BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
ĐỖ TIẾN VƯỢNG
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG THÔNG TIN PHỤC VỤ
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KHỐI KỸ THUẬT Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện
Mã số: 62320203
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN - THƯ
VIỆN
Hà Nội, 2016
Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hùng
Phản biện 1: PGS.TS. Trần Thị Quý
Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc
gia Hà Nội
Phản biện 2: PGS.TS. Mai Hà
Bộ Khoa học và Công nghệ
Phản biện 3: Nguyễn Thị Lan Thanh
Trường Đại học Văn hoá Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
Tại Trường Đại học Văn hoá Hà Nội
Số 418, đường La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội.
Vào hồi: ..... giờ ..... ngày ..... tháng ..... năm 2016.
Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Văn hóa Hà Nội
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm đổi mới đất nước, giáo dục và đào tạo (GDĐT)
có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội: GDĐT được coi là sự
nghiệp của Đảng, của Nhà nước, của toàn dân. Cùng với khoa học và
công nghệ (KHCN), GDĐT được coi là quốc sách hàng đầu, là nhân tố
quyết định sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, góp phần quan
trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chính vì vậy, Đảng và Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm tới sự
đổi mới, phát triển GDĐT, thể hiện ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật
được ban hành, tiêu biểu là Nghị quyết 29/NQ/TW Hội nghị TW8 (Khóa
XI) ngày 4/11/2013. Trong chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
cũng đã nhấn mạnh: “Bất cứ quốc gia nào, Việt Nam không nằm ngoại lệ,
giáo dục là nền tảng để phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Để phát triển GDĐT, hoạt động thông tin thư viện (HĐTTTV) đóng
vai trò quan trọng. Ở góc độ quản lí nhà nước, Bộ GDĐT đã có Quyết định
65/2007/QĐ-BGDĐT về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường
đại học (ĐH), trong đó ở tiêu chuẩn số 9 về thư viện đã chỉ rõ: “Thư viện
của trường ĐH có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và
tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên và người
học. Có thư viện điện tử được nối mạng, phục vụ dạy, học và nghiên cứu
khoa học (NCKH) có hiệu quả”.
Tuy nhiên, trên thực tế, mạng lưới cơ quan thông tin thư viện
(CQTTTV) hiện nay còn nhiều bất cập, thể hiện ở mọi phương diện: từ mô
hình tổ chức, phương thức hoạt động đến các quy trình nghiệp vụ cụ thể: Tại
các trường ĐH, tổ chức thông tin thư viện dù đã có nhiều năm hoạt động song
vẫn còn nhiều hạn chế về năng lực mà một trong những nguyên nhân căn bản
của thực trạng này là do CQTTTV các trường ĐH hiện nay, hoạt động còn
mang tính riêng rẽ, chưa thành hệ thống, chưa có sự hợp tác chia sẻ các nguồn
lực với nhau để nâng cao chất lượng đảm bảo thông tin cho người dùng tin
(NDT).
Từ lý thuyết hệ thống và thực tiễn HĐTTTV cho thấy: Hệ thống thông
tin (HTTT) là công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn đề đảm bảo thông tin cho các
hoạt động kinh tế - xã hội. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã có những chương
trình hỗ trợ cho các trường ĐH trong việc xây dựng HTTT phục vụ đào tạo
trên cơ sở tích hợp và hợp tác về mặt tổ chức và hoạt động của các
CQTTTV hiện có để có thể sử dụng được mọi nguồn lực của các đơn vị
thành viên.
Vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu hệ thống
thông tin phục vụ công tác đào tạo tại các trường đại học khối kỹ thuật
2
ở Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu trong luận án chuyên ngành khoa
học thông tin thư viện của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài HTTT thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học
trên thế giới. Không ít các công trình nghiên cứu lý luận tiêu biểu đã được
công bố của tác giả O’Bien và của S. Haag, M. Cummings and J.
Dawkin.
Cơ sở khoa học của HTTT là lý thuyết hệ thống mà nền tảng là
các công trình đặt nền móng của ba nhà khoa học nổi tiếng như: L. Von
Bertalarffy, Kenneth E. Boulding, Stefferd Beer. Những vấn đề về lý
thuyết và thực tiễn của HTTT, việc ứng dụng của HTTT trong các lĩnh
vực kinh tế - xã hội, GDĐT, KHCN đã thu hút được sự chú ý của nhiều
nhà khoa học. Nghiên cứu hệ thống thông tin thư viện (HTTTTV) trong
những năm gần đây đã thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu,
điển hình là G. Salton, T.D. Wilson; F.W. Lancaster and C.W, Cleverdon.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về HTTT bắt đầu từ thập niên 80 của thế
kỉ XX công bố của các tác giả Ngô Trung Việt, Phan Huy Khánh,...liên quan
các kiến thức cơ bản về hệ thống, thông tin, HTTT, phân tích - thiết kế
HTTT. Việc nghiên cứu về tổ chức và quản lý HTTT trong lĩnh vực KHCN
và giáo dục đào tạo cũng được triển khai, trong đó liên quan đến đề tài luận
án đáng chú ý có các tác giả Nguyễn Hữu Hùng, Đoàn Phan Tân, Vương
Thanh Hương và Đặng Trần Khánh.
Nhìn chung các công trình này có nhiều giá trị cả về mặt lý luận và
thực tiễn có thể tham khảo khi xây dựng HTTT dạng tư liệu trong các lĩnh
vực xã hội. Đối với các trường đại học khối kỹ thuật ở nước ta, HTTTTV
còn là lĩnh vực nghiên cứu mới mẻ, còn nhiều vấn đề về khoa học và thực
tiễn trên các phương diện: Tổ chức, hoạt động, quy trình, phương tiện vận
hành chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Đề tài luận án nhằm góp phần giải quyết các vấn đề trên.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu làm sáng tỏ những luận chứng khoa học, cơ sở thực tiễn và
đề xuất mô hình của HTTTTV phục vụ đào tạo cho các trường đại học khối kỹ
thuật ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận án giải quyết các mục tiêu sau:
- Nghiên cứu tổng quan và hệ thống hóa cơ sở lý luận về
HTTTTV và cơ sở thực tiễn của HTTT các trường ĐHKT;
- Khảo cứu, phân tích, đánh giá thực trạng các cấu phần HTTT các
trường ĐHKTVN;
3
- Đề xuất mô hình và các giải pháp thực thi mô hình HTTT các
trường ĐHKTVN.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống thông tin thư viện tại các
trường đại học khối kỹ thuật ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian (khu vực) nghiên cứu: Luận án sử dụng số liệu
khảo cứu 16 trường ĐHKT ở Việt Nam.
- Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến nay khi các trường
ĐHKT thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện GDĐT, chuyển từ
phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử, đồng thời quán triệt quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng,
Nhà nước về HĐTTTV.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Sử dụng phương pháp này
nhằm đánh giá quan điểm của các học giả, các trường phái lý luận về vấn đề
nghiên cứu, rút ra các vấn đề đã được nghiên cứu đầy đủ, những vấn đề cần
được bổ sung và những nghiên cứu mới.
- Phương pháp mô hình hóa: Nhằm đề xuất mô hình HTTT các trường
ĐHKTVN trên cơ sở các kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích hệ thống: Nhằm xem xét nghiên cứu hệ thống
và tìm hiểu cấu trúc, đặc điểm cũng như các vấn đề cụ thể khác có liên quan
đến hệ thống.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng phương pháp điều tra bằng
phiếu hỏi và phương pháp chuyên gia.
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Tiến hành chọn mẫu khảo sát.
+ Phỏng vấn các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý trong
ngành thông tin thư viện, CNTT, giáo dục,...nhằm làm rõ hơn các vấn đề
nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp này để xử lý số liệu
khảo sát thực trạng các cấu phần HTTT các trường ĐHKTVN; Sử dụng các
biểu mẫu thống kê để minh họa các vấn đề nghiên cứu.
Để thực hiện việc điều tra bằng phiếu hỏi, trong luận án đã tiến hành
chọn mẫu khảo sát: Nghiên cứu sinh đã chọn mẫu theo đặc điểm địa lý các
vùng của đất nước (Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam). Trong mỗi khu vực,
mẫu khảo sát được lựa chọn trên nguyên tắc phân tầng theo các tiêu chí: Các
trường ĐHKT có quy mô đào tạo lớn, vừa; các trường ĐH uy tín, có lịch sử đào
tạo lâu đời, đội ngũ giảng viên có trình độ cao, số lượng người dùng tin đông,
4
cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT hiện đại, NLTT phong phú; các trường ĐH vùng,
ĐH địa phương và chủ yếu là các trường ĐH đào tạo chuyên ngành KHKT,
công nghệ.
Kết quả mẫu khảo sát được lựa chọn gồm 16 trường ĐHKT, trong đó
miền Bắc 10/20 trường ĐHKT, miền Trung 2/6 trường ĐHKT và miền Nam
4/12 trường ĐHKT.
Đối tượng phỏng vấn và điều tra gồm 2 mẫu:
Mẫu phiếu khảo sát lãnh đạo Cơ quan thông tin thư viện (CQTTTV) các
trường ĐHKT. Mẫu phiếu điều tra nhu cầu tin của 3 nhóm NDT: CBQL (Cán
bộ quản lý); GV (Giảng viên), NCV (Nghiên cứu viên); SV (Sinh viên): Sinh
viên đại học chính quy.
- Số phiếu phát ra cho lãnh đạo CQTTTV các trường ĐHKT là 16 và thu
về là 16 phiếu (đạt tỉ lệ 100%).
- Số phiếu điều tra nhu cầu tin của 3 nhóm NDT trong các trường
ĐHKT:
+ Số phiếu phát ra cho CBQL là 160 (lựa chọn ngẫu nhiên mỗi trường
ĐH 10 CBQL) và thu lại là 155 (đạt tỉ lệ 96.9%).
+ Số phiếu phát ra cho GV, NCV là 300 (lựa chọn ngẫu nhiên mỗi
trường ĐH 19 GV/NCV) và thu lại là 257 (đạt tỉ lệ 85.7%).
+ Số phiếu phát ra cho sinh viên ĐH chính qui là 1.200 và thu lại là
1.142 (đạt tỉ lệ 95.2%).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
HTTT các trường ĐHKT; Luận chứng mô hình và cách tiếp cận để xây dựng
HTTT các trường ĐHKT phù hợp với đào tạo ĐHKT Việt Nam hiện nay. Đề
xuất giải pháp hiện thực hóa mô hình HTTT các trường ĐHKT nước ta nhằm
mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ trong
các trường.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp các luận cứ giúp cho cơ
quan quản lý Nhà nước về giáo dục đại học, ngành thông tin thư viện và lãnh
đạo các trường, CQTTTV đại học khối kỹ thuật trong việc hoạch định và triển
khai xây dựng HTTTTV tại các trường ĐHKTVN; Bên cạnh đó, kết quả của
luận án cũng là một tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, học tập và tác
nghiệp cho cán bộ thông tin các trường ĐHKT ở Việt Nam.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận - kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống thông tin các trường
đại học kỹ thuật.
Chương 2. Thực trạng các cấu phần hệ thống thông tin các trường đại
5
học kỹ thuật Việt Nam.
Chương 3. Đề xuất mô hình và các giải pháp thực thi mô hình hệ thống
thông tin các trường đại học kỹ thuật Việt Nam.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
1.1. Cơ sở lý luận về hệ thống thông tin các trường đại học kỹ thuật
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Thông tin
Có nhiều khái niệm, quan điểm tiếp cận khác nhau về thông tin.
Trong luận án, thông tin được hiểu là các tư liệu, dữ liệu, kiến thức được
tồn tại và vận động trong quá trình xử lý, lưu trữ, tìm kiếm và truyền phát,
…Việc sử dụng thông tin tạo nên sự hiểu biết và làm thay đổi hành vi, hoạt
động của con người trong xã hội. Thông tin được ghi, lưu trữ trên các
phương tiện hữu hình trên giấy, băng từ, máy tính, máy chủ,...Nó có thể
được phát sinh, xử lý, truyền phát, tìm kiếm, sao chép, nhân bản và cũng có
thể biến dạng, sai lệch hoặc bị phá hủy.
1.1.1.2. Hệ thống
Hệ thống được hiểu là một tập hợp các phần tử tác động qua lại lẫn
nhau thành một cấu trúc nhằm thực hiện một mục tiêu chung dưới sự tác
động của môi trường. Hệ thống còn bao hàm ý nghĩa về phương thức tổ chức
các đối tượng một cách có trật tự để tạo thành một chỉnh thể. Với mỗi hệ
thống, một tính chất vượt trội lên tất cả được gọi là “Tính trồi” mà khi một
phần tử nào đó đứng riêng sẽ không thể có được.
1.1.1.3. Hệ thống thông tin
Trong luận án, hệ thống thông tin (HTTT) được hiểu là một tập hợp
các đơn vị thông tin, được tổ chức theo một trật tự nhất định, có tác động
tương hỗ với nhau, thực hiện chức năng và qui trình thông tin hướng tới
mục tiêu của tổ chức đó. HTTT được cấu phần bởi 3 nhóm thành phần:
Nhóm thành phần tổ chức tập hợp các các đơn vị thông tin có mối quan hệ
tác động lẫn nhau. Nhóm thành phần chức năng (hoạt động thông tin) thực
hiện các chức năng: Thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin; Nhóm
thành phần đảm bảo nhằm vào việc vận hành hệ thống bao gồm con người;
cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT); tài chính và
nguồn lực thông tin. Các nhóm thành phần này của hệ thống có quan hệ với
nhau cùng thực hiện chức năng: thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối thông tin/
tài liệu và cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được các mục tiêu, yêu cầu của
tổ chức.
1.1.1.4. Hệ thống thông tin các trường đại học kỹ thuật
Hệ thống thông tin các trường đại học khối kỹ thuật được nghiên cứu
trong luận án thực chất là hệ thống thông tin thư viện tại các trường ĐHKT.
Đây là loại HTTT tư liệu, với các dòng tin tư liệu được luân chuyển và
quản trị. Có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau về hệ thống thông tin các
trường đại học kỹ thuật:
7
Theo giáo sư T.D Wilson, Anh: HTTT các trường ĐH là một hệ thống
bao gồm các thành tố có quan hệ với nhau thực hiện các chức năng: thu thập,
xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin từ các nguồn tin, tài liệu nhằm đảm bảo
thông tin cho NDT để nâng cao hiệu quả công việc giảng dạy và đào tạo.
Giáo sư G. Salton của ĐH Cornell, Hoa Kỳ cho rằng có ba cách tiếp
cận để giải quyết việc xây dựng các hệ thống thông tin thư viện (HTTTTV)
hiện nay, đó là: Thứ nhất, giữ nguyên hệ thống cũ và thực hiện việc tự động
hóa một số khâu công tác hoặc qui trình hoạt động trong CQTTTV. Thứ
hai, xây dựng hệ thống trên cơ sở tích hợp và hợp tác các hệ
thống/CQTTTV hiện có để có thể sử dụng được mọi nguồn lực của các đơn
vị thành viên nhằm giải quyết các nhiệm vụ (mục tiêu) của hệ thống đó.
Thứ ba, xây dựng một HTTTTV hoàn toàn mới với thay đổi cơ bản tất cả
các khâu, từ tổ chức, qui trình, phương tiện.
Trên thực tế, cách tiếp cận thứ hai được cho là phổ biến và dễ phù
hợp trong việc xây dựng và hiện đại hóa các HTTTTV hiện nay. Việc xây
dựng HTTTTV được dựa trên mạng lưới các CQTTTV đã có sẵn đặt ra vấn
đề cần tận dụng mọi nguồn lực trong đó cơ bản là nguồn lực thông tin trong
trường ĐH và tích hợp các qui trình HĐTTTV tại các CQTTTV của các
trường.
HTTT các trường ĐHKT có chức năng kép: Thứ nhất là công cụ để
quản lý thông tin như một tài sản, nguồn lực của nhà trường. Thông tin này ở
dạng công bố và không công bố phù hợp với các chuyên ngành đào tạo của
các trường thành viên; Thứ hai là công cụ trợ giúp tham gia vào quá trình
nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các trường.
HTTTTV các trường ĐHKT có mục đích hỗ trợ hoạt động giảng
dạy, học tập và nghiên cứu thông qua việc đảm bảm thông tin kịp thời và
chất lượng cho NDT của các trường.
Để đảm bảo cho mục tiêu của HTTT các trường ĐHKT cần nâng cao
hiệu quả hoạt động của các CQTTTV, mà trong đó phải giải quyết các vấn
đề như: Đảm bảo việc hoạt động của các CQTTTV đại học trên một cơ chế
thống nhất; Tổ chức qui trình thông tin thư viện trên cơ sở đảm bảo việc
tương hợp về phương diện thông tin thư viện ở các khâu với các qui trình
hợp lý và tiêu chuẩn thống nhất; Tiếp cận đồng bộ tới việc hiện đại hóa trên
cơ sở sử dụng hợp lý công nghệ.
Từ các tiền đề trên, HTTT các trường ĐHKT trong luận án được hiểu
là một tập hợp các CQTTTV đại học được tổ chức và hoạt động theo một cơ
chế thống nhất nhằm thực hiện các nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và cung
cấp thông tin từ các nguồn thông tin tài liệu công bố và không công bố với
mục tiêu là đảm bảo thông tin, thỏa mãn nhu cầu tin của các đối tượng người
dùng tin (NDT) khác nhau phục vụ cho việc đào tạo, NCKH của các trường.
Xét về mặt cấu trúc, HTTT này bao gồm ba nhóm thành phần cấu thành:
8
thành phần tổ chức hệ thống, thành phần chức năng (hoạt động hệ thống) và
thành phần đảm bảo việc vận hành hệ thống (con người, cơ sở vật chất, hạ
tầng CNTT, tài chính, nguồn lực thông tin, pháp lí), các nhóm thành phần này
có mối quan hệ tương hỗ với nhau nhằm thực hiện các quá trình thông tin.
1.1.2. Các thành phần hệ thống thông tin các
trường đại học kỹ thuật
Từ khái niệm HTTT các trường ĐHKT như trên, có thể xem hệ thống
được xác định bởi ba nhóm thành phần chính đó là: Thành phần tổ chức hệ
thống; Thành phần chức năng (hoạt động) hệ thống và thành phần đảm bảo vận
hành hệ thống. Các thành phần này có mối quan hệ, tương tác, hỗ trợ nhau để
hệ thống luôn vận động và phát triển.
1.1.2.1. Thành phần tổ chức hệ thống
Thành phần tổ chức của HTTT các trường ĐHKT bao gồm các
CQTTTV thực hiện các chức năng có liên quan đến HĐTTTV các trường
như: Thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin tới NDT. Các cơ quan
này chính là các phần tử tổ chức tạo nên hệ thống. Như mọi hệ thống tổ
chức, để HTTT đại học hoạt động cần phải có cơ chế tổ chức hoạt động
thống nhất thông qua các quy chế gồm các điều khoản, quy tắc ràng buộc
đối với từng tổ chức thành viên trong hệ thống, để đảm bảo quyền lợi và
trách nhiệm đối với từng trường ĐH thành viên khi tham gia hệ thống.
1.1.2.2. Thành phần chức năng (hoạt động) hệ thống
Thành phần chức năng (hoạt động) của HTTT các trường ĐHKT
hướng tới việc thực hiện các mục tiêu con của HTTT (thực chất là các phân
hệ chức năng của hệ thống) như: Thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông
tin tới NDT trong các trường ĐH.
1.1.2.3. Thành phần đảm bảo
Thành phần đảm bảo là công cụ, phương tiện, điều kiện để thực hiện
các mục tiêu con của HTTT các trường ĐHKT. Trong HTTT này thành phần
đảm bảo chủ yếu bao gồm: Con người; Cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT, tài
chính; Nguồn lực thông tin.
1.1.3. Các yếu tố tác động đến hệ thống thông tin thư viện các
trường đại học kỹ thuật
Nhân lực; Nhận thức của lãnh đạo; Người dùng tin; Cách mạng khoa
học và công nghệ; Kinh tế, văn hóa - giáo dục và chính trị; Môi trường đào tạo.
1.1.4. Yêu cầu, nguyên tắc và phương pháp xây dựng hệ thống
thông tin các trường đại học kỹ thuật
1.1.4.1. Yêu cầu đối với hệ thống thông tin
Xuất phát từ yêu cầu đào tạo, HTTT các trường ĐHKT phải đáp ứng
được các yêu cầu sau đây: Tính hiện đại và hệ thống: Tính bền vững và khoa
học; Tính mở và phát triển; Tính hướng đích: Tính cô đọng và logic; Tính
chuyên nghiệp; Tính kịp thời và linh hoạt thông tin; Tính an toàn, an ninh.
9
1.1.4.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống thông tin
Xây dựng HTTT bao gồm nhiều nguyên tắc khác nhau, trong số đó
cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây: Nguyên tắc người lãnh đạo cao nhất;
Nguyên tắc bài toán mới; Nguyên tắc tiếp cận hệ thống; Nguyên tắc hệ
thống mở; Nguyên tắc đảm bảo độ tin cậy.
1.1.4.3. Phương pháp xây dựng hệ thống thông tin thư viện
Có 3 phương pháp chính để nghiên cứu xây dựng hệ thống:
Phương pháp mô hình hóa: Là phương pháp tái hiện những đặc trưng
của đối tượng nghiên cứu bằng một mô hình khi việc nghiên cứu chính đối
tượng đó không thể thực hiện được.
Phương pháp hộp đen: Đây là phương pháp nghiên cứu khi đã biết
đầu ra, đầu vào của hệ thống, nhưng chưa nắm được cơ cấu của nó;
Phương pháp phân tích hệ thống xem xét tiếp cận hệ thống từ các mức:
tổng quan (vĩ mô), chi tiết (vi mô) và tiếp cận kết hợp thời điểm với quá trình.
Với những giới hạn đối tượng nghiên cứu và tính phức tạp của vấn
đề, phù hợp điều kiện Việt Nam, để xây dựng mô hình tổ chức HTTT trong
luận án tác giả sử dụng phương pháp mô hình hóa kết hợp với phương pháp
phân tích hệ thống. Luận án đã khảo cứu đưa ra mô hình về các thành phần
chính của HTTT như: về mặt tổ chức, các chức năng, về tương tác giữa các
thành phần đảm bảo hệ thống.
1.1.5. Hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin các trường đại
học kỹ thuật
Trong luận án đưa ra một số quan điểm khác nhau về hiệu quả:
Theo F.W. Lancaster: Tính hiệu quả được đo bằng mức độ thỏa mãn
nhu cầu của NDT. NDT quan tâm kết quả cuối cùng của HTTT ra sao chứ
không phải ở việc HTTT hoạt động như thế nào.
Giáo sư T.D Wilson: Hiệu quả của HTTT được xác định qua các tiêu
chí sự thành công, hiệu quả, hiệu suất, lợi ích và chi phí.
Trong điều kiện của luận án, tác giả xem xét hiệu quả qua việc đánh giá
theo các thành phần cấu thành nên hệ thống: thành phần tổ chức hệ thống,
thành phần chức năng (hoạt động) hệ thống và thành phần đảm bảo vận hành
hệ thống.
1.2. Cơ sở thực tiễn về hệ thống thông tin các
trường đại học kỹ thuật
1.2.1. Đổi mới giáo dục đại học và vấn đề đặt ra xây dựng hệ thống
thông tin phục vụ đào tạo
Bộ GDĐT đã ban hành quy chế đào tạo ĐH và cao đẳng chính quy
theo học chế tín chỉ, bắt đầu từ năm học 2007-2008 đã đưa lộ trình đào tạo
vào hệ thống giáo dục Việt Nam, trường ĐH Bách khoa TP. HCM là trường
ĐH đầu tiến áp dụng hình thức đào tạo này, sau đó là trường ĐH Giao
thông vận tải và các trường ĐHKT khác trong cả nước cũng áp dụng đào
10
tạo theo tín chỉ. Yêu cầu đổi mới hệ thống GDĐT nói chung được đề cập
toàn diện trong Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương.
1.2.2. Đặc điểm các trường đại học kỹ thuật ở Việt Nam
1.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ các trường đại học
Theo tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc
(UNESCO) giáo dục ĐH thực hiện bốn chức năng:
Thứ nhất, chuẩn bị cho sinh viên tham gia vào các hoạt động
nghiên cứu và giảng dạy;
Thứ hai, cung cấp các khóa đào tạo chuyên sâu để đáp ứng nhu
cầu lao động cho xã hội;
Thứ ba, thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua việc quốc tế hóa các hoạt
động nghiên cứu khoa học, tạo mạng lưới liên kết ý tưởng khoa học;
Thứ tư, mở rộng cơ hội giáo dục cho mọi người, đáp ứng các vấn
đề khác nhau của việc giáo dục suốt đời.
Điều lệ trường ĐH quy định, các trường ĐH nói chung và ĐHKT
nói riêng thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 28 của
Luật giáo dục ĐH như sau:
Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở GDĐH;
Triển khai hoạt động đào tạo, KHCN, hợp tác quốc tế, bảo đảm
chất lượng GDĐH;
Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định; bảo
đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo;
Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội
ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động;
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra
của Bộ GDĐT, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở.
Phát triển quan hệ hợp tác trong đào tạo và NCKH với các trường ĐH,
các tổ chức khoa học và các doanh nghiệp nước ngoài.
1.2.2.2. Ngành đào tạo của các trường
Cuộc cách mạng KHCN hiện đại bên cạnh xu thế phân tích còn
có xu thế tích hợp làm cho các ngành khoa học kỹ thuật (KHKT) có
nhiều nền tảng KHKT chung. Do vậy, các trường ĐHKT, trong đó cả
các trường đào tạo đa ngành như các trường ĐH Bách khoa, hoặc
chuyên ngành như ĐH Giao thông vận tải, Xây dựng, Thủy lợi,...đều có
rất nhiều môn học/ngành học giống nhau.
1.2.2.3. Quy mô đào tạo
Các trường ĐHKT đã tích cực nghiên cứu và triển khai thực hiện
việc đào tạo theo nhu cầu xã hội, đặc biệt chuyển hình thức đào tạo niên
11
chế sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Nhiều ngành tăng quy
mô đào tạo hàng năm nhằm đáp ứng nguồn nhân lực KHKT cho nền
kinh tế nhiều thành phần, nhiều trường đa dạng hoá các loại hình đào
tạo, mở thêm nhiều chuyên ngành mới, công nghệ mới, chương trình
đào tạo tiên tiến.
1.2.2.4. Đội ngũ giảng viên, nhà khoa học
Các trường ĐHKT có đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học đông đảo:
Viện sĩ, GS, PGS, TS, TSKH về KHKT, công nghệ. Nhiều cán bộ giảng
dạy của các trường đã công bố nhiều bài báo trên các tạp chí khoa học quốc
tế uy tín như: A&HCI/SSCI/SCI, SCIE, ISI, SCOPUS,...
1.2.2.5. Đặc trưng của hệ thống thông tin các trường đại học kỹ thuật
Nhu cầu thông tin của NDT trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ
thường được biểu đạt chính xác cao, có độ biến động nhanh theo tốc độ
phát triển và chu kỳ đổi mới kỹ thuật và công nghệ;
Dòng tin trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ có độ tăng trưởng nhanh,
được cố kết tập trung cao, bị lỗi thời nhanh hơn các ngành tri thức khác;
Loại hình tài liệu đa dạng hơn, bên cạnh các dạng tài liệu công bố và
không công bố, một tỷ trọng đáng kể thuộc về nhóm tài liệu chuyên dạng như:
Tiêu chuẩn, sáng chế, báo cáo kỹ thuật, bản vẽ, hồ sơ kỹ thuật,…
Ngôn ngữ tài liệu thông tin trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ có cấu trúc
chặt chẽ hơn, trong đó sử dụng nhiều công thức, mô hình, sơ đồ, hình vẽ,…
1.2.3. Vai trò của hệ thống thông tin các trường đại học kỹ thuật
HTTT các trường ĐH đóng vai trò trung gian giữa hệ thống và môi
trường, nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời đảm bảo thông
tin cho NDT trong hệ thống.
HTTT góp phần đổi mới phương pháp dạy - học: Để dạy và học có
hiệu quả cao thì việc tăng thời gian tự học của sinh viên với sự trợ giúp của
CQTTTV là điều rất cần thiết.
Tóm lại, có thể nói, HTTT các trường ĐHKT giữ vai trò quan trọng
trong việc nâng cao năng lực đảm bảo thông tin trong các trường và có tác
động tích cực trong đào tạo và NCKH, đồng thời là thước đo đánh giá hiệu
quả hoạt động đào tạo của các trường ĐH này, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực KHCN phù hợp với yêu cầu của xã hội và
của ngành kỹ thuật, công nghệ.
1.2.4. Kinh nghiệm tổ chức hệ thống thông tin các trường đại học
kỹ thuật trên thế giới
Trên thế giới ở những nước có nền giáo dục tiên tiến các trường ĐH
có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu xây dựng và vận hành HTTT.
Có nhiều loại hình HTTT, ở các quy mô tổ chức và phương thức hoạt động
khác nhau. Nghiên cứu sinh thực hiện việc nghiên cứu trường hợp (case
study) đối với ba đại diện: Hệ thống thông tin đại học kỹ thuật Hoa Kỳ; Hệ
12
thống thông tin đại học kỹ thuật Úc; Hệ thống thông tin các trường đại học
Singapore.
Tiểu kết
HTTT các trường ĐHKT là một tập hợp các CQTTTV đại học được tổ
chức và hoạt động theo một cơ chế thống nhất nhằm thực hiện các nhiệm vụ
thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin từ các nguồn thông tin tài liệu
công bố và không công bố với mục tiêu đảm bảo thông tin phục vụ đào tạo
của các trường. Xét về mặt cấu trúc, HTTT được cấu thành bởi ba nhóm
thành phần: Thành phần tổ chức hệ thống, thành phần chức năng (hoạt động)
hệ thống và thành phần đảm bảo vận hành hệ thống, các thành phần này có
mối quan hệ tương hỗ với nhau nhằm thực hiện các quá trình thông tin.
Việc xây dựng HTTT các trường ĐHKT còn bị chi phối và chịu sự
ảnh hưởng của các vấn đề thực tiễn như đặc điểm các trường: Chức năng,
nhiệm vụ; ngành đào tạo; quy mô đào tạo; đội ngũ giảng viên và đặc trưng
HTTT các trường ĐHKT. Nhằm tìm hiểu kinh nghiệm về tổ chức và
phương thức hoạt động hệ thống, từ đó xem xét vận dụng vào việc xây
dựng HTTT tại các trường ĐHKT trong giai đoạn hiện nay, nghiên cứu sinh
đã nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức HTTT một số trường ĐH trên thế giới:
ĐH Hoa Kỳ, ĐH Úc, ĐH Singapore.
13
Chương 2
THỰC TRẠNG CÁC CẤU PHẦN HỆ THỐNG THÔNG TIN CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT VIỆT NAM
Hoạt động thông tin thư viện trong nhiều trường ĐHKT đã có thời
gian đồng hành với sự tồn tại của các trường. Do HĐTTTV tại các trường
ĐHKT thời gian qua mới chỉ khép kín trong từng trường nên trong các
trường ĐHKT đến nay chưa hình thành HTTT. Tuy nhiên, hiện nay đã hình
thành một số yếu tố thành phần của hệ thống. Trong chương này, chúng tôi
khảo sát các cấu phần hệ thống: Thành phần tổ chức hệ thống, thành phần
chức năng (hoạt động) hệ thống và thành phần đảm bảo vận hành hệ thống
và đưa ra đánh giá tổng quát về các cấu phần này.
2.1. Thực trạng tổ chức hệ thống thông tin các
trường đại học kỹ thuật
Hiện nay trong các trường ĐHVN nói chung và các trường ĐHKT
chưa xây dựng được HTTT chung nhưng bước đầu đã hình thành hai mạng
lưới CQTTTV. Đó là Liên Chi hội thư viện ĐH phía Bắc và Liên Chi hội
thư viện ĐH phía Nam.
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và tên gọi cơ quan thông tin thư viện
các trường đại học kỹ thuật
Cơ quan thông tin thư viện trường ĐH có chức năng phục vụ hoạt
động giảng dạy, học tập, đào tạo, NCKH, triển khai ứng dụng tiến bộ
KHCN và quản lý của nhà trường thông qua việc sử dụng, khai thác các
loại tài liệu có trong thư viện (tài liệu chép tay, in, sao chụp, khắc trên
mọi chất liệu, tài liệu điện tử, mạng Internet,...).
Cơ quan thông tin thư viện trường đại học có những nhiệm vụ sau
đây:
Tham mưu giúp giám đốc, hiệu trưởng trường ĐH (sau đây gọi
chung là hiệu trưởng) xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt động dài hạn
và ngắn hạn của thư viện; tổ chức điều phối toàn bộ HTTT, tư liệu, thư
viện trong nhà trường;
Bổ sung, phát triển NLTT trong nước và nước ngoài đáp ứng nhu
cầu giảng dạy, học tập, NCKH và chuyển giao công nghệ của nhà trường;
Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu; xây
dựng hệ thống tra cứu thích hợp; thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm
kiếm thông tin tự động hoá; xây dựng các CSDL; ...
Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu KHCN tiên tiến và CNTT vào
công tác thư viện;
Tên gọi CQTTTV đại học rất đa dạng. Kết quả điều tra cho thấy
tên gọi phổ biến nhất của cơ quan hiện nay là: Thư viện kết hợp với tên
14
trường ĐH 8/16 cơ quan (chiếm tỉ lệ 50%); Tên gọi Trung tâm học liệu
kết hợp với tên trường ĐH 1/16 cơ quan (chiếm 6.3%); Tiếp đến là
Trung tâm thông tin thư viện kết hợp với tên trường ĐH 6/16 cơ quan
(chiếm 37.5%),...
2.1.2. Cơ cấu tổ chức các cơ quan thông tin thư viện
Các CQTTTV được khảo sát trong 16 trường ĐHKT đều có cơ cấu
tổ chức là đơn vị trực thuộc Ban Giám hiệu nhà trường. Điều này phù hợp
với qui định tại điều 5 về cơ cấu tổ chức của thư viện trường đại học “là
đơn vị trong cơ cấu tổ chức của trường đại học gồm có lãnh đạo thư viện và
các phòng (tổ) chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc Ban giám hiệu nhà
trường”.
2.2. Thực trạng hoạt động hệ thống thông tin các trường đại học
kỹ thuật
Hoạt động thông tin thư viện bao gồm các quá trình: thu thập thông
tin, XLTT, lưu trữ thông tin, cung cấp SPDVTT cho NDT.
2.2.1. Thu thập thông tin
Việc thu thông tin tại CQTTTV các trường ĐHKT dựa trên các chính
sách bổ sung nội bộ, trong đó thông tin được thu thập từ các nguồn tin khác nhau.
Những nguồn này theo mức độ xử lý được phân thành ba cấp thông tin: cấp 1, 2
và cấp 3.
Các loại nguồn tin được thu thập, được khai thác theo các phương
diện như: theo dạng tài liệu; theo vật mang tin; theo diện bao quát chủ đề.
Để lựa chọn nguồn thông tin, các thư viện ĐHKT dựa trên các tiêu
thức như: uy tín; mục đích; phạm vi bao quát và tính thời sự của thông tin.
2.2.2. Xử lý thông tin
Hiện nay, các CQTTTV thường áp dụng một số hình thức xử lý
thông tin như: Phân loại, định chủ đề, định từ khóa, tóm tắt. Kết quả nghiên
cứu thu được kết quả như sau: Trong các hình thức xử lý thông tin được áp
dụng tại CQTTTV, phân loại tài liệu là hệ thống xử lý thông tin phổ biến
nhất, tiếp đó là biên mục mô tả, định từ khóa, tóm tắt, định chủ đề. Về
nghiệp vụ, các CQTTTV đều áp dụng chuẩn nghiệp vụ theo quy định của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2007 là biên mục đọc máy MARC21,
mô tả biên mục Anh-Mỹ AACR2 và phân loại DDC.
2.2.3. Lưu trữ thông tin
Qua khảo sát cho thấy, 100% các CQTTTV lưu trữ thông tin bằng
hai hình thức: Lưu trữ thông tin truyền thống và lưu trữ thông tin hiện đại.
Trong môi trường lưu trữ thông tin hiện đại, hầu hết các thông tin
được lưu trữ trong các CSDL. Tại các trường các CSDL, các bộ sưu tập
số đều có thể tra cứu, khai thác trên trang Web hoặc có thể đọc toàn văn
trên mạng LAN tại CQTTTV các trường. Như vậy, hiện nay, Website thư
viện là cổng thông tin chính giúp NDT tra cứu, khai thác thông tin hiệu
15
quả nhất.
2.2.4. Cung cấp sản phẩm và dịch vụ thông tin
Sản phẩm thông tin: CQTTTV các trường ĐHKT đã tạo ra các sản
phẩm thông tin (SPTT) sau: Ấn phẩm thông tin (APTT) điện tử; Báo cáo
khoa học các cấp; Kỷ yếu hội thảo khoa học; Cơ sở dữ liệu (CSDL) luận
văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ; CSDL Online, CSDL Offline. Trong số các
SPTT đó, qua nghiên cứu cho thấy đa số NDT quan tâm sử dụng các ấn
phẩm thông tin; các CSDL.
Dịch vụ thông tin: tại các trường ĐHKT hiện cung cấp cho NDT
các dịch vụ thông tin khá đa dạng và phong phú, cụ thể: Tìm tin trên
thư mục; Tìm tin trên đĩa CD-ROM; Tìm tin trên Internet; Cung
cấp tài liệu; Tư vấn, trao đổi thông tin; Phổ biến thông tin chọn lọc
(PPTTCL); Dịch vụ tham khảo; Sao chụp và in ấn tài liệu.
2.3. Các thành phần đảm bảo vận hành hệ thống thông tin các
trường đại học kỹ thuật
2.3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin, tài
chính
2.3.1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cơ sở vật chất tại các CQTTTV
được trang bị khá tốt, CQTTTV có diện tích khá rộng, số lượng chỗ
ngồi cho bạn đọc nhiểu, đáp ứng yêu cầu của NDT; trang thiết bị được
trang bị khá hiện đại phục vụ cho công tác chuyên môn cũng như công
tác quản lý thư viện.
2.3.1.2. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
Các CQTTTV đều đã được đầu tư mạnh mẽ cho việc xây dựng hạ
tầng công nghệ thông tin và truyền thông, như hệ thống máy chủ, máy
trạm, mạng Wireless và phần mềm quản trị thư viện tích hợp.
2.3.1.3. Tài chính
Nguồn kinh phí cho HĐTTTV hiện tại chủ yếu là do ngân sách
Nhà nước cấp. Bên cạnh đó, các CQTTTV cũng đã mở rộng các kênh
tài chính khác như: các khoản tài trợ của các tổ chức trong nước, quốc tế
và xã hội hóa, thu từ các dịch vụ của thư viện như khai thác các NLTT
và bán các APTT.
2.3.2. Nhân lực thông tin thư viện
Tiềm lực cán bộ của CQTTTV được đánh giá bằng các chỉ tiêu số
lượng, chất lượng và cơ cấu của đội ngũ cán bộ.
Dựa trên số liệu khảo sát, kết quả phân tích về nguồn nhân lực
TTTV tại CQTTTV các trường ĐHKT được chia theo các phương diện:
16
Độ tuổi và giới tính; Trình độ chuyên môn, ngành đào tạo.
2.3.3. Người dùng tin
2.3.3.1. Đặc điểm các nhóm người dùng tin
Trong các trường ĐH, NDT là toàn bộ cán bộ giảng viên, cán bộ
NCKH, công nhân viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên trong
trường.
Đối với các trường ĐH có thể chia ra thành 3 nhóm NDT, tương
đương với 3 đặc điểm sử dụng NLTT tại CQTTTV là cán bộ lãnh đạo và
quản lý (CBQL); giảng viên và cán bộ nghiên cứu (GV, NCV) và sinh viên
(SV).
2.3.3.2. Nhu cầu tin
Nhu cầu của NDT về việc sử dụng diện bao quát các chủ đề tại các
trường. Nhu cầu của NDT về việc sử dụng NLTT của CQTTTV khác. Nhu
cầu của NDT về việc xây dựng HTTT các trường ĐHKT ở VN.
2.3.4. Nguồn lực thông tin
Tại CQTTTV các trường ĐHKT được khảo sát đã tiến hành việc thu
thập, tạo lập và hiện đang quản lý một NLTT khá phong phú, bao gồm vốn
tài liệu in như: Sách, tạp chí, bản đồ, báo cáo kết quả NCKH, kỷ yếu hội
thảo khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, báo cáo kết quả nghiên cứu
khoa học. NLTT điện tử bao gồm: Tạp chí điện tử, sách điện tử, các CSDL,
các bộ sưu tập số, đĩa từ.
Qua việc khảo sát cho thấy việc liên kết chia sẻ NLTT giữa các
CQTTTV là yêu cầu tất yếu hiện nay. Hiện tại: có 14/16 trường (chiếm
87.5%) đã tham gia Liên Chi hội thư viện đại học phục vụ công tác đào tạo
bằng các hình thức hội thảo, tổ chức các khóa học nghiệp vụ.
2.3.5. Môi trường pháp lí
Giáo dục đại học và hoạt động thông tin thư viện đại học được Đảng
và Nhà nước quan tâm trong những năm gần đây được thể hiện trong hai
nhóm văn bản pháp quy sau: Văn bản pháp quy liên quan đến giáo dục đại
học và văn bản pháp quy liên quan đến HĐTTTV đại học.
2.4. Đánh giá chung về các cấu phần hệ thống thông tin các
trường đại học kỹ thuật
2.4.1. Thành phần tổ chức hệ thống
2.4.1.1. Những kết quả đã đạt được
Tổ chức cơ quan thông tin thư viện được Bộ GDĐT, ngành và các
trường ĐHKT quan tâm đầu tư ngày một tốt hơn. Hầu hết các trường
ĐHKT trong cả nước đều đã có tổ chức CQTTTV và đều trực thuộc Ban
giám hiệu nhà trường.
2.4.1.2. Những vấn đề còn tồn tại
Thành phần tổ chức hệ thống: Tùy theo tiềm lực kinh tế, chức
17
năng nhiệm vụ và nhận thức của lãnh đạo từng trường ĐHKT, cách tổ
chức có quy mô và hình thức khác nhau, không đồng bộ trong tổ chức
quản lý, cơ cấu tổ chức cũng khác nhau, do thuộc các đơn vị chủ quản
của các trường khác nhau.
2.4.2. Thành phần hoạt động hệ thống
2.4.2.1. Những kết quả đã đạt được
Hoạt động thông tin thư viện được chú trọng trong giai đoạn gần
đây, đặc biệt từ khi chuyển hình thức đào tạo từ niên chế sang học chế
tín chỉ. Chủ yếu là các khâu trong qui trình thông tin thư viện từ thu thập
thông tin, xử lý thông tin, lưu trữ thông tin và cung cấp thông tin phần
nào đáp ứng được nhu cầu của NDT.
2.4.2.2. Những vấn đề còn tồn tại
Thành phần hoạt động hệ thống: Các CQTTTV chưa hoạt động một
cách hệ thống; hoạt động mới vận hành theo cơ chế cục bộ, mang tính tự phát,
mờ nhạt, rời rạc, chưa thể hiện được sức tương tác tích cực HĐTTTV như:
Vấn đề thu thập thông tin (tự bổ sung) và chia sẻ NLTT vẫn độc
lập trong chiến lược tạo nguồn tin, thông tin trùng lặp ở nhiều cơ quan.
Kinh phí bổ sung tài liệu còn hạn hẹp. Xử lý thông tin các CQTTTV
chưa thống nhất trong việc áp dụng các chuẩn quốc tế trong Xử lý thông
tin như: DDC, AACR2, MARC21 tiến tới RDA,...cũng như các chuẩn
CNTT tạo khó khăn cho NDT trong việc tìm kiếm thông tin và chia sẻ
thông tin giữa các CQTTTV;
Lưu trữ thông tin phân tán ở nhiều nơi: Ở các kho vật lý của các
CQTTTV; mặc dù có kho nội dung, nhưng giữa các cơ quan chưa có cơ
chế hợp tác trong việc lưu trữ thông tin.
Cung cấp sản phẩm và dịch vụ thông tin (SPDVTT) mới dừng lại
trong phạm vi một cơ quan, NDT không khai thác được các SPDVTT ở
các thư viện khác trong khối ĐHKT; Trong những năm gần đây các
trường đầu tư cho HĐTTTV rất hạn chế, chưa có chính sách đầu tư và
cơ chế hợp tác HĐTTTV giữa các trường.
2.4.3. Thành phần đảm bảo vận hành hệ thống
2.4.3.1. Những kết quả đã đạt được
Về nhân lực; Người dùng tin; Về cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng
công nghệ thông tin; Về nguồn lực thông tin; Về hệ thống sản phẩm và
dịch vụ thông tin; Nhận thức của các bên liên quan.
2.4.3.2. Những vấn đề còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, hành phần đảm bảo vận hành
18
hệ thống còn tồn tại một số vấn đề sau:
Về nhân lực; Người dùng tin; Về cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng
công nghệ thông tin; Về nguồn lực thông tin; Về hệ thống sản phẩm và
dịch vụ thông tin; Nhận thức của các bên liên quan.
2.6.3. Nguyên nhân của những tồn tại
Thứ nhất, do nhận thức về vai trò của HĐTTTV của nhà quản lý
giáo dục, ngành thư viện, các trường ĐHKT, vẫn chưa quan tâm đầu tư
đến HĐTTTV; Thứ hai, các trường ĐHKT chưa có cơ chế đào tạo, như
đào tạo các khóa học chuyên sâu về nghiệp vụ khai thác thông tin,
CNTT, quản trị nội dung số,... Thứ ba, điều kiện tài chính của trường
không cho phép đầu tư HĐTTTV toàn diện.
Tiểu kết
Phát triển HĐTTTV trong các trường ĐHKT thời gian qua đã
hình thành được một số yếu tố thành phần, là tiền đề của HTTT các
trường ĐHKT như: tổ chức CQTTTV, các nguồn lực thông tin và các
yếu tố đảm bảo cho HĐTTTV như: cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ
TTTV. HĐTTTV tại các trường ĐHKT hiện nay được thực hiện theo
chế đọ tự trị. Do vậy, để tiến tới xây dựng HTTT tại các trường đại học
khối kỹ thuật trong thời gian tới cần giải quyết một số vấn đề cơ bản
như xác lập mô hình tổ chức hệ thống; xây dựng cơ chế phối hợp hoạt
động một cách hệ thống tích hợp có hiệu quả các yếu tố đảm bảo vận
hành trong các trường ĐHKT thành viên của hệ thống.
19
Chương 3
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC THI MÔ
HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT VIỆT NAM
3.1. Đề xuất mô hình hệ thống thông tin các trường đại học
kỹ thuật Việt Nam
3.1.1. Định hướng xây dựng mô hình
Hệ thống thông tin các trường ĐHKT trong tương lai là một hệ
thống tích hợp các CQTTTV, qui trình và nguồn lực. Trên cơ sở vận
dụng lý thuyết hệ thống, mô hình HTTT được xem xét, định hướng tới
việc tích hợp cơ cấu tổ chức, các qui trình HĐTTTV: thu thập, xử lý,
lưu trữ, lưu trữ và cung cấp thông tin. Tăng độ tương tác các thành phần
đảm bảo trong hệ thống với nhau nhằm giảm thiểu trùng lặp thông tin,
tăng độ bao quát và mức độ đầy đủ, tiết kiệm kinh phí.
3.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống
3.1.2.1. Mục tiêu của hệ thống
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của các trường, từ thực tế
HĐTTTV, HTTT các trường ĐHKT phải đạt các mục tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát: Thứ nhất, đảm bảo việc thu thập và với tới
các thông tin từ tài liệu kỹ thuật ở ngoài nước và trong nước, đặc biệt tại
các trường ĐH là thành viên của hệ thống; Thứ hai, hợp tác giữa các
trường ĐH để nâng cao năng lực xử lý, quản trị thông tin, tạo lập và
khai thác các SPDVTT chuyên biệt; Tạo lập và mở rộng liên kết, trao
đổi, tích hợp nguồn lực thông tin với các trường ĐHKT ngoài nước,
trước hết là với các trường ĐHKT các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi
CQTTTV thành viên trong hệ thống; Thứ hai, xây dựng HTTT các
trường ĐHKT đồng thời đào tạo kiến thức thông tin cho NDT, giúp họ
sử dụng tối đa các nguồn lực thông tin, SPDVTT;…
3.1.2.2. Nhiệm vụ hệ thống thông tin các trường đại học kỹ thuật
Để đạt tới mục tiêu nêu trên, HTTT có những nhiệm vụ chính
sau:
Xây dựng nguồn lực thông tin; Tạo lập không gian thông tin
chung; Đào tạo Cán bộ thông tin và NDT.
20
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành hệ thống
3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức hệ thống
Hình 3.1. Mô hình tổ chức hệ thống thông tin các trường
đại học kỹ thuật
Trong hệ thống, tổ chức phối hợp hoạt động giữa các đơn vị nhằm đạt
mục tiêu xác định. Cơ cấu tổ chức HTTT các trường ĐHKT bao gồm:
HTTT các trường ĐHKT hoạt động trong khuân khổ pháp lí Việt Nam,
hệ thống nên trực thuộc Bộ GDĐT. Để duy trì và phát triển bền vững, hệ thống
cần có một cơ sở pháp lí chính thức nhằm đảm bảo hệ thống có tư cách pháp
nhân rõ ràng để thực hiện các hoạt động của mình như: đóng góp kinh phí tham
gia hệ thống, ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ,...
Bộ GDĐT phối hợp với Ban điều hành hệ thống tư vấn, hoàn thiện, đề
21
xuất và ban hành các văn bản pháp quy về việc thành lập cũng như quy chế tổ
chức hoạt động của HTTT các trường ĐHKT.
Nhóm điều hành hệ thống, bao gồm:
Ban điều hành hệ thống: Do hội nghị toàn thể các thành viên hệ thống
bầu ra, bao gồm một Chủ tịch (Chủ tịch có thể là Hiệu trưởng trường ĐH Bách
khoa Hà Nội, văn phòng hệ thống đặt tại trường có chủ tịch Ban điều
hành),...Thành viên của Ban điều hành hệ thống chủ yếu là đại diện lãnh đạo
các trường ĐHKT là những đơn vị thành viên nòng cốt.
Ban điều hành chọn đơn vị trung tâm của hệ thống có thể là Trường ĐH
Bách khoa Hà Nội: Văn phòng hệ thống thông tin các trường ĐHKT có thể đặt
tại Thư viện Tạ Quang Bửu, trường Đại học Bách khoa Hà Nội là bộ phận độc
lập tách rời với các đơn vị thành viên, có chức năng giúp việc cho Ban điều
hành; Các nhóm công tác là nhân sự kiêm nhiệm là cán bộ quản lí thư viện và
chuyên viên của các CQTTTV các trường ĐHKT thành viên.
Hệ thống thông tin tích hợp dữ liệu giữa các CQTTTV thành viên
CQTTTV thành viên của hệ thống phải cử ra một người có trách nhiệm để
văn phòng hệ thống liên hệ trong khuôn khổ các hoạt động của hệ thống.
Chủ tịch của Ban điều hành có trách nhiệm điều hành hoạt động của
Ban, chủ trì các cuộc họp của hệ thống và báo cáo với cơ quan chủ quản về
hoạt động của hệ thống. Hội đồng tư vấn: Thành viên của hội đồng tư vấn do
Ban điều hành quyết định. Hội đồng tư vấn có chức năng tư vấn cho Ban điều
hành về lựa chọn các nguồn thông tin, CSDL điện tử về KHKT, công nghệ; lựa
chọn nhà cung cấp thông tin, dịch vụ; lựa chọn phần mềm thư viện tích hợp;
xây dựng cơ chế hoạt động hệ thống,...
Các đối tác của HTTT: Gồm tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến
hoạt động của hệ thống như các trường ĐHKT, công nghệ nước ngoài, các nhà
xuất bản, nhà cung cấp dịch vụ, công ty phần mềm, các tổ chức tài trợ,…
Người dùng tin gồm 3 đối tượng NDT: CBQL; GV/NCV và SV trong
các ĐHKT khai thác thông tin trong hệ thống.
3.1.3.2. Cơ chế vận hành (hoạt động) hệ thống thông tin các trường đại
học kỹ thuật
Cơ chế là cách thức thực hiện giữa các CQTTTV trong hệ thống, nó thể
hiện sự phối hợp với nhau trong quản lý, điều hành và hoạt động của hệ thống, cụ
thể: Phối hợp thống nhất hoạt động hệ thống; Thống nhất xây dựng nguồn tài
chính bền vững; Cơ chế đối với nguồn nhân lực trong hệ thống; Cơ chế tạo lập,
chia sẻ NLTT và sử dụng sản phẩm và dịch vụ thông tin.
3.1.3.3. Các phần tử và dòng dữ liệu trong hệ thống thông tin các trường
đại học kỹ thuật
* Các phần tử trong hệ thống thông tin các trường đại học kỹ thuật
HTTT tích hợp dữ liệu giữa CQTTTV các trường ĐHKT: Các cơ quan
này có mối liên hệ về mặt thông tin, việc xây dựng và chia sẻ NLTT, CSDL
giữa các cơ quan phải cơ chế thống nhất, hợp tác với nhau trong toàn hệ thống,
tránh trùng lặp thông tin, tiết kiệm kinh phí.