Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Xây dựng bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan về cân bằng trong dung dịch chứa hợp chất ít tan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.74 KB, 100 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
Hoá học phân tích là khoa học về các phương pháp xác định thành phần
định tính và định lượng của các chất và hỗn hợp của chúng; trong đó phân tích
định tính là một học phần khá quan trọng và thú vị đối với mỗi sinh viên thuộc
ngành hoá học; khi nghiên cứu thành phần của một chất thì phân tích định tính
luôn luôn đi trước phân tích định lượng bởi vì việc lựa chọn phương pháp xác
định thành phần định lượng tuỳ thuộc vào số liệu của phân tích định tính, đặc
biệt phản ứng tạo thành hợp chất ít tan đóng vai trò quan trọng trong hoá học
phân tích, nó thường được sử dụng để nhận biết, tách và định lượng các chất.
Mặt khác nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI - thế kỷ của nền kinh tế tri
thức - thế kỷ của nền khoa học công nghệ cùng với yếu tố con người quyết định
sự phát triển của xã hội. Trong thời đại bùng nổ thông tin và phát triển khoa học
công nghệ như hiện nay thì kho tàng tri thức của nhân loại ngày càng đa dạng,
phong phú do đó đòi hỏi nền giáo dục phải đổi mới để có thể đáp ứng một cách
năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển kinh
tế-xã hội.
Trong xu thế đổi mới về nội dung, chương trình sách giáo khoa và phương
pháp dạy học ở nhà trường thì việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá cũng
rất quan trọng; kiểm tra đánh giá thường xuyên có hệ thống giúp xác định kết
quả dạy từ đó giúp người dạy hoàn thiện hơn về phương pháp giảng dạy, người
học tự kiểm tra lại mức độ lĩnh hội tri thức và có kế hoạch tự điều chỉnh việc học
theo chiều hướng tích cực, tự lực và có thái độ đúng đắn với việc học tập; nó sẽ
rèn luyện cho người học thói quen làm việc, biết hoàn thành công việc đúng thời
điểm; có trách nhiệm trong học tập.
Có nhiều biện pháp để kiểm tra đánh giá kết quả của người học trong quá
trình dạy học, trong đó phổ biến nhất là trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách
quan và vấn đáp. Tuỳ theo đặc điểm của từng bộ môn mà có thể khai thác và
phối hợp các phương pháp đánh giá sao cho có hiệu quả nhất vì mỗi phương
pháp đều có ưu điểm và hạn chế riêng của nó. Tuy nhiên phương pháp kiểm tra


1
Khóa luận tốt nghiệp

truyền thống còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của việc kiểm tra
đáng giá về sự tiếp thu tri thức, kỹ năng, trình độ phát triển tư duy của người học
một cách khoa học. Vì vậy việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan
trong dạy học đang trở thành xu thế phổ biến của nền giáo dục nước ta cũng như
các nước trên thế giới.
Hóa học là một bộ môn khoa học tự nhiên, đòi hỏi cao sự logic, nhạy bén
trong tư duy của người học. Do đó, bài tập trắc nghiệm vừa là nội dung, vừa là
phương pháp, vừa là phương tiện để nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở nhà
trường một cách hữu hiệu. Đặc biệt, hiện nay phương pháp trắc nghiệm khách
quan được sử dụng một cách phổ biến, rộng rãi trong các kỳ thi lớn thì việc giải
nhanh các bài toán hóa học đối với người học là yêu cầu hàng đầu. Yêu cầu tìm ra
được phương pháp giải toán một cách nhanh nhất, bằng con đường ngắn nhất
không những giúp người học tiết kiệm được thời gian làm bài mà còn rèn luyện
được tư duy và năng lực phát hiện vấn đề của người học. Chính vì những lí do trên
nên tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm
khách quan về cân bằng trong dung dịch chứa hợp chất ít tan” với hy vọng đề
tài này sẽ trở thành một tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập của các bạn
sinh viên sau này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những hạn chế và
thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn.
2
Khóa luận tốt nghiệp

Chương 1
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TRẮC NGHIỆM
1.1 Cơ sở lí luận về phưong pháp trắc nghiệm [14, 15]
1.1.1 Khái niệm

Trắc nghiệm được hiểu theo nghĩa rộng: là hoạt động được thực hiện để
đo lường năng lực của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định.
Trắc nghiệm được hiểu theo nghĩa hẹp: là loại dụng cụ đo lường khả năng
của người học.
Trắc nghiệm là hình thức đo đạc “tiêu chuẩn hoá” cho mỗi cá nhân người
học bằng “điểm”.
1.1.2 Vai trò của trắc nghiệm trong giảng dạy [2, 14, 15]
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thì việc nghiên cứu cải tiến phương
pháp giảng dạy (trong đó có phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
người học) là hết sức cần thiết.
Muốn cải tiến được hiệu quả, chúng ta phải cải tiến cả nội dung và
phương pháp dạy học. Trong đó cải tiến nội dung có ý nghĩa hàng đầu, đó chính
là sự lựa chọn bổ sung hoàn thiện và sắp xếp lại kiến thức. Kiểm tra đánh giá học
tập có tổ chức là một điều kiện không thể thiếu trong việc cải tiến học tập.
Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập bằng trắc nghiệm rất đa
dạng và phong phú. Nếu phát huy đầy đủ những ưu điểm của phương pháp này
chúng ta sẽ có cơ hội nâng cao chất lượng học tập. Tuy nhiên cũng không nên
đánh giá cao hoặc xem nhẹ bất cứ phương pháp đánh giá nào mà phải sử dụng
đúng, có sự kết hợp hài hoà, nếu được như vậy nó sẽ là đòn bẩy nâng cao chất
lượng giáo dục.
Kiểm tra đánh giá thường xuyên, có hệ thống sẽ rèn luyện cho người học
thói quen làm việc, biết hoàn thành công việc đúng thời điểm, có trách nhiệm
trong học tập. Ngoài ra, việc kiểm tra đánh giá cho phép xác định được mục tiêu
giáo dục của bộ môn có thực tế hay không? Việc giảng dạy của chúng ta có
thành công hay không? Người học có tiến bộ hay không? Vì vậy, việc kiểm tra
đánh giá phải được xem như là bộ phận chủ yếu và hợp thành một thể thống nhất
3
Khóa luận tốt nghiệp

trong quá trình dạy học. Do đó việc kiểm tra đánh giá phải được đảm bảo tính

chính xác khách quan và kích thích người học.
Từ trước đến nay, ở các trường học nước ta thường sử dụng phương pháp
kiểm tra truyền thống: kiểm tra vấn đáp và kiểm tra viết. Tất cả các bài kiểm tra
đều theo một khuôn mẫu là người dạy đưa ra một số câu hỏi và người học trả lời
theo câu hỏi đó, các câu hỏi đều không có câu trả lời sẵn, người học phải tự suy
nghĩ và tìm câu trả lời phù hợp. Những bài kiểm tra theo phương pháp này đã
giúp người dạy đánh giá được trình độ nhận thức, sự phát triển tư duy, sự sáng
tạo của người học. Tuy nhiên chỉ đánh giá được một lượng kiến thức nhỏ hơn
nhiều so với lượng kiến thức đã được học. Mặt khác những bài kiểm tra theo lối
truyền thống thường thiếu tính khách quan, chưa lượng hóa được kết quả. Trong
khi yêu cầu của xã hội là ngày càng đòi hỏi chất lượng cao đối với công tác
giảng dạy đánh giá. Đặc biệt trong giai đoạn phát triển của khoa học kỹ thuật
hiện nay với sự gia tăng nhanh chóng của khối lượng thông tin khoa học thì
phương pháp kiểm tra truyền thống nêu trên chưa đáp ứng yêu cầu của việc kiểm
tra đánh giá về sự tiếp thu kiến thức, kỹ năng, trình độ phát triển tư duy của
người học một cách khoa học.
Có nhiều biện pháp để kiểm tra đánh giá kết quả của người học trong quá
trình dạy học, trong đó phổ biến nhất là TNTL, TNKQ và vấn đáp. Tùy theo đặc
điểm của từng bộ môn mà có thể khai thác và phối hợp các phương pháp kiểm
tra đánh giá sao cho có hiệu quả nhất bởi vì mỗi phương pháp đều có những ưu
điểm và hạn chế riêng của nó. Tuy nhiên sử dụng trắc nghiệm trong kiểm tra
đánh giá giúp cho người dạy đánh giá và phân loại người học, từ đó giúp họ
hoàn thiện hơn về phương pháp giảng dạy và người học tự kiểm tra lại mức độ
lĩnh hội tri thức và có kế hoạch tự điều chỉnh việc học tập theo chiều hướng tích
cực, tự lực và có thái độ đúng đắn đối với việc học tập.
1.1.3 Phân loại câu hỏi trắc nghiệm [14, 15]
Dựa vào hình thức làm bài trắc nghiệm người ta chia câu hỏi trắc nghiệm
làm 2 loại: TNKQ và TNTL (tự đưa ra câu trả lời) và dựa vào hình thức trả lời
mà có thể chia ra thành các loại nhỏ như sau:
4

Khóa luận tốt nghiệp

Hiện nay câu hỏi trắc nghiệm khách quan thì câu hỏi nhiều lựa chọn hay
được dùng nhất và nó thể hiện nhiều ưu điểm.
1.2 Cơ sở lý luận trắc nghiệm khách quan
1.2.1 Khái niệm [2, 14, 15]
TNKQ là một loại câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn, loại câu hỏi này
cung cấp thông tin cần thiết và đòi hỏi người học phải chọn một câu trả lời đúng
nhất hoặc thêm một vài từ chính xác hay sắp xếp theo thứ tự nhất định các câu
trả lời.
Câu hỏi trắc nghiệm này được gọi là TNKQ bởi vì hệ thống cho điểm
hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào người chấm. Tuy nhiên, phương
pháp này cũng không khỏi ảnh hưởng bởi tính chủ quan của người soạn câu hỏi.
Các
kiểu
câu
hỏi
trắc
nghiệm
Khách
quan
Tự
luận
Câu
hỏi
nhiều
lựa
chọn
Câu
hỏi

đúng
sai
Câu
hỏi
ghép
đôi
Câu
hỏi
điền
thêm
Câu
hỏi
điền
thêm
Đoạn
ngắn
Tiểu
luận
Bài
tập
hóa
học
Câu
hỏi
sắp
xếp
theo
thứ tự
5
Khóa luận tốt nghiệp


Trong TNKQ có nhiều câu trả lời được cung cấp cho một câu hỏi trắc nghiệm
nhưng chỉ có một câu trả lời đúng hay đúng nhất.
Người ta thường dùng từ “trắc nghiệm” nhằm chỉ “TNKQ”
1.2.2 Phân loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan [2, 15]
1.2.2.1 Câu hỏi nhiều lựa chọn
Đây là loại câu hỏi TNKQ thường được sử dụng nhất (thông dụng nhất).
Đối với loại câu hỏi này, người học được yêu cầu phải chọn câu trả lời đúng nhất
dựa vào một số khả năng trả lời định sẵn có sau câu hỏi, thường là 4 hoặc 5 khả
năng, trong đó có một câu trả lời đúng nhất và các câu trả lời nhiễu. Loại câu
nhiều lựa chọn bao gồm hai bộ phận:
- Câu dẫn: Đề của câu kiểm tra có thể viết dưới dạng một câu hỏi trực tiếp
hay một cách phát biểu không đầy đủ. Điều này có tác dụng gợi mở câu trả lời
đúng cho người được hỏi.
- Câu chọn: Gồm 4-5 khả năng trả lời, người học phải tìm ra câu trả lời
đúng trong số những câu này, số câu để lựa chọn không nên quá ít (2) hoặc quá
nhiều (trên 7) trong đó:
+ Câu trả lời đúng: là câu đúng nhất trong các câu lựa chọn.
+ Câu trả lời nhiễu: là câu trả lời có tính chính xác thấp hơn câu trả lời đúng.
Như vậy các câu nhiễu hoặc câu gài bẫy bề ngoài có thể đúng nhưng thực sự sai
hoặc chỉ đúng một phần và người học nắm chắc kiến thức mới phân biệt được.
Ưu điểm:
Người dạy có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra đánh giá những mục
tiêu dạy học khác nhau.
Độ tin cậy cao hơn: Yếu tố đoán mò hay may rủi giảm đi nhiều so với các
loại TNKQ khác khi số phương án lựa chọn tăng lên.
Tính giá trị tốt hơn với bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn,
người ta có thể đo được các khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật…,
tổng quát hóa…rất hữu hiệu.
Thực sự khách quan khi chấm bài. Điểm số của bài TNKQ không phụ

thuộc vào chữ viết, khả năng diễn đạt của người học và trình độ người chấm bài.
6
Khóa luận tốt nghiệp

Nếu người soạn có kinh nghiệm thì loại câu này có tác dụng kích thích suy
nghĩ, huy động toàn bộ các thao tác tư duy, phân tích, phán đoán suy luận của người
học.
Nhược điểm:
Loại câu hỏi này khó soạn vì phải tìm câu trả lời đúng nhất còn những câu
còn lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý.
Có những người học có óc sáng tạo, tư duy tốt có thể tìm ra những câu trả
lời hay hơn đáp án thì người học đó cảm thấy không thỏa mãn.
Các câu hỏi TNKQ nói chung và câu hỏi nhiều lựa chọn nói riêng có thể
đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo,
sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại TNTL soạn kỹ.
Một số lưu ý khi soạn loại câu hỏi này:
Phần gốc có thể là một câu hỏi hay là một câu bỏ lửng và phần lựa chọn là
phần bổ sung để cho phần gốc trở nên đúng nghĩa. Nội dung câu hỏi rõ ràng,
ngắn gọn, trong sáng.
Phần lựa chọn nên có từ 4 - 5 phương án, các phương án nhiễu phải có vẽ
hợp lý; phương án đúng và phương án nhiễu đều có sự hấp dẫn như nhau. Tất cả
phương án nhiễu đều dễ gây nhầm là phương án đúng đối với người học chưa
học bài kỹ và chưa hiểu kỹ, nhưng những phương án này không nhằm mục đích
gài bẫy mà nhằm để phân biệt giữa người học giỏi và người học kém. Phải chắc
chắn chỉ có một phương án đúng, các phương án còn lại thực sự nhiễu; tránh một
câu có cả hai phương án đúng. Không đưa vào hai câu chọn có cùng ý nghĩa.
Một câu hỏi chỉ xoay quanh một vấn đề duy nhất, tránh những câu hỏi vụn
vặt, tính toán dài dòng.
Mức độ tìm ra phương án đúng không được cao hơn mức độ tìm ra
phương án sai, nghĩa là các câu chọn đều phù hợp với trình độ học vấn được

kiểm tra.
Sự phân bố các phương án đúng, phải đựơc phân bố đều ở các vị trí A, B,
C, D, E…. sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên.
1.2.2.2 Câu hỏi đúng - sai
Đây là loại câu hỏi được trình bày dưới dạng câu phát biểu và người học
trả lời bằng cách lựa chọn một trong hai phương án: đúng hoặc sai.
Ưu điểm:
Nó là loại câu hỏi đơn giản, thích hợp cho việc kiểm tra những kiến thức
7
Khóa luận tốt nghiệp

sự kiện, định nghĩa, khái niệm…
Có thể đặt được nhiều câu hỏi trong bài trắc nghiệm, có thời gian ấn định,
viết loại câu hỏi này tương đối dễ dàng ít phạm lỗi.
Nhược điểm:
Người học có thể đoán mò, may rủi (50%) như vậy độ tin cậy thấp, dễ tạo
điều kiện cho người học học thuộc lòng hơn là hiểu.
Khi soạn loại câu hỏi này thông thường người soạn thường trích nguyên
văn từ một tài liệu nào đó mà chưa xét đến tính chính xác của câu đó, và khi tách
ra khỏi văn bản nó không còn đúng.
Việc sử dụng những câu phát biểu sai mà được trình bày như là đúng có thể gây
ra hậu quả tiêu cực đối với người học, khiến cho họ tin và nhớ những phát biểu sai.
Một số lưu ý khi soạn câu hỏi loại đúng – sai:
Không nên trích nguyên văn những câu trích trong sách giáo khoa vì như
vậy sẽ khuyến khích người học học vẹt.
Lựa chọn những câu phát biểu mà một người học có khả năng trung bình
không thể nhận ra ngay là đúng hoặc sai.
Đúng hoặc sai không phụ thuộc vào quan niệm riêng của từng người
nhằm tránh những nhận định mập mờ.
Mỗi câu nhận định phải ngắn gọn, đơn giản tránh dùng các cụm từ: “tất

cả”, “không bao giờ”, “đôi khi”, “thỉnh thoảng”…tránh để người học đoán mò.
Một câu trắc nghiệm nên bao hàm một ý nghĩa duy nhất, tránh những ý
phức tạp bao gồm nhiều chi tiết, nội dung.
Phân bố câu trả lời đúng hoặc sai phù hợp.
1.2.2.3 Loại câu đối chiếu cặp đôi
Đây là một dạng đặc biệt của loại câu hỏi nhiều lựa chọn. Loại này gồm
hai dãy thông tin: dãy câu hỏi và dãy câu trả lời. Người học phải tìm ra từng cặp
câu trả lời phù hợp với câu hỏi tương ứng. Loại câu hỏi này thích hợp cho việc
kiểm tra một nhóm kiến thức gần gũi với nhau: chủ yếu là kiến thức sự kiện,
những thuật ngữ, định nghĩa, quy tắc…
Một số lưu ý khi soạn loại câu ghép đôi:
Dãy thông tin nêu ra không quá dài, nên cùng một loại kiến thức, có liên
quan với nhau để người học đỡ nhầm lẫn, đỡ phân tâm.
Số lượng thông tin ở hai dãy khác nhau để phương án cuối cùng người
8
Khóa luận tốt nghiệp

học cũng phải cân nhắc để lựa chọn.
Sắp xếp câu trả lời không nên theo thứ tự.
1.2.2.4 Câu điền khuyết (câu hỏi có câu trả lời bằng cách trả lời thêm)
Đây là nhận định được viết dưới dạng mệnh đề không đầy đủ hay một câu
hỏi đặt trước cho người kiểm tra, câu trả lời là một câu hay một từ hay một cụm từ.
Các câu hỏi loại này còn gọi là câu hỏi điền vào chỗ trống: câu trả lời là
loại câu chưa hoàn thành. Loại câu này có ưu thế là người học phải tìm câu trả
lời đúng hơn là nhận ra nó từ những câu trả lời đã có sẵn.
Mặc dù vậy nhưng câu trắc nghiệm điền khuyết: phạm vi kiểm tra thường chỉ
giới hạn vào chi tiết vụn vặt, việc chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan.
Một số lưu ý khi soạn câu hỏi này:
Số lượng từ trong chỗ trống không nên quá dài hoặc quá ngắn; khi trừ chỗ
trống: phải trừ những đoạn bằng nhau (đúng với những đoạn dài nhất).

Có hai loại: tự tìm từ điền vào hoặc cho phương án để lựa chọn Thiếu
tính khách quan.
1.2.2.5 Câu hỏi có đáp án đòi hỏi sắp xếp theo thứ tự
Loại này có nhiều câu trả lời ở mức độ khác nhau. Người học phải xem
xét từng câu và đánh dấu hoặc sắp xếp lại các câu trả lời theo số thứ tự mức độ
hợp lý nhất đến mức độ hợp lý thấp hơn.
Loại câu hỏi này thích hợp cho việc kiểm tra về một vấn đề chính có liên
quan đến nhiều vấn đề khác, nó có thể là nguyên nhân hoặc kết quả của nhiều
yếu tố khác. Sự liên quan của các yếu tố khác đến vấn đề chính thường ở các
mức độ khác nhau nhưng không thể loại bỏ yếu tố nào.
Thực ra loại câu hỏi trắc nghiệm loại này không được sử dụng nhiều như các loại trên,
nguyên nhân là do việc soạn câu hỏi cầu kỳ mà câu trả lời nhiều khi mang tính chủ quan.
1.2.3 Ưu-nhược điểm của trắc nghiệm khách quan [2, 15]
1.2.3.1 Ưu điểm
Cho phép trong một thời gian ngắn kiểm tra được nhiều kiến thức cụ thể,
đi sâu vào nhiều khía cạnh khác nhau của kiến thức. Một câu hỏi trắc nghiệm
buộc người học phải lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong những câu trả lời cho
9
Khóa luận tốt nghiệp

sẵn, công việc này thực hiện rất ít thời gian nên dùng TNKQ trong thời gian
ngắn có thể kiểm tra được lượng kiến thức lớn.
Phạm vi kiểm tra kiến thức một bài trắc nghiệm là khá rộng nên tránh
được tình trạng học tủ, học lệch, chỉ học kiến thức trọng tâm.
Người học chỉ mất thời gian để đọc đề, suy nghĩ, không mất nhiều thời
gian để viết bài làm như TNTL nên có tác dụng rèn tư duy nhanh và chính xác.
Trong một bài kiểm tra trắc nghiệm người soạn thể hiện được năng lực
của mình qua việc đặt câu hỏi. Người học đánh giá mức độ hiểu biết của mình
thông qua số câu trả lời đúng.
Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong việc xử lý kết quả kiểm tra

bằng phương pháp trắc nghiệm có thể đánh giá được bài kiểm tra, chất lượng
giáo dục của từng trường.
Ít tốn công sức và thời gian chấm bài, đảm bảo tính khách quan, có độ tin
cậy cao vào việc chấm điểm. Vì vậy tránh được tình trạng không công bằng
trong việc kiểm tra đánh giá.
Do tỉ lệ số câu nhiễu lớn hơn so với câu trả lời đúng khoảng 70-80% nên
để có câu trả lời đúng đòi hỏi người học không những nắm vững kiến thức mà
cần rèn luyện các thao tác tư duy, biết nhận xét, phán đoán, so sánh và quyết
định nhanh.
Trắc nghiệm gây được hứng thú và tính tích cực trong học tập và tự
nghiên cứu của người học.
Có thể sửa chữa bổ sung hoặc loại bỏ các câu hỏi để bài TNKQ ngày càng
có giá trị hơn.
1.2.3.2 Nhược điểm
TNKQ tuy là một phương pháp mới, có nhiều ưu điểm song nó cũng tồn
tại nhiều hạn chế:
Khó kiểm tra khả năng chủ động sáng tạo, khả năng tổng hợp kiến thức,
phương pháp tư duy, năng lực suy luận, giải thích, chứng minh của người học.
Chỉ cho biết kết quả của quá trình suy nghĩ của người học mà không biết
được quá trình tư duy, thái độ của người học đối với nội dung kiểm tra, do đó
10
Khóa luận tốt nghiệp

không đảm bảo được chức năng phát hiện lệch lạc của kiểm tra để từ đó có sự
điều chỉnh việc dạy và học cho phù hợp.
Việc soạn thảo câu hỏi đúng, chuẩn bị câu hỏi người soạn phải có chuyên
môn khá tốt, có nhiều kinh nghiệm và người đọc phải có thời gian đầu tư. Điều
khó nhất là phải tìm cho được một câu trả lời đúng nhất trong khi các phương án
trả lời khác đều có vẻ hợp lý.
Phương pháp trắc nghiệm khi làm bài không yêu cầu người học phải diễn đạt

kiến thức dưới dạng hành câu, không phải đưa ra phương pháp làm bài do đó không
tránh khỏi tình trạng nhìn bài nhau hoặc lựa chọn một cách bị động trong việc làm
bài kiểm tra đồng thời nó hạn chế khả năng diễn đạt, nếu sử dụng lâu dài ảnh hưởng
đến hành văn không phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết cho người học.
1.2.4 Kỹ năng soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan [14]
1.2.4.1 Các nguyên tắc chung khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm
Khi xây dựng một câu hỏi trắc nghiệm nói chung phải dựa vào ba nguyên tắc
quan trọng sau đây:
Tập trung vào các mục tiêu học tập quan trọng (nội dung và năng lực thực
hiện nào đó không cần quan tâm đến các vụn vặt và các kỹ năng tầm thường).
Chỉ khêu gợi ở người học những kiến thức và trí năng liên quan đến mục
tiêu học tập đã định (không để người học bộc lộ những khả năng và hành vi khác
chẳng hạn khả năng đoán biết phương án đúng từ những sơ hở của câu hỏi)
Không để những tồn tại làm cản trở hoặc kiềm chế khả năng của người
học (chẳng hạn thiếu sót về từ ngữ, hình vẽ…có thể làm ảnh hưởng đến việc trả
lời đúng của một người học giỏi).
1.2.4.2 Kỹ năng soạn câu hỏi nhiều lựa chọn
Chúng ta chỉ nghiên cứu cách soạn loại câu hỏi nhiều lựa chọn vì các loại
câu hỏi trắc nghiệm khác đều có thể cải biến để chúng trở thành câu hỏi nhiều lựa
chọn. Câu hỏi đúng – sai là một trường hợp riêng của câu hỏi nhiều lựa chọn, câu
hỏi điền khuyết có thể cải biến thành câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi ghép đôi có
thể cải biến thành câu hỏi nhiều lựa chọn trong phạm vi phương án ghép giới hạn.
Chúng ta có thể soạn câu hỏi trắc nghiệm theo hai cách: tự chế tác hoặc
chọn các câu hỏi tiêu chuẩn hóa trong các tài liệu và chỉnh sửa để chúng thích
11
Khóa luận tốt nghiệp

ứng với chương trình, mục tiêu cần đạt được.
Viết câu hỏi trắc nghiệm là một công việc khó, đòi hỏi phải có sự luyện
tập lâu dài để tích lũy kinh nghiệm, không phải chỉ biết một số nguyên tắc là

thực hiện được. Vì vậy khi viết câu hỏi trắc nghiệm nên theo một số gợi ý sau:
+ Các kỹ năng cơ bản để viết câu hỏi nhiều lựa chọn:
Trong một câu hỏi nhiều lựa chọn có hai phần: câu dẫn và các phương án
chọn. Trong các phương án chọn có một phưong án đúng (hoặc tốt nhất) và các
phương án nhiễu. Cần có 5 kỹ năng cơ bản sau đây để viết câu hỏi nhiều lựa chọn:
- Hướng câu hỏi vào việc đánh giá các mục tiêu học tập xác định.
- Chuẩn bị câu dẫn như là một câu hỏi hoặc vấn đề phải giải quyết.
- Viết một phương án đúng, súc tích.
- Viết các phương án nhiễu hợp lý.
- Tu chỉnh câu hỏi sao cho không có sơ hở làm lộ phương án đúng, các
câu hỏi viết xong phải qua một quá trình gọt dũa lâu dài, trao đổi sửa chửa, bổ
sung nhiều lần, phân tích thử nghiệm mới trở thành câu hỏi sử dụng được.
+ Một số chỉ dẫn cụ thể khi viết câu hỏi nhiều lựa chọn:
* Chế tác câu dẫn:
Cần viết câu dẫn thế nào để sau khi đọc xong người học có thể hiểu được
chủ định của câu hỏi, câu hỏi muốn người học làm gì. Câu dẫn phải nêu theo
kiểu câu hỏi trực tiếp hoặc nêu rõ vấn đề người học phải giải quyết.
Nếu sử dụng câu dẫn theo kiểu câu chưa hoàn chỉnh thì câu đó phải ngụ ý
một câu hỏi trực tiếp hoặc phải đặt phương án chọn ở cuối câu.
Câu dẫn nên bao trùm mọi ý cần có để các phương án chọn được ngắn gọn.
Nên bỏ các chi tiết không cần thiết để câu hỏi ngắn ngọn, chỉ nhằm vào chủ đề
câu hỏi. Tránh dùng các cụm từ lặp ở các phương án chọn, nên đưa chúng lên câu dẫn.
Khi viết câu hỏi nên tránh:
Nên tránh dùng các từ “luôn luôn”, ”tất cả”, “không cái nào”, “không bao giờ”,
“tuyệt đối”,… vì chúng làm cho người học có xu hướng xem các câu có các từ ấy đều
sai. Ngược lại các từ “Thông thường”, “thường thường”, “đôi khi”, “có lẽ”, “có thể”,…
có khuynh hướng được chọn làm câu đúng (người học sẽ đoán mò theo các hướng đó).
12
Khóa luận tốt nghiệp


Nên tránh các câu dẫn phủ định. Khi cần dùng phải viết hoa các từ phủ
định. Nên dùng các câu khẳng định hơn là các câu phủ định hay phủ định kép.
Nếu có thể nên tránh dùng từ không, nếu dùng thì từ KHÔNG phải được viết hoa
để lôi kéo sự chú ý của người học.
Tránh sử dụng các câu dẫn đòi hỏi bộc lộ quan điểm riêng của người học
chứ không phải năng lực của họ.
Tránh viết các câu hỏi mà câu này để gợi ý làm đúng câu kia (dấu đầu hở đuôi)
* Chế tác các phương án lựa chọn:
Trong các phương án lựa chọn có một phương án đúng và các phương án
nhiễu. Nguyên tắc chung đầu tiên là các phương án nhiễu và phương án đúng
cần đồng nhất về nội dung và không được khác nhau về hình thức để người học
có thể phán đoán được phương án đúng.
Để làm cho các phương án nhiễu có vẻ hợp lý nên dựa vào các điều kiện mà
người học dễ sai sót, hiểu nhầm, hiểu lệch khi học vấn đề tương ứng: sai sót về tính
toán, về khái niệm hay các sai sót về kiến thức chung. Do vậy việc phân tích các
phương án trả lời của người học có thể giúp ta xác định được các khó khăn mà họ
thường gặp.
Cần có 3 - 4 phương án nhiễu có tác dụng, không nên tạo nhiều phương án
nhiễu mà có một số phương án nhiễu không có tác dụng, mồi nhử không hấp dẫn.
Nhớ rằng điều quan trọng không phải là số lượng mà chất lượng các phương án
nhiễu. Không nên cố tạo cho đủ các phương án nhiễu không có chất lượng.
Các phương án chọn trước hết phải đồng nhất về mặt hình thức, cấu trúc
từ vựng, ngữ pháp, sau đó có thể đồng nhất về cả mặt nội dung. Lưu ý rằng độ
khó của câu hỏi phụ thuộc nhiều vào mức độ đồng nhất của các phương án chọn.
Về chấm câu: câu dẫn và mỗi phương án chọn phải hợp thành một câu liên
tục, nếu phương án chọn là một từ hay một câu chưa kết thúc thì không dùng dấu
chấm. Phải dùng quy tắc viết hoa hay viết thường chữ đầu mỗi phương án chọn.
Chế tác phương án đúng:
Phương án đúng phải chế tác sao cho những người học không có kiến thức đòi
hỏi sẽ không có manh mối để nhận ra đó là phương án đúng. Ngoài những đòi

13
Khóa luận tốt nghiệp

hỏi chung như đối với các phương án chọn, có một số đòi hỏi cần nhấn mạnh đối
với phương án đúng như sau:
Nói chung chỉ có một phương án đúng hoặc tốt nhất để trả lời câu hỏi nhiều lựa chọn.
Đoán chắc rằng những người có năng lực về lĩnh vực tri thức đang xét sẽ
đồng ý đó là phương án đúng hoặc tốt nhất.
Phương án đúng phải phù hợp với ngữ pháp của câu dẫn.
Không đặt phương án đúng ở vị trí như nhau của các phương án chọn
trong các câu hỏi khác nhau.
Tránh viết phương án đúng bằng những câu như trong sách giáo khoa
hoặc cách viết rập khuôn.
Phương án đúng phải có cùng độ dài như các phương án khác.
14
Khóa luận tốt nghiệp

Chương 2
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CÂN BẰNG TRONG
DUNG DỊCH CHỨA HỢP CHẤT ÍT TAN
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Độ tan [6, 10]
Khi hòa tan chất điện li ít tan M
m
A
n
trong nước, dưới tác dụng của các
phân tử nước phân cực thì các ion M
n+
, A

m-
trên bề mặt mạng tinh thể chất điện li
sẽ bị hidrat hóa và chuyển vào dung dịch dưới dạng phức chất aquơ [M(H
2
O)
x
]
n+
,
[A(H
2
O)
y
]
m-
.
Khi hoạt độ của các ion [M(H
2
O)
x
]
n+
và [A(H
2
O)
y
]
m-
trong dung dịch tăng
lên đến một mức nào đó thì xảy ra quá trình ngược lại: các ion bị dehidrat hóa và

kết tủa trên bề mặt tinh thể. Đến một lúc nào đó thì tốc độ của hai quá trình thuận
và nghịch bằng nhau và có cân bằng thiết lập giữa pha rắn và dung dịch bão hòa:
M
m
A
n
↓ + (mx+ny) H
2
O
ƒ
m M(H
2
O)
x
n+
+ n A(H
2
O)
y
m-

(II.1.1)
Pha rắn dung dịch bão hòa
Nồng độ của chất điện li trong dung dịch bão hòa được gọi là độ tan. Kí
hiệu S. Độ tan (S) có thể được biểu diễn bằng các đơn vị khác nhau: mol/L; g/L;
g/100g dung dịch; thường được biểu diễn bằng mol/L.
Độ tan phụ thuộc vào nhiều yếu tố: bản chất của chất tan và dung môi,
nhiệt độ, áp suất, trạng thái vật lí của pha rắn…
Đa số quá trình hòa tan đều thu nhiệt do đó độ tan thường tăng lên theo nhiệt độ.
Độ tan cũng phụ thuộc vào điều kiện làm kết tủa; kết tủa tách ra nhanh (ở

dạng tinh thể hạt bé) có độ tan lớn hơn kết tủa tách ra chậm (dạng tinh thể hoàn
chỉnh).
2.1.2 Tích số tan [6, 10]
Tích số tan là tích số hoạt độ của các ion trong dung dịch bão hòa với số
mũ thích hợp tại một nhiệt độ xác định.
15
Khóa luận tốt nghiệp

Có thể viết cân bằng (II.1.1) dưới dạng:
M
m
A
n

ƒ
m M
n+
+ n A
m-
K
S
(II.1.2)
Áp dụng định luật tác dụng khối lượng cho cân bằng (II.1.2):
K
S
= (M
n+
)
m
. (A

m-
)
n

(i): hoạt độ ion i
Tích số tan thường kí hiệu là K
S

Nếu biểu diễn dưới dạng nồng độ thì biểu thức có dạng:
K
S
= [M
n+
]
m
. [A
m-
]
n
.
n+ n-
m n
M A
f .f
(*)
Với f
i
: hoạt độ của ion i
Với dung dịch loãng thì lực tương tác giữa các ion không đáng kể f
i

→1.
Biểu thức (*) ở dạng gần đúng: K
S
= [M
n+
]
m
. [A
m-
]
n

Khi tích số tan của các chất điện li có độ tan lớn hơn 10
-4
mol/L thì phải kể
đến hoạt độ của các ion.
Tích số tan càng lớn thì kết tủa có khả năng tan càng nhiều và ngược lại.
Cũng như các đại lượng hằng số cân bằng, K
S
phụ thuộc nhiệt độ, bản
chất của chất tan và dung môi.
2.1.3 Quan hệ giữa độ tan và tích số tan [6, 10]
Độ tan và tích số tan là những đại lượng đặc trưng cho dung dịch bão hòa
do đó tích số tan và độ tan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và ta có thể tính
được tích số tan từ độ tan và ngược lại.
2.1.3.1 Tính tích số tan từ độ tan
Để tính tích số tan từ độ tan ta thực hiện các bước:
Mô tả các cân bằng trong dung dịch: cân bằng tan, các quá trình phụ (sự
tạo phức hidroxo của kim loại, sự kết hợp proton của anion, các quá trình tạo
phức của ion kim loại…).

Thiết lập biểu thức tích số tan (K
S
).
Biểu diễn nồng độ (hoạt độ) của các chất theo độ tan (S).
Tính tích số tan.
Ví dụ: Tính tích số tan của AgCl trong dung dịch bão hòa AgCl biết độ
16
Khóa luận tốt nghiệp

tan của nó ở 25
0
C là 1,001.10
-5
M.
Các quá trình xảy ra:
Cân bằng tan: AgCl ↓
ƒ
Ag
+
+ Cl
-
K
S

Quá trình phụ: Ag
+
+ H
2
O
ƒ

AgOH + H
+
β = 10
-11,7

Ta có: S = [Ag
+
] + [AgOH] = [Cl
-
] = 1,001.10
-5
β bé nên có thể coi sự tạo phức hidroxo xảy ra không đáng kể. Vì vậy:
[Ag
+
] = [Cl
-
] = 1,001.10
-5
. Nồng độ [Ag
+
] và [Cl
-
] rất bé, lực ion bé do đó:
-
+
Cl
Ag
f .f



1 → K
S
= [Ag
+
].[Cl
-
] = (1,001.10
-5
)
2
= 1,002.10
-10
2.1.3.2 Tính độ tan từ tích số tan
Bài toán được thực hiện theo trình tự ngược lại với việc tính tích số tan từ
độ tan. Trong trường hợp tổng quát việc tính độ tan khá phức tạp vì cân bằng của
hợp chất ít tan thường đi kèm với quá trình phụ, trong đó có sự tạo phức hydroxo
của ion kim loại, sự proton hóa của anion và sự tạo phức phụ của ion kim loại.
Phép tính chỉ đơn giản khi có thể bỏ qua các quá trình phụ hoặc khi đã biết pH,
nồng độ chất tạo phức phụ…
Để tính độ tan từ tích số tan thì thực hiện các bước tương tự như việc tính
tích số tan từ độ tan.
• Trường hợp đơn giản (bỏ qua các quá trình phụ):
M
m
A
n

ƒ
m M
n+

+ n A
m-
K
S
S mS nS
K
S
= (mS)
m
.(nS)
n
= m
m
.n
n
.S
m+n
→ S =
s
m+n
m n
K
m .n
• Trường hợp tổng quát đơn giản:
Các cân bằng trong dung dịch:
MA
ƒ
M
+
+ A

-
K
S
H
2
O
ƒ
H
+
+ OH
-
W
M
+
+ H
2
O
ƒ
MOH + H
+
β
A
+
+ H
-

ƒ
HA K
a
-1


Gọi S là độ tan của MA.
17
Khóa luận tốt nghiệp

S = [M
n+
] + [MOH] = [M
n+
] + β.[M
n+
].[H
+
]
-1
S = [M
n+
]. (1 +β.h
-1
) (1) với h = [H
+
]
Mặt khác: S = [A
-
] + [HA] = [A
-
] + [H
+
].[A
-

].K
a
-1
= [A
-
]. (1 + h.K
a
-1
) (2)
Từ (1) và (2): S
2
= [M
n+
].[A
-
].(1 +β.h
-1
).(1 + h.K
a
-1
) = K
S
.(1 +β.h
-1
).(1 + h.K
a
-1
)
→ S =
-1

S
-1
a
K .(1+β.h ).(1+h.k )
2.1.4 Các khái niệm về dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa và dung
dịch quá bão hòa [6, 9]
Khi tích số hoạt độ (nồng độ) của các ion với số mũ thích hợp của kết tủa
bằng tích số tan. Kết tủa không được tạo thành thêm và cũng không tan thêm (vì
tốc độ hòa tan bằng tốc độ kết tủa). Dung dịch ở trạng thái này gọi là dung dịch
bão hòa: (M
n+
)
m
. (A
m-
)
n
= K
S
.
Khi tích số hoạt độ (nồng độ) của các ion của kết tủa với số mũ thích hợp
nhỏ hơn tích số tan thì các ion của kết tủa không hóa hợp được với nhau để tạo
thành kết tủa (vì tốc độ hòa tan lớn hơn tốc độ kết tủa) dung dịch ở trạng thái đó
gọi là dung dịch chưa bão hòa, nếu thêm tiếp kết tủa vào dung dịch thì kết tủa
tan thêm: (M
n+
)
m
. (A
m-

)
n
< K
S
.
Khi tích số hoạt độ (nồng độ) của các ion của kết tủa với số mũ thích hợp
lớn hơn tích số tan thì các ion của kết tủa kết hợp với nhau để tạo thành kết tủa
làm giảm hoạt độ của chúng cho đến khi tích số của các hoạt độ đó bằng tích số
tan. Dung dịch ở trạng thái này gọi là dung dịch quá bão hòa: (M
n+
)
m
. (A
m-
)
n
> K
S
.
2.1.5 Tích số tan điều kiện [6]
Để thuận tiện cho việc đánh giá gần đúng độ tan trong các trường hợp
phức tạp có xảy ra các quá trình phụ, người ta sử dụng tích số tan điều kiện (
'
s
K
).
Cũng như hằng số phức tạo thành điều kiện, tích số tan điều kiện chỉ áp dụng
cho một số điều kiện thực nghiệm xác định (lực ion, pH, chất tạo phức phụ…).
Tích số tan nồng độ chính là tích số tan điều kiện ở lực ion đã cho. Trong biểu
thức tích số tan điều kiện hoạt độ của các ion thay bằng tổng nồng độ các dạng

tồn tại trong dung dịch của mỗi ion.
18
Khóa luận tốt nghiệp

Xét các cân bằng trong dung dịch chứa kết tủa MA:
Cân bằng tan: MA
ƒ
M
+
+ A
-
K
S
Các quá trình phụ: tạo phức hidroxo: M
+
+ H
2
O
ƒ
MOH + H
+
β
1
Proton hóa của A: A
+
+ H
-

ƒ
HA K

a
-1
Tạo phức với phối tử X: M + X
ƒ
MX β
Tích số tan điều kiện:
'
S
K
= [M’].[A’]
Với [M’] = [M] + [MOH] +[MX] = [M].(1+ β
1
.h
-1
+ β.[X])
[A’] = [A] + [HA] = [A]. (1 + K
a
-1
. h)
'
S
K
= [M].[A] .(1+ β
1
.h
-1
+ β.[X]). (1 + K
a
-1
.h)

đặt: α
M
= 1+ β
1
.h
-1
+ β.[X]; α
A
= 1 + K
a
-1
.h

'
S
K
= K
S
. α
M
. α
A

Nếu biết pH và nồng độ chất tạo phức phụ X ta có thể tính được
'
S
K
và từ
đó tính được độ tan của kết tủa đó theo định luật tác dụng khối lượng.
2.2 Kết tủa và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm kết tủa [3, 4, 6, 10]

2.2.1 Điều kiện để xuất hiện kết tủa
Điều kiện để có kết tủa xuất hiện là phải tạo được dung dịch quá bão hòa,
nghĩa là tích số tan với lũy thừa thích hợp phải lớn hơn tích số tan.
Đối với kết tủa M
m
A
n
: M
m
A
n

ƒ
m M
n+
+ n A
m-
K
S
(II.2.)
Điều kiện xuất hiện kết tủa phải là:
n+ m-
m n
M A
C .C
> K
S
Ví dụ: để có kết tủa Fe(OH)
3
:

-
3+
3
OH
Fe
C .C
>
3
s(Fe(OH) )
K
2.2.2 Sự kết tủa hoàn toàn
Ta biết khi tạo thành kết tủa giữa ion tan trong dung dịch và kết tủa luôn
luôn tồn tại một cân bằng. Vì vậy về mặt lí thuyết không thể kết tủa hết một ion
nào đó có trong dung dịch (kết tủa hoàn toàn). Tuy vậy trong thực tế kết tủa
được xem là hoàn toàn nếu nồng độ của ion còn lại trong dung dịch bé đến mức
không còn gây ảnh hưởng tới phản ứng khác. Người ta thường chấp nhận một
cấu tử được xem là kết tủa hoàn toàn khi nồng độ còn lại [i] ≤ 10
-6
M.
19
Khóa luận tốt nghiệp

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm kết tủa
Các ion của kết tủa, ngoài quá trình phản ứng với nhau tạo thành kết tủa còn
tham gia phản ứng phụ với các loại ion khác (ion lạ) có trong dung dịch, chẳng hạn
phản ứng với các ion H
+
, OH
-
của H

2
O, phản ứng với các chất tạo phức… trong các
trường hợp đó đều ảnh hưởng đến quá trình làm kết tủa. Ngoài ra các ion lạ không
phản ứng với các ion của kết tủa nhưng cũng gây nên tương tác tĩnh điện làm thay đổi
hoạt độ của chúng nên cũng ảnh hưởng đền quá trình kết tủa. Do vậy lượng dư thuốc
thử, môi trường pH, các chất tạo phức…đều ảnh hưởng đến quá trình làm kết tủa.
2.2.3.1 Ảnh hưởng của lượng dư thuốc thử
Yếu tố quan trọng nhất quyết định đến quá trình làm kết tủa là lượng dư
thuốc thử. Lượng dư thuốc thử có thể gây ra các hiệu ứng sau:
- Hiệu ứng làm giảm độ tan do có mặt ion đồng dạng với ion của kết tủa:
Từ cân bằng (II.2.) ta thấy khi tăng nồng độ của A
m-
(hoặc M
n+
) thì cân bằng
chuyển dịch sang trái và độ tan của kết tủa M
m
A
n
giảm. Như vậy việc làm kết tủa
A
m-
(hoặc M
n+
) thuận lợi hơn.
Ví dụ: khi thêm dư ion SO
4
2-
vào dung dịch Ba
2+

thì việc làm kết tủa Ba
2+
dưới dạng BaSO
4
sẽ hoàn toàn hơn.
- Hiệu ứng lực ion có khuynh hướng làm tăng độ tan: khi thêm dư thuốc thử
thì lực ion tăng, trong đa số trường hợp làm giảm hệ số hoạt độ ion:
Từ biểu thức: [M
n+
]
m
[A
m-
]
n
=
s
m n
M A
K
f .f
khi
m n
M A
f .f
giảm → K
S
tăng → độ tan tăng.
- Hiệu ứng pha loãng: khi thêm dư thuốc thử thì đồng thời thể tích dung dịch
tăng và do đó lượng ion nằm cân bằng với tướng rắn trong dung dịch bão hòa cũng

tăng lên.
Trong nhiều trường hợp thuốc thử dư phản ứng hóa học với kết tủa, do sự
tạo phức của ion kim loại với thuốc thử dư, do sự tạo thành các hidroxit lưỡng tính
của các ion kim loại tan được trong dung dịch thuốc thử dư…
Ta sẽ xét lần lượt các trường hợp xảy ra:
20
Khóa luận tốt nghiệp

Thuốc thử dư không phản ứng với kết tủa
Với trường hợp này lượng dư thuốc thử gây ra hiệu ứng làm giảm độ tan
do sự có mặt ion cùng loại với ion của kết tủa (đây là hiệu ứng quan trọng),
ngoài ra còn có hiệu ứng lực ion có khuynh hướng làm tăng độ tan và hiệu ứng
pha loãng. Thường thì nồng độ dung dịch thuốc thử làm kết tủa hoàn toàn bao
giờ cũng có nồng độ lớn hơn rất nhiều so với nồng độ ion bị kết tủa, thường gấp
vài chục lần. Qua tính toán người ta thấy rằng trong trường hợp này làm kết tủa
là tối ưu và khi ta chọn tỉ lệ thể tích dung dịch chứa ion nghiên cứu đúng bằng tỉ
lệ hệ số tỉ lượng trong phương trình phản ứng kết tủa.
Ví dụ: Khi trộn V L thuốc thử A với 1 L thuốc thử chứa ion M với nồng
độ đầu C
0
A
, C
0
M
. (bỏ qua các quá trình tạo phức hidroxo của ion kim loại M và
proton hóa thuốc thử A, không ghi điện tích của các ion M, A).
Sau khi trộn ta có: C
A

=

0
A
C .V
1+V
; C
M
=
0
M
C
1+V
.
Giả sử C
A
>> C
M

Phản ứng kết tủa: M + A
ƒ
MA K
S
C
0
C
M
C
A
[ ] x (C
A
- C

M
+ x)
Khi cân bằng: [M] = x; [A] = C
M
- C
A
+ x = x +
0 0
A M
C .V - C
1+V
Ta có: K
S
= (M). (A) = [M]. f
M
. [A]. f
A

→ [M]. [A] =
S
M
A
K
f .f
→ x. [x +
0 0
A M
C .V - C
1+V
] =

s
M A
K
f .f

Giả sử: f
A
= f
M
= f; x <<
0 0
A M
C .V - C
1+V
kết hợp điều kiện C
M
<< C
A

→ x =
s
2 0
A
K (1+V)
f .C .V
Lượng ion M còn lại trong toàn bộ thể tích: G = [M].(1 + V) =
2
S
2 0
A

K (1+V)
f .C .V
21
Khóa luận tốt nghiệp

Để G
min
(lượng thuốc thử ít) ta tính đạo hàm riêng phần của G theo V:
2
s
2 0 2
A
KdG 2(1+V).V-(1+V)
= .
dV f .C V
. Để G
min
thì
dG
= 0
dV
→ 2(1 + V).V - (1 + V)
2
= 0 → V = 1
Vậy V
A
= V
M
= V =1 L
Tương tự với trường hợp:

2A + M
ƒ
MA
2
↓ thì V
A
: V
M
= 2 : 1
3A + 2M
ƒ
M
3
A
2
↓ thì V
A
: V
M
= 3 : 2
Thuốc thử làm kết tủa được một số ion. Sự kết tủa phân đoạn.
Trong trường hợp cùng một thuốc thử có thể tạo được kết tủa với hai ion cùng
có mặt trong dung dịch thì việc tách hoàn toàn một ion nào đó phụ thuộc vào quan hệ
nồng độ của hai ion có mặt và quan hệ giữa tích số tan của hai kết tủa tạo thành giữa
các ion này với thuốc thử.
Ví dụ: Trong dung dịch chứa hai ion M và N có thể tạo kết tủa với thuốc thử A
mM + pA
ƒ
M
m

A
p

1
-1
s
K
nN + qA
ƒ
N
n
A
q

2
-1
s
K

Điều kiện để có các kết tủa trên là:

m p
M
A(1)
C .C
>
1
s
K
hay C

A(1)
>
1
s
p
m
M
K
C
n q
N
A(2)
C .C
>
2
s
K
hay
A(2)
C
>
2
s
q
n
N
K
C
Tùy theo quan hệ của C
A(1)

và C
A(2)
mà thứ tự xuất hiện kết tủa sẽ khác nhau.
Nếu C
A(1)
< C
A(2)
thì kết tủa M
m
A
p
xuất hiện trước.
Đến một lúc nào đó hai kết tủa cùng xuất hiện. Lúc đó ta có cân bằng:
M
m
A
p

ƒ
mM + pA
1
s
K

nN + qA
ƒ
N
n
A
q


2
-1
s
K
q M
m
A
p
+ p.n N
ƒ
q.m M + p N
n
A
q

1 2
q -p
s s
cb
K =K .K

Áp dụng định luật tác dụng khối lượng:
22
Khóa luận tốt nghiệp

K
cb
=
1

2
q.m q.m
q
s
p.n p.np
s
K
M M
=
K
N N
   
   

   
   
Từ đó tính được nồng độ của một ion còn lại trong dung dịch khi ion thứ
hai bắt đầu kết tủa.
Thuốc thử dư phản ứng với kết tủa.
Thuốc thử dư phản ứng với kết tủa làm tăng độ tan của kết tủa. Đó là
trường hợp do tạo kết tủa có tính lưỡng tính hoặc do khả năng tạo phức với ion
thuốc thử. Trong trường hợp này mới đầu khi tăng nồng độ thuốc thử độ tan
giảm (kết tủa xuất hiện) do hiệu ứng ion cùng loại, sau đó khi lượng thuốc thử
tăng thì độ tan cũng tăng lên (kết tủa tan ra).
2.2.3.2 Ảnh hưởng của pH
pH đóng vai trò quan trọng khi đánh giá độ tan và nó ảnh hưởng đến quá trình
làm kết tủa do pH ảnh hưởng tới các quá trình:
- Quá trình tạo phức hidroxo của ion kim loại.
- Quá trình proton hóa của kết tủa là bazơ yếu.
- Quá trình tạo phức giữa ion kim loại với phối tử tạo phức phụ.

Trong đa số trường hợp ảnh hưởng thứ hai là quan trọng hơn cả. Việc xem
xét ảnh hưởng của pH tới điều kiện làm kết tủa thường được thực hiện bằng cách
tính pH để bắt đầu xuất hiện kết tủa và pH ứng với khi đã có kết tủa hoàn toàn.
Xét trường hợp tổng quát và đơn giản sau: làm kết tủa ion kim loại M
+
bằng thuốc thử A
-
.Các quá trình xảy ra:
M
+
+ A
-

ƒ
MA
S
-1
K

A
-
+ H
+

ƒ
HA K
a
-1

M

+
+ H
2
O
ƒ
MOH + H
+
β
Gọi nồng độ ban đầu của M, A:
+
M
C
,
-
A
C
và [H
+
] = h.
Ta có:
+
M
C
= [M
+
] + [MOH] = [M
+
](1 + β.h
-1
) → [M

+
] =
+
-1
M
C
1+β.h

-
A
C
= [A
-
] + [HA] = [A
-
].(1 + K
a
-1
.h) → [A
-
] =
-
A
-1
a
C
1+h.k
23
Khóa luận tốt nghiệp


Để xuất hiện kết tủa: [M
+
].[A
-
] > K
S
+
M
-1
C
1+βh

.
-
A
s
-1
a
C
K
1+K .h
>
Nếu quá trình tạo phức hydroxo xảy ra không đáng kể ⇒ βh
-1
<<1
⇒ Điều kiện xuất hiện kết tủa:
+ - + -
S
S
M A M A

a
-1
a
C C C .C
> K h < K - 1
1+K h K
.
 

 ÷
 
Từ biểu thức ta thấy pH bắt đầu xuất hiện kết tủa phụ thuộc hằng số phân ly
axit của anion làm kết tủa (K
a
), tích số tan của kết tủa và nồng độ các chất phản ứng.
Nếu K
a
càng lớn (nghĩa là anion làm kết tủa anion của axit càng mạnh),
tích số tan càng bé (kết tủa càng ít tan) và nồng độ của các chất làm kết tủa càng
lớn thì nồng độ giới hạn của ion hydro để bắt đầu xuất hiện kết tủa càng lớn
nghĩa là có thể tiến hành việc làm kết tủa trong môi trường càng axit.
Đối với các kết tủa và thuốc thử làm kết tủa là anion của axit yếu (như CO
3
2-
,S
2-
…)
và khi tích số tan của kết tủa không thật quá bé thì phải tiến hành làm kết tủa
trong môi trường kiềm.
Để tính pH lúc kết tủa hoàn toàn tức là khi

[ ]
-6
M 10≤
thì ta có:
- -
-6
S
A A
S a
-1 -6
a S
C C .10
K
[M].[A] K h K ( - 1)
1+h.K 10 K
≥ ⇒ ≥ ⇒ ≤
2.2.3.3 Ảnh hưởng của các chất tạo phức
Các chất tạo phức phụ có mặt trong dung dịch có thể làm hạn chế hoặc ngăn cản quá
trình kết tủa do sự tạo phức với kim loại. Tính chất này được dùng để che các ion cản trở.
Để tính toán cân bằng dị thể khi có mặt chất tạo phức phụ thường nhằm
mục đích đánh giá độ tan và mức độ làm kết tủa hoàn toàn ion nghiên cứu hoặc
đánh giá khả năng che ion cản trở bằng chất tạo phức phụ.
Xét trường hợp: làm kết tủa ion M bằng thuốc thử A từ dung dịch có chứa
chất tạo phức phụ X (không ghi điện tích các ion).
Các cân bằng xảy ra:
Quá trình kết tủa: M + A
ƒ
MA K
S
-1

(1)
Quá trình tạo phức: M + nX
ƒ
MX
n
β
n
(2)
M + iH
2
O
ƒ
M(OH)
i
+ iH
+
β
i

(3)
A + jH
+

ƒ
H
j
A K
j
(j=1-α) (4)
X + kH

+

ƒ
H
k
X K
k
(k=1-α

) (5)
24
Khóa luận tốt nghiệp

Điều kiện để có kết tủa MA xuất hiện là:
' '
s
M
A
C .C K
>
.
Theo định luật bảo toàn nồng độ đầu đối với ion M và A ta có:

n 2 n
' ' ' ' ' '
M M MX MX MOH M(OH) M(OH)
C = C + C + + C + C + C + + C
(6)



' ' ' '
A A HA H A H A
C = C + C + C + + C
(7)
Tổ hợp các biểu thức định luật tác dụng khối lượng áp dụng cho các cân
bằng (1), (2), (3), (4), (5) với các biểu thức (6), (7) ta có:
-1
N N
' n ' -1
M M n X i
n=0 i=1
C = Cβ C + β h
 
 ÷
 
∑ ∑

0
= 1)
-1
α
' j
A A j
j=0
C = C K h
 
 ÷
 



0
=1)
Thông thường pH xác định được và thường dùng dư chất tạo phức phụ X
nếu C
X

≈ C
X
, từ đó tính được C
M

và C

A
. Khi xét ảnh hưởng của các chất tạo phức
đến quá trình làm kết tủa cho trường hợp tổng quát rất phức tạp thường phải áp
dụng cho từng trường hợp cụ thể và tính toán gần đúng một cách hợp lý nhất.
Ví dụ: Trộn 1 mL hỗn hợp đệm A gồm NH
3
2 M và NH
4
NO
3
2 M với
1mL dung dịch B gồm FeCl
3
2.10
-3
M và NaF 0,2 M. Có kết tủa Fe(OH)
3

xuất
hiện không? (Bỏ qua quá trình tạo phức hydroxo của Fe
3+
).
Sau khi trộn ta có:
+ 3+ -
3
4
-3
NH
NH Fe F
C = C = 1 M; C =10 M; C = 0,1 M 2
Các quá trình xảy ra:
Trong dung dịch B: Fe
3+
tồn tại chủ yếu dưới dạng phức Floro (
- 3+
F Fe
C C
>>
).
Fe
3+
+ F
-

ƒ
FeF
2+
β

1
= 10
5,8
Fe
3+
+ 2F
-

ƒ
FeF
2
+
β
2
= 10
9,3
Fe
3+
+ 3F
-

ƒ
FeF
3
β
3
= 10
12,06
Ta có:
(

)
3+
2 3
-3 3+ - - -
1 2 3
Fe
C =10 = Fe 1+β F +β F +β F
       
       
Coi
-
-
F
[F ] C 0,1
≈ =
25

×