Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

sang kien kinh nghiem ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 8 Ở TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.98 KB, 20 trang )

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC MÔN
SINH HỌC 8 Ở TRƯỜNG THCS
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy đã
được đặt ra một cách cấp thiết cùng với việc đổi mới nội dung chương trình sách
giáo khoa nhằm phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của học sinh. Một trong những
yếu tố quan trọng để đổi mới phương pháp giảng dạy là phương tiện dạy học, trong
đó cơng nghệ thông tin là một trong những phương tiện dạy học hiện đại có rất
nhiều tiện ích.
Trong thời gian qua, công nghệ thông tin bước đầu đã được ứng dụng vào
giảng dạy, học tập và thực tế cho thấy công nghệ thơng tin đã có tác động mạnh
mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học, là một công cụ hỗ trợ đắc lực
nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các bộ môn.
Tuy nhiên, việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học cịn rất hạn chế
mặc dù điều kiện cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ. Thực tế đó địi hỏi cần phải
nhanh chóng tìm ra những giải pháp để phát huy những ưu thế của công nghệ thông
tin, phải biến công nghệ thông tin thành công cụ hữu hiệu phục vụ cho sự nghiệp
giáo dục. Bản sáng kiến kinh nghiệm này ra đời xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nêu
trên.
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lí luận
Sự đổi mới của mục tiêu giáo dục và nội dung giáo dục đặt ra yêu cầu
phải đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các
phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, đảm bảo
điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học các môn
học nói chung, phương pháp dạy học sinh học nói riêng đã được đặt ra và
thực hiện một cách cấp thiết cùng với xu hướng đổi mới giáo dục chung của
thế giới. Luật giáo dục sửa đổi đã chỉ rõ: “phương pháp giáo dục phổ thơng
phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với


đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học,
rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
Tồn tại ở trường trung học cơ sở với tính cách là một khoa học, bộ mơn
sinh học có tác dụng nhất định đến việc hình thành thế giới quan, tình cảm
đạo đức, phát triển năng lực nhận thức và hành động … cho học sinh. Tuy
nhiên, hiện nay chất lượng giảng dạy và học tập môn sinh học chưa thực sự
làm cho xã hội an tâm. Vì thế việc đổi mới một cách toàn diện về nội dung
1


lẫn phương pháp dạy học là vô cùng cần thiết. Trong một vài năm gần đây,
phương pháp dạy học mới đã và đang được nghiên cứu, áp dụng ở trường
trung học cơ sở như: dạy học nêu vấn đề, dạy học tích cực, dạy học lấy học
sinh làm trung tâm, dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin…Tất cả
đều nhằm mục đích tích cực hố hoạt động của học sinh, phát triển tư duy
sáng tạo cho học sinh.
Đặc biệt việc sử dụng công nghệ tin học để xây dựng bài giảng điện tử
(hay giáo án điện tử) các mơn nói chung, dạy học sinh học nói riêng, được
xem là một trong những công cụ đem lại hiệu qủa tích cực trong việc đổi
mới dạy và học. Thực hiện giáo án điện tử hay bài giảng điện tử giáo viên
cần có sự hỗ trợ của máy tính. Tồn bộ kế hoạch lên lớp của giáo viên phải
được lập trình sẵn. Các hoạt động dạy và học được thiết kế hợp lý trong một
cấu trúc chặt chẽ, sử dụng các công cụ đa phương tiện bao gồm: các văn bản
hình ảnh, âm thanh, phim minh hoạ để chuyển tải tri thức và điều khiển
người học. Khi lên lớp bằng bài giảng điện tử, giáo viên phải thực hiện một
bài giảng với toàn bộ hoạt động giảng dạy đã được chương trình hóa một
cách sinh động nhờ sự hỗ trợ của các công cụ đa phương tiện đã được thiết
kế trong bài giảng điện tử.
Việc giảng dạy bằng bài giảng điện tử có những ưu điểm của nó. Đối

với giáo viên, tuy phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị
một bài giảng điện tử nhưng việc dạy học bằng bài giảng điện tử giúp giáo
viên hạn chế bớt phần thuyết giảng, có thời gian thảo luận và tăng cường
kiểm soát đối với học sinh. Bài giảng điện tử giúp đa dạng hoá việc cung cấp
kiến thức cho học sinh thơng qua các cơng cụ trình diễn, người giáo viên có
thể cung cấp cho học sinh một khối lượng hình ảnh, video… liên quan đến
nội dung bài học mà học sinh được học, như vậy mà giờ học trở nên sôi nổi
và sinh động hơn. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy bằng bài giảng điện
tử cũng không tránh khỏi những bất cập mà bản thân giáo viên nào cũng
phải tìm cách khắc phục... Đối với học sinh, việc học tập thông qua bài
giảng điện tử tạo nhiều hứng thú cho các em trong học tập, các em được tiếp
cận, nhận thức các sự vật hiện tượng, gần hơn. So với những bài giảng
thông thường, học sinh phải mường tượng trong đầu mà thầy cô thuyết giảng
thì với việc học trên bài giảng điện tử học sinh đã được trực quan sinh động
với nhữngựư vật hiện tượng một cách cụ thể giúp kích thích q trình tư
duy của học sinh, từ đó nội dung kiến thức học sinh thu thập đủ hơn và in
sâu hơn vào trong trí nhớ của các em.
Xuất phát từ thực tiễn dạy và học bộ môn sinh học của giáo viên và
học sinh với phương pháp dạy học cũ, thụ động, chưa tích cực trong học tập.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin giáo viên áp dụng vào dạy học
nhiều nhưng kết quả chưa cao. Nhiều giáo viên chỉ biết đưa ra những hình
2


ảnh nhưng khơng biết khai thác hình ảnh đó như thế nào, hoặc chưa biết làm
các hiệu ứng khi dạy các kiểu bài có sơ đồ ....có hiệu quả. Qua việc tiếp cận
cơng nghệ thơng tin tơi ln ln tìm tòi, khám phá, học hỏi các bạn đồng
nghiệp để làm sao cho bài giảng có ứng dụng cơng nghệ thơng tin đạt được
hiệu quả cao nhất, gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.
Đối với học sinh, nhiều em vẫn cho rằng đây là mơn "phụ" do đó

khơng phải đầu tư nhiều thời gian, các giờ có ứng dụng cơng nghệ thơng tin
các em chỉ ngồi xem hình ảnh,video... Từ thực tế như vậy, yêu cầu giáo viên
phải có phương pháp đúng để gây được hứng thú học tập đối với học sinh.
2. Thực trạng vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường
THCS cẩm vân
2.1 Thuận lợi
Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp
trong quá trình giảng dạy nhưng chúng tôi đã biết khắc phục vượt lên những khó
khăn trước mắt, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy mơn sinh học nhằm đáp
ứng mục đích chương trình học.
a- Về phía giáo viên:
- Bước đầu đã tiếp cận sử dụng tương đối tốt các kỹ thuật dạy học đặc trưng bộ
môn.
- Đã quen và chủ động với cách thức tổ chức các hoạt động dạy học.
- Phối hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học.
- Sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung các tiết dạy, đã thiêt kế
các bài dạy bằng giáo án điện tử, vì vậy nhiều tiết dạy sinh học trở nên sinh động ,
có sức lơi cuốn .
- Sử dụng vận hành các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho quá trình
ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giảng dạy...
b- Về phía học sinh:
- Học sinh đã được quen dần với môn học có ứng dụng cơng nghệ thơng tin.
- Phần lớn học sinh có ý thức học tập và u thích mơn sinh học tích cực thực hiện
được các u cầu, bài tập của giáo viên sau giờ học.
2.2. Những khó khăn
Để soạn một giáo án điện tử sẽ rất công phu và tốn nhiều thời gian. Trong
một bài giảng lại phải cần rất nhiều các hình ảnh thật, sống động, các đoạn phim,
âm thanh minh họa để học sinh hiểu bài, vì thế nhiều Giáo viên rất ngại.
Với thực tế giảng dạy môn sinh học, tôi thấy nếu chỉ sử dụng bảng đen, phấn
trắng như truyền thống thì Học sinh sẽ rất khó khăn trong việc nắm kiến thức, nội

dung bài. Nhưng nếu như có phịng máy và các máy có nối mạng Lan thì chỉ cần
Giáo viên trình chiếu bài giảng điện tử cho tất cả Học sinh bên dưới thấy, xem, sau
đó Giáo viên thực hành ngay trên máy chủ để học sinh theo dõi, sau đó cho học

3


sinh thực hành ngay thì Học sinh sẽ nắm được nội dung bài rất tốt, có thể đạt 80%
đến 90% yêu cầu, nội dung bài.
Tương tự với các môn khác, muốn có một giáo án điện tử tốt thì giáo viên
ngồi các kiến thức cơ bản về tin học thì phải sử dụng thành thạo phần mềm Power
Point, phải biết truy cập internet để tìm tài liệu, phải sử dụng thành thạo một số
phần mềm khác để chèn hình ảnh, âm thanh, phải có sự tư duy sáng tạo, nhạy bén
và tính thẩm mĩ để tìm các tư liệu giảng dạy.
Vì thế rất nhiều Giáo viên cịn ngần ngại khi sử dụng giáo án điện tử trong
quá trình đổi mới phương pháp dạy học.
3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề
3.1. Mục đích của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy môn sinh
học
Hỗ trợ giáo viên trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng và thiết kế bài
dạy học bằng công nghệ thông tin. Việc sử dụng cơng nghệ hiện đại địi hỏi
người giáo viên phải có kỹ năng thiết kế giáo án và sử dụng những phương
pháp truyền đạt mới. Thay vì phấn trắng bảng đen truyền thống, việc ứng
dụng công nghệ thông tin làm cho bài giảng được thực hiện một cách sinh
động, gây hứng thú và phát huy được tính tích cực của cả giáo viên và học
sinh. Cái được lớn nhất ở mỗi tiết giảng bằng giáo án điện tử chính là mang
lại một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được chuyển tải
đến người học. Nguyên tắc trực quan trong dạy học
mơn sinh học đóng vai trị quan trọng, nó làm cho học sinh hứng thú và nhận
thức một cách chính xác các đặc điểm cấu tạo và ghi nhớ lâu hơn.

Việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính bằng những hình ảnh
tư liệu, sơ đồ, lược đồ, đoạn phim minh hoạ tái hiện lại quá khứ giúp bài
giảng thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú cho học sinh. Hỗ trợ học sinh
trong việc cung cấp kiến thức, giảm tính trừu tượng của nội dung bài học.
Học sinh hứng thú hơn trong giờ học qua các hình ảnh tư liệu...tạo điều kiện
cần thiết cho học sinh thực hành để hình thành và rèn luyện các kỹ năng cho
học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của học sinh. Trợ giúp cho giáo viên trong việc hướng
dẫn học sinh học kiến thức mới, phát huy tính tìm tịi, khám phá của học
sinh. Ví dụ tiết học vận chuyển máu qua hệ mạch giáo viên có thể sử dụng
hình ảnh động để minh họa, chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho
các em. Chính những điều này sẽ thổi một luồng gió mới vào lớp học, vào
nhiệt huyết nghề nghiệp của giáo viên và vào cả tinh thần hăng say học tập
của học sinh để mang lại hiệu quả giáo dục cao.
3.2. Yêu cầu của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy môn
sinh học

4


Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, đối với mỗi giáo viên phải
có sự thích ứng, sáng tạo trong vận dụng công nghệ thông tin trong các bài
giảng sinh học . Tuy nhiên không phải bài nào cũng ứng dụng cơng nghệ
thơng tin có hiệu quả. Bởi trong thực tế hiện nay nhiều giáo viên quá lạm
dụng vào việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, dạy tràn lan
không định hướng được kiến thức cần nắm cho học sinh. Giáo viên phải dựa
vào nội dung, yêu cầu giáo dưỡng và rèn kĩ năng để sử dụng đạt mục đích đề
ra. Vì thế giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ bài dạy, ứng dụng công nghệ
thông tin mang lại hiệu quả cao nhất cho người học.
Để xây dựng bài giảng điện tử, trước hết giáo viên phải xác định được

công nghệ thông tin chỉ là công cụ hỗ trợ hữu ích cho dạy học. Giáo viên
tránh đưa ra nhiều hình ảnh màu sắc lịe loẹt hoặc những video quá dài
khiến học sinh chỉ chú ý đến việc xem mà khơng phát huy được sự chủ
động, tích cực tư duy. Ngồi ra, ứng dụng cơng nghệ thơng tin hình thành
kiến thức cho học sinh trong dạy học cịn làm cho giờ học trở nên sinh động,
không bị khô khan, tẻ nhạt, lôi cuốn được học sinh tham gia học tập tích
cực, chủ động, tạo cho các em động cơ và khơng khí học tập thoải mái. Đây
là nền tảng cho việc tiếp thu kiến thức khoa học một cách hiệu quả, qua đó
giáo dục và phát triển tồn diện học sinh và nâng cao chất lượng.
Khi sử dụng những bức ảnh có kích thước nhỏ, giáo viên phải đi xuống
lớp hướng dẫn học sinh quan sát, sử dụng tranh treo tường giáo viên phải
mất công treo, hoặc nếu lập niên biểu, vẽ sơ đồ, trên bảng đen thì giáo viên
cũng mất khá nhiều thì giờ, trong khi đó độ chuẩn xác và tính thẩm mĩ lại
khơng cao. Ngược lại, nếu giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào
chuẩn bị bài giảng ở nhà từ trước, những công việc này khi dạy học trên lớp
sẽ giúp giáo viên đỡ vất vả và đơn giản hơn rất nhiều, thời gian được tiết
kiệm tối đa mà tính trực quan, thẩm mĩ lại cao. Ở đây, giáo viên chỉ cần
“nhấn chuột” để trình chiếu và hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến
thức “ẩn” trong mỗi hình ảnh, kênh hình sẽ được phóng to trên màn hình lớn
đủ để học sinh cả lớp quan sát. Những mũi tên chuyển động khi mưu tả một
q trình nào đáy, cụ thể hóa cho quá trình cần miêu tả trên màn hình lớn
kèm theo lời trình bày sinh động của giáo viên sẽ có tác động lớn tới tâm lí
học sinh, các em cảm thấy học tập hứng thú hơn, hiệu quả ghi nhớ kiến thức
tốt hơn. Với đặc trưng của bộ môn cũng như những ưu điểm nổi bật của
công nghệ thông tin và truyền thơng, giáo viên và học sinh có thể ứng dụng
công nghệ này vào đổi mới phương pháp dạy – học, từng bước nâng cao
chất lượng bộ môn ở nhiều hình thức, các khâu khác nhau trong quá trình
dạy học.
Đối với học sinh: Khi được học những tiết học sinh học có sự hỗ trợ
của cơng nghệ thơng tin sẽ góp phần tạo biểu tượng, bồi dưỡng kiến thức và

5


làm phong phú thêm sự hiểu biết của học sinh để học sinh có thể đi từ nhận
thức “cảm tính” đến nhận thức “lí tính” .Sử dụng cơng nghệ thơng tin trong
dạy học thật hiệu quả, kết hợp với các phương pháp khác sẽ giúp giáo viên
thực hiện tốt công việc này.
3.3. Các biện pháp tiến hành ứng dụng CNTT trong dạy sinh học
Để việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học sinh học hiệu quả, có
rất nhiều hình thức nhưng trong khn khổ của đề tài này tôi đưa ra 1 số vấn
đề như sau:
3.3.1. Sử dụng hình ảnh để minh họa cho nội dung bài học:
Một trong những lợi thế của mơn sinh học là có rất nhiều mơ hình tranh ảnh .
Hình ảnh là nguồn tư liệu phong phú nhất khi ứng dụng công nghệ thơng tin
vào dạy học, có thể nói bài học nào có ứng dụng cơng nghệ thơng tin thì bài
học đó đều có hình ảnh minh họa. Tuy nhiên giáo viên khơng vì phong phú
mà đưa q nhiều hình ảnh, hình ảnh không gần với bài học sẽ dẫn tới không
thể làm cho học sinh khắc sâu kiến thức. Nếu khai thác tốt hình ảnh sẽ hấp
dẫn được học sinh, giúp học sinh hiểu sâu hơn bài học, nhưng ngược lại cũng
khơng tránh khỏi sự tị mị của học sinh dẫn tới sao nhãng việc tiếp thu kiến
thức. Có hai hình thức sử dụng hình ảnh:
a. Hình ảnh minh họa cho nội dung kiến thức:
Sau khi giáo viên đã trình bày song phần nội dung kiến thức của từng mục,
từng bài giáo viên đưa ra các hình ảnh minh họa cho nội dung bài vừa học
song, qua đó các em nhận thức được sâu hơn vấn đề.
Ví dụ 1: Tiết 11 - Bài 11: Tiến hoá của hệ vận động vệ sinh hệ vân động
Trước hết giáo viên hỏi học sinh xương cột sống , xương lồng ngực , xương chi
người khác với thú ở điểm nào ?
Sau khi học sinh trả lời giáo viên chốt lại
Các phần so sánh

Bộ xương người Bộ xương thú
- Tỉ lệ sọ não/mặt

sọ lớn

sọ bé

- Cột sống
- Lồng ngực

- Cong ở 4 chổ
- Phát triển 2bên

- Xương chậu
- Xương đùi
- Xương bàn chân
- Xương gót chân

- nở rộng
- lớn
- Hình vịm
- phát triển

- Cong hình cung
- Phát triển theo hướng lưng
bụng
- hẹp
- bé
- phẳng
- Không phát triển


Sau đó giáo viên cho học sinh xem 1 số hình ảnh để minh họa thêm

6


7


Ví dụ
Tiết 13 Bài 13 Máu và mơi trường trong cơ thể
GV đặt câu hỏi máu gồm nhưng thành phần nào ? HS nêu sau đó giáo viên chốt
lại máu gồm

8


b. Hình ảnh khắc sâu kiến thức:
Giáo viên đưa ra hình ảnh và hướng dẫn học sinh khai thác hình ảnh sau đó
rút ra những vấn đề kiến thức của bài học, nhằm khắc sâu kiến thức trọng
tâm. Vấn đề này khơng khó nhưng giáo viên lại khơng hay chú ý thường bỏ
qua hoặc làm thay cho học sinh.
*Ví dụ : Tuần hồn máu và lưu thơng bạch huyết
Giáo viên sử dụng sơ đồ mơ hình động vịng tuần hồn trình chiếu trên màn hình
lớn hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức cơ bản, kèm theo câu hỏi
gợi mở máu lưu thơng trong vịng tuần hồn lớn từ đâu tới đâu ? vịng tuần hồn
nhỏ như thế nào ?
9



Sau khi học sinh trao đổi, trả lời xong, giáo viên nhận xét và kết luận về nội
dung sơ đồ :
+ Vịng tuần hồn lớn:
Máu từ TT trái (đỏ tươi) qua ĐMC tới các mao mạch phần trên và mao mạch phần
dưới cơ thể ∏ thực hiện q trình
+ Vịng tuần hoàn nhỏ:
Máu từ TT phải (máu đỏ thẫm), qua ĐM phổi tới các mao mạch phổi thực hiện quá
trình trao đổi khí ( máu đỏ tươi) theo TM phổi trở về TN trái
Như vậy, việc trình chiếu sơ đồ mơ hình động trên mành hình lớn để hướng
dẫn học sinh quan sát, miêu tả kết hợp với câu hỏi gợi mở sẽ giúp học sinh phát
huy tính tích cực, hứng thú trong học tập. Và nếu như không dạy ứng dụng
cơng nghệ thơng tin thì giáo viên cũng chỉ cần khai thác những nội dung trong
sách giáo khoa là đủ thì học sinh dễ cảm thấy nhàm chán và giờ học không đạt
được kết quả cao. Sau khi học sinh quan sát, suy nghĩ và trả lời, giáo viên kết
luận sẽ hình thành trong đầu các em kiến thức sâu sắc
3.3.2. Sử dụng các video minh họa cho nội dung bài học:
Tùy theo nội dung của bài giáo viên có thể đưa vào những đoạn video
phù hợp làm phong phú thêm bài học, đồng thời thay đổi khơng khí trong
một giờ học .
* Chèn đoạn phim để minh hoạ.
** Cách làm:
Đầu tiên ta cần chuẩn bị phần mềm cắt phim và chuẩn bị những đoạn phim phục
vụ bài giảng
Sử dụng phần mềm Hêrosoft 2.1 để cắt phim.
Để cắt phim ta làm như sau:
- Mở phim bằng Hêrosof 2 .1
- Chọn nút cắt ( ....) sau đó dùng nút (... ) để cắt đầu đoạn phim, nút ( ...) để cắt cuối
đoạn theo đúng nội dung cần minh họa.
Ấn nút MPG để lưu phim vào một thư mục nào đó.
Sau đó ta chèn phim vào bài giảng bằng cách.

10


- Chọn một Slide trên Powerpoint.
- Tạo nút liên kết, có thể tuỳ chọn trong AutoShape.
- Nhấn chọn nút đó rồi nhấn chuột phải chọn Hyperlink.
-Sau đó chỉ đến thư mục chứa đoạn phim vừa lưu rồi nhấn nút OK.
Với cách làm như vậy ta lần lượt chèn được các đoạn phim vào giáo án.
a. Xem phim để rút ra kết luận .
* Ví dụ : Tiết 22 – bài 21 Hoạt động hô hấp.
Sau khi giáo viên cho học sinh xem đoạn video về sự thơng khí ở phổi gv nêu
câu hỏi
(?) Vì sao khi các xương sườn được nâng lên thì thể tích lồng ngực lại tăng và
ngược lại?
(?) Vậy thực chất sự trao đổi khí ở phổi là gì?
(?) Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động như thế nào để tăng, giảm thể
tích lồng ngực ?
Hs có thể dễ dàng nêu được:
+ Khi xương sườn nâng lên cơ liên sườn và cơ hoành co, lồng ngực kéo lên, rộng
nhơ ra khơng khí từ ngồi tràn vào phổi ( thể tích lồng ngực tăng ) Sự hít vào
+ Ngược lại: khi thể tích lồng ngực giảm khơng khí từ phổi bị ép vào tống ra
ngồi Sự thở ra
- HS: Nhờ cử động hơ hấp (hít vào, thở ra) làm thay đổi thể tích lồng ngực
- HS: Các cơ liên sườn, cơ hoành, cơ bụng phối hợp với xương sườn, xương..
b. Xem phim để khắc sâu kiến thức
* Ví dụ 1: Tiết 53 - bài 51: cơ quan phân tích thính giác
Gv: Có thể phân tích cơ chế truyền âm và sự thu nhận cảm giác âm thanh bằng sơ
đồ đơn giản
truyền đến
qua

Sóng âm
màng nhĩ
Chuỗi
đến
làm
xương tai
Cửa bầu
Chuyển
và làm
động nội, ngoại dịch
rung màng cơ
để
sở
kích thích cơ quan coocti xuất

hiện xung thần kinh
vùng thính giác (phân tích cho biết âm thanh)
(?) Tại sao ta có thể phân biệt được âm thanh lớn, nhỏ khác nhau?
→ (liên hệ xem phần em có biết)
Khi trình bày xong sơ đồ . GV cho hs xem một đoạn video sự thu nhận sóng âm
học sinh được mắt thấy tai nghe, các em sẽ hứng thú nhiều khi học tập và
cô đọng lại kiến thức của bài giảng trong học sinh.
11


* Ví dụ 2: TIẾT 41
Bài 39: BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
Gv: Có thể phân tích q trình hình thành nước tiểu bằng sơ đồ đơn giản sau:
– Nước tiểu được tạo thành ở các đơn vị chức năng của thận gồm:
+

Quá trình lọc máu: Ở cầu thận → tạo ra nước tiểu đầu .
+
Quá trình hấp thụ lại ở ống thận
+
Q trình bài tiết:
• Hấp thụ lại chất cần thiết
• Bài tiết tiếp chất thừa, chất thải → Tạo thành nước tiểu chính thức
Nước tiểu chính thức → bể thận → Ống dẫn nước tiểu → tích trữ ở bóng đái →
ống đái → ngồi
Khi trình bày xong sơ đồ . GVcho hs xem một đoạn video quá trình lọc máu ở cầu
thận tạo thành nước tiểu chính thức
Học sinh được mắt thấy tai nghe, các em sẽ hứng thú nhiều khi học tập và
cô đọng lại kiến thức của bài giảng trong học sinh.
3.3.3 Sử dụng hệ thống bảng biểu điện tử để khai thác nội dung bài học:
Sử dụng bảng niên biểu, bảng so sánh, giúp các em khái quát nội dung sau
mỗi phần, mỗi bài....Hình thức này phù hợp với phương pháp thảo luận nhóm,
so sánh sự khác nhau....giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu sau đó trình
bày và giáo viên đưa ra kết luận cuối cùng qua các bảng biểu.
*Ví dụ 1: Tiết 52 - Bài 50 VỆ SINH MẮT
Sau khi dạy xong muc 1 Giáo viên hướng dẫn học sinh So sánh sự khác
nhau giữa tật cận thị và tật viễn thị
Cận thị
Viễn thị
Nguyên nhân

- Bẩm sinh : cầu mắt dài

- Bẩm sinh: cầu
mắt ngắn
- Thể thủy tinh quá phồng: do

- Thể thủy tinh bị
khơng giữ vệ sinh khi đọc sách
lão hóa, mất tính
đàn hồi (khơng
phồng được
Cách khắc phục
Đeo kính phân kì (kính cận )
Đeo kính hội tụ (kính
viễn)
*Ví dụ 2: Sau khi dạy xong Tiết 54 - Bài 52 PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN
VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN

Giáo viên hướng dẫn học sinh So sánh sự khác nhau giữa pxcđk và pxkđk
T/c của phản xạ khơng điều kiện
T/c của phản xạ có điều kiện
1. Trả lời các kích thích tương ứng
1. Trả lời các kích thích bất kì hay
12


hay kích thích khơng điều kiện
2. Bẩm sinh
3. Bền vững

kích thích có điều kiện
2. Được hình thành trong đời sống
(qua học tập và rèn luyện)
3. Dễ mất đi khi không củng cố

4. Có tính chất di truyền, mang tính 4 Có tính chất cá thể

chủng loại
5. Số lượng có hạn định

5 . Số lượng không hạn định

6. Cung phản xạ đơn giản

6 . Hình thành đường liên hệ tạm thời

7. Trung ương nằm ở trụ não và tủy 7 . Trung ương thần kinh chủ yếu có sự
sống
tham gia của vỏ não
Qua 2 ví dụ trên ta có thể thấy lợi ích của giáo viên và hứng thú của học
sinh qua dạng bài này là: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu, trả lời và
đến nội dung nào giáo viên bấm máy kênh chữ của nội dung đó hiện ra, học
sinh vừa nghe, ghi được nội dung chính theo yêu cầu. Tuy nhiên dạng bài
này đòi hỏi giáo viên phải có kỹ thuật để thao tác các hiệu ứng nếu khơng
dẫn tới trường hợp sau khi học sinh trình bày hết các nội dung giáo viên chốt
ý và cuối cùng mới đưa ra bảng hệ thống kiến thức, vừa không khoa học,
mặt khác học sinh cũng không kịp thời theo dõi, dễ mất hứng thú học tập bộ
môn của học sinh.
4. Kế quả thử nghiệm của sáng kiến kinh nghiệm
4.1. Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Lớ
GiỏiTrung
Yếu
p
Khá
bình
8A

51,6%
48,4%
0%
8B
35,7%
53,1%
11,2%
4.2. Sau khi áp dụng:
Qua thực tế áp dụng cho thấy phương pháp này đã đem lại nhiều hiệu quả
cao trong dạy học như:
- Tạo ra tính trực quan, sinh động giúp các em dễ dàng nắm bắt kiến thức, hiểu sâu
kiến thức.
- Xố bỏ cảm giác khơ khan giáo điều trong các giờ học để môn học này trở nên
gần gũi với các em hơn.
- Kết quả thực tế cho thấy đa số các em học sinh đều tỏ ra hứng thú với phương
pháp này, tạo ra sự tập trung chú ý cao độ, từ đó giúp các em khắc sâu biểu tượng
về sự vật hiện tượng , từ đó các em có thể thuộc bài ngay tại lớp.
13


- Học sinh Khá - Giỏi: nắm vững, vận dụng tốt kiến thức kỹ năng, học
bài, làm bài rất tốt.
- Học sinh trung bình: nắm được kiến thức cơ bản làm bài tương đối tốt.
- Một số học sinh chưa chăm học, làm bài chưa tốt, kết quả khơng cao.
Lớp
GiỏiTrung
Yếu
Khá
bình
8A

76,8%
23,2%
0%
8B
42,7%
55,1%
2,2%
Từ số liệu thực tế học tập của học sinh trước và sau khi áp dụng sáng kiến ta có thể
kết luận rằng: Hiệu quả của giờ học khi áp dụng phương pháp này cao hơn hẳn và
có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thống.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Ý nghĩa của sang kiến kinh nghiệm
Như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học sinh học đã
thể hiện mối quan hệ biện chứng về con đường nhận thức của học sinh đi từ
“trực quan sinh động” đến“tư duy trừu tượng”. Ở đây, nhờ được quan sát
hình ảnh sinh động, được nghe giảng và tư duy các em khắc sâu kiến thức
hơn rất nhiều .Về điểm này, nhiều nhà giáo dục đã nhấn mạnh: “Nội dung
của các hình ảnh , của bức tranh càng phong phú bao nhiêu thì hệ thống
khái niệm mà học sinh thu nhận được càng vững chắc bấy nhiêu”. Đồng
thời, việc sử dụng những loại đồ dùng trực quan có liên quan đến phương
tiện kĩ thuật hiện đại khơng chỉ góp phần tạo biểu tượng cụ thể cho học sinh
Để việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới theo yêu cầu
phương hướng đổi mới có hiệu quả, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học là một yêu cầu cấp thiết trong công tác dạy học. Trước đây ta
thường quan niệm thiết bị dạy học sinh học chỉ nhằm minh họa làm cho kiến
thức trở nên phong phú, sinh động. Ngày nay ngoài chức năng, tác dụng đó,
người ta cịn đặc biệt nhấn mạnh đó là một trong những nguồn nhận thức
quan trọng của việc truyền bá và nhận . Khai thác triệt để chức năng, tác
dụng này sẽ tạo điều kiện để giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương
pháp soạn giảng. Học sinh có điều kiện chủ động tích cực tham gia vào q

trình tự nhận thức một cách tốt nhất và có hứng thú học tập bộ môn.
2. Bài học kinh nghiệm:
Để ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học có hiệu quả đòi hỏi
những yêu cầu sau:
- Giáo viên phải có kiến thức chun mơn, kỹ năng sư phạm, biết định
hướng học sinh theo mục tiêu giáo dục chung.
- Giáo viên phải biết sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học một cách
thuần thục, biết thiết kế bản đồ điện tử với các hiệu ứng phù hợp với từng
kiểu bài.
14


- Giáo viên phải cân nhắc tránh lạm dụng ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học.
- Tăng cường quá trình kiểm tra việc rèn luyện kỹ năng qua các giờ học có
sử dụng ứng dụng cơng nghệ thơng tin, giúp các em có tư duy độc lập về
bài học.
- Có biện pháp phù hợp quan tâm đối với từng đối tượng học sinh ( khá,
giỏi, trung bình, yếu, kém) để đảm bảo tới mức cao nhất học sinh nhận thức
được kiến thức cơ bản của bài học, của cả khố trình…
3. một số kiến nghị đề xuất:
Ứng dụng cơng nghệ thông tin trong dạy học môn sinh học nhằm
gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh là một việc làm rất cần thiết và
đang được quan tâm, nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh trong
thời kỳ hội nhập. Để làm được điều đó bản thân tơi có một số kiến nghị như
sau:
- Cần thường xuyên tổ chức các chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm giữa đồng
nghiệp về việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Nhà trường nên trang bị máy tính, đầu chiếu đa năng tới các phòng học
để ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách thường xuyên.

Tuy thời gian nghiên cứu chưa nhiều, phạm vi đề tài chưa sâu. Nhưng qua
thực tiễn bản thân áp dụng phương pháp này và đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp,
tôi trân thành mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm này với các bạn đồng nghiệp.
Hy vọng rằng nó sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy mơn sinh học nói
riêng và q trình dạy học nói chung. Với năng lực bản thân có hạn cộng với kinh
nghiệm giảng dạy chưa nhiều, vì vậy sáng kiến của tơi khơng tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để cho
sáng kiến của tơi được hồn thiện hơn.
Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn tới các bạn đồng nghiệp, các thầy cô giáo và
các em học sinh của trường THCS Cẩm vân đã giúp tơi hồn thành đề tài này.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Cẩm Vân, ngày 27 tháng 03 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.

LÊ ĐẮC NGUYỆN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

15


1. Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ
GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin
trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012.
2. Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học môn sinh học trung học cơ sở ( tài
liệu tham khảo). Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Cuốn " Khai thác kênh hình trong SGK sinh học" NXB Giáo dục 2007.


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HĐKH CẤP TRƯỜNG

16


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HĐKH PGD
17


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HĐKH SGD
18


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

19



×