Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ĐÁNH GIÁ sự tác ĐỘNG của đầu tư PHÁT TRIỂN đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.57 KB, 15 trang )

ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Định nghĩa, khái niệm về đầu tư và tăng trưởng kinh tế

I.
1.

Đầu tư
Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư như: Theo quan điểm
dưới góc độ tiêu dùng, thì đầu tư là hình thức hạn chế tiêu dùng hiện tại để
thu được mức tiêu dùng lớn trong tương lai; Theo quan điểm trên góc độ tài
chính, thì đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư nhận về
một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn và sinh lời; Theo nghĩa rộng và bao
quát thì đầu tư là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực ở hiện tại vào một
hoạt động nào đó nhằm đạt được một hay một số tập hợp mục đích của nhà
đầu tư trong tương lai
Tuy nhiên, theo Luật đầu tư số: 59/2005/QH11, được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày
29/11/2005 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 thì: “Đầu tư là
việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình
thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật”.

2.

Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng về sản lượng của nền kinh tế
theo thời gian. Theo quan điểm của kinh tế học, thì tăng trưởng kinh tế
thường chỉ sự gia tăng của giá trị tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc sự
gia tăng của giá trị GNP bình quân đầu người. Tuy nhiên, để phán ánh
chính xác hơn sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, người ta thường chỉ




tính sản lượng ròng của một nền kinh tế, tức là tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của nền kinh tế đó. Như vậy, tăng trưởng kinh tế được tính bằng
mức tăng GDP hoặc mức tăng GDP bình quân đầu người theo thời gian.
Điều này có nghĩa là tăng trưởng kinh tế chỉ thể hiện sự gia tăng về mặt
lượng của nền kinh tế theo thời gian.

Tác động của đầu tư phát trển đến tăng trưởng kinh tế

II.

Như chúng ta đã biết, đầu tư phát triển chính là hoạt động đầu tư tài sản vật
chất và sức lao động chính vì thế nó là nhân tố quan trọng để phát triển và
tăng trưởng kinh tế. Đối với một nền kinh tế, hoạt động đầu tư có một ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, nó không chỉ đóng vai trò trong quá trình tái sản
xuất của xã hội mà còn tạo ra những cú hích cho sự phát triển của nền kinh
tế ở những nước đang phát triển thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nợ nần và
nghèo đói, tạo ra sự phát triển của các nền kinh tế phát triển.
1.

Đầu tư phát triển tác động đến quy mô sản lượng của nền kinh tế
*) Trong nền kinh tế thị trường thì hàng hoá, dịch vụ được điều tiết thông
qua quan hệ cung, cầu. Do đó, nó tác động đến quy mô sản lượng của nền
kinh tế của mỗi quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Trong khi đó, hoạt
động đầu tư lại là một bộ phận cấu thành lên tổng cung, tổng cầu của nền
kinh tế, cụ thể:
-Tác động đến tổng cầu: Do tổng cầu của nền kinh tế: AD =C+I+G+NX,
tức là tổng cầu của nền kinh tế bao gồm: Chi tiêu của khu vực Chính phủ
+ Chi tiêu của các hộ gia đình và các doanh nghiệp + Tiết kiệm (hay đầu

tư) + Chênh lệch xuất nhập khẩu.Vì vậy, đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng cầu, nó tác động đến tổng cầu trong ngắn hạn và tác
động một cách trực tiếp. Tức là, khi tổng cung chưa thay đổi thì sự tăng lên


của đầu tư sẽ làm cho tổng cầu của nền kinh tế tăng lên. Khi đó sẽ làm cho
quy mô sản lượng cân bằng thay đổi trong ngắn hạn.
Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm khoảng 24%
-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới.
- Tác động đến tổng cung: Kết quả của hoạt động đầu tư là tài sản và năng
lực sản xuất mới tăng thêm, vì vậy nó tạo ra sự gia tăng về mặt sản lượng
của nền kinh tế. Nhưng tác động của đầu tư là trong dài hạn, khi đầu tư
tăng sẽ làm cho sản lượng của nền kinh tế gia tăng, do đó sẽ làm cho sản
lượng tiềm năng tăng lên và giá cả sản phẩm giảm xuống. Đến lượt nó, khi
giá cả giảm sẽ kích thích, gia tăng tiêu dùng và kích thích sản xuất phát
triển,tạo gia sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu
và đối với tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư,
dù là tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa
là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia.
Chẳng hạn, khi tăng đầu tư, cầu của các yếu tố của đầu tư tăng làm cho giá
của các hàng hoá có liên quan tăng( giá chi phí vốn, giá công nghệ, lao
động, vật tư) đến một mức độ nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát. Đến lượt
mình, lạm phát làm cho sản xuất đình trệ, đời sống của người lao động gặp
nhiều khó khăn do tiền lương ngày càng thấp hơn, thâm hụt ngân sách, kinh
tế phát triển chậm lại. Mặt khác, tăng đầu tư làm cho cầu của các yếu tố có
liên quan tăng, sản xuất của các nghành này phát triển, thu hút thêm lao
động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống của người lâo động,
giảm tệ nạn xã hội. Tất cả các tác động này tạo điều kiện cho sự phát triển
kinh tế.



Khi giảm đầu tư( như Việt Nam thời kì 1982-1989) cũng dẫn đến tác động
2 mặt, nhưng theo chiều hướng ngược láio với tác động trên đây. Vì vậy,
trong điều hành vĩ mô nền kinh tế, các nhà hoạch định chính sách cần thấy
hết tác động hai mặt này để đưa ra các chính sách nhằm hạn chế các tác
động xấu, phát huy tác động tích cực, duy trì được sự ổn định của toàn bộ
nền kinh tế.
*) Đầu tư phát triển ảnh hưởng đến sự dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế:
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con dường tất yếu có thể
tăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn ( từ 9-10% ) là tăng trưởng đầu tư
nhằm tạo ra sự phát triển ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các
nghành nông, lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai và các khả năng
sinh học, để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5-6% là rất khó khăn. Như vậy,
chính đầu tư quyết định quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở các nước
nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế.
Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về
phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kếm phát triển thoát
khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài
nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị... những vùng có khả năng phát triển
nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển.
*) Đầu tư tác động đến các cơ sở sản xuất kinh doanh:
Đối với mỗi doanh nghiệp thì đầu tư có vai trò quyết định dến cả sự ra đời,
tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở. Khi tạo dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho
sự ra đời của bất kì cơ sở nào cũng cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc
hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc trên nền bệ, tiến hành công


tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động
trong một chu kì của các cơ sở vật chất kĩ thuật vừa được tạo tạo ra. Các

hoạt động này chính là hoạt động đầu tư. Đối với các cơ sở sản xuất kinh
doanh dịch vụ đang tồn tại sau một thời gian hoạt động, các cơ sở vật chất
kĩ thuật của các cơ sở này đã hao mòn, hư hoảng. Để duy trì dc sự hoạt
động bình thường cần định kì tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới để
thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kĩ thuật
và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết
bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời, cũng có nghĩa là phải
đầu tư.
2. Đầu tư phát triển tác động đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

*) Đầu tư tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế:
Cho đến nay, đã có rất nhiều mô hình nghiên cứu và chỉ ra vai trò của hoạt
động đầu tư đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, ví dụ như: Mô hình
Robert Solow (1956) cho rằng: việc tăng vốn sản xuất chỉ ảnh hưởng đến
tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong dài hạn, tăng
trưởng sẽ đạt ở trạng thái dừng; Mô hình Sung Sang Park cho rằng: nguồn
gốc tăng trưởng là tăng cường vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư con người;
Theo mô hình Tân cổ điển, thì nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc vào
cách thức kết hợp hai yếu tố đầu vào vốn (K) và lao động (L). Theo quan
điểm tăng trưởng của trường phái kinh tế học vĩ mô Keynes, với mô hình
tiêu biểu là mô hình Harrod-Domar thì: nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do
lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên.Mặc dù các mô
hình kinh tế được đưa ra đều khẳng định vai trò của đầu tư đối với tăng
trưởng kinh tế, nhưng bản than mô hình cũng có những hạn chế nhất định.


Nhưng các nguyên lý về vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng đã tiếp tục
được làm rõ qua hoạt động thực tiễn.Thực tế cho thấy rằng: mức gia tăng
sản lượng của nền kinh tế phụ thuộc vào sự gia tăng quy mô vốn đầu tư. Vì
vậy, việc gia tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là

những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng
suất nhân tố tổng hợp, tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH-HĐH, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…do đó, nâng
cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ giữa đầu tư với tăng
trưởng được mô hình hoá qua công thức:
Vốn đầu tư
Mức gia tăng GDP =
ICOR
Trong đó: Hệ số ICOR là tỷ số giữa quy mô đầu tư tăng thêm với mức gia
tăng sản lượng, hay là suất đầu tư cần thiết để tạo ra một sản lượng tăng
thêm. Hệ số này được tính toán như sau:
Vốn đầu tư tăng thêm
ICOR=

Đầu tư trong kì
=

GDP tăng thêm

Nếu đem chia cả tử và mẫu số cho GDP, ta có:
Tỷ lệ vốn đầu tư / GDP

GDP tăng thêm


ICOR=
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Như vậy, nếu hệ số ICOR không đổi, mức tăng trưởng kinh tế GDP hoàn
toàn phụ thuộc vào quy mô vốn đầutư. Ở các nước phát triển, ICOR thường
lớn, từ 5-7 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều để thay thế

cho lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có giá cao. Còn ở các nước
chậm phát triển ICOR thấp từ 2-3 do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể và
cần phải sử dụng lao động để thay thế cho vốn do sử dụng công nghệ kém
hiện đại, giá rẻ.
*) Đầu tư làm tăng khả năng khoa học và công nghệ của đất nước:
Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá, đầu tư là điều kiện tiên quyết
của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay.
Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, trình độ công nghệ của Việt
Nam lạc hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực. Theo UNIDO, nếu
chia quá trình phát triển công nghệ thế giới thành 7 giai đoạnthì Việt Nam
đang là một trong 90 nước kém nhất về công nghệ. Với trình độ công nghệ
lạc hậu này, quá trình công nghiệp hoá của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó
khăn nếu không đề ra được một chiến lược đầu tư phát triển công nghệ
nhanh và vững chắc. Chúng ta đều biết rằng có 2 con đường cơ bản để có
công nghệ là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ
nước ngoài. Dù là sự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài đều cần phải có
tiền, cần phải có vốn đầu tư. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn
với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không khả thi.


III.

Sự tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng kinh tế việt
nam trong những năm gần đây
1. Đầu tư phát triển 2013

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013 theo giá hiện hành ước tính
đạt 1091,1 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước và bằng 30,4%
GDP. Trong vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013, vốn khu vực Nhà
nước đạt 440,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,4% tổng vốn và tăng 8,4% so với

năm trước; khu vực ngoài Nhà nước 410,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,6% và
tăng 6,6%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 240,1 nghìn tỷ
đồng, chiếm 22% và tăng 9,9%.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện
năm 2013 theo giá hiện hành

So với cùng
Nghìn tỷ cấu (%)
kỳ
đồng
năm trước
(%)
TỔNG SỐ
Khu vực Nhà nước
Khu vực ngoài Nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài

1091,1
440,5
410,5

100,0
40,4
37,6

108,0
108,4
106,6


240,1

22,0

109,9

Trong vốn đầu tư thực hiện khu vực Nhà nước năm nay, vốn từ ngân sách
Nhà nước ước tính đạt 205,7 nghìn tỷ đồng, bằng 101,5% kế hoạch năm và
tăng 0,3% so với năm 2012.


Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2013
ước tính đạt 21,6 tỷ USD, tăng 54,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm:
14,3 tỷ USD vốn đăng ký của 1275 dự án được cấp phép mới, tăng 70,5%
(Số dự án tăng 0,7%) và 7,3 tỷ USD vốn đăng ký bổ sung của 472 lượt dự
án

2. Đầu tư phát triển 2014

Năm 2014, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư công, đổi mới và quản lý
đầu tư theo kế hoạch trung hạn. Vốn được huy động tập trung cho các công
trình quan trọng và cấp thiết, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, khắc phụ
tình trạng đầu tư dàn trải. Năm nay là năm thứ 3 thực hiện đề án tổng thể
tái cơ cấu nền kinh tế trong đó có triển khai tái cơ cấu đầu tư đi đôi với việc
tiếp tục giảm dần đầu tư công, giảm tỷ trọng và nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn nhà nước, hoàn thiện thể chế về đầu tư nhằm huy động mạnh mẽ các
nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Các nguồn lực trong và ngoài nước
cho đầu tư phát triển được huy động và sử dụng ngày càng tốt. Các chính
sách tài chính, tiền tệ tiếp tục phát huy tác dụng, tập trung vào việc duy trì
lãi suất thấp đã tạo điều kiện thúc đẩy thu hút và giải ngân vốn đầu tư.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng phối hợp thực hiện tốt việc tháo gỡ
vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển theo kế
hoạch được giao. Đây cũng là một trong những điểm mấu chốt để đảm bảo
tiến độ thực hiện của các dự án công trình, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và
khối lượng thực hiện hoàn thành. Ngoài ra, các địa phương trên cả nước
đẩy mạnh huy động các nguồn lực và đa dạng hóa hình thức đầu tư, đồng
thời tập trung chỉ đạo việc giải phóng mặt bằng, nhất là các công trình


trọng điểm quốc gia. Nhiều công trình hiện đại, quan trọng về giao thông,
thủy lợi, hạ tầng đô thị, hệ thống thông tin được đẩy nhanh tiến độ và đưa
vào sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an
ninh.
Tất cả các yếu tố trên đã góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm
2014 theo giá hiện hành ước tính đạt 1220,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so
với năm 2013 và bằng 31% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt
486,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 39,9% tổng vốn và tăng 10,1% so với năm
trước; vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 468,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,4%
và tăng 13,6%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 265,4
nghìn tỷ đồng, chiếm 21,7% và tăng 10,5%.
Tốc độ phát triển vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
các năm 2012, 2013 và 2014 so với năm trước
(Theo giá hiện hành)
Đơn vị tính: %
Tổng số
Khu vực Nhà nước
Khu vực ngoài Nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài


Năm 2012
109,3
119,0
108,1

Năm 2013
108,4
108,7
107,1

Năm 2014
111,5
110,1
113,6

96,3

109,8

110,5


Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực
hiện năm 2014 ước tính đạt 207,7 nghìn tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch năm
và tăng 0,3% so với năm 2013.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm nay có dấu hiệu khả quan so
với năm 2013, cơ cấu vốn diễn ra theo xu hướng tích cực. Lĩnh vực sản
xuất công nghiệp, chế biến chế tạo, thiết bị điện tử vẫn là các lĩnh vực hấp
dẫn. Tiếp đến là lĩnh vực kinh doanh bất động sản và lĩnh vực xây dựng.

Từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2014, đầu tư trực tiếp của nước ngoài thu
hút 1588 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15642,6 triệu
USD, tăng 24,5% về số dự án và tăng 9,6% về số vốn so với cùng kỳ năm
2013. Đồng thời có 594 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước được cấp
vốn bổ sung với 4588,3 triệu USD. Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự
án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 20230,9 triệu USD, tuy giảm 6,5% so
với cùng kỳ năm 2013 nhưng cao hơn 19% so với kế hoạch. Vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2014 ước tính đạt 12,4 tỷ USD,
tăng 7,4% so với năm trước và cao hơn 2,9% so với kế hoạch năm 2014.
Trong năm, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài với số vốn đăng ký đạt 14492,8 triệu USD, chiếm 71,6% tổng
vốn đăng ký; ngành kinh doanh bất động sản đạt 2545 triệu USD,
chiếm 12,6%; ngành xây dựng đạt 1057,4 triệu USD, chiếm 5,2%; các
ngành còn lại đạt 2135,7 triệu USD, chiếm 10,6%.
Cả nước có 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong năm, trong đó Thái Nguyên dẫn
đầu với số vốn đăng ký đạt 3250,6 triệu USD, chiếm 20,8% tổng vốn đăng
ký cấp mới; tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh 2863,7 triệu USD,


chiếm 18,3%; Bắc Ninh 1426,5 triệu USD, chiếm 9,1%; Khánh Hòa 1258,6
triệu USD, chiếm 8%;Hải Phòng 809,3 triệu USD, chiếm 5,2%; Bình
Dương 697 triệu USD,chiếm 4,5%; Đồng Nai 638 triệu USD, chiếm 4,1%..
3. Đầu tư phát triển 2015

Năm 2015 tiếp tục thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế trong đó
có tái cơ cấu đầu tư đi đôi với việc tiếp tục giảm dần đầu tư công, giảm tỷ
trọng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, hoàn thiện thể chế về
đầu tư nhằm huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển.
Việc triển khai, thực hiện có hiệu quả các văn bản pháp quy quan trọng

trong hoạt động đầu tư: Luật đầu tư công, Luật đầu tư (sửa đổi), Luật doanh
nghiệp (sửa đổi), Luật đấu thầu, Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác
công tư (PPP)... đã góp phần tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả đầu
tư.
Bên cạnh đó, các ngành và cơ quan chức năng thực hiện đẩy mạnh huy
động các nguồn lực và đa dạng hóa hình thức đầu tư, đồng thời tập trung
chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, khó khăn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn
đầu tư phát triển theo kế hoạch được giao, đặc biệt là các chương trình dự
án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi. Môi trường pháp lý đầu tư
được đổi mới và từng bước hoàn thiện góp phần thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI theo hướng nâng cao chất lượng nguồn vốn, khuyến khích
các dự án sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sản xuất các
sản phẩm có khả năng cạnh tranh và tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, ưu
tiên các dự án phát triển công nghệ phụ trợ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế.


Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2015 theo giá hiện hành
ước tính đạt 1367,2 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2014 và bằng
32,6% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 519,5 nghìn tỷ đồng,
chiếm 38% tổng vốn và tăng 6,7% so với năm trước; vốn khu vực ngoài
Nhà nước đạt 529,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,7% và tăng 13%; vốn khu vực
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 318,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,3%
và tăng 19,9%.
Tốc độ phát triển vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
các năm 2013, 2014 và 2015 so với năm trước
(Theo giá hiện hành)
Đơn vị tính: %

Tổng số

Khu vực Nhà nước
Khu vực ngoài Nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài

Năm 2013
108,4
108,7
107,1

Năm 2014
111,5
110,2
113,6

Năm 2015
112,0
106,7
113,0

109,9

110,5

119,9

Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực
hiện năm 2015 ước tính đạt 220,4 nghìn tỷ đồng, bằng 100,6% kế hoạch
năm và tăng 6,1% so với năm 2014
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2015 thu

hút 2013 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15,58 tỷ USD,
tăng 26,8% về số dự án và giảm 0,4% về số vốn so với cùng kỳ năm 2014.


Đồng thời có 814 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước được cấp vốn bổ
sung với 7,18 tỷ USD. Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và
vốn cấp bổ sung đạt 22,76 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2014. Vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2015 ước tính đạt 14,5 tỷ USD,
tăng 17,4% so với năm trước.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư nước ngoài lớn
nhất với số vốn đăng ký đạt 15,23 tỷUSD, chiếm 66,9% tổng vốn đăng
ký; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều
hòa không khí đạt 2809,3 triệu USD, chiếm 12,4%; ngành kinh doanh bất
động sản đạt 2394,7 triệu USD, chiếm 10,5%; các ngành còn lại đạt 2320,1
triệu USD, chiếm 10,2%.
Cả nước có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong năm 2015, trong đó thành phố Hồ
Chí Minh dẫn đầu với số vốn đăng ký đạt 2811,7 triệu USD, chiếm 18% tổng
vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Trà Vinh 2526,8 triệu USD, chiếm 16,2%;
Bình Dương 2465,8 triệu USD, chiếm 15,8%; Đồng Nai 1471,9 triệu USD,
chiếm 9,4%; Hà Nội 910,7 triệu USD, chiếm 5,8%; Hải Phòng 573,1 triệu
USD, chiếm 3,7%; Tây Ninh 502,9 triệu USD, chiếm 3,2%; Quảng Ninh
373,9 triệu USD, chiếm 2,4%.
Trong những năm qua, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách
thức nhưng nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội, kinh tế duy trì ở mức tăng trưởng cao, chất
lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện, các cân đối vĩ mô được đảm
bảo.





×