BIỆN PHÁP THI CÔNG CẤP THOÁT NƯỚC
1. Biện pháp lắp đặt đường ống cấp nước
Toàn bộ hệ thống cấp, thoát nước của công trình được thi
công theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành 20 TCVN 51 - 84 và
TCVN 4519 - 88.
Công tác thi công hệ thống cấp nước được thực hiện qua
các bước sau:
+ Việc tập kết vật tư thi công và bảo quản tại kho của
công trình cần tuân thủ các bước như đã nêu trong mục trên.
+ Cùng tiến độ khi thi công bê tông sàn, thi công bể phốt,
bể nước ngầm, Nhà thầu chủ động đặt chờ các vị trí ống cấp,
thoát xuyên dầm, xuyên sàn theo quy cách thể hiện trên bản vẽ
thi công nước. Khi công tác đặt chờ hoàn chỉnh (được xác nhận
trong nhật ký thi công) Nhà thầu mới cho triển khai các công
việc tiếp theo.
+ Để đảm bảo chất lượng, việc gia công cắt, ren ống thép
tráng kẽm được thực hiện trực tiếp tại chân công trình bằng bàn
cắt thủ công kết hoẹp với máy cắt ren ống chuyên dụng (của
Trung Quốc sản xuất). Lưỡi cắt thép ống và ren luôn được thay
thế sau 2500 lần cắt tránh được bong, tróc mặt tráng kẽm và loa,
tóp đầu ống vì lý do lưỡi cắt không còn đủ độ sắc nhọn.
+ Đường ống thép tráng kẽm cấp nước đi chìm trong
tường của khu vệ sinh do vậy khi thi công lắp đặt Nhà thầu sẽ sử
dụng các loại máy cắt gạch để tạo rãnh trên tường. Như vây, sau
khi lắp đặt sẽ đảm bảo đường ống chìm hẳn trong tường đảm
bảo cho công tác ốp gạch men sau này được thuận tiện.
+ Việc chèn, đệm kín khe hở khớp nối ren khi thi công
trục đường ống cấp nước được thực hiện bằng sợi đay tơ tẩm
sơn, việc bịt kín khi lắp thiết bị thực hiện bằng băng tan.
+ Nhà thầu sử dụng các thiết bị định vị chuyên dụng để
xác định các đầu chờ ra thiết bị sao cho vị trí tâm lỗ ống chờ lắp
thiết bị có dung sai cho phép không quá 1mm so với vị trí chỉ
định ghi trong hồ sơ thiết kế.
+ Tất cả các đầu ống trước và sau thi công đều được bịt
kín bằng nút bịt ống tránh các vật lạ lọt vào và sẵn sàng cho
công tác thử áp lực. Công tác thử áp lực đường ống sẽ được tiến
hành ngay sau khi lắp đặt xong cho từng khu vệ sinh, cho từng
đường trục. Việc tiến hành thử áp lực từng phần sẽ tránh được
phải tháo dỡ hàng loạt khi phát hiện rò rỉ.
+ Sau khi thử áp lực đạt yêu cầu (xin xem chi tiết công tác
thử áp lực ở phần sau) Nhà thầu sẽ cho tiến hành cố định các
đường ống vào tường để sẵn sàng cho công tác trát tường tiếp
theo.
2. Biện pháp lắp đặt đường ống thoát nước
+ Toàn bộ ống thoát nước bên trong công trình là ống
PVC và vật liệu phụ của Nhà máy nhựa Tiền Phong (VN) sản
xuất.
+ Khi cột chống, cốp pha các tầng được tháo dỡ xong thì
Nhà thầu mới tiến hành thi công hệ thống trục thoát nước trong
nhà.
+ Do thoát trục là ống PVC D110 quy cách xuất xưởng
4m/đoạn nên Nhà thầu sẽ thi công từ dưới lên cho thuận lợi. Độ
cao đặt tê chếch được tính toán từ cốt chuẩn và được kiểm tra
theo cốt tầng đảm bảo khi lắp ghép thoát tầng sẽ đạt độ chính
xác cao.
+ Để chịu được va đập lớn của nước thải khi sử dụng Nhà
thầu sẽ rút ngắn khoảng cách đai ôm ống (colie) xuống là
1,5m/cái. ở những nơi không thể ôm ống vào tường bằng đai ôm
bình thường, Nhà thầu sẽ gia công tại chỗ các colie đặc biệt đảm
bảo neo giữ ống ở mọi vị trí.
+ Toàn bộ các loại ống thoát của tầng được đón ở phía
dưới tức là nằm trong khoảng không giữa trần bê tông và trần
giả của tầng dưới. Do đó Nhà thầu sử dụng quang treo ống
chuyên dụng và ty treo để cố định các đường thoát tầng. Quang
treo được chế tạo sao cho thật dễ dàng điều chỉnh độ cao thuận
lợi cho việc lấy độ dốc.
+ Ống PVC và phụ kiện được nối với nhau bằng keo dán
ống chuyên dụng do nhà máy nhựa Tiền Phong – Hải Phòng sản
xuất. Quá trình bôi keo dán ống phải tuyệt đối tuân theo hướng
dẫn lắp đặt và khuyến cáo kỹ thuật của nhà máy.
+ Cũng do thoát nước đón ở phía dưới nên số lượng điểm
xuyên sàn là rất lớn, việc xử lý chống thấm cho các tiếp giáp
nhựa, thép bê tông sẽ được Nhà thầu giám sát chặt chẽ và xử lý
triệt để trước khi lắp đặt trần giả.
+ Sau khi thi công xong tầng nào Nhà thầu sẽ sử dụng nút
bịt để bịt kín tất cả các đầu ống, ngoài ra Nhà thầu cũng sẽ
không nối thoát tầng với thoát trục ngay. Việc này chỉ được thực
hiện sau khi đã tiến hành bước kiểm tra rò rỉ sẽ nói đến trong
mục sau.
Biện pháp kiểm tra, khắc phục lỗi của hệ thống đường
ống
Sau khi nhận được báo cáo hoàn thành công việc của tổ
trưởng thi công, kỹ sư phụ trách thi công đường ống phải trực
tiếp hoặc uỷ nhiệm cho cán bộ kỹ thuật kiểm tra lại độ chính xác
hình học của tất cả các đầu chờ cho đường cấp và thoát nước. Vị
trí theo toạ độ ngang dọc của các đầu chờ không được sai lệch
quá 1mm so với chỉ định vị trí thiết bị trong thiết kế có tham
chiếu đến tài liệu kích thước thiết bị do nhà sản xuất cung cấp.
Trường hợp phát hiện sai lệch, kỹ thuật phải yêu cầu tổ trưởng
sửa chữa kịp thời trước khi công tác thử nghiệm rò rỉ tiến hành.
Để phát hiện rò rỉ đối với hệ thống thoát nước Nhà thầu sử
dụng phương pháp ngâm. Do từ quá trình trước thoát nước từng
phần vẫn còn cách ly với thoát nước trục nên có thể điền đầy đủ
vào hệ thống thoát nước từng tầng để kiểm tra. Sau 24h nếu
không phát hiện ra bất kỳ một rò rỉ nào thì hệ thống thoát nước
được coi là đạt yêu cầu.
Để kiểm tra độ kín của đường ống cấp nước Nhà thầu
thực hiện phép đo thử như sau: bịt kín các đầu ống bằng nút bịt
thép, dùng bơm nước PW 251 EA đưa nước điền đầy toàn bộ hệ
ống cấp, sử dụng bơm cao áp đưa nước trong hệ thống tới áp
suất đỉnh 8kg/cm2 (theo yêu cầu của thiết kế). Duy trì trạng thái
áp suất cao trong khoảng thời gian 12 tiếng, nếu sụt áp không
vượt quá 5% so với áp suất đỉnh là đạt yêu cầu. Nếu sụt áp vượt
quá mức trên Nhà thầu sẽ kiểm tra tìm chỗ rò rỉ để khắc phục.
Biện pháp thi công chống thấm cho các lỗ xuyên sàn:
Khi toàn bộ đường ồng cấp thoát thi công và công tác
kiểm tra độ chính xác hình học cũng như kiểm tra khắc phục rò
rỉ xong Nhà thầu mới tiến hành công tác thi công chống thấm
khu vệ sinh.
Trước tiên Nhà thầu thực hiện bịt kín các lỗ xuyên sàn
bằng xi măng trộn lẫn với phụ gia chống thấm, tỷ lệ pha trộn
tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên vỏ hộp sau đó
Nhà thầu tiến hành chống thấm xung quanh cổ ống bằng hỗn
hợp trên và vải thủy tinh. Trước khi rải vải thủy tinh Nhà thầu sẽ
quét 2 lớp sơn chống thấm đợi cho khô để tạo thành một liên kết
vững chắc. Sau khi rải vải thủy tinh Nhà thầu sẽ quét thêm 1
lượt sơn nữa để cố định vải vào nền, Nhà thầu thực hiện công
tác chống thấm cho toàn bộ các lỗ xuyên sàn khu vệ sinh. Công
tác chống thấm được coi là hoàn thành sau khi ngâm nước vào
khu vệ sinh 24h mà không phát hiện bất cứ một rò rỉ nào xuống
tầng dưới.
3. Biện pháp lắp đặt thiết bị vệ sinh
Thiết bị vệ sinh hầu hết làm bằng sứ, do đó để đảm bảo an
toàn cho thiết bị Nhà thầu sẽ tiến hành lắp đặt hết sức cẩn thận
và sau đó phải có biện pháp bảo vệ chu đáo. Nhà thầu sẽ chỉ lắp
đặt thiết bị vệ sinh khi các công tác xây trát ốp, lát và trần đã
hoàn thành. Trên toàn bộ bề mặt tiếp xúc của thiết bị vệ sinh với
sàn hay tường gạch men Nhà thầu sẽ tạo một lớp đệm mỏng
bằng keo Silicon để kê êm chống va đập gây rạn nứt. Các ghép
nối giữa thiết bị và đường ống đều được sử dụng các loại gioăng
do nhà sản xuất cung cấp đồng bộ hoặc chỉ định, các thiết bị
được lắp đặt một cách ngay ngắn và cân đối. Một số thiết bị như
lavabo và tiểu treo phải được cố định vào tường bằng nở thép
mạ kẽm hoặc nở INOX. Thiết bị lắp đặt xong phải được xối
nước chạy thử, nước cấp phải đủ áp lực đầu vòi theo tiêu chuẩn
Việt Nam hiện hành 20 TCVN 51 - 84 và TCVN 4519 - 88.
Nước thoát phải nhanh, các xi phông phải kín khít không chảy
nước ra sàn. Xí bệt khi xả phải thấy dấu hiệu rút nước.
Biện pháp đảm bảo an toàn cho thiết bị đã lắp đặt
BIỆN PHÁP THI CÔNG CẤP THOÁT NƯỚC
PHẦN I ỐNG CẤP & THOÁT NƯỚC
PHẦN II LẮP ĐẶT THIẾT BỊ
Phần I. Ống cấp & thoát nước
Bảng liệt kê chủng loại , chất lượng ống cấp thoát nước dung cho công trình:
STT CHỦNG LOẠI ỐNG ĐƯỜNG KÍNH ỐNG ÁP LỰC LÀM VIỆC PN (Bar)
1 U.PVC (ống thoát trục chính, gom) D250-D200-D150-D125 PN8
2 U.PVC (ống thoát trục chính xí, rửa) D100 PN8
3 U.PVC (ống thông hơi trục chính) D100 PN8
4 U.PVC (ống nhánh thoát xí, rửa) D100 PN8
5 U.PVC (ống nhánh thoát nước) D80-D65-D50 PN6
6 ỐNG PPR NƯỚC LẠNH D90-D75-D63-D50-D40 PN16
7 ỐNG PPR NƯỚC LẠNH D32-D25-D20 PN16
8 ỐNG PPR NƯỚC NÓNG D25-D20 PN20
I. Chuẩn bị
1. Bản vẽ
- Đội trưởng thi công nhận bản vẽ thi công phần cấp nước được phê duyệt từ kỹ sư thiết kế,kiểm tra có đầy đủ
các bản vẽ mặt bằng và chi tiết lắp đặt điển hình.
- Nghiên cứu bản vẽ và làm rõ với kỹ sư thiết kế.
2. Mặt bằng thi công.
- Đội trửơng thi công khảo sát mặt bằng, điều kiện thi công.
- Nhận bàn giao mặt bằng từ Ban quản lý dự án.
- Cấp nguồn điện tạm, nước tạm, tới các vị trí thi công.
- Kết hợp với các nhà thầu liên quan.
3. Dụng cụ thi công.
- Đưa máy móc, thiết bị, dụng cụ đồ nghề, vật tư đã được duyệt vào công trường - vị trí thi công.
- Bao gồm: Giáo, Máy Laser, Mày khoan,Máy cắt, Ke vuông góc, Thước mét, Bút đánh dấu, Máy hàn nhiệt.
Máy hàn điện….v…v….,
4. Vật tư thi công
- Đội trưởng hướng dẫn cho các nhóm trưởng chuẩn bị các vật tư thi công.
- Ống cấp nước PPR, Thép mạ kẽm, INOX và các phụ kiện….v….,
5. Vận chuyển và bảo quản vật tư
- Vận chuyển ống cấp nước và các phụ kiện, không được va đập mạnh,không được chầy xước.Dùng người,
hoặc xe lâng, Plangxich, Tời, để nâng ống và các thiết bị vào vị trí lắp đặt. Phải có giá đỡ để đặt vật tư ống
tránh đặt trực tiếp xuống đất, sẽ dẫn đến cong ống và gây chầy xước ống.
6. Nhân lực.
Đội trưởng thi công phân chia đội mình thành các nhóm mỗi nhóm tối thiểu 4 người,mỗi nhóm có một trưởng
nhóm, trưởng nhóm sẽ hướng dẫn và chỉ đạo công nhân thực hiện công việc.
II. Thi công
1. Biện pháp thử áp đường ống cấp nước
- Sau khi nhận được báo cáo hoàn thành công việc của nhóm trưởng thi công, Đội trưởng phải trực tiếp hoặc
ủy nhiệm cho cán bộ kỹ thuật kiểm tra lại độ chính xác hình học của tất cả các đầu chờ cho đường cấp nước.
Vị trí theo tọa độ ngang dọc của các đầu chờ không được sai lệch quá 10mm so với chỉ định vị trí thiết bị trong
thiết kế và kích thước thiết bị do nhà sản xuất cung cấp. Trường hợp phát hiện các sai lệch, kỹ thuật phải yêu
cầu nhóm trưởng sửa chữa kịp thời trước khi công tác thử áp lực đường ống được tiến hành.
- Sau khi thi công xong lắp đặt hệ thống đường ống cấp của từng tầng nhà thầu sẽ tiến hành nghiệm thu thử áp
nội bộ. Sau khi tiến hành nghiệm thu nội bộ xong nhà thầu sẽ mời BQLDA và TVGS nghiệm thu.
Quy trình thử áp.
- Bịt kín các họng chờ.
- Dùng bơm tăng áp bơm nước đầy toàn bộ hệ thống ống nước cần thử lên tới áp suất 2kg/ cm2
- Xả khí tại các điểm cuối của đường ống.
- Tiếp tục tang áp lên đến áp suất 4kg/ cm2. Giữ áp để kiểm tra tổng thể tuyến ống thử áp.
- Tiếp tục tang áp lên 6kg / cm2
- Duy trí trạng thái áp suất trong thời gian 02 tiếng. Nếu sụt áp vượt qua mức 5% nhà thầu sẽ kiểm tra tìm chỗ
rò rỉ để khắc phục.
- Sau khi tiến hành sửa chữa song lại tiến hành thử theo quy trình từ đầu.
2. Biện pháp thi công hoàn trả bề mặt tựờng và căn chỉnh họng cấp của các thiết bị.
Sau khi BQLDA và TVGS nghiệm thu thử áp xong Nhà thầu tiến hành thi công hoàn trả bề mặt tường cho bên
xây dựng.
Đồng hành thi công với việc hoàn trả bề mặt tường nhà thầu tiến hành căn chỉnh các họng cấp của các thiết bị
theo đúng thông số kỹ thuật của thiết bị bằng thước và Nivo.
3. Biện pháp thi công lắp đặt đường ống thoát nước
Song song với việc lắp đặt đường ống nhánh cấp nước nhà thầu tiến hành lắp đặt hệ thống thoát nước sinh hoạt
và nước mưa.
- Các tuyến ống được lắp đặt theo cấu trúc: ống đứng, ống nhánh, ống thông hơi và nắp thông tắc
- Toàn bộ hệ thống thoát nước được cố định với kết cấu nhà bằng thanh treo, khung đỡ. Các tuyến ống nhánh
đặt với độ dốc i=2% theo hướng thoát nước vào Hộp kỹ thuật.
- Hệ thống thông hơi trong công trình có nhiệm vụ ổn định và cân bằng áp suất trong mạng thoát nước bằng áp
suất khí quyển làm tăng tốc độ và lưu lượng nước vận chuyển trong tuyến ống, giảm tiếng ồn, thoát các khí
độc và mùi hôi không cho xông ngược vào trong nhà. Thông hơi cho hệ thống thoát nước tổ chức theo các
tuyến riêng. Các ống trục và nhánh thoát nước được nối với đường ống trục thông hơi.
- Các ống trục đứng được lắp đặt chặt chẽ bằng bộ đai ôm và giá đỡ, sau đó mới đấu nối vào các đường ống
nhánh thoát nước của căn hộ.
- Độ cao lắp đặt phụ kiện trên đường ống trục được tính toán từ cốt chuẩn và được kiểm tra theo cốt tầng đảm
bảo khi lắp ghép giữa đường ống trục và đường ống nhánh thoát nước tầng vào nhau sẽ đạt độ chính xác cao.
- Toàn bộ các loại ống thoát của các tầng được đón ở phía dưới tức là nằm trong khoảng không giữa trần
bêtông và trần kỹ thuật của tầng dưới. Do đó, nhà thầu sử dụng đai treo ống chuyên dụng và ty treo để cố định
các đường thoát tầng. Đai treo được chế tạo sao cho thật dễ dàng điều chỉnh độ cao thuận lợi cho việc lấy độ
dốc.
- ống trục đứng được lắp đặt chặt chẽ bằng bộ đai ôm, sau đó mới đấu nối vào các đường ống nhánh thoát
nước của WC.
- Độ cao lắp đặt phụ kiện được tính toán từ cốt chuẩn và được kiểm tra theo cốt tầng đảm bảo khi lắp ghép
giữa đường ống trục và đường ống nhánh thoát nước tầng vào nhau sẽ đạt độ chính xác cao.
- Nhà thầu sử dụng các thiết bị định vị chuyên dụng để xác định các đầu chờ ra thiết bị sao cho vị trí tâm lỗ
ống chờ lắp thiết bị có dung sai cho phép không quá 5mm so với vị trí chỉ định ghi trong hồ sơ thiết kế.
- Tất cả các đầu ống trước & sau khi thi công đều được bịt kín bằng nút bịt ống tránh các vật lạ lọt vào.
- ống PVC và phụ kiện được nối với nhau bằng keo dán ống chuyên dụng do nhà sản xuất ống cung cấp. Quá
trình bôi keo dán ống phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn lắp đặt và khuyến cáo kỹ thuật của nhà máy.
4. Biện pháp kiểm tra lắp đặt và thử kín đường ống thoát nước.
Sau khi nhận được báo cáo hoàn thành công việc của nhóm trưởng thi công, Đội trưởng công trình phải trực
tiếp hoặc ủy nhiệm cho cán bộ kỹ thuật kiểm tra lại độ chính xác hình học của tất cả các đầu chờ cho đường
thoát nước. Vị trí theo toạ độ ngang dọc của các đầu chờ không được sai lệch quá 10mm so với chỉ định vị trí
thiết bị trong thiết kế và kích thước thiết bị do nhà sản xuất cung cấp. Trường hợp phát hiện sai lệch, kỹ thuật
phải yêu cầu nhóm trưởng sửa chữa kịp thời trước khi công tác thử nghiệm rò rỉ tiến hành.
Sau khi thi công xong lắp đặt hệ thống đường ống thoát nước của từng tầng nhà thầu sẽ tiến hành nghiệm thu
thử kín nội bộ. Sau khi tiến hành nghiệm thu thử kín nội bộ xong nhà thầu sẽ mời BQLDA và TVGS nghiệm
thu.
• Kiểm tra độ thẳng và hiện tượng tắc nghẽn.
- Tiến hành kiểm tra độ thẳng và hiện tượng tắc nghẽn bắng cách dùng một quả cầu nhẵn có đường kính nhỏ
hơn đường kính của ống 15 mm thả vào điểm cao nhất của đường ống.
• Công tác thử kín đường ống thoát nước U.PVC (xem hình)
- Tại vị trí chân của đường trục đứng thoát nước, lắp đặt các bích bịt kín có gắn them van để kiểm soát việc xả
nước sau khi kết thúc thử kín.
- Dùng bóng cao su chặn tại vị trí bên trên Y thăm.
- Dùng bơm tăng áp bơm căng bóng cho tới khi bóng bám chắc vào thành trong của ống.
- Bơm nước vào đường ống cho đến khi nước đầy tới mặt sàn của tầng cần thử.
- Kiểm tra tuyến ống, nếu không có rò rỉ thì đạt. Nếu phát hiện rò rỉ thì tiến hành khắc phục ngay.
III. Các biện pháp kỹ thuật đấu nối đường ống
1. Ống thép mạ kẽm: Có 2 phương pháp nối ống.
• Phương pháp hàn
+ Kiểm tra dụng cụ thi công ( máy hàn và máy cắt, nguồn điện cung cấp, thiết bị chửa cháy bình CO2);
+ Kiểm tra dụng cụ bảo hộ lao động;
+ Vệ sinh ống;
+ Kiểm tra bản vẽ thi công, vị trí lắp đặt ống;
+ Vận chuyển ống ra vị trí thi công và đặt ống lên giá đỡ hoặc một mặt phẳng;
+ Dùng máy cắt ống theo chiều dài mong muốn;
+ Dùng máy mài đầu ống;
+ Mài vát góc ống trước khi hàn;
+ Định vị ống cần nối trên một mặt phẳng;
+ Sau khi kiểm tra an toàn thì bắt đầu hàn nối ống;
+ Tiến hành hàn lót;
+ Làm sạch mối hàn lót, các xỉ hàn, bọt hàn bằng máy mài tay, búa gõ xỉ hoặc bàn chải thép trước khi tiến
hành mối hàn tiếp theo;
+ Hàn hoàn thiện;
+ Nếu hàn lại mối hàn bị lỗi thì phải mài sạch mối hàn lỗi rồi hàn lại;
+ Dùng bàn chải sắt chà sạch sỉ sắt sau khi hàn xong;
+ Sơn chống rỉ mối hàn;
+ Kiểm tra độ cao ống ( theo bản vẽ thi công) chỉnh thẳng ống;
+ Kiểm tra và nghiệm thu nội bộ, sửa chữa, bổ sung thiếu sót
+ Kiểm tra áp lực theo yêu cầu kỹ thuật (mời tư vấn giám sát kiểm tra);
+ Xiết chặt giá đỡ, kẹp ống;
+ Chuẩn bị hồ sơ nghiệm thu (mời tư vấn giám sát kiểm tra).
Chi tiết đường hàn:
+ Chi tiết hàn ống và mặt bích với mối hàn bên trong và mối hàn bên ngoài:
+ Nối ống có hàn mặt bích vào các thiết bị kết nối bằng cách đệm ở giữa mối nối một tấm gioăng phù hợp, lắp
bu lông có lông đền vào các lỗ mặt bích, siết bu lông từng cặp đối diện nhau. Kiểm tra lại hai mặt bích không
bị vênh, khe hở giữa hai mặt bích phải đều nhau.
• Phương pháp nối bằng ren
+ Kiểm tra máy ren và dao ren.
+ Cắt gọt và mài nhẵn ống.
+ Dùng máy ren ống.
+ Quấn dây hoặc băng keo hơi lên phần ren trước khi nối.
+ Nối ống (Xem hình )
+ Các bước khác tuần tự như nối ống bằng phương pháp hàn
2. Ống PPR
Đối với ống PPR việc kết nối ống với ống , ống với thiết bị phụ (Fitting) thì cần có một máy hàn chuyên dụng
(hàn bằng nhiệt). Các bước thực hiện như sau:
+ Kiểm tra vị trí (Xem bản vẽ thi công).
+ Kiểm tra dụng cụ thi công và đặt ống lên mặt phẳng
+ Cắt ống theo chiều vuông góc bằng kéo cắt ống chuyên dùng
+ Kiểm tra vệ sinh đầu ống và phụ kiện cần hàn
+ Lấy dấu phần ống tiếp xúc với Fitting (bằng chiều sâu phụ kiện)
+ Cho ống và phụ kiện tiếp xúc với đầu mối hàn.
+ Sau khi gia nhiệt đạt yêu cầu, rút ống và phụ kiện ra khỏi máy rồi tiến hành ép ống với Fitting, giữ chặt trong
khoảng thời gian quy định. (Xem bảng quy định thời gian)
+ Đối với ống có đường kính >110 thì có thể dùng máy hàn đối đầu trực tiếp và ép bằng hơi để thao tác thuận
tiện hơn
+ Các bước còn lại sau khi nối ống xong được thực hiện giống như phương pháp nối ống GI.
Phương pháp nối ống PP-R bằng mặt bích .
+ Chuẩn bị phụ kiện đầu nối bằng bích, gioăng cao su, bu lông, ê cu, mặt bích thép mạ kẽm, ống.
Mặt bích thép mạ kẽm.
Đầu nối bằng bích PPR
+ Lồng mặt bích thép tráng kẽm vào ống trước.
+ Lấy dấu và hàn phụ kiện đầu nối bằng bích vào ống như hướng dẫn ở trên.
Đầu nối bằng bích đã hàn vào đầu ống.
+ Tiếp tục hàn đầu nối băng bích vào đầu ống bên kia, lưu ý lồng mặt bích vào thân ống trước khi hàn.
+ Đối đầu hai đầu nối bích và chèn gioăng cao su vào giữa
+Cân chỉnh để hai đầu ống đồng tâm, thẳng hàng.
+ tra bu lông và siết ê cu theo thứ tự đã hướng dẫn ở trên.
+kiểm tra và hoàn thiện
3. Ống u.PVC:
+ Vận chuyển ống ra vị trí cần lắp dặt.
+ Kiểm tra vị trí lắp đặt (Xem bản vẽ thi công )
+ Vệ sinh ống,vệ sinh các Fitting cần nối
+ Cắt gọt và mài nhẵn ống (Xem hình 3.1).
Hình 3.1
+ Bôi keo lên phần ống tiếp xúc với Fitting ( Xem bản vẽ 3.2)
+ Ep chặt ống và Fitting cần nối , giử chặt trong khoảng thời gian một phút ( Xem hình 3.2)
Hình 3.2
+ Các bước còn lại thực hiện như phương pháp nối ống thép mạ kẽm.
4. Công việc lắp đặt giá đỡ ống
- Tùy theo thực tế thi công tại công trường, có thể có những trường hợp chế tạo giá đỡ khác biệt nhằm đảm bảo
tính khả thi, an toàn nhưng vẫn đảm bảo kỹ thuật thi công.
- Tại những vị trí co, cút có thể bổ sung giá đỡ gần nhau hơn quy định nhằm đảm bảo tính cố định của hệ
thống ống.
- Tại những vị trí thích hợp, có thể bổ sung giá đỡ tăng cứng cho hệ thống ống.
- Hai ống trở lên đi song song có cao độ đáy ống bằng nhau thì dùng chung một bộ giá đỡ cho nhiều ống.
- Các chi tiết mối hàn chế tạo giá đỡ được sơn phủ bằng sơn giàu kẽm.
- Các đầu ty treo ren suốt sau khi cắt phải được sơn giàu kẽm.
- Thép hình U, V làm giá đỡ là thép mạ kẽm nhúng nóng.
- Các chi tiết còng treo, còng U... cho ống là thép mạ kẽm.
- Khoảng cách giữa hai giá đỡ liên tiếp trên một đường ống thẳng được quy định theo bảng sau:
Đối với ống nhựa PPR và uPVC:
Cỡ ống
Hướng ống
DN15-20
DN25-40
DN50-80
DN100-125
DN150-200
Ống ngang
1m-1,5m
1m-2,5m
1.5m-2,5m
2m-2,5m
2m-3m
Ống đứng
2,5m – 5.5m
Đối với ống thép:
Cỡ ống (Danh nghĩa) Hướng ngang (m) Hướng đứng (m)
DN15 1,8 2,4
DN 20-25 2,4 3,0
DN32 2,7 3,0
DN 40-50 3,0 3,6
DN 65-100 3,6 4,5
DN125-150 4,5 5,4
Chi tiết treo ống đơn dùng còng treo/ quang treo.
Chi tiết giá treo dùng còng U (a) và chi tiết giá treo tăng cứng (b).
Chi tiết giá đỡ ống đứng
Kích thước ty treo ống theo đường kính ống danh nghĩa như bảng sau:
Đường kính ống (Danh nghĩa) Đường kính ty treo (mm)
DN 40 và nhỏ hơn 8
DN 50 đến DN 100 10
DN 125 đến DN 200 12
DN 250 và lớn hơn 16
Kích thước thép hình theo đường kính ống gang như bảng sau:
Đường kính ống (Danh nghĩa) Kích thước (mm)
2 – 3 ống DN 100 đến 300 Thép U 80x50
4 ống DN 100 đến 200 Thép U 100x50
4 ống DN 300 Thép U 120x50
Phần II. Lắp đặt thiết bị
I. Chuẩn bị
1. Bản vẽ
- Đội trưởng thi công nhận bản vẽ thi công phần lắp đặt thiết bị được phê duyệt tư kỹ sư thiết kế,kiểm tra có
đầy đủ các bản vẽ mặt bằng và chi tiết lắp đặt điển hình, catalo thiết bị đi kèm.
- Nghiên cứu bản vẽ và làm rõ với kỹ sư thiết kế.
2. Mặt bằng thi công.
- Đội trưởng thi công khảo sát mặt bằng, điều kiện thi công:
- Nhận bàn giao mặt bằng từ Ban quản lý dự án.
- Cấp nguồn điện tạm, nước tạm, tới các vị trí thi công.
- Kết hợp với các nhà thầu liên quan.
3. Dụng cụ thi công.
- Đưa máy móc, thiết bị, dụng cụ đồ nghề, vật tư đã được duyệt vào công trường - vị trí thi công.
- Bao gồm: Giáo, Máy Laser, Mày khoan,Máy cắt, Ke vuông góc, Thước mét, Bút đánh dấu, Máy hàn nhiệt.
Máy hàn điện….v…v….,
4. Vật tư thi công
- Đội trưởng hướng dẫn cho các nhóm trưởng chuẩn bị các vật tư thi công.
- Xí bệt,Chậu rửa, Hương sen, Bình nóng lạnh,máy sấy tay và các phụ kiện khác liên quan ….v….,
5. Vận chuyển và bảo quản vật tư
- Vận chuyển ống thiết bị và các phụ kiện, không được va đập mạnh,không được chầy xước.Dùng người, hoặc
xe lâng, Plangxich, Tời, để nâng thiết bị vào vị trí lắp đặt. Phải có giá đỡ để đặt vật tư thiết bị tránh đặt trực
tiếp xuống đất, sẽ dẫn đến chầy xước vật tư.
6. Nhân lực.
Đội trưởng thi công phân chia đội mình thành các nhóm mỗi nhóm tối thiểu 4 người,mỗi nhóm có một trưởng
nhóm, trưởng nhóm sẽ hướng dẫn và chỉ đạo công nhân thực hiện công việc.
II. Thi công
- Đánh dấu vị trí lắp giá đỡ thiết bị.
Nhóm trưởng đọc bản vẽ và điều chỉnh máy đánh dấu Laser, 2 công nhân còn lại đánh dấu vị trí khoan để lắp
đặt vít nở.
- Khoan và lắp đặt giá đỡ
Nhóm chia thành hai nhóm nhỏ khoan,đóng nở, lắp giá đỡ thiết bị
- Lắp đặt thiết bị
Hai người nâng thiết bị lên giá đỡ,trong trường hợp thiết bị nặng trên 50kg.
- Điều chỉnh và cố định thiết bị.
Điều chỉnh độ cân bằng của thiết bị,điều chỉnh độ cao của thiết bị theo đúng bản vẽ sau đó cố định thiết bị vào
giá đỡ.
Hình minh họa
Chi tiết kết nối ống cấp vào két nước:
Chi tiết kết nối ống thoát ngang:
Chi tiết lắp đặt bẫy mùi cho chậu rửa, chậu nước thải, chậu rửa ly tách...
a. đo khoảng cách từ tâm lỗ xả đến tường hoàn thiện
b. tính khoảng cách của bẫy mùi và khoảng hở giữa bẫy mùi và tường hoàn thiện tính từ mặt bích kết nối
c. Lắp bích của bẫy mùi
- Chuẩn bị vòng đệm có độ dày tương đương với khoảng hở giữa bẫy mùi và tường hoàn thiện tính từ mặt bích
kết nối
- Cắt ống xả : đo từ tường hòan thiện ra một khoảng bằng khoảng hở giữa bẫy mùi và tường hoàn thiện tính từ
mặt bích kết nối cộng với độ dày của mặt bích rồi lấy dấu. Cẳt ống theo dấu vừa lấy.
- Lắp bích vào ống xả cùng với bu lông và vòng đệm có độ dày đã chọn.
d. Lắp bẫy mùi
- lắp vòng đệm cao su vào bích và nối bẫy mùi vào ống thoát và lỗ thoát của chậu
III. Công việc hoàn thiện.
- Vệ sinh thiết bị và các phụ kiện liên quan.
- Kiểm tra vít nở tại các điểm nối đảm bảo chắc chắn.
- Nghiệm thu nội bộ.
- Nghiệm thu với tư vấn giám sát.
BIỆN PHÁP THI CÔNG CẤP THOÁT NƯỚC
PHẦN I ỐNG CẤP & THOÁT NƯỚC
PHẦN II LẮP ĐẶT THIẾT BỊ
Phần I. Ống cấp & thoát nước
Bảng liệt kê chủng loại , chất lượng ống cấp thoát nước dung cho công trình:
STT CHỦNG LOẠI ỐNG ĐƯỜNG KÍNH ỐNG ÁP LỰC LÀM VIỆC PN (Bar)
1 U.PVC (ống thoát trục chính, gom) D250-D200-D150-D125 PN8
2 U.PVC (ống thoát trục chính xí, rửa) D100 PN8
3 U.PVC (ống thông hơi trục chính) D100 PN8
4 U.PVC (ống nhánh thoát xí, rửa) D100 PN8
5 U.PVC (ống nhánh thoát nước) D80-D65-D50 PN6
6 ỐNG PPR NƯỚC LẠNH D90-D75-D63-D50-D40 PN16
7 ỐNG PPR NƯỚC LẠNH D32-D25-D20 PN16
8 ỐNG PPR NƯỚC NÓNG D25-D20 PN20
I. Chuẩn bị
1. Bản vẽ
- Đội trưởng thi công nhận bản vẽ thi công phần cấp nước được phê duyệt từ kỹ sư thiết kế,kiểm tra có đầy đủ
các bản vẽ mặt bằng và chi tiết lắp đặt điển hình.
- Nghiên cứu bản vẽ và làm rõ với kỹ sư thiết kế.
2. Mặt bằng thi công.
- Đội trửơng thi công khảo sát mặt bằng, điều kiện thi công.
- Nhận bàn giao mặt bằng từ Ban quản lý dự án.
- Cấp nguồn điện tạm, nước tạm, tới các vị trí thi công.
- Kết hợp với các nhà thầu liên quan.
3. Dụng cụ thi công.
- Đưa máy móc, thiết bị, dụng cụ đồ nghề, vật tư đã được duyệt vào công trường - vị trí thi công.
- Bao gồm: Giáo, Máy Laser, Mày khoan,Máy cắt, Ke vuông góc, Thước mét, Bút đánh dấu, Máy hàn nhiệt.
Máy hàn điện….v…v….,
4. Vật tư thi công
- Đội trưởng hướng dẫn cho các nhóm trưởng chuẩn bị các vật tư thi công.
- Ống cấp nước PPR, Thép mạ kẽm, INOX và các phụ kiện….v….,
5. Vận chuyển và bảo quản vật tư
- Vận chuyển ống cấp nước và các phụ kiện, không được va đập mạnh,không được chầy xước.Dùng người,
hoặc xe lâng, Plangxich, Tời, để nâng ống và các thiết bị vào vị trí lắp đặt. Phải có giá đỡ để đặt vật tư ống
tránh đặt trực tiếp xuống đất, sẽ dẫn đến cong ống và gây chầy xước ống.
6. Nhân lực.
Đội trưởng thi công phân chia đội mình thành các nhóm mỗi nhóm tối thiểu 4 người,mỗi nhóm có một trưởng
nhóm, trưởng nhóm sẽ hướng dẫn và chỉ đạo công nhân thực hiện công việc.
II. Thi công
1. Biện pháp thử áp đường ống cấp nước
- Sau khi nhận được báo cáo hoàn thành công việc của nhóm trưởng thi công, Đội trưởng phải trực tiếp hoặc
ủy nhiệm cho cán bộ kỹ thuật kiểm tra lại độ chính xác hình học của tất cả các đầu chờ cho đường cấp nước.
Vị trí theo tọa độ ngang dọc của các đầu chờ không được sai lệch quá 10mm so với chỉ định vị trí thiết bị trong
thiết kế và kích thước thiết bị do nhà sản xuất cung cấp. Trường hợp phát hiện các sai lệch, kỹ thuật phải yêu
cầu nhóm trưởng sửa chữa kịp thời trước khi công tác thử áp lực đường ống được tiến hành.
- Sau khi thi công xong lắp đặt hệ thống đường ống cấp của từng tầng nhà thầu sẽ tiến hành nghiệm thu thử áp
nội bộ. Sau khi tiến hành nghiệm thu nội bộ xong nhà thầu sẽ mời BQLDA và TVGS nghiệm thu.
Quy trình thử áp.
- Bịt kín các họng chờ.
- Dùng bơm tăng áp bơm nước đầy toàn bộ hệ thống ống nước cần thử lên tới áp suất 2kg/ cm2
- Xả khí tại các điểm cuối của đường ống.
- Tiếp tục tang áp lên đến áp suất 4kg/ cm2. Giữ áp để kiểm tra tổng thể tuyến ống thử áp.
- Tiếp tục tang áp lên 6kg / cm2
- Duy trí trạng thái áp suất trong thời gian 02 tiếng. Nếu sụt áp vượt qua mức 5% nhà thầu sẽ kiểm tra tìm chỗ
rò rỉ để khắc phục.
- Sau khi tiến hành sửa chữa song lại tiến hành thử theo quy trình từ đầu.
2. Biện pháp thi công hoàn trả bề mặt tựờng và căn chỉnh họng cấp của các thiết bị.
Sau khi BQLDA và TVGS nghiệm thu thử áp xong Nhà thầu tiến hành thi công hoàn trả bề mặt tường cho bên
xây dựng.
Đồng hành thi công với việc hoàn trả bề mặt tường nhà thầu tiến hành căn chỉnh các họng cấp của các thiết bị
theo đúng thông số kỹ thuật của thiết bị bằng thước và Nivo.
3. Biện pháp thi công lắp đặt đường ống thoát nước
Song song với việc lắp đặt đường ống nhánh cấp nước nhà thầu tiến hành lắp đặt hệ thống thoát nước sinh hoạt
và nước mưa.
- Các tuyến ống được lắp đặt theo cấu trúc: ống đứng, ống nhánh, ống thông hơi và nắp thông tắc
- Toàn bộ hệ thống thoát nước được cố định với kết cấu nhà bằng thanh treo, khung đỡ. Các tuyến ống nhánh
đặt với độ dốc i=2% theo hướng thoát nước vào Hộp kỹ thuật.
- Hệ thống thông hơi trong công trình có nhiệm vụ ổn định và cân bằng áp suất trong mạng thoát nước bằng áp
suất khí quyển làm tăng tốc độ và lưu lượng nước vận chuyển trong tuyến ống, giảm tiếng ồn, thoát các khí
độc và mùi hôi không cho xông ngược vào trong nhà. Thông hơi cho hệ thống thoát nước tổ chức theo các
tuyến riêng. Các ống trục và nhánh thoát nước được nối với đường ống trục thông hơi.
- Các ống trục đứng được lắp đặt chặt chẽ bằng bộ đai ôm và giá đỡ, sau đó mới đấu nối vào các đường ống
nhánh thoát nước của căn hộ.
- Độ cao lắp đặt phụ kiện trên đường ống trục được tính toán từ cốt chuẩn và được kiểm tra theo cốt tầng đảm
bảo khi lắp ghép giữa đường ống trục và đường ống nhánh thoát nước tầng vào nhau sẽ đạt độ chính xác cao.
- Toàn bộ các loại ống thoát của các tầng được đón ở phía dưới tức là nằm trong khoảng không giữa trần
bêtông và trần kỹ thuật của tầng dưới. Do đó, nhà thầu sử dụng đai treo ống chuyên dụng và ty treo để cố định
các đường thoát tầng. Đai treo được chế tạo sao cho thật dễ dàng điều chỉnh độ cao thuận lợi cho việc lấy độ
dốc.
- ống trục đứng được lắp đặt chặt chẽ bằng bộ đai ôm, sau đó mới đấu nối vào các đường ống nhánh thoát
nước của WC.
- Độ cao lắp đặt phụ kiện được tính toán từ cốt chuẩn và được kiểm tra theo cốt tầng đảm bảo khi lắp ghép
giữa đường ống trục và đường ống nhánh thoát nước tầng vào nhau sẽ đạt độ chính xác cao.
- Nhà thầu sử dụng các thiết bị định vị chuyên dụng để xác định các đầu chờ ra thiết bị sao cho vị trí tâm lỗ
ống chờ lắp thiết bị có dung sai cho phép không quá 5mm so với vị trí chỉ định ghi trong hồ sơ thiết kế.
- Tất cả các đầu ống trước & sau khi thi công đều được bịt kín bằng nút bịt ống tránh các vật lạ lọt vào.
- ống PVC và phụ kiện được nối với nhau bằng keo dán ống chuyên dụng do nhà sản xuất ống cung cấp. Quá
trình bôi keo dán ống phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn lắp đặt và khuyến cáo kỹ thuật của nhà máy.
4. Biện pháp kiểm tra lắp đặt và thử kín đường ống thoát nước.
Sau khi nhận được báo cáo hoàn thành công việc của nhóm trưởng thi công, Đội trưởng công trình phải trực
tiếp hoặc ủy nhiệm cho cán bộ kỹ thuật kiểm tra lại độ chính xác hình học của tất cả các đầu chờ cho đường
thoát nước. Vị trí theo toạ độ ngang dọc của các đầu chờ không được sai lệch quá 10mm so với chỉ định vị trí
thiết bị trong thiết kế và kích thước thiết bị do nhà sản xuất cung cấp. Trường hợp phát hiện sai lệch, kỹ thuật
phải yêu cầu nhóm trưởng sửa chữa kịp thời trước khi công tác thử nghiệm rò rỉ tiến hành.
Sau khi thi công xong lắp đặt hệ thống đường ống thoát nước của từng tầng nhà thầu sẽ tiến hành nghiệm thu
thử kín nội bộ. Sau khi tiến hành nghiệm thu thử kín nội bộ xong nhà thầu sẽ mời BQLDA và TVGS nghiệm
thu.
• Kiểm tra độ thẳng và hiện tượng tắc nghẽn.
- Tiến hành kiểm tra độ thẳng và hiện tượng tắc nghẽn bắng cách dùng một quả cầu nhẵn có đường kính nhỏ
hơn đường kính của ống 15 mm thả vào điểm cao nhất của đường ống.
• Công tác thử kín đường ống thoát nước U.PVC (xem hình)
- Tại vị trí chân của đường trục đứng thoát nước, lắp đặt các bích bịt kín có gắn them van để kiểm soát việc xả
nước sau khi kết thúc thử kín.
- Dùng bóng cao su chặn tại vị trí bên trên Y thăm.
- Dùng bơm tăng áp bơm căng bóng cho tới khi bóng bám chắc vào thành trong của ống.
- Bơm nước vào đường ống cho đến khi nước đầy tới mặt sàn của tầng cần thử.
- Kiểm tra tuyến ống, nếu không có rò rỉ thì đạt. Nếu phát hiện rò rỉ thì tiến hành khắc phục ngay.
III. Các biện pháp kỹ thuật đấu nối đường ống
1. Ống thép mạ kẽm: Có 2 phương pháp nối ống.
• Phương pháp hàn
+ Kiểm tra dụng cụ thi công ( máy hàn và máy cắt, nguồn điện cung cấp, thiết bị chửa cháy bình CO2);
+ Kiểm tra dụng cụ bảo hộ lao động;
+ Vệ sinh ống;
+ Kiểm tra bản vẽ thi công, vị trí lắp đặt ống;
+ Vận chuyển ống ra vị trí thi công và đặt ống lên giá đỡ hoặc một mặt phẳng;
+ Dùng máy cắt ống theo chiều dài mong muốn;
+ Dùng máy mài đầu ống;
+ Mài vát góc ống trước khi hàn;
+ Định vị ống cần nối trên một mặt phẳng;
+ Sau khi kiểm tra an toàn thì bắt đầu hàn nối ống;
+ Tiến hành hàn lót;
+ Làm sạch mối hàn lót, các xỉ hàn, bọt hàn bằng máy mài tay, búa gõ xỉ hoặc bàn chải thép trước khi tiến
hành mối hàn tiếp theo;
+ Hàn hoàn thiện;
+ Nếu hàn lại mối hàn bị lỗi thì phải mài sạch mối hàn lỗi rồi hàn lại;
+ Dùng bàn chải sắt chà sạch sỉ sắt sau khi hàn xong;
+ Sơn chống rỉ mối hàn;
+ Kiểm tra độ cao ống ( theo bản vẽ thi công) chỉnh thẳng ống;
+ Kiểm tra và nghiệm thu nội bộ, sửa chữa, bổ sung thiếu sót
+ Kiểm tra áp lực theo yêu cầu kỹ thuật (mời tư vấn giám sát kiểm tra);
+ Xiết chặt giá đỡ, kẹp ống;
+ Chuẩn bị hồ sơ nghiệm thu (mời tư vấn giám sát kiểm tra).
Chi tiết đường hàn:
+ Chi tiết hàn ống và mặt bích với mối hàn bên trong và mối hàn bên ngoài:
+ Nối ống có hàn mặt bích vào các thiết bị kết nối bằng cách đệm ở giữa mối nối một tấm gioăng phù hợp, lắp
bu lông có lông đền vào các lỗ mặt bích, siết bu lông từng cặp đối diện nhau. Kiểm tra lại hai mặt bích không
bị vênh, khe hở giữa hai mặt bích phải đều nhau.
• Phương pháp nối bằng ren
+ Kiểm tra máy ren và dao ren.
+ Cắt gọt và mài nhẵn ống.
+ Dùng máy ren ống.
+ Quấn dây hoặc băng keo hơi lên phần ren trước khi nối.
+ Nối ống (Xem hình )
+ Các bước khác tuần tự như nối ống bằng phương pháp hàn
2. Ống PPR
Đối với ống PPR việc kết nối ống với ống , ống với thiết bị phụ (Fitting) thì cần có một máy hàn chuyên dụng
(hàn bằng nhiệt). Các bước thực hiện như sau:
+ Kiểm tra vị trí (Xem bản vẽ thi công).
+ Kiểm tra dụng cụ thi công và đặt ống lên mặt phẳng
+ Cắt ống theo chiều vuông góc bằng kéo cắt ống chuyên dùng
+ Kiểm tra vệ sinh đầu ống và phụ kiện cần hàn
+ Lấy dấu phần ống tiếp xúc với Fitting (bằng chiều sâu phụ kiện)
+ Cho ống và phụ kiện tiếp xúc với đầu mối hàn.
+ Sau khi gia nhiệt đạt yêu cầu, rút ống và phụ kiện ra khỏi máy rồi tiến hành ép ống với Fitting, giữ chặt trong
khoảng thời gian quy định. (Xem bảng quy định thời gian)
+ Đối với ống có đường kính >110 thì có thể dùng máy hàn đối đầu trực tiếp và ép bằng hơi để thao tác thuận
tiện hơn
+ Các bước còn lại sau khi nối ống xong được thực hiện giống như phương pháp nối ống GI.
Phương pháp nối ống PP-R bằng mặt bích .
+ Chuẩn bị phụ kiện đầu nối bằng bích, gioăng cao su, bu lông, ê cu, mặt bích thép mạ kẽm, ống.
Mặt bích thép mạ kẽm.
Đầu nối bằng bích PPR
+ Lồng mặt bích thép tráng kẽm vào ống trước.
+ Lấy dấu và hàn phụ kiện đầu nối bằng bích vào ống như hướng dẫn ở trên.
Đầu nối bằng bích đã hàn vào đầu ống.
+ Tiếp tục hàn đầu nối băng bích vào đầu ống bên kia, lưu ý lồng mặt bích vào thân ống trước khi hàn.
+ Đối đầu hai đầu nối bích và chèn gioăng cao su vào giữa
+Cân chỉnh để hai đầu ống đồng tâm, thẳng hàng.
+ tra bu lông và siết ê cu theo thứ tự đã hướng dẫn ở trên.
+kiểm tra và hoàn thiện
3. Ống u.PVC:
+ Vận chuyển ống ra vị trí cần lắp dặt.
+ Kiểm tra vị trí lắp đặt (Xem bản vẽ thi công )
+ Vệ sinh ống,vệ sinh các Fitting cần nối
+ Cắt gọt và mài nhẵn ống (Xem hình 3.1).
Hình 3.1
+ Bôi keo lên phần ống tiếp xúc với Fitting ( Xem bản vẽ 3.2)
+ Ep chặt ống và Fitting cần nối , giử chặt trong khoảng thời gian một phút ( Xem hình 3.2)
Hình 3.2
+ Các bước còn lại thực hiện như phương pháp nối ống thép mạ kẽm.
4. Công việc lắp đặt giá đỡ ống
- Tùy theo thực tế thi công tại công trường, có thể có những trường hợp chế tạo giá đỡ khác biệt nhằm đảm bảo
tính khả thi, an toàn nhưng vẫn đảm bảo kỹ thuật thi công.
- Tại những vị trí co, cút có thể bổ sung giá đỡ gần nhau hơn quy định nhằm đảm bảo tính cố định của hệ
thống ống.
- Tại những vị trí thích hợp, có thể bổ sung giá đỡ tăng cứng cho hệ thống ống.
- Hai ống trở lên đi song song có cao độ đáy ống bằng nhau thì dùng chung một bộ giá đỡ cho nhiều ống.
- Các chi tiết mối hàn chế tạo giá đỡ được sơn phủ bằng sơn giàu kẽm.
- Các đầu ty treo ren suốt sau khi cắt phải được sơn giàu kẽm.
- Thép hình U, V làm giá đỡ là thép mạ kẽm nhúng nóng.
- Các chi tiết còng treo, còng U... cho ống là thép mạ kẽm.
- Khoảng cách giữa hai giá đỡ liên tiếp trên một đường ống thẳng được quy định theo bảng sau:
Đối với ống nhựa PPR và uPVC:
Cỡ ống
Hướng ống
DN15-20
DN25-40
DN50-80
DN100-125
DN150-200
Ống ngang
1m-1,5m
1m-2,5m
1.5m-2,5m
2m-2,5m
2m-3m
Ống đứng
2,5m – 5.5m
Đối với ống thép:
Cỡ ống (Danh nghĩa) Hướng ngang (m) Hướng đứng (m)
DN15 1,8 2,4
DN 20-25 2,4 3,0
DN32 2,7 3,0
DN 40-50 3,0 3,6
DN 65-100 3,6 4,5
DN125-150 4,5 5,4
Chi tiết treo ống đơn dùng còng treo/ quang treo.
Chi tiết giá treo dùng còng U (a) và chi tiết giá treo tăng cứng (b).
Chi tiết giá đỡ ống đứng
Kích thước ty treo ống theo đường kính ống danh nghĩa như bảng sau:
Đường kính ống (Danh nghĩa) Đường kính ty treo (mm)
DN 40 và nhỏ hơn 8
DN 50 đến DN 100 10
DN 125 đến DN 200 12
DN 250 và lớn hơn 16
Kích thước thép hình theo đường kính ống gang như bảng sau:
Đường kính ống (Danh nghĩa) Kích thước (mm)
2 – 3 ống DN 100 đến 300 Thép U 80x50
4 ống DN 100 đến 200 Thép U 100x50
4 ống DN 300 Thép U 120x50
Phần II. Lắp đặt thiết bị
I. Chuẩn bị
1. Bản vẽ
- Đội trưởng thi công nhận bản vẽ thi công phần lắp đặt thiết bị được phê duyệt tư kỹ sư thiết kế,kiểm tra có
đầy đủ các bản vẽ mặt bằng và chi tiết lắp đặt điển hình, catalo thiết bị đi kèm.
- Nghiên cứu bản vẽ và làm rõ với kỹ sư thiết kế.
2. Mặt bằng thi công.
- Đội trưởng thi công khảo sát mặt bằng, điều kiện thi công:
- Nhận bàn giao mặt bằng từ Ban quản lý dự án.
- Cấp nguồn điện tạm, nước tạm, tới các vị trí thi công.
- Kết hợp với các nhà thầu liên quan.
3. Dụng cụ thi công.
- Đưa máy móc, thiết bị, dụng cụ đồ nghề, vật tư đã được duyệt vào công trường - vị trí thi công.
- Bao gồm: Giáo, Máy Laser, Mày khoan,Máy cắt, Ke vuông góc, Thước mét, Bút đánh dấu, Máy hàn nhiệt.
Máy hàn điện….v…v….,
4. Vật tư thi công
- Đội trưởng hướng dẫn cho các nhóm trưởng chuẩn bị các vật tư thi công.
- Xí bệt,Chậu rửa, Hương sen, Bình nóng lạnh,máy sấy tay và các phụ kiện khác liên quan ….v….,
5. Vận chuyển và bảo quản vật tư
- Vận chuyển ống thiết bị và các phụ kiện, không được va đập mạnh,không được chầy xước.Dùng người, hoặc
xe lâng, Plangxich, Tời, để nâng thiết bị vào vị trí lắp đặt. Phải có giá đỡ để đặt vật tư thiết bị tránh đặt trực
tiếp xuống đất, sẽ dẫn đến chầy xước vật tư.
6. Nhân lực.
Đội trưởng thi công phân chia đội mình thành các nhóm mỗi nhóm tối thiểu 4 người,mỗi nhóm có một trưởng
nhóm, trưởng nhóm sẽ hướng dẫn và chỉ đạo công nhân thực hiện công việc.
II. Thi công
- Đánh dấu vị trí lắp giá đỡ thiết bị.
Nhóm trưởng đọc bản vẽ và điều chỉnh máy đánh dấu Laser, 2 công nhân còn lại đánh dấu vị trí khoan để lắp
đặt vít nở.
- Khoan và lắp đặt giá đỡ
Nhóm chia thành hai nhóm nhỏ khoan,đóng nở, lắp giá đỡ thiết bị
- Lắp đặt thiết bị
Hai người nâng thiết bị lên giá đỡ,trong trường hợp thiết bị nặng trên 50kg.
- Điều chỉnh và cố định thiết bị.
Điều chỉnh độ cân bằng của thiết bị,điều chỉnh độ cao của thiết bị theo đúng bản vẽ sau đó cố định thiết bị vào
giá đỡ.
Hình minh họa
Chi tiết kết nối ống cấp vào két nước:
Chi tiết kết nối ống thoát ngang:
Chi tiết lắp đặt bẫy mùi cho chậu rửa, chậu nước thải, chậu rửa ly tách...
a. đo khoảng cách từ tâm lỗ xả đến tường hoàn thiện
b. tính khoảng cách của bẫy mùi và khoảng hở giữa bẫy mùi và tường hoàn thiện tính từ mặt bích kết nối
c. Lắp bích của bẫy mùi
- Chuẩn bị vòng đệm có độ dày tương đương với khoảng hở giữa bẫy mùi và tường hoàn thiện tính từ mặt bích
kết nối
- Cắt ống xả : đo từ tường hòan thiện ra một khoảng bằng khoảng hở giữa bẫy mùi và tường hoàn thiện tính từ
mặt bích kết nối cộng với độ dày của mặt bích rồi lấy dấu. Cẳt ống theo dấu vừa lấy.
- Lắp bích vào ống xả cùng với bu lông và vòng đệm có độ dày đã chọn.
d. Lắp bẫy mùi
- lắp vòng đệm cao su vào bích và nối bẫy mùi vào ống thoát và lỗ thoát của chậu
III. Công việc hoàn thiện.
- Vệ sinh thiết bị và các phụ kiện liên quan.
- Kiểm tra vít nở tại các điểm nối đảm bảo chắc chắn.
- Nghiệm thu nội bộ.
- Nghiệm thu với tư vấn giám sát.