Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

KHẢO SÁT NHU CẦU TÍN DỤNG VI MÔ CHO NGÀNH KHÍ SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 67 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC CHĂN NUÔI
-------------------

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG: KHẢO SÁT NHU CẦU TÍN DỤNG VI
MÔ CHO NGÀNH KHÍ SINH HỌC

CƠ QUAN CHỦ TRÌ:

CỤC CHĂN NUÔI

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN:

INVESTCONSULT GROUP

Đại diện đơn vị thực hiện

Ngô Thị Nga
Phó Giám đốc TT Tƣ vấn Dự án Phát triển

HÀ NỘI, THÁNG 4/2010
-------------------


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC CHĂN NUÔI
-------------------

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG: KHẢO SÁT NHU CẦU TÍN DỤNG VI


MÔ CHO NGÀNH KHÍ SINH HỌC

CƠ QUAN CHỦ TRÌ:

CỤC CHĂN NUÔI

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN:

INVESTCONSULT GROUP

HÀ NỘI, THÁNG 4/2010
------------------


THÔNG TIN CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
1. NHIỆM VỤ:

Khảo sát và xác định nhu cầu vay vốn để xây dựng công
trình khí sinh học qui mô gia đình năm 2010 và 2011 và
khả năng cung cấp khoản vay của các tổ chức tài chính
tại Việt Nam.

2. CƠ QUAN CHỦ TRÌ:

CỤC CHĂN NUÔI - BỘ NN&PTNT

3. ĐƠN VỊ THỰC HIỆN:

CÔNG TY TNHH TƢ VẤN ĐẦU TƢ VÀ CHUYỂN
GIAO CÔNG NGHỆ (INVESTCONSULT GROUP)


4. TỔNG KINH PHÍ:

211.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Hai trăm mƣời một
triệu Đồng)

5. THỜI GIAN THỰC HIỆN:

THÁNG 9 NĂM 2009


BỘ NN&PTNT / CỤC CHĂN NUÔI

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT NHU CẦU TÍN DỤNG
VI MÔ CHO NGÀNH KHÍ SINH HỌC

MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................................. 4
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... 5
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................................... 6
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ ........................................................................................................ 7
TÓM TẮT BÁO CÁO................................................................................................................7
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 8
I. BỐI CẢNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ........................................................................... 10
1.1. Giới thiệu Dự án “Khí Sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” ........................... 10
1.2. Cuộc Khảo sát nhu cầu tín dụng vi mô cho ngành Khí sinh học Giai đoạn 2010 2011 .................................................................................................................................. 10
II. MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU....................................................................................... 10
III. PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN ......................................................................................... 11
3.1. Nghiên cứu tại bàn ................................................................................................... 11
3.2. Khảo sát bằng Bảng hỏi ............................................................................................ 11

3.3. Phỏng vấn sâu............................................................................................................ 11
IV. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ............................................................................................... 12
4.1 Nghiên cứu tại bàn ..................................................................................................... 12
4.2 Xác định địa bàn và đối tƣợng nghiên cứu................................................................. 13
4.3. Tổ chức thực hiện khảo sát thực địa .......................................................................... 16
4.4. Xử lý dữ liệu............................................................................................................. 16
4.5. Phân tích thông tin thu thập đƣợc ............................................................................. 17
PHẦN II: KẾT QUẢ KHẢO SÁT ...................................................................................... 18
I. THÔNG TIN VỀ HỘ KHẢO SÁT ....................................................................................... 18
1.1. Một số thông tin chung về hộ khảo sát...................................................................... 18
1.2. Thu nhập của hộ khảo sát .......................................................................................... 19
1.3. Xếp loại kinh tế hộ gia đình ...................................................................................... 21
1.4. Tình hình chăn nuôi của hộ chƣa sử dụng KSH........................................................ 21
II. PHÁT HIỆN VÀ PHÂN TÍCH ........................................................................................... 22
A. NHU CẦU ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC ............................... 22
2.1. Hiểu biết về công trình KSH ..................................................................................... 22
2.2. Nhu cầu xây dựng công trình KSH của ngƣời dân ................................................... 23
2.3. Thuận lợi và khó khăn của hộ dân khi xây dựng công trình KSH ............................ 27
B. NHU CẦU VỐN VAY CỦA CÁC HỘ DÂN ĐỂ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KHÍ SINH
HỌC ......................................................................................................................................... 32
2.4. Điều kiện tài chính và nhu cầu vay vốn của các hộ dân để xây dựng CTKSH ......... 32
2.5. Mong đợi của các hộ dân về các điều kiện khoản vay cho xây dựng CTKSH ......... 37
2.6. Ƣớc tính tổng nhu cầu vốn vay cho xây dựng CTKSH giai đoạn 2010-2011 .......... 40
2.7. Khả năng tiếp cận vốn vay của ngƣời dân ................................................................ 48
C. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU VỐN VAY CHO XÂY DỰNG CTKSH CỦA CÁC
TỔ CHỨC TÀI CHÍNH ........................................................................................................... 51
2.8. Hoạt động và khả năng cung cấp dịch vụ tài chính cho mục đích xây dựng CTKSH
của các tổ chức tài chính tại các địa bàn nghiên cứu. ...................................................... 51
2.9. Cơ hội hợp tác giữa các tổ chức tài chính và dự án Khí sinh học ............................. 57
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................... 61

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................... 61
I. KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 61
II. KIẾN NGHỊ ......................................................................................................................... 64
CÁC PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 67

INVESTCONSULT GROUP

4


BỘ NN&PTNT / CỤC CHĂN NUÔI

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT NHU CẦU TÍN DỤNG
VI MÔ CHO NGÀNH KHÍ SINH HỌC

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHCSXH

Ngân hàng Chính sách xã hội

QTDND

Quỹ Tín dụng Nhân dân

KSH

Khí sinh học

CTKSH


Công trình Khí sinh học

NHTM

Ngân hàng Thƣơng mại

TCTD

Tổ chức tín dụng

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NSVSMT

Nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng

INVESTCONSULT GROUP

5


BỘ NN&PTNT / CỤC CHĂN NUÔI

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT NHU CẦU TÍN DỤNG
VI MÔ CHO NGÀNH KHÍ SINH HỌC

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Số lƣợng phiếu phỏng vấn phân bổ theo đối tƣợng .............................................. 15

Bảng 2: Số lƣợng phiếu phỏng vấn hộ dân phân bổ tại các tỉnh........................................ 15
Bảng 3: Mức độ sẵn sàng xây dựng công trình KSH tại các tỉnh khảo sát ....................... 25
Bảng 4: Nguyện vọng về quy mô công trình ........................................................................ 27
Bảng 5: Số hộ dự kiến xây dựng công trình ......................................................................... 44
Bảng 6: Ước tính tổng vốn đầu tư và nhu cầu vốn vay để xây dựng CTKSH .................. 46

INVESTCONSULT GROUP

6


BỘ NN&PTNT / CỤC CHĂN NUÔI

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT NHU CẦU TÍN DỤNG
VI MÔ CHO NGÀNH KHÍ SINH HỌC

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Quy mô số thành viên trong hộ gia đình ................................................................ 18
Biểu đồ 2: Mức thu nhập bình quân hàng tháng của hộ khảo sát............................................. 19
Biểu đồ 3: Các nguồn thu nhập của hộ đã sử dụng KSH ......................................................... 20
Biểu đồ 4: Các nguồn thu nhập của hộ chƣa sử dụng KSH ..................................................... 20
Biểu đồ 5: Xếp loại kinh tế hộ khảo sát ................................................................................... 21
Biểu đồ 6: Số lƣợng lợn nuôi trung bình/ hộ tại các địa bàn khảo sát ..................................... 22
Biểu đồ 7: Nguồn thông tin mà hộ đƣợc tiếp cận về công trình KSH ..................................... 23
Biểu đồ 8: Mức độ sẵn sàng xây dựng công trình KSH ........................................................... 24
Biểu đồ 9: Mức thu nhập của các hộ có mong muốn xây dựng công trình KSH ..................... 25
Biểu đồ 10: Dự kiến về quy mô CTKSH ................................................................................. 26
Biểu đồ 11: Lý do chƣa xây dựng công trình KSH .................................................................. 30
Biểu đồ 12: Diễn biến đơn giá bình quân xây dựng 1m3 công trình qua các năm ................... 32
Biểu đồ 13: Mức chi phí thực tế xây CTKSH (% hộ) .............................................................. 33

Biểu đồ 14: Mức chi phí dự kiến xây CTKSH (% hộ) ............................................................. 33
Biểu đồ 15: Thực tế phát sinh chi phí cải tạo công trình liên quan khi xây CTKSH (% hộ) ... 34
Biểu đồ 16: Dự kiến phát sinh cải tạo công trình liên quan khi xây CTKSH (% hộ) .............. 34
Biểu đồ 17: Hộ có nguồn nội lực tài chính xây CTKSH (% hộ) .............................................. 35
Biểu đồ 18: Cơ cấu lƣợng tiền xây CTKSH ............................................................................. 35
Biểu đồ 19: Hộ dự tính có nguồn nội lực tài chính xây CTKSH (% hộ) ................................. 35
Biểu đồ 20: Cơ cấu lƣợng tiền dự kiến để xây dựng CTKSH .................................................. 35
Biểu đồ 21: Chi tiết nguồn tiền các hộ đã sử dụng để xây CTKSH (% hộ) ............................. 36
Biểu đồ 22: Chi tiết nguồn tiền dự kiến xây dựng CTKSH (% hộ) ......................................... 36
Biểu đồ 23: Mức chi dự kiến từ nguồn tiền gia đình cho việc xây CTKSH (%) ..................... 36
Biểu đồ 24: Tỷ lệ hộ sẵn sàng đi vay để xây CTKSH .............................................................. 37
Biểu đồ 25: Tỷ lệ hộ muốn vay từ chƣơng trình hỗ trợ xây CTKSH (nếu có) ........................ 37
Biểu đồ 26: Mức tiền hộ dân muốn vay để xây CTKSH (% hộ) ............................................. 38
Biểu đồ 27: Thời hạn vay mong muốn của hộ dân nếu đƣợc vay để xây CTKSH (% hộ) ...... 38
Biểu đồ 28: Lãi suất mong muốn của hộ dân nếu đuợc vay để xây CTKSH (%/hộ) ............... 40
Biểu đồ 29: Phƣơng thức trả vốn hộ dân mong muốn nếu đƣợc vay để xây CTKSH (% hộ) . 40
Biểu đồ 30: Tình hình vay vốn hiện tại của hộ gia đình (%) ................................................... 48
Biểu đồ 31: Các nguồn vay chính thức của hộ gia đình ........................................................... 48
Biểu đồ 32: Mức vay hiện tại của các hộ từ nguồn chính thức (% tổng món vay) .................. 48
Biểu đồ 33: Nguồn vốn vay để xây dựng CTKSH của các hộ (%) .......................................... 49
Biểu đồ 34: Mức tiền gia đình đã vay để xây dựng CTKSH (%) ............................................ 49
Biểu đồ 35: Nguồn vay gia đình dự kiến có thể tiếp cận (% hộ) ............................................. 50

INVESTCONSULT GROUP

7


BỘ NN&PTNT / CỤC CHĂN NUÔI


NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT NHU CẦU TÍN DỤNG
VI MÔ CHO NGÀNH KHÍ SINH HỌC

TÓM TẮT BÁO CÁO
Dự án “Chƣơng trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” là sự hợp tác
giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hà Lan, nhằm xây dựng một ngành khí sinh học phát
triển bền vững theo hƣớng thị trƣờng, đồng thời góp phần giảm sử dụng các nhiên liệu hóa
thạch. Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp & PTNT và Tổ chức Phát triển Hà Lan – SNV là cơ
quan chịu trách nhiệm điều phối và thực hiện triển khai Dự án.
Giai đoạn I của Dự án đƣợc triển khai từ năm 2003 tại 12 tỉnh thuộc 8 vùng kinh tế
trên cả nƣớc và Giai đoạn II (2007-2010) sẽ đƣợc mở rộng tại 58 tỉnh/thành phố trên phạm vi
toàn quốc. Hoạt động của Dự án tập trung chủ yếu vào hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp hỗ trợ một
phần tài chính cho hộ dân để xây dựng công trình khí sinh học qui mô hộ gia đình. Tính đến
tháng 4 năm 2010, đã có khoảng 80.000 công trình khí sinh học đƣợc xây dựng tại các hộ gia
đình từ Dự án, mang lại lợi ích lớn cả về kinh tế và xã hội đối với ngƣời dân, góp phần xây
dựng một ngành khí sinh học phát triển bền vững theo hƣớng thị trƣờng, đồng thời giảm tối
đa việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch.
Cùng với việc Dự án ngày càng phát triển về số lƣợng tỉnh tham gia và số lƣợng công
trình xây dựng hàng năm rất cao thì nhu cầu vay vốn của các nông hộ đối với việc xây dựng
công trình khí sinh học quy mô gia đình ngày càng lớn. Ngoài việc hỗ trợ về kỹ thuật và cung
cấp hỗ trợ một phần tài chính cho hộ dân, Dự án mong muốn xem xét khả năng phối hợp với
các tổ chức tài chính và Dự án khác trong việc cung cấp khoản vay cho các hộ dân với lãi suất
thấp với mục tiêu hình thành và phát triển ngành khí sinh học một cách bền vững.
Báo cáo Khảo sát Nhu cầu tín dụng vi mô cho ngành Khí sinh học đƣợc thực hiện
từ tháng 9/2009 theo Hợp đồng kinh tế đƣợc ký giữa Công ty InvestCónult Group với Cục
Chăn nuôi – Bộ NN & PTNT nhằm: (i) xác định nhu cầu vay vốn để xây dựng công trình khí
sinh học qui mô gia đình năm 2010 và 2011; và (ii) khả năng cung cấp khoản vay của các tổ
chức tài chính tại Việt Nam.
Báo cáo bao gồm các phần chính sau:
Phần A của Báo cáo nhằm giới thiệu chung về mục tiêu và phạm vi của cuộc Khảo

sát. Theo đó, 6 tỉnh đƣợc lựa chọn khảo sát là Phú Thọ, Bắc Giang ở khu vực phía Bắc; Thanh
Hoá, Bình Định ở khu vực miền Trung; Tiền Giang, Bến Tre ở khu vực phía Nam. Đồng thời
chúng tôi cũng trình bày phƣơng pháp thực hiện và quá trình thực hiện cuộc khảo sát cũng
nhƣ những khó khăn - thuận lợi khi thực hiện cuộc khảo sát.
Với mục tiêu nghiên cứu đề ra, trong Phần B: Kết quả khảo sát, đơn vị Tƣ vấn tập
trung vào những nội dung chính, bao gồm: (i) thông tin chung về hộ khảo sát; (ii) nhu cầu đầu
tƣ xây dựng công trình KSH; (iii) nhu cầu vốn vay của các hộ dân để xây dựng công trình
KSH; (iv) khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay cho xây dựng CTKSH của các tổ chức tài chính
cũng nhƣ cơ hội hợp tác giữa các tổ chức tài chính và Dự án KSH.
Với nhu cầu xây dựng công trình KSH ngày càng tăng trong thời gian tới, nhu cầu vay
vốn, hỗ trợ tài chính của hộ cũng tăng lên đáng kể. Theo đó, Phần C của Báo cáo đề xuất một
số giải pháp về vốn vay cho xây dựng công trình KSH.
Văn phòng Dự án KSH Trung ƣơng, với vai trò điều phối chính Dự án Chƣơng trình
Khí sinh học cần tích cực tìm kiếm các nguồn tín dụng ƣu đãi từ tổ chức trong và ngoài nƣớc.
Cần đẩy mạnh việc hợp tác với các tổ chức Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, v.v… lồng ghép và
thực hiện các hoạt động truyền thông về nội dung và lợi ích của Dự án.

INVESTCONSULT GROUP

8


BỘ NN&PTNT / CỤC CHĂN NUÔI

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT NHU CẦU TÍN DỤNG
VI MÔ CHO NGÀNH KHÍ SINH HỌC

Bộ NN&PTNT cần nghiên cứu và đề xuất với Chính Phủ về các chính sách hỗ trợ tín
dụng cho hộ dân trong việc xây dựng công trình KSH. Việc xây dựng một Chƣơng trình tín
dụng ƣu đãi từ các ngân hàng Việt Nam có sự hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nƣớc đƣợc coi

là giải pháp tích cực nhất trong giai đoạn hiện nay, nhằm hỗ trợ cho ngƣời dân giảm bớt gánh
nặng về tài chính và xa hơn nữa là nhằm đạt đƣợc mục tiêu hình thành và phát triển ngành khí
sinh học Việt Nam một cách bền vững.

INVESTCONSULT GROUP

9


BỘ NN&PTNT / CỤC CHĂN NUÔI

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT NHU CẦU TÍN DỤNG
VI MÔ CHO NGÀNH KHÍ SINH HỌC

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
I. BỐI CẢNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu Dự án “Khí Sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam”
Dự án “Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” là chƣơng trình hợp tác giữa Việt
Nam và Hà Lan nhằm phát triển công nghệ khí sinh học (KSH) hiệu quả trong nƣớc và phát
triển ngành KSH bền vững mang tính thị trƣờng, đồng thời đóng góp vào công cuộc phát triển
nông thôn cũng nhƣ bảo vệ môi trƣờng thông qua cung cấp năng lƣợng sạch sẵn có tới các hộ
dân, cải thiện sinh kế và chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân, tạo ra nhiều việc làm mới cho lao
động nông thôn cũng nhƣ góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Cục Chăn nuôi (trƣớc
đây là Cục Nông nghiệp) - Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và Tổ chức Hợp Phát
triển Hà Lan (SNV) là cơ quan chịu trách nhiệm điều phối và thực hiện triển khai dự án.
Dự án đƣợc triển khai từ năm 2003. Giai đoạn I (2003-2006) đã thành công với khoảng
18.000 công trình khí sinh học đƣợc xây dựng trên 12 tỉnh thành, vƣợt chỉ tiêu 80%. Giai
đoạn II của Dự án (2007-2010) sẽ mở rộng ra trên khắp 58 tỉnh thành, mục tiêu xây dựng
đƣợc 140.000 công trình và tạo đƣợc một ngành KSH Việt Nam phát triển bền vững theo
hƣớng thị trƣờng.

1.2. Cuộc Khảo sát nhu cầu tín dụng vi mô cho ngành Khí sinh học Giai đoạn 2010 2011
Cùng với việc Dự án ngày càng phát triển về số lƣợng tỉnh tham gia, tỷ lệ lạm phát hàng năm
lên đến 2 con số và số lƣợng công trình xây dựng hàng năm rất cao thì nhu cầu vay vốn của
các nông hộ đối với việc xây dựng công trình khí sinh học quy mô gia đình ngày càng lớn.
Ngoài việc hỗ trợ về kỹ thuật và cung cấp hỗ trợ một phần tài chính cho hộ dân (trƣớc năm
2008 là 1 triệu đồng và từ năm 2009 trở đi là 1,2 triệu đồng). Dự án cũng xem xét khả năng
phối hợp với các tổ chức tài chính và Dự án khác trong việc cung cấp khoản vay cho các hộ
dân với lãi suất thấp.
Chính vì vậy, Dự án đã thực hiện cuộc “Khảo sát nhu cầu tín dụng vi mô cho ngành Khí
sinh học cho giai đoạn 2010 – 2011” để thu thập thông tin và đánh giá về nhu cầu vay vốn
của các hộ dân cũng nhƣ khả năng cung cấp khoản vay của các tổ chức tài chính tại Việt
Nam.
II. MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát của Nghiên cứu là nhằm xác định nhu cầu vay vốn để xây dựng công trình
KSH qui mô gia đình và khả năng cung cấp khoản vay của các tổ chức tài chính tại Việt Nam.
Với mục tiêu chung đó, Nghiên cứu có các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
1. Xác định nhu cầu vay vốn của ngƣời dân
INVESTCONSULT GROUP

10


BỘ NN&PTNT / CỤC CHĂN NUÔI

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT NHU CẦU TÍN DỤNG
VI MÔ CHO NGÀNH KHÍ SINH HỌC

2. Xác định khả năng cung cấp vốn vay của các tổ chức tài chính tại Việt Nam
3. Đề xuất các giải pháp liên quan đến tài chính vi mô cho Dự án
III. PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Nhằm đáp ứng đầy đủ và chính xác các mục tiêu của Nghiên cứu, sau khi xem xét và nghiên
cứu kỹ các yêu cầu của Nghiên cứu, Đơn vị tƣ vấn xác định: Nghiên cứu này đã sử dung kết
hợp các phƣơng pháp của nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, trong đó nghiên
cứu định lƣợng đóng vai trò quan trọng:
3.1. Nghiên cứu tại bàn
Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện nhằm giúp cho việc thu thập và hệ thống hóa các thông tin
và dữ liệu sẵn có (thứ cấp) nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu. Nhóm tƣ vấn đã thu thập và rà
soát các tài liệu quan trọng nhằm phục vụ hai mục đích: (i) Tìm hiểu những nét cơ bản về tình
hình sử dụng khí biogas và nhu cầu vay vốn để xây dựng công trình khí biogas; (ii) xác định
sơ bộ các yếu tố đầu vào phục vụ cho việc xây dựng mô hình tính toán tổng vốn đầu tƣ cho
các tỉnh; (iii) xác định các nhà cung cấp tín dụng tại địa bàn khảo sát; và (iv) chuẩn bị và hoàn
thiện báo cáo.
3.2. Khảo sát bằng Bảng hỏi
Bảng hỏi đƣợc sử dụng nhằm thu thập cả thông tin định lƣợng (là chủ yếu) và thông tin định
tính về đối tƣợng nghiên cứu. Trong Nghiên cứu này, Bảng hỏi đƣợc thiết kế để thực hiện
khảo sát các hộ dân thông qua phỏng vấn trực tiếp.
Khảo sát bằng bảng hỏi đƣợc thực hiện bởi một nhóm các Điều tra viên có trình độ, kinh
nghiệm và khả năng đáp ứng về mặt thời gian theo yêu của của Nghiên cứu. Trong quá trình
thực hiện khảo sát, Đơn vị tƣ vấn đã sử dụng điều tra viên là ngƣời địa phƣơng để tận dụng sự
quen thuộc địa bàn và các mối quan hệ sẵn có với cộng đồng.
3.3. Phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu đƣợc thực hiện với cán bộ quản lý của các ngân hàng, quỹ, dự án, tổ chức xã
hội v.v… có khả năng và ý định cung cấp dịch vụ tài chính cho Dự án Khí sinh học. Ngoài ra,
Tƣ vấn cũng gặp gỡ và làm việc với các cán bộ Văn phòng Dự án cấp tỉnh, đại diện các cơ
quan quản lý nhà nƣớc, các sở ban ngành chức năng có liên quan trực tiếp đến hoạt động của
Dự án Khí sinh học.
Đơn vị tƣ vấn đã xây dựng bảng hƣớng dẫn phỏng vấn sâu cho từng nhóm đối tƣợng đƣợc
phỏng vấn. Nhìn chung, nội dung hƣớng dẫn phỏng vấn sâu sẽ tƣơng tự nhƣ nội dung của
phiếu hỏi, nhƣng tập trung vào các ý kiến, trƣờng hợp, đánh giá, ý kiến/đề suất của đối tƣợng
đƣợc phỏng vấn. Các câu hỏi đặt ra là các câu hỏi mở và mang tính chất gợi ý dòng suy nghĩ

của các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn.

INVESTCONSULT GROUP

11


BỘ NN&PTNT / CỤC CHĂN NUÔI

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT NHU CẦU TÍN DỤNG
VI MÔ CHO NGÀNH KHÍ SINH HỌC

IV. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
4.1 Nghiên cứu tại bàn
Trong bƣớc này, nhóm tƣ vấn đã thực hiện nghiên cứu các tài liệu, hồ sơ có liên quan phục vụ
cho việc xây dựng bộ công cụ khảo sát hiện trƣờng và đƣa ra các thông số cần thiết phục vụ
cho việc ƣớc tính nhu cầu vốn vay cần thiết của các hộ dân trong giai đoạn 2010 – 2011 để
xây dựng CTKSH.
4.1.1 Các thông số tính toán tổng nguồn vốn vay cần thiết giai đoạn 2010 – 2011 cho việc
xây dựng CTKSH của hộ chăn nuôi
Trên cơ sở nghiên cứu ban đầu, các thông số đầu vào cơ bản phục vụ cho việc xây dựng mô
hình tính toán tổng vốn vay cần thiết bao gồm nhƣng không giới hạn ở các thông số sau:
Tổng số hộ có tiềm năng xây dựng CTKSH năm 2010;
Tổng số hộ quyết định sẽ xây dựng CTKSH của mẫu khảo sát năm 2010;
Số tiền đầu tƣ trung bình xây dựng CTKSH của 1 hộ năm 2010;
Tổng số tiền từ nguồn tiền tự có của hộ sẵn sàng bỏ ra để đầu tƣ cho CTKSH;
Tổng số tiền hộ có thể vay từ nguồn anh em, họ hàng, bạn bè để đầu tƣ cho CTKSH;
Đơn giá bình quân xây dựng 1m3 CTKSH;
Tổng thể tích CTKSH dự kiến xây dựng trong năm 2010 – 2011;
Tỷ lệ lạm phát dự kiến; và

Các thông tin có liên quan khác.
4.1.2 Bộ công cụ khảo sát
Bộ công cụ đƣợc khảo sát đƣợc xây dựng, bao gồm:
a/ Bảng hỏi phỏng vấn hộ dân
Có 2 loại bảng hỏi dành cho (1) Hộ dân chƣa xây dựng CTKSH và (2) Hộ dân đang sử dụng
công trình KSH (tham khảo Phụ lục 1).
Hộ dân chƣa xây dựng CTKSH: Tìm hiểu điều kiện, hoàn cảnh gia đình của hộ dân, nhận
thức và nhu cầu của hộ dân về công trình KSH, và đặc biệt là nhu cầu về việc vay vốn và
khả năng tự thu xếp nguồn tiền để xây dựng công trình KSH (đối với những hộ dân có nhu
cầu xây hầm biogas);
Hộ dân đang sử dụng CTKSH: Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của hộ dân khi xây
dựng công trình KSH, tổng chí phí xây dựng công trình KSH, và các nguồn kinh phí mà

INVESTCONSULT GROUP

12


BỘ NN&PTNT / CỤC CHĂN NUÔI

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT NHU CẦU TÍN DỤNG
VI MÔ CHO NGÀNH KHÍ SINH HỌC

hộ dân dầu tƣ cho công trình KSH, trong đó đi sâu tìm hiểu quá trình vay vốn của hộ dân
để xây dựng công trình (đối với những hộ có vay vốn);
b/ Hướng dẫn phỏng vấn sâu
Các bản hƣớng dẫn phỏng vấn sâu đƣợc xây dựng cho các đối tƣợng (tham khảo Phụ lục 1):
Các TCTD, bao gồm cả các tổ chức tài chính vi mô: Tìm hiểu mạng lƣới tổ chức cung cấp
dịch vụ tín dụng của TCTD tại các cấp; khả năng đáp ứng của TCTD đối với việc vay vốn
của các hộ dân cho mục đích xây dựng công trình KSH; các thuận lợi, khó khăn và cản

trở…
Các tổ chức ban ngành liên quan đến Dự án KSH: Tìm hiểu hiện trạng cũng nhƣ triển
vọng của Dự án trong việc thực hiện các mục tiêu đặt ra; định hƣớng và hỗ trợ của các cơ
quan, tổ chức liên quan đối với vấn đề cung cấp vốn vay cho ngƣời dân; các khuyến nghị,
ý tƣởng về mô hình hợp tác với các tổ chức tài chính, chính quyền địa phƣơng trong việc
cung cấp vốn vay cho ngƣời dân…
Các tổ chức, cá nhân xây dựng công trình KSH: Tìm hiểu các công đoạn xây dựng công
trình KSH; chi phí vật tƣ, thiết bị, nhân công để xây dựng CTKSH; các loại kích cỡ của
hầm biogas đã xây ở địa phƣơng; những khó khăn gặp phải trong quá trình xây dựng công
trình KSH.
4.2 Xác định địa bàn và đối tƣợng nghiên cứu
4.2.1. Địa bàn khảo sát
Trải qua 3 giai đoạn triển khai, hiện nay Dự án đã mở rộng hoạt động tại 39 tỉnh/thành phố
trên cả nƣớc. Trong phạm vi Nghiên cứu này, do hạn chế về thời gian và đƣợc sự chấp thuận
của Văn phòng Dự án Trung ƣơng, Nhóm tƣ vấn đã tiến hành thực hiện nghiên cứu trên phạm
vi 6 tỉnh với các tiêu chí lựa chọn (1) đại diện cho 3 miền Bắc – Trung – Nam, (2) đại diện
cho các vùng kinh tế và (3) đại diện cho 3 giai đoạn thực hiện Dự án. Cụ thể các tỉnh khảo
sát bao gồm:
Miền Bắc: Phú Thọ, Bắc Giang
Miền Trung: Thanh Hóa, Bình Định
Miền Nam: Tiền Giang, Bến Tre.
Tại mỗi tỉnh, có 2 huyện đƣợc lựa chọn. Tại mỗi huyện tƣơng ứng, có 1 xã đƣợc lựa chọn
khảo sát. Các xã và huyện sẽ đƣợc lựa chọn trên cơ sở trao đổi, thảo luận với Văn phòng Dự
án tại các tỉnh.
Ngoài 6 tỉnh nêu trên, Đơn vị Tƣ vấn cũng đã làm việc với đại diện một số tổ chức tài chính
và các cơ quan có liên quan tại Hà Nội (Văn phòng Dự án Khí sinh học Trung Ƣơng, Ngân

INVESTCONSULT GROUP

13



BỘ NN&PTNT / CỤC CHĂN NUÔI

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT NHU CẦU TÍN DỤNG
VI MÔ CHO NGÀNH KHÍ SINH HỌC

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân
dân) và một số tổ chức NGOs đang hoạt động tại Việt Nam.
4.2.2. Chọn mẫu
Mẫu để tiến hành khảo sát đƣợc tiến hành đối với hộ chƣa có công trình KSH và hộ đã có
công trình KSH. Việc lựa chọn các hộ gia đình khảo sát đƣợc dựa trên cơ sở chọn mẫu ngẫu
nhiên, có sử dụng cơ sở dữ liệu của Dự án:
Hộ dân chƣa có công trình KSH nhƣng có từ 5 con lợn trở lên (là hộ có tiềm năng xây
dựng hầm biogas): Số lƣợng: 25 hộ/xã (=50 hộ/tỉnh);
Hộ dân đã có công trình KSH: đảm bảo cỡ mẫu mỗi miền là 35 hộ (dựa trên danh sách các
công trình KSH đã đƣợc nghiệm thu mà Văn phòng Dự án gửi sang).
Ghi chú: Theo đề xuất ban đầu, số hộ chưa có công trình KSH được lựa chọn phỏng vấn là
45 hộ/tỉnh và số hộ đã có công trình KSH được lựa chọn phỏng vấn là 5 hộ/tỉnh (có nghĩa là
10 hộ/miền cho mỗi miền Bắc, Trung và Nam). Tuy nhiên, nhằm đảm bảo tính đại diện, Tư
vấn đã đề xuất tăng cỡ mẫu lên 50 hộ/tỉnh đối với hộ chưa có công trình KSH và 35 hộ/miền
đối với hộ đã có công trình KSH.
Việc chọn mẫu ngẫu nhiên sẽ đảm bảo tăng độ chính xác cho việc đánh giá. Tuy nhiên, theo
kinh nghiệm của chúng tôi đối với các điều tra tƣơng tự thì việc chọn mẫu nên tính tới yếu tố
tập trung. Vì vậy, việc chọn mẫu vẫn đƣợc chúng tôi tiến hành theo phƣơng pháp ngẫu nhiên
nhƣng chỉ trong phạm vi 2 xã tại mỗi tỉnh. Các xã đƣợc chọn là những địa bàn có nhiều hộ gia
đình sử dụng khí sinh học. Đối tƣợng đƣợc tiếp cận tại mỗi gia đình là chủ hộ hoặc thành viên
từ 18 tuổi trở lên có mối quan hệ gia đình với chủ hộ.
4.2.3 Cỡ mẫu
Đối tƣợng khảo sát bao gồm:

Cán bộ Văn phòng Dự án tại các tỉnh;
Cán bộ ban ngành cấp tỉnh/huyện/xã;
Đội xây dựng;
Các tổ chức tín dụng TW và địa phƣơng
Hộ dân chƣa có công trình KSH;
Hộ dân đã có công trình KSH.
Số lƣợng cụ thể các đối tƣợng khảo sát đƣợc trình bày ở Bảng 1.

INVESTCONSULT GROUP

14


BỘ NN&PTNT / CỤC CHĂN NUÔI

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT NHU CẦU TÍN DỤNG
VI MÔ CHO NGÀNH KHÍ SINH HỌC

Bảng 1: Số lƣợng phiếu phỏng vấn phân bổ theo đối tƣợng
Số lƣợng khảo sát
Đối tƣợng khảo sát

TT

Công cụ khảo sát

Kế
hoạch

Thực

hiện

1

Cán bộ Văn phòng Dự án TW

Phiếu phỏng vấn sâu

01

01

2

Cán bộ Văn phòng Dự án địa phƣơng

Phiếu phỏng vấn sâu

12

12

3

Cán bộ ban ngành cấp tỉnh/huyện/xã (Sở
NN&PTNT; Trung tâm Khuyến nông
huyện…)

Phiếu phỏng vấn sâu


12

12

4

Đội xây dựng

Phiếu phỏng vấn sâu

12

12

5

Tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính vi
mô tại TW và địa phƣơng

Phiếu phỏng vấn sâu

22

27

6

Hộ gia đình có tiềm năng xây dựng CT
KSH


Phiếu phỏng vấn định
lƣợng

300

303

7

Hộ gia đình đang sử dụng CT KSH

Phiếu phỏng vấn định
lƣợng

104

104

Phân bổ phiếu theo từng tỉnh đƣợc trình bày ở Bảng 2 dƣới đây.
Bảng 2: Số lƣợng phiếu phỏng vấn hộ dân phân bổ tại các tỉnh
Trong đó

Số lƣợng
STT

Tỉnh/thành phố
(hộ gia đình)

Số hộ có tiềm năng
xây dựng CT KSH


Số hộ đang sử dụng
CT KSH

1

Phú Thọ

70

50

20

2

Bắc Giang

66

51

15

3

Thanh Hoá

63


50

13

4

Bình Định

73

52

21

5

Tiền Giang

66

50

16

6

Bến Tre

69


50

19

407

303

104

Tổng

INVESTCONSULT GROUP

15


BỘ NN&PTNT / CỤC CHĂN NUÔI

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT NHU CẦU TÍN DỤNG
VI MÔ CHO NGÀNH KHÍ SINH HỌC

Danh sách các đối tƣợng phỏng vấn đƣợc kèm theo tại Phụ lục 2 và 3.
4.3. Tổ chức thực hiện khảo sát thực địa
4.3.1 Lựa chọn và đào tạo Điều tra viên (ĐTV)
Điều tra viên, ngƣời trực tiếp thực hiện các cuộc phỏng vấn bằng phiếu hỏi (“Questionnaire”)
là ngƣời tại địa phƣơng. Trên cơ sở phối hợp với PBPD và Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tại địa phƣơng, Đơn vị Tƣ vấn đã lựa chọn các ĐTV phù hợp để thực hiện khảo
sát. Trƣớc khi tiến hành khảo sát thực địa, các ĐTV đều đƣợc tập huấn về các kỹ năng cũng
nhƣ nội dung khảo sát, bao gồm:

Thông tin về dự án: mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp sử dụng, kết quả của cuộc khảo sát.
Các kỹ năng thực hiện khảo sát, trong đó đặc biệt là các kỹ năng tiếp cận ngƣời đƣợc
phỏng vấn cũng nhƣ kỹ năng quản lý và sử dụng thời gian.
Các cuộc khảo sát đƣợc tiến hành dƣới sự giám sát hàng ngày của nhóm cán bộ tƣ vấn nhằm
đảm bảo chất lƣợng, tiến độ thực hiện và hƣớng dẫn ĐTV trong trƣờng hợp phát sinh vƣớng
mắc.
4.3.2 Thu thập thông tin định lượng
Đối với việc tiếp cận những hộ gia đình đang sử dụng công trình khí sinh học, ĐTV tiếp cận
các hộ gia đình (thuộc danh sách các hộ có công trình Khí sinh học đã đƣợc nghiệm thu tại
các địa phƣơng do BPD cung cấp) để phỏng vấn. Trong quá trình phỏng vấn, ĐTV thƣờng
xuyên kiểm tra tính hợp lý của các câu trả lời, đặt câu hỏi nếu có sự mâu thuẫn.
Đối với việc tiếp cận những hộ gia đình chưa có công trình khí sinh học, trên cơ sở danh sách
các hộ gia đình (đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật để sử dụng khí sinh học và cùng sống trong một
điều kiện tƣơng tự nhƣ các hộ gia đình đã sử dụng công trình khí sinh học), ĐTV đã tiếp cận
các hộ này để tiến hành phỏng vấn theo Bảng hỏi đã đƣợc chuẩn bị sẵn.
Cuối mỗi ngày khảo sát, các cán bộ tƣ vấn đã kiểm tra sơ bộ các phiếu và yêu cầu sửa đổi/bổ
sung đối với các phiếu có mâu thuẫn hoặc thiếu nội dung.
4.4. Xử lý dữ liệu
Đối với các thông tin thu thập đƣợc bằng Bảng hỏi: trƣớc khi tiến hành nhập và xử lý các
thông tin thu thập đƣợc, nhóm nghiên cứu đã tiến hành làm sạch và mã hoá các thông tin (mã
hoá các thông tin từ câu hỏi mở, câu hỏi nhiều lựa chọn…) nhằm “số hoá” chúng để dễ dàng
thực hiện nhập và xử lý bằng các phần mềm chuyên dụng xử lý số liệu. Hoạt động này đƣợc
thực hiện nhƣ sau:
Kiểm tra lại tất cả các câu hỏi và câu trả lời tƣơng ứng và thực hiện mã hoá (theo số) theo
Bảng mã hoá đã đƣợc quy định;

INVESTCONSULT GROUP

16



BỘ NN&PTNT / CỤC CHĂN NUÔI

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT NHU CẦU TÍN DỤNG
VI MÔ CHO NGÀNH KHÍ SINH HỌC

Mã hoá các câu trả lời tại câu hỏi mở hoặc/và phần khác (ghi rõ):.... thành số để có thể
thực hiện nhập và xử lý;
Mã hoá các câu không có thông tin trả lời theo mã quy định;
Một phần mềm nhập liệu hoàn chỉnh trên giao diện Excel đƣợc xây dựng để tiến hành
nhập toàn bộ thông tin thu thập đƣợc từ phiếu phỏng vấn. Chuyên gia thống kê và xử lý số
liệu sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình này.
Số liệu đầu ra bao gồm các bảng số liệu đƣợc phân tổ theo các tiêu chí phân tích và đƣợc
cung cấp bằng cả giá trị tuyệt đối và số liệu phần trăm để giúp cho các chuyên gia dễ dàng
phân tích, đối chiếu và so sánh thông tin.
Riêng đối với thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu, thông tin thu đƣợc từ các nguồn này đƣợc
tập hợp, sắp xếp và văn bản hoá để tiện tham khảo và tra cứu.
4.5. Phân tích thông tin thu thập đƣợc
Dữ liệu đƣợc phân tích theo các tiêu chí sau:


Nội dung khảo sát: Tất cả các nội dung chính của cuộc khảo sát đƣợc thể hiện chi tiết
trong Bảng hỏi sẽ là cơ sở của việc phân tích để tìm ra các phát hiện có liên quan phục vụ
cho việc phân tích soạn thảo báo cáo.



Địa bàn: Dữ liệu sẽ đƣợc phân tích theo địa bàn (vùng, miền) để tìm ra sự khác biệt giữa
các vùng có điều kiện kinh tế xã hội và mức sống khác nhau.




Đối tƣợng phỏng vấn: Dữ liệu sẽ đƣợc phân tích theo nhóm các đối tƣợng phỏng vấn để
tìm ra sự khác biệt trong đánh giá cũng nhƣ khuyến nghị của các đối tƣợng này.

Một số tiêu chí khác cũng đƣợc sử dụng trong quá trình phân tích để thu đƣợc các phát hiện
cần thiết.

INVESTCONSULT GROUP

17


BỘ NN&PTNT / CỤC CHĂN NUÔI

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT NHU CẦU TÍN DỤNG
VI MÔ CHO NGÀNH KHÍ SINH HỌC

PHẦN II: KẾT QUẢ KHẢO SÁT
I. THÔNG TIN VỀ HỘ KHẢO SÁT
1.1. Một số thông tin chung về hộ khảo sát
1.1.1. Số lượng thành viên hiện có trong hộ
Dựa vào số liệu khảo sát về thành viên trong mỗi hộ, nhóm nghiên cứu đã phân loại hộ gia
đình theo các nhóm nhƣ sau:
-

Hộ gia đình cỡ nhỏ:

dƣới 4 nhân khẩu


-

Hộ gia đình cỡ trung bình:

từ 4 đến 7 nhân khẩu

-

Hộ gia đình cỡ lớn:

từ 8 nhân khẩu trở lên

Kết quả khảo sát thực tế tại các hộ gia đình có sử dụng công trình KSH cho thấy hộ gia đình
cỡ trung bình chiếm đại đa số với 78%, hộ gia đình cỡ nhỏ chiếm tỷ lệ ít hơn với 15,5% và hộ
gia đình cỡ lớn chiếm tỷ lệ nhỏ nhất với 6,5% hộ. Các hộ gia đình cỡ lớn tập trung chủ yếu ở
tỉnh Bình Định.
Đối với hộ gia đình chƣa sử dụng KSH, số hộ gia đình cỡ trung bình cũng chiếm tỷ lệ vƣợt
trội với 84,2%, hộ gia đình cỡ nhỏ chiếm tỷ lệ 14,5% và hộ gia đình cỡ lớn chiếm tỷ lệ thấp
với 2,3%. Tỷ lệ hộ gia đình cỡ lớn tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bình Định, Tiền Giang và Bến
Tre.
Biểu đồ 1: Quy mô số thành viên trong hộ gia đình
83.2

77.0

15.5

14.5

7.5


2.3

Hộ đang sử dụng KSH
Dƣới 4 ngƣời

Từ 4 - 7 ngƣời

Hộ chƣa sử dụng KSH
Từ 8 ngƣời trở lên

1.1.2. Số người làm ra thu nhập của hộ
Số ngƣời làm ra thu nhập ở cả hộ chƣa sử dụng và hộ đã sử dụng KSH tại các tỉnh khảo sát
chủ yếu là từ 2 – 4 ngƣời, trong đó số ngƣời làm ra thu nhập là 2 ngƣời tại mỗi hộ đều chiếm
tỷ lệ cao nhất (67,3% đối với hộ đã sử dụng KSH; 61,7% đối với hộ chƣa sử dụng KSH).

INVESTCONSULT GROUP

18


BỘ NN&PTNT / CỤC CHĂN NUÔI

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT NHU CẦU TÍN DỤNG
VI MÔ CHO NGÀNH KHÍ SINH HỌC

1.1.3. Trình độ học vấn của chủ hộ
Trình độ học vấn của cả chủ hộ chƣa sử dụng và đang sử dụng KSH tại các địa phƣơng khảo
sát là tƣơng đƣơng nhau, hầu hết đều ở mức Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, với tỷ
lệ 73,1% đối với hộ đang sử dụng KSH, 74% đối với hộ chƣa sử dụng KSH. Số chủ hộ có

trình độ trung cấp trở lên chỉ chiếm 4,8% đối với hộ đang sử dụng KSH, 3,9% đối với hộ
chƣa sử dụng KSH.
Trình độ của chủ hộ có những hạn chế nhất định, đòi hỏi công tác tuyên truyền về lợi ích của
các công trình khoa học nhƣ việc sử dụng khí sinh học phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, chú
trọng áp dụng phƣơng tiện truyền thông trực tiếp, có sự diễn đạt, minh hoạ gần gũi và dễ hiểu,
tạo điều kiện để ngƣời dân nhận thức và tiếp nhận chƣơng trình dự án một cách an tâm và tự
nguyện.
1.2. Thu nhập của hộ khảo sát
1.2.1. Thu nhập bình quân hàng tháng của hộ
Thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình chƣa và đã sử dụng KSH hầu hết đều ở mức
trung bình và thấp. Trong tổng số các hộ đã sử dụng KSH đƣợc phỏng vấn thì chỉ có 8,8% số
hộ có thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng, tỷ lệ này ở hộ chƣa sử dụng KSH là 12,6%, và đều tập
trung chủ yếu ở Bắc Giang, Bình Định, Tiền Giang và Bến Tre. Đây cũng là những tỉnh có
nền kinh tế hàng hoá phát triển hoặc có quy mô chăn nuôi lớn hơn các tỉnh còn lại.
Các hộ đã sử dụng KSH có thu nhập từ 2 đến dƣới 3 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất với
38,2%, tiếp đến là các hộ có thu nhập từ 1 đến dƣới 2 triệu đồng/tháng chiếm 22,5%. Đối với
hộ chƣa sử dụng KSH, tỷ lệ những hộ có mức thu nhập từ 1 đến dƣới 2 triệu đồng, từ 2 đến
dƣới 3 triệu đồng và từ 3 đến dƣới 4 triệu đồng là tƣơng đƣơng nhau. Tỷ lệ về thu nhập bình
quân của hộ đƣợc thể hiện ở Biểu đồ 2 dƣới đây:
Biểu đồ 2: Mức thu nhập bình quân hàng tháng của hộ khảo sát
38.2

Hộ đã sử dụng CTKSH
Hộ chưa xây dựng CTKSH
22.5

25.3

24.2
21.1


20.6
13.3

12.6

8.8

8.8

4 - <5tr

Trên 5tr

3.5
1.1
Dưới 1tr

INVESTCONSULT GROUP

1 - <2tr

2 - <3tr

3 - <4tr

19


BỘ NN&PTNT / CỤC CHĂN NUÔI


NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT NHU CẦU TÍN DỤNG
VI MÔ CHO NGÀNH KHÍ SINH HỌC

1.2.2. Các nguồn thu nhập chính của hộ khảo sát
Kết quả khảo sát cho thấy nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình đã sử dụng KSH là từ
chăn nuôi và trồng trọt, trong đó số hộ có nguồn thu nhập từ chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất,
với 87,5%, tiếp đến là tỷ lệ các hộ có nguồn thu nhập từ trồng trọt, với 75,0%. Các hộ có thu
nhập từ nguồn dịch vụ, buôn bán chiếm tỷ lệ 30,8%, tập trung chủ yếu ở hai tỉnh Bình Định
và Tiền Giang. Số hộ có nguồn thu nhập từ nghề thủ công, nghề phụ chiếm tỷ lệ thấp nhất,
với 4,8%, tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung.
Biểu đồ 3: Các nguồn thu nhập của hộ đã sử dụng KSH

87.5%

75.0%

30.8%

17.3%

4.8%

Từ Trồng trọt

Từ chăn nuôi

Từ dịch vụ, buôn
bán


Từ nghề thủ công,
nghề phụ

Từ tiền lương, tiền
công

Trong khi đó, 92,4% số hộ chƣa sử dụng KSH có thu nhập từ chăn nuôi và 81,8% số hộ có
nguồn thu từ trồng trọt. Các hộ có thu nhập từ nghề thủ công, nghề phụ chiếm tỷ lệ là 22,4%,
tập trung chủ yếu ở các tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang và Tiền Giang. Hộ có thu nhập từ dịch vụ,
buôn bán chiếm tỷ lệ thấp nhất, với 14,9%, tập trung nhiều nhất ở tỉnh Bình Định.
Biểu đồ 4: Các nguồn thu nhập của hộ chƣa sử dụng KSH
92.4%

81.8%

22.4%
17.8%
14.9%

Từ trồng trọt

INVESTCONSULT GROUP

Từ chăn nuôi

Từ dịch vụ, buôn
bán

Từ nghề thủ công,
nghề phụ


Từ tiền lương, tiền
công

20


BỘ NN&PTNT / CỤC CHĂN NUÔI

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT NHU CẦU TÍN DỤNG
VI MÔ CHO NGÀNH KHÍ SINH HỌC

1.3. Xếp loại kinh tế hộ gia đình
Theo quy ƣớc về cách xác định hộ nghèo trong phạm vi của Nghiên cứu này, hộ nghèo là
những hộ đƣợc xác định theo tiêu chuẩn nghèo tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg do Thủ
tƣớng Chính phủ ban hành1 (có “sổ hộ nghèo” do Bộ Lao động và Thƣơng binh Xã hội cấp),
các mức độ khác đƣợc đánh giá tƣơng đối theo thu nhập bình quân hàng tháng của hộ hoặc
theo phân loại của cộng đồng và quan sát, đánh giá của cán bộ phỏng vấn.
Số liệu khảo sát cho thấy, nhìn chung mức thu nhập của hộ đã sử dụng KSH và hộ chƣa sử
dụng KSH không có sự khác biệt nhiều. Đối với cả hai loại hộ này, số hộ có thu nhập ở mức
trung bình đều chiếm tỷ lệ cao nhất (lần lƣợt là 80,9% và 82,6%), trong khi đó, tỷ lệ hộ nghèo
đều chiếm ở mức thấp (lần lƣợt là 1,0% và 1,9%). Có thể nói, việc xếp loại kinh tế này khá
tƣơng ứng với mức thu nhập bình quân hàng tháng của các hộ đƣợc khảo sát.
Biểu đồ 5: Xếp loại kinh tế hộ khảo sát

82.6 80.5

1.9 1.0

Nghèo


4.9

10.6

8.0

Cận nghèo

Hộ đã sử dụng KSH

Trung bình

10.5

Khá, giàu

Hộ chƣa sử dụng KSH

1.4. Tình hình chăn nuôi của hộ chƣa sử dụng KSH
Với mục tiêu khảo sát nhu cầu xây dựng công trình KSH của hộ dân, nhóm nghiên cứu hƣớng
đến đối tƣợng tiềm năng là những hộ dân chăn nuôi nhiều lợn. Trong nỗ lực phát triển kinh tế
theo mô hình trang trại hoặc quy mô hộ gia đình và nhu cầu nguyên liệu cho công trình khí
sinh học, lợn là loại gia súc đƣợc nhiều hộ lựa chọn chăn nuôi với số lƣợng ngày càng lớn. Có
những hộ nuôi với quy mô lớn từ 80 đến 90 con nhƣ ở Bắc Giang và Bến Tre. Trong khi đó,
cùng với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp thì việc tận dụng sức kéo của
trâu, bò đã không còn phổ biến nhƣ trƣớc do đó ngày càng có ít hộ chăn nuôi trâu, bò và chủ
yếu nuôi theo hình thức chăn thả. Đối với gia cầm, hầu hết các hộ chỉ nuôi theo dạng chăn thả
từ một đến hai đàn với số lƣợng không lớn khoảng 10 - 20 con. Chỉ có một số ít hộ nuôi nhốt
với quy mô lớn từ vài trăm đến hàng nghìn con.


1

Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg do Thủ tƣớng ban hành ngày 8-7-2005 về chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 20062010: Điều kiện để đƣợc xác nhận và cấp “sổ hộ nghèo” là gia đình thuộc diện có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời hàng
tháng từ 200.000 đồng trở xuống đối với khu vực nông thôn, hoặc 260.000 đồng trở xuống đối với khu vực thành thị.
INVESTCONSULT GROUP

21


BỘ NN&PTNT / CỤC CHĂN NUÔI

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT NHU CẦU TÍN DỤNG
VI MÔ CHO NGÀNH KHÍ SINH HỌC

Kết quả khảo sát tại 6 tỉnh cho thấy, bình quân mỗi hộ gia đình nuôi khoảng 10 con lợn, trong
đó Tiền Giang là tỉnh có số lợn nuôi bình quân/hộ nhiều nhất, với 14 con/hộ, và Thanh Hóa là
tỉnh có số lợn nuôi bình quân/hộ ít nhất, chỉ 5 con lợn/hộ.
Biểu đồ 6: Số lƣợng lợn nuôi trung bình/ hộ tại các địa bàn khảo sát
Đơn vị: Con
14

13

13

11

10
7

5

Phú Thọ Bắc Giang

Thanh
Hóa

Bình Định

Tiền
Giang

Bến Tre

Tổng

II. PHÁT HIỆN VÀ PHÂN TÍCH
A. NHU CẦU ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC
2.1. Hiểu biết về công trình KSH
Công tác truyền thông về Dự án là yếu tố hết sức quan trọng trong việc giúp ngƣời dân có
hiểu biết đúng đắn về công trình KSH. Với nhận định nhƣ vậy, nhóm khảo sát đã tiến hành
phỏng vấn và thu thập ý kiến thể hiện nhận thức và hiểu biết của các hộ gia đình chƣa xây
dựng công trình KSH về các lợi ích của công trình KSH cũng nhƣ nguồn thông tin mà họ có.
Có tới 92,1% số hộ chƣa dùng KSH cho biết họ đã từng nghe nói đến công trình KSH. Nguồn
thông tin mà các hộ tiếp cận với chƣơng trình chủ yếu là từ các phƣơng tiện thông tin đại
chúng (66,3%), từ bạn bè, hàng xóm, ngƣời thân (54,8%) cũng nhƣ từ sự tuyên truyền của Dự
án (41,9%)… Đặc biệt, có đến 70,3% số hộ cho biết họ đƣợc những hộ đã sử dụng KSH
truyền đạt nhiều nội dung về Dự án và những lợi ích mà công trình KSH mang lại.

INVESTCONSULT GROUP


22


BỘ NN&PTNT / CỤC CHĂN NUÔI

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT NHU CẦU TÍN DỤNG
VI MÔ CHO NGÀNH KHÍ SINH HỌC

Biểu đồ 7: Nguồn thông tin mà hộ đƣợc tiếp cận về công trình KSH

70.3%
66.3%

54.8%

41.9%

Bạn bè, hàng xóm, người Truyền thông đại chúng
thân

Người đã có công trình
KSH

Tuyên truyền của dự án

Có thể thấy, đối với các hộ chƣa xây dựng CTKSH thì các thông tin đến với họ thông qua
kênh bạn bè, hàng xóm, đặc biệt là từ những ngƣời đã sử dụng KSH, hoặc qua các phƣơng
tiện truyền thông đại chúng cũng nhƣ tuyên truyền của Dự án có ý nghĩa rất quan trọng. Để
mở rộng hơn nữa sự tham gia của ngƣời dân vào Chƣơng trình Dự án KSH, Văn phòng Dự án

TW và địa phƣơng cần quan tâm đến một kênh thông tin quan trọng là những hộ gia đình đã
sử dụng KSH và các cán bộ địa phƣơng.
Hầu hết ngƣời dân khi tìm hiểu về lợi ích của CTKSH đều cho rằng, CTKSH có thể giúp gia
đình họ giảm ô nhiễm môi trƣờng (chiếm 82,1% số ngƣời đƣợc hỏi) và giảm chi phí chất đốt
(chiếm 81,6% số ngƣời đƣợc hỏi). Ngoài ra họ cũng nhận thấy việc xây dựng CTKSH còn có
thể giúp họ giảm các chi phí khác nhƣ chi phí thắp sáng, chi phí phân bón hoặc tiết kiệm thời
gian đun nấu…
Trong quá trình khảo sát, có rất nhiều ngƣời dân còn thể hiện một nhận thức khá sâu sắc về
tiện ích lâu dài của CTKSH trong tƣơng lai đối với nền kinh tế chăn nuôi trọng điểm của gia
đình. Ông Võ Văn Lợi ở huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết, gia đình ông hiện nay có
20 con lợn, việc xây dựng CTKSH có thể tạo cho gia đình ông một hƣớng phát triển kinh tế
khép kín: muốn có nhiều chất đốt thì phải chăn nuôi, muốn chăn nuôi phát triển thì phải có
thức ăn và nguồn nhiên liệu, mà nguồn nhiên liệu và một phần nguồn thức ăn chăn nuôi lại
lấy từ CTKSH. Nhƣ vậy, việc xây dựng CTKSH không chỉ giúp gia đình ông giải quyết vấn
đề ô nhiễm môi trƣờng và có thêm chất đốt mà còn thúc đẩy hoạt động chăn nuôi tạo thu nhập
cho gia đình ông.
2.2. Nhu cầu xây dựng công trình KSH của ngƣời dân
Mức độ sẵn sàng xây công trình KSH
INVESTCONSULT GROUP

23


BỘ NN&PTNT / CỤC CHĂN NUÔI

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT NHU CẦU TÍN DỤNG
VI MÔ CHO NGÀNH KHÍ SINH HỌC

Khi đƣợc hỏi về việc có sẵn sàng xây dựng CTKSH, có tới 52,2% số ngƣời dân tại các địa
phƣơng khảo sát cho biết họ sẵn sàng làm. Số ngƣời cho biết họ có thể sẽ xây CTKSH chiếm

tỷ lệ tƣơng đối cao với 35,7%, trong khi đó số ngƣời dân còn băn khoăn chƣa biết có xây hay
không và số ngƣời khẳng định sẽ không xây chỉ chiếm tỷ lệ thấp (lần lƣợt là 7,4% và 4,7%).
Trong số ít ngƣời dân khẳng định sẽ không xây dựng CTKSH thì đa phần là do họ coi việc
chăn nuôi chỉ mang tính tạm thời và có ý định chuyển sang hình thức sản xuất, kinh doanh
khác, hoặc họ không thể duy trì việc chăn nuôi với số lƣợng nhƣ hiện nay trong thời gian tới.
Một số khác thì cho biết, do chƣa có sự đồng thuận trong gia đình về việc xây CTKSH nên họ
sẽ không làm. Ngoài ra, có những hộ do chuồng trại chƣa cố định hoặc chuồng chăn nuôi ở xa
nhà nên họ chƣa có ý định xây CTKSH.
Biểu đồ 8: Mức độ sẵn sàng xây dựng công trình KSH

4.7

35.7

7.4

52.2

Sẵn sàng làm
Có thể sẽ làm
Không làm
Chƣa biết

Có thể thấy, nhu cầu xây dựng của hộ dân là rất cao. Điều này chứng tỏ các hộ đã nhận thức
đƣợc khá rõ tác dụng của CTKSH đối với gia đình và đánh giá cao các lợi ích mà công trình
này đem lại. Tuy nhiên, những hộ có ý định sẽ xây dựng CTKSH trong tƣơng lai (những hộ
sẵn sàng xây và có thể sẽ xây) chủ yếu vẫn là những hộ có mức thu nhập trung bình trở lên,
trong khi chỉ có rất ít những hộ xếp loại hộ nghèo hoặc cận nghèo cho biết họ sẽ xây dựng
công trình này.


INVESTCONSULT GROUP

24


BỘ NN&PTNT / CỤC CHĂN NUÔI

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT NHU CẦU TÍN DỤNG
VI MÔ CHO NGÀNH KHÍ SINH HỌC

Biểu đồ 9: Mức thu nhập của các hộ có mong muốn xây dựng công trình KSH
84.3%

9.2%
5.1%
1.4%
Nghèo

Cận nghèo

Khá/Giầu

Trung bình

Tại hầu hết các địa bàn khảo sát, số ngƣời dân trả lời sẵn sàng xây dựng công trình KSH đều
chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với các trả lời còn lại. Riêng ở Thanh Hoá, số hộ cho biết sẵn sàng
xây ngang bằng với số hộ cho biết có thể sẽ xây (đều là 32,1%) và đây cũng là tỉnh có tỷ lệ
ngƣời dân có dự định xây CTKSH trong tƣơng lai (sẵn sàng xây và có thể sẽ xây) thấp nhất
trong 6 tỉnh khảo sát (64,2%). Các tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang, Bình Định, Tiền Giang và Bến
Tre đều có tỷ lệ ngƣời dân dự định xây biogas vƣợt hơn 80%. Đặc biệt, tỷ lệ hộ dân sẵn sàng

xây và có thể sẽ xây biogas ở Bắc Giang là 92,3%, ở Bến Tre là 95,9%.
Bảng 3: Mức độ sẵn sàng xây dựng công trình KSH tại các tỉnh khảo sát
Đơn vị: tỷ lệ %
Mức độ sẵn
sàng

Phú
Thọ

Bắc
Giang

Thanh
Hoá

Bình
Định

Tiền
Giang

Bến
Tre

Tổng

Sẵn sàng làm

64.6


53.8

32.1

48.9

50.0

55.1

52.2

Có thể sẽ làm

27.1

38.5

32.1

36.2

38.6

40.8

35.7

Không làm


6.3

7.7

7.1

2.1

4.5

2.0

4.7

Chƣa biết

2.1

0.0

28.6

12.8

6.8

2.0

7.5


Tổng

100.0

100.0

100.0

100.0

100.0

100.0

100.0

Thời điểm dự kiến xây dựng công trình KSH của hộ
Trong số những hộ khảo sát cho biết sẵn sàng hoặc có thể sẽ xây CTKSH trong tƣơng lai thì
có đến 58% số hộ dự kiến xây dựng CTKSH vào năm 2010; 20,4% số hộ dự kiến xây vào
năm 2011; chỉ có 4,1% số hộ dự kiến xây vào năm 2012; số còn lại cho biết họ sẽ xây vào
thời điểm khác hoặc chƣa xác định đƣợc thời điểm xây .

INVESTCONSULT GROUP

25


×