TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA HUẤN LUYỆN THỂ THAO
----------
ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề cương:
“LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP
PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU
BÓNG RỔ KHÓA 38 KHOA HUẤN LUYỆN THỂ THAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH QUA MỘT HỌC KÌ HỌC TẬP”
Ngành: Huấn luyện thể thao
TP. HỒ CHÍ MINH, 2015
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA HUẤN LUYỆN THỂ THAO
----------
ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề cương:
“LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
SỨC NHANH CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG RỔ
KHÓA 38 KHOA HUẤN LUYỆN THỂ THAO TRƯỜNG ĐẠI
HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUA MỘT HỌC KÌ HỌC TẬP”
Ngành: Huấn luyện thể thao
Người hướng dẫn khoa học:
Sinh viên thực hiện:
Ths . Kiều Việt Hưng
Nguyễn Thị Lê Kha
Lớp: Bóng rổ – K35
TP. HỒ CHÍ MINH, 2015
2
3
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thể dục thể thao( TDTT) là một hoạt động không thể thiếu được trong
nền văn hoá của mỗi dân tộc, cũng như nền văn minh của nhân loại, mặt khác
thể dục thể thao còn tạo mối quan hệ giao lưu thắt chặt tinh thần đoàn kết hữu
nghị giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới không phân biệt trình độ phát triển
cao hay thấp, chế độ chính trị xã hội.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng TDTT chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng nói “Mỗi một dân tộc yếu ớt là làm cho cả nước yếu ớt đi một phần, mỗi
một dân tộc khoẻ mạnh sẽ làm cho ca nước mạnh khoẻ”. Và “Hỡi đồng bào cả
nước, giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần
sức khoẻ mới thành công”. Để thực hiện tư tưởng của người, trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, Đảng và nhà nước ta luôn quan
tâm tới việc chăm sóc và bồi dưỡng sức khoẻ cho nhân dân, đặt biệt là thế hệ trẻ
những chủ nhân tương lai của đất nước.
Từ ngày đất nước đổi mới và hội nhập đến nay đã có rất nhiều môn thể
thao được du nhập vào Việt Nam, trong đó có môn “Bóng Rổ”. Bóng rổ ra đời ở
Mỹ vào năm 1891 do Dr. James Naismith (1861- 1939 ) là giáo viên môn giáo
dục thể chất ở học viện SPRINGFIELD thuộc bang MASACHUSETTS
(MỸ)sáng lập. Bóng rổ là một môn thể thao mang tính tập thể, đối kháng trực
tiếp trên sân, thi đấu với 5 vận động viên ( VĐV) chính thức và 7 VĐV dự bị
trong thời gian 40 phút, các VĐV được thay đổi liên tục không hạn chế số lần ra
vào sân. Mục đích của thi đấu bóng rổ làm hạn chế tối đa đối phương ném bóng
vào rổ của mình và đưa bóng vào rổ đối phương, tình huống thay đổi liên tục và
bất ngờ có sự đối kháng va chạm trực tiếp. VĐV thi đấu không chỉ bằng năng
lực thể chất mà còn bằng cả nỗ lực trí tuệ và các phẩm chất tâm lý. Đặc biệt
quan trọng trong việc xử lý các quyết định trong điều kiện căng thẳng về tinh
thần và cảm xúc với trận thi đấu diễn ra rất quyết liệt và tốc độ rất nhanh đòi hỏi
các VĐV phải di chuyển tốc độ trong suốt quá trình thi đấu thì yếu tố thể lực
5
đóng vai trò quyết định. Đó là những nét nổi bật của môn bóng rổ. Với tính chất
đặc biệt của môn bóng rổ là các tình huống diễn ra mau lẹ giữa tấn công và phòng
thủ được thay đổi liên tục. Một trận đấu bóng rổ luôn diễn ra với tốc độ nhanh với
các cú ném chuẩn xác từ mọi cự ly, những đường chuyền đầy trí tuệ hay những pha
đột phá, úp rổ một cách mạnh mẽ, đẹp mắt, tính hấp dẫn, vẻ đẹp hình thể, tư duy
nhanh nhẹn, khả năng phát triển thể chất, năng lực người tập luyện, cũng như sự
quyết đoán và mạnh mẽ trong các pha đối kháng trực tiếp đã giúp bóng rổ thu
hút đông đảo số lượng người tham gia tập luyện và thi đấu.
Trên thế giới, bóng rổ được đưa vào hệ thống môn thể thao thi đấu
Olympic từ rất sớm (năm 1936, BerLin). Nước Mỹ, vốn là cái nôi của bóng rổ,
đã có riêng hệ thống giải thi đấu nhà nghề dành cho những VĐV chuyên nghiệp,
nghiệp dư, hệ thống giải thi đấu cho các sinh viên, học sinh hằng năm và điều
đặc biệt là có cả giải bóng rổ dành riêng cho những VĐV khuyết tật. Tại Châu Á
và Đông Nam Á, bóng rổ sau một thời gian du nhập cũng đã phát triển rất mạnh
mẽ và được công nhận là môn thể thao thi đấu chính thức trong các kỳ đại hội
thể thao SEA Games, Asiad, nhiều VĐV tại đây tham gia thi đấu cho các đội
nhà nghề ở Mỹ. Bóng rổ được du nhập vào Việt Nam từ thập niên 1930 và đã phát
triển rộng khắp trên phạm vi cả nước, nhất là ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Sóc
Trăng, Bình Thuận, Đà Nẵng,TP. HCM….
Trải qua hơn 110 năm hình thành và phát triển, kho tàng khoa học huấn
luyện bóng rổ trên thế giới đã không ngừng hoàn thiện, các tài liệu về huấn
luyện chung tiêu biểu có “Coaching basketball” của tác giả Jery Krause (1994);
tài liệu về huấn luyện thể lực có “Complete Conditioning for Basketball” của tác
giả Brettinham (1996); tài liệu về huấn luyện sức mạnh “NBA power and
conditioning” của tác giả Wilkens (1997); tài liệu về huấn luyện linh hoạt đáng
chú ý là “Training for speed – Agility and Quickness” của tác giả Lee E. Brown
(2000) và “Agility” của Jason D. Vescovi, MS, CSCS, NSCA (2005). Các công
trình nghiên cứu về bóng rổ ở Việt Nam cũng đa dạng không kém. Về sức mạnh
6
có các công trình nghiên cứu của Đặng Hà Việt (2002), Nguyễn Ngọc Hải
(2004), Nguyễn Lê Phạm Huỳnh (2006), Nguyễn Vũ Kiều Hoa (2007). Nghiên
cứu về sức bền có công trình nghiên cứu của Đặng Hà Việt (2007), Công trình
nghiên cứu của Nguyễn Trương Phương Uyên về linh hoạt (2007)….
Dựa trên các công trình nghiên cứu, tôi mong muốn đóng góp một phần
sức lực của mình vào công tác nghiên cứu một số bài tập phát triển sức nhanh
cũng như nâng cao thành tích và kết quả học tập chuyên sâu Bóng rổ của các
bạn sinh viên các khóa nói chung và nam sinh viên Bóng rổ khóa 38 khoa Huấn
luyện thể thao (HLTT) nói riêng nên tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài:
“LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
SỨC NHANH CHO NAM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU KHÓA 38
KHOA HLTT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO QUA
MỘT HỌC KỲ HỌC TẬP”
7
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập phát triển sức nhanh cho sinh viên
chuyên sâu Bóng rổ khóa 38,khoa HLTT trường Đại học Thể Dục Thể Thao
Thành phố Hồ Chí Minh ( Đại học TDTT TP HCM) qua một học kì học tập.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
2.2.1. Nhiệm vụ 1: Lựa chọn các test để đánh giá thực trạng sức nhanh
cho sinh viên chuyên sâu Bóng rổ khóa 38, khoa HLTT trường Đại học TDTT
TP HCM.
2.2.2. Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập phát triển sức
nhanh cho sinh viên chuyên sâu Bóng rổ khóa 38, khoa HLTT trường Đại học
TDTT TP HCM qua một học kì học tập.
2.2.3. Nhiệm vụ 3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng một số bài tập phát triển
sức nhanh cho sinh viên chuyên sâu khóa Bóng rổ 38, khoa HLTT tại trường
Đại học TDTT TP HCM qua một học kì học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để giải quyết những nhiệm vụ trên tôi sử dụng các phương pháp sau:
3.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu:
Áp dụng phương pháp này nhằm tích lũy các tư liệu, tìm hiểu các quan
niệm, định nghĩa, lý luận, phương pháp và tư tưởng khoa học, những kinh
nghiệm của những người đi trước đã được đăng tải trong các sách báo, các hệ
thống bài tập chương trình huấn luyện tiên tiến trong và ngoài nước, tư liệu hữu
quan, từ đó để viết chương tổng quan, bàn luận và các vấn đề cơ bản về phương
pháp luận nghiên cứu khoa học và thu thập các bài tập để lập phiếu phỏng vấn.
3.2. Phương pháp phỏng vấn điều tra.
Sử dụng phiếu phỏng vấn lấy ý kiến từ các cán bộ, huấn luyện viên, giáo
viên có liên quan đến sự phát triển sức nhanh cho sinh viên khóa 38, khoa
HLTT. Đảm bảo tính khoa học, chính xác của kết quả phiếu phỏng vấn, chọn
8
phương pháp chọn mẫu thuận tiện để tiến hành thu thập số liệu.
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Để đánh giá hiệu quả của việc lựa chọn bài tập, nhằm nâng cao sức nhanh
cho nam sinh viên chuyên sâu bóng rổ khóa 38 khoa HLTT trường Đại
HọcTDTT TP HCM . Đề tài tiến hành nghiên cứu trên đối tượng là 9 nam sinh
viên chuyên sâu bóng rổ khóa 38 ngành HLTT 9 sinh viên tập theo các bài tập
sức nhanh đã lựa chọn trong một học kì học tập.
3.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Một số test dự kiến:
•
•
-
Sức nhanh chung:
Chạy chữ T (s)
Chạy tốc độ 20m (s)
Test linh hoạt 505 (s)
Chạy Zig Zag (s)
Sức nhanh chuyên môn:
Test trượt phòng thủ. (s)
Test dẫn bóng theo sơ đồ.(s)
3.5. Phương pháp toán thống kê.
Được sử dụng trong việc phân tích và xử lý số liệu thu thập được trong
quá trình nghiên cứu của luận văn. Các giá được sử dụng gồm:
+ Giá trị trung bình ( X ):
n
X =
Trong đó:
∑x
i =1
i
n
n: tổng số đối tượng quan sát.
Xi: giá trị từng đối tượng quan sát.
∑
: là ký hiệu tổng cộng.
σ=
+ Độ lệch chuẩn (σ):
9
(
Σ Xi − X
i
n
)
2
Trong đó:
n: tổng số đối tượng quan sát.
Xi: giá trị từng đối tượng quan sát.
∑
X
: là ký hiệu tổng cộng.
: là ký hiệu trung bình cộng.
+ Hệ số tương quan r cặp: Theo công thức của Brave – Pison:
r=
Trong đó:
∑( x − X ) × ( y − Y )
n.σ x .σ y
r là hệ số tương quan cặp (còn gọi là hệ số tin cậy).
X
Y
và là giá trị trung bình của các tập hợp mẫu x và y.
δx và δy là độ lệch chuẩn.
n là kích thước tập hợp mẫu.
+ Hệ số biến thiên (Cv):
Cv =
Trong đó:
σ
.100%
x
σ : Độ lệch chuẩn.
X
: là ký hiệu trung bình cộng.
+Sai số tương đối của giá trị trung bình ( ε ):
ε=
t0.5 ×σx
x
Trong đó: + t05 là giá trị giới hạn chỉ số tstudent ứng với xác xuất p = 5%
+σ x : là sai số chuẩn của số trung bình:
+ Nhịp độ phát triển theo S.Brody:
W% =
Trong đó:
100.(V2 − V1 )
0.5.(V1 + V2 )
W%: Nhịp tăng trưởng
V1: là kết quả kiểm tra lần 1
V2: là kết quả kiểm tra lần 2
10
σx =
δ
n
100, 0.5: là những hằng số
t=
Tính t tự đối chiếu:
- Trong đó : d =
với n < 30
: hiệu số
=
: độ lệch chuẩn của hệ số.
=
: trung bình hiệu số.
=
: phương sai hiệu số.
=
: độ lệch chuẩn của hệ số.
-Nếu > sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất P ≥ 5%
- Nếu < sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất P ≥ 5%
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Chủ thể nghiên cứu: Một số bài tập phát triển sức nhanh cho sinh viên
chuyên sâu khóa 38 khoa HLTT trường Đại học TDTT TP HCM qua một học kì
học tập.
- Khách thể nghiên cứu: 9 nam sinh viên chuyên sâu khóa 38, khoa
HLTT, tại trường Đại học TDTT TP HCM.
4.2. Tổ chức nghiên cứu:
Từ tháng 10/2015 đến tháng 6/2016
4.3. Địa điểm nghiên cứu:
Trường đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh.
11
4.4. Thời gian nghiên cứu:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Chọn đề tài và viết đề cương
Báo cáo đề cương
Phỏng vấn lựa chọn test và bài tập
Thời gian tổ chức thực nghiệm
Thu thập và xử lý số liệu lần 1
Ứng dụng các bài tập
Thu thập và xử lý số liệu lần 2
Viết luận văn
Báo cáo luận văn
Bắt đầu
Kết thúc
10/2015
11/2015
12/2016
01/2016
02/2016
02/2016
05/2016
05/2016
06/2016
11/2015
11/2015
01/2016
01/2016
02/2016
05/2016
05/2016
06/2016
06/2016
Địa điểm
Người
thực
hiện
NGUYỄN THỊ LÊ KHA
Nội dung công việc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT
TP.HCM
Thời gian
STT
V. DỰ BÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi dự kiến đề tài
sẽ đạt được những kết quả sau:
- Lựa chọn được các test để đánh giá được thực trạng sức nhanh sinh viên Bóng
rổ chuyên sâu khóa 38, khoa HLTT, trường Đại học TDTT TP HCM.
- Lựa chọn và ứng dụng được một số bài tập phát triển sức nhanh cho sinh viên
chuyên sâu Bóng rổ, khóa 38, khoa HLTT , trường Đại học TDTT TP HCM qua
một học kì học tập.
- Đánh giá được hiệu quả ứng dụng một số bài tập phát triển sức nhanh của sinh
viên chuyên sâu Bóng rổ khóa 38, khoa HLTT trường Đại học TDTT TP HCM,
qua một học kì học tập.
.TP.HCM, ngày…..tháng….. năm 2015
12
Người hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Ths. Kiều Việt Hưng
Nguyễn Thị Lê Kha