Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÀI VIẾT số 6 lớp 10 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.44 KB, 10 trang )

GIỚI THIỆU TÁC GIA NGUYỄN TRÃI

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Nguyễn Trãi là
một nhân vật kiệt xuất. Trí tuệ, tài năng và phẩm chất của ông là ánh sao
Khuê không bao giờ lụi tắt, soi sáng tới tận muôn đời sau. Ông là “ khí phách
của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của ông là bài ca
yêu nước, tự hào dân tộc”. Ông là một người đa tài,ông không những là một
nhà chính trị, nhà quân sự , nhà ngoại giao thiên tài đã góp công rất lớn trong
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà còn là một tác gia xuất sắc với nhiều tác phẩm
sống mãi với thời gian.
Nguyễn Trãi (1380–1442) hiệu là Ức Trai . Ông sinh ra trong một gia đình có
truyền thống khoa bảng và yêu nước. Cha ông là 1 học trò nghèo đỗ Thái học
sinh – Nguyễn Phi Khanh. Mẹ ông là Trần Thị Thái, con gái quan Tư Đồ
Trần Nguyên Đán. Quê gốc Nguyễn Trãi là làng Chi Ngại, huyện Chí Linh,
tỉnh Hải Dương nhưng sinh ra ở Thăng Long trong dinh ông ngoại, về sau dời
về sống ở làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
Nguyễn Trãi từ nhỏ đã phải chịu nhiều bi kịch.
Năm ông lên 5 tuổi đã phải chịu cảnh mồ côi mẹ. Sau đó không lâu, ông
ngoại cũng qua đời. Ông về ở với cha tại quê nội ở làng Nhị Khê. Cuộc đời
của ông là một chuỗi những gian nan, thử thách.
Năm 1400, sau khi lên ngôi Vua, Hồ Quý Ly mở khoa thi. Nguyễn Trãi ra
thi, ông đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 20 tuổi. Hồ Quý Ly cử ông giữ chức
Ngự sử đài chánh chưởng. Còn cha ông là Nguyễn Phi Khanh đỗ bảng nhãn
từ năm 1374, được Hồ Quý Ly cử giữ chức Đại lý tự khanh Thị lang tòa
trung thư kiêm Hàn lâm Viện học sĩ tư nghiệp Quốc Tử Giám.
Năm 1406, nhà Minh đem quân sang xâm lược nước ta. Nhà Hồ đem quân ra
chống cự, nhưng bị đánh bại. Cha con Hồ Quý Ly và một số triều thần trong
đó có Nguyễn Phi Khanh bị bắt và bị đưa về Trung Quốc. Nguyễn Trãi nghe
lời cha quay trở lại tìm con đường đánh giặc, cứu nước.
Ông vượt được vòng vây của giặc vào Thanh Hóa theo Lê Lợi . Ông trao cho
Lê Lợi bản chiến lược đánh đuổi quân Minh – Bình Ngô sách “hiến mưu


trước lớn không nói đến việc đánh thành, mà lại khéo nói đến việc đánh vào
lòng người”.
Lê Lợi khen chiến lược của Nguyễn Trãi là đúng. Và ông đã vận dụng chiến
lược này để đánh quân Minh. Từ đây, ông thường giữ Nguyễn Trãi gần bên
mình để cùng bàn mưu tính kế đánh quân Minh.


Trong kháng chiến, Nguyễn Trãi chủ trương phải dựa vào dân thì mới đánh
được giặc, cứu được nước. Khi kháng chiến đã thắng lợi, ông cũng thấy rằng
phải lo đến dân, thì mới xây dựng được đất nước. Trong tờ biểu tạ ơn được
cử giữ chức Gián nghị đại phu tri tam quân sư, ông đã viết: “Chí những
muốn, việc cố nhân đã muốn: để tâm dân chúng, mình lo trước điều thiên hạ
phải lo”.
Do luôn luôn “lo trước điều thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ”,
Nguyễn Trãi lúc nào cũng sống một cuộc đời giản dị, cần kiệm liêm chính.
Nhà của ông ở Đông Kinh (Thăng Long) chỉ là một túp nhà tranh (góc thành
Nam lều một gian). Khi ông cai quản công việc quân dân ở hải đảo Đông
Bắc, nhà của ông ở Côn Sơn “bốn mặt trống trải, xác xơ chỉ có sách là giàu
thôi” (thơ Nguyễn Mộng Tuân, bạn Nguyễn Trãi) . Năm 1442, án oan “Lệ chi
viên” đột ngột đổ xuống hãm hại ông. Ông và gia đình phải chịu tội chu di
tam tộc bi thảm nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Mãi đến năm 1464,
vua Lê Thánh Tông hạ chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng quan
tước ,tìm con cháu còn sót lại và bổ nhiệm làm quan.
Ông đã để lại cho kho tàng văn học nhiều tác phẩm có giá trị : về quân sự và
chính trị có “Quân trung từ mệnh tập” gồm những thư từ do ông viết trong
việc giao thiệp với quân Minh. Những thư này là những tài liệu cụ thể chứng
minh đường lối ngoại giao vào địch vận hết sức khéo léo của Lê Lợi và
Nguyễn Trãi làm cho quân Lam Sơn không mất xương máu mà hạ được rất
nhiều thành.
“Bình ngô đại cáo ” là áng ” thiên cổ hùng văn ” trong lịch sử , tổng kết cuộc

kháng chiến mười năm chống quân Minh và mở ra một kỉ nguyên mới cho
nước nhà … Về lục sử có ” Lam Sơn thực lục ” là cuốn sử về cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn và ” Dư địa chí ” viết về địa lý nước ta lúc bấy giờ.Về văn
học, Nguyễn Trải có ” Ức trai thi tập”, “Quốc Âm thi tập”
“Quốc Âm thi tập” được viết bằng chữ nôm, đánh dấu sự hình thành của nền
thơ ca Tiếng Việt .Ông là người đứng đầu trong sự nghiệp khởi nghĩa dòng
thơ Nôm trong hàng nghìn , vạn văn chương chữ Hán dày đặc đương thời.
Ngoài ra thơ văn của ông còn thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa , triết lí thế sự
và tình yêu thiên nhiên , nổi bật trong thơ văn Nguyễn Trãi là tư tưởng nhân
nghĩa mang nội dung yêu nước , thương dân.Yêu nước gắn với thương dân,
ciệc nhân nghĩa nhằm làm cho nhân dân được sống yên ổn – đó là tư tưởng
chủ đạo suốt đời của Nguyễn Trãi.Thơ Nguyễn Trãi thể hiện những triết lí thế
sự sâu sắc mà giản dị ,những trải nghiệm đau đớn về cuộc đời. Và trong thơ


của ông còn tràn đầy tình yêu thiên nhiên , đối với ông thiên nhiên là bầu bạn
, là gia đình ruột thịt.
Thơ văn Nguyễn Trãi là đỉnh cao chói lọi trong nền văn học dân tộc , ông là
nhà văn có nhiều cống hiến to lớn cho văn học đất nước, cùng với các bài
chiếu ,biểu , lục , ông đã xây đắp nền móng văn hóa tư tưởng cho dân tộc.
Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi là một thế giới thẩm mĩ phong phú , vừa trữ
tình , trí tuệ, vừa hào hùng , lãng mạn . Về thơ Nôm, Nguyễn Trãi là người
tiên phong , để lại tập thơ xưa nhất và nhiều bài nhất .Đó là những bài thơ
giàu trì tuệ , sâu sắc , thấm dẫm trỉ nghiệm về cuộc đời , được việt bằng ngôn
ngữ tinh luyện trong sáng , đăng đối một cách cổ điển. Nguyễn Trãi là nhà
thơ đã sớm đưa tục ngữ vào tác phẩm , ông cũng là người đã sáng tạo hình
thức thơ thất ngôn xen lục ngôn, một hình thức khác với Đường Luật.Có thể
nói Nguyễn Trãi là một nhân vật tài đức có đủ , trí dũng song toàn trong lịch
sự Việt Nam thời phong kiến.Bài Bình Ngô đại cáo của ông là một “thiên cổ
hùng văn”. Đó là một thiên anh hùng ca bất hủ của dân tộc.

Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam, ông chẳng những
góp phần viết nên các trang hào hùng trong lịch sử giữ nước mà còn góp
phần xây đắp nền móng vững chãi cho văn học dân tộc. Nguyễn Trãi nêu cao
tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân, gắn bó thiết tha với cảnh vật
thiên nhiên đất nước, thể hiện tình yêu ngôn từ Việt nồng thắm. Tâm hồn và
sự nghiệp của ông mãi mãi là vì sao sáng như Lê Thánh Tông truy tặng “Ức
Trai tâm thượng quang Khuê Tảo”. Thời gian có thể phủ rêu lên tất cả nhưng
ánh sao khuê ấy vẫn sẽ mãi soi rọi đến các thế hệ mai sau. Danh nhân văn
hóa thế giới Nguyễn Trãi sẽ mãi là niềm tự hào của nước Việt.
GIỚI THIỆU VĂN BIA HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUẢ QUỐC GIA

Thuyết minh về văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” (Thân
Nhân Trung)
1, Mở bài
-Chủ nghĩa nhân văn là một nội dung xuyên suốt của văn học trung đại Việt
Nam.
-Tư tưởng nhân văn không chỉ thể hiện ở cảm hứng xót thương đồng cảm với
số phận của con người mà còn biểu hiện ở cảm hứng ngợi ca.


-Nằm trong suối nguồn của tư tưởng dân tộc, văn bản “Hiền tài là nguyên khí
của quốc gia” (Thân Nhân Trung) đã ngợi ca vai trò vị trí của con người, đặc
biệt là những người tài đối với đất nước.
2, Thân bài
a, Thân Nhân Trung (1418-1499)-tác giả của văn bản “Hiền tài là nguyên
khí của quốc gia”- là một trí thức nổi tiếng thời hậu Lê. Ông đỗ Tiến sĩ năm
1469. Ông nổi tiếng văn chương, được vua Lê Thánh Tông ban chức Tao đàn
phó nguyên súy.
b, Văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ra đời trong bối cảnh
phục hưng văn hóa, phát triển giáo dục, khuyến khích nhân tài ở triều Lê

+Từ năm 1439 trở đi, nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra lễ xướng danh, yết
bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đỗ
đạt cao.
+“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” trích trong “Bài kí đề danh Tiến sĩ
khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba” do Thân Nhân Trung soạn năm
1484 thời Hồng Đức.
+Đây là một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu (Hà Nội). Văn bia (văn kí khắc
trên bia đá) nhằm ghi chép những sự việc trọng đại hoặc tên tuổi cuộc đời của
những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau.
c, “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” được viết theo thể văn nghị luận
trung đại.
d, Với cách lập luận kiểu diễn dịch bằng cách so sánh và nghệ thuật đối,
ngay từ đầu, tác giả đã nêu lên một chân lí hiển nhiên, rõ ràng: “Hiền tài là
nguyên khí của quốc gia”.
-Hiền tài là những người tài cao học rộng và có đạo đức
-Nguyên khí là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.


-Như vậy đối với sự sống còn và phát triển của đất nước, dân tộc, người hiền
tài đóng vai trò vô cùng quan trọng, quý giá, không thể thiếu.
-Hiền tài có quan hệ chặt chẽ với sự thịnh suy của đất nước:
+ “Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao.”
+ “Nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”
→Có thể thấy hiền tài có vai trò quyết định đối với vận mệnh đất nước, quyết
định sự thịnh suy, tồn vong của mỗi quốc gia, dân tộc.
e, Bởi “kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế” nên “các đấng thánh
đế minh vương” luôn luôn “lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ,
vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên”.
-Các nhà nước phong kiến Việt Nam- các triều đại Lí, Trần, Lê đã thể hiện sự
quý trọng hiền tài, khuyến khích hiền tài, đề cao kẻ sĩ, “quý chuộng kẻ sĩ

không biết thế nào là cùng” :
+ Các vị vua ghi danh, ban chức tước cho người hiền: “đã yêu mến cho khoa
danh, lại đề cao bằng tước trật”
+Hiền tài còn được khắc tên, bày tiệc mừng “nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho
danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ”
+Chẳng những thế, minh quân triều Lê còn cho “dựng đá đề danh” hiền tài
“đặt ở cửa Hiền Quan” (Quốc Tử Giám).
→Những việc làm ấy, những chính sách ấy đã thể hiện được sự quan tâm,
trân trọng của các thánh đế minh vương đối với người hiền, có tác dụng
khuyến khích hiền tài.
g, Đặc biệt là việc dựng đá đề bia khắc tên những người đỗ Tiến sĩ có ý
nghĩa vô cùng to lớn:


-Trước tiên, việc làm đó đã khuyến khích được người hiền ra giúp nước,
khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ rèn giũa danh tiết gắng sức
giúp vua.
-Đồng thời việc làm này cũng có tác dụng ngăn ngừa điều ác, kẻ ác khiến cho
ý xấu bị ngăn chặn, lòng thiện tràn đầy; kẻ ác thấy đó làm răn, người thiện
xem đó mà cố gắng.
-Đối với đất nước, việc khắc bia Tiến sĩ có tác dụng “dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối
tương lai”, góp phần làm cho hiền tài nảy nở, đất nước hưng thịnh, phát triển
“rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu vừa để củng cố mệnh mạch cho nước nhà”.
h, Với nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sâu sắc; kết cấu logic đầy sức thuyết
phục và sự vận dụng linh hoạt các kiểu câu, đặc biệt là câu hỏi tu từ,
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” xứng đáng làm một văn bản nghị
luận xuất sắc thời trung đại.
3, Kết bài
-“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là một trong những áng văn nghị luận
xuất sắc thời trung đại.

-Tác phẩm thể hiện tư tưởng đúng đắn và sáng ngời của thời đại Lê Thánh
Tông: Coi trọng, tôn vinh hiền tài, khuyến khích phát triển giáo dục.
-Những tư tưởng đúng đắn mới mẻ trong bài “Hiền tài là nguyên khí của
quốc gia” đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
GIỚI THIỆU CHUYỆN CHỨC PHÁN ĐỀN TẢN VIÊN

Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi
của ông gắn liền với danh tiếng của bộ truyện “Truyền kỳ mạn lục”, tác
phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” của nền văn học nước nhà.
Trong đó “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác phẩm đặc sắc, ca
ngợi tính cách dũng cảm, kiên cường, chính trực, dám chống lại cái ác
đến cùng, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn-một trí thức nước Việt.


“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” viết bằng chữ Hán theo thể văn
xuôi truyền kỳ. Đây là thể loại văn học phản ánh hiện thực cuộc sống qua
những yếu tố kỳ ảo hoang đường. Nhân vật trong bộ truyền kỳ gồm cả
người, ma quỷ, thần thánh, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể xâm
nhập thế giới của nhau. Bộ truyện “Truyền kì mạn lục” được sáng tác vào
khoảng thế kỉ XVI, lúc xã hội phong kiến Việt Nam rơi vào suy thoái,
khủng hoảng, nhân dân bất bình với tầng lớp thống trị, nhiều nho sĩ rơi
vào tâm trạng hụt hẫng, nuối tiếc cho thời thịnh trị dưới sự cai trị của vua
Lê Thánh Tông. Nguyễn Dữ sáng tác bộ truyện trong khoảng thời gian
ông đã cáo quan ở ẩn vừa để phản ánh tình trạng xã hội, vừa để bộc lộ
quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời.

Nhân vật chính của tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” xuất
hiện ngay từ đầu truyện bằng mấy dòng giới thiệu trực tiếp ngắn gọn về
tên họ, quê quán, tính tình, phẩm chất. Ngô Tử Văn được giới thiệu là
người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự

gian tà thì không thể chịu được. Lời giới thiệu mang giọng ngợi khen, có
tác dụng định hướng cho người đọc về hành động kiên quyết của nhân vật
này. Minh chứng rõ ràng cho tính cách cứng cỏi của Ngô Tử Văn là hành
động đốt đền tà của chàng. Trong khi mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi,
không dám làm gì quỷ thần ở ngôi đền gần làng quấy hại nhân dân thì Tử
Văn cương quyết, công khai, đường hoàng, ung dung, tắm rửa sạch sẽ,
khấn trời rồi châm lửa đốt hủy ngôi đền. Hành động đó xuất phát từ
muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, từ lòng tự tin vào chính nghĩa của
Ngô Tử Văn, chứng tỏ cốt cách khảng khái của kẻ sĩ.


Sự cương trực, khảng khái của Ngô Tử Văn còn bộc lộ rõ qua thái độ của
chàng với hồn ma tên tướng giặc. Tướng giặc khi sống là kẻ xâm lược
nước ta, tàn hại dân ta, khi chết rồi vẫn quen thói ỷ mạnh hiếp yếu, cướp
nơi trú ngụ của thổ thần nước Việt, lại còn gian trá bày trò đút lót rồi tác
yêu tác quái với nhân dân trong vùng. Hắn bị Tử Văn đốt đền là đáng đời
nhưng lại hiện hình, xảo quyệt làm như mình là kẻ bị hại, dùng tà phép
khiến cho chàng bị sốt nóng sốt rét, đầu lảo đảo. Hồn ma tướng giặc
buông lời mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống tận Diêm Vương.
Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng
giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi
những lới đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc.
Thái độ ấy thể hiện một khí phách cứng cỏi, một niềm tin mạnh mẽ vào
chính nghĩa, sự đúng đắn trong hành động của Ngô Tử Văn. Mặt khác,
bản lĩnh của chàng còn thể hiện qua thái độ biết ơn lời chỉ dẫn của thổ
thần nước Việt. Do Tử Văn dũng cảm, trừ hại cho dân nên thần linh mới
phù trợ giúp đỡ chàng.

Tính cách kiên định chính nghĩa của Ngô Soạn còn thể hiện rõ trong quá
trình chàng bị lôi xuống địa phủ. Cảnh địa phủ rùng rợn với quỷ sứ hung

ác, con sông đầy gió tanh sóng xám. Tử Văn bị bọn quỷ sai lôi đi rất
nhanh, bị phán xét lạnh lùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào
hàng khoan giảm”, bị kết thêm tội ngoan cố bướng bỉnh nhưng chàng
chẳng hề run sợ, không hề nhụt chí, một mực kêu oan, đòi phải được phán
xét công khai, minh bạch. Khi đối diện trước Diêm vương uy nghiêm, Tử
Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ cứng cỏi, bằng


chững không thể chối cãi, giọng điệu rất đanh thép vững vàng. Chàng đã
bảo vệ lẽ phải mà bất chấp tính mạng của mình, không chịu khuất phục
trước uy quyền, kiên quyết đấu tranh cho công lí và lẽ phải đến cùng. Kết
quả, chàng đã chiến thắng hồn ma gian tà của tên tướng giặc, bảo toàn
được sự sống của mình, được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên,
chịu trách nhiệm giữ gìn bảo vệ công lí. Chiến thắng ấy của Ngô Tử Văn
có nghĩa vô cùng to lớn, đã trừng trị đích đáng hồn ma tướng giặc xảo trá,
làm sáng tỏ nỗi oan khuấ, phục hồi chức vị cho thổ thần nước Việt, giải
trừ tai họa cho nhân dân.

Qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng, chống lại cái ác, Ngô Tử Văn
đã nổi bật lên là người chính trực, khảng khái, dũng cảm bảo vệ công lí
đến cùng, là một kẻ sĩ cứng cỏi của nước Việt. Từ đó, tác giả Nguyễn Dữ
đã khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà, thể hiện tinh
thần tự tôn dân tộc, bộc lộ quyết tâm đấu tranh triệt để với cái xấu cái ác.

Truyện thông qua cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn còn ngầm phản ánh
thế giới thực của con người với đầy rẫy sự việc xấu xa như nạn ăn của
đút,tham quan dung túng che dấu cho cái ác hoành hành, công lí bị che
mắt.

Truyện gây ấn tượng bằng một loạt những chi tiết kì ảo, cốt truyện giàu

kịch tính, cách xây dựng nhân vật sắc nét, ngôn ngữ kể chuyện trau chuốt,
súc tích. Truyện ca ngợi nhân vật Ngô Tử Văn, một trí thức nước Việt


khảng khái, nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, qua đó bộc lộ niềm tin vào công
lí, vào việc chính thắng tà.



×