Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

BÁO CÁO THẨM ĐỊNH, TÁI THẨM ĐỊNH Công ty Cổ phần chế tạo Điện cơ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.28 KB, 19 trang )

Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Chi Nhánh
Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------o0o--------

-------o0o--------

Hà nội, ngày 26 tháng 11 năm 2015

BÁO CÁO
THẨM ĐỊNH, TÁI THẨM ĐỊNH
- Căn cứ Luật tổ chức tín dụng
- Căn cứ quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng theo quyết định số
1627/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Căn cứ đơn xin vay vốn, các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
Chế tạo Điện cơ Hà Nội vàkết quả thẩm định của Ngân hàngTMCP Quốc Dân chi nhánh 20 Ngô
Quyền, Phường Tràng Tiền,Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ngày 20 tháng 11 năm 2015.

I. HỒ SƠ PHÁP LÝ
1. Giấp phép thành lập, kinh doanh, Điều lệ của Công ty
-

Tên khách hàng: HEM
Tên Công ty: Công ty Cổ phần chế tạo Điện cơ Hà Nội
Thuộc loại hình: Công ty Cổ phần
Tên viết tắt: HEM.,JSC
Tổng Giám đốc Công ty: Ông Phạm Mạnh Hà


Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0100100456 do Sở Kế hoạch và đầu tư
Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 03 tháng 07 năm 2009, đăng ký sửa đổi lần 3 ngày 21

-

tháng 04 năm 2014
Địa chỉ: KM 12, Đường Cầu Diễn, P.Phúc Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội
Số điện thoại: +84 4 3765 5510
Fax: +84 4 3765 5509
Email:
Website: www.hem.vn

Công ty CP Chế tạo Điện cơ Hà Nội (HEM) thuộc Tổng Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Điện
Việt Nam (GELEX)- Bộ Công Thương, được thành lập ngày 15/01/1961 và hiện là doanh
nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực chế tạo động cơ điện, máy phát điện, máy biến
thế và các thiết bị kỹ thuật điện khác.
2. Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện, các cấu
kiện kim loại, máy móc thong dụng khác;
• Gia công cơ khí;
• Sửa chữa thiết bị điện, máy móc, thiết bị các loại;
• Lắp đặt hệ thống điện, máy móc và thiết bị công nghiệp;
• Kinh doanh bất động sản, xây dựng nhà các loại;
• Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
• Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật.

1
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại



• Thiết kế, thi công, lắp đặt công trình đường dây, trạm biến áp, trạm bơm, trạm thủy
điện.
• Kinh doanh Khách sạn – Văn phòng: khách sạn 5* Melia
• Giáo dục đào tạo nghề: Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội
3. Vốn góp của Công ty
Vốn điều lệ: 322.450.000.000 VNĐ
4. Ban lãnh đạo Công ty


Hội đồng quản trị:

- Ông Nguyễn Hoa Cương
- Ông Nguyễn Kiến Thiết
- Ông Nguyễn Trọng Tiếu
- Ông Phạm Mạnh Hà
- Bà Nguyễn Thị Thanh Mai



Ban Kiểm soát:



Ban Tổng Giám đốc: :

- Bà Phạm Thị Minh Cúc
- Ông Tạ Đình Lân
- Bà Đoàn Thị Lan Phương

- Tổng Giám đốc: Ông Phạm Mạnh Hà
- Phó Tổng Giám đốc: Ông Đoàn Văn Quý
- Phó Tổng Giám đốc: Ông Hà Tiến Lực
- Phó Tổng Giám đốc: Bà Nguyễn Thị Thanh Mai

5. Người đại diện vay vốn: Ông Phạm Mạnh Hà
- Chức vụ: Tổng Giám Đốc
- Sinh ngày: 27/12/1969
- Dân tộc: Kinh

Quốc tịch: Việt Nam

- Số CMTND: 011346989 do CA TP. Hà Nội cấp ngày 16/01/1999
- Hộ khẩu thường trú: Số 304, Phố Cổ - Hoàn Kiếm – Hà Nội
- Năng lực: Tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh trường Học viện Tài chính

II. Nhu cầu vay vốn của khách hàng
- Số tiền đề nghị vay: 4.300.000.000 đồng
- Hình thứ vay: vay luân chuyển
- Thời hạn vay: 06 tháng kể từ ngày ký hợp đồng tín dụng.
- Lãi suất: Theo quy định của Ngân hàng
- Phương thức trả nợ đề nghị: lãi trả hàng tháng vào cuối tháng trả nợ gốc một lần vào
cuối kỳ.
- Mục đích vay: Bổ sung vốn lưu động thanh toán tiền mua nguyên vật liệu

III. Bảo đảm tiền vay
2
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại



- Tài sản đảm bảo tiền vay: Thế chấp tài sản là Quyền sở hữu nhà của bên thứ ba, cụ thể
là: Giá trị quyền sử dụng đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Nhà nước, nơi có
tài sản đảm bảo tiền vay là mảnh đất thuộc thôn Cao Xá, xã Đức Thượng, Huyện Hoài Đức,
tp.Hà Nội,
- Trị giá mảnh đất : 5.000.000.000 đồngđể bảo đảm cho khoản vay 4.300.000.000 đồng
của Công ty Cổ phầ Chế tạo điện cơ Hà Nội.
- Chủ sở hữu tài sản đảm bảo: bà Nguyễn Thị Thanh Mai – thành viên HĐQT Công ty.
- Phương thức quản lý tài sản: Ngân hàng giữ, bảo quản bản gốc GCN quyền sử dụng đất quyền

IV. Phân tích, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
1, Thẩm định chung về Công ty
 Sản phẩm: Công ty có nhiều loại sản phẩm chủ yếu là động cơ ( từ động cơ có công
suất 0,12 KW trọng lượng 3 kg/chiếc đến loại động cơ có công suất 2500KW trọng lượng 23
tấn/ chiếc), máy biến áp, tủ điện phân phối, tủ điều khiển,.....

Tình hình tiêu thụ sản phẩm những năm gần đây
Chỉ tiêu

Tổng doanh
thu
Doanh thu từ
tiêu thụ động
cơ điện
Doanh thu
tiêu thụ máy
biến áp
Doanh thu từ
hoạt động sửa

chữa
Doanh thu từ
mua bán vật

Doanh thu
khác

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Số tiền
(đồng)

Tỷ
trọng
(%)

Số tiền
(đồng)

Tỷ
trọng
(%)

Số tiền
(đồng)


Tỷ
trọng
(%)

360.824.210.457

100

430.200.226.657

100

489.361.964.476

100

284.329.477.840

78,8

327812572712

76,2

367510835321

75,1

27.711.299.363


7,68

33942797883

7,89

39197893354

8,01

17.319.562.102

4,8

21165851152

4,92

23000012330

4,7

16.670.078.523

4,62

21208871174

4,93


25887247921

5,29

14.793.792.628

4,1

26070133735

6,06

33765975549

6,9

3
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại


Qua bảng trên ta thấy doanh thu của công ty có rất nhiều nguồn, chủ yếu từ doanh thu
tiêu thụ động cơ điện, doanh thu tiêu thụ máy biến áp.Trong 3 năm qua về tốc độ tăng trưởng
của công ty tăng đều và ổn định.
 Máy móc thiết bị:
Chỉ tiêu

31/12/2012


31/12/2013

31/12/2014

Số tăng trong năm

3.909.928.893

7.656.361.353

10.761.673.894

Số giảm trong năm

(252.961.089)

(2.591.230.252)

(76.730.000)

Số dư cuối năm

104.436.303.840

110.501.434.941

121.186.378.835

Hệ số tăng TSCĐ


3,74%

6,93%

8,88%

Hệ số giảm TSCĐ

0,24%

2,34%

0,06%

Số lượng tài sản cố định tăng là do Công ty đã mua trang thiết bị máy móc bổ sung thêm
trong năm để phục vụ sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Từ năm 2012 đến
2014 hệ số tăng TSCĐ tăng đều nhưng rất thấp. Số lượng tài sản cố định giảm là do Công ty
đánh giá lại hoặc do có tài sản bị hư hỏng hay thanh lý. Từ năm 2012 đến 2014 hệ số giảm
TSCĐ tăng k đáng kể.
→ TSCĐ của Công ty vẫn còn tốt chưa phải mua thêm để thay thế.
 Nguyên liệu đầu vào: Thị trường đầu vào, nguyên vật liệu chính của Công ty là các sản
phẩm của ngành cơ khí, luyện kim như sắt, thép, nhôm, gang…và một số vật tư phụ. Đầu
vào của Công ty chủ yếu mua ở trong nước.
 Thị trường tiêu thụ:Khách hàng của Công ty HEM là các Công ty chế tạo bơm, Tổng
công ty thép, Tổng công ty xi măng, Tổng công ty phân bón và hoá chất. Tổng công ty
mía đường, Tổng công ty điện lực Việt Nam… và người tiêu dùng trong cả nước. Hiện
nay Công ty có mạng lưới tiêu thụ phân bố ở 61 tỉnh, thành phố thông qua các cửa hàng
bán lẻ, cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Nhìn chunh thị trường của Công ty chủ yếu là nội
địa nhưng hiện nay Công ty đangcó xu hướng xuất sang một số thị trường nước ngoài như
Lào, Campuchia.

-Quan hệ của Công ty với Ngân hàng:Công ty CPCTĐC Hà Nội là khách hàng thường
xuyên thanh toán qua tài khoản thanh toán của Ngân hàng và có quan hệ tín dụng trong 5
năm gần đây, gần nhất là vào năm T6/2013. Trong thời gian quan hệ tín dụng với Ngân
hàng, Công ty luôn chấp hành đầy đủ những quy định của Ngân hàng, đặc biệt trong vấn

4
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại


đề trả nợ gốc và lãi, không để xảy ra trường hợp nợ quá hạn.Công ty CPCTĐC Hà Nội
được đánh giá là khách hàng có uy tín.
2.
Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, thực trạng quản lý của Công ty
Số liệu:
Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2013 - 2014
Đơn vị tính: Đồng

5
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại


STT

Chỉ Tiêu

Năm 2014


Năm 2013

I

TÀI SẢN NGẮN HẠN

232.392.885.104

202.058.419.118

1

Tiền và các khoản tương đương tiền

15.335.954.247

51.255.615.711

2

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

82.628.000.000

32.848.000.000

3

Các khoản phải thu ngắn hạn


102.528.721.457

85.338.256.911

4

Hàng tồn kho

30.748.563.284

31.709.805.160

5

Tài sản ngắn hạn khác

1.151.646.116

906.741.336

II

TÀI SẢN DÀI HẠN

253.282.599.002

906.741.336

1


Các khoản phải thu dài hạn

-

-

2

Tài sản cố định

52.502.004.720

47.896.596.676

3

Bất động sản đầu tư

4

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

199.744.829.336

199.744.829.336

5

Tài sản dài hạn khác


1.035.764.946

4.477.225.878

TỒNG CỘNG TÀI SẢN

485.675.484.106

454.177.071.008

III

NỢ PHẢI TRẢ

65.852.317.302

67.709.514.941

1

Nợ ngắn hạn

64.215.317.302

65.709.514.941

2

Nợ dài hạn


1.637.000.000

2.000.000.000

IV

NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

419.823.166.804

386.467.556.067

1

Vốn chủ sở hữu

418.879.765.051

385.552.691.049

2

Nguồn kỉnh phí, quỹ khác

943.401.753

385.552.691.049

485.675.484.106


454.177.071.008

-

TỒNG CỘNG NGUỒN VỐN

Bảng báocáo kết quả kinh doanh của Công ty 2013 – 2014
Đơn vị: Đồng

6
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại


STT

CHỈ TIÊU

Năm 2014

Năm 2013

1

Doanh thu bán hàng & cung cấp
dịch vụ

419.347.938.162


382.119.684.733

2

Các khoản giảm trừ doanh thu

1.557.265.816

738.043.118

3

Doanh thu thuần về bán hàng &
cung cấp dịch vụ

417.790.672.346

381.381.641.615

4

Giá vốn hàng bán

357.363.584.179

313.161.551.155

5


Lợi nhuận gộp về bán hàng & cung
cấp dịch vụ

60.427.088.167

68.220.090.460

6

Doanh thu hoạt động tài chính

70.154.531.884

47.265.753.102

7

Chi phí tài chính

965.701.797

2.812.640.356

8

Chi phí bán hàng

19.147.161.461

23.830.225.171


9

Chi phí quản lý doanh nghiệp

27.612.862.274

27.580.860.854

10

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh

82.855.894.519

61.262.117.181

11

Thu nhập khác

1.416.760.246

1.552.831.940

12

Chi phí khác


241.612.020

178.013.924

13

Lợi nhuận khác

1.175.148.226

1.374.818.016

14

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

84.031.042.745

62.636.935.197

15

Chi phí thuế TNDN hiện hành

4.478.850.743

5.066.600.700

16


Lợi nhuận sau thuế TNDN

79.552.192.002

57.570.334.497

17

Lãi cơ bản trên cổ phiếu

2.479

1.799

a, Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng vốn của Công ty
- Vốn cố định:

7
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại


Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty năm 2013, 2014

Chỉ tiêu

Năm 2013
(VNĐ)


Năm 2014
(VNĐ)

1. Doanh thu
381.381.641.615 417.790.672.346
thuần (VNĐ)
2. Lợi nhuận sau
57.570.334.497 79.552.192.002
thuế (VNĐ)
3. VCĐ bình quân
285.625.020.970 252.700.625.446
(VNĐ)

Chênh lệch
Số tuyệt đối(VNĐ)

Tỷ
trọng(%)

36.409.030.731

9,5

21.981.857.505

38,18

-32.924.395.524

-11,53


4. Hiệu suất sử
dụng VCĐ (1:3)

1,34

1,65

0,31

23,13

5. Hàm lượng
VCĐ (3:1)

0,75

0,6

-0,15

-20

6. Tỷ suất lợi nhuận
VCĐ (2:3)

20

30


10

50

Hiệu suất sử dụng vốn cố đinh năm 2014 so với năm 2013 tăng 0,31 với tỷ lệ tăng 23,13%.
Cụ thể hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2013 là 133,53%, năm 2014 là 165,33%. Điều đó
có nghĩa là với 1 đồng VCĐ sử dụng vào kinh doanh năm 2013 tạo ra 1,34 đồng doanh thu
thuần thì sang năm 2014 tạo ra được 1,65 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân là năm 2014
so với 2013 trong khi doanh thu thuần tăng thì vốn cố định bình quân giảm.
Hàm lượng VCĐ tỉ lệ nghịch với hiệu suất sử dụng VCĐ. Do hiệu suất sử dụng VCĐ tăng
nên chỉ tiêu hàm lượng VCĐ giảm. Chỉ tiêu này năm 2014 đã giảm 0,15 tương ứng với tỷ lệ
giảm là 20% so với năm 2013. Nếu năm 2013 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần cần 0,75
đồng VCĐ thì năm 2014 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần chỉ cần 0,6 đồng. Chi phí về VCĐ
giảm chứng tỏ rằng hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty tăng lên, Công ty cần phát huy hơn
nữa điều này, năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công ty có được thành tích này được
giải thích bới các biện pháp sử dụng TSCĐ ngày càng hiệu quả, khai thác tối đa công suất
của TSCĐ, quản lý tốt TSCĐ.
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ cũng tăng 10 tương đương tỷ lệ tăng là 50%. Năm 2013 cứ 100 đồng
VCĐ bình quân có thể tạo ra được 20 đồng lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2014 cứ 100
đồng VCĐ bình quân có thể tạo ra được 30 đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là một ưu điểm mà
Công ty cần phát huy trong việc sử dụng vốn. Từ đó cho thấy Công ty đã nâng cao được hiệu
quả sử dụng vốn cố định trong năm 2014.
- Vốn kinh doanh:
Các chỉ tiêu đánh giá doanh thu năm 2013, 2014

Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014


Chênh lệch

8
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại


Tỷ trọng
(%)

Số tuyệt đối
1. Doanh thu thuần
(đồng)
2. Lợi nhuận sau thuế
(đồng)
3. VKD bình quân
(đồng)
Vòng quay VKD =
(1:3) (lần)
Tỷ suất lợi nhuận
VKD
Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế /VKD =(2:3) (%)

381.381.641.615 417.790.672.346

3.640.903.0731


9,5

79.552.192.002

21.981.857.505

38,18

480.137.767.984 469.926.277.557

1.021.149.0427

2,17
12,66

57.570.334.497

0,79

0,89

0,1

11,99

16,93

4,94

41,2


Hệ số vòng quay VKD của Công ty năm 2014 tăng 0,1 tương ứng tỷ lệ tăng là 12,66%
lần so với năm 2013 do tốc độ tăng doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh
bình quân (9,5% > 2,17%). Nghĩa là một đồng vốn bình quân bỏ ra năm 2013 thu về 0,79
đồng doanh thu thuần thì năm 2014 thu về 0,98 đồng doanh thu thuần.
b, Đánh giá công tác quản lý lợi nhuận
Các chỉ tiêu về lợi nhuận của Công ty năm 2013, 2014

(ĐVT: VNĐ)

Chênh lệch

Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

1. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ

68.220.090.460

60.427.088.167

7.793.002.293

2. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh


61.262.117.181

82.855.894.519

21.981.857.505

1.374.818.016

1.175.148.226

-199.669.790

3. Lợi nhuận khác
4.

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

62.636.935.197

84.031.042.745

21.394.107.548

5.

Lợi nhuận sau thuế TNDN

57.570.334.497

79.552.192.002


21.981.857.505

Nhận xét:
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 giảm 7.793.002.293 đồng so
với năm 2013 tương ứng giảm 11,42% so với năm 2013
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2014 tăng 21.981.857.505 đồng tương
ứng tăng 38,18% so với năm 2013.
-Lợi nhuận khác năm 2014 giảm 199.669.790 đồng tương ứng giảm 14,52% so với năm
2013
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối công ty giữ lại để tái đầu tư và trích lập một số quỹ
cần thiết.
c,Đánh giá công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm
Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo hai phương pháp :

9
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại


- Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: áp ụng đối với những chi phí liên quan đến một đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc
phản ánh chi phí thực tế phát sinh trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí có liên quan.
- Phương pháp tập hợp chi phí gián tiếp: áp dụng đối với nhứng chi phí sản xuất có liên quan
đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí.
Bảng tập hợp chi phí của Công tynăm 2013, 2014
(ĐVT: VNĐ)

Giá vốn hàng bán

Chi phí tài chính
Chí phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chí phí khác
Tổng chi phí

313.161.551.155
2.812.640.356
23.830.225.171
27.580.860.854
178.013.924
367.563.291.460

357.363.584.179
965.701.797
19.147.161.461
27.612.862.274
241.612.020
405.330.921.731

d, Đánh giá công tác quản lý rủi ro tài chính của Công ty
Rủi ro tài chính của Công ty bao gồm rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh
khoản. Công ty đã xây dựng hệ thống kiểm soát nhằm đảm bảo sự cân bằng ở mức hợp lý
giữa chi phí rủi ro phát sinh và chi phí quản lý rủi ro.
Ban Tổng Giám đốc Công ty có trách nhiệm theo dõi quy trình quản lý rủi ro để đảm
bảo sự cân bằng giữa rủi ro và kiểm soát rủi ro.
- Rủi ro thị trường
Hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu chịu rủi ro khi có sự thay đổi về tỷ giá hối đoái
và lãi suất.
+ Rủi ro về giá: Công ty chịu rủi ro về giá của các công cụ vốn phát sinh từ các khoản

đầu tư cổ phiếu ngắn hạn và dài hạn do tính khồn chắc chắn về giá tương lai của cổ phiếu đầu
tư. Các khoản đầu tư cổ phiếu dài hạn được nắm giữ với mục đích chiến lược lâu dài, tại thời
điểm kết thúc năm tài chính Công ty chưa có kế hoạch bán các khoản đấu tư này.
+ Rủi ro về tỷ giá hối đoái: Công ty chịu rủi ro về tỷ giá do giá trị hợp lý của các
luồng tiền trong tương lai của một công cụ tài chính sẽ biến động theo những thay đổi của tỷ
giá ngoại tệ khi các khoản vay, doanh thu và chi phí của Công ty được thực hiện bằng đơn vị
tiền tệ khác với đồng Việt Nam.
+ Rủi ro về lãi suất: Công ty chịu rủi ro về lãi suất do giá trị hợp lý của các luồng tiền
trong tương lai của một công cụ tài chính sẽ biến động theo những thay đổi của lãi suât thị
trường khi Công ty có phát sinh các khoản tiền gửi có hoặc không có kỳ hạn, các khoản vay
và nợ chịu lãi suất thả nổi. Công ty quản lý rủi ro lãi suất bằng cách phân tích tình hình cạnh
tranh trên thị trường để có được các lãi suất có lợi cho mục đích của Công ty.
- Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro mà một bên tham gia trong một công cụ tài chính hoặc hợp đồng
không có khả năng thực hiện được nghĩa vụ của mình dẫn đến tổn thất về tài chính cho Công
ty. Công ty có các rủi ro tín dụng từ hoạt động sản xuất kinh doanh ( chủ yếu đối với các
khoản phải thu khách hàng) và hoạt động tài chính (bao gồm tiền gửi ngân hàng, cho vay và
các công cụ tài chính khác).
- Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là rủi ro Công ty gặp khó khăn khi thực hiện nghĩa vụ tài chính do
thiếu vốn. Rủi ro thanh khoản của Công ty chủ yếu phát sinh từ việc các tài sản chính và nợ
phải trả tài chính có các thời điểm đáo hạn khác nhau.

10
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại


Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn từ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

và tiền thu từ các tài sản tài chính đáo hạn.

e,Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty
-

Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của Công ty từ năm 2012 đến 2014

CHỈ TIÊU

NĂM 2012

NĂM 2013

NĂM 2014

[1] Tài sản ngắn hạn (đồng)

187.967.074.010 202.058.419.118 232.392.885.104

[2] Nợ ngắn hạn(đồng)

177.716.314.059

65.709.514.941

64.215.317.302

[3] Hàng tồn kho(đồng)


34.847.857.889

31.709.805.160

30.748.563.284

51.255.615.711

15.335.954.247

3,08

3,62

2,59

3.14

0,78

0,23

[4] Tiền và các khoản tương đương
101.635.804.040
tiền(đồng)
Hệ số khả năng thanh toán toán nợ
1,06
ngắn hạn=[1]/[2] (lần)
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
0,86

([1]-[3])/[2] (lần)
Hệ số khả năng thanh toán tức
0,57
thời=[4]/[2] (lần)
Nhận xét:

 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2012 là 1,06>1 điều này có nghĩa là giá trị
tài sản ngắn hạn của công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn hay tài sản ngắn hạn của công ty đủ
đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình thanh khoản của công ty tốt.
Hệ số khả năng thanh toán toán nợ ngắn hạn tăng mạnh vào năm 2013 lên 3,02 và năm 2014
là 3,62. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cao có nghĩa là khả năng thanh toán của công
ty là tốt, nhưng mặt trái của việc đó là khả năng sinh lời giảm đi. Vì hệ số này cao đồng
nghĩa với việc tài sản ngắn hạn cao, có nghĩa là vốn bằng tiền, hàng tồn kho nhiều dẫn đến
khả năng sinh lời bị giảm sút do hàng tồn kho và vốn bằng tiền có khả năng sinh lời thấp.
Tuy nhiên, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty không quá chênh lệch so với các công
ty khác cùng ngành.Nhìn chung, Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và
tình hình tài chính khả quan.
 Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty CPCTĐC Hà Nội năm 2012 là 0,86<1.
Điều này có nghĩa là giá trị tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản nhanh của công ty nhỏ hơn
giá trị nợ ngắn hạnSở dĩ có sự giảm sút này là do lượng hàng tồn kho tăng trong năm. Hệ số
khả năng thanh toán nhanh tăng mạnh vào năm 2013 là 2,59 và năm 2014 là 3,14..Công ty
đã cải thiện hệ số khả năng thanh toán nhanh rõ rệt cho thấy Công ty đang ngày càng phát
triển, và nâng cao sự uy tín của mình.
 Nhìn vào chỉ số khả năng thanh toán tức thời ta thấy rằng khả năng thanh toán tức thời
của doanh nghiệp là rất nhỏ, mỗi một đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo thanh toán ngay

11
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại



bằng 0,57 đồng tiền mặt (năm 2012), 0,78 (năm 2013) và 0,23 (năm 2014). Xu hướng chung
cho ta thấy lượng tiền mặt đảm bảo cho các hoạt động của công ty khi cần thiết là rất ít , thất
thường ngày càng có xu hướng giảm, cho ta thấy khả năng thanh khoản ngay của doanh
nghiệp vẫn còn rất yếu kém. Nguyên nhân chủ yếu ở đây vẫn là do toàn bộ lượng tiền mà
công ty vay được đã được đầu tư hầu hết vào các khoản đầu tư ngắn hạn và mua nguyên liệu
đầu vào, chi phí vận hành thuê nhân công, trong khi khâu tiêu thụ còn chưa tốt lượng hàng
tồn kho nhiều, chính sách bán hàng không kích cầu được tiêu dùng, kỳ thu tiền bình quân thì
kéo dài chính điều đó đã đẩy doanh nghiệp tới một số rủi ro về tính thanh khoản.
-

Các tỷ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính của Công ty từ 2012 - 2014

[1] Tài sản ngắn hạn (đồng)

187.967.074.010

202.058.419.118

232.392.885.104

[2] Tài sản dài hạn (đồng)

454.177.071.008

252.118.651.890

253.282.599.002


[3] Tổng tài sản (đồng)

506.098.464.960

454.177.071.008

485.675.484.106

[4] Nợ phải trả (đồng)

177.716.314.059

65.709.514.941

64.215.317.302

[5] Nguồn vốn chủ sở hữu
(đồng)

329.382.150.901

386.467.556.067

419.823.166.804 -

[6] Tổng nguồn vốn (đồng)

507.098.464.960


454.177 .071.008

485.675.484.106

37,1%

44,5%

47,8

62,9%

55,5%

52,2%

Tỷ suất tài trợ=[5]/[6]

65,0%

85,1%

86,4%

Tỷ suất tự tài trợ=[5]/[3]

0,65

0,85


0,86

Hệ số nợ=[4]/[6]

35,0%

14,9%

13,6%

Tỷ suất cơ cấu tài sản lưu
động=[1]/[3]
Tỷ suất cơ cấu tài sản cố
định=[2]/[3]

Nhận xét

Tỷ suất tài trợ tài sản ngắn hạn: Nhìn chung tổng tài sản ngắn hạn của Công ty đang
liên tục có sự tăng trưởng qua các năm 2012,2013,2014. Tỷ suất cơ cấu tài sản lưu động
năm 2014 tăng 0,11so với năm 2012 và tăng 0,03 so với năm 2013.

12
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại



Tỷ suất tài trợ tài sản dài hạn: Tài sản cố định của công ty giảm qua các năm do đó
đã kéo theo tỷ suất tài trợ tài sản cố định giảm từ 0,63 của năm 2012 xuống còn 0,52 năm

2013. Nguyên nhân là do công ty đã chủ động đối phó với tình hình bất ổn của thị trường
bằng cách giảm tỷ trọng vốn đầu tư vào tài sản cố định mà tăng cường thêm vốn lưu động
cũng như đầu tư ngắn hạn để duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và giảm
gánh nặng đi vay. Nói chung chủ trương này cũng tương đối tốt với tình trạng hiện tại của
công ty.

Tỷ suất tài trợ: Tỷ suất tài trợ của Công ty năm 2012 là 0,65 con số này phản ánh
trong một đồng nguồn vốn của công ty có 0,65 đồng là nguồn vốn chủ sở hữu, còn lại do đi
vay hoặc chiếm dụng được từ bên ngoài. Tỷ suất tài trợ của Công ty năm 2013 là 0,85 và
tăng không đáng kể vào năm 2014 là 0,86.. Chỉ tiêu này của Công ty khá cao chứng tỏ mức
độ độc lập về mặt tài chính của Công ty tốt bởi vì hầu hết tài sản mà Công ty hiện có đều
được đầu tư bằng số vốn của mình.

Tỷ suất tự tài trợ: Nhận thấy tỷ số tự tài trợ của công tytăng mạnh vào năm 2013 sau
đó giữ nguyên vào năm 2014. Điều này có nghĩa là năm 2014, cứ một đồng tài sản của công
ty thì có 0,86 đồng là của vốn chủ sở hữu của công ty,còn lại là do đi vay và huy động từ
bên ngoài.

Hệ số nợ: Năm 2014 hệ số nợ là 0,86 có nghĩa là mức độ sử dụng nợ của công ty
gấp 0,86 lần vốn chủ sở hữu hay tương ứng với mỗi đồng vốn chủ sở hữu, công ty sử dụng
0,57 đồng nợ vay. Tỷ số này thay đổi đáng kể từ năm 2012 là 0,65 và năm 2013 là 0,85. Tỷ
số này thấp hơn 1 có nghĩa công ty hiện sử dụng nợ ít hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu để tài
trợ cho tài sản. Điều này có mặt tích cực là khả năng tự chủ tài chính, miếng đệm của vốn
chủ sở hữu để gỡ lại những cú sốc về thị trường là khá cao và khả năng còn được vay nợ của
công ty cao.
-

Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động của tài sản
Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động của tài sản năm 2012-2014


13
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại


[1] Doanh thu thuần (đồng)

320.892.630.458

381.381.641.615

417.790.672.346

[2] Vốn lưu động bình quân

177.519.580.745

195.012.746.564

217.225.652.111

[3] Tổng tài sản bình quân
(đồng)

496.456.039.264

480.637.767.984

469.926.277.557


[4] Hàng tồn kho bình quân
(đồng)

34.678.600.065

33.278.831.525

31.229.184.222

[5] Lợi nhuận sau thuế (đồng)

44.505.122.584

57.570.334.497

79.552.192.002

Tỷ số vòng quay tài sản lưu
động = [1]/[2] (lần)

1,81

1,96

1,92

Tỷ số vòng quay tổng tài sản
= [1]/[3] (lần)


0,65

0,79

0,89

Số vòng quay hàng tồn kho =
[1]/[4] (lần)

9,25

11,46

13,38

Hiệu quả sử dụng tài sản =
[1]/[5] (lần)

7,20

6,62

5,25

Nhận xét:
 Vòng quay vốn lưu động năm 2012 là 1,81, hệ số vòng quay vốn lưu động năm 2013 là
1,96 tăng 0,15 lần so với năm 2012. Hệ số vòng quay vốn lưu động năm 2014 là 1,92, giảm
0,04 lần so với năm 2013. Nghĩa là một đồng vốn lưu động bỏ ra thì năm 2012 sẽ thu về
được 1,81 đồng doanh thu thuần, nhưng đến năm 2013 và 2014 thu lại được 1,96 và 1,92
đồng doanh thu thuần. Chứng tỏ việc vốn lưu động của công ty đang được sử dụng triệt để,

tỷ số vòng quay vốn lưu động lớn công ty có khả năng hoạt động của Công ty càng cao.
 Năm 2012, tổng tài sản quay được 0,65 vòng và tăng lên 0,79 vòng trong năm 2013,
năm 2014 là 0,89 vòng tăng 0,1 vòng so với năm 2014.

14
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại


 Số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 là 9,25, năm 2013 là 11,46 tăng 2,21 vòng so
với năm 2013. Số vòng quay hàng tồn kho năm 2014 là 13,38 tăng 1,92 vòng so với năm
2013. Công ty quản lý hàng tồn kho khá tốt.

Năm 2012, cứ mỗi đồng tài sản tạo ra 7,20 đồng doanh thu thuần, năm 2013 và 2014
mỗi đồng tài sản tạo ra 6,62 và 5,25 đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này có xu hướng giảm
tức là doanh nghiệp chưa khai thác hết giá trị tài sản mà công ty đang có.

-

Các tỷ số về khả năng sinh lời
Một số chỉ tiêu về khản năng sinh lời của Công ty từ 2012 - 2014

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014


320.892.630.458

381.381.641.615

417.790.672.346

44.505.122.584

57.570.334.497

79.552.192.002

3. VCSH bình quân (đồng)

329.382.150.901

357.924.853.484

403.145.361.435

4. Tổng tài sản (đồng)

507.098.464.960

454.177.071.008

485.675.484.106

54.229.167.667


65.360.576.005

84.993.621.563

1. Doanh thu thuần (đồng)

2. Lợi nhuận sau thuế (đồng)

5.EBIT (đồng)
Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế/Doanh thu thuần
= (2:1)(%)

13,87

15,1

19,04

Tỷ suất lợi nhuận VCSH
=(2:3)(%)

13,51

16,08

19,73

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài

sản = (5:3) (%)

10,69

14,39

17,5

Nhận xét:

15
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại



Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần tăng do tốc độ tăng của lợi nhuận sau
thuế nhanh hơn tốc đọ tăng của doanh thu thuần, đây là dấu hiệu tốt phản ánh Công ty đang
kinh doanh có lãi.

Chỉ tiêu này trong năm 2014 tăng 2,25% tương ứng tỷ lệ tăng là 22,7%. Điều đó có
nghĩa là trong năm 2014 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 19,73 đồng lợi nhuận ròng
nhiều hơn 2,25 đồng so với năm 2013. Có thể nói Công ty đang làm ăn tốt.

Tỷ suất sinh lời trên trổng tài sản của Công ty tăng dần qua các năm. Tỷ suất này
tương đối cao cho thấy công ty đã sử dụng vốn kinh doanh có hiêu quả.

V. Đánh giá phương án vay vốn
Tổng nhu cầu vốn : 121.380.567.000 đồng

-

Vốn tự có tham gia:
Vốn huy động khác:
Nhu cầu vay vốn ngân hàng:

115.530.600.000 đồng
1.549.967.000 đồng
4.300.000.000 đồng

Nhận xét: Công ty có thời gian hoạt động trên 50 năm, chính vì vậy Công ty đã có thị
phần ổn định trên địa bàn Hà Nộivà trong ngành do đó Công ty có nhu cầu cần bổ sung thêm
vốn để kinh doanh mua thêm nguyên vật liệu sản xuất cung cấp cho khách hàng mới→ Nhu
cầu vay vốn của Công ty là hoàn toàn hợp lý. Nguồn vốn của Công ty khá lớn cùng với năng
lực tài chính tốt, Công ty có khả năng thực hiện kế hoạch kinh doanh đề ra → Công tý có khả
năng trả nợ cho Ngân hàng.
 Đánh giá rủi ro và các biện pháp giảm thiểu rủi ro:

Tên rủi ro

Biện pháp giảm thiểu rủi ro
Giao dịch chuyển tiền và nhận tiền tại Ngân hàng

Sử dụng vốn sai mục đích

đồng thời bổ sung chứng từ chứng minh mục đích sử
dụng vốn vay trong vòng 30 ngày, sau ngày giải
ngân.

Đóng lãi trễ kỳ


Trích tựđộng tài khoản tiền gởi thanh toán để thu lãi

16
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại


VI. Nhận xét và kiến nghị của cán bộ thẩm định
 Nhận xét: Qua sự xem xét về hồn sơ vay vốn, phân tích đánh giá tình hình tài chính,
hoạt động SXKD của Công ty CPCTĐC Hà Nội nhận thấy:
- Khách hàng đầy đủ điều kiện pháp lý quan hệ tín dụng với Ngân hàng.
- Người đại diện của Công ty có được đào tạo bài bản ,có kinh nghiệm trong lĩnh vực
quayn lý, kinh doanh và có năng lực tài chính tốt.
- Sản phẩm được cung cấp từ nhiều nguồn, chủ yếu là trong nước nên có nhiều nhà cung
cấp, chất lượng là ổn định, đảm bảo số lượng.
- Công ty có mạng lưới phân phối sản phẩm tiêu thụ khá rộng và đều là những khách hàng
uy tín, lâu năm.
-

Công ty có triển vọng phát triển tương đối vững chắc trong 5 năm tới.

- Nhìn chung hoạt động kinh doanh của Công ty khá tốt, doanh thu tăng trưởng, tỷ suất
lợi nhuận khá cao. Nguồn đầu vào và đầu ra của Công ty khá ổn định, thị trường kinh doanh
không ngừng được mở rộng, uy tín của Công ty ngày càng gia tăng => Công ty hoạt động
kinh doanh hiệu quả. Vì vậy Công ty đảm bảo khả năng trả nợ Ngân hàng khi đến hạn.
- Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Chế tạo điện cơ Hà Nội cung cấp đã qua kiểm
toán, tình hình tài chính của Công ty rõ ràng, minh bạch.
- Công ty đã từng quan hệ tín dụng với Ngân hàng và đã chấp hành đầy đủ mọi quy định

của Ngân hàng , Công ty đã trả nợ gốc và lãi đúng hạn không để xảy ra nợ quá hạn.
- Tài sản đảm bảo cho khoản vay là của Thành viên Hội Đồng Quản Trị của Công ty.
 Kiến nghị:
- Đề nghị cho vay ngắn hạn đối với Công ty Cổ phần chế tạo Điện cơ Hà Nội để bổ sung
vốn lưu động thanh toán chi phí mua nguyên vật liệu,
- Lý do:
+ Công ty CPCTĐC Hà Nội là khách hàng uy tín của Ngân hàng,thỏa mãn
các quy định, nguyên tắc quan hệ tín dụng của Ngân hàng.
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ổn đinh, lợi nhuận tăng đều
qua các năm → có khả năng trả nợ.
- Phương thứ cho vay: Vay luân chuyển.
- Số tiề vay: 4.300.00.000 (Bốn tỷ ba trăm triệu đồng).
- Thời hạn vay: 06 tháng ( kể từ ngày ký hợp đồng).
- Mục đích vay vốn: Bổ sung vố lưu động thanh toán chi phí mua nguyên vật liệu.
- Lãi suất: Theo quy định của Ngân hàng.
- Phương thức trả nợ đề nghị:

17
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại


+ lãi trả hàng tháng vào cuối tháng.
+ trả nợ gốc một lần vào cuối kỳ.
CÁN BỘ TÍN DỤNG

Phí Thị Trang
Ý KIẾN CỦA TRƯỞNG PHÒNG TÍN DỤNG CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP QUỐC
DÂN CHI NHÁNH QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI


Đồng ý và đề nghị cho vay ngắn hạn đối với Công ty cổ phàn chế tạo điện cơ Hà Nội để
bổ sung nguồn vốn lưu động thanh toán tiền mua nguyên vật liệu.
Lý do: Công ty là khách hàng uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, tình hình
tài chính minh bạch → có khả năng hoàn trả nợ.
- Phương thứ cho vay: Vay luân chuyển.
- Số tiền vay: 4.300.00.000 (Một tỷ ba trăm triệu đồng).
- Thời hạn vay: 06 tháng ( kể từ ngày ký hợp đồng).
- Lãi suất: Theo quy định của Ngân hàng.
- Phương thức trả nợ đề nghị:
+ lãi trả hàng tháng vào cuối tháng.
+ trả nợ gốc một lần vào cuối kỳ.
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI
TRƯỞNG PHÒNG TÍN DỤNG

PHÍ ĐÌNH TÚ ANH
PHÊ DUYỆT CỦA GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI.
Không cho vay/duyệt cho vay.
- Phương thứ cho vay: Vay luân chuyển.
- Số tiề vay: 4.300.00.000 ( Bốn tỷ ba trăm triệu đồng).
- Thời hạn vay: 06 tháng ( kể từ ngày ký hợp đồng)
- Lãi suất: Theo quy định của Ngân hàng.
- Phương thức trả nợ đề nghị:
+ lãi trả hàng tháng vào cuối tháng.
+ trả nợ gốc một lần vào cuối kỳ.
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI


18
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại


GIÁM ĐỐC

PHÍ ĐÌNH THƯỜNG

19
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại



×