Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Nghiên cứu phương pháp định mức lao động tại nhà máy sản xuất ô tô 32”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.05 KB, 25 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và gần đây là việc gia
nhập tổ chức
thương mại quốc tế WTO của nước ta, sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp nói
chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng ngày càng trở nên
gay gắt. Việc tìm
ra các biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng cường
hiệu quả sản xuất
cũng như đảm bảo phát triển người công nhân một các toàn diện
chính là yếu tố
quyết định giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và tăng cường khả
năng cạnh tranh
của mình.Sản xuất càng phát triển, vai trò của định mức kỹ thuật lao
động ngày càng được khẳng định và nâng cao. Hệ thống định mức
kỹ thuật lao động hiện nay đang được các giám đốc, các chủ doanh
nghiệp chú trọng vận dụng như một công cụ sắc bén trong quản lý
kinh tế xí nghiệp. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, nhà máy sản
xuất ô tô 3-2 đã ý thức được tầm quan trọng của công tác định mức
lao động.
Ngày nay, thị trường cạnh tranh ngày một khốc liệt, các doanh
nghiệp sản xuất cần có những chính sách cụ thể đảm bảo năng lực
cạnh tranh của mình thông qua chất lượng sản phẩm, giá thành và
mẫu mã. Các doanh nghiệp cần phải tổ chức quản lý từ khâu sản
xuất nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành. Muốn vậy,
công tác định mức lao động phải được xây dựng ngay từ khi doanh
nghiệp bắt đầu đi vào sản xuất. Khi công tác định mức được thực
hiện một cách đầy đủ và khoa học sẽ là nền tảng cho việc đảm bảo
hoàn thành kế hoạch và tăng năng suất lao động.
Ngày nay, thị trường cạnh tranh ngày một khốc liệt, các doanh
nghiệp sản xuất cần có những chính sách cụ thể đảm bảo năng lực


cạnh tranh của mình thông qua chất lượng sản phẩm, giá thành và
mẫu mã. Các doanh nghiệp cần phải tổ chức quản lý từ khâu sản
xuất nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành. Muốn vậy,
công tác định mức lao động phải được xây dựng ngay từ khi doanh
nghiệp bắt đầu đi vào sản xuất. Khi công tác định mức được thực
hiện một cách đầy đủ và khoa học sẽ là nền tảng cho việc đảm bảo
hoàn thành kế hoạch và tăng năng suất lao động.


Hơn nữa, việc xây dựng mức lao động khoa học, hợp lý sẽ làm cơ
sở để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động và
là cơ sở trong việc xây dựng đơn giá tiền lương chi trả cho người lao
động. Nhóm đã chọn đề tài là: “ Nghiên cứu phương pháp định mức
lao động tại nhà máy sản xuất ô tô 3-2”.
Nhóm 06 thực hiện bài thảo luận với 3 phần:
I. Cơ sở lý luận
II. Thực trạng áp dụng phương pháp định mức tại Nhà máy sản xuất
ô tô 3-2.
III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp định mức lao
động tại nhà máy sản xuất ô tô 3-2.
Qua đề tài ,nhóm tìm hiểu về các phương pháp định mức lao
động đang được áp dụng tại nhà máy thuộc tổng công ty công
nghiệp Việt Nam được sử dụng cho việc học tập và làm việc trên
thực tế tại các doanh nghiệp.

I.CƠ SỞ LÝ LUẬN .
1.Định mức lao động
1.1. Khái niệm về mức lao động và định mức lao động
* Mức lao động là lượng lao động hao phí để sản xuất ra một đơn
vị sản phẩm hay khối lượng công việc theo tiêu chuẩn nhất định đáp

ứng với điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
Điều kiện tổ chức kỹ thuật gồm:
-Con người với trinhg độ kỹ thuật, tay nghề
-Máy móc, thiết bị: chủng loại, chất lượng, phụ tùng
-Nguyên vật liệu
* Định mức lao động là lượng hao phí lao động được quy định để
sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc hoàn thành một khối lượng
công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong điều kiện tổ chức kỹ
thuật nhất định.
* Các định mức lao động:
-Mức thời gian: Là lượng thời gian hao phí được quy định cho một
hoặc một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp để


hoàn thành một đơn vị sản phẩm hay một khối lượng công việc đúng
tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất
định.
1.2.Các phương pháp định mức lao động.
1.2.1. Các phương pháp định mức lao động chi tiết
Tùy theo quy mô và loại hình sản xuất kinh doanh, điều kiện sản
xuất kinh doanh, tổ chức kỹ thuật cụ thể của từng doanh nghiệp
trong thực tế mà doanh nghiệp thường áp dụng nhiều phương pháp
để xây dựng mức lao động chi tiết. Sau đây là các phương pháp định
mức lao động chi tiết mà các doanh nghiệp thường sử dụng:
Phương pháp thống kê kinh nghiệm
* Khái niệm: Phương pháp thống kê kinh nghiệm là phương pháp
thống kê định mức cho một bước công việc nào đó, dựa trên cơ sở
các số liệu thống kê về năng suất lao động của nhân viên thời kỳ đã
qua, có sự kết hợp với kinh nghiệm bản thân của cán bộ định mức,
trưởng bộ phận hoặc nhân viên.

* Ưu điểm: Phương pháp định mức lao động thống kê kinh nghiệm là
phương pháp định mức tương đối đơn giản, tốn ít công sức, có thể
xây dựng được hàng loạt mức lao động trong thời gian ngắn. trong
chừng mực nào đó, nhờ có sự vận dụng giá trị trung bình tiên tiến
kết hợp với kinh nghiệm sản xuất – kinh doanh của cán bộ định mức,
trưởng bộ phận, nhân viên, do đó cũng loại trừ được phần nào sai
lệch của định mức lao động do hạn chế của phương pháp so với các
phương pháp xác định mức có căn cứ kỹ thuật.
* Nhược điểm: Phương pháp này không tạo ra khả năng thúc đẩy
khai thác được năng lực sản xuất – kinh doanh và các điều kiện tổ
chức – kỹ thuật cụ thể, không nghiên cứu và không cho phép sử
dụng những phương pháp lao động tiên tiến của nhân viên, không
xây dựng các hình thức tổ chức lao động, tổ chức sản xuất – kinh
doanh hợp lý trong doanh nghiệp nên không sử dụng được các khả
năng tiềm tang của nhân viên.
Định mức lao đông theo phương pháp thống kê kinh nghiệm
không tạo ra khả năng thúc đẩy khai thác năng lực sản xuất – kinh
doanh, nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, trình độ tổ chức sản
xuất – kinh doanh và tổ chức lao động, kìm hãm việc nâng cao năng
suất lao động.
* Biện pháp giảm thiểu hạn chế:


+ Thiết kế biểu mẫu thống kê khoa học, hợp lý, số liệu đồng nhất, rõ
ràng, trung thực
+ Bố trí người có năng lực kinh nghiệm chuyên môn phù hợp làm
công tác định mức
Phương pháp thống kê phân tích
* Khái niệm : Phương pháp thống kê phân tích là phương pháp thống
kê định mức cho một bước công việc nào đó, dựa trên cơ sở các số

liệu thống kê về năng suất lao động của nhân viên thực hiện bước
công việc ấy, kết hợp với việc phân tích tình hình sử dụng thời gian
lao động của nhân viên tại nơi làm việc qua khảo sát thực tế
* Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính, độ chính xác cao hơn phương pháp
thống kê kinh nghiệm. Kết hợp năng suất trung bình tiên tiến với
phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động tại nơi làm việc nên
đã loại trừ được các loại thời gian lãng phí trông thấy, như lãng phí
do tổ chức, lãng phí do nhân viên ….
* Nhược điểm: Tương tự phương pháp thống kê thuần túy
Phương pháp phân tích tính toán
* Khái niệm:
Phương pháp phân tích tính toán là phương pháp
định mức kỹ thuật lao động dựa trên cơ sở các phân tích kết cấu các
bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các
chứng từ kỹ thuật và tiêu chuẩn các loại thời gian để tính mức thời
gian cho các bước công việc
* Ưu điểm: Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào những chứng
từ kỹ thuật và các tài liệu tiêu chuẩn để xác định các loại hao phí
thời gian. Quá trình xây dựng mức chủ yếu được tiến hành trong
phòng làm việc của cán bộ định mức. Phương pháp này áp dụng
thích hợp trong những điều kiện sản xuất hàng loạt và nó cho phép
xây dựng mức nhanh, tốn ít công sức, bảo đảm chính xác và đồng
nhất của mức.
* Nhược điểm: Độ chính xác của mức được xác định phụ thuộc hoàn
toàn vào tài liệu tiêu chuẩn dùng để định mức.
* Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh phải
tương đối ổn định, quy trình làm việc đơn giản, mang tính lặp lại, cán
bộ định mức nắm vững nghiệp vụ định mức lao động. Tài liệu tiêu
chuẩn dùng để định mức lao động phải phù hợp, chính xác.
Phương pháp phân tích khảo sát



* Khái niệm: Phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp định
mức lao động có căn cứ dựa trên cơ sở phân tích kết cấu các bước
công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các chứng
từ kỹ thuật và tài liệu khảo sát sử dụng thời gian của người lao động
tại nơi làm việc để tính mức lao động cho bước công việc.
* Ưu điểm : Phương pháp này là xây dựng mức dựa vào các tài liệu
khảo sát trực tiếp hoạt động của người lao động tại nơi làm việc, nên
không những mức lao động được xây dựng chính xác mà còn tổng
hợp được những kinh nghiệm tiên tiến của người lao động, cung cấp
số liệu đầy đủ để cải tiến tổ chức lao động, tổ chức sản xuất – kinh
doanh và sử dụng để xây dựng các loại tiêu chuẩn định mức lao
động có căn cứ kỹ thuật đúng đắn.
* Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian và công sức để thực hiện khảo
sát.
* Điều kiện thực hiện : Để thực hiện được phương pháp này, sản
xuất – kinh doanh doanh phải tương đối ổn định, đồng thời cán bộ
định mức phải thành thạo nghiệp vụ định mức lao động và am hiểu
kỹ thuật, quy trình sản xuất – kinh doanh.
Phương pháp so sánh điển hình:
* Khái niệm: Phương pháp phân tích tính toán là phương pháp định
mức kỹ thuật lao động dựa trên cơ sở so sánh hao phí thời gian thực
hiện bước công việc điển hình và những nhân tố ảnh hưởng quy đổi
để xác định mức.
* Ưu điểm: Bằng phương pháp so sánh điển hình có thể xây dựng
hàng loạt mức lao động( cho các công việc có những đặc trưng gần
giống nhau về kết cấu, quy trình công nghệ) trong thời gian ngắn, ít
tốn công sức.
* Nhược điểm :

xây dựng bằng
mức xây dựng
pháp phân tích
khó khăn..

Trong thực tế mọi sự so sánh chỉ tương đối, nên mức
phương pháp này có độ chính xác không cao so với
bằng phương pháp phân tích tính toán và phương
khảo sát và việc xác định chính xác hệ số quy đổi K i

* Khắc phục
+ Thu hẹp quy mô nhóm: mỗi nhóm từ 5-10 bước công việc đẻ giảm
mức độ chênh lệch về điều kiện vật chất kỹ thuật, dễ chọn đại diện
cho nhóm.
+ Chọn bước công việc điển hình phải chính xác, tiêu biểu cho cả
nhóm.


+ Xây dựng mức của bước công việc điển hình phải chính xác.
+ Xác định hệ số quy đổi Ki cho các bước công việc trong nhóm thật
chính xác.
1.2.2. Phương pháp định mức lao động tổng hợp
1.2.2.1. Phương pháp định mức lao động tổng hợp cho một đơn vị
sản phẩm
* Khái niệm:
Mức lao động tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm là lượng lao
động cần và đủ để hoàn thành một khối lượng công việc đúng tiêu
chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức – kỹ thuật nhất
định.
* Nguyên tắc xây dựng mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm:

Trong xây dựng mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm
phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm phải được tính trên cơ
sở xem xét kiểm tra và tính toán xác định từ hao phí lao động hợp lý
để thực hiện các bước công việc (nguyên công)
- Trong quá trình tính toán xây dựng mức phải căn cứ vào chế độ làm
việc, kết hợp với các phương pháp lao động hợp lý, có sự chấn chỉnh
tổ chức sản xuất – kinh doanh, tổ chức lao động và quản lý
- Trường hợp đã có tiêu chuẩn hoặc mức nguyên công của ngành và
liên ngành đúng với điều kiện tổ chức – kỹ thuật và công nghệ của
doanh nghiệp thì có thể tính định mức lao động tổng hợp cho đơn vị
sản phẩm theo những tiêu chuẩn hoặc mức nguyên công của ngành
và liên ngành
* Phương pháp xác định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản
phẩm:
Để định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm, doanh
nghiệp tiến hành theo các bước sau đây:
- Phân loại lao động
- Công tác chuẩn bị
- Tính định mức lao động cho đơn vị sản phẩm
1.2.2.2. Phương pháp định mức lao động tổng hợp theo định biên
(còn gọi là định mức biên chế)


a. Nguyên tắc
Định mức lao động theo định biên áp dụng đối với doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh không thể xây dựng định mức lao động cho
từng đơn vị sản phẩm. Áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải xác
định số lao động định biên hợp lý cho từng bộ phận lao động trực
tiếp tham gia sản xuất – kinh doanh, lao động phụ trợ, phục vụ và

lao động quản lý của toàn doanh nghiệp
b. Phương pháp xác định mức lao động tổng hợp theo định biên
Để định mức lao động tổng hợp theo định biên, doanh nghiệp
tiến hành theo các bước sau:
- Phân loại lao động: Phân loại lao động thành lao động chính (trực
tiếp tham gia sản xuất – kinh doanh), lao động phụ trợ và phục vụ,
lao động bổ sung và lao động quản lý là cơ sở để xác định định biên
lao động theo từng loại cho từng bộ phận và cả doanh nghiệp
Việc phân loại lao động phải căn cứ vào tính chất ngành, nghề,
tổ chức sản xuất – kinh doanh, tổ chức lao động để thực hiện khối
lượng nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
- Xác định khối lượng nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hàng năm
doanh nghiệp phải xác định cụ thể nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh
và phương án cân đối với các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với lao động quản lý thì căn
cứ vào chức năng, nhiệm vụ , khối lượng công việc và chế độ thời
gian làm việc, nghỉ ngơi hoặc định mức nhiệm vụ để xác định phù
hợp với các nhiệm vụ, khối lượng công việc của từng bộ phận quản
lý phải triển khai thực hiện trong năm
- Định biên lao động cho từng bộ phận: Doanh nghiệp phải xác định
cơ cấu, số lượng và bố trí, sắp xếp các loại lao động theo chức danh
nghề, công việc phù hợp với yêu cầu thực hiện khối lượng nhiệm vụ
sản xuất, kinh doanh của từng bộ phận đó
c. Tổng hợp mức lao động định biên chung của doanh nghiệp
Sau khi định biên lao động phù hợp cho từng bộ phận, tính tổng
hợp mức lao động định biên chng của doanh nghiệp.
1.3.Vai trò của công tác định mức lao động.
a, Định mức lao động là cơ sở để tổ chức lao động xã hội
- Định mức lao động là cơ sở để xác định nhu cầu lao động trong tổ
chức- doanh nghiệp về số lượng, chất lượng và cơ cấu đối với mỗi

khâu, mỗi bộ phận và toàn bộ tổ chức- doanh nghiệp.


- Định mức lao động giúp loại bỏ được những lãng phí trong quá trình
lao động cả về người lao động, thời gian lãng phí trong quá trình lao
động do loại bỏ được những động tác thừa, do sự phối hợp nhịp
nhàng ăn khớp giữa các khâu, công việc, nghiệp vụ trong quá trình
hoạt động.
- Định mức lao động mang tính tiên tiến cho nên đòi hỏi người lao
động phải phấn đấu, nỗ lực nâng cao hoạt động chuyên môn, thể
chất, phẩm chất nghề nghiệp để đạt được mức này tạo sự cạnh
tranh trong lao động từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ
chức- doanh nghiệp.
- Định mức lao động tạo cơ sở khoa học cho phân công và hiệp tác
lao động, giúp bố trí, phân công sử dụng lao động hợp lý; tăng cường
kỷ luật lao động và đánh giá kết quả hoạt động của người lao động.
b, Định mức lao động là biện pháp quan trọng để nâng cao năng
suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm
- Định mức lao động được xây dựng, tính toán trên cơ sở trung bình
tiên tiến, đảm bảo kích thích người lao động , khai thác tối đa tiềm
năng lao động khi tính đến các yếu tố thể lực, trình độ chuyên môn,
kỹ năng nghề nghiệp và các yếu tố tâm lý, xã hội của người lao động
gắn với môi trường, hoàn cảnh cụ thể.
- Định mức lao động tính đến hao phí lao động để hoàn thành một
khối lượng sản phẩm nhất định gắn với yêu cầu chất lượng sản
phẩm, do giảm thiểu lãng phí thời gian lao động do đó góp phần
nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và đảm bảo chất lượng
sản phẩm
- Định mức lao động nghiên cứu các biện pháp kinh
công nghệ và con người trong lao động nên góp phần

khai thác tối đa các nguồn lực cho hoạt động của tổ
nghiệp từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ
nghiệp

tế, kỹ thuật,
huy động và
chức- doanh
chức- doanh

c, Định mức lao động hợp lý làm cơ sở khoa học, thực tiễn cho các
chiến lược, kế hoạch của tổ chức- doanh nghiệp
- Các mục tiêu, biện pháp, các chỉ tiêu của kế hoạch được hình thành
trên cơ sở các định mức kinh tế, kỹ thuật và lao động – việc xác định
chính xác các định mức này, trong đó có định mức lao động sẽ góp
phần đảm bảo các chiến lược, kế hoạch, khai thác tối đa các nguồn
lực, đảm bảo hiệu quả và tính khả thi cao vì các định mức lao động
đã cân nhắc, tính toán nhằm đảm bảo phát huy tối đa yếu tố con


người trong hoạt động gắn với việc huy động và sử dụng các nguồn
lực khác.
- Định mức lao động cho phép tổ chức- doanh nghiệp xác định đầy
đủ, chính xác về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động, gắn với
yêu cầu chuyên môn, bậc trình độ trong điều kiện tổ chức kỹ thuật
cụ thể là công cụ quan trọng để xác định các chiến lược, kế hoạch
của tổ chức- doanh nghiệp.
d, Định mức lao động là cơ sở để đánh giá, đãi ngộ
- Định mức lao động phản ánh mức hao phí lao động của người lao
động và là cơ sở để đánh giá kết quả lao động của người lao động
thông qua đó thấy được năng lực, trình độ của người lao động, thấy

được năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc mà họ tạo ra do
đó là cơ sở cho đãi ngộ nhân lực.
- Định mức lao động phản ánh mức hao phí lao động trong hoạt động
của người lao động, tính đến hao phí sức lực cơ bắp, trí lực, thần kinh
tâm lý từ đó khi xác định mức tiền công phải dựa trên cơ sở tính toán
những hao phí này của người lao động.
2. Quy trình định mức lao động
Mức lao động được xây dựng thông qua quy trình 4 bước
2.1. Chuẩn bị tư liệu và căn cứ định mức lao động
Tư liệu để định mức lao động bao gồm:
+ Quy trình làm việc
+ Mô tả công việc cho các vị trí
+ Báo cáo năng suất lao động, báo cáo kết quả kinh doanh, ...
+ Báo cáo sử dụng lao động (Cung cấp thông tin về thành phần lao
động cho các vị trí, số lượng và chất lượng lao động)
+ Dự báo bán hàng, kế hoạch kinh doanh
- Các căn cứ để xây dựng mức lao động:
+ Vị trí, chức danh trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
+ Nhu cầu tự nhiên của người lao động (Ví dụ: Số liệu về thời gian
nghỉ giải lao)
+ Điều kiện làm việc (Trang thiết bị nơi làm việc, âm thanh, ánh
sáng, tiếng ồn, ...), tổ chức bố trí tại nơi làm việc


+ Mục tiêu, chiến lược kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh
của nhà quản trị
+ Quan điểm của nhà quản trị
2.2. Xây dựng tiêu chuẩn định mức lao động và lựa chọn phương
pháp định mức phù hợp
Trên cơ sở tính chất, đặc điểm các chức danh trong doanh

nghiệp, doanh nghiệp tiến hành xác định các tiêu chuẩn định mức
lao động và sử dụng các phương pháp định mức lao động khác nhau
để tính toán mức lao động phù hợp cho các vị trí
a. Xây dựng tiêu chuẩn định mức lao động
Tiêu chuẩn dùng để định mức lao động là những đại lượng biểu
hiện về mặt số lượng, chất lượng, tiến độ, ... của các loại công việc,
hay các chức năng, nhiệm vụ cụ thể mà người lao động phải thực
hiện
* Phân loại tiêu chuẩn:
-Phân loại theo nội dung của tiêu chuẩn
-Phân loại theo kết cấu của tiêu chuẩn
-Phân loại tiêu chuẩn theo phạm vi và mục đích sử dụng
b. Lựa chọn phương pháp định mức lao động phù hợp
Tùy thuộc vào loại hình quá trình lao động, hình thức phản ánh
chi phí lao động, tiêu chuẩn định mức lao động, việc tính toán mức
lao động sẽ có những dạng công thức khác nhau, các công thức tính
toán cụ thể. Các phương pháp định mức lao động. Thông thường, ở
các doanh nghiệp có quy trình lao động rõ ràng thì có xu hướng áp
dụng các phương pháp định mức lao động chi tiết nhằm xây dựng
mức lao động cho một bước công việc nào đó trong quy trình
2.3. Thiết lập bản thuyết minh mức lao động
Thuyết minh mức lao động là một văn bản mô tả, trình bày các
số liệu gốc được dùng để lập dự thảo các mức lao động, xác định
tiêu chuẩn của quá trình được định mức cũng như trình bày các phép
tính có liên quan tới việc xác định các trị số mức lao động.
Bản thuyết minh được trình bày rất đa dạng, khó có thể thống
nhất hoàn toàn về kết cấu và trình bày. Tuy vậy khi soạn thảo bản
thuyết minh có thể dựa vào các nội dung và trình tự trình bày dưới
đây:



Kết cấu:
Phần mở đầu
Xác định tiêu chuẩn quá trình định mức
Dự thảo các hao phí lao động cho từng phần tử của quá trình
Tính trị số mức (mức lao động) toàn phần của quá trình
Kết luận (Giải pháp áp dụng mức lao động/ Dự kiến hiệu quả áp
dụng mức)
2.4. Quyết định mức lao động
Trên cơ sở mức dự thảo và mức hiện hành (nếu có), cũng như
tính kinh tế của việc đưa ra áp dụng thường xuyên, hội đồng định
mức của doanh nghiệp sẽ quyết định mức lao động, giám đốc doanh
nghiệp ký quyết định ban hành
Trong doanh nghiệp thương mại, các quyết định về mức lao
động thường liên quan tới:
- Hoạt động đánh giá tài chính trong giai đoạn phát triển bao gồm
việc mở mang và phát triển của tổ chức, tăng doanh số bán hàng,
thu hút khách hàng mới ... trong giai đoạn duy trì là hiệu quả quản lý
hoạt động và chi phí, các chỉ số liên quan tới lợi nhuận và chi phí,
hiệu quả sử dụng lao động, ..., giai đoạn thu lợi là những đánh giá
chủ yếu liên quan đến lợi nhuận và thời gian hoàn vốn ...
- Hoạt động đánh giá việc thỏa mãn khách hàng, đánh giá được lựa
chọn đối với khách hàng tiềm năng cần phải được đánh giá về giá trị
khách hàng nhận được với những mối liên hệ về thời gian, chất
lượng, hiệu quả và dịch vụ, giá thành, và
II.THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC TẠI NHÀ
MÁY SẢN XUẤT ÔTÔ 3-2.
.1. Khái quát về nhà máy sản xuất ô tô 3-2.
2.1.1.Giới thiệu chung
Tên giao dịch: Nhà máy sản xuất ô tô 3-2

Đơn vị quản lý: Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải.
Giám đốc: Trần Nguyên Hồng
Trụ sở chính: 18 đường Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 04.8520721. Fax: 04.8525601


Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 tiền thân là Nhà máy ô tô 3-2 được
thành lập ngày 09/3/1964, được thành lập lại theo quyết định số
1046/QĐTCCB-TL ngày 27/5/1993 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận
tải, năm 1996 đổi thành Công ty cơ khí ô tô 3-2, năm 2004 đổi tên
thành Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, đơn vị hoạch toán phụ thuộc công
ty mẹ là tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam
Ngành nghề kinh doanh:
-Sửa chữa, đóng mới các loại xe ca, xe khách từ 26-80 chỗ
-Sản xuất và gia công các mặt hàng cơ khí khác
-Kinh doanh và đại lý xăng dầu, nguyên liệu
-Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, phụ tùng, thiết bị, linh
kiện ô tô xe máy các loại
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 thuộc tổng công ty công nghiệp ô tô
Việt Nam, Bộ giao thông vận tải, được thành lập ngày 09/3/1964 trên
cơ sở xưởng Chiến Thắng, chuyên sửa chữa xe con cho Ngoại giao
đoàn
Trải qua gần 45 năm kể từ ngày thành lập, Nhà máy đã trải qua
nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm. Có thể tóm lược quá trình
phát triển của Nhà máy thành 3 giai đoạn như sau:
-Giai đoạn từ 1964-1990:
+Ban đầu, Nhà máy ô tô 3-2 được thành lập để đáp ứng nhu cầu sửa
chữa và sản xuất phụ tùng xe ô tô cho thị trường trong nước, chủ
yếu là miền Bắc. Thời kỳ đầu, Nhà máy chỉ có dưới 200 cán bộ công

nhân viên với vài chục máy móc thô sơ. Với những nỗ lực làm việc
hăng say và có nhiều sáng kiến trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ,
Nhà máy được tặng các huân chương lao động và được Bác Hồ cũng
như Bác Tôn gửi hoa khen ngợi, động viên
+Sau ngày đất nước thống nhất, Nhà máy tham gia tích cực vào
công cuộc xây dựng đất nước, phát triển ngày càng lớn mạnh. Từ
năm 1975, Nhà máy áp dụng mô hình sản xuất hàng loạt, trở thành
nhà máy điểm của toàn quốc, sửa chữa tới 500 xe/năm. Số cán bộ
công nhân viên lên tới 700 người, trong đó số cán bộ khoa học có
trình độ đại học, cao đẳng chiếm tới 10%, số công nhân viên bậc cao
đủ các ngành nghề, từ bậc 4 đến bậc 7/7 chiếm 18%, trang bị nhiều
thiết bị sản xuất tương đối hiện đại. Diện tích nhà xưởng được mở
rộng, có hệ thống kho tàng và đường vận chuyển nội bộ hoàn chỉnh.


Nhìn chung đây là thời kỳ phát triển hưng thịnh của Nhà máy
trong quá trình hình thành và phát triển của mình. Nhà máy ô tô 3-2
đã xây dựng được uy tín và chỗ đứng trên thị trường.
-Giai đoạn 1990-1999: Cơ chế của nhà nước bắt đầu có sự chuyển
đổi, xuất hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, nền kinh tế tập trung
quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều cơ sở
sửa chữa mới hình thành với cơ chế mềm dẻo, thủ tục nhanh gọn đã
cạnh tranh gay gắt với Nhà máy. Bên cạnh đó máy móc thiết bị cũ
kỹ, thiếu vốn khiến Nhà máy rơi vào khó khăn, thiếu việc làm, dư
thừa lao động, đời sống cán bộ công nhân viên khó khăn, vốn tồn
đọng lớn, nợ ngân hàng kéo dài. Nhà máy thực sự đứng trên bờ vực
thẳm
-Giai đoạn 1999-nay: Nắm bắt được nhu cầu thị trường, Nhà nước
cho nhập khẩu một số loại ô tô đã qua sử dụng, Nhà máy đã mạnh
dạn nghiên cứu sản xuất thử một số phụ tùng ô tô khan hiếm phục

vụ cho khâu sửa chữa cũng như có thêm mặt hàng mới để bán.
Đồng thời Nhà máy nghiên cứu đầu tư chiều sâu cho các phân xưởng
sửa chữa ô tô; cải tạo, mở rộng mặt bằng sản xuất, đầu tư thêm
thiết bị và cố gắng tiếp cận với nhiều khách hàng lớn
Từ năm 2000, Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 đã hoàn thành cơ bản
việc đầu tư 3 dây chuyền bọc vỏ xe ô tô khách từ 26-51 chỗ ngồi, 01
dây chuyền đóng khung xe ô tô, 01 dây chuyền sơn xe. Công nghệ
sản xuất vỏ xe khách của Nhà máy hiện đang ở vị trí đứng đầu trong
cả nước. Riêng dây chuyền sản xuất ô tô khách từ 26-51 chỗ ngồi đã
đạt sản lượng 45 xe/tháng và tiến tới 50 xe/tháng. Tại Hội chợ hàng
công nghiệp Việt Nam năm 2001, các sản phẩm của Nhà máy đạt
được 2 huy chương vàng
2.2.3. Cơ cấu tổ chức


GIÁM ĐỐC

PGĐ
Kinh doanh

Phòng
Kinh
doanh

PGĐ
Kỹ thuật

Phòng
Kỹ thuật


PGĐ
SX 1

PGĐ
SX 2

Phòng
nhân
chính

Phòng
TCKT

Ban
bảo vệ

Phòng
KH SX

Phòng
KCS

PX
Cơ khí 1

PX
Cơ khí 2

PX
Ô tô 1


PX
Ô tô
2

2.2. Những đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị tác
động đến hoạt động định mức
2.2.1. Mặt bằng cơ sở vật chất, máy móc thiết bị
Đối với công tác định mức, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất có
vai trò quan trọng và thiết thực, nó góp phần quyết định khả năng
của người công nhân có thực hiện được mức đã xây dựng hay không.
Việc người công nhân được làm việc với máy móc thiết bị phù hợp sẽ
giúp cho việc xây dựng mức thêm chính xác.
*Mặt bằng cơ sở vật chất
Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 hiện có 2 cơ sở, bao gồm một trụ sở
chính đặt tại số 18, đường Giải Phóng- Đống Đa- Hà Nội và một cơ sở
đặt tại Hưng Yên. Trụ sở chính có diện tích 14.394 m2 bao gồm 1 tòa
nhà văn phòng, 5 khu nhà xưởng và 2 nhà kho. Cơ sở Hưng Yên có
diện tích 26.725 m2 bao gồm 1 khu nhà văn phòng, 1 xưởng lớn, 1
nhà cơ khí và 1 nhà kho
Cả 2 phân xưởng đều có mặt bằng rộng rãi, được thiết kế khoa
học, hợp lý, đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất cho công nhân trong quá
trình làm việc


*Máy móc thiết bị
Ý thức được tầm quan trọng của trang thiết bị máy móc, Nhà
máy ô tô đã rất chú trọng việc đầu tư những máy móc thiết bị, dây
chuyền công nghệ hiện đại để phục vụ cho việc sản xuất
Nhà máy hiện có 4 phân xưởng sản xuất là Phân xưởng cơ khí 1,

2 và phân xưởng ô tô 1, 2, Mỗi phân xưởng lại có những nhiệm vụ
sản xuất riêng. Tùy theo nhiệm vụ sản xuất từng phân xưởng mà
Nhà máy đã trang bị những loại trang thiết bị phù hợp
Các trang thiết bị, máy móc tại các phân xưởng hầu hết còn mới.
Trước đây, Nhà máy chủ yếu chỉ thực hiện nhiệm vụ sửa chữa, bắt
đầu từ năm 2000, Nhà máy mới thực hiện thêm nhiệm vụ sản xuất ô
tô. Để có thể thực hiện nhiệm vụ mới, Nhà máy đã đầu tư mua mới
nhiều loại máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại. Điều
này đã tạo điều kiện rất tốt cho công tác xây dựng và áp dụng mức
của Nhà máy
2.2.2. Lao động
Đối với công tác định mức lao động, chất lượng lao động sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới việc xây dựng và áp dụng mức. Chất lượng lao
động tốt sẽ tạo điều kiện xây dựng nên những mức lao động tiên
tiến, đồng thời chất lượng lao động tốt sẽ tạo điều kiện để người lao
động có khả năng hoàn thành và vượt mức quy định.
Để đánh giá chất lượng lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2,
ta phân tích 2 bảng số liệu sau:
Bảng 1: Thống kê lao động năm 2014
Loại lao động

Số
(người)
Cán bộ nhân viên có trình độ đại học,trên 55
đại học
Cán bộ nhân viên có trình độ cao đẳng
7
Cán bộ nhân viên có trình độ trung cấp
15
Công nhân kỹ thuật

288
Lao động phổ thông + Lao động khác
20
Tổng số
385
( Nguồn: Phòng Nhân chính)

lượng Tỷ
(%)
14
2
4
75
5
100

Bảng 2: Thống kê bậc công nhân kỹ thuật của Nhà máy năm
2014
Đơn vị:
Người

lệ


STT Chuyên ngành
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11

Bậc công nhân
Bậc2 Bậc3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6
Sửa chữa ô tô+máy 7
7
3
4
gầm
Đệm
15
8
4
4
Tiện
2
12
5
0
Phay bào mài
3
5
4
4
2

Sơn+đánh bóng
5
12
4
1
Rèn+đúc+luyện
5
6
4
7
7
nhiệt
Hàn
2
6
15
4
3
Điện
0
10
7
17
4
Nguội+nội thất
0
9
4
11
6


2
10
2
4
Tổng số
41
75
60
45
35
(Nguồn: Phòng Nhân chính)

Cấp bậc công nhân bình quân =
+35x6 +32x7 =4,19

Bậc7
3
2
5
5
2
3
2
1
4
5
32

41x2 +75x3 +60x4 +45x5

41+75+60+45+35+32

Như vậy, cấp bậc công nhân trung bình của Nhà máy là 4,19 /7–
cấp bậc khá cao. Từ đó cho thấy công nhân tại Nhà máy có trình độ
tay nghề tương đối tốt. Trong đó số công nhân bậc 3, 4, 5 chiếm tỷ lệ
cao nhất (48%). Với trình độ công nhân như vậy, Nhà máy có điều
kiện rất tốt để thực biện công tác định mức lao động
Cấp bậc công nhân trung bình của Nhà máy là 4,19/7 – cấp bậc
khá cao. Từ đó cho thấy công nhân tại Nhà máy có trình độ tay nghề
tương đối tốt. Trong đó số công nhân bậc 3, 4, 5 chiếm tỷ lệ cao nhất
(48%). Với trình độ công nhân như vậy, Nhà máy có điều kiện rất tốt
để thực biện các phương pháp định mức lao động.
2.2.3. Sản phẩm
Có thể nói sản phẩm chính là đối tượng của công tác định mức vì
các mức xây dựng đều phải dựa trên cơ sở phân tích các đặc tính
sản phẩm. Sản phẩm càng phức tạp, đa dạng thì càng đòi hỏi nhiều
thời gian, công sức cho việc định mức
Hiện tại, sản phẩm của Nhà máy có 2 dạng, bao gồm: sản phẩm
cơ khí đơn thuần và sản phẩm mang tính chất tổng hợp.
-Sản phẩm cơ khí đơn thuần : Đây là dạng sản phẩm nhỏ , lẻ ,các
bước công nghệ ngắn ,ít,dễ thao tác trên các công cụ hiện có của


nhà máy .Ví dụ như các chi tiết của xe máy ,chỉ bao gồm một vài
nguyên công .Loại sản phẩm này rất dễ dàng cho phương pháp định
mức do tính chất đơn giản.
-Sản phẩm mang tính chất tổng hợp : Đây là loại sản phẩm phụ
thuộc cả vào trình độ ,tay nghề của người công nhân hay sản phẩm
mang tính tập thể. Đối với loại sản phẩm này , công tác định mức rất
phức tạp ,khó xác định, khó khăn cho việc áp dụng các phương pháp

định mức.
Đối với nhiệm vụ chủ yếu của nhà máy sản xuất ô tô 3-2 với các
loại sản phẩm,kích cỡ chủng loại khác nhau đòi hỏi phải có đội ngũ
làm công tác định mức đầy đủ về cả số lượng và chất lượng, các
phương pháp định mức áp dụng phải đúng và hạn chế những bất
tiện , khó khăn gặp phải.
2.2.4. Công tác tổ chức lao động
Trên cơ sở những việc phân tích công việc, các hoạt động lao
động tổng thể của Nhà máy được bóc tách, cô lập thành các chức
năng, nhiệm vụ lao động riêng, được thực hiện song song, đồng thời,
phù hợp với mỗi người lao động.
Nhà máy đã có bộ phận chuyên trách đảm bảo cho việc phục vụ
2.2.5. Những thuận lợi, khó khăn đối với công tác định mức:
Những điều kiện hiện tại của nhà máy sản xuất ô tô 3-2 đã tạo ra
nhiều thuận lợi cho áp dụng các phương pháp định mức lao
động,nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra một số vấn đề cần giải quyết.
Thuận lợi :
-Lao động trong nhà máy có trình độ tương đối cao,với bậc thợ trung
bình là 4,19.
-Trang thiết bị , máy móc của nhà máy được trang bị đầy đủ , hiện
đại.
-Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc được chú ý quan tâm và thực
hiện tương đối tốt.
-Cơ cấu tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp thực hiện
công tác định mức giữa bộ phận chuyên trách với các bộ phận
khác…
Khó khăn :


-Sản phẩm của nhà máy tương đối đa dạng, đòi hỏi phải có một đội

ngũ cán bộ làm công tác định mức với số lượng cao,khó khan cho
việc áp dụng các phương pháp định mức.
2.3.Áp dụng phương pháp định mức tại nhà máy sản xuất ô
tô 3-2.
2.3.1. Bộ máy làm công tác định mức
Hiện nay, công tác định mức tại nhà máy sản xuất ô tô 3-2 chủ
yếu do phòng Kỹ thuật của Nhà máy đảm nhiệm. Toàn bộ 8 thành
viên của phòng đều trực tiếp tham gia vào quá trình định mức, trong
đó mỗi người phụ trách việc định mức ở một mảng riêng (bao gồm:
sơn, gò, định mức cơ khí, nội thất, CKD, định mức sửa chữa thiết
bị…). Như vậy, so sánh với số lượng các mảng công việc, về mặt số
lượng, đội ngũ làm công tác định mức như vậy có thể coi là đủ.
Về trình độ chuyên môn, các cán bộ trong phòng kỹ thuật chủ
yếu đều là được đào tạo từ khối kỹ thuật, kiến thức chuyên môn về
định mức có được chỉ do kinh nghiệm hay tự học hỏi qua giấy tờ, tài
liệu của người đi trước chứ không hề được đào tạo một cách chính
thống. Thực tế nảy sinh hai vấn đề là những kinh nghiệm được
truyền lại dần bị mai một và các định mức mới nảy sinh liên tục.
Chính điều này đã hạn chế không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công
tác định mức lao động tại Nhà máy.
Về nhận thức, nhận thức của đội ngũ cán bộ về vai trò của định
mức tổ chức còn hạn chế, chưa toàn diện. Định mức lao động có tác
dụng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, là cơ sở
đểphân công và hiệp tác lao động, là căn cứ để xác định nhu cầu
đào tạo, bồi dưỡng của công nhân, tăng cường kỹ thuật lao động…
Tuy chưa thực sự nhận thức hết về tầm quan trọng của công tác
đinh mức, các cán bộ định mức của Nhà máy đã có những nhận thức
tương đối đầy đủ về nội dung của công tác này. Theo họ, công tác
định mức bao gồm việc phân chia quá trình sản xuất thành các bộ
phận hợp thành, nghiên cứu các khe năng ở nơi làm việc, xây dựng

mức và theo dõi, điều chỉnh mức cho phù hợp.
Công tác định mức còn có sự phối hợp với các bộ phận, phòng
ban. Theo đó, tùy vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban mà
có sự hỗ trợ, tham gia khác nhau vào quá trình định mức.
Một bộ phận nữa cũng tham gia vào quá trình định mức, đó là
các quản đốc. Tuy nhiên, mức do bộ phận này xây dựng là loại mức
“không chính thức” vì nó chưa có sự kiểm định hay phê duyệt, chấp
nhận của phòng Kỹ thuật, Giám đốc.


2.3.2.Phương pháp định mức.
* Công tác định mức tại Nhà máy đang có sự áp dụng kết hợp
của 3 phương pháp là phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương
pháp kinh nghiệm và phương pháp phân tích khảo sát.
-Phương pháp thống kê kinh nghiệm được áp dụng bởi các quản đốc
phân xưởng xây dựng cho các bước công việc bộ phận của sản
phẩm.
-Phương pháp kinh nghiệm được áp dụng chủ yếu cho những sản
phẩm có tính chất tương tự những sản phẩm đã xâu dựng trong thời
kỳ trước.
Phương pháp phân tích khảo sát được áp dụng để định mức cho sản
phẩm mới.
* Cụ thể:
-phương pháp thống kê kinh nghiệm được thức hiện như sau:
Bước 1: Thống kê năng suất lao động của công nhân làm công việc
cần định mức. Quản đốc các phân xưởng sử dụng các tài liệu thống
kê về năng suất lao động của các công nhân làm việc tương tự qua
các thời kỳ.
Ví dụ: Tại tổ tiện, phân xưởng cơ khí 1, bước công việc tiện chốt kẹp
lò xo ghế ngả, quản đốc Nguyễn Trọng Hùng có ghi chép lại số liệu

thống kê năng suất lao động của 10 công nhân khác làm công việc
đó như sau:
W: 70-71-76-76-72-75-73-75-72-74 (sản phẩm/ca)
Bước 2: Tính năng suất lao động trung bình
Năng suất lao động trung bình được tính theo phương pháp bình
quân gia quyền theo công thức

W ×f

W=
∑ f
n

j

j =1

j

n

j =1 j

Với bước công việc tiện chốt kẹp lò xo ghế ngả:
= = 73,4 (sản phẩm/ca)
Bước 3: Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến


Năng suất trung bình tiên tiến được tính bằng bình quân gia
quyền của những năng suất lao động lớn hơn hoặc bằng năng suất

lao động trung bình.

Wtt =



m

W 'j

i =1

m

trong đó

W'j ≥W

Vẫn với bước công việc tiện chốt kẹp lò xo ghế ngả:
= = 75,2 (sản phẩm/ca)
Bước 4: kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến với kinh
nghiệm sản xuất của bản thân quản đốc để quyết định.
Phương pháp được áp dụng với những chi tiết của một sản phẩm
mới nhưng có sự tương đồng với những chi tiết của sản phẩm cũ.
Theo phương pháp này, cán bộ định mức nghiên cứu xem một sản
phẩm mới có những chi tiết nào tương tự như ở các sản phẩm cũ, từ
đó có thể sử dụng chính những mức cho chi tiết ở sản phẩm cũ hay
có sự điều chỉnh thích hợp. Sự điều chỉnh này hoàn toàn do kinh
nghiệm của cán bộ định mức.
- Đối với phương pháp phân tích khảo sát được tiến hành:

Bước 1: Phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành
Từ quá trình sản xuất sản phẩm, Cán bộ Phòng Kỹ thuật sẽ bóc
tách ra thành công đoạn nhỏ hơn.
Bước 2: Chuẩn bị và tiến hành xây dựng mức.
Cán bộ định mức sẽ tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến hao phí hoàn thành từng bộ phận của bước công việc để trên cơ
sở đó xác nhận trình độ làng nghề công nhân cần có, máy móc thiết
bị dụng cụ, nguyên nhiên vật lieu cần dung.
Bước 3: Duyệt bởi các phòng ban liên quan và tiến hành áp dụng thử
Mức sau khi được xây dựng theo một trong hai phương pháp trên
sẽ được giữ tới phòng ban có liên quan như phòng KCS, phòng Kế
hoạch sản xuất. Các phòng này có trách nhiệm xem xét lại các yêu
cầu kỹ thuật, nguyên nhiên vật liệu đối mới mức đã phù hợp hay
chưa. Sau đó, các phòng họp thống nhất và mức được đưa vào áp
dụng một cách áp đặt tại nơi làm việc của công nhân.
Bước 4: Điều chỉnh mức


Trên cơ sở tình hình thực tế mới được áp dụng, cán bộ định mức
sẽ tiến hành nghiên cứu, xem xét lại những mức mà công nhân thực
hiện có sự sai lệch nhiều, từ đó tìm ra nguyên nhân sai chệch và có
những điều chỉnh mức cho phù hợp
Bước 5: Trình cấp trên phê duyệt và đưa mức vào áp dụng
Sau khi đã có sự điều chỉnh thích hợp, cán bộ định mức sẽ tổng
hợp lại các kết quả và trình lên Giám đốc. Khi Giám đốc đã đồng ý
phê duyệt, các mức sẽ được đưa vào sản xuất đại trà. Nếu Giám đốc
không đồng ý, Phòng Kỹ thuật sẽ có trách nhiệm phải tiến hành định
mức lại công đoạn không hợp lý.
Thực tế, trong chế tạo 1 xe Transinco AH B50:
-Phương pháp kinh nghiệm: Được áp dụng trong xây dựng mức lao

động cho sản xuất các chi tiết khung xương làm từ tôn của khung
xương.Ngoài ra,còn áp dụng trong:thanh định vị bắt loa,thanh bắt
chân ghế L50x30x4x2500,thanh chống đà ngang…
-Phương pháp phân tích khảo sát: Được áp dụng để định mức cho
bước công việc như phần bọc vỏ, đánh gỉ, sơn lót, matít, hoàn thiện
xe, khung xương ghế, sàn,…Những phần này có tính chất kỹ thuật
phức tạp, yêu cầu sự tổng hợp của nhiều thao tác khác nhau,có tính
chất mới lạ nên không thể áp dụng phương pháp kinh nghiệm mà
cần có sự phân tích, tính toán cụ thể.
-Phương pháp thống kê kinh nghiệm: Được sử dụng bởi các quản đốc
, áp dụng cho một số bước công việc thành phần khi thực hiện một
sản phẩm mà phân xưởng được giao.
2.4. Đánh giá ưu điểm và hạn chế trong việc áp dụng phương
pháp định mức tại nhà máy sản xuất ô tô 3-2.
Nhà máy sản xuất ôtô 3-2 đã và đang áp dụng các phương pháp
định mức: phương pháp phân tích khảo sát, phương pháp thống kê
kinh nghiệm giúp nhà máy định mức được các tiêu chuẩn trong các
bước công việc cần thực hiện. Qua những nghiên cứu về các phương
pháp định mức đang đượcáp dụng tại nhà máy sản xuất ô tô 3-2
nhóm rút ra được những ưu điểm và hạn chế của những phương
pháp này.
*Ưu điểm:
-Nhà máy đã định mức được các mức lao động trên các bước công
việc tương đối hợp lý.


-Các bước khảo sát, phân tích xây dựng định mức tiến hành kỹ lưỡng
và có hiệu quả
-Các định mức xây dựng có trình tự
-Đối tượng khảo sát cụ thể,thời gian hợp lý

-Đối với phương pháp thống kê: phương pháp này dễ làm, tốn ít thời
gian và dễ hiểu đối với người lao động.
* Nhược điểm:
-Phương pháp khảo sát trong nhà máy sản xuất ô tô 3-2 với số lượng
công nhân tương đối nhiều gây tốn kém về tiền và sức lao động, có
thể nhận được thông tin thiếu chính xác .
-Phương pháp thống kê kinh nghiệm còn hạn chế trong chức vụ hay
vị trí , những công nhân hay nhân viên cấp thấp chưa phát huy được.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP
ĐỊNH MỨC TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT Ô TÔ 3-2.
Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 đang sử dụng 3 phương pháp định
mức là: phương pháp kinh nghiệm, phương pháp thống kê kinh
nghiệm và phương pháp phân tích khảo sát. Thay vì sử dụng phương
pháp thống kê kinh nghiệm, Nhà máy nên chuyển sang sử dụng các
phương pháp phân tích để đảm bảo tính khoa học, chính xác. Với
quy mô cùng các điều kiện của Nhà máy, phương pháp thích hợp
nên sử dụng để định mức là phương pháp phân tích khảo sát hoặc so
sánh điển hình hoặc kết hợp cả hai phương pháp. Để làm được việc
đó, Nhà máy cần hoàn thiện phương pháp phân tích khảo sát đồng
thời xây dựng phương pháp so sánh điển hình.
3.1 Hoàn thiện phương pháp phân tích khảo sát:
Qua phần phân tích, đánh giá thực trạng công tác định mức lao
động tại nhà máy sản xuất ô tô 3-2, ta có thể thấy một số tồn tại và
từ đó có thể thực hiện một số biện pháp như sau:
Thứ nhất, cần tăng cường tham gia của các phòng ban, bộ phận
vào quá trình xây dựng mức:
Thay vì chỉ một mình phòng Kỹ thuật xây dựng, kiểm tra và điều
chỉnh định mức lao động, nên có thêm sự tham gia của cán bộ
phòng Nhân chính trong công tác này. Điều này vừa góp phần tận
dụng được những kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn của cán bộ

phòng Nhân chính, góp phần đưa ra những mức sát thực, vừa khiến
cho các mức xây dựng nên mang tính khách quan, tránh hiện tượng
chủ quan do cách nhìn, kiến thức chưa toàn diện.


Các phòng ban đã tham gia vào quá trình xây dựng mức như
phòng KCS, phòng Kế hoạch sản xuất, thay vì chỉ là xem xét các mức
xây dựng sau khi phòng Kỹ thuật đã đưa ra, thì nên tham gia vào
việc giúp đỡ phòng Kỹ thuật ngay từ bước phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến hao phí thời gian hoàn thành từng bộ phận bước công
việc, xác định các hao phí cần thiết về điện năng, nguyên vật liệu,
máy móc thiết bị cần dùng…
Cần có sự phối hợp chặt chẽ từ phía các phân xưởng sản xuất.
Các quản đốc cần có những ghi chép, thống kê lại tình hình thực
hiện mức của công nhân, nhanh chóng phát hiện những bất hợp lý
để báo cáo lại với phòng Kỹ thuật để kịp thời có biện pháp xử lý.
Thứ hai, sau khi được các phòng ban phê duyệt, thay vì đưa mức
xuống áp dụng ngay bởi nhiều công nhân, ta chỉ nên chọn một vài
công nhân tiêu biểu, đó là những công nhân đã nắm vững kỹ thuật
sản xuất, có thái độ lao động đúng đắn rồi tạo ra những điều kiện tổ
chức kỹ thuật đúng như đã quy định ở nơi làm việc và cho làm thử.
Khi công nhân đã quen tay, năng suất lao động ổn định thì cán bộ
định mức khảo sát hao phí thời gian của công nhân ngay ở nơi làm
việc bằng chụp ảnh và bấm giờ. Căn cứ vào các tài liệu khảo sát để
từ đó tính ra thời gian tác nghiệp toàn ca.
3.2 Xây dựng phương pháp so sánh điển hình:
So sánh điển hình là phương pháp xây dựng mức lao động trên
cơ sở so sánh các điều kiện tổ chức kỹ thuật với bước bước công việc
điển hình. Phương pháp này khá phù hợp với những đơn vị mà có
nhiều sản phẩm có tính chất tương tự nhau hoặc sản phẩm có sự

thay đổi thường xuyên nhưng không thay đổi hoàn toàn.
Ví dụ như với sản phẩm xe Transinco Ba Hai AH B50, có một loạt các
bước công việc có những nét tương tự nhau có thể áp dụng phương
pháp này để định mức như:
-

Nhóm các bước công việc chế tạo thanh cong nóc xe, thanh
cong đầu xe số 1, 2, 3, thanh liên kết mảng đầu và sườn, thanh
cong đuôi xe số 1, 2, thanh cong trên ba đờ sốc sau, thanh
cong liền sườn xe, thanh cột sườn xe chân váy.

-

Nhóm các bước công việc chế tạo tôm nóc xe, tôm nóc hai bên,
đà ngang đỡ số 1, đà ngang đỡ số 2-6, tăng cứng đà ngang, đà
ngang cuối xe.

3.2.1 Trình tự xây dựng:


Bước 1: Phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành
và phân nhóm các bộ phận hợp thành.
Bước 2: Chuẩn bị và tiến hành xây dựng mức.
Bước 3: Duyệt và tiến hành làm thử.
Bước 4: Điều chỉnh mức.
Bước 5: Duyệt bởi lãnh đạo nhà máy.
3.2.2: Ưu nhược điểm của phương pháp:
* Ưu điểm: Giúp cho các mức có thể được xây dựng một cách
nhanh chóng nhờ việc so sánh với một bước công việc điển hình.
* Nhược điểm: Phương pháp này phần nào đó vẫn có thể bị ảnh

hưởng bởi những yếu tố chủ quan trong khi so sánh, có thể cho kết
quả không được chính xác như phương pháp phân tích tính toán và
phân tích khảo sát và không thể áp dụng để xây dựng cho một
nhóm nhiều công việc.
3.3.3 Biệp pháp khắc phục:
- Thu hẹp quy mô của nhóm, tức là phân các bước công việc cần
định mức ra từng nhóm nhỏ, mối nhóm chỉ nên có từ 5 đến 10 bước
công việc. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc so sánh điều kiện tổ
chức kỹ thuật của các bước công việc trong mỗi nhóm được chính
xác hơn.
- Chọn bước công việc điển hình phải chính xác, xứng đáng tiêu biểu
cho cả nhóm. Kinh nghiệm cho thấy nên chọn bước công việc có tần
số xuất hiện lớn nhất làm bước công việc điển hình.
- Xây dựng mức của bước công việc điển hình phải thật chính xác.
Để làm được điều đó, cần xây dựng quy trình công nghệ hợp lý, chi
tiết, cho từng bước công việc điển hình và phải định mức cho chúng
bằng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát.
- Quy định hệ số đổi Ki cho các bước công việc trong nhóm phải thật
thận trọng, chính xác bằng phân tích, so sánh điều kiện tổ chức kỹ
thuật, hao phí thời gian thực hiện của từng bước công việc trong
nhóm với bước công việc điển hình

KẾT LUẬN
Qua một số vấn đề trình bày ở trên, chúng ta đã hiểu thế nào là
định mức lao động và các phương pháp tính định mức lao động. Bất


kì doanh nghiệp nào muốn sản xuất có hiệu quả không chỉ dừng ở
việc đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị, nhân lực, và tài lực mà
còn phải tổ chức lao động hợp lí, trong đó công tác định mức là cực

kì quan trọng. Làm tốt công tác định mức lao động cũng coi như
doanh nghiệp đã làm tốt công tác đánh giá lao động hiệu quả, công
tác tạo động lực trong lao động, công tác tối đa hoá lợi nhuận do bố
trí lao động hợp lí, hạ giá thành, giảm chi phí tiền lương và chi phí
sản xuất.
Nhóm 06 với chuyên ngành Quản trị nhân lực cần thiết phải nắm
vững những nội dung thiết yếu của môn Tổ chức định mức lao động
nhằm trang bị những kiến thức cần thiết khi bước vào lập nghiệp.


×