Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khác quan về chương II. Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.04 KB, 46 trang )

GVHD: Lê Văn Dũng – SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA HÓA HỌC
----------

BÀI KIỂM TRA
Đề tài: Xây dựng hệ thống bài tập để rèn kĩ năng giải bài tập trắc
nghiệm khách quan chương “Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn”
cho học sinh lớp 10 THPT.

Môn: Rèn luyện NVSP
GVHD: Lê Văn Dũng
SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng
Lớp: Hóa 2A
Mã SV: 12S2011085

Page 1


GVHD: Lê Văn Dũng – SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng

MỤC LỤC
A. LÝ THUYẾT CƠ BẢN

Page 2


GVHD: Lê Văn Dũng – SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng


A. LÝ THUYẾT CƠ BẢN
I. Cấu tạo bảng tuần hoàn

1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
- Các nguyên tố có số electron hóa trị như nhau được xếp thành một cột.
2. Ô nguyên tố
Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng, gọi là ô nguyên tố. Số thứ tự
của ô đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.
3. Chu kì
- Chu kì là dãy các nguyên tố có cùng số lớp electron, được sắp xép theo chiều tăng dần
của điện tích hạt nhân.
- Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, trong đó có 3 chu kì nhỏ (chu kì 1, 2 , 3) và 4 chu kì lớn
(chu kì 4, 5, 6, 7).
- Số thứ tự của chu kì trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì
đó.
4. Nhóm nguyên tố
- Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự
nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
- Số thứ tự của nhóm bằng số electron hóa trị.
- Bảng tuần hoàn được chia thành 18 cột gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B. Mỗi nhóm là một
cột, riêng nhóm VIIIB được chia thành 3 cột.
+ Nhóm A: Số thứ tự của nhóm A bằng số electron lớp ngoài cùng. Nhóm A gồm
các nguyên tố s và p.
+ Nhóm B: Số thứ tự của nhóm B bằng số electron hóa trị. Nhóm B gồm các
nguyên tố d và f.
*Chú ý: Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên
kết hóa học. Chúng thường ở phân lớp ngoài cùng hoặc ở cả phân lớp sát lớp ngoài cùng
nếu phân lớp đó chưa bão hòa.


II. Các đại lượng và tính chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của
điện tích hạt nhân.
1. Định luật tuần hoàn:

“Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp
chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt
nhân nguyên tử”.
2. Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố
Page 3


GVHD: Lê Văn Dũng – SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng

Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố
khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính
chất của các nguyên tố.
3. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố
Tính chất
Bán kính nguyên tử
Năng lượng ion hóa thứ nhất
Độ âm điện
Tính kim loại
Tính phi kim
Tính axit
Tính bazơ
Chú thích: + Nhóm (): từ trên xuống dưới
+ Chu kì (): từ trái sang phải
+ Sự biến thiên tăng dần:
+ Sự biến thiên giảm dần:


Nhóm ()

Chu kì ()

4. Giải thích sự biến đổi tuần hoàn của các tính chất.
4.1. Bán kính nguyên tử
- Trong một chu kì, tuy nguyên tử các nguyên tố có cùng số lớp electron nhưng khi điện
tích hạt nhân tăng thì lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng cũng tăng
theo. Do đó bán kính nguyên tử giảm dần.
- Trong một nhóm A, theo chiều từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng dần nên bán
kính nguyên tử của các nguyên tố tăng theo mặc dù điện tích hạt nhân tăng nhanh.
4.2. Năng lượng ion hóa thứ nhất
- Năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử là năng lượng tối thiểu cần để tách electron
thứ nhất ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản.
- Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, lực liên kết giữa hạt nhân và
electron lớp ngoài cùng tăng, làm cho năng lượng ion hóa nói cung cũng tăng theo.
- Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, khoảng cách giữa electron
lớp ngoài cùng đến hạt nhân tăng, lực liên kết giữa electron lớp ngoài cùng và hạt nhân
giảm, do đó năng lượng ion hóa nói chung giảm.
*Chú ý:
+ Cấu hình ns2 và np3 là những cấu hình tương đối bền nên năng lượng ion hóa
thứ nhất khá lớn.
+ Cấu hình 1s2 và ns2np6 của khí hiếm là bền vững nên có năng lương ion hóa thứ
nhất rất lớn.
4.3. Độ âm điện
Page 4


GVHD: Lê Văn Dũng – SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng


- Độ âm điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử khi tạo
thành liên kết hóa học.
- Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tố các
nguyên tố thường tăng dần.
- Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tố
các nguyên tố thường giảm dần.
4.4. Tính kim loại, tính phi kim
- Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhường electron
để trở thành ion dương.
- Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận electron để
trở thành ion âm.
- Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì năng lượng ion hóa tăng,
độ âm điện tăng, đồng thời bán kính nguyên tử giảm dần làm cho khả năng nhường
electron giảm nên tính kim loại giảm, khả năng nhận electron tăng nên tính phi kim tăng.
- Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì năng lượng ion hóa tăng,
độ âm điện giảm, đồng thời bán kính nguyên tử tăng dần làm cho khả năng nhường
electron tăng nên tính kim loại tăng, khả năng nhận electron giảm nên tính phi kim giảm.
4.5. Tính axit – bazơ của oxit và hiđroxit
- Oxit và hiđroxit của kim loại thường thể hiện tính bazơ, oxit và hiđroxit của phi kim
thường thể hiện tính axit.
- Hiđroxit của kim loại M(OH)n có tính bazơ vì M là kim loại nên có xu hướng nhường
electron, do đó cặp electron chung của liên kết M – O tăng và sự phân cực liên kết O – H
giảm. Do đó nhóm OH có xu hướng tách ra cùng với cặp electron dùng chung của liên
kết M – O (tức là phân li ra OH-) nên có tính bazơ.
- Hiđroxit của phi kim R(OH)n có tính axit vì R là phi kim nên có xu hướng hút cặp
electron chung của liên kết R – O về phía R do đó làm giảm sự phân cực liên kết R – O
và làm tăng sự phân cực của liên kết O – H. Do đó ion H+ dễ bị tách ra nên có tính axit.

III. Quan hệ giữa vị trí và cấu tạo nguyên tử

1. Từ cấu tạo nguyên tử xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần
hoàn
- Dựa vào số hiệu nguyên tử viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố.
- Số thứ tự ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử Z.
- Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron.
- Số thứ tự của nhóm:
+ Nhóm A: [Khí hiếm] nsanpb (a 1; 0 b ). Số thứ tự của nhóm A = a + b (bằng số
electron lớp ngoài cùng).
Page 5


GVHD: Lê Văn Dũng – SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng

+Nhóm B: [Khí hiếm] (n – 1)dansb (1 a 10; b = 1; 2). Số thứ tự của nhóm B bằng:
STT = a + b nếu a + b 8
STT = 8 nếu a + b = 8; 9; 10
STT = 1 nêu a + b = 11
STT =2 nếu a + b = 12
2. Từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn xác định cấu tạo nguyên tử
- Từ số thứ tự số hiệu nguyên tử
- Từ số thứ tự của chu kì số lớp electron của nguyên tử
- Từ số thứ tự của nhóm số electron hóa trị.
+ Nếu thuộc nhóm A: số electron hóa trị bằng số electron lớp ngoài cùng.
+ Nếu thuộc nhóm B: số electron hóa trị bằng số electron lớp ngoài cùng và số
electron của phân lớp trong chưa bão hòa.

Page 6


GVHD: Lê Văn Dũng – SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng


B.CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Dựa vào cấu tạo nguyên tử của một nguyên tố để xác định vị trí của nguyên
tố trong bảng hệ thống tuần hoàn và ngược lại.
Lí thuyết vận dụng:
*Từ cấu tạo nguyên tử xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
-

Dựa vào số hiệu nguyên tử viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố.

-

Số thứ tự ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử (Z).

-

Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron (n).

-

Số thứ tự của nhóm:
+ Nhóm A: [Khí hiếm] nsanpb (a 1; 0 b ). Số thứ tự của nhóm A = a + b (bằng số
electron lớp ngoài cùng).
+Nhóm B: [Khí hiếm] (n – 1)dansb (1 a 10; b = 1; 2). Số thứ tự của nhóm B bằng:
STT = a + b nếu a + b 8
STT = 8 nếu a + b = 8; 9; 10
STT = 1 nêu a + b = 11
STT =2 nếu a + b = 12

*Từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn xác định cấu tạo nguyên tử:

- Từ số thứ tự số hiệu nguyên tử
- Từ số thứ tự của chu kì số lớp electron của nguyên tử
- Từ số thứ tự của nhóm số electron hóa trị.
+ Nếu thuộc nhóm A: số electron hóa trị bằng số electron lớp ngoài cùng.
Page 7


GVHD: Lê Văn Dũng – SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng

+ Nếu thuộc nhóm B: số electron hóa trị bằng số electron lớp ngoài cùng và số
electron của phân lớp trong chưa bão hòa.


VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1: Cation kim loại M2+ có phân lớp electron lớp ngoài cùng là 3d 9. Xác định vị trí
của kim loại M trong bảng tuần hoàn.
A .Chu kì 4, nhóm IB
B. Chu kì 3, nhóm IIB
C. Chu kì 4, nhóm IIB
D. Chu kì 3, nhóm IB
Hướng dẫn giải:
2+
9
10
1
M : 3d  M: [Ar]3d 4s . Vậy M ở ô thứ 29, chu kì 4, nhóm IB trong bảng tuần hoàn.
Chọn đáp án A.
Ví dụ 2: Nguyên tử có cấu hình electron dạng tổng quát: [khí hiếm] (n – 1)d ans1. Các
nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử dạng tổng quát như trên ở nhóm:

A.Nhóm IA, nhóm IVB, nhóm VIB
B.Nhóm IIA, nhóm VB, nhóm VIB
C.Nhóm IA, nhóm IB, nhóm VIB
D.Nhóm IIA, nhóm IB, nhóm VB
Hướng dẫn giải:
Cấu hình electron nguyên tử dạng [khí hiếm] (n – 1)dans1 thỏa mãn khi:
a = 0, trở thành [khí hiếm] ns1: cấu hình electron nguyên tử của các kim loại nhóm IA.
a = 5, trở thành [khí hiếm] (n – 1)d5ns1: cấu hình electron nguyên tử của các kim loại
nhóm VIB (cấu hình giả bán bão hòa).
a = 10, trở thành [khí hiếm] (n – 1)d 10ns1: cấu hình electron nguyên tử của các kim loại
nhóm IB (cấu hình giả bão hòa).
Chọn đáp án C
Ví dụ 3: Nguyên tố X có Z = 24. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
A.Ô 24, chu kì 4, nhóm IA
B.Ô 24, chu kì 4, nhóm VIA
C.Ô 24, chu kì 3, nhóm VIB
D.Ô 24, chu kì 4, nhóm VIB
Hướng dẫn giải:
Cấu hình electron nguyên tử X là [Ar]3d54s1 X ở ô số 24, chu kì 4, nhóm VIB.
Chọn đáp án D.
Ví dụ 4: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 52.
Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1.
Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
A.Chu kì 3, nhóm VIIA
Page 8


GVHD: Lê Văn Dũng – SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng

B.Chu kì 3, nhóm VA

C.Chu kì 2, nhóm VA
D.Chu kì 2, nhóm VIIA
Hướng dẫn giải:
Ta có hệ phương trình: 
Cấu hình electron của nguyên tử X (Z = 17) là 1s 22s22p63s23p5. Vậy X ở chu kì 3, nhóm
VIIA.
Chọn đáp án A.
Ví dụ 5: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VA. Số electron lớp ngoài cùng của X là
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
Hướng dẫn giải:
R thuộc chu kì 3 nên có 3 lớp electron, thuộc nhóm VA nên có 5 electron lớp ngoài cùng.
Chọn đáp án D.

Ví dụ 6: Nguyên tố M thuộc chu kì 4, nhóm IIA. M là :
A. 19K
B. 20Ca
C. 34Se
Hướng dẫn giải:

D. 35Br

M thuộc chu kì 4 nên có 4 lớp electron, nhóm IIA nên có 2 electron lớp ngoài cùng. Cấu
hình electron của nguyên tố M là 1s22s22p63s23p64s2.
Suy ra ZM = 20. M là Canxi.
Chọn đáp án B.



BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố R có 3e thuộc phân lớp 3d. Xác định vị trí R trong bảng
hệ thống tuần hoàn?
A. Ô 23, chu kì 4, nhóm VB
B. Ô 25, chu kì 4, nhóm VIIB
C. Ô 24, chu kì 4, nhóm VIA
D. Ô 23, chu kì 4, nhóm VA.
Đáp án A.
Câu 2. Nguyên tố X có Z = 38 thuộc chu kì nào, nhóm nào trong bảng tuần hoàn?
A. Chu kì 4, nhóm IIA
B. Chu kì 5, nhóm IIA
Page 9


GVHD: Lê Văn Dũng – SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng

C. Chu kì 5, nhóm IIB
D. Chu kì 5, nhóm IIIA
Đáp án B.
Câu 3. Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34.
Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Kí hiệu và vị trí của
R (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn là:
A. Na, chu kì 3, nhóm IA
B. Mg, chu kì 3, nhóm IIA
C. F, chu kì 2, nhóm VIIA
D. Ne, chu kì 2, nhóm VIIIA
Đáp án A.
Câu 4. Hai nguyên tử X, Y có cấu hình electron ngoài cùng là 3s x và 2p5. Biết phân lớp s
của hai nguyên tử hơn kém nhau một electron. Vị trí của X, Y trong hệ thống tuần hoàn

có thể là:
A. X: Chu kì 3, nhóm IA; Y: Chu kì 3, nhóm VA
B. X: Chu kì 3 nhóm IIA; Y: Chu kì 3, nhómVIIA
C. X: Chu kì 3, nhóm IA; Y: Chu kì 3, nhóm VIIA
D. X: Chu kì 3 nhóm IA; Y: Chu kì 2, nhóm VIIA
Đáp án D.
Câu 5. Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm III có cấu hình phù hợp là:
A. [Ar]3s23p2
B. [Ar]3s23p1
C. [Ar]4s23d1
D. [Ar]3d14s2
Đáp án D.
Câu 6: Nguyên tố X ở chu kì 4 , nguyên tử của nó có phân lớp electron ngoài cùng là
4p5. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là :
A. 1s2 2s2 2p63s23p63d104s2 4p5
B. 1s2 2s2 2p63s23p63d10 4p2
C. 1s2 2s2 2p63s23p64s24p5
D. 1s2 2s2 2p63s23p64p2
Đáp án A.
Câu 7: Nguyên tố thuộc chu kì và nhóm nào trong bảng tuần hoàn thì có cấu hình
electron hóa trị là 4s2
A. Chu kì 4 và nhóm IIB
B. Chu kì 4 và nhóm IVB
C. Chu kì 4 và nhóm IA
D. Chu kì 4 và nhóm IIA
Đáp án D.
Câu 8: X ở chu kì 3, Y ở chu kì 2. Tổng số electron lớp ngoài cùng của X và Y là 12. Ở
trạng thái cơ bản số electron p của X nhiều hơn của Y là 8. Vậy X và Y thuộc nhóm nào?
A. X thuộc nhóm VA; Y thuộc nhóm IIIA
B. X thuộc nhóm VIIA; Y thuộc nhóm VA

C. X thuộc nhóm VIA; Y thuộc nhóm IIIA
D. X thuộc nhóm IVA; Y thuộc nhóm VA
Đáp án B.
Page 10


GVHD: Lê Văn Dũng – SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng

Câu 9: Nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) là 82. Số hạt mang điện nhiều hơn số
hạt không mang điện là 22. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
A. chu kì 4, nhóm VIB
B. chu kì 4, nhóm VIIIB
C. chu kì 4, nhóm IIA
D. chu kì 3, nhóm IIB
Đáp án B.
Câu 10: Cấu hình electron của nguyên tố K là 1s 22s22p63s23p64s1. Vậy nguyên tố K có
đặc điểm:
A. K thuộc chu kì 4, nhóm IA
B. Số nơtron trong nhân K là 20
C. Là nguyên tố mở đầu chu kì 4
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án D.
Câu 11: Ion R3+ có cấu hình electron là 3d5. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là:
A.Chu kì 3, nhóm VIIIA
B. Chu kì 4, nhóm VIIIA
C.Chu kì 4, nhóm VIIIB
D. Chu kì 3, nhóm VIIIB
Đáp án C.
Câu 12: Có bao nhiêu nguyên tố nhóm B có lớp electron ngoài cùng là 4s2?
A.8

B. 2
C. 3
D. 10
Đáp án A.
Câu 13: Anion X– và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí
của X và Y trong bảng tuần hoàn là:
A. X và Y đều ở chu kì 3, nhóm tương ứng là VIIA và IIA.
B. X ở chu kì 3, nhóm VIIA ; Y ở chu kì 4, nhóm VIA.
C. X ở chu kì 3, nhóm VIIA ; Y ở chu kì 4, nhóm IIA.
D. X ở chu kì 3, nhóm VA ; Y ở chu kì 4, nhóm IIA.
Đáp án C.
Câu 14: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Vị trí của
X trong bảng hệ thống tuần hoàn là:
A. Ô thứ 14, chu kì 3, nhóm IVA.
B. Ô thứ 12, chu kì 3, nhóm IIA.
C. Ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIA.
D. Ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA.
Đáp án A.
Câu 15: Cho các nguyên tử 6X, 7Y, 20M, 19Q. Nhận xét nào đúng?
A.Q thuộc chu kì 3.
B. Cả 4 nguyên tố thuộc chu kì 1.
C. Y, M thuộc chu kì 3.
D. M, Q thuộc chu kì 4.
Đáp án D.
Câu 16: Một nguyên tố M thuộc nhóm A. Trong ph ản ứng oxi hóa khử M tạo ion M 3+ có
37 hạt proton, nơtron, electron. Vị trí của nguyên tố M trong bảng hệ thống tuần hoàn là:
A. chu kỳ 3, nhóm IIIA
B. chu kỳ 4, nhóm IIIA
Page 11



GVHD: Lê Văn Dũng – SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng

C. chu kỳ 3, nhóm IVA
D. chu kỳ 3, nhóm IIA
Đáp án A.
Câu 17: Cho các nguyên tố X, Y, Z, T có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là :
X : 1s22s22p63s2
Y : 1s22s22p63s23p64s1
Z : 1s22s22p63s23p63d14s2
T : 1s22s22p63s23p5
Các nguyên tố cùng chu kì là
A . X và Y
B . X và Z
C. Y và Z
D . Z và T
Đáp án C.
Câu 18: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A.Các nguyên tố thuộc họ s, d, f là kim loại còn các nguyên tố họ p là phi kim.
B. Các nguyên tố trong cùng nhóm A (hay nhóm B) đều có tính chất hóa học tương tự
nhau.
C.Nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và bằng
số thứ tự của nhóm.
D.Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng nhóm B bao giờ cũng có số lớp electron lớp
ngoài cùng bằng nhau.
Đáp án C.
Câu 19: Nguyên tử X có phân lớp ngoài cùng là 4s và tạo với oxi hợp chất X2O3. Xác
định cấu tạo của phân lớp 4s và 3d:
A.4s13d2
B.4s23d1

C.4s03d3
D. 4s23d2
Đáp án B.
Câu 20: Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34, trong đó
số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện. Nguyên tố R và vị trí của nó
trong bảng tuần hoàn là:
A.Na ở ô 11, chu kì 3, nhóm IA
B. Mg ở ô 12, chu kì 3, nhóm IIA
C.F ở ô 9, chu kì 2, nhóm VIIA
D. Ne ở ô 10, chu kì 2, nhóm VIIIA
Đáp án A.
Câu 21: Nguyên tố M thuộc chu kì 4, số electron lớp ngoài cùng của M là 1. Số nguyên
tố M thỏa mãn điều kiện trên là:
A.1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án C.
Câu 22: Nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là R 4d105s1. Vị trí của R trong
bảng hệ thống tuàn hoàn là
A. Chu kỳ 5, nhóm IA
B. Chu kỳ 5, nhóm IIB
C. Chu kỳ 5, nhóm IB
D. Chu kỳ 4, nhóm IIA
Đáp án C
Câu 23: Chỉ ra nội dung sai:
A.Các nguyên tố nhóm B đều thuộc chu kì lớn.
Page 12



GVHD: Lê Văn Dũng – SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng

B.Kim loại chuyển tiếp là các nguyên tố nhóm B.
C.Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm B đều có dạng (n-1)dans2.
D.Nhóm B gồm các nguyên tố d và f.
Đáp án D.
Câu 24: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố mà nguyên tử có số lớp electron khác số thứ tự
của chu kì là
A.Cr
B. Cu
C. Pd
D. Ca
Đáp án C.

Page 13


GVHD: Lê Văn Dũng – SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng

Dạng 2: Sự biến đổi tính chất vật lí của các nguyên tố.
Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử
giảm dần, năng lượng ion hóa thứ nhất và độ âm điện tăng dần.
Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử tăng
dần, năng lượng ion hóa thứ nhất và độ âm điện giảm dần.


VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm
các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:

A. Mg, K, Si, N

B. K, Mg, N, Si

C. N, Si, Mg, K

D. K, Mg, Si, N
Hướng dẫn giải:

Vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là:
Nhóm

IA

IIA

IVA

Chu kì 2

VA
N

Chu kì 3

Na

Chu kì 4

K


Mg

Si

P

Theo quy luật biến đổi bán kính nguyên tử trong chu kì và trong nhóm, ta có:
Na > Mg > Si > P (Trong chu kì)
K > Na; P > N (Trong nhóm)
Suy ra: K > Na > Mg > Si > P > N
Vậy K > Mg > Si > N
Page 14


GVHD: Lê Văn Dũng – SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng

Chọn đáp án D.
Ví dụ 2: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện
của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự là:
A. M < X < R < Y

B. M < X < Y < R

A. Y < M < X < R

D. R < M < X < Y
Hướng dẫn giải:

Vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là:

Nhóm IA

Nhóm VIIA
Y (Z = 9)
X (Z = 17)

Chu kì 2
Chu kì 3
M (Z = 11)
Chu kì 4
R (Z = 19)
Theo quy luật biến đổi độ âm điện của các nguyên tố trong một chu kì tăng dần theo
chiều tăng dàn điện tích hạt nhân; trong một nhóm giảm dần từ trên xuống dưới.
Suy ra R < M < X < Y.
Chọn đáp án D.
Ví dụ 3: Các nguyên tố Na, Mg, Si, C được sắp xếp theo chiều giảm dần năng lượng ion
hóa thứ nhất:
A. C > Si > Mg > Na
B. Si > C > Mg > Na
C.C > Mg > Si > Na
D. Si > C > Na > Mg
Hướng dẫn giải:
Vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là:
Nhóm IA

Nhóm IIA

Nhóm IVA
Chu kì 2
C

Chu kì 3
Na
Mg
Si
Trong một chu kì, năng lượng ion hóa thứ nhất tăng, trong một nhóm, năng lượng ion hóa
thứ nhất giảm nên ta có chiều giảm dần năng lượng ion hóa thứ nhất như sau:
C > Si > Mg > Na
Chọn đáp án A.
Ví dụ 4: Cho các ion Na+, Mg2+, F-, O2-. Hãy sắp xếp dãy các ion có bán kính giảm dần.
A. Na+ > Mg2+ > F- > O2B. Mg2+ > Na+ > F- > O2C. F- > Na+ > Mg2+ > O2D. O2- > F- > Na+ > Mg2+
Hướng dẫn giải:
Page 15


GVHD: Lê Văn Dũng – SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng

Các ion Na+, Mg2+, F-, O2- đều có cùng cấu hình electron là 1s22s22p6. Vì bán kính các ion
có cùng cấu hình electron tỉ lệ nghịch với điện tích hạt nhân nguyên tử. (Tức điện tích hạt
nhân nhỏ hơn thì có bán kính lớn hơn).
Vậy bán kính của O2- > F- > Na+ > Mg2+.
Chọn đáp án D.
Ví dụ 5:Trong bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố nào có độ âm điện lớn nhất?
A. Li
B. F
C. Cs
D. I
Hướng dẫn giải:
Trong một chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, độ âm điện tăng dần, trong một
nhóm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện giảm dần. Như vậy, nguyên tố
có độ âm điện lớn nhất ở vị trí cuối chu kì 1, đầu nhóm VIIA. Đó là nguyên tố F.

Chọn đáp án B.


BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1: Hãy sắp xếp các hạt vi mô sau theo thứ tự tăng dần bán kính hạt : O 2-, Al3+, Al,
Na, Mg2+, Mg.
A. Na < Mg < Al < Al3+ < Mg2+ < O2B. Na < Mg < Mg2+ < Al3+ < Al < O2C. Al3+ < Mg2+ < O2- < Al < Mg < Na
D. Al3+ < Mg2+ < Al < Mg < Na < O2Đáp án C.
Câu 2: Sắp xếp theo thứ tự độ âm điện tăng dần các nguyên tố sau: Na(Z = 11), N(Z =
7), Si(Z = 14), K(Z = 19).
A. N < Si < K < Na
B. S < K < Na < N
C. K < Na < Si < N
D. K < Na < N < S
Đáp án C.
Câu 3: Sắp xếp các nguyên tố sau Mg, Ba, O, F theo bán kính tăng dần
A. O < F< Mg < Ba
B. F < O < Mg < Ba
C. Ba < Mg < O < F
D. O < F < Ba < Mg
Đáp án B.
Câu 4: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng
dần từ trái sang phải là
A. Li, Na, O, F.
B. F, Na, O, Li.
C. F, Li, O, Na.
D. F, O, Li, Na.
Đáp án D.
Câu 5: Xét các nguyên tố thuộc chu kì 3: 17Cl, 12Mg, 11Na, 13Al, 15P. Thứ tự tăng dần bán

kính nguyên tử của các nguyên tố là:
A. Cl < P < Al < Mg < Na.
B. Na < Mg < Al < P < Cl.
C. Al < Mg < Na < Cl < P.
D. Cl < P < Na < Mg < Al.
Page 16


GVHD: Lê Văn Dũng – SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng

Đáp án A.
Câu 6: Dãy được sắp xếp theo chiều giá trị độ âm điện giảm dần là
A. Cs, Rb, K, Na
B. C, N, O, F
C. Al, Br, Cl, F
D. Al, Mg, Na, K
Đáp án D.
Câu 7: Cho các nguyên tố sau: S (Z = 16), Cl (Z = 17), Ar(Z = 18), K (Z = 19). Nguyên
tử hoặc ion tương ứng nào sau đây có bán kính lớn nhất:
A. S2B. ClC. Ar
D. K+
Đáp án A.
Câu 8: Các nguyên tố cho dưới đây theo thứ tự tăng dần độ âm điện từ trái qua phải:
A. Li, Be, C, B, F, O, N
B. Li, Be, B, C, N, O, F
C. Be, Li, B, C, N, O, F
D. Li, Be, B, N, C, O, F
Đáp án B.
Câu 9: Hãy sắp xếp các ion sau đây theo chiều tăng dần bán kính ion từ trái qua phải: X 1
= Mg2+, X2= Na+, X3 = Si4+, X4 = Al3+, X5 = Cl-, X6 = S2-.

A. X4, X3, X1, X2, X5, X6
B. X4, X3, X2, X1, X5, X6
C. X3, X4, X1, X2, X5, X6
D. X4, X3, X1, X2, X6, X5
Đáp án C.
Câu 10: Giá trị độ âm điện giảm dần theo thứ tự từ trái sang phải của chu kì 2 là:
A. 7N, 8O, 9F, 3Li, 4Be, 5B, 6C
B. 3Li, 4Be, 5B, 6C, 7N, 8O, 9F
C. 9F, 8O, 7N, 6C, 5B, 4Be, 3Li
D. 5B, 6C 7N, 8O, 3Li, 4Be, 9F
Đáp án C.
Câu 11: Cho các hạt vi mô: Al3+, 13Al, 11Na, Mg2+, 12Mg. Dãy nào sau đây được xếp đúng
thứ tự bán kính hạt nhân :
A. Al3+< Mg2+ B. Na C. Mg2+D. Al3+Đáp án A.
Câu 12: Bán kính nguyên tử của nguyên tố nào trong nhóm VA lớn nhất?
A. Nitơ (Z = 7)
B. Photpho (Z =15)
C. Asen (Z = 33)
D. Bitmut (Z = 83)
Đáp án D.
Câu 13: Cấu hình electron của bốn nguyên tố lần lượt là:
A: 1s22s22p4
B: 1s22s22p3
C: 1s22s22p6
D: 1s22s22p63s1
Năng lượng ion hóa thứ nhất xếp tăng dần theo dãy:

A. A< B < C < D
B. D < C < B < A
C. D < A < B < C
D. C < B < A < D
Đáp án C.
Câu 14: Phát biểu nào dưới đây là đúng:
Page 17


GVHD: Lê Văn Dũng – SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng

A. Trong một phân nhóm chính (nhóm A), từ trên xuống năng lượng ion hóa thứ nhất
tăng.
B. Năng lượng ion hóa thứ nhất của Nitơ (Z=7) nhỏ hơn năng lượng ion thứ nhất của Oxi
(Z=8)
C. Năng lượng ion hóa càng lớn thì càng dễ tách electron ra khỏi nguyên tử ở trạng thái
cơ bản.
D. Năng lượng ion hóa thứ nhất là năng lượng tối thiểu cần để tách một electron khỏi một
nguyên tử tự do ở trạng thái cơ bản. Năng lương ion hóa luôn có dấu dương.
Đáp án D.
Câu 15: Phát biểu nào dưới đây là sai:
A. Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong
phân tử hút electron về phía nó.
B. Trong một nhóm A, từ trên xuống độ âm điện có khuynh hướng giảm. Trong một chu
kì, từ trái sang phải độ âm điện có khuynh hướng tăng.
C. Một phi kim mạnh có độ âm điện lớn, trái lại một kim loại có độ âm điện nhỏ.
D. Độ âm điện của một kim loại luôn luôn nhỏ hơn độ âm điện một phi kim.
Đáp án D.

Câu 16: Kết luận nào sau đây không phù hợp với đặc điểm và tính chất hóa học cơ bản

của kim loại kiềm?
A.Trong chu kì, kim loại kiềm có năng lượng ion hóa thứ nhất nhỏ nhất.
B. Kim loại kiềm là những nguyên tố s.
C. Trong chu kì, bán kính nguyên tử của kim loại kiềm là nhỏ nhất.
D. Trong chu kì, độ âm điện của kim loại kiềm là nhỏ nhất.
Đáp án C.
Câu 17: Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì
A. bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm.
B. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng.
C. bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng.
D. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm.
Đáp án C.
Câu 18: Trong một nhóm A (phân nhóm chính), trừ nhóm VIIIA (phân nhóm chính
nhóm VIII), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì
A. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.
B. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.
C. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.
Page 18


GVHD: Lê Văn Dũng – SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng

D. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.
Đáp án B.

Page 19


GVHD: Lê Văn Dũng – SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng


Dạng 3: So sánh (sắp xếp) tính kim loại, phi kim của các nguyên tố; tính axit, bazơ của
oxit, hiđroxit của các nguyên tố.







Dựa vào quy luật biến thiên tính chất theo chu kì và theo nhóm.
Trong chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính kim loại giảm, tính
phi kim tăng, tính bazơ giảm, tính axit tăng.
Trong nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính kim loại tăng, tính
phi kim giảm, tính bazơ tăng, tính axit giảm.
Nguyên tắc xác định nguyên tố đó là kim loại , phi kim hay khí hiếm
Lớp electron ngoài cùng có 1,2,3e → kim loại ( trừ H, He, B)
Lớp electron ngoài cùng có 5,6,7e → phi kim
Lớp electron ngoài cùng có 8e
→ khí hiếm
Lớp electron ngoài cùng có 4e
→ C và Si là phi kim, còn lại là kim loại.
Dựa vào qui luật biến thiên tính chất theo chu kì và theo nhóm


VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1: Các nguyên tố X, Y, Z trong cùng một chu kì. Biết tính chất của các oxit như
sau: oxit của X tan trong nước được dung dịch làm đỏ quỳ tím; oxit của Z tan được trong
nước tạo dung dịch làm xanh quỳ tím; còn oxit của Y tác dụng được cả dung dịch NaOH
lẫn dung dịch HCl. Sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên

tử.
A.X < Y < Z
B. Z < Y < X
C. Z < X < Y
D. Y < X < Z
Hướng dẫn giải:
- Oxit của X tan trong nước tạo dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ. Vậy X là phi kim.
- Oxit của Z tan trong nước tạo thành dung dịch làm xanh quỳ tím. Vậy Z là kim
loại.
- Oxit của Y tác dụng được với cả dung dịch NaOH và HCl nên Y là kim loại có oxi
và hiđroxit lưỡng tính.
Suy ra tính phi kim tăng dần từ Z < Y < X
Mà X, Y, Z cùng chu kì nên chiều tăng của phi kim cũng chính là chiều tăng của điện
tích hạt nhân.
Vậy trật tự tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử là: Z, Y, X .
Chọn đáp án B.
Ví dụ 2: Có 3 nguyên tố X, Y, Z thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn:
- X, Y cùng chu kì và ở 2 nhóm liên tiếp.
- X, Z ở 2 chu kì liên tiếp và cùng nhóm.
- Các hiđroxit của X, Y, Z có tính bazơ tăng dần theo thứ tự.
- Cấu hình electron của X là [Ar]3s2. Xác định các nguyên tố X, Y, Z.
A.X là Mg, Y là Al, Z là Ca
Page 20


GVHD: Lê Văn Dũng – SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng

B. X là Mg, Y là Na, Z là Ca
C. X là Mg, Y là Al, Z là Ba
D. X là Mg, Y là Na, Z là Ba

Hướng dẫn giải:
Cấu hình electron của X: 1s 2s 2p 3s . Vậy X ở chu kì 3, nhóm IIA và có Z = 12. X là
Mg.
Y ở cùng chu kì với X và X, Y ở 2 nhóm liên tiếp nhau nên Y ở chù kì 3. Do đó Z Y =11
(Y là Na) hoặc ZY = 13 (Y là Al)
Trong cùng một chu kì theo chiều Z tăng, tính kim loại giảm dần nên tính bazơ của
hiđroxit cũng giảm dần. Do đó tính bazơ của hiđroxit Y nhỏ hơn tính bazơ của hiđroxit X
nên ZY phải lớn hơn ZX, vì vậy Y là Al (Z = 13).
Z, X ở 2 chu kì liên tiếp nhau nên Z ở chu kì 4.
Z, X ở cùng nhóm nên Z ở nhóm IIA. Vậy Z là Ca (Z = 20)
Chọn đáp án A.
Ví dụ 3: Cho các nguyên tố 4Be, 11Na, 12Mg, 19K. Chiều tăng dấn tính bazơ của các
hyđroxit là:
A. Be(OH)2 < Mg(OH)2< NaOH < KOH
B. Be(OH)2 > Mg(OH)2> KOH > NaOH
C. KOH< NaOH< Mg(OH)2< Be(OH)2
D. Mg(OH)2 < Be(OH)2 < NaOH Hướng dẫn giải:
2
2
Be ( Z = 4) 1s 2s
→ Be thuộc chu kì 2, nhóm IIA
2
2
6
1
Na ( Z = 11) 1s 2s 2p 3s
→ Na thuộc chu kì 3, nhóm IA
2
2

6
2
Mg ( Z = 12) 1s 2s 2p 3s
→ Mg thuộc chu kì 3, nhóm IIA
2
2
6
2
6
1
K ( Z = 19) 1s 2s 2p 3s 3p 4s → K thuộc chu kì 4, nhóm IA
Vị trí của các nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn là:
Nhóm IA
Nhóm IIA
Chu kì 2
Be
Chu kì 3
Na
Mg
Chu kì 4
K
Tính kim loại tăng theo chiều Be < Mg < Na < K nên tính bazơ cũng tăng theo chiều
Be(OH)2 < Mg(OH)2 < NaOH < KOH
Chọn đáp án A.
Ví dụ 4: Qui luật biến đổi tính axit của dãy hiđroxit : H2SiO3, H2SO4, HClO4
A.Tăng dần
B. Giảm dần
C. Không thay đổi
D. Không xác định
Hướng dẫn giải:

Từ 14Si, 16S, 17Cl cùng thuộc một chu kì tính phi kim tăng dần nên tính axit của dãy
hiđroxit : H2SiO3, H2SO4, HClO4 cũng tăng dần.
Chọn đáp án A.
Ví dụ 5: Thứ tự tính phi kim tăng dần của dãy các nguyên tố sau: 9F, 7N, 8O, 14Si, 15P là:
2

2

6

2

Page 21


GVHD: Lê Văn Dũng – SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng

A.F< N< O < Si < P
C.Si < P < N < O < F

B. N < O < Si < P < F
D. P < Si < N < O < F
Hướng dẫn giải:
Vị trí của các nguyên tố trên tron bảng tuần hoàn là:
Nhóm IVA

Nhóm VA
Nhóm VIA
Chu kì 2
N

O
Chu kì 3
Si
P
Trong chu kì 2, tính phi kim tăng nên N < O < F
Tương tự trong chu kì 3, tính phi kim tăng nên Si < P
Trong nhóm VA, tính phi kim giảm nên P < N
Vậy tính phi kim tăng dần theo dãy Si < P < N < O < F
Chọn đáp án C.


Nhóm VIIA
F

BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1 : Dãy nào sau đây các chất được xếp đúng thứ tự tính bazơ?
A. NaOH > Al(OH)3 >Mg(OH)2
B. NaOH < Mg(OH)2 < Al(OH)3.
C. NaOH > Mg(OH)2 > Al(OH)3.
D. NaOH < Al(OH)3 < Mg(OH)2
Đáp án C.
Câu 2: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 3 nguyên tử kim loại X, Y, Z là 134
trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang
điện của Y nhiều hơn của X là 14 và số hạt mang điện của Z nhiều hơn của X là 2. Dãy
nào dưới đây xếp đúng thứ tự về tính kim loại của X, Y, Z?
A.X < Y < Z
B. Z < X < Y
C. Y < Z < X
D. Z < Y < X

Đáp án A.
Câu 3: Độ mạnh của các oxit sau đây được xếp giảm dần theo dãy:
A. H2SiO3, H2CO3, H2SO4, HClO4.
B. H2SO4, HClO4, H2SiO3, H2CO3
C. H2CO3 , H2SiO3, H2SO4, HClO4.
D. HClO4, H2SO4, H2CO3 , H2SiO3.
Đáp án D.
Câu 4: Cho các nguyên tố sau: B, C, N, Al. Nguyên tố mà oxit cao nhất và hiđroxit tương
ứng có tính axit mạnh nhất là:
A. B
B. N
C. C
D. Al
Đáp án B.
Page 22


GVHD: Lê Văn Dũng – SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng

Câu 5: Sắp xếp các bazơ Al(OH)3, Mg(OH)2, Ba(OH)2 theo độ mạnh tăng dần
A. Al(OH)3 < Mg(OH)2 < Ba(OH)2
B. Al(OH)3 < Ba(OH)2 < Mg(OH)2
C. Ba(OH)2 < Mg(OH)2 < Al(OH)3
D. Mg(OH)2 < Ba(OH)2 < Al(OH)3
Đáp án A.
Câu 6: So sánh độ mạnh của các axit H3PO4, H3AsO4, H2SO4. Biết P thuộc nhóm VA,
chu kì 3, S thuộc nhóm VIA, chu kì 3, As thuộc nhóm VA, chu kì 4. Sắp xếp các axit trên
theo độ mạnh tăng dần .
A. H3PO4< H3AsO4< H2SO4
B. H3AsO4< H3PO4< H2SO4

C. H2SO4 < H3AsO4< H3PO4
D. H3PO4< H2SO4< H3AsO4
Đáp án B.
Câu 7: Cho các nguyên tố X (Z=12), Y (Z=11), M (Z=14), N (Z=13). Tính kim loại được
sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:
A. Y > X > M > N.
B. M > N > Y > X.
C. M > N > X > Y.
D. Y > X > N > M.
Đáp án D.
Câu 8: Cho 6C, 16S, 11Na, 12Mg. Dãy có chiều giảm tính bazơ và tăng tính axit của các
oxit là:
A. Na2O , MgO , CO2 , SO3.
B. MgO , Na2O , SO3 , CO2.
C. Na2O , MgO , SO3 , CO2.
D. MgO , Na2O , CO2 , SO3.
Đáp án A.
Câu 9: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 15) và R (Z = 13). Tính kim
loại của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự:
A. M < R < Y < X.
B. X < Y < R < M.
C. M < X < Y < R.
D. Y < X < R < M.
Đáp án B.
Câu 10: Cấu hình electron nguyên tử của 3 nguyên tố X, Y, Z lần lượt là: 1s22s23p63s1,
1s22s22p63s23p64s1, 1s22s22p63s23p1 . Nếu xếp theo chiều tăng dần tính kim loại thì sự sắp
xếp đúng la :
A. Z < X < Y
B. Z < Y < Z
C. Y < Z < X

D. Kết quả khác
Đáp án A.
Câu 11: Tính phi kim của các nguyên tố trong dãy VIA: 8O, 16S, 34Se, 52Te
A. tăng.
B. giảm.
C. không thay đổi. D. vừa tăng vừa giảm.
Đáp án B.
Câu 12: Tìm câu đúng:
A. Kim loại yếu nhất là Franxi (Fr)
B. Kim loại mạnh nhất là Liti (Li)
C. Phi kim mạnh nhất là Flo (F)
D. Phi kim mạnh nhất là Iot ( I )
Đáp án C.
Page 23


GVHD: Lê Văn Dũng – SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng

Câu 13: Cho các nguyên tố 9F, 16S, 17Cl, 14Si. Chiều giảm dần tính kim loại của chúng là:
A. F > Cl > S > Si
B. F > Cl > Si > S
C. Si >S >F >Cl
D. Si > S > Cl > F
Đáp án D.
Câu 14: Những đặc điểm nào phù hợp với nguyên tố R (Z = 24)
A. Nguyên tố nhóm VIB, nguyên tố đa hóa trị, tính kim loại điển hình.
B. Nguyên tố d, có 1 electron lớp ngoài cùng, oxit cao nhất có công thức là RO 3.
C. Nguyên tố d, có 2 electron lớp ngoài cùng, không tạo được hợp chất khí với hiđro.
D. R là kim loại, RO3 là oxit bazơ.
Đáp án B.

Câu 15: Mệnh đề nào đúng:
A. Trong 1 chu kì, theo chiều Z tăng, số lớp electron tăng dần, tính kim loại giảm dần,
tính phi kim tăng dần
B. Trong 1 chu kì, khi Z tăng dần, số lớp electron tăng dần, số khối tăng dần, độ âm điện
tăng dần
C. Trong 1 chu kì, khi Z tăng dần, số electron lớp ngoài cùng tăng dần, tính kim loại
giảm dần, tính phi kim tăng dần
D. Trong 1 chu kì, khi Z tăng dần, số electron lớp ngoài cùng tăng, năng lượng ion hóa
giảm, bán kính nguyên tử giảm
Đáp án C.
Câu 16: Cấu hình electron nguyên tử của 3 nguyên tố X, Y, Z lần lượt là :
X : 1s22s22p63s1; Y : 1s22s22p63s2; Z : 1s22s22p63s23p1
Hiđroxit của X, Y, Z xếp theo thứ tự tính bazơ tăng dần là
A. XOH < Y(OH)2 < Z(OH)3
B. Y(OH)2 < Z(OH)3 < XOH
C. Z(OH)3 < Y(OH)2 < XOH
D. Z(OH)3 < XOH < Y(OH)2
Đáp án C.
Câu 17: Ba nguyên tố có các lớp electron lần lượt là : (X) 2/8/5 ; (Y) 2/8/6 ;
(Z) 2/8/7.
Dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự giảm dần tính axit ?
A . HZO4 > H2YO4 > H3XO4
B. H3XO4 > H2YO4 > HZO4
C . H2ZO4 > H2YO4 > HXO4
D. H2YO4 > HZO4 > H3XO4
Đáp án A.
Câu 18: Cho 3 nguyên tố X, Y, M đều thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn (ZX < ZY; ZM
< ZY). X, Y cùng nhóm và ở 2 chu kì liên tiếp. Y, M kề cận nhau trong một chu kì. Hãy
cho biết sự biến đổi nào sau đây là đúng?
A. Hiđroxit của M, Y, X có tính bazơ giảm dần.

Page 24


GVHD: Lê Văn Dũng – SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng

B. Năng lượng ion hóa thứ nhất của X, Y, M tương ứng giảm dần.
C. Bán kính nguyên tử M, Y, X tương ứng tăng dần.
D. Tính kim loại của X, Y, M tương ứng giảm dần.
Đáp án A.
Câu 19: Dãy đơn chất của các nguyên tố nào sau đây có tính chất hóa học tương tự nhau:
A.As, Se, Cl, Fe
B. F, Cl, Br, I
C. Br, P, H, Sb
D. O, Se, Br, Te
Đáp án B.
Câu 20: Nguyên tố X, cation Y2+, anion Z- đều có cấu hình electron 1s22s22p6. X, Y, Z là
kim loại hay phi kim?
A.X là phi kim, Y là khí hiếm, Z là kim loại.
B.X là khí hiếm, Y là phi kim, Z là kim loại.
C.X là kim loại, Y là kim loại, Z là phi kim.
D.X là khí hiếm, Y là kim loại, Z là phi kim.
Đáp án D.

Page 25


×