nên rất khó
tách ra dưới dạng tinh thể đồng nhất.
Cũng do là phức hệ gồm nhiều enzyme khác nhau nên protease vi sinh
vật thường có tính đặc hiệu rộng rãi cho sản phẩm thủy phân triệt để và

đa dạng.
2


Phần 2 - Thu nhận và làm sạch enzyme protease từ vi sinh vật và
thực vật
2.1 Thu nhận và làm sạch enzyme protease từ vi sinh vật.
Nguồn thu protease vi sinh vật chủ yếu là vi khuẩn, nấm mốc và
xạ khuẩn.
Quá trình sản xuất các chế phẩm enzyme vi sinh vật bao gồm các
giai đoạn chủ yếu:
Tuyển chọn và cải tao giống vi
Sinh vật

Phương pháp bảo quản giống
Vi sinh vật

Môi trường nuôi cấy vi sinh
Tổng hợp enzyme

Tách và làm sạch chế phẩm
enzyme

Tuy nhiên do thu được canh trường và nồng độ enzyme thấp nên
khi tách thu hồi enzyme sẽ có giá thành cao. Tốn điện năng cho khuấy
trộn, nếu không bảo đảm vô trùng sẽ bị nhiễm hàng loạt, toàn bộ gây tổn
thương lớn.
2.2 Tách và làm sạch chế phẩm enzyme.
Một điều cần nói thêm nữa là enzyme thường chứa ở các tế bào vi
sinh vật gọi là các enzyme trong tế bào (intracellular), nhưng nó cũng có

3


thể được các vi sinh vật tiết ra môi trường sống. Đó là các enzyme ngoài
tế bào (extracellular). Enzyme vi sinh vật thường chiết là enzyme ngoại
bào.
Các phân tử enzyme không có khả năng đi qua màng tế bào và
màng của các cấu tử của tế bào. Do đó có thể chiết rút các enzyme nội
bào, bước đầu tiên là phải phá vỡ các cấu trúc của các tế bào có chứa
enzyme và chuyển chúng vào dung dịch.
Có thể phá vỡ cấu trúc của các tế bào bằng các biện pháp cơ học
như nghiền với bột thủy tinh hoặc cát thạch anh, làm đồng hóa bằng
thiết bị đồng hóa (homogenzizator).
Muốn tách được các enzyme trong các cấu tử của tế bào, người ta
còn phải dùng đến các yếu tố vật lí và hóa học khác nhau như sóng siêu
âm. Dùng các dung môi hữu cơ như buthanol, aceton, glycerin, ethyl
acetate... và chất detergent. Các hóa chất có tác dụng tốt cho việc phá vỡ
các cấu tử của tế bào vì trong các cơ quan này thường chứa mỡ.
Sau khi đã phá vỡ các cấu trúc của tế bào, enzyme được chiết
bằng nước cất, bằng các dung dịch đệm thích hợp hoặc bằng các dung
dịch muối trung tính.
Có một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết rút cần lưu ý.
Trước hết đó là nhiệt độ. Để tránh mất hoạt tính hoặc thậm chí vô hoạt,
cần chiết rút và tiến hành kết tủa enzyme ở nhiệt độ thấp (từ 3 đến 50C).
Các thao tác phải nhanh. Một số chất điện li làm tăng quá trình chiết rút
enzyme như NaCl, ZnCl2, CaCl2. Tác dụng của chúng còn phụ thuộc
vào phương pháp dùng khi chiết rút.
Để loại bỏ muối khoáng và các loại đường... Là các tạp chất có
phân tử lượng thấp, người ta thường dùng phương pháp thẩm
tích(dialysis) đối nước hay đối các dung dịch đệm loãng hoặc bằng các

lọc qua gel sephadex.
Để loại bỏ các protein tạp (protein cấu trúc, protein trơ) và các
chất có phân tử lượng cao khác người ta hay dùng kết hợp các phương
pháp khác nhau: phương pháp biến tích chọn lọc nhờ tác dụng của nhiệt
4


độ hoặc pH của môi trường, phương pháp kết tủa phân đoạn bằng muối
trung tính hoặc các dung môi hữu cơ,các phương pháp sắc ký( sắc ký
hấp phụ, sắc ký trao đổi ion) điện li, phương pháp lọc gel.
Mục đích yêu cầu: các chế phẩm enzyme được sử dụng ở các dạng
khác nhau theo mức độ tinh khiết( hoạt độ riêng). Trong một số trường
hợp, canh trường nuôi cấy vi sinh vật có chứa enzyme được sử dụng trực
tiếp dưới dạng thô không cần tách tạp chất nếu chúng không gay ảnh
hưởng đáng kể đến sản phẩm và qui trình công nghệ sau này( ví dụ: sản
xuất rượu, nước chấm thực vật, da). Cũng có khi người ta cẩn sử dụng
chế phẩm enzyme tinh khiết trong công nghiệp dệt, công nghiệp mạch
nha, y học, nghiên cứu khoa học.
Enzyme nói chung rất dễ giảm hoạt tính dưới tác dụng của các tác
nhân bên ngoài do đó khi tách và tinh chế enzyme để tránh sự biến hình
protein ảnh hưởng lớn đến hoạt tính enzyme cần tiến hành nhanh chóng
ở nhiệt độ thấp, độ pH thấp không có mặt các chất gây biến hình
enzyme.
2.2.1 Phương pháp kết tủa
Phương pháp kết tủa phân đoạn bằng (NH4)2SO4 dựa trên cơ sở sự
khác nhau về khả năng kết tủa của các protein enzyme ở một nồng độ
muối (tính theo % nồng độ bão hòa) xác định được dùng phổ biến để
loại bỏ bước đầu protein tạp của các dung dịch enzyme các loại muối có
thể được dùng là (NH4)2SO4, Na2SO4, MgSO4... Người ta đã nhận thấy
muối (NH4)2SO4 là tốt nhất vì nó không làm hại mà làm ổn định (làm

bền) hầu hết các loại enzyme. Loại muối này lại rẻ và phổ biến. Độ hòa
tan của nó lại rất lớn (bão hòa 767 g/l ở 250C).
2.2.2 Phương pháp sắc ký
Các kỹ thuật sắc ký cột
Dịch chiết enzyme đã được loại bỏ phần lớn các protein tạp nhưng
vẫn chưa đảm bảo độ đồng nhất cần thiết. Do đó dịch chiết enzyme được
tiếp tục làm sạch bằng phương pháp sắc ký cột.
Phương pháp dùng chất rây phân tử (lọc gel - lọc filtration)
5


Cơ sở của phương pháp lọc gel là dựa vào sự khác nhau về kích
thước hình dạng phân tử lượng của enzyme có trong hỗn hợp để tách
chúng ra.
Để đảm bảo cho việc tách enzyme được tốt, chất rây phân tử phải
là chất trơ, không phản ứng với protein enzyme. Chất này cũng không
hòa tan và tương đối bền với các yếu tố về cơ học cũng như sinh học.
Ngoài ra chất được sử dụng cho mục đích lọc phân tử phải là chất không
có tính đàn hồi(không co) và phải là chất ưa nước (hydrophyl).
Phương pháp sắc ký trao đổi ion
Phương pháp sắc ký trao đổi ion dựa vào sự khác nhau diện tích
tổng số của các protein enzyme. Hãy nói cách khác, phương pháp này
dựa trên cơ sở phản ứng trao đổi ion giữa protein được tan trong nước
hoặc dung dịch đệm loãng và các tác nhân trao đổi ion. Tác nhân ( hay
nguyên liệu) trao đổi ion có thể là chất nhựa có tích nhóm sinh ion hoặc
là chất ionit. Đây là những chất giá trơ, không tan trong nước, có bản
chất là cellulose hoặc chất gel dextran có lưới phân nhánh ( Sephadex,
Molselect) hoặc là chất nhựa polystiron. Chất giá thể này thường kết hợp
với các nhóm ion hóa. Các chất trao đổi ion có chất giá là cellulose,
sephadex, molselect thông thường được dùng để tách protein enzyme,

còn các chất trao đổi ion có chất giá là polystirol ( ví dụ như Dowex,
Amberlite) chỉ dùng để tách các peptid có trọng lượng phân tử nhỏ hơn.
Anionit DEAE - cellulose (diethylamino - ethyl - cellulose) là dẫn
xuất este của cellulose.
C2H5
C2H5
Cellulose - O – CH2 - N
C2H5

6


Trong H2O nó được phân li:
Cellulose – C2H4 – N – (C2H5) + H2O
C2H5
+ OH
Cellulose – O – C2H4 – N+
C2H5
H
Đây là chất trao đổi anion
Nếu chất là sephadex thì thì chúng ta có chất trao đổi ion sephadex.
Đó là các loại DEAE – sephadex và CM – sephadex. Ưu điểm của loài
này là vừa tách được protein enzyme về kích thước và về diện tích tổng
số của các protein enzyme. Trường hợp CM – sephadex trên chất giá
sephadex có gắn nhóm COO-

-

O – CH2 - COOH
Phân ly

COO – (mang điện tích)
Đây là chất trao đổi cation.

Ngoài ra, có các phương pháp:
- Phương pháp dùng cháy phụ
- Phương pháp dùng chất phụ đặc biệt hiệu sinh học hay là
phương pháp sắc ký ái lực ( afinity chromatography).

7


2.2.3 Phương pháp tách hệ hai pha nước
Cơ sở kỷ thuật này dựa vào sự phân bố khác nhau của hỗn hợp
trong dung dịch hai pha không hòa tan vào nhau. Các hệ hai pha đặc
trưng bằng cách trộn các hệ dung môi vào nhau để tạo thành hai pha
riêng biệt. Hệ dung môi được sử dụng trong phương pháp này có thể là
polymer/polymer như: polyethylene glycol (PEG) và dextran hoặc
heejpolymer/muối như PEG và patasium phosphate, sodium phosphate,
sodium sulphate…
Các protein và mảnh vỡ tế bào có khả năng hòa tan khác nhau giữa
hai pha, vì vậy phương pháp này có thể được dùng cho cả hai trường
hợp: phân tách protein khỏi mảnh vỡ tế bào và phân chia các enzyme
trong suốt quá trình tinh sạch protein.
Hệ hai pha nước được xem là phương pháp tốt cho việc phân tách
và tinh sạch các hỗn hợp, vì phân tách chất lỏng có mật độ khác nhau dễ
dàng hơn phân tách chất rắn ra khỏi chất lỏng.
So với các phương pháp tinh sạch khác thì hệ hai pha nước có một số ưu
điểm hơn như:
+ Có độ hòa tan trong nước của hai pha lớn (70 – 80,5).
+ Đạt độ tinh sạch cao, hiệu suất cao, dễ dàng sử dụng ở quy

mô lớn.
+ Và đặc biệt polymer được tái sử dụng.
Sự phân tách đạt hiệu quả cao tùy thuộc vào các thông số như khối
lượng phân tử và điện tích của đối tượng nghiên cứu, nồng độ và khối
lượng phân tử của các polymer, nhiệt độ, pH, thời gian, lực ion của hỗn
hợp và sự hiện diện của các loại muối đa hóa trị phosphate hoặc
sulphate…

Phần 3 - Xác định hoạt độ protease
Cách xác định hoạt độ của protease từ quả đu đủ và nấm mốc
Aspergillus oryzae.
8


3.1. Hóa chất và dụng cụ
- Quả đu đủ, nấm mốc Aspergillus oryzae.
- Dung dịch tartaric acid 1%; dung dịch trichloacetic acid 0,3M; dung
dịch casein 2%; dung dịch đệm Britton và Robinson (acetic acid,
phosphoric acid, boric acid); dung dịch HCl 0,2N; dung dịch tyrosine 1
mM; dung dịch Folin.
- Dụng cụ thủy tinh (bình tam giác, ống nghiệm, pipete…)
- Tủ ấm, bếp đun cách thủy
- Máy so màu.
3.2. Nguyên tắc
Dùng dịch chiết quả có enzyme thủy phân protein. Sau đó diệt
enzyme và kết tủa protein chưa bị thủy phân bằng trichloacetic acid.
Định lượng sản phẩm được tạo thành trong phản ứng bằng phản ứng
màu với thuốc thử Folin, kết quả phân tích dựa vào đồ thị chuẩn
tyrosine.
Đơn vị hoạt độ protease là lượng enzyme phân giải protein tạo

thành các sản phẩm hòa tan trong trichloacetic acid tương ứng với một
micromol tyrosine (0,181 mg) trong một phút, ở 300C.
Protease của dịch chiết quả được xác định ở pH 7,2 ± 0,2.
3.3. Các bước tiến hành
a. Chuẩn bị dung dịch đệm Britton và Robinson pH 7,2
- Dung dịch A: Acetic acid 0,04M (2,32 ml pha thành 1000 ml),
phosphoric acid 0,04M, boric acid 0,04M.
- Dung dịch B: 8g NaOH hòa tan trong nước cất và dẫn nước đến 1000
ml.
- Dung dịch đệm Britton và Robinson có pH khác nhau phụ thuộc vào tỉ
lệ pha thể tích dung dịch A và B. Pha đệm pH 7,2: lấy 100 ml dung dịch
A và 55 ml dung dịch B, dẫn nước cất đến 200 ml.
b. Dung dịch casein 2%
Hòa tan 2g casein vào 90 ml đệm Britton và Robinson pH 7,2.
Nếu pH của dung dịch thấp hơn 7,2 thì dùng vài giọt NaOH 1N để điều
chỉnh, dẫn đệm đến 100 ml.
c. Dung dịch enzyme
9


- Cân 1g đu đủ, nghiền với đệm Britton và Robinson pH 7,2.
Đổ dịch nghiền vào bình định mức loại 100 ml. Dùng đệm rửa cối chày,
nước rửa cho vào bình định mức. Bổ sung đệm đến vạch ngấn. Lắc đều,
lọc lấy dịch trong.
- Chuẩn bị dịch enzyme từ dịch lên men vi nấm A. oryzae : Nuôi
cấy A. oryzae trong môi trường dịch thể Czapek−Dox vô trùng
(saccharose 30g; 3,5g; 1,5g; 0,5g; KCl 0,5g; 0,01g rồi thêm 20 ml sữa
đặc hoặc 10g gelatin, hoặc casein, nước cất 1000 ml) trong điều kiện
nhiệt độ phòng trên máy lắc 200 vòng/phút sau 72 giờ thu lấy dịch lọc.
d. Tiến hành phản ứng

Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 20 ml cơ chất (casein), đặt vào
chậu ổn nhiệt ở 300C. Sau 10 phút cho vào mỗi ống nghiệm 20 ml dung
dịch enzyme (cũng ở 300C), lắc trộn đều và để 10 phút ở 300C. Sau đó
cho vào mỗi ống nghiệm dung dịch trichloacetic acid 0,3M; lắc trộn
nhanh để protein dư và các hợp chất cao phân tử khác kết tủa, giữ các
ống nghiệm ở 300C thêm 20 phút nữa rồi lọc lấy dịch. Lấy 1 ml dịch lọc
và 5 ml dung dịch 0,5M cho vào ống nghiệm, trộn đều và thêm 1 ml
thuốc thử Folin. Sau 20 phút phản ứng, dung dịch có màu xanh da trời,
mang đo trên máy so màu.
Thí nghiệm đối chứng thay dung dịch enzyme bằng 20 ml nước
cất.
So sánh kết quả của thí nghiệm và đối chứng.
e. Xây dựng đường chuẩn tyrosine
Pha dung dịch gốc tyrosine có nồng độ 10−3 (1 mM): cân
181,12 mg tyrosine, hòa tan trong dung dịch HCl 0,2N rồi định mức đến
100 ml bằng HCl 0,2N. Từ dung dịch gốc pha loãng thành dãy nồng độ
dung dịch như sau:
Tyrosine(ml
)
HCl
0,2N(ml)
Nồng độ
tyrosine
(mM)

0,1

0,2

0,4


0,6

0,8

1,0

1,5

4,9

4,8

4,6

4,4

4,2

4,0

3,5

0,02

0,44

0,08

0,12


0,16 0,20 0,30

10


Mỗi dung dịch trên lấy 1 ml cho vào 7 ống nghiệm, cho thêm
vào mỗi ống 5 ml 0,5M và 1 ml thuốc thử Folin, lắc đều.
Mẫu đối chứng thay 1 ml dung dịch tyrosine bằng 1 ml nước cất. Giữ
hỗn hợp phản ứng trong 20 phút, sau đó đo trên máy so màu ở bước
sóng 720 nm. Lấy số liệu trung bình của hai ống nghiệm dựng đường
chuẩn tyrosine với trục hoành là nồng độ tyrosine (e) tính theo
micromol/ml, trục tung là mật độ quang (OD).
3.4. Tính kết quả
3.4.1. Định tính hoạt độ protease
+ Kiểm tra hoạt độ protease ở môi trường chứa casein hoặc
gelatin tinh khiết: Dùng môi trường thạch đĩa Czapek−Dox thêm 10g
gelatin, dùng khoan đồng khoan bỏ thỏi thạch rồi cho vào đó 1 ml dịch
nuôi A. oryzae trên, sau 24 giờ dùng thuốc thử HCl 1% hoặc dung dịch
bão hòa đổ lên bề mặt môi trường thạch đĩa, nếu A. oryzae sinh ra
protease thì sẽ có một vòng trong suốt xung quanh lỗ khoan do các
protein đã bị phân giải, vùng không bị phân giải vẫn có màu trắng đục.
Căn cứ vào đường kính vùng phân giải để xác định hoạt độ
protease.
3.4.2. Định lượng hoạt độ protease
Hoạt độ protease (Hdp) tính bằng đơn vị/gam hay đơn vị/ml
theo công thức:
Trong đó: OD - mật độ quang đo được của mẫu
4 - Tỷ lệ thể tích của hỗn hợp phản ứng với dung dịch enzyme. Sau khi
thêm trichloacetic acid:

A - Đương lượng tyrosine xác định theo đường chuẩn (mật độ quang mà
1 micromol tyrosine có trong 1 ml dung dịch chuẩn, khi phản ứng cho
thuốc thử Folin.)
10 - Thời gian thủy phân cơ chất (phút)
11


W - Lượng chế phẩm enzyme (lấy để thủy phân cơ chất tyrosine tính
bằng mg có trong 1 ml dung dịch enzyme)
1000 - Hệ số chuyển sang gam chế phẩm.
3.5. Những điểm cần lưu ý
Khi tiến hành thí nghiệm các dụng cụ phải được vệ sinh sạch
sẽ.
Cách xác định định tính hoạt độ protease từ A. oryzae có thể
dùng phương pháp đục lỗ và dùng thuốc thử là bão hòa để phát hiện
vùng thủy phân protein.
Chọn quả (đu đủ còn xanh) mới thu hoạch, không bị dập nát, hư hỏng.
Điều kiện thủy phân: Nồng độ protein là 1% (nồng độ cơ chất trong
dung dịch), thủy phân trong vòng 10 phút ở nhiệt độ 300C. Trước khi
tiến hành phản ứng thủy phân, dung dịch cơ chất và dung dịch enzyme
đều phải đưa đến 300C. Làm ngừng phản ứng bằng cách cho một lượng
dung dịch trichloacetic acid 0,3M bằng thể tích hỗn hợp phản ứng, trộn
đều, giữ ở 300C trong 20 phút, lọc lấy dịch. Lượng enzyme cần cho
phản ứng sao cho mật độ quang của dung dịch khi so màu nằm trong
phạm vi 0,2−0,6.

Phần 4 - Ứng dụng của protease
4.1. Trong công nghiệp thịt
-Trong công nghiệp thịt, có thể dùng các chế phẩm protease để làm
mềm thịt.

- Chế phẩm enzyme để làm mềm thịt thường là papain hay hỗn
hợp của papain với protease của vi sinh vật.
- Tùy theo tính chất thịt mà sử dụng các chế phẩm.
- Chất lượng các loại thịt được nâng cao.
- Thời gian chín của thịt rút đi nhiều lần.
- Kĩ thuật làm mềm thịt không phức tạp lắm.Có thể:
12


+ Ngâm thịt trong phức hợp emzyme ở pH, nhiệt độ, nồng độ thích
hợp.
+ Rải lên bề mặt thịt chất làm mềm dạng bột có chứa enzyme và
chất phụ gia.
+ Tiêm dung dich vào mô.
+ Đưa dung dịch enzyme vào máu động vật trước khi giết thịt.
-

-

-

-

-

-

4.2. Trong công nghiệp sữa
Protease có khả năng đông tụ sữa.
Tính chất này từ lâu được ứng dụng vào thực phẩm.

Ứng dụng chính: sản xuất phomat.
+ Renin đóng vai trò quan trọng trong công nghệ này
+ Người ta đang cố tìm chủng vi sinh vật có tính chất tương tự
hoặc thay thế một phần renin.
4.3. Trong công nghiệp thuộc da
Chất quan trong nhất của da là collagen, dưới tác dụng của protase,
các chất nhờn tách ra, một số liên kết sợi collagen bị phá hủy. Kết
quả là da thu được độ mềm nhất định.
Trước đây thường dùng protease thu từ đường tiêu hóa động
vật ,ngày nay hiệu quả hơn cả là các enzyme thu được từ cả vi
khuẩn và nấm móc.
Rút ngắn thời gian làm mềm, tách long xuống nhiều lần , chất
lượng tốt hơn ,số lượng lông thu được nhiều, không xử lí thêm
Người ta có thể ngâm nguyên liệu da trong dung dịch enzyme
trong dung dịch enzyme hoặc phết hồ enzyme lên bề mặt .
4.4. Trong sản xuất tơ tằm
Qúa trình làm sạch tơ sợi tự nhiên tương đối phức tạp và khó khăn.
Sợi sau khi kéo kén thường có khoảng 30% xerixin. Muốn tách
xerixin phải nấu trong dung dịch xà phòng. Một lượng nhỏ xerixin
nằm lại ở trên lụa sẽ làm giảm độ đàn hồi của lụa.
Để tách xerixin còn lại người ta thường dùng chế phẩm protease
từ nấm móc, vi khuẩn.

13


4.5 - Trong sản xuất chất tẩy rửa
- Phân hủy vết bẩn dạng protein trên vải
- Có tác dụng tẩy rửa giống như máu, lòng đỏ trứng, sữa, nước rau,
đậu, nước sốt thức ăn,.... Và chỉ có hoạt tính trong dung dịch giặt.

4.6-Trong sản xuất hương phẩm, mỹ phẩm
- Hiện nay một số nước sản xuất những loại kem chứa enzyme để
xoa mặt, xoa tay, cạo râu.
- Dưới tác dụng của protease trong kem,
Các biểu bì da đã chết tách ra, da non và mới sẽ xuất hiện trên bề mặt, sự
phát triển lông, tóc chậm lại.
4.7-Trong y học
- Protease được sử dụng để sản xuất các môt trường dinh dưỡng
hỗn hợp có protein dùng trong nuôi cấy vi khuẩn và các vi sinh vật khác.
- Dùng các chế phẩm protease để cô đặc và tinh chế các huyết
thanh kháng độc.
- Ứng dụng chữa một số bệnh đường tiêu hóa.

14



×