Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài tập lớn môn Tư tưởng giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.52 KB, 10 trang )

HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC
Giảng viên: Đặng Quốc Bảo
Học viên: Đậu Thị Hồng Thắm
Lớp cao học: K9B QLGD
Điện thoại: 0977 921 165
Cơ quan công tác: Khoa Quản lý, Học viện quản lý giáo dục.
Đề bài:
Câu 1: Trong năm bộ giá trị của Nho giáo, Phật giáo và Hồ Chí Minh, em
ấn tượng nhất với bộ giá trị nào? Tại sao?
Câu 2: Trong 8 thông điệp về đồng tiền của Thánh Mohamet, nếu được
chọn một thông điệp để giáo dục con em mình thì em chọn thông điệp nào? Tại
sao?
Câu 3: Bình luận câu: “Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí
tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim
và tâm hồn mình”. Liên hệ với đường lối, chính sách giáo dục của Việt Nam hiện
nay?
Bài làm
Câu 1:
Mỗi dân tộc, mỗi đất nước trong mỗi thời kỳ luôn có những hệ tư tưởng, hệ
giá trị riêng mang tính thời đại định hướng, chỉ đạo mọi suy nghĩ và hành động của
nhân dân. Việt Nam – đất nước có truyền thống coi trọng các giá trị văn hóa và đạo
đức từ lâu đã tồn tại năm bộ số năm về giá trị tu dưỡng – hành động mà người Việt
thường dạy con em thực hiện từ lúc thơ bé đến lúc trưởng thành mặc dù ở những
giai đoạn lịch sử khác nhau biểu hiện của nó cũng khác nhau.
Trước hết là 3 bộ số năm của Nho giáo.
Tiếp thu tinh hoa Nho giáo, người Việt đã dạy con em: Khiêm – cung – Trí –
Mẫn – Huệ. Khiêm là khiêm tốn nhường nhịn, cung là cung kính lễ phép với mọi
người, thành là thành tín ngay thẳng, là chân thành với mình với người, cần là cần
mẫn nhanh nhẹn, huệ là huệ ái bao dung. Như vậy, chỉ với 5 từ rất ngắn gọn, người
xưa đã gói trọn cả những giá trị cao đẹp của đạo đức mang tính nhân văn cao đẹp.
Bộ năm này cùng được phát triển với một bộ năm khác có tên là Ngũ


thường: Nhân- Nghĩa- Lễ- Trí- Tín. Nhân ở đây là thương yêu đồng loại, nghĩa là
tình nghĩa, lễ- trí có thể hiểu cô đọng trong thông điệp “tiên học lễ, hậu học văn”-
con người trước hết phải học lễ giáo, lễ nghĩa sau đó mới học văn, nói cách khác là
phải học làm người trước rồi mới học để hiểu biết kiến thức và thành tài. Chữ tín ở
đây được hiểu là uy tín, con người cần phải giữ được uy tín của bản thân “Một lần
mất tin, vạn lần mất tín”, không được bội tín, bất tín nhưng cũng không nên ngu
tín, cuồng tín mà phải trung tín không cố chấp.
Bộ năm “Nhân- Nghĩa- Lễ- Trí- Tín” lại được Nho gia phát triển thành sự tu
dưỡng năm “cảm giác” được gọi là năm cái khởi đầu sau đây:
- Cảm giác về lòng trắc ẩn thương người là khởi đầu của điều Nhân
- Cảm giác về sự biết hối hận, xấu hổ là khởi đầu của điều Nghĩa
- Cảm giác về sự biết tôn trọng phục tùng đạo lý, pháp lý, công lý là khởi
đầu của điều Lễ
- Cảm giác về sự biết phân biệt phải trái là khởi đầu của điều Trí
- Cảm giác về sự biết day dứt, áy náy khi đổi ý là khởi đầu của điều Tín
Bên cạnh việc tiếp thu tư tưởng tích cực của Nho giáo, người Việt còn chịu
ảnh hưởng các giá trị sống tích cực của Phật giáo, đó là: Không sát sinh, không đạo
tặc, không tà dâm, không uống rượu, không nói dối. 5 điều này được gọi là Ngũ
giới trong Phật giáo, nó có giá trị tương đương với bộ năm “Nhân – Nghĩa- Lễ-
Trí- Tín” (Ngũ thường). Bộ năm Ngũ giới đã gắn với bộ năm Ngũ thường trở thành
triết lý giáo dục của dân tộc. Chúng định hình và phát triển thành giá trị sống trong
mỗi gia đình, trong đời sống cộng đồng tạo nên nền văn hóa dân tộc Việt Nam đậm
đà tính nhân văn, nhân bản.
Cả bốn bộ năm nói trên đều rất có giá trị trong việc giáo dục nhân cách con
người trong truyền thống dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Nó trở thành những hệ
tư tưởng, những chuẩn mực đáng quý trong xã hội. Tuy nhiên, những giá trị sống
tích cực của Nho giáo, Phật giáo nói trên chỉ mới tạo nên một Việt Nam trọng tình,
trọng nghĩa, kiên cường dựng nước và giữ nước trước giặc ngoại xâm Phương Bắc
mà chưa thể giúp dân tộc chiến thắng những đế quốc phương Tây hùng mạnh. Chỉ
đến khi Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nêu ra “Ngũ thường” của Việt

Nam thời đại mới mới đưa dân tộc vượt qua vũng bùn ngoại xâm, chiến thắng rực
rỡ hai cường quốc của thời đại là Pháp và Mỹ. Đây cũng chính là bộ số 5 “Nhân-
Nghĩa- Trí- Dũng- Liêm” để lại trong em ấn tượng lớn nhất. Bởi vì 5 tính tốt mà
Bác nêu không chỉ là kết tinh tinh hoa của những giá trị sống tốt đẹp của cả
phương Tây lẫn phương Đông mà nó còn mang trong mình màu sắc thời đại. Cụ
thể:
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh: “Nhân” là tính thật thà yêu thương, hết
lòng giúp đỡ đồng chí, đồng bào, kiên quyết chống lại những người, những việc có
hại cho Đảng, có hại cho dân, sẵn lòng khổ trước mọi người, vui sau thiên hạ,
không ham giàu sang, quyền quý, chức vị, không sợ gian khổ hi sinh. “Nhân” của
Người bao hàm cả sự “trung hiếu” và được kế thừa phát triển từ những tư tưởng
“từ bi” của Phật giáo góp phần nuôi dưỡng lòng nhân ái nhưng không chấp nhận sự
“nhẫn nhục” để buông xuôi cho số phận. Người kế thừa quan niệm “nhân, trí,
dũng” của Nho giáo để “trừ yêu, diệt đạo” góp phần giáo dục đạo đức nhân văn
chứ không theo “tam cương, ngũ thường”. Luận điểm “nhân” đã được Hồ Chí
Minh phát triển lên một trình độ mới, nó không chỉ bó hẹp là lòng tốt, là sự nhân
nghĩa mà nó còn là “tận trung với nước, tận hiếu với dân” để giải phóng giai cấp,
giải phóng nhân dân, giải phóng con người, chống lại những việc làm hại nước, hại
dân.
Đi liền với “nhân” là “nghĩa”, là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm
việc bậy, không làm việc gì giấu Đảng, ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích
riêng tư, việc gì Đảng giao phải hết sức cẩn thận, không sợ phê bình và khi phê
bình người khác phải đúng đắn. Với luận điểm “nhân, nghĩa”, cán bộ, đảng viên
phải một lòng, một dạ trung thành với mục tiêu của Đảng, kiên định với sự nghiệp
của đất nước.
Đã có “nhân, nghĩa”, mỗi con người đặc biệt là cán bộ, đảng viên phải có
“trí”, là đầu óc trong sạch, sáng suốt, trình độ giác ngộ chính trị, biết vận dụng lý
luận vào thực tiễn để tìm ra phương hướng đúng đắn. Đó là biết xem người, xét
việc, biết làm việc có lợi, tránh việc làm có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc
người tốt, đề phòng người gian. Để có được phẩm chất trên, cán bộ, đảng viên phải

không ngừng học tập, phấn đấu, rèn luyện bản thân. Để bảo vệ và xây dựng, phát
triển đất nước mỗi con người cần phải không ngừng học tập, nắm vững bản chất
cách mạng khoa học, đường lối, quan điểm của Đảng, kịp thời nắm bắt những kiến
thức mới, tri thức mới của khoa học tự nhiên và xã hội, cùng với đó là phương
pháp tư duy mới ngày càng tăng thêm trí tuệ cho bản thân. Trong hoạt động thực
tiễn phải có sự đầu tư trí tuệ cho công việc, tích cực tìm tòi, sáng tạo mang hết khả
năng của mình cống hiến cho đất nước, cho nhân dân.
“Dũng” là sự dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm, thấy khuyết
điểm có gan sửa chữa, khi khó khăn gian khổ phải có gan chịu đựng, có gan chống
lại sự vinh hoa phú quý không chính đáng. Nếu cần thì có gan hi sinh cả tính mạng
cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát.
“Trí” và “Dũng” thường đi liền với nhau, có “trí” rồi phải có lòng dũng cảm
mới mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những việc ích
nước lợi dân. Lòng dũng cảm không chỉ cần trong thời kỳ chiến tranh mà ngay cả
thời bình, trong sự nghiệp phát triển đất nước càng cần lòng dũng cảm ở mỗi con
người. Có như vậy, họ mới dám xây cái mới, xóa bỏ cái cũ, cái lỗi thời, lạc hậu mà
lâu nay vẫn tiềm ẩn đan xen trong nhận thức và hành động của mỗi con người.
“Liêm” là sự trong sạch, không tham tiền của, địa vị, danh tiếng, không ham
ăn ngon, sống yên, không cậy quyền, cậy thế, đục khoét, ăn của đút lót của dân
hoặc lấy của công thành của tư, không dìm người để giữ địa vị danh tiếng của
mình. Với quan điểm đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải tự mình soi lại bản thân, nhất
là những người có chức, có quyền. Lâu nay trong quan niệm của nhiều người cho
rằng làm quan thì “nhất thời” do vậy phải tranh thủ hưởng lộc, tranh thủ bòn rút
của dân. Có người lại nghĩ rằng, mình làm quan dù có liêm khiết thì vẫn bị mang
tiếng vì quan niệm cũ xưa nay vẫn tồn tại trong xã hội rằng “một người làm quan
cả họ được nhờ”. Tuy vậy, cần phải hiểu chữ “liêm” không đồng nhất với sự cứng
nhắc, máy móc, dập khuôn, kéo theo sự bảo thủ, trì trệ mà trong thực thi quyền
hành và mọi hoạt động rất cần sự năng động, sáng tạo phát triển cái mới trong xử
lý khuyết điểm phải có lý, có tình đánh giá đúng bản chất sự việc, như thế mới
không mắc phải bệnh quan lieu, gia trưởng trong mỗi cán bộ, đảng viên. Để thực

hành chữ “liêm” mỗi người phải tự gọi rửa sạch những tư tưởng lỗi thời lạc hậu, kế
thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng,
phong cách tư duy tiến bộ của thời đại mới tạo nên nền tảng vững chắc của Đảng
đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới.
Như vậy, “nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm” là sự hội tụ đầy đủ các yếu tố phẩm
cách cần có của mỗi con người nói chung, mỗi yếu tố là một luận điểm có nội dung
cốt cách riêng, song có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ, chi phối lẫn nhau. 5 tính tốt
mà Hồ Chí Minh đã nêu đã kế thừa và phát huy những giá trị sống tích cực của
Nho giáo, Phật giáo tồn tại trong đời sống và nền giáo dục dân tộc trong nhiều
năm Nó trở thành những định hướng giáo dục con người trong xã hội mà hiện
nay mỗi người đặc biệt là cán bộ, đảng viên đang tích cực học tập và làm theo./.

Câu 2: Thông điệp: “Tiền có thể mua được nhà nhưng không mua được
một tổ ấm”.
Gửi con gái thân yêu!
Mẹ viết cho con những dòng này vì mẹ biết con đang rất bối rối và băn
khoăn về đồng tiền và hạnh phúc mà con đang có.
Con rời xa mẹ lập gia đình và bắt đầu một cuộc sống tự lập cùng chồng với
bao nhiêu khó khăn, chật vật khi đồng lương của cả hai đều còm cõi. Những khoản
tiền chi tiêu không tên không tuổi trong gia đình, những khoản đối nhân xử thế, đối
nội đối ngoại… làm con đau đầu, mệt mỏi. Từ bao giờ con thường hay than ngắn
thở dài, cằn nhằn và nóng nảy, nhất là với chồng con. Mẹ đọc được trong ánh mắt
con một nỗi lo lắng triền miền về tiền bạc và một niềm thất vọng tràn trề mà theo
mẹ hiểu đó là sự thất vọng về khả năng kiếm tiền của chồng con, thất vọng về cuộc
sống hiện tại mà con đang có. Vì vậy, mẹ quyết định viết bức thư này cho con để
nói với con rằng: “Tiền có thể mua được nhà nhưng không mua được tổ ấm” con
ah.
“Nhà” mà mẹ nhắc đến ở đây là ngôi nhà đúng theo nghĩa đen của nó. Đó là
nơi che nắng, che mưa, là chỗ ở, là nơi trú ngụ, là nơi mỗi người chúng ta trở về
sau một ngày làm việc mệt mỏi. Nhà- một loại vật chất mà cha mẹ hai bên đã

không thể tặng các con khi xây dựng gia đình để giờ đây, mỗi tháng các con phải
đánh đổi một khoản không nhỏ để có nơi trú ngụ. Nhà- giá trị vật chất mà con chỉ
có thể mua được bằng tiền, những đồng tiền mồ hôi nước mắt mà vợ chồng con sẽ
phải bỏ ra. Nhà – cái mà với con có lẽ, nó vừa gần gũi vừa xa xôi, vừa thân thuộc
lại vừa lạ lẫm. Bởi vì, dù mỗi tối con vẫn trở về “nhà” nhưng đó chẳng phải là nhà
của con và có lẽ nó chẳng bao giờ thuộc về con. Mẹ biết, “nhà” vẫn thường ẩn hiện
trong giấc mơ của con, nó vừa là mơ ước, vừa là mục tiêu và dường như cũng vừa
là một trong những nguyên nhân của những cái thở dài não nề, thê lương “Con sẽ
chẳng bao giờ có tiền để mua được nhà…”. Nhà – loại tài sản thật quan trọng và
quý giá phải không con? Nhà chỉ mua được bằng tiền, có tiền mới mua được nhà,
tiền là nhà, nhà là tiền.
Còn “tổ ấm” trong thông điệp kia muốn nói đến chính là giá trị về mặt tinh
thần, chính là cái được gọi là hạnh phúc mà trong cuộc đời không phải ai cũng có
được. Nhiều người nhầm lẫn nhà chính là tổ ấm, tổ ấm chính là nhà nhưng không
hẳn vậy. Nói đến nhà là nói đến giá trị vật chất, còn nói đến tổ ấm là nói đến giá trị
tinh thần. Không phải ngôi nhà nào cũng chứa một tổ ấm và ngược lại không phải
tổ ấm nào cũng lớn lên trong những ngôi nhà khang trang.
Con thử nhìn lại cuộc sống vợ chồng con xem, thực sự con đã có được một
tổ ấm hay chưa?
Mẹ còn nhớ, con hay kể - bằng giọng rất vui, hãnh diện và tự hào- rằng: Mỗi
sáng sớm chồng con đều dậy rất sớm dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo và chuẩn bị
bữa ăn sáng cho con. Rằng, từ sau lần con ngã xe, để đảm bảo an toàn cho con,
chồng con đã xin chuyển chỗ làm để có thời gian đưa đón con mỗi ngày. Rằng,
mỗi lần trở trời bệnh thấp khớp của con tái phát, chồng con lại phải hì hụi xoa bóp
đến khi con yên giấc ngủ mới thôi, chồng con thường bỏ những cuộc vui ở cơ quan
vì sợ để con ở nhà một mình buồn… Con ơi, trong một xã hội mà sự bình đằng
giới còn đang mờ nhạt, trong một dân tộc mà người đàn ông thường được coi là số
một và rất gia trưởng thì những người như chồng con hiếm hoi, ít ỏi lắm. Con
không thấy mình may mắn lắm sao?
Mẹ còn nhớ, lần con bị sốt cao phải vào bệnh viện, chồng con đã cuống quýt

lo lắng như thế nào. Không có tiền trong túi nó đã phải chạy vạy vay mượn ngược
xuôi lo cho con, mua cho con những thức bồi dưỡng tốt nhất còn nó thì ăn mì tôm
trừ bữa. Mẹ còn nhớ nụ cười méo mó của nó khi bị con mắng lãnh phí vì mua toàn
thứ đắt để bồi dưỡng cho con. Con biết không, nhìn nó chăm chút cho con mẹ rất
xúc động, mẹ mừng cho con lắm. Có thể chồng con chưa kiếm được nhiều tiền,
chưa đáp ứng đủ những nhu cầu vật chất cho con, nhưng đừng vì thế mà phủ nhận
tình yêu thương và nỗ lực cùng con xây dựng mái ấm hạnh phúc của nó con nhé.
Ngày trước, mặc dù rất nhiều chàng trai khá giả theo đuổi con nhưng rồi vì
điều gì con quyết định đến với chồng con hiện giờ. Con đã từng giải thích với mẹ,
“vì chỉ có ở bên anh ấy con mới cảm thấy vui vẻ, an toàn và hạnh phúc”. Con đã
chọn nó vì tình yêu vậy sao giờ đây con lại dùng tiền để cân đo hạnh phúc con
đang có.
Mẹ đồng ý là tiền rất quan trọng, nó là thứ công cụ giao dịch không thể thiếu
trong cuộc sống hiện nay nhưng con ơi nó không phải là tất cả. Tiền không bao giờ
mua được hạnh phúc, mua được sự ấm áp trong tình nghĩa con người. Có tiền tất
nhiên có thể mua được nhà, nhưng liệu có nhà để làm gì khi trong ngôi nhà ấy
không có tiếng cười, không có sự yêu thương. Ngôi nhà ấy sẽ trở thành nhà tù
giam lỏng những tâm hồn cô đơn và bất hạnh. Con muốn như vậy sao? “Tiền có
thể mua được nhà nhưng không thể mua một tổ ấm” nghĩa là nó chỉ có thể mua
được vật chất chứ không thể mua được những giá trị tinh thần. Dù con chưa có
nhà, chưa có tiền nhưng con đang có một tổ ấm, hãy chăm sóc và vun vén nó từng
ngày. Đừng lấy đồng tiền làm thước đo hạnh phúc để rồi một ngày nào đó con phải
hối hận con nhé.
Mẹ chọn câu nói này để tâm sự với con, bởi mẹ thấy nó phù hợp với những
băn khoăn của con cũng như của nhiều bạn trẻ khác hiện nay. Đất nước bước sang
thời kỳ nền kinh tế thị trường- một nền kinh tế rất coi trọng khả năng thanh toán,
coi lợi nhuận là trên hết khiến cho nhiều người trở nên sùng bái đồng tiền, coi tiền
trên tất cả. Họ mải mê trong công cuộc kiếm tiền và cứ ngỡ rằng họ đang đi tìm
hạnh phúc cho mình và cho gia đình mà không hề biết, hạnh phúc đôi khi rất đơn
giản, bình dị mà đồng tiền không thể mua nổi. Mẹ mong con gái mẹ có đủ sáng

suốt để nhận ra giá trị của cuộc sống không nằm ở những đồng tiền. Tiền chưa có
con có thể làm ra, khó khăn về vật chất con có thể khắc phục nhưng một khi mất đi
“tổ ấm”, mất đi hạnh phúc thì con sẽ không tìm lại được.
Hãy luôn nhớ rằng, “tiền có thể mua được nhà nhưng không mua được một
tổ ấm” con nhé! Chúc con hạnh phúc.
Mẹ của con!

Câu 3: Bình luận câu: “Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và
trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua
trái tim và tâm hồn mình”. Liên hệ với đường lối, chính sách giáo dục của
Việt Nam hiện nay?
Bài làm
Trong bức thư của cố Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu
trưởng trường mà con trai ông đang theo học có câu rất đặc sắc: “Xin hãy dạy cho
cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao
giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình”. Lời thỉnh cầu của vị phụ
huynh đối với giáo viên của con trai mình thể hiện một quan điểm giáo dục tiến bộ.
“Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao
nhất”. “Cơ bắp” mà tác giả nhắc đến ở đây nghĩa là sức khỏe thể lực. “Trí tuệ” là
chất xám, là năng lực của mỗi con người. “Người ra giá cao nhất” tức là sự trả
công xứng đáng nhất với trí tuệ và chất xám mà “cháu” bỏ ra. Như vậy, ở vế một
này câu văn muốn nói “cháu”- con người có thể bán sức lao động của mình cho
người trả công phù hợp với những gì mình bỏ ra. Còn trong vế thứ hai, câu nói
nhắc đến “trái tim và tâm hồn” là muốn nói đến tình cảm của mỗi con người. Hay
nói cách khác “trái tim và tâm hồn” cũng chính là phần “Người” đẹp đẽ tồn tại
trong mỗi con người. “Không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn
mình” nghĩa là cố Tổng thống muốn đề cao phần tình cảm, phần người, phần linh
hồn, cái tôi của mỗi con người. Như vậy, câu nói của cố Tổng thống muốn khẳng
định con người có thể bán sức lao động để tồn tại nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh
nào cũng không được phép bán đi linh hồn của bản thân mình.

Câu nói này rất hay và có giá trị giáo dục rất lớn. Rõ ràng trong cuộc sống
của chúng ta tiền rất quan trọng. Nó là một công cụ, một phương tiện thiết yếu cho
sự tồn tại, phát triển của mỗi con người. Do vậy, mỗi người đều luôn phải nỗ lực
để kiếm tiền bằng cách bán đi “cơ bắp” và “trí tuệ” của mình. Như vậy, chúng ta
hoàn toàn xứng đáng để hưởng một cái giá cao nhất cho mồ hôi và chất xám mà
chúng ta bỏ ra. Tác giả đã dùng từ “có thể” nghĩa là hoàn toàn không bắt buộc, đó
là sự tự nguyện bởi vì trong cuộc sống có những hoạt động, những việc làm vĩ đại,
cao cả đến mức không có cái giá nào có thể trả được cho xứng đáng và bản thân
những người cống hiến cũng không đòi hỏi một sự đáp trả nào. Tuy nhiên, con
người chúng ta nếu chỉ có “cơ bắp và trí tuệ” thì chỉ là những cỗ máy không hơn
không kém- nó chỉ đơn thuần là phần “con”. Con người được gọi là con người bởi
vì họ có tình cảm và cảm xúc- những yếu tố tạo nên phần “người” đặc trưng. Yếu
tố tình cảm chứa trong trái tim và tâm hồn của mỗi con người đã làm nên cái tôi
linh hồn riêng biệt, không ai giống ai. Và đó chính là cái mà không thể để mất,
không cho phép ai ra giá để mua. Như vậy, cố Tổng thống rất đề cao, trân trọng và
nâng niu phần tình cảm, linh hồn của mỗi con người.
Câu nói này có ý nghĩa giáo dục đặc biệt đối với xã hội ta hiện nay. Một xã
hội đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội- một xã hội mà các hệ giá trị
đang bị đảo lộn khiến cho con người tôn sùng đồng tiền, làm mọi cách để có tiền
kể cả bán đi nhân cách của mình, sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm, văn hóa, đạo
đức, luân thường đạo lý. Và điều này đặt ra một nhiệm vụ cao cả cho nền giáo dục
nước nhà trong việc đào tạo những thế hệ con người Việt Nam biết coi trọng, giữ
gìn linh hồn của mình trước mọi cám dỗ của cuộc sống. Trong đường lối, chính
sách giáo dục Việt Nam cũng đã nhấn mạnh đến vấn đề này.
Luật giáo dục Việt Nam đã chỉ rõ: "Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và
nghề nghiệp". Trong chính sách giáo dục nước ta luôn coi trọng việc giáo dục đạo
đức, nhân cách con người. Từ bao đời nay, bài học đầu tiên mà học sinh được giáo
dục là “Tiên học lễ, hậu học văn”- nghĩa là học lễ nghĩa, học làm người trước tiên,
sau đó mới học văn hóa, học tri thức.

Tuy nhiên, trên thực tế chính sách giáo dục này còn chưa được thực hiện
một cách triệt để và hiệu quả. Mặc dù, luôn đề cao học đạo đức nhưng trong thực
tế giáo dục lại đang coi nhẹ việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Môn đạo đức
trong chương trình học đang được xem là môn phụ, chỉ phân cho giáo viên bộ môn
khác kiêm nhiệm, thậm chí bị cắt giảm tiết để dạy những môn thi cử khác. Tính
chân thực và thành thật trong giáo dục không được nhấn mạnh, điều này thể hiện
rõ ở căn bệnh thành tích trong giáo dục. Nó dường như trở thành căn bệnh trầm
kha của xã hội ta rất khó để khắc phục, sửa chữa. Nền giáo dục nước nhà đang đào
tạo ra những thế hệ trẻ không đáp ứng được nhu cầu xã hôi kể cả trình độ, năng lực
(sức lao động) lẫn nhân cách. Một bộ phận không nhỏ người lao động hiện nay vì
cái lợi trước mắt mà đánh mất mình. Tình trạng tha hóa phẩm chất đạo đức ngày
càng nhiều trong xã hội…

×