Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Bài tập lớn: NGHIÊN CỨU SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.84 KB, 48 trang )

[THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN] November 3, 2015

Nhóm 10
• Nguyễn Thị Thắm
• Nguyễn Thị Duyên
• Ngô Hương Giang
• Triệu Thị Thúy
• Phan Thị Tuyết

Mục lục
1


[THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN] November 3, 2015

LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………..3
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ GIAO DỊCH CHỨNG
KHOÁN……………………………………………………………….4
1. Khái niệm và chức năng………………………………………...4
2. Lịch sử phát triển của TTCK trên thế giới………………………5
3. Hình thức sở hữu………………………………………………..6
Chương 2: SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI……………7
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Cở sở pháp lý hình thành và phát triển………………………….7
Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và chức năng………………………..13


Điều kiện niêm yết và phương thức giao dịch………………….15
Các điều kiện trở thành thành viên……………………………...22
Quy mô và sự phát triển nghiệp vụ của sở giao dịch…………...39
So sánh SGDHN và SGD thành phố HCM……………………..40

Chương 3: NHỮNG BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP…………………….47

Lời mở đầu
2


[THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN] November 3, 2015

Thị trường chứng khoán ra đời đáp ứng nhu cầu về vốn của các chủ thể trong
nền kinh tế. Mặc dù ra đời muộn hơn so với nhiều thị trường khác nhưng thị
trường chứng khoán đã nhanh chóng phát triển về quy mô, hàng hóa giao
dịch,cơ sở vật chất….và khẳng định là một thị trường không thể thiếu được ở
bất cứ quốc gia nào vận hành theo cơ chế thị trường, đặc biệt là các nước phát
triển trên thế giới.
Nghiên cứu thị trường chứng khoán đã trở thành một nhu cầu tất yếu đối với
nhiều cá nhân và tổ chức hiện nay. Vì vậy mà bài tập lớn môn thị trường
chứng khoán sẽ giúp cho sinh viên học hỏi được những kiến thức cơ bản của
môn này đồng thời hiểu rõ hơn về sở giao dịch chứng khoán Hà Nội ở nước ta
để từ đó đưa ra những nhận xét, ý kiến của bản thân mình. Cở sở pháp lý hình
thành và phát triển, cơ cấu tổ chức nhiệm vụ, chức năng,điều kiện niêm yết,
thời gian giao dịch, quy mô và thành viên của SGDCK Hà Nội là những kiến
thức mà bài tập lớn môn thị trường chứng khoán muốn sinh viên tìm hiểu.
Không những thế bài tập lớn cũng phát triển năng lực tư duy, khả năng độc
lập và sáng tạo của mỗi sinh viên và cũng giúp cho sinh viên củng cố, khắc
sâu, mở rộng, hệ thống hóa, tổng hợp các kiến thức đã học.Hơn nữa biết vận

dụng những kiến thức đã học để đề xuất, đưa ra những giải pháp về những
vấn đề còn bất cập của sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Tăng tính tự học, tự
nghiên cứu của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

NỘI DUNG BÀI TẬP LỚN
3


[THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN] November 3, 2015

Chương I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SGDCK
1.Khái niệm và chức năng
a.Khái niệm
Sở giao dịch chứng khoán là thị trường giao dịch chứng khoán được thựchiện
tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch hoặc thông qua hệ thống máy
tính. Các chứng khoán được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoánthông
thường là chứng khoán của các công ty lớn,có danh tiếng và đã trải qua thử
thách trên thị trường và đáp ứng được các tiêu chuẩn niêm yết. Các loại
chứngkhoán này được giao dịch theo những quy định nhất định về phương
thức giaodịch, thời gian và địa điểm cụ thể.
* Đặc điểm
- Là nơi gặp gỡ của các nhà môi giới chứng khoán
- Không có hàng hóa và không có người mua bán cuối cùng chỉ có những nhà
môi giới
- Là một địa điểm lý tưởng cho những cuộc giao lưu vốn của xã hội
b. Chức năng
-Cung cấp, đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc giao dịch chứng khoán
(địa điểm và hệ thống giao dịch). Đảm bảo việc giao dịch chứng khoán được
diễn ra thông suốt, đúng pháp luật và công khai kể cả giá cả.
-Tổ chức niêm yết và giám sát các chứng khoán niêm yết, các tổ chức niêm

yết.
-Tổ chức và giám sát chặt chẽ quá trình giao dịch chứng khoán.
-Giám sát chặt chẽ những người tham dự vào quá trình giao dịch.
2.Lịch sử phát triển của TTCK trên thế giới
4


[THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN] November 3, 2015

Thị trường chứng khoán không phải ngay từ đầu đã có những giao dịch
toàn cầu phức tạp như hiện nay
Cho đến năm 1531 định chế đầu tiên hao hao như một sở giao dịch mới ra
đời tại Antwerp, Bỉ. Tuy vậy, ở thị trường chứng khoán đầu tiên này không hề
có cổ phiếu.
Thay vì mua bán cổ phiếu công ty(những thứ khi ấy còn chưa tồn tại),
người môi giới và cho vay tập trung lại đây để giao dịch các món nợ của công
ty, chính phủ thậm chí cả cá nhân.
Mọi chuyện thay đổi vào những năm 1600, khi cả Anh, Pháp, Hà Lan đều
cử hạm đội đến Đông Ấn. Do ít nhà thám hiểm trang trải đủ cho một chuyến
hải thương, các công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập để huy động tiền
từ nhà đầu tư, những người này sẽ được chia lợi nhuận đoàn tương ứng với
phần vốn góp. Hình thức tổ chức kinh doanh này cũng đòi hỏi phải quản lý
được rủi ro.
Theo báo Imperial Gazetteer của Ấn Độ, các chuyến hải hành đầu tiên của
Anh đến Ấn Độ Dương không thành công, tàu đắm coàn tài sản cá nhân của
những người đi huy động vốn bị chủ nợ tịch thu.
Điều đó khiến một nhóm thương nhân London lập nên một công ty vào
tháng 9/1599, giới hạn trách nhiệm của mỗi thành viên theo số tiền họ đầu tư.
Nếu chuyến hải hành thất bại, luật pháp chỉ có thể tịch biên số tiền trên.
Nữ hoàng Anh cho phép nhóm thương nhân này hoạt động trong vòng 15

năm và đặt tên cho công ty là” Thống đốc và nhóm thương nhân London giao
thương với Đông Ấn”
Hình thức TNHH đã phát huy tác dụng tốt, cho đến năm 1609, vua James I
đã cho phép nhiều công ty thương hiệp nữa hoạt động và thúc đẩy giao
thương tại các quốc gia Châu Âu có bờ biển khác.

5


[THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN] November 3, 2015

Công ty Đông Ấn Hà Lan là công ty đầu tiên cho phép người nước ngoài
mua cổ phiếu ghi danh theo một tỷ lệ nhất định. Họ cũng là công ty đầu tiên
phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng qua SGDCK Amsterdam năm
1602.

Sở giao dịch chứng khoán London
Sự phát triển nhanh chóng của các công ty phát hành cổ phiếu dẫn tới sự
ra đời của SGDCK London. Đầu tiên cổ phiếu không được giao dịch tại một
tòa nhà nào cả thay vào đó cả bên môi giứoi lẫn nhà đầu tư gặp nhau ở các
quán cà phê khắp London. Khi ấy, nếu một công ty muốn bán cổ phiếu hay
phát hành nợ họ dán thông báo trên cửa các quán cà phê hay gửi thư tới nhà
tài trợ. Đặc biệt, quán cà phê của Jonathan tại Change Alley nổi lên như một
tụ điểm giao dịch chứng khoán ở London.

Sở giao dịch chứng khoán New York
Năm 1973, Ủy ban Chứng khoán và giao dịch New York mở cửa tại phố
Walls. Dù không phải là SGD đầu tiên tại Mỹ, NYSE nhanh chóng trở thành
trung tâm tài chính của đất nước non trẻ. Khối lượng giao dịch chứng khoán
tăng 6 lần trong giai đoạn1896-1901. Sự thành công này phân lớn là nhờ địa

điểm của SGD TP.New York, trung tâm của gần như mọi giao dịch và buôn
bán của Mỹ tại thời điểm đó. NYSE cũng là SGD đầu tiên có điều kiện niêm
yết và phí, giúp đem lại khoản thu nhập lớn cho SGD trong 200 năm SGDCK
New York luôn giữ vị trí số một.
3.Hình thức sở hữu
Hình thức sở hữu Nhà nước
Mô hình này chính phủ đứng ra thành lập, quản lý và sở hữu toàn bộ hay
một phần vốn của SGDCK. Hình thức này phù hợp trong giai đoạn đầu hình
thành và phát triển ở những nước đang phát triển. Mặt khác, đây là mô hình tổ
chức phi lợi nhuận nên mục đích chính là bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.
6


[THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN] November 3, 2015

Nhưng hình thức này cũng bộc lộ những hạn chế như: thiếu tính độc lập,năng
động, chi phí cao, kém hiệu quả.
Hình thức sở hữu thành viên
SGDCK do các thành viên là công ty chứng khoán sở hữu được tổ chức
dưới hình thức công ty TNHH có hội đồng quản trị do các công ty chứng
khoán bầu ra theo thừng nhiệm kỳ. Mô hình này có ưu điểm thành viên vừa là
người tham gia giao dịch vừa là người quản lý sở nên chi phí thấp và dễ dàng
ứng phó với tình hình thay đổi trên thị trường. SGDCK Hàn Quốc, New York,
Thái Lan và nhiều nước khác được tổ chức theo hình thức sở hữu thành viên.
Hình thức công ty cổ phần:
SGDCK được tổ chức dưới hình thức một công ty cổ phần đặc biệt do các
công ty chứng khoán thành viên, ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm tham
gia sở hữu với tư cách là cổ đông, tổ chức, hoạt động của SGDCK theo luật
công ty và hoạt động hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Mô hình này được áp
dụng ở Đức, Anh, Hồng Kông.

Chương II: SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI
I.Cở sở pháp lý hình thành và phát triển
a. Cơ sở pháp lý
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Sở GDCK Hà Nội) được thành lập theo
Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sởchuyển
đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (thành lập theo
Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg và khai trương hoạt động vào ngày
08/03/2005). Ngày 24/06/2009, Sở GDCK Hà Nội chính thức ra mắt, hoạt
động với mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước (đại diện là
Bộ Tài chính) làm chủ sở hữu.

7


[THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN] November 3, 2015

Với chức năng là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành thị
trường giao dịch chứng khoán, Sở GDCK Hà Nội đã tổ chức hoạt động đấu
giá cổ phần, tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ, huy động vốn cho ngân
sách Nhà nước và vận hành 03 thị trường giao dịch thứ cấp trên một nền
công nghệ: thị trường cổ phiếu niêm yết, thị trường trái phiếu Chính phủ
(TPCP) chuyên biệt và thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng
chưa niêm yết (UPCoM).
-

Tên gọi đầy đủ: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Stock Exchange
Tên viết tắt: HNX
Vốn điều lệ: 1000 tỷ đồng


b. Sự phát triển của Sở GDCK Hà Nội
• 08/03/2005: Trung tâm GDCK Hà Nội (Tiền thân của Sở GDCK Hà
Nội) chính thức khai trương và đi vào hoạt động với việc tổ chức đấu
giá cổ phần hóa DNNN đầu tiên Nhà máy Thiết bị Bưu điện (Postef),
mở màn cho chương trình đấu giá CPH DNNN qua các SGDCK.
• 14/07/2005:Khai trương, vận hành hệ thống giao dịch chứng khoán
thứ cấp với 6 công ty niêm yết đầu tiên. Phương thức giao dịch ban
đầu áp dụng duy nhất là giao dịch thỏa thuận.
• 02/11/2005: Chính thức áp dụng bổ sung phương thức giao dịch báo
giá trung tâm (khớp lệnh liên tục) song song với phương thức giao
dịch thoả thuận.
• 20/06/2006: Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2276/QĐ-BTC quy
định việc tập trung đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại TTGDCK Hà
Nội. Theo đó, TTGDCK Hà Nội là đơn vị duy nhất được giao nhiệm
vụ tổ chức đấu thầu TPCP tại Việt Nam.
8


[THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN] November 3, 2015

• 19/11/2007: Mở rộng thời gian giao dịch từ 8h30 đến 11h (thay vì từ
9h đến 11h).
• 19/03/2008:Trung tâm GDCK Hà Nội vinh dự được đón nhận Huân
chương Lao động hạng Ba theo Quyết định số 1455/2007/QĐ-CTN
của Chủ tịch nước về thành tích xuất sắc trong việc thúc đẩy sự phát
triển có hiệu quả của TTCK, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH
và bảo vệ Tổ quốc.
• 30/10/2008: Vận hành Hệ thống giao dịch từ xa, cho phép các CTCK
kết nối thẳng với máy chủ giao dịch của Trung tâm GDCK Hà Nội để
thực hiện nhập lệnh giao dịch cho nhà đầu tư.

• 02/01/2009: Chính phủ ban hành Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg về
việc thành lập Sở GDCK Hà Nội trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm
GDCK Hà Nội, từ đơn vị sự nghiệp có thu sang hoạt động theo mô
hình Công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.
• 24/06/2009: SGDCK Hà Nội chính thức ra mắt đồng thời khai trương
vận hành thị trường đăng ký giao dịch chứng khoán công ty đại chúng
chưa niêm yết (UPCoM).
• 24/09/2009: Hệ thống giao dịch TPCP chuyên biệt chính thức vận
hành, là cơ sở phát triển thị trường giao dịch TPCP thứ cấp theo chuẩn
quốc tế.
• 18/11/2009: Phiên giao dịch thứ 1000 chính thức được thực hiện tại
Sở GDCK Hà Nội. Sau hơn 4 năm hoạt động, với 1000 phiên giao
dịch an toàn, hiệu quả và quy tụ được trên 250 doanh nghiệp niêm yết,
đăng ký giao dịch trên địa bàn cả nước, 98 công ty chứng khoán thành
viên với gần 700.000 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư, tổng mức
9


[THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN] November 3, 2015

vốn hóa thị trường tại SGDCK Hà Nội đạt 135.500 tỷ đồng, chiếm
gần 10% GDP, gấp gần 70 lần giá trị vốn hoá thị trường tại thời điểm
khai trương.
• 08/02/2010: Triển khai công nghệ giao dịch trực tuyến trên thị trường
giao dịch cổ phiếu niêm yết, cho phép nhà đầu tư nhập lệnh trực tiếp
vào hệ thống của Sở GDCK Hà Nội, rút ngắn thời gian truyền lệnh,
cải thiện năng lực khớp lệnh của hệ thống.
• 15/04/2010:Sở GDCK Hà Nội chính thức gia nhập và là thành viên
thứ 19 của Liên đoàn các SGDCK Châu Á và Châu Đại Dương
(AOSEF).

• 21/6/2010:Sở GDCK Hà Nội đón cổ phiếu thứ 300 tham gia niêm yết,
cổ phiếu của Công ty Cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí
Việt Nam (mã chứng khoán PVR).
• 18/07/2010: Sở GDCK Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng
Nhì theo Quyết định số 995/QĐ-CTN của Chủ tịch nước ngày
12/07/2010 vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 20052009, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.
• 19/07/2010:Áp dụng bổ sung phương thức khớp lệnh liên tục đối với
thị trường UPCoM, bên cạnh phương thức giao dịch thỏa thuận.
• 11/05/2011: Bộ Tài chính chính thức phê duyệt việc Sở GDCK Hà
Nội tham gia Diễn đàn thị trường trái phiếu Asean+3 (ABMF) với vai
trò là "thành viên chính thức cấp quốc gia".
• 30/5/2011: Bộ Tài chính chấp thuận cho Sở GDCK Hà Nội tham gia
Liên đoàn các SGDCK Thế giới (WFE) và chính thức được kết nạp
"thành viên thông tin" vào tháng 6/2011.
10


[THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN] November 3, 2015

• 2/12/2011:Sở GDCK Hà Nội đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng Giám
đốc các SGDCK ASEAN lần thứ 15 tại Hà Nội. Hội nghị tuyên bố kết
nối ASEAN Link vào tháng 6/2012.
• 15/1/2012: Khánh thành và đưa vào sử dụng công trình trụ sở mới của
Sở GDCK Hà Nội. Đây là công trình trọng điểm của ngành tài chính,
được đầu tư xây dựng hiện đại, đồng bộ thể hiện sự quan tâm, ủng hộ
của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính đối với việc đầu tư
cơ sở vật chất phục vụ hiệu quả cho công cuộc phát triển thị trường
vốn và TTCK Việt Nam.
• 05/03/2012: Áp dụng thời gian giao dịch cổ phiếu từ 9h00 đến 14h15
(nghỉ giữa giờ từ 11h30-13h00).

• 09/07/2012: Ra mắt chỉ số HNX 30, là chỉ số giá của 30 cổ phiếu có
tính thanh khoản nhất trên thị trường cổ phiếu niêm yết.
• 06/08/2012: Áp dụng hệ thống đấu thầu trái phiếu điện tử, cho phép
thành viên đấu thầu có thể nhập phiếu dự thầu từ xa, sửa/hủy phiếu
thầu theo diễn biến của thị trường, nhận kết quả đấu thầu trực tuyến
tức thời, giúp rút ngắn thời gian xét thầu, xác định kết quả đấu thầu và
kết nối cơ quan quản lý, tổ chức phát hành, tổ chức thị trường với toàn
thể thành viên đấu thầu Trái phiếu Chính phủ.
• 24/08/2012: Khai trương Hệ thống giao dịch tín phiếu Kho bạc, góp
phần tạo tính thanh khoản cho tín phiếu đồng thời thể hiện sự kết nối
công cụ ngắn hạn và dài hạn của Trái phiếu Chính phủ.
• 1/10/2012: Chính thức áp dụng Hệ thống ngành kinh tế HaSIC (Hanoi
Stock Exchange Standard Industrial Classification) đối với các doanh
nghiệp niêm yết/đăng ký giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội.
11


[THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN] November 3, 2015

• 18/03/2013: Chính thức vận hành hệ thống giao dịch Trái phiếu Chính
phủ phiên bản 2, cho phép hỗ trợ giao dịch đa thị trường, đa tiền tệ,
tích hợp các hoạt động đấu thầu, giao dịch tín phiếu, trái phiếu và
công bố thông tin, tạo sự liên thông giữa thị trường nợ sơ cấp và thứ
cấp.
• 18/03/2013: Triển khai hệ thống Đường cong lợi suất TPCP, một
trong những chỉ báo thanh khoản quan trọng giúp cơ quản lý, tổ chức
phát hành và nhà đầu tư nhận định xu hướng thị trường và định giá
trái phiếu.
• 29/07/2013: Chính thức vận hành Hệ thống giao dịch cổ phiếu phiên
bản 5, (core i5) với năng lực xử lý của hệ thống tăng gấp 20-30 lần,

cho phép triển khai nhiều tiện ích giao dịch.
• 29/07/2013: Kéo dài thời gian giao dịch đến 15h00 trên thị trường cổ
phiếu đồng thời thay đổi kết cấu phiên giao dịch và bổ sung các loại
lệnh mới (ATC, lệnh thị trường) trên thị trường cổ phiếu niêm yết.
• 2/12/2013: Chính thức vận hành hệ thống chỉ số bao gồm chỉ số tổng
hợp (HNX FF Index), bộ chỉ số quy mô (Large Cap Index và
Medium/Small Cap Index), và bộ chỉ số ngành (Công nghiệp, Xây
dựng và Tài chính).
- Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội có nhiệm vụ tổ chức thị trường
giao dịch chứng khoán cho chứng khoán của tổ chức phát hành có
điều kiện niêm yết chứng khoán quy định tại Điều 9 Nghị định số
14/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
• 26/3/2014: HNX phối hợp UBCK tổ chức hội nghị “ doanh nghiệp đại
chúng chưa niêm yết 2014”tại TP.HCM

12


[THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN] November 3, 2015

• 24/6/2014: Tổ chức đón nhận cờ thi đua của chính phủ, bằng khen của
UBCK và khai trương góc nhà đầu tư
• 23/9/2014: Tổ chức hội nghị “ Tổng kết 5 năm hoạt động và phát triển
của thị trương TPCP”
• 13/11/2014: HNX và Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam ký kết Biên
bản thỏa thuận hợp tác thực hiện quyết định 51/2014/QĐ-TTg
• 29/12/2014: Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI chính thức niêm yết
chứng chỉ quỹ E1SSHN30 trên HNX
2. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và chức năng

a. Cơ cấu tổ chức

13


[THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN] November 3, 2015

14


[THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN] November 3, 2015

b. Chức năng của SGDCK Hà Nội
 Tổ chức hoạt động niêm yết, đăng ký giao dịch, giao dịch chứng
khoán, đấu giá chứng khoán, đấu thầu trái phiếu theo quy định của
pháp luật và phân công của chủ sở hữu.
 Giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về chứng khoán và
thị trường chứng khoán của thành viên giao dịch, tổ chức niêm yết và
nhà đầu tư tham gia giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng
khoán theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước.
 Giải quyết hoặc làm đầu mối giải quyết các tranh chấp liên quan đến
hoạt động giao dịch chứng khoán của thành viên giao dịch thông qua
thương lượng, hòa giải khi có yêu cầu của thành viên giao dịch.
 Hỗ trợ phát triển thị trường thông qua việc cung cấp các dịch vụ cơ sở
hạ tầng kỹ thuật, thông tin, đào tạo, tuyên truyền và phổ biến kiến
thức.
c. Nhiệm vụ
1. Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khóan trên thị trường được tiến
hành công khai, công bằng, minh bạch và hiệu quả.

2. Thực hiện chế độ tài chính, báo cáo thống kê, kế toán và kiểm toán
theo quy định của pháp luật và Bộ Tài Chính.
3. Thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Luật Chứng khoán và
các văn bản hướng dẫn; cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ
quan chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra và phòng, chống
các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng
khoán.
4. Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao; quản lý và sử dụng có
hiệu quả các nguồn vốn và tài sản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về
tổn thất các nguồn vốn và tài sản của SGD; phối hợp thực hiện công
tác tuyên truyền, phổ biến kiến thực về chứng khoán và thị trường
chứng khoán cho nhà đầu tư.
15


[THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN] November 3, 2015

5. Bồi thường thiệt hại cho thành viên giao dịch trong trường hợp
SGD gây thiệt hại cho thành viên giao dịch trừ trường hợp bất khả
kháng.
6. Xử lý và trả lời những thắc mắc, khiếu nại, khiếu kiện của các nhà
đầu tư, các tổ chức niêm yết SGD được Nhà nước giao vốn điều lệ và
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của SGD
trong phạm vi vốn điều lệ của mình.
7. SGD chịu trách nhiệm kế thừa quyền và nghĩa vụ pháp lý của
Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội theo quy định của pháp
luật; thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện niêm yết và thời gian giao dịch
3.1. Điều kiện niêm yết
a. Điều kiện niêm yết cổ phiếu

- Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết
từ 30 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Có ít nhất một năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến
thời điểm đăng ký niêm yết( ngoại trừ doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa
gắn với niêm yết); tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu(ROE) năm
liền trước năm đăng ký niêm yết tối thiểu 5%; không có các khoản nợ phải
trả quá hạn trên một năm, không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm đăng ký
niêm yết; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính.
- Tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100
cổ đông không phải do cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp
nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng
Chính phủ
- Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội đồng
quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc( Tổng Gíam đốc), Phó Giám đốc( Phó
16


[THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN] November 3, 2015

Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty; cổ đông lớn là người có
liên quan với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc( Tổng
Giám đốc), Phó Giám đốc(Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của
công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời
gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6
tháng tiếp theo không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá
nhân trên đại diện nắm giữ.
- Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều
10 Nghị định này
- Việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp thành lập thuộc lĩnh vực cơ
sở hạ tầng hoặc công nghệ cao,doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển

đổi thành công ty cổ phần không phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b
khoản 1 Điều này.
b. Điều kiện niêm yết trái phiếu của doanh nghiệp
- Là công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp nhà nước có vốn điều lệ
đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính
theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Các trái phiếu của một đợt phát hành có cùng ngày đáo hạn;
- Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 3
Điều 10 Nghị định này.
c. Trái phiếu chính phủ
Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương
được niêm yết trên SGDCK theo đề nghị của tổ chức phát hành trái phiếu.
3.2.Thời gian và phương thức giao dịch
Phương Thức Giao Dịch

Giờ Giao Dịch

17


[THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN] November 3, 2015

Khớp lệnh liên tục I và thỏa thuận

9h00’ đến 11h30’

Nghỉ giữa phiên

11h30’ đến 13h00’


Khớp lệnh liên tục II và thỏa thuận

13h00’ đến 14h30’

Khớp lệnh định kỳ đóng cửa và thỏa
thuận

14h30’ đến 14h45’

Khớp lệnh thỏa thuận

14h45’ đến 15h00’

a.Giá tham chiếu:
- Giá tham chiếu của cổ phiếu là bình quân gia quyền các thực hiện qua
phương thức giao dịch báo giá của ngày có giao dịch gần nhất
Đối với các cổ phiếu mới niêm yết hoặc cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch
trong ngày đầu tiên giao dịch hoặc ngày giao dịch trở lại sẽ giao dịch không
biên độ. Trong ngày giao dịch tiếp theo, giá tham chiếu của cổ phiếu này sẽ
được tính theo thời gian giao dịch ở trên.
b.Biên độ dao động giá
+) Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đối với cổ phiếu là +/_10%
+) Không áp dụng biên độ dao động giá đối với các giao dịch trái phiếu
c.Hiệu lực của lệnh
Trong phiên giao dịch, lệnh giới hạn được nhập vào hệ thống giao dịch
có hiệu lực cho đến hết phiên hoặc cho đến khi lệnh bị hủy trên hệ thống.
d.Nguyên tắc giao dịch: Các giao dịch phải được thực hiện thông qua công
ty chứng khoán thành viên của trung tâm GDCK Hà Nội

18



[THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN] November 3, 2015

- Trước tiên để thực hiện giao dịch nhà đầu tư phải có tài khoản GDCK
tại một công ty chứng khoán là thành viên của Trung tâm GDCK Hà Nội
- Khi đặt lệnh mua bán chứng khoán, nhà đầu tư phải đảm bảo đủ tỉ lệ ký
quỹ trên tài khoản. Cụ thể là khi đặt lệnh bán nhà đầu tư phải có đủ số
chứng khoán trong tài khoản, coàn khi đặt lệnh mua thì nhà đầu tư phải có
đủ số tiền kí quỹ theo thỏa thuận với công ty chứng khoán.
e. Phương thức giao dịch: Giao dịch khớp lệnh và giao dịch thỏa thuận
 Phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục:
-Đơn vị yết giá:
+)Đối với cổ phiếu: 100 đồng
+)Đối với trái phiếu: không quy định
-Đơn vị giao dịch:100 cổ phiếu hoặc 10.000.000(mười triệu đồng) tính theo
mệnh giá trái phiếu
-Khối lượng giao dịch tối thiểu: không quy định
-Loại lệnh giao dịch: lệnh giới hạn
-Nguyên tắc khớp lệnh
+ Các lệnh có mức giá tốt nhất được ưu tiên thực hiện trước
+ Nếu có nhiều lệnh cùng mức giá thì lệnh nào được nhập vào hệ thống
trước sẽ được thực hiện trước
+ Nếu lệnh mua và lệnh bán cùng thỏa mãn nhau về giá thì mức giá thực
hiện sẽ là mức giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước
+ Lệnh giao dịch có thể được thực hiện toàn bộ hoặc một phần theo bội số
của đơn vị giao dịch
-Sửa lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục
Trong phiên giao dịch , các lệnh đã nhập vào hệ thống không được phép sửa
trừ trường hợp sửa giávà trường hợp đại diện giao dịch nhập sai so với lệnh

gốc của khách hàng
Trường hợp sửa giá theo yêu cầu của khách hàng, đại diện giao dịch được
tiến hành sửa lệnh ngay trên hệ thống

19


[THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN] November 3, 2015

Trường hợp nhập sai lệnh của khách hàng so với lệnh gốc, đại diện giao
dịch được phép sửa lệnh theo trình tự trong quy trình sửa lệnh giao dịch
khớp lệnh liên tục. Trường hợp này sẽ tính vào lỗi của đại diện giao dịch
Việc sửa lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục chỉ được thực hiện đối với các
lệnh chưa được khớp hoặc phần chưa được khớp của lệnh
-Hủy lệnh
Trong phiên giao dịch, đại diện giao dịch được hủy lệnh theo yêu cầu của
khách hàng đới với các lệnh chưa được khớp hoặc phần chưa được khớp
của lệnh
-Hình thức thanh toán:Tất cả các giao dịch khớp lệnh liên tục được thanh
toán theo hình thức thanh toán đa phương(T+3)
 Phương thức giao dịch thỏa thuận:
-Đơn vị yết giá: không quy định
-Đơn vị giao dịch:không quy định
-Khối lượng giao dịch tối thiểu:
+Đối với cổ phiếu: 5.000 cổ phần
+Đối với trái phiếu: 100.000.000(100 triệu đồng) tính theo mệnh giá
-Sửa lệnh giao dịch thỏa thuận
Trong giờ giao dịch, trường hợp phát hiện sai lệch so với lệnh gốc sau khi
lệnh giao dịch thỏa thuận đã được xác nhận, đại diện giao dịch được phép
sửa lệnh giao dịch thỏa thuận theo Quy trình sửa lệnh giao dịch thỏa thuận

Thời gian sửa lệnh giao dịch thỏa thuận phải được hoàn tất chậm nhất là 15
phút trước khi phiên giao dịch kết thúc
-Hình thức thanh toán
+ Các GD có khối lượng nhỏ hơn 100.000 cổ phiếu hoặc nhỏ hơn 10 tỷ
đồng mệnh giá trái phiếu; áp dụng hình thức thanh toán đa phương với chu
kỳ T+3

20


[THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN] November 3, 2015

+Các giao dịch có khối lượng lớn hơn hoặc bằng 100.000 cổ phiếu hoặc 10
tỷ đồng mệnh giá trái phiếu thì được lựa chọn 1 trong 3 hình thức thanh
toán:
-Đa phương với chu kỳ thanh toán T+3
-Song phương với chu kỳ thanh toán T+2
-Trực tiếp với chu kỳ thanh toán từ T+1 đến T+3
3.3. Các loại hàng hòa trên SGDCKHN
Chỉ số
- Hệ thống chỉ số cổ phiếu
HNX-Index được đưa vào vận hành cùng với hệ thống Giao dịch vào năm
2005 ban đầu với chu kỳ tính toán 5 giây/lần và được xây dựng tích hợp bên
trong module khớp lệnh của hệ thống giao dịch, trong cơ sở dữ liệu của hệ
thống giao dịch.
Năm 2009, cùng với sự ra đời của thị trường UPCoM, chỉ số UPCoMIndex chính thức được công bố và tính toán một chỉ số tổng hợp cho toàn
thị trường UPCoM.
Ngày 09/07/2012, chỉ số HNX 30 được vận hành là chỉ số giá của Top 30
cổ phiếu được lựa chọn dựa vào tính thanh khoản, giá trị vốn hóa thị
trường, là tiền đề phát triển sản phẩm giao dịch trên chỉ số, phục vụ mục

đích đầu tư của thị trường.
Ngày 02/12/2013, Sở GDCK Hà Nội chính thức vận hành các bộ chỉ số chỉ
báo mới trên thị trường, bao gồm chỉ số HNX FF Index, Bộ chỉ số Quy mô
và Bộ chỉ số Ngành.
Ngày 15/12/2014: chính thức vận hành chỉ số Tổng thu nhập trên HNX 30
Index. Chỉ số HNX30 TRI là chỉ số tổng thu nhập được tính toán dựa trên
chỉ số gốc HNX 30 với sự thay đổi giá trị thị trường của 30 cổ phiếu trong
rổ chỉ số HNX 30 và các khoản cổ tức bằng tiền mặt của các cổ phiếu trong
rổ chỉ số HNX 30 được giả thiết tái đầu tư vào rổ chỉ số.
21


[THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN] November 3, 2015

Kể từ ngày 01/01/2015, Sở GDCK Hà Nội sẽ thay đổi tính toán chỉ số toàn
thị trường HNX Index theo phương pháp giá trị vốn hoá thị trường có điều
chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng. Theo đó, HNX Index là chỉ số
giá dựa trên giá trị vốn hoá thị trường có điều chỉnh tỉ lệ cổ phiếu tự do
chuyển nhượng của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch trên Sở GDCK
Hà Nội có tỷ lệ tự do chuyển nhượng lớn hơn hoặc bằng 5%.
Ngày 24/6/2015, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã cho chạy thử chỉ số
UPCOMFF Index. Ngày cơ sở của Chỉ số là 23/6/2015, điểm cơ sở của Chỉ
số là chỉ số đóng cửa của Chỉ số Upcom Index tại ngày 23/06/2015. Chỉ số
UPCOMFF Index áp dụng phương pháp tính toán dựa trên giá trị vốn hoá
thị trường có điều chỉnh tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng của tất cả công
ty đang đăng ký giao dịch trên thị trường Đăng ký giao dịch trên Sở Giao
dịch Chứng khoán Hà Nội.
-Hệ thống chỉ số trái phiếu
Nhằm cung cấp thêm công cụ chỉ báo trên thị trường trái phiếu Chính phủ,
Sở GDCK Hà Nội sẽ chính thức ra mắt bộ chỉ số trái phiếu (Bond Index) từ

ngày 5/1/2015. Đây là công cụ đo lường mức độ biến động của thị trường
trái phiếu, là một chỉ báo quan trọng của thị trường trái phiếu Chính phủ.
Bộ chỉ số trái phiếu có các chỉ số thành phần gồm chỉ số trái phiếu tổng hợp
và các chỉ số trái phiếu theo dải kỳ hạn: 2 năm, 3 năm, 5 năm, 1-3 năm, 3-5
năm…
Mỗi bộ chỉ số này đều bao gồm các chỉ số giá sạch, chỉ số giá gộp và chỉ số
tổng thu nhập. Trong đó, các chỉ số giá phản ánh sự biến động của giá trái
phiếu do tác động của các yếu tố thị trường như lãi suất,tình hình kinh tế vĩ
mô …. Chỉ số tổng thu nhập phản ánh tổng thu nhập từ giá và thu nhập từ
lãi coupon nhận được cũng như từ việc tái đầu tư các khoản coupon.
Bộ chỉ số trái phiếu Kho bạc Nhà nước có điểm cơ sở là 100.
Cổ phiếu niêm yết
Cổ phiếu UpcoM
22


[THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN] November 3, 2015

Trái phiếu chính phủ
ETFs
1. Thế nào là quỹ ETF?
Quỹ ETF (quỹ hoán đổi danh mục) là một loại hình quỹ mở, hình thành từ
việc tiếp nhận, hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy chứng chỉquỹ.
Chứng chỉ quỹ ETF được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng
khoán (theo định nghĩa tại Thông tư 229/2012/TT-BTC)
- Danh mục chứng khoán cơ cấu bao gồm các chứng khoán mô phỏng biến
động của chỉ số tham chiếu.
- Nhà đầu tư được phép góp vốn và thoái vốn tương tự quỹ mở, nhưng phải
thông qua thành viên lập quỹ và được thực hiện bằng cơ chế hàng đổi hàng
(danh mục chứng khoán cơ cấu đổi lấy chứng chỉ quỹ ETF và ngược lại)

- Giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ ETF được thực hiện qua Sở Giao dịch
Chứng khoán theo phương thức tương tự như cổ phiếu niêm yết và chứng
chỉ quỹ đóng
2. Cơ chế hoạt động
-Thị trường sơ cấp (góp vốn và thoái vốn):
+ Khi muốn yêu cầu phát hành/mua lại chứng chỉ quỹ ETF với công ty quản
lý quỹ, nhà đầu tư phải đặt lệnh tại thành viên lập quỹ.
+ Thành viên lập quỹ gửi yêu cầu của nhà đầu tư cho CTQLQ.
+ Việc kiểm tra, xác nhận lệnh giữa CTQLQ và thành viên lập quỹ được
thực hiện trên hệ thống của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
(VSD).
+ Vào ngày thanh toán, trên tài khoản của nhà đầu tư, số danh mục chứng
khoán cơ cấu được thay thế bằng số chứng chỉ quỹ ETF tương ứng (trường
23


[THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN] November 3, 2015

hợp yêu cầu phát hành) hoặc số chứng chỉ quỹ ETF được thay thế bằng số
danh mục chứng khoán cơ cấu tương ứng (trường hợp yêu cầu mua lại).
-

Thị trường thứ cấp:

+ Việc mua, bán chứng chỉ quỹ ETF được thực hiện tương tự như đối với
cổ phiếu, nhà đầu tư đặt lệnh tại công ty chứng khoán nơi mình mở tài
khoản và được công ty chứng khoán gửi lệnh vào so khớp trên hệ thống của
Sở Giao dịch Chứng khoán.
+ Nhà đầu tư theo dõi diễn biến giao dịch chứng chỉ quỹ ETF thông qua
bảng giá trực tuyến.

+ Vào ngày thanh toán, nhà đầu tư phải thanh toán tiền cho giao dịch mua,
và thanh toán chứng chỉ quỹ ETF cho giao dịch bán.
Chứng khoán phái sinh
4.Điều kiện trở thành thành viên của SGDCKHN
Về cơ bản, điều kiện trở thành thành viên giao dịch trên thị trường niêm yết
và điều kiện trở thành thành viên trên thị trường ĐKGD là giống nhau:
1. Là CTCK được cấp phép hoạt động môi giới chứng khoán;
2. Được Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam chấp thuận là thành viên
lưu ký;
3. Có đủ điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động:
a. Có hệ thống công nghệ tin học đáp ứng được yêu cầu của HNX;
b. Có thiết bị cung cấp thông tin giao dịch của HNX phục vụ người đầu tư;
c. Có trang thông tin điện tử đảm bảo thực hiện việc công bố thông tin giao
dịch chứng khoán và thông tin công bố của CTCK;

24


[THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN] November 3, 2015

d.Có phần mềm phục vụ hoạt động giao dịch và thanh toán đáp ứng được
các yêu cầu kỹ thuật và nghiệp vụ theo quy định của HNX;
e.Tham gia đường truyền dữ liệu dùng chung theo quy định của HNX;
f. Có hệ thống dự phòng trường hợp xảy ra sự cố máy chủ, đường truyền,
điện lưới, v.v;
4. Có ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên có năng lực và kinh nghiệm hoạt
động trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán với tính trung thực và đạo đức
nghề nghiệp tốt, có cán bộ công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu quy
định:
a. (Tổng) Giám đốc phải đáp ứng được các điều kiện quy định của pháp luật

đối với người làm (Tổng) Giám đốc CTCK;
b. Có nhân viên đủ điều kiện được cử làm đại diện giao dịch theo quy định
tại Điều 12 Quy chế này;
c. Lãnh đạo công nghệ thông tin phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên
ngành trở lên với ít nhất 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ
thông tin;
d. Có ít nhất 02 cán bộ chuyên môn về công nghệ thông tin có bằng đại học
chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên, trong đó ít nhất 01 cán bộ có
chứng chỉ chuyên môn như hệ thống mạng, bảo mật, phần mềm;
e. Tất cả nhân viên công ty phải tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
5. Các điều kiện khác do HNX quy định trong trường hợp cần thiết;
*SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC THÀNH VIÊN
Trong những năm qua, năm 2010 là một năm đáng nhớ bởi đây là thời điểm
bùng nổ của thị trường, cũng là năm số lượng công ty chứng khoán thành
viên trên HNX đạt 102 thành viên, tổng tài sản 107,2 nghìn tỷ đồng.
25


×