Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài thi giới thiệu sách 30 tác phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.96 KB, 5 trang )

Bài thi giới thiệu sách
Quyển sách : 30 tác phẩm được giải cuộc thi viết truyện ngắn

cho thanh niên học sinh, sinh viên
Lời đầu tiên em xin gửi đến Ban tổ chức, Ban Giám Khảo, quý thầy cô cùng tất cả các bạn
học sinh lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất !
Em tên : Phạm Thị Phương Quỳnh, học sinh lớp 9a4. Học sinh trường THCS Thuận Hưng.
Đến với hội thi “Tuyên truyền, giới thiệu sách” hôm nay, em xin giới thiệu đến quý thầy cô và
các bạn một quyển sách đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc đối với em. Để thuận tiện cho
phần giới thiệu của mình, em xin được phép gọi quý thầy cô và các bạn có mặt ở đây là độc
giả .
Kính thưa quý độc giả!
Bác Hồ đã từng nói :
“ Một năm khởi đầu từ mùa xuân
Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ
Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội....”
Tuổi trẻ - cái khoảng thời gian đẹp nhất của đời người. Ở tuổi trẻ, con người có đầy đủ khả
năng và nhận thức, làm chủ được hành động, suy nghĩ của bản thân, cống hiến cho xã hội và
đất nước. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, đặc biệt là thanh niên, học sinh, sinh
viên là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết trong việc hình thành nhân cách tốt đẹp cho những
chủ nhân tương lai của đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Nhà xuất bản Giáo
Dục phối hợp với Hội Nhà Văn Việt Nam đã tổ chức cuộc thi ‘Viết truyện ngắn cho tuổi trẻ
học đường’ nhầm mục đích khuyến khích các tác giả phát triển tiềm năng văn học, tạo ra
một sân chơi lành mạnh và bổ ích. Quyển sách “ 30 tác phẩm được giải ,cuộc thi viết truyện
ngắn cho thanh niên học sinh, sinh viên” bao gồm 30 truyện ngắn xuất sắc nhất trong số
3988 tác phẩm dự thi. Đây là những tác phẩm có giá trị văn học, giá trị nhân văn sâu sắc –
những truyện ngắn đạt tới tính hài hòa cao giữa nội dung tư tưởng và hình tượng nghệ
thuật. Mang người đọc đến với thế giới nội tâm sâu thẩm, bộc lộ các khía cạnh đa dạng trong
cuộc sống và ẩn chứa những bài học về cách làm người.



Tác giả của quyển sách là những nhà văn chuyên nghiệp và nhà văn không chuyên thuộc
nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, đến từ nhiều vùng quê khác nhau trên mọi miền đất
nước. Nhưng có lẽ điểm chung của họ là một trái tim văn học đẹp đẽ, một trái tim sẻ chia và
quan tâm đến sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, đến hành trình trồng người và nuôi lớn những
tâm hồn trẻ thơ.
Bên ngoài của quyển sách được bao bọc bằng một lớp bìa cứng màu xanh lục. Sự bao bọc
che chở ấy khiến ta nhớ đến một sự bảo vệ của ba mẹ, thầy cô và những người xung quanh
ta. Nổi bật trên nền xanh là con số 30 màu trắng cùng dòng chữ : tác phẩm được giải , cuộc
thi viết truyện ngắn cho thanh niên học sinh, sinh viên. Bên cạnh là biểu tượng con đường tới
ánh mặt trời nằm gọn trong hình trái tim và một vòng kết nối. Nó làm chúng ta liên tưởng
tới những điều tốt đẹp xung quanh chúng ta, hiện hữu trong cuộc sống này. Phía trên là tên
đơn vị tổ chức cuộc thi Bộ giáo dục và đào tạo. Phía dưới là lô gô và tên Nhà xuất bản giáo
dục. Mặt sau cũng có bề mặt như mặt trước.
Ở trong lớp vỏ bọc cứng ngắc là quyển sách mang một màu xanh sẵm. Màu xanh của tuổi
trẻ, của hy vọng và sự tươi mới. Cũng như người ta luôn ví von tuổi trẻ là tuổi xuân xanh hay
câu hát quen thuộc của nhạc sĩ Hoàng Việt : “ Lá còn xanh như anh đang còn trẻ..”. Và cuối
cùng là tên của quyển sách mà chúng ta đang cùng tìm hiểu.
Quyển sách được Nhà xuất bản Giáo Dục ấn hành vào tháng 9/2005 với số lượng 3000 bản,
dày 328 trang, có khổ 14,5 x 20,5 cm. 30 truyện ngắn trong sách được sắp xếp theo thứ tự
trao giải từ cao xuống thấp. Gồm có 1 tác phẩm đạt giải nhất, 7 tác phẩm giải nhì, 7 tác
phẩm giải ba và 15 tác phẩm được xếp giải khuyến khích.
Kính thưa quý độc giả!
Nội dung của các truyện ngắn bao gồm nhiều phương diện, những góc khuất, khía cạnh
khác của cuộc sống bộn bề. Đề cập đến những vấn đề nóng bỏng mà bản thân các tác giả
đang quan tâm, suy nghĩ của họ về mặt tiêu cực trong xã hội cũng như đề cao những giá trị
đẹp và mong muốn hoàn thiện mình: về tình cảm gia đình, thầy cô bạn bè, đồng hương,...và
rộng hơn là tình yêu quê hương đất nước; Vấn đề phẩm giá và nhân cách con người trong
thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; Tư tưởng mới và định hướng, lập nghiệp
của lớp trẻ ngày nay; nhận thức và thái độ của con người trong các vấn đề xã hội; và sâu hơn
chính là về những con người lao động – những hạt cát nhỏ trong biển cát bao la....

Mặc dù cuộc thi được phát động với mục đích giáo dục tư tưởng cho thanh niên, học sinh,
sinh viên nhưng các truyện ngắn đều không theo khuôn mẫu loại văn chương tuyên truyền
giáo dục cứng ngắc hay bài diễn ca bác ái. Các tác giả tạo ra cho mình thế giới văn học rộng
mở và đa màu sắc để tạo nên những tác phẩm văn chương đích thực. Họ chinh phục ta bằng
vẻ đẹp của ngôn từ cùng câu chuyện chân thật và ý nghĩa. Mỗi tác phẩm như đưa con người


vào từng khung bậc cảm xúc khác nhau, lúc rộn ràng, phấn khởi, lúc trầm tư, sâu lắng, lúc
thương cảm, cảm thông. Qua từng trang sách chúng ta tựa như thấy được những con sông,
bến đò thân thuộc, nghe thấy được tiếng gió, tiếng Giông rừng sâu cùng cơn mưa phùn lộp
bộp, nếm được mùi vị nóng hổi nồi “cơm tổng hợp” , hương ngọt của quả trứng gà và mùi vị
mặn chát của giọt mồ hôi, giọt nước mắt vẫn luôn âm thầm chảy xuống.... Và hơn tất cả,
chúng ta nhìn thấy bản thân mình trong đó - một cách chân thật nhất.

Quý độc giả thân mến!
Tại sao truyện ngắn “ Một cuộc đua” của tác giả Hương Quế lại vượt qua hơn 3000 tác
phẩm khác dành lấy giải cao nhất? Thoạt qua, chúng ta bị đánh lừa, bởi Hương Quế đề cập
đến một vấn đề vô cùng bình thường đã được rất nhiều nhà văn khác cày xới kĩ càng – sinh
viên nghèo làm thêm, kiếm tiền học đại học. Thế nhưng chỉ qua vài dòng, chúng ta bị cuốn
hút vào ngôn từ sắc sảo, lạnh lùng và tàn nhẫn của tác giả. Nhưng Hương Quế đã khéo léo ẩn
giấu vào đó một thông điệp đầy yêu thương và ý nghĩa: Hãy trân trọng những gì mình đang
có, đừng đầu hàng số phận, tương lai là cho chính bản thân mình quyết định và mỗi ngày
mới lại chính là một cuộc đua mới, trận chiến mới. Vì sao tác phẩm lại khiến chúng ta bị
cuốn hút như thế? Chuyện gì đã xảy ra với cô sinh viên nghèo bạo dạn và chàng quý tử nhà
giàu sau tai nạn hình hài hầu như chỉ còn một nửa? Tại sao giữa họ lại có một cuộc đua? Hãy
cùng tìm hiểu ở trang 5 đến trang 17 quyển sách nhé!
Quý độc giả thân mến!
“Mơ màng nghe tiếng cũ ê a
Thầy gần lại thành bóng hình rất thực
Có những điều vô cùng giản dị

Sao mãi giờ con mới nhận ra...”
Có những điều có thể suốt cuộc đời chúng ta cũng không thể nào hiểu được. Những lời nói
nghiêm khắc, trách phạt của thầy cô mà chúng ta từng buồn giận một thời tuổi nhỏ, cho
rằng thầy cô ghét mình, có mấy ai hiểu hết được tất cả? Có mấy ai biết được trái tim thầy cô
quặn thắt lên mỗi khi tức giận, trách mắng học trò? Một đời vùi đầu trong những trang giáo
án, gắn liền với chiếc cặp da đen cùng cơn đau họng mỗi giờ giảng bài, có lẽ những điều này
đã khắc sâu vào trong trái tim của Trần Thị Hiệp – tác giả của truyện ngắn đạt giải ba “ Vị
thánh trên bục giảng” . Hoàn toàn tin tưởng vào học thuyết : đối với trẻ con, ông thầy chính
là thần tượng cho chúng noi theo. Nên người thầy phải hóa thân thành vị thánh, thần tượng
thực cho chúng chiêm ngưỡng. Ông thánh giả phải bằng xương bằng thịt, phải quăng đi cái


xác phàm để thăng thiên, hiển linh..., mà người thầy trong truyện gò ép bản thân sống một
cách máy móc, mặc cho căn bệnh lao đang dần hủy hoại từng tấc trong lá phổi của thầy và
để mất đi tình yêu của bản thân nên có... để rồi kết thúc một cuộc đời nhà giáo.
“Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ...”
Người thầy dưới bàn tay của Nguyễn Thị Hiệp thực sự trở thành vị thánh sống, một người
cả đời đều vì học trò của mình cho đến lúc kết thúc, đã khiến không biết bao nhiêu người
phải rơi nước mắt, rồi nhớ tới người thầy của mình. Tác giả đã xây dựng nhân vật người
thầy như thế nào? Tại sao người thầy ấy lại chọn cách sống như vậy? Xin mời quý độc giả hãy
cùng tìm đọc từ trang 158 đến trang 169 của quyển sách để tìm hiểu nhé!
Quý độc giả thân mến!
Trong 4 phép tính : cộng, trừ, nhân, chia. Phép tính nào thật sự là khó nhất? Quan trong
nhất? Phép cộng thêm tình cảm và vật chất. Phép trừ bỏ đi nhưng đau buồn và những gì
không cần nữa. Phép nhân nhân mọi thứ lên gấp bội. Vậy còn phép chia? Đây thực sự là
phép tính khó nhất, có nhiều người dù học toán rất giỏi nhưng vẫn không thể làm một phép
chia thông thường. Họ không chia sẻ những thứ mình có cho người khác , vì vậy họ cũng
chẳng thể chia nỗi đau cho ai cả! Trên đời này đâu chỉ cần những phép tính cộng và nhân.

Bài học của mẹ từ phép chia một rổ quả trứng gà đến giờ vẫn lưu lại trong lòng ta một cậu
chuyện đầy cảm động. Chia ngọt sẻ bùi, chia niềm vui và cả nỗi đau bất hạnh, và đôi khi con
người ta được trưởng thành bằng một phép tính vô cùng giản dị - phép tính chia. Và cho đến
khi mẹ rời xa, những phép tính cùng kỉ niệm về mẹ vẫn luôn ở trong tâm trí của con.
“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con...”
Truyện ngắn “ Cây trứng gà bất tử” của tác giả Hồ Thủy Giang không chỉ lấy đi nước mắt
mà còn truyền tải cho chúng ta một thông điệp ý nghĩa. Xin mời đọc giả cùng tìm đọc câu
chuyện cảm động này ở trang 273 đến trang 281 của quyển sách nhé!
Và còn biết bao nhiêu câu chuyện ý nghĩa khác trong quyển sách mà quý độc giả nên tìm
hiểu. Mỗi tác phẩm là một bức tranh, một khía cạnh khác trong cuộc sống mà các tác giả
muốn gửi gắm đến chúng ta. Qua cuốn sách chúng ta thấy được nhiều điều mới, nhiều thông
điệp hay, có được hành trang để mai này khi bước ra khỏi cái vỏ bọc của gia đình, chúng ta
có thể đương đầu trước những khó khăn và giông bão của cuộc đời. Khi chúng ta biết trân


trọng, yêu thương và chia sẻ, thế giới này sẽ đẹp hơn rất nhiều. Chỉ có chính bản thân mới có
thể quyết định được cuộc đời mình. Hãy để cuộc đời đẹp như những đóa hoa.
“ Và tôi sống như đóa hoa này, tỏa ngát hương thơm cho đời.
Sống với nỗi khát khao rằng được hiến dâng cho cuộc đời
Hôm nay dẫu có phong ba, thì ngày mai là ngày tươi sáng hơn
Tôi sẽ viết nên câu chuyện của cuộc đời riêng tôi..” ( Hát điệp khúc – Sống như những đóa
hoa)
Chúng ta không cần là một tác gải, một nhà văn, nhưng chúng ta vẫn có thể tự viết nên câu
chuyện của cuộc đời thật hay và ý nghĩa Nhất là các bạn thanh niên học sinh, sinh viên - thế
hệ tương lai của đất nước cần phả.i ý thức và rèn luyện nhân cách tốt để góp phần xây dựng
và bảo vệ đất nước Việt Nam. Hãy sống một cuộc sống ý nghĩa nhất, đừng để sau này phải
hối hận vì những năm tháng đã sống hoài phí tuổi xuân xanh.
Sách hiện tại đang được trưng bày tại thư viện trường THCS Thuận Hưng, rất mong được
phục vụ quý đọc giả.

Cuối lời, em xin chúc Ban tổ chức, BGK, quý thầy cô và các bạn học sinh dồi dào sức khỏe,
chúc hội thi thành công tốt đẹp.
Em xin trân trọng kính chào!

Người thực hiện

Phạm Thị Phương Quỳnh



×