Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Báo cáo thực tập: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HƯƠNG GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.39 KB, 66 trang )

Trường ĐH công nghiệp Hà Nội

1
Khoa: kế toán-kiểm toán

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................1
PHẦN 1 : TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ
VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HƯƠNG GIANG..........................3
1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần tư vấn đầu và xây
dựng Hương Giang...............................................................................................3
1.1.1 Lịch sử hình thành của Công ty cổ phần tư vấn đầu và xây dựng
Hương Giang........................................................................................................3
1.1.2 Sự phát triển của Công ty Cổ Phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương
Giang.....................................................................................................................4
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
Hương Giang........................................................................................................9
1.2. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương Giang.................................................9
1.2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận của
Công ty Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.....................10
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các chức vụ:.......................................10
1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị..................................12
1.4.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.....................14
Trong quá trình thực hiện các chức năng của mình, công ty đã vận
dụng hết khả năng và kinh nghiệm sẵn có của mình để tìm kiếm khách hàng
đấu thầu các công trình lớn với mong muốn tăng lợi nhuận và phát triển
công ty. Nhờ có những quyết sách đúng đắn, tinh tế công ty luôn hoàn thành
và thậm chí vượt lớn so với mục tiêu đã đề ra.................................................14

PHẦN 2: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG


TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HƯƠNG GIANG....15
2.1. Những vấn đề chung về hạch toán kế toán...............................................15
2.1.1. Hình thức kế toán mà đơn vị vận dụng..................................................15

Sv :Nguyễn Thị An
Lớp CĐ ĐH KT9_K9

Báo cáo thực tập


Trường ĐH công nghiệp Hà Nội

2
Khoa: kế toán-kiểm toán

2.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty..................................................17
2.1.3. Chứng từ, sổ chi tiết, sổ tổng hợp và các loại báo cáo kế toán.............19
2.1.4. Quan hệ của phòng kế toán trong bộ máy quản lý doanh nghiệp.......24
2.2 Thực trạng kế toán các phần hành chủ yếu tại đơn vị..............................26
2.2.1 Kế toán tài sản cố định.............................................................................26
2.2.2 Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ...............................................53
=

+

-......................................56

2.2.2.5 Kế toán chi tiết vật liệu, CCDC.......................................................................................58
2.2.2.6 Kế toán tổng hợp nhập xuất VL, DC.................................................................................58


2.2.3.Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty..............60
Bảng 2.2: Tỷ lệ trích nộp bảo hiểm bắt buộc của công ty..............................................................60
Sơ đồ 2.10 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương và các khoản trích the lương.......61

Kiểm tra, đối chiếu.............................................................................62
2.2.2.5 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương..............62
2.2.4. Về tổ chức hoạt động của công ty...........................................................63
2.2.5.Về tổ chức bộ máy kế toán........................................................................63

KẾT LUẬN.........................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................66

Sv :Nguyễn Thị An
Lớp CĐ ĐH KT9_K9

Báo cáo thực tập


Trường ĐH công nghiệp Hà Nội

3
Khoa: kế toán-kiểm toán

PHẦN 1 : TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ
VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HƯƠNG GIANG
1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần tư vấn đầu và xây
dựng Hương Giang.
1.1.1 Lịch sử hình thành của Công ty cổ phần tư vấn đầu và xây dựng
Hương Giang.
Công ty Hương Giang trực thuộc Bộ Quốc phòng là một doanh nghiệp Nhà

nước chuyên ngành xây dựng dân dụng, xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi
trong quân đội và ngoài quân đội.
Năm 1979 binh đoàn Hương Giang (Binh đoàn bộ binh cơ giới) được Bộ Quốc
phòng điều động rút khỏi hậu cứ Huế ra đóng quân tại Hà Bắc. Xuất phát từ yêu cầu
đảm bảo xây dựng doanh trại đơn vị, Quân đoàn đã thành lập ra đội xây dựng mang
tên Công trường H1. Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ của quân đoàn giao, để củng cố
trình độ chuyên môn của cán bộ kỹ thuật và nâng cao tay nghề của đội ngũ công nhân
xây dựng, đơn vị đã nhận thêm một số hạng mục công trình trong và ngoài quân đội.
Nhiều công trình của đơn vị thi công được đánh giá cao về thẩm mỹ chất lượng và tiến
độ. Qua nhiều năm kinh doanh Quân đoàn xét thấy công trường H1 có đủ khả năng
đứng vững và phát triển trên thị trường xây dựng trong nền kinh tế thị trường. Ngày
04/8/1993 Công ty được nhà nước chính thức công nhận là Doanh nghiệp nhà nước
mang tên xí nghiệp 17/5 theo Quyết định số 480/QĐQP. Sau khi thành lập doanh
nghiệp, đơn vị đã đầu tư chiều sâu, mua sắm thiết bị phục vụ cho thi công,do yêu cầu
về xây dựng của Quân Đoàn cũng như Bộ Quốc phòng. Công ty Hương Giang – Bộ
Quốc phòng được thành lập theo Quyết định số 501/QĐ - QP ngày 18/4/1996 của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng trên cơ sở sát nhập: Xí nghiệp xây dựng 17/5, Xí nghiệp khai
thác than 30/4 và các đội sản xuất: Công trường H1 - Yên Hoà, Xí nghiệp gỗ Lào, Xí

Sv :Nguyễn Thị An
Lớp CĐ ĐH KT9_K9

Báo cáo thực tập


Trường ĐH công nghiệp Hà Nội

4
Khoa: kế toán-kiểm toán


nghiệp 1/5 Có trụ sở tại Yên Hoà -Từ Liêm - Hà Nội. Với vốn kinh doanh có tại thời
điểm: Ngày 18 tháng 4 năm 1996 là: 2.913 triệu đồng.
Đến ngày 13 tháng 4 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số
649/QĐQP về việc phê duyệt phương án chuyển Công ty Hương Giang - Bộ Quốc
Phòng thành Công ty Cổ Phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương Giang.

1.1.2 Sự phát triển của Công ty Cổ Phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương
Giang.
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương Giang
- Tên tiếng Anh: Huong Giang Consultancy Investment and Construction Joint
Stock Company
- Thành lập năm: 1996
- Người đại diện: Giám đốc Nguyễn Trọng Trung
- Điện thoại: 043 8647 000 - Fax: 04.38647 876
- Email: huonggiangbqp@.vnn.vn
- Website:
- Trụ sở làm việc: Số 28 – Ngõ 66 - Phường Tân Mai – Quận Hoàng Mai - Hà
Nội
- Tài khoản số: 2151000000 0139 Tại Ngân Hàng ĐT & PT Cầu giấy
3111000050 44 6031 tại Ngân hàng TMCP Quân đội
Địa chỉ xí nghiệp, chi nhánh, văn phòng tại các địa điểm khác:
1. Xí nghiệp 17/5

Sv :Nguyễn Thị An
Lớp CĐ ĐH KT9_K9

Báo cáo thực tập


Trường ĐH công nghiệp Hà Nội


5
Khoa: kế toán-kiểm toán

Địa chỉ: Số 16E/3 - Khu phố 2 - Đường HT 22 - Phường Hiệp Thành - Quận 12 - TP.
Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.8110.379

Fax: 08.8112.379

2. Xí nghiệp 30/4
Địa chỉ: Số 8 - Đường Điện Biên - Tổ 9 - Phường Tô Hiệu - Thị xã Sơn La.
Điện thoại: 091.2044.401
3. Chi nhánh tại Quảng trị
Địa chỉ: 259 Đường Trần Hưng Đạo - Thị xã Quảng Trị
Điện thoại: 053.862.223
4.Văn phòng đại diện Thành Phố Thanh Hoá
Điạ chỉ: Đường Quang Trung 3 - Phường Đông Vệ - TP.Thanh Hoá
Điện thoại: 037.951.901
5.Văn phòng đại diện tại Tỉnh Bắc Giang
Điạ chỉ: Thị trấn Vôi - Thị Xã Bắc Giang
Điện thoại: 0240.881.361
6.Văn phòng đại diện tại Tỉnh Hà Tây
Điạ chỉ: Xã Cổ Đông - Thị Xã Sơn Tây
Điện thoại: 034.686.323
7.Văn phòng đại diện tại Tỉnh Cao Bằng

Sv :Nguyễn Thị An
Lớp CĐ ĐH KT9_K9


Báo cáo thực tập


Trường ĐH công nghiệp Hà Nội

6
Khoa: kế toán-kiểm toán

Điạ chỉ: 32 Bế Văn Đàn - Thị Xã Cao Bằng
Điện thoại: 026.854.384
8.Văn phòng đại diện tại Tỉnh Lạng Sơn
Điạ chỉ: 417 Đường Bà Triệu - Phường Đông Kinh - Tỉnh Lạng Sơn
Điện thoại: 025.872.902
9.Văn phòng đại diện tại Tỉnh Tuyên Quang
Điạ chỉ: Số 31 Phan Thiết - Tổ 4 - Phường Phan Thiết - Thị xã Tuyên Quang
Điện thoại: 091.209.579
10.Văn phòng đại diện tại Tỉnh Hoà Bình
Điạ chỉ: Số 28 - Tổ 12 - Phường Đông Tiến - Tỉnh Hoà Bình
Điện thoại: 018.852.892
11.Văn phòng đại diện tại Tỉnh Bình Dương
Điạ chỉ: Đường Bạch Đằng - Phường Phú Cường - Thị Xã Thủ Dầu 1 - Tỉnh Bình
Dương
Điện thoại: 091.2217.240
Công ty có giấy phép kinh doanh số 0106000212 (đăng ký lần đầu ngày
10/6/1996), thay đổi lần thứ 3 ngày 21/4/2004 của Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp.
Được phép hoạt động kinh doanh trên địa bàn cả nước chủ yếu các ngành nghề sau:
* Xây dựng công trình dân dụng và công trình công nghiệp: Từ năm 1986
* Xây dựng công trình giao thông và hạ tầng đô thị: Từ năm 1996

Sv :Nguyễn Thị An

Lớp CĐ ĐH KT9_K9

Báo cáo thực tập


Trường ĐH công nghiệp Hà Nội

7
Khoa: kế toán-kiểm toán

* Xây dựng công trình thuỷ lợi, kênh mương, kè, đê, trạm bơm thuỷ lợi: Từ năm 1996
* Sản xuất & kinh doanh vật liệu xây dựng: Từ năm 1996
* Xây dựng đường và trạm biến áp đến 35KV: Từ năm 2001
* Thi công công trình cầu, cảng sông và cảng biển cấp III: Từ năm 2004
* Thi công các công trình mỹ thuật, trang trí nội thất, cấp và thoát nước sinh hoạt: Từ
năm 2004
* Khoan thăm dò và khai thác nước ngầm: Từ năm 2004
Công ty Cổ Phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương Giang với hình thức sở hữu
nguồn vốn nhà nước chiếm 51% cổ phần, cổ đông là 49% cổ phần, hoạt động hạch
toán kinh doanh độc lập, có con dấu riêng. Tại ngân hàng với tổng vốn kinh doanh là:
44.918 triệu đồng.
Trải qua hơn thập kỷ hình thành và phát triển, Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư
và Xây Dựng Hương Giang luôn luôn hoàn thành trách nhiệm được giao và đạt được
nhiều thành quả góp phần cải thiện phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước.
Công ty ổn định tổ chức biên chế, đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật, cán bộ
quản lý có nhiều kinh nghiệm thi công các công trình, giữ được uy tín, chất lượng đảm
bảo tiến độ những công trình thi công đạt chất lượng tốt như:
1. Công trình giao thông
- Đường nội thị cửa khẩu Tân Thanh Tỉnh Lạng Sơn
- Hạ tầng cơ sở Đoàn 301 – Quân khu thủ đô...

2. Các dự án xây dựng dân dụng
- Nhà 5 tầng – Học Viện Cảnh Sát Nhân Dân

Sv :Nguyễn Thị An
Lớp CĐ ĐH KT9_K9

Báo cáo thực tập


Trường ĐH công nghiệp Hà Nội

8
Khoa: kế toán-kiểm toán

- Nhà giảng đường – Học Viện Chính Trị Quân Sự...
3. Công trình thuỷ lợi.
- Hệ thống kênh Hồ Núi Cốc – Thái Nguyên
- Đê Quảng Trung – Quảng Xương –Thanh Hoá
4. Công trình điện nước
- Hệ thống điện Thành Cổ Quảng Trị
- Công trình trạm cấp nước 600m3/ngày –Tổng Cục Hậu Cần...
5. Công trình công nghiệp
- Hệ thống kho xăng (1000m3) – BLĐC
- Nhà máy cơ khí chính xác Z117 –Sóc Sơn,...
6. Công trình văn hoá
- Dự án Tôn tạo Di tích lịch sử Thành Cổ Quảng Trị
-Cụm Tượng đài khát vọng thống nhất – Quảng Trị
Với nhiều chính sách ưu đãi, công ty đã thu hút được nhiều lao động trẻ có trình
độ chuyên môn cao từ các trường Đại học và các Doanh nghiệp khác về công tác và
làm việc tại Công ty, khắc phục những yếu kém của giai đoạn đầu mới thành lập. Đây

là lực lượng nòng cốt đã và đang là nguồn sức mạnh của công ty, bảo đảm trong thắng
thầu trước các đối thủ cạnh tranh khác.
Với biên chế gọn nhẹ và hiệu quả, chi phí quản lý của Công ty thấp, với việc
từng bước đầu tư mua sắm thêm máy móc, thiết bị mới, năng lực sản xuất của Công ty
ngày càng phát triển, sản xuất được mở rộng.

Sv :Nguyễn Thị An
Lớp CĐ ĐH KT9_K9

Báo cáo thực tập


Trường ĐH công nghiệp Hà Nội

9
Khoa: kế toán-kiểm toán

1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương
Giang.
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương Giang có nhiệm vụ chủ yếu
là:
Nhận thầu xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ

-

lợi, bưu điện, hạ tầng kỹ thuật, đường dây và trạm biến thế điện, trang trí nội
ngoại thất.
-

Tư vấn và xây dựng các dự án đầu tư xây dựng bao gồm: tư vấn đấu thầu, tư

vấn giám sát và quản lý dự án, khảo sát địa hình, địa chất thuỷ văn, đo đạc
công trình, san lấp mặt bằng, xây lắp cầu cảng.

- Sửa chữa phục hồi và phục chế các công trình lịch sử.
- Khai thác ,sản xuất , chế biến , kinh doanh vật tư, cật liệu xây dựng, cấu kiện
bê tông đúc sẵn, vận tải, bốc xếp, dịch vụ giao nhận hàng hóa.
- Sửa chữa xe, máy thi công xây dựng.
- Thi công đường sắt, nhập khẩu sắt, thép xây dựng.
- Cho thuê máy móc thiêt bị.

1.2. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương Giang
Công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Hương Giang là một đơn vị trực
thuộc Binh đoàn Hương Giang, Giám đốc của Công ty trực tiếp chịu trách nhiệm trước
Hội đồng quản trị cũng như Tổng giám đốc của Công ty. Để đảm bảo hiệu quả trong
mọi hoạt động cũng như hiệu năng quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty, bộ máy
quản lý Công ty được tổ chức dựa trên nguyên tắc gọn nhẹ mà hiệu quả, tránh hiện
tượng trùng lặp chồng chéo về nghĩa vụ và quyền hạn giữa các bộ phận trong công ty

Sv :Nguyễn Thị An
Lớp CĐ ĐH KT9_K9

Báo cáo thực tập


Trường ĐH công nghiệp Hà Nội

10
Khoa: kế toán-kiểm toán


cũng như giữa công ty với các phòng ban tại Công ty chủ quản, theo mô hình trực
tuyến chức năng.

1.2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận của
Công ty Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Ban giám đốc Công ty

P. Kế hoạch

P. Xây dựng
cơ bản

P. Tài chính
kế toán

P. Tổ chức
hành chính

Đội công
trình 6…

Trạm trộn
bê tông

Đội xe

Đội công
trình 5

(Nguồn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương Giang)


1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các chức vụ:
Trong ban Giám đốc của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương
Giang, Giám đốc có quyền lực cao nhất đồng thời cũng là vị trí phải chịu trách nhiệm
lớn nhất trước đơn vị chủ quản. Giúp Giám đốc còn có một Phó Giám đốc phụ trách kỹ
thuật và quản lý thi công. Giám đốc công ty chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng giám
đốc Công ty chủ quản và Hội đồng quản trị của Công ty.

Sv :Nguyễn Thị An
Lớp CĐ ĐH KT9_K9

Báo cáo thực tập


Trường ĐH công nghiệp Hà Nội

11
Khoa: kế toán-kiểm toán

+ Giám đốc công ty: chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo chung các hoạt động trong
công ty. Giám đốc có trách nhiệm ký kết các hợp đồng cho công ty phù hợp với chức
trách của mình theo quy định của Công ty và nhận các dự án mà công ty phân phối cho
DN…
+ Phó Giám đốc: vừa có chức năng tham mưu, hỗ trợ cho Giám đốc trong việc quản lý
công ty; vừa có trách nhiệm quản lý đốc thúc các bộ phận, cán bộ công nhân viên dưới
quyền hoàn thành kế hoạch đã được giao. Cũng là người giúp việc cho Giám đốc trong
công tác dự thầu, đấu thầu và xây dựng công trình.
- Phòng Kế hoạch: có chức năng tìm kiếm thông tin, tìm kiếm đối tác bạn hàng cho
công ty, tím kiếm các dự án, các công trình chuẩn bị thi công trong năm để lập dự án
kế hoạch tiếp cận đấu thầu sao cho công ty trúng thầu với chi phí bỏ ra thấp nhất đảm

bảo có lãi. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch xây dựng, đầu tư và dự kiến
nhiệm vụ tiếp theo.
- Phòng Xây dựng cơ bản: Có chức năng tạo bản vẽ, thiết kế các công trình, thực hiện
toàn bộ hoạt động xây dựng và các công trình của DN dưới sự chỉ đạo của Phó Giám
đốc, giám sát và chịu trách nhiệm về chất lượng kỹ thuật công trình, đảm bảo năng suất
tiến độ công việc một cách khoa học, uy tín. Khi công trình đã thi công xong phòng có
nhiệm vụ nghiệm thu công trình và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty cũng như
phải chịu trách nhiệm trước bên A về kỹ thuật, chất lượng và tiến độ thi công các công
trình được giao.
Trong phòng xây dựng cơ bản có:
+ Bộ phận thi công
+ Bộ phận kế hoạch vật tư
+ Bộ phận kỹ thuật

Sv :Nguyễn Thị An
Lớp CĐ ĐH KT9_K9

Báo cáo thực tập


Trường ĐH công nghiệp Hà Nội

12
Khoa: kế toán-kiểm toán

- Phòng Tài chính kế toán: Tổ chức hạch toán kinh tế của DN, tổ chức hạch toán kế
toán về hoạt động kinh doanh của DN theo đúng các chế độ chuẩn mực kế toán do Bộ
Tài Chính ban hành. Ghi chép, phản ánh một cách chính xác kịp thời và có hệ thống về
diễn biến của các nguồn vốn vay, giải quyết các loại vốn phục vụ huy động vật tư,
nguyên liệu, hàng hoá của DN. Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo tài chính,

tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh để phục vụ kiểm tra thực tế kế hoạch của
DN. Báo cáo Giám đốc Công ty, và tham gia các phòng nghiệp vụ của Công ty để nắm
chắc tình hình sử dụng vốn, biết được lỗ hoặc lãi một cách kịp thời và chính xác.
- Phòng Tổ chức hành chính: tham mưu cho Giám đốc trong việc ra quyết định về các
lĩnh vực có liên quan, về công tác tổ chức cán bộ lao động, quản lý cán bộ, sắp xếp các
phòng ban, ra quyết định tuyển dụng và đề bạt cán bộ, công nhân viên, bổ nhiệm hay
miễn nhiệm cán bộ, tổ chức tiến hành thực hiện công tác khen thưởng thi đua trong
Công ty. Kiểm tra việc phân phối tiền lương và các chế độ khác nhau của người lao
động.
- Các đội công trình: là nơi trực tiếp sản xuất thi công, đảm bảo thực hiện theo đúng kế
hoạch và tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình mà ban Giám đốc và phòng
ban đưa ra.
- Đội xe: có nhiệm vụ chuyên chở cán bộ đi công tác, chở hàng khi có yêu cầu.
1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị
Như đã nói ở trên, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty cổ phần tư vấn đầu
tư và xây dựng Hương Giang là đấu thầu, nhận thầu xây lắp các công trình xây dựng,
các công trình giao thông, các công trình thuỷ lợi… Các công trình của Công ty thực
hiện chủ yếu theo quy chế đấu thầu. Khi nhận được thông báo mời thầu Công ty tiến
hành lập dự toán công trình để tham gia dự thầu. Khi thắng thầu công ty ký kết hợp
đồng với chủ đầu tư. Và sau đó tiến hành lập kế hoạch cụ thể về tiến độ thi công,

Sv :Nguyễn Thị An
Lớp CĐ ĐH KT9_K9

Báo cáo thực tập


Trường ĐH công nghiệp Hà Nội

13

Khoa: kế toán-kiểm toán

phương án đảm bảo các yếu tố đầu vào nhằm đảm bảo chất lượng công trình. Căn cứ
vào giá trị dự toán, Công ty sẽ tiến hành khoán gọn cho các đội thi công có thể là cả
công trình hoặc khoản mục công trình. Lúc công trình hoàn thành ban kiểm soát, ban
Giám đốc công ty, trưởng Phòng Xây dựng cơ bản, trưởng bộ phận của Phòng xây
dựng cơ bản và kế toán trưởng công ty tiến hành nghiệm thu công trình sau đó bàn
giao cho chủ đầu tư. Quy trình hoạt động của công ty được thể hiện qua sơ đồ 1.2 sau:
Sơ đồ 1.2: Quy trình Công nghệ sản xuất của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây
dựng Hương Giang

Dự thầu

Thanh lý hợp
đồng

Tiếp nhận
hợp đồng

Lập kế hoạch

Quyết toán và
thẩm định kết quả

Thi công

Nghiệm thu và
bàn giao

(Nguồn: Phòng Xây dựng cơ bản – Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương

Giang)
Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty là các đội xây dựng công trình do trưởng
Bộ phận quản lý thi công công trình của Phòng xây dựng bổ nhiệm đội trưởng điều
hành các đội, khi hoàn thành một công trình đội trưởng được thay thế luân phiên nhau
trong Bộ phận quản lý thi công. Điều đó đồng nghĩa trong bộ phận thi công công trình
có những người làm gián tiếp tại văn phòng nhưng cũng có những người phải ra công
trình điều hành thi công, việc thay thế luân phiên đảm bảo rằng ai cũng phải làm trực
tiếp tại công trường và ai cũng làm việc tại Công ty. Như thế sự vất vả, áp lực nơi công

Sv :Nguyễn Thị An
Lớp CĐ ĐH KT9_K9

Báo cáo thực tập


Trường ĐH công nghiệp Hà Nội

14
Khoa: kế toán-kiểm toán

trường được san sẻ chia đều. Công nhân của đội gồm công nhân công ty và công nhân
thuê ngoài.

1.4.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong quá trình thực hiện các chức năng của mình, công ty đã vận
dụng hết khả năng và kinh nghiệm sẵn có của mình để tìm kiếm khách hàng
đấu thầu các công trình lớn với mong muốn tăng lợi nhuận và phát triển
công ty. Nhờ có những quyết sách đúng đắn, tinh tế công ty luôn hoàn thành
và thậm chí vượt lớn so với mục tiêu đã đề ra.

Với những gì đã và đang làm được Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
Hương Giang vẫn tiếp tục tìm cho mình những mục tiêu chiến lược mới để phấn đấu.
công ty mở rộng địa bàn xây dựng, ký kết các hợp đồng với các tổ chức cá nhân tạo
nên sức mạnh cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường theo hướng CNH - HĐH

Sv :Nguyễn Thị An
Lớp CĐ ĐH KT9_K9

Báo cáo thực tập


Trường ĐH công nghiệp Hà Nội

15
Khoa: kế toán-kiểm toán

PHẦN 2: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG
TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HƯƠNG GIANG
2.1. Những vấn đề chung về hạch toán kế toán.
2.1.1. Hình thức kế toán mà đơn vị vận dụng.
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương Giang là một doanh nghiệp
thực hiện theo đúng chế độ kế toán Nhà nước ban hành và việc ghi sổ kế toán được thực
hiện theo chế độ Nhà nước. Hiện nay Công ty ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký
chung.
2.1.1.1. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán :
Công ty căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán, chế độ chuẩn mực kế toán chung
của Nhà nước, cũng như căn cứ vào đặc điểm quy mô sản xuất kinh doanh, đặc điểm
của bộ máy kế toán mà lựa chọn vận dụng hình thức kế toán phù hợp nhằm cung cấp
thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác góp phần nâng cao hiệu quả công tác kế toán tại
Công ty. Từ đó, Công ty quyết định áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung”. Áp

dụng hình thức này thì hệ thống sổ kế toán chủ yếu là: Sổ nhật ký chung, Sổ cái và các
sổ thẻ kế toán chi tiết.
Quá trình hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ 2.1
sau:

Sv :Nguyễn Thị An
Lớp CĐ ĐH KT9_K9

Báo cáo thực tập


Trường ĐH công nghiệp Hà Nội

16
Khoa: kế toán-kiểm toán

Sơ đồ 2.1: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN

Chứng từ gốc

Sổ thẻ kế toán chi tiết
Bảng tính và phân
bổ khấu hao TSCĐ

Sổ Nhật ký chung

SỔ CÁI TK

Sổ chi tiết


Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

Chú thích:

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
Hương Giang)

Sv :Nguyễn Thị An
Lớp CĐ ĐH KT9_K9

Báo cáo thực tập


Trường ĐH công nghiệp Hà Nội

17
Khoa: kế toán-kiểm toán

2.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty
Với nhiều năm trong lĩnh vực xây dựng các công trình đội ngũ cán bộ công nhân
viên của Công ty đã tích luỹ cho mình rất nhiều kinh nghiệm trong những hoạt động
này, chính điều này đã tạo ra thế mạnh cho Công ty, tạo niềm tin với chủ đầu tư. Bên

cạnh đó Công ty còn luôn tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên học tập nâng cao
trình độ. Phòng Kế toán hiện có 6 cán bộ, năng lực chuyên môn tốt.
Sự phân công lao động kế toán tại Công ty dựa trên công tác kế toán từng phần
hành đó là kế toán vật tư, tài sản; kế toán tiền và thanh toán; kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương; kế toán xây dựng cơ bản; thủ kho và kế toán trưởng. Cơ cấu bộ
máy cũng như phân công lao động kế toán như trên là hợp lý, tạo điều kiện chuyên môn
hoá nhiệm vụ của mỗi nhân viên kế toán, tăng khả năng đối chiếu kiểm tra số liệu.
Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương Giang
được kiện toàn dựa trên nguyên tắc (gọn nhẹ trong tổ chức,hiệu quả trong hoạt động),
chức năng quyền hạn, nghĩa vụ của từng cán bộ phải tuân thủ quy tắc tổ chức của hoạt
động tài chính kế toán cũng như quy định riêng của Công ty về vấn đế quản lý và hoạt
động tài chính kế toán tránh hiện tượng một người kiêm nhiệm nhiều chức năng mà
nghiệp vụ kế toán đòi hỏi phải tách biệt và giám sát chéo giữa các vị trí này cũng như sự
chồng chéo về quyền hạn và nghĩa vụ giữa các vị trí với nhau.
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương Giang áp dụng hình thức tổ
chức công tác bộ máy kế toán tập trung. Hầu hết mọi công việc kế toán được thực hiện
ở Phòng Kế toán trung tâm theo mô hình trực tuyến chức năng

Sv :Nguyễn Thị An
Lớp CĐ ĐH KT9_K9

Báo cáo thực tập


Trường ĐH công nghiệp Hà Nội

18
Khoa: kế toán-kiểm toán

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây

dựng Hương Giang

Kế toán trưởng

Kế toán vật tư
tài sản

Kế toán tiền
và thanh toán

Kế toán tiền
lương và các
khoản trích theo
lương

Kế toán xây
dựng cơ bản

Thủ kho

(Nguồn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương Giang)
2.1.2.2. Quyền hạn, nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận kế toán:
Kế toán trưởng là người có quyền lực lớn nhất đồng thời cũng là người chịu trách
nhiệm chính về tất cả các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong Công ty trước ban Giám
đốc Công ty cũng như trưởng Phòng kế toán tại Công ty chủ quản, và quản lý các cán
bộ trong Phòng kế toán.
Năm người còn lại có trách nhiệm giúp đỡ kế toán trưởng hoàn thành nhiệm vụ
của mình trong chức năng và quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm trước kế toán
trưởng
+ Kế toán vật tư tài sản: có nhiệm vụ phản ánh, đầy đủ kịp thời số hiện có và tình

hình luân chuyển vật tư hàng hoá. Phản ánh và tính toán phân bổ mức khấu hao TSCĐ

Sv :Nguyễn Thị An
Lớp CĐ ĐH KT9_K9

Báo cáo thực tập


Trường ĐH công nghiệp Hà Nội

19
Khoa: kế toán-kiểm toán

tính vào chi phí kinh doanh của công ty; lập kế hoạch sửa chữa, tập hợp chính xác và
phân bổ hợp lý chi phí sửa chữa TSCĐ; tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hoặc bất
thường TSCĐ, tham gia đánh giá lại, phân tích tình hình sử dụng và bảo quản TSCĐ.
+ Kế toán tiền và thanh toán: có nhiệm vụ phản ánh số liệu hiện có và tình hình
tăng giảm các loại quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vốn bằng tiền khác, các khoản vay
ngân hàng, vay nợ, thanh toán công nợ.
+ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: ghi chép, phản ánh, tổng hợp
một cách kịp thời đầy đủ, trung thực tình hình hiện có và biến động số lượng, chất
lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Tính toán kịp
thời chính xác chế độ của các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả
cho người lao động; thực hiện kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động; tình
hình chấp hành chế độ lao động, tiền lương; tính toán và phân bổ đúng các khoản tiền
lương, các khoản trích theo lương vào chi phí kinh doanh.
+ Kế toán xây dựng cơ bản: có nhiệm vụ thu thập chứng từ từ nhân viên kế toán
ở các đội thi công công trình sau đó lập sổ kế toán chi tiết theo dõi từng chi phí cho từng
công cụ thể, cuối kỳ tính ra giá thành sản phẩm xây lắp và doanh thu cũng như giá vốn,
giá trị sản phẩm dở dang.

+ Thủ quỹ: có trách nhiệm giữ tiền cho đơn vị, báo cáo quỹ tiền mặt, tình hình sử
dụng quỹ tiền mặt. Chi trả lương cho cán bộ, công nhân viên và các khoản chi phí khác,
theo dõi tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt của Công ty.

2.1.3. Chứng từ, sổ chi tiết, sổ tổng hợp và các loại báo cáo kế toán
2.1.3.1. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
Hiện nay Công ty đang sử dụng hệ thống chứng từ ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ - BTC ngày 20- 3- 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Căn cứ vào quy mô
và đặc điểm của loại hình sản xuất (xây lắp) Công ty đã xây dựng nên một hệ thống

Sv :Nguyễn Thị An
Lớp CĐ ĐH KT9_K9

Báo cáo thực tập


Trường ĐH công nghiệp Hà Nội

20
Khoa: kế toán-kiểm toán

chứng từ phù hợp cho mình. Hệ thống chứng từ kế toán của Công ty được tổ chức theo
quy định của chế độ kế toán hiện hành gồm 5 chỉ tiêu như sau:
Bảng 2.1: Một số chứng từ được sử dụng tại Công ty
I- Lao động tiền lương

Mẫu số

1


Bảng chấm công

01a – LĐTL

2

Bảng chấm công làm thêm giờ

01b – LĐTL

3

Bảng thanh toán tiền lương

02 – LĐTL

4

Bảng thanh toán tiền thưởng

03 – LĐTL

5

Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành

05 – LĐTL

6


Hợp đồng giao khoán

08 – LĐTL

7

Bảng phân bổ tiền lương và BHXH

11 – LĐTL

II- Hàng tồn kho
1

Phiếu nhập kho

01 – VT

2

Phiếu xuất kho

02 – VT

3

Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng
hoá

03 – VT


4

Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá

05 – VT

III- Tiền tệ
1

Phiếu thu

01 – TT

2

Phiếu chi

02 – TT

3

Giấy đề nghị tạm ứng

03 – TT

4

Giấy thanh toán tiền tạm ứng

04 – TT


5

Biên lai thu tiền

06 – TT

6

Bảng kê chi tiền

09 – TT

IV- Tài sản cố định
1

Biên bản giao nhận TSCĐ

01 – TSCĐ

2

Biên bản thanh lý TSCĐ

02 – TSCĐ

3

Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn đã hoàn thành


04 – TSCĐ

Sv :Nguyễn Thị An
Lớp CĐ ĐH KT9_K9

Báo cáo thực tập


Trường ĐH công nghiệp Hà Nội
4

21
Khoa: kế toán-kiểm toán

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
V – Hàng hoá

1

Hoá đơn GTGT

2

Phiếu kê mua hàng

01 GTKL – 3LL

Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty đều được lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực, khách quan vào
chứng từ kế toán theo trình tự sau:

* Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty đều được lập chứng từ đầy đủ.
Chứng từ của phần hành nào do kế toán phần hành đó lập. Chứng từ phải được khai đầy
đủ các nội dung bắt buộc, ghi rõ ràng, trung thực, phản ánh đúng nghiệp vụ phát sinh,
gạch bỏ phần để trống, không được tẩy xoá sửa chữa trên chứng từ. Trường hợp viết sai
được huỷ bỏ không xé rời ra khỏi cuống. Chứng từ phải được lập đủ số liên theo quy
định. Tuỳ loại chứng từ có thể lập thành 2 hoặc 3 liên: liên 1 lưu ở nơi lập, liên 3 để ghi
sổ, liên 2 giao cho đối tượng có quan hệ trong nghiệp vụ như người mua, người nhận
tiền, người nộp tiền…
* Chứng từ được lập phải được kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký
chứng từ kế toán và sau đó trình Giám đốc Công ty phê duyệt.
* Chứng từ sau khi được kiểm tra sẽ được tiến hành phân loại, sắp xếp chứng từ
kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán.
* Lưu trữ, bảo quản và huỷ chứng từ chứng từ kế toán: Sau khi hoàn thành việc
cập nhật chứng từ vào sổ sách, kế toán bảo quản chứng cho đến khi kết thúc niên độ kế
toán đó. Chứng từ kế toán sau đó đi vào giai đoạn lưu trữ. Chứng từ được sắp xếp, phân
loại thành từng bộ hồ sơ và được lưu trữ tại kho lưu trữ tài liệu của Phòng kế toán do
thủ quỹ chịu trách nhiệm lưu trữ. Việc theo dõi các chứng từ này được thực hiện thông

Sv :Nguyễn Thị An
Lớp CĐ ĐH KT9_K9

Báo cáo thực tập


Trường ĐH công nghiệp Hà Nội

22
Khoa: kế toán-kiểm toán


qua “Sổ theo dõi tài liệu kế toán lưu trữ”. Trong sổ theo dõi có đầy đủ các thông tin về:
loại chứng từ lưu trữ, ngày tháng đưa vào lưu trữ, hiện trạng đưa vào lưu trữ, thời gian
lưu trữ (tuỳ từng loại chứng từ mà có thời hạn khác nhau). Hết thời hạn lưu trữ chứng từ
được đưa ra ngoài để huỷ.
2.1.3.2. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán tại công ty:
Để đáp ứng yêu cầu hệ thống hoá thông tin, kế toán công ty đã mở các loại sổ kế
toán và xây dựng kết cấu mẫu sổ, gồm hai loại: sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi
tiết.
- Sổ kế toán tổng hợp gồm: sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái.
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: là loại sổ kế toán tổng hợp ghi theo thứ tự thời
gian dùng để đăng ký các chứng từ ghi sổ, đảm bảo an toàn cho chứng từ ghi sổ,
có tác dụng đối chiếu với các số liệu ghi ở sổ cái.
+ Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp ghi theo hệ thống từng tài khoản kế toán.
- Sổ kế toán chi tiết gồm: sổ nhật ký quỹ, các sổ chi tiết.
+ Sổ nhật ký quỹ: là sổ chi tiết ghi theo thứ tự thời gian dùng để theo dõi tình
hình thu chi.
+ Các sổ chi tiết như: sổ chi tiết vật tư, hàng hoá; sổ chi tiết phải thu khách hàng,
phải trả người bán…
2.1.3.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại Công ty:
Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành, công ty đã xây
dựng cho mình danh mục các tài khoản vận dụng. Trong đó công ty có mở thêm những
tài khoản chi tiết cấp 2, 3, 4 để phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu quản lý tại
Công ty.
Hệ thống tài khoản kế toán được sử dụng tại Công ty chính là hệ thống tài khoản
kế toán này được xây dựng dựa theo QĐ 15/2006/ QĐ - BTC, ngày

Sv :Nguyễn Thị An
Lớp CĐ ĐH KT9_K9

Báo cáo thực tập



Trường ĐH công nghiệp Hà Nội

23
Khoa: kế toán-kiểm toán

20/3/2006 là quy định của Bộ Tài chính với các tài khoản trong và ngoài bảng cân đối
gồm:
 Vốn bằng tiền: TK 111; 112…
 Tài khoản thanh toán: TK 131; 138; 133; 331; 333; 334; 335; 338…
 Tài khoản hàng tồn kho: TK 152; 153; 156…
 Tài khoản chi phí: TK 154; 621; 622; 623; 627; 642; 811…
 Tài khoản doanh thu kết quả: TK 511; 711; 911…
 Và một số tài khoản khác như: TK 211; 214…
Đối với một số tài khoản Cty mở chi tiết như:
TK 152: NVL (TK 1521: NVL chính; TK 1522: NVL phụ; TK 1523: nhiên liệu;
TK 1524: phụ tùng thay thế)
TK 154: chi phí SXKD dở dang (TK 1541: chi phí NVL trực tiếp; TK 1542: chi
phí nhân công trực tiếp; TK1543: chi phí sử dụng máy thi công; TK 1544: chi phí sản
xuất chung) và được mở chi tiết cho từng công trình.
TK 642: chi phí quản lý KD (TK 6421: chi phi bán hàng; TK 6422: chi phí quản
lý doanh nghiệp)
Các TK 131; 331 được mở chi tiết cho từng đối tượng cụ thể (TK 311 được mở
chi tiết cho từng ngân hàng mà công ty vay)
VD: TK 131PT: phải thu khách hàng Phúc Thành
TK 141NAD: tạm ứng Nguyễn Ánh Dương
TK 621, 622, 623, 627 được mở chi tiết cho từng công trình.
Do công ty là đơn vị trực thuộc nên không đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, liên
doanh, liên kết nên không sử dụng các tài khoản sau: TK 121; 128; 129; 136; 158; 159;

221; 222; 228; 229. Và Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng nên các sản phẩm của công
ty tạo ra được tiêu thụ luôn, vì thế không có sản phẩm tồn kho nên không sử dụng TK

Sv :Nguyễn Thị An
Lớp CĐ ĐH KT9_K9

Báo cáo thực tập


Trường ĐH công nghiệp Hà Nội

24
Khoa: kế toán-kiểm toán

155. Đồng thời không có hàng bán bị trả lại, cũng không có giảm giá hàng bán nên
không có TK 531; 532.
Việc mở tài khoản chi tiết đã giúp cho công tác kiểm tra, đối chiếu, theo dõi
được chính xác không nhầm lẫn. Giúp giảm bớt khối lượng và thời gian ghi chép. Dẫn
đến cung cấp thông tin về hiệu quả kinh doanh, về tình hình tài chính nói chung cho nhà
quản lý được chính xác giúp họ có những quyết định đúng đắn khi lựa chọn phương án
kinh doanh.
2.1.3.4. Vận dụng hệ thống báo cáo kế toán:
Hiện công ty đang sử dụng hệ thống báo cáo tài chính theo mẫu của Bộ Tài chính
theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 có sửa đổi theo chế độ kế toán
mới ban hành, được lập định kỳ hàng quý, năm.
Công ty lập các báo cáo theo quy định gồm:
- Bảng cân đối tài khoản

Mẫu số B01-DN


- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Mẫu số B02-DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mẫu số B03-DN

- Thuyết minh báo cáo tài chính

Mẫu số B09-DN

Báo cáo được lập hàng quý sau 1 tháng, báo cáo năm được lập xong sau 3 tháng.
Nơi Công ty gửi bào cáo là Cục thuế, cơ quan kiểm toán, ngân hàng.

2.1.4. Quan hệ của phòng kế toán trong bộ máy quản lý doanh nghiệp.
Phòng kế toán có quan hệ bình đẳng, ngang cấp với các phòng ban khác trong
công ty,có chức năng cung cấp thông tin, phối hợp và tham gia thực hiện các nhiệm vụ
của cấp trên giao cho làm cho công ty ngày càng phát triển.
*Quan hệ với Ban giám đốc, Ban điều hành :
Phòng kế toán có chức năng, nhiệm vụ hoạt động theo các qui định, qui chế và
điều lệ của Công ty. Tham mưu cho cấp quản lý các lĩnh vực như:
- Công tác kế toán tài chính.

Sv :Nguyễn Thị An
Lớp CĐ ĐH KT9_K9

Báo cáo thực tập



Trường ĐH công nghiệp Hà Nội

25
Khoa: kế toán-kiểm toán

- Công tác kế toán kiểm toán nội bộ.
- Công tác thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, các khoản thu chi mua sắm ,
các chi phí hoạt động của Công ty
- Quản lý vốn, tài sản của Công ty. Tổ chức chỉ đạo công tác kế toán trong Công
ty. Giúp Công ty theo dõi được thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh,
quản lý nguồn vốn, quản lý sản xuất, theo dõi thị trường. Nhờ đó mà Công ty hoạt động
có hiệu quả hơn, vấn đề kiểm soát nội bộ được tốt hơn.
- Cung cấp tài liệu cho Công ty làm cơ sở hoạch định chương trình, lên dự thảo
hoạt động cho từng giai đoạn, thời kỳ. Đồng thời cũng là căn cứ, là những chứng từ, là
cơ sở đảm bào cho việc quản lý, giao dịch, buôn bán, ký kết hợp đồng. Cung cấp thông
tin tài chính cần thiết cho Công ty.
* Mối quan hệ với phòng kế hoạch – Phòng tổ chức hành chính:
Phòng kế toán có chức năng phối hợp xây dựng cơ cấu tổ chức, phát triển nguồn
nhân lực của phòng mình sao cho phù hợp với chiến lược phát triển nguồn nhân lực của
công ty
Được yêu cầu phòng hành chính hỗ trợ về các hoạt động hành chính, nhân sự, để
đảm bảo cho thực hiện chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán được hoàn thiện và tốt
hơn.
*Mối quan hệ với phòng Xây dựng cơ bản.
Trong khi phòng xây dựng cơ bản có chức năng tạo bản vẽ, thiết kế các công
trình. Thực hiện toàn bộ hoạt động xây dựng và các công trình của công ty dưới sự chỉ
đạo của Phó Giám đốc. Giám sát và chịu trách nhiệm về chất lượng kỹ thuật công trình,
đảm bảo năng suất tiến độ công việc một cách khoa học, uy tín thì phòng kế toán có
nhiệm vụ thanh toán các khoản chi duyệt có liên quan tới công trình xây dựng đó. Quản
lý thanh toán tiền lương công nhân viên, quan trọng hơn là các khoản vốn rót vào từ các

nhà thầu liên doanh với Công ty, vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình, quyết toán
vốn trước khi bàn giao công trình.

Sv :Nguyễn Thị An
Lớp CĐ ĐH KT9_K9

Báo cáo thực tập


×