Tải bản đầy đủ (.docx) (221 trang)

tổng hợp các bài văn nghị luận phần 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.73 KB, 221 trang )

TỔNG HỢP CÁC BÀI VĂN
NGHỊ LUẬN PHẦN III
(Sưu tầm và biên tập)

1


Nghị luận xã hội về sự thành công.
Nghị luận về ý chí và nghị lực.
Nghị luận xã hội về học vẹt và học tủ của học sinh hiện nay.
Từ phút giật mình đầy nhân bản trong bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy suy nghĩ về đạo lý uống nước
nhớ nguồn hiện nay.
Trình bày luận điểm về Những chuyến tham quan giúp ta tăng cường sức khỏe.
Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hai chị em Việt – Chiến trong truyện Những đứa con trong gia
đình.
Nghị luận “Sau tiếng chửi của Tú Xương trong bài THƯƠNG VỢ là một nỗi đau tê tái”
Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước.
Soạn Văn Bài: Chí Khí Anh Hùng (trích Truyện Kiều).
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay.
Hãy nói “không” với các tệ nạn.
Bài viết số 7 lớp 8 đề 1: Nghị luận “Tuổi trẻ và tương lai đất nước”
NGHỊ LUẬN LÒNG NHÂN ÁI.
NGỌN LỬA TÌNH NGƯỜI TRONG “VỢ NHẶT” CỦA KIM LÂN.
Nghị luận về tình phụ tử.
Phân tích hình ảnh người phụ nữ ở xã hội phong kiến qua tác phẩm Bánh Trôi Nước,Truyện Kiều,Người
Con Gái Nam Xương.
“Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ”. Anh (chị) suy nghĩ thế nào về
ý kiến đó
Học để làm gì.
Suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường ngày nay.
Dàn ý Suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường ngày nay


Suy nghĩ của em về vấn đề rác thải trong xã hội ta ngày nay.
Bài giới thiệu chiếc nón ấy cho bạn bè thế giới
Đoạn văn ngắn về tác hại của thuốc lá
2


Nghị luận về xây dựng nhân vật Vũ Nương của Nguyễn Dữ
Nghị luận ngắn về ” Chuyện người con gái Nam Xương “
Nghị luận về “TÌNH YÊU BIỂN ĐẢO”
Đọc hiểu Vĩnh biệt cửu trùng đài
Đọc hiểu Tinh thần thể dục
Đọc hiểu Chí Phèo
Đọc hiểu Nghệ thuật băm thịt gà
Đọc hiểu Hạnh phúc của một tang gia
Đọc hiểu Vi hành
Đọc hiểu văn bản Chữ người tử tù
Đọc hiểu văn bản Hai đứa trẻ
Đọc hiểu văn bản Đổng Mẫu
Đọc hiểu Xin lập khoa luật
Nghị luận Tình trạng ùn tắc giao thông
Đọc hiểu Chiếu cầu hiền
Đọc hiểu Vịnh khoa thi Hương
Đọc hiểu bài thơ Thương vợ
Đọc hiểu Khóc Dương Khuê
Đọc hiểu Tiến sĩ giấy
Đọc hiểu Câu cá mùa thu
Đọc hiểu Bài ca ngắn đi trên bãi cát
Tìm hiểu tác phẩm Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm
Đọc hiểu bài thơ Tự Tình II
Bình giảng bài thơ Thương vợ của Tú Xương

So sánh cách nhìn người nông dân của hai nhân vật Hoàng và Độ trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam
Cao
3


Qua bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm anh chị hãy làm sang tỏ quan điểm Đất nước là của nhân dân
Đọc hiểu Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

4


Nghị luận xã hội về sự thành công.
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi?
Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết?
Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu
sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình
suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một
cách giản dị đến bất ngờ.
Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ
thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ
sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì
hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành
công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những
món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.Thành công còn là hình
ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu
đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở
thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra
sân. Nhưng đổ không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé
năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi
ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?

Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”.
Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy
năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công bị trì hoãn mà thôi.
Cuộc sống vân chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để
khẳng định mình. Đố là ý nghĩa vẹn nguyên của các kì thi, và cũng là bản chất của
thành công. Ngày còn nhỏ, tôi đả được đọc một câu chuyện rất xúc động. Chuyện
5


kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ, người phụ nữ đã che chở cuộc đời
em. Cậu bé viết về một người mẹ với mối tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp
nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ –
người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đờỉ. Bài văn lạc đề,
phải về nhà viết lại Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất
chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công
nào tình cảm nào thiêng liêng hơn thế? Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh
một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó một
thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao đó là chiến
thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích 15 nuôi con ăn học. Bao niềm
tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con
trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khóa-học-của-một-người-cha.
Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm
trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự
nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ
hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của
hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn
nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành
công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ây, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hanh phúc, là
thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó. Con người
luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô

nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành ti phú như Bill Gates? Vậy thì hãy
gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc
làm đẹp đẽ ây, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất
mà còn giàu có về tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công. Cũng có khi bạn
ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội
6


bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian
chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. ở đó, bạn nhận dược tình yêu thương
vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta.
Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!
Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm cùa bạn
là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ
rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói:
“Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc
mà thôi”. Còn đối với tôi, chỉ đơn sơ là khi có ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có
thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những nghĩ suy của mình vào
trang viết. Với tôi đó là đã là một thành công.

7


Nghị luận về ý chí và nghị lực.

Cuộc sống của chúng ta luôn là một chuỗi khó khăn và thử thách. Nếu hèn nhát và
yếu đuối chắc chắn ta sẽ thất bại và gục ngã. Những nếu có ý chí nghị lực chắc
chắn chúng ta sẽ vượt qua để vươn tới thành công. Như vậy trong cuộc sống, ý chí
nghị lực luôn là người bạn đồng hành cùng con người.
Trước hết ta cần hiểu “ý chí nghị lực” là gì ? Ý chí nghị lực là sự dũng cảm, là nghị

lực phi thường, là bản lĩnh của con người vượt qua mọi khó khăn và thử thách để
vươn tới thành công.
Biểu hiện của ý chí nghị lực đó là những tấm gương dám sống, dám thành công
như chàng trai không tay , không chân Nick Jivucic, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký,
chàng trai NGuyễn Sơn Lâm…
Từ giải thích và những tấm gương tiêu biểu trên, ta thấy ý chí nghj lực có vai trò
quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.
Thứ nhất, ý chí nghị lực tạo cho ta bản lĩnh và lòng dũng cảm. Người có ý chí và
nghị lực là người luôn đương đầu với mọi khó khăn thử thách, là người dám nghĩ ,
dám làm, dám sống. Chàng trai Nguyễn Sơn Lâm, chỉ cao chưa đầy một mét, đi
phải chống nạng nhưng lại gỏi ba thứ tiếng, từng thi Việt Nam Idol 2010, năm
2011, anh là người đã chinh phục đỉnh Phanxipăng và trở thành người khuyết tật
Việt Nam đầu tiên đặt chân lên đỉnh núi này mà không cần đến sự giúp đỡ của
người khác.
Thứ hai, ý chí nghị lực giúp chúng ta khắc phục những khó khăn và thử thách, rèn
cho ta niềm tin và thúc đẩy chúng ta luôn hướng về phía trước, vững tin vào tương
8


lai. Đúng như người phương tây từng nói ” hãy hướng về ánh sáng, mọi bóng tối sẽ
ngả sau lưng bạn”,Nick Jivucic từng nói ” Không có mục tiêu nào quá lớn, không
có ước mơ nào quá xa vời”, chị Đặng Thùy Trâm từng nói “Đời phải trải qua giông
tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”… tất cả đều chứa đựng trong đó
những thông điệp lớn lao về ý chí và nghị lực.
Thứ ba, ý chí nghị lực giúp con người ta luôn tự tin về bản thân, tự tin với công
việc mình làm. Dù thất bại vẫn vui vẻ và khắc phục lại chứ không hề nản chí. Có lẽ
đó là câu chuyện về Bill Gate, bỏ dở ĐH, lập công ty phần mềm nhưng liên tiếp
thất bại. Khắc phục những thất bại đó ông vươn lên thành tỷ phú bậc nhất của nhân
loại. Chung zu Zung, chủ tịch tập đoàn Huyndai Hàn Quốc từng là nông dân, công
nhân đến ông chủ tập đoàn Huyn đai là cả một quá trình “gian nan rèn luyện mới

thành công”.
Ngày nay, xã hội càng phát triển, nhiều cơ hội được mở ra nhưng ta vẫn thấy có
những biểu hiện trái ngược. Bên cạnh những bcon người thành công, ta thấy rất
nhiều bạn trẻ bây giờ thấy khó khăn thì nản chí. Thấy thất bại thì hủy hoại chính
mình. Sống thiếu niềm tin, thiếu ý chí, sống hèn nhát và gục ngã. Đây là vấn đề
cần lên án.
Từ việc phân tích ở trên tra cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hành động.
Về nhận thức, ta thấy ý chí nghị lực là động lực, niềm tin của con người. Là kim
chỉ nam của con người.
Về hành động ta cần: rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực; phê phán những kẻ yếu
đuối, thiếu tự tin. Học tập những tấm gương về ý chí và nghị lực. Từ đó ta dám
sống và dám đi đến thành công.
9


Tóm lại, ý chí nghị lực là thước đo phẩm giá của con người. Mỗi chúng ta hãy rèn
luyện để có ý chí và nghị lực sống. Sống không hèn nhát và yếu đuối. Muốn vậy
ngay từ bây giờ bạn hãy là chính bạn với những ước mơ và khát vọng và rèn luyện
để vươn tới thành công nhé!

10


Nghị luận xã hội về học vẹt và học tủ của học sinh hiện nay.
“Học” là con đường tiếp thu tri thức để hoàn thiện phẩm chất của mỗi con người.
Con đường học vấn dài vô tận và muốn đạt đến đỉnh cao của học vấn thì có rất
nhiều phương pháp. Mỗi người đã chọn lựa cho mình một phương pháp để đi trên
con đường chông gai đầy thử thách này, nhưng đáng tiếc rằng đa số học sinh ngày
nay lại chọn cho mình một phương pháp học rất dễ thực hiện nhưng lại dễ làm cho
họ vấp ngã mà đã vấp ngã thì họ khó tài nào đứng dậy nổi.Phương pháp nguy hiểm

đó chính là “học vẹt” và “học tủ”.
“Học vẹt” là thuộc làu làu những khái niệm, những định nghĩa, những kiến thức
nhưng không hề hiểu gì về kiến thức, định nghĩa, khái niệm đó. Biểu hiện của nó là
lý thuyết thì thuộc làu nhưng áp dụng kiến thức đó vào thực hành thì “bó tay”.
“Học tủ” hơi khác so với “học vẹt”. “Học tủ” là chọn một phần kiến thức trong vô
vànkiến thức để học và nghĩ rằng kiến thức đó sẽ có trong kỳ thi.
Tuy khái niệm về hai phương pháp học trên là khác nhau nhưng nó đều cùng một
nguyên nhân. Nguyên nhân để học sinh ngày nay chọn phương pháp “học vẹt”,
“học tủ” là họ không hiểu được tầm quan trọng của học vấn. Họ học chỉ là để đối
phó, kiếm cái bằng để dễ dàng kiếm việc, lo việc mưu sinh cho bản thân mà họ
không biết rằng họ dễ dàng sa vào vũng bùn khó có thể đứng dậy nổi. Một nguyên
nhân nữa đó là họ lười học, lười suy nghĩ. Bộ não của họ không còn chỗ để tiếp thu
cái mới, tiếp thu kiến thức một cách toàn diện và hiệu quả nữa, thay vào đó là
những kiểu ăn mặc thời trang, trò chơi không lành mạnh… cứ bám trong đầu óc họ
như một kí sinh làm tê liệt thần kinh họ.
“Học vẹt”, “học tủ” mang đến tác hại rất nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và xã
hội. Tuy lý thuyết thì thuộc lòng nhưng không hiểu để áp dụng vào đời sống, công
11


việc. “Học trước quên sau”, kiến thức chưa kịp bám vào bộ não thì đã bị những sở
thích tầm thường đẩy ra ngoài mà không thể chống cự. Không những thế, “học
tủ”còn gây thêm hại nữa đó là kiến thức cơ bản, kiến thức toàn diện không nắm
được. Mọi công sức, nỗ lực dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ đều bị đổ xuống sông
xuống bể và lỡ may đến kỳ thi bị “lệch tủ” thì “xôi hỏng bỏng không”.
Tác hại của nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn gây ra một sự truyền
nhiễm nghiêm trọng. Từ một cá nhân dùng phương pháp này thì ai mà không có
“sức đề kháng” cao sẽ dễ dàng bị truyền nhiễm. Họ dễ học theo, làm theo miễn là
những gì mà họ học theo, làm theo đó có lợi trước mắt cho họ.
Nếu không chữa ngay từ lúc nó còn “trứng nước” thì “học vẹt”, “học tủ” sẽ mang

lại hậu quả rất nghiêm trọng. Việc đầu tiên là chúng ta phải xác định được tầm
quan trọng của học vấn. Bởi có thế chúng ta mới chọn lựa, định hướng được cho
tương lai của mình, chọn cho mình con đường đi đúng nhất để hoàn thiện chính
mình.Có hiểu và xác định được sự quan trọng của học vấn thì chúng ta mới có
động lực học tập và chọn lựa phương pháp học đúng đắn. Nhiệm vụ cần thiết thứ
hai là gia đình xã hội phải tuyên truyền chỉ bảo, dạy dỗ cho học sinh ngày nay khi
còn nhỏ. Phải cho học sinh hiểu rõ, nắm rõ sự quan trọng của học vấn để mỗi
người biết vượt lên chính mình, bỏ qua thú vui tầm thường để dành thời gian, tâm
trí cho việc học tập.
Nếu ai cũng có ý thức, có định hướng cho riêng mình, biết suy nghĩ về hành vi,
việc làm của mình thì tin chắc rằng sẽ không còn ai nhắc đến căn bệnh “học vẹt”,
“học tủ” nữa. Lúc đó mỗi học sinh sẽ có những kiến thức cần thiết để chuẩn bị
hành trang bước vào đời góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.

12


Từ phút giật mình đầy nhân bản trong bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy suy
nghĩ về đạo lý uống nước nhớ nguồn hiện nay.

Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là tiếng lòng, là sự suy ngẫm, là một lần “giật
mình” của nhà thơ trước điều vô tình dễ có ấy. Nó có ý nghĩa như một lời cảnh
tỉnh, lời nhắc nhở chúng ta đừng quên đi những gì đẹp đẽ đã gắn bó với con người
trong quá khứ.
“Trăng cứ tròn vằnh vạch
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.”
Cái “giật mình ” đáng trân trọng và đầy ý nghĩa khép lại bài thơ trong muôn trùng
suy tưởng từ người đọc. Vầng trăng kia lặng im không nói , không oán trách , vầng

trăng cứ lặng lẽ tròn mà khiến hồn người sực tỉnh và trở về với chính mình , tìm lại
những dấu yêu xa xưa đã bỏ quên vào dĩ vãng. Xin bạn đừng hỏi rằng nếu như
không vì mất điện liệu nhà thơ có thể có được sự thức tỉnh giữa phồn hoa đô hội và
nhận thấy một ánh trăng tri kỷ hay không? Bởi lẽ vầng trăng trước khi ta được sinh
ra cũng cứ khuyết lại tròn , khi ta tồn tại hay sau này trở thành cát bụi trăng vẫn cứ
tròn lại khuyết vật thôi. Thế mà cái điều hiển nhiên , có tính quy luật ấy lại khiến
tác giả ” giật mình ” …
Những điều tưởng chừng như phi lý khi đưa vào tâm trạng con người để giải thích
bỗng trở thành có nghĩa. Ánh trăng như đã xuyên suốt cả bài thơ , bổng trầm trải
dọc theo chiều sâu cảm xúc nơi Nguyễn Duy : lúc lắng chìm , khi trăn trở , phút
suy tư…

13


Bạn có thấy không? Giữa nhịp sống ồn ào , dòng đời cuộn chảy ;Vẫn còn trong
trẻo trên cao -vầng trăng tròn vành vạch ; Vẫn còn vương vấn đâu đây ánh sáng
trong mát , nhẹ nhàng , im lắng trong tâm hồn của mỗi chúng ta…
Từ một câu chuyện riêng ,tiếng thơ của Nguyễn Duy như một lời cảnh tỉnh, nhắc
nhở thấm thía về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”,“ân nghĩa thuỷ chung” cùng
quá khứ.Có lẽ vì vậy mà đến với “ánh trăng”,người đọc nào cũng thấy lòng mình
dường như lắng lại ?!

14


Từ phút giật mình đầy nhân bản trong bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy suy
nghĩ về đạo lý uống nước nhớ nguồn hiện nay.
Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là tiếng lòng, là sự suy ngẫm, là một lần “giật
mình” của nhà thơ trước điều vô tình dễ có ấy. Nó có ý nghĩa như một lời cảnh

tỉnh, lời nhắc nhở chúng ta đừng quên đi những gì đẹp đẽ đã gắn bó với con người
trong quá khứ.
“Trăng cứ tròn vằnh vạch
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.”
Cái “giật mình ” đáng trân trọng và đầy ý nghĩa khép lại bài thơ trong muôn trùng
suy tưởng từ người đọc. Vầng trăng kia lặng im không nói , không oán trách , vầng
trăng cứ lặng lẽ tròn mà khiến hồn người sực tỉnh và trở về với chính mình , tìm lại
những dấu yêu xa xưa đã bỏ quên vào dĩ vãng. Xin bạn đừng hỏi rằng nếu như
không vì mất điện liệu nhà thơ có thể có được sự thức tỉnh giữa phồn hoa đô hội và
nhận thấy một ánh trăng tri kỷ hay không? Bởi lẽ vầng trăng trước khi ta được sinh
ra cũng cứ khuyết lại tròn , khi ta tồn tại hay sau này trở thành cát bụi trăng vẫn cứ
tròn lại khuyết vật thôi. Thế mà cái điều hiển nhiên , có tính quy luật ấy lại khiến
tác giả ” giật mình ” …
Những điều tưởng chừng như phi lý khi đưa vào tâm trạng con người để giải thích
bỗng trở thành có nghĩa. Ánh trăng như đã xuyên suốt cả bài thơ , bổng trầm trải
dọc theo chiều sâu cảm xúc nơi Nguyễn Duy : lúc lắng chìm , khi trăn trở , phút
suy tư…

15


Bạn có thấy không? Giữa nhịp sống ồn ào , dòng đời cuộn chảy ;Vẫn còn trong
trẻo trên cao -vầng trăng tròn vành vạch ; Vẫn còn vương vấn đâu đây ánh sáng
trong mát , nhẹ nhàng , im lắng trong tâm hồn của mỗi chúng ta…
Từ một câu chuyện riêng ,tiếng thơ của Nguyễn Duy như một lời cảnh tỉnh, nhắc
nhở thấm thía về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”,“ân nghĩa thuỷ chung” cùng
quá khứ.Có lẽ vì vậy mà đến với “ánh trăng”,người đọc nào cũng thấy lòng mình
dường như lắng lại ?!


16


Trình bày luận điểm về Những chuyến tham quan giúp ta tăng cường sức
khỏe.

Con người chúng ta có nhiều cách đề giải trí, để giảm căng thẳng sau một thời gian
làm việc, học tập mệt mỏi, trong các cách đó có một cách mà theo tôi nó hữu dụng
nhất: đi du lịch. Những chuyến du lịch mang cho chúng ta rất nhiều bổ ích. Sự thật
đã chứng minh điều đó.
Trước tiên, chúng ta phải nhắc tới sự hiều biết thêm về kiến thức, được những kiến
thức mới mà chúng ta không được học, được đọc qua sách vở, những kiến thức thu
thập được qua những trải nghiệm cuộc sống như câu: “Đi một ngày đàng, học một
sàng khôn”. Đi về Củ Chi, ta được học hỏi cách sống của con người Thành đồng
đất thép nơi đó, cách học học tập, liên lạc, chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Từng
căn nhà lá, từng bộ quần áo sờ, từng vật dụng làm bằng tre, nứa, những cách làm ra
thức ăn…những việc đó, những đồ vật đó ta rất hiếm thấy hoặc nghe nói tới wa
sách vở. Những công việc khó khăn, cực nhọc để có được hoà bình như ngày nay.
Ngoài được biết thêm kiến thức ta còn củng cố được kiến thức đã học, đã biết. Đi
xa hơn Củ Chi đến với Nha Trang, thăm việc hải dương học để ôn lại sinh học
trong lòng biển. Nhìn thấy tảo biển đẹp tưởng là san hô vì thấy có màu như san hô,
cũng có nổi bong bóng oxi lên. Học có kiến thức nhưng không bao giờ quan sát
thực tế nên gây ra nhiều sự đáng tiếc và buồn cười. Được thêm sự chỉ dẫn của các
anh chị trong viện nên bây giờ tôi có thể dễ dàng nhận ra giữa hai loài san hô và
tảo biển. Trước đây tôi luôn biết rằng nhà thờ đức bà có sáu chuông là chuộng đô,
chuông rê, chuông mi, chuông sol, chuông la và chuông si nhưng vì chưa bao giờ
tham quan nên cũng ko rõ chuông nằm ở đâu. Sau khi vào xem thì biết rằng
chuông lớn nhất là chuông sol và quả chuông này là một trong những quả chuông
lớn nhất thế giới. Tháp bên phải treo 4 quả chuông: sol, si, rê, mi, còn tháp bên trái

17


treo 2 quả chuông la, đô. Nhà thờ sẽ cho đổ sáu chuông cùng một lúc chỉ vào đêm
giáng sinh. Những kiến thức trên và còn nhiều hơn nữa chỉ có thể biết khi đi khảo
sát, tham quan thực tế. Đó là một trong những việc tham quan, du lịch.
Như đã nói ở đầu, tham quan du lịch giúp ta giảm căng thẳng, cho tinh thần thư
thái, thoải mái, sảng khoái, để sau đó làm việc, học tập tốt hơn, và hơn nữa là thêm
yêu bản thân, đất nước, con người. Đi đến Củ Chi, thấy được sự cực nhọc, khó
khăn của con người, ta càng thêm yêu d8ất nước, con người chính bản thân mình
hơn. Đi thăm viện hải dương học, thấy được các nguy cơ làm mất cân bằng sinh
thái như các vụ tràn dầu, các chất hoác học làm chiết biết bao nhiêu sinh vật tự
nhiên và một số loài có nguy cơ dẫn đến tuyệt chủng như cá voi xanh… ta càng ý
thức được việc làm của mình để tránh sự mất cân bằng sinh thái. Đi về Nha Trang
còn để thoải mình dười những đợt sóng xanh quên đi những phiền muộn, ưu từ để
vươn tới những thành công mới, để đượccảm nhận được không khí trong lành
mang theo muì nồng mặn của biển khơi, cho con người cảm thấy khoẻ mạnh dễ
chịu hay chỉ để nhìn những đo85t sóng đấu tiên trong ánh bình minh hoặc chiêm
ngưỡng cũa biển khi hoàng hôn. Chúng đẹp xiết bao! Làm cho chúng ta chỉ nghĩ
đến một tương lai đẹp đẽ hơn, huy hoàng hơn, làm cho bao ước mơ một thởi bỗng
trỗi dzậy trong lòng ta.
Kiến thức thêm sâu rộng, tinh thần phấn khởi, thể chất cường tráng. Thông qua câu
trên thì thể chất cũng là một yếu tố mà du lịch mang đến cho chúng ta. Vậy du lịch
mang cho ta thể chất gì và làm sao có được?Xin nói rằng, nếu bạn đi du lịch leo
núi thì bạn sẽ có được tinh thần thêm vững chắc, tăng cường sự dẻo dai và có thêm
sức khoẻ cường tráng. Khi đi biển, được hoà mình cùng không khí của biển bạn sẽ
có thêm sức khoẻ, nhất là tăng cường sự tuần hoàn máu.
Qua những điều bổ ích đó, ta có thể thấy được tham quan, du lịch là nhưng điều tốt
cho con người chúng ta. Vì thế, các gia đình, thường tổ chức đi tham quan, du lịch
cho gia đình mình để mọi người cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Các cơ quan trường

18


học cũng thường tổ chức đitham quan du lịch để nâng cao hiệu quả làm việc của
nhân viên. Cuối cùng, ta có thể khẳng định rằng tham quan du lịch, mang cho ta
nhiều bổ ích lý thú như về kiến thức, tinh thần, thể chất.

19


Trình bày luận điểm về Những chuyến tham quan giúp ta
tăng cường sức khỏe.

Con người chúng ta có nhiều cách đề giải trí, để giảm căng thẳng sau một thời gian
làm việc, học tập mệt mỏi, trong các cách đó có một cách mà theo tôi nó hữu dụng
nhất: đi du lịch. Những chuyến du lịch mang cho chúng ta rất nhiều bổ ích. Sự thật
đã chứng minh điều đó.
Trước tiên, chúng ta phải nhắc tới sự hiều biết thêm về kiến thức, được những kiến
thức mới mà chúng ta không được học, được đọc qua sách vở, những kiến thức thu
thập được qua những trải nghiệm cuộc sống như câu: “Đi một ngày đàng, học một
sàng khôn”. Đi về Củ Chi, ta được học hỏi cách sống của con người Thành đồng
đất thép nơi đó, cách học học tập, liên lạc, chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Từng
căn nhà lá, từng bộ quần áo sờ, từng vật dụng làm bằng tre, nứa, những cách làm ra
thức ăn…những việc đó, những đồ vật đó ta rất hiếm thấy hoặc nghe nói tới wa
sách vở. Những công việc khó khăn, cực nhọc để có được hoà bình như ngày nay.
Ngoài được biết thêm kiến thức ta còn củng cố được kiến thức đã học, đã biết. Đi
xa hơn Củ Chi đến với Nha Trang, thăm việc hải dương học để ôn lại sinh học
trong lòng biển. Nhìn thấy tảo biển đẹp tưởng là san hô vì thấy có màu như san hô,
cũng có nổi bong bóng oxi lên. Học có kiến thức nhưng không bao giờ quan sát
thực tế nên gây ra nhiều sự đáng tiếc và buồn cười. Được thêm sự chỉ dẫn của các

anh chị trong viện nên bây giờ tôi có thể dễ dàng nhận ra giữa hai loài san hô và
tảo biển. Trước đây tôi luôn biết rằng nhà thờ đức bà có sáu chuông là chuộng đô,
chuông rê, chuông mi, chuông sol, chuông la và chuông si nhưng vì chưa bao giờ
tham quan nên cũng ko rõ chuông nằm ở đâu. Sau khi vào xem thì biết rằng
chuông lớn nhất là chuông sol và quả chuông này là một trong những quả chuông
lớn nhất thế giới. Tháp bên phải treo 4 quả chuông: sol, si, rê, mi, còn tháp bên trái
20


treo 2 quả chuông la, đô. Nhà thờ sẽ cho đổ sáu chuông cùng một lúc chỉ vào đêm
giáng sinh. Những kiến thức trên và còn nhiều hơn nữa chỉ có thể biết khi đi khảo
sát, tham quan thực tế. Đó là một trong những việc tham quan, du lịch.
Như đã nói ở đầu, tham quan du lịch giúp ta giảm căng thẳng, cho tinh thần thư
thái, thoải mái, sảng khoái, để sau đó làm việc, học tập tốt hơn, và hơn nữa là thêm
yêu bản thân, đất nước, con người. Đi đến Củ Chi, thấy được sự cực nhọc, khó
khăn của con người, ta càng thêm yêu d8ất nước, con người chính bản thân mình
hơn. Đi thăm viện hải dương học, thấy được các nguy cơ làm mất cân bằng sinh
thái như các vụ tràn dầu, các chất hoác học làm chiết biết bao nhiêu sinh vật tự
nhiên và một số loài có nguy cơ dẫn đến tuyệt chủng như cá voi xanh… ta càng ý
thức được việc làm của mình để tránh sự mất cân bằng sinh thái. Đi về Nha Trang
còn để thoải mình dười những đợt sóng xanh quên đi những phiền muộn, ưu từ để
vươn tới những thành công mới, để đượccảm nhận được không khí trong lành
mang theo muì nồng mặn của biển khơi, cho con người cảm thấy khoẻ mạnh dễ
chịu hay chỉ để nhìn những đo85t sóng đấu tiên trong ánh bình minh hoặc chiêm
ngưỡng cũa biển khi hoàng hôn. Chúng đẹp xiết bao! Làm cho chúng ta chỉ nghĩ
đến một tương lai đẹp đẽ hơn, huy hoàng hơn, làm cho bao ước mơ một thởi bỗng
trỗi dzậy trong lòng ta.
Kiến thức thêm sâu rộng, tinh thần phấn khởi, thể chất cường tráng. Thông qua câu
trên thì thể chất cũng là một yếu tố mà du lịch mang đến cho chúng ta. Vậy du lịch
mang cho ta thể chất gì và làm sao có được?Xin nói rằng, nếu bạn đi du lịch leo

núi thì bạn sẽ có được tinh thần thêm vững chắc, tăng cường sự dẻo dai và có thêm
sức khoẻ cường tráng. Khi đi biển, được hoà mình cùng không khí của biển bạn sẽ
có thêm sức khoẻ, nhất là tăng cường sự tuần hoàn máu.
Qua những điều bổ ích đó, ta có thể thấy được tham quan, du lịch là nhưng điều tốt
cho con người chúng ta. Vì thế, các gia đình, thường tổ chức đi tham quan, du lịch
cho gia đình mình để mọi người cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Các cơ quan trường
21


học cũng thường tổ chức đitham quan du lịch để nâng cao hiệu quả làm việc của
nhân viên. Cuối cùng, ta có thể khẳng định rằng tham quan du lịch, mang cho ta
nhiều bổ ích lý thú như về kiến thức, tinh thần, thể chất.

22


Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hai chị em Việt – Chiến trong truyện
Những đứa con trong gia đình.

Việt và Chiến sinh ra trong một gia đình mang khá nhiều nét tiêu biểu của một gia
đình Nam Bộ trong chiến tranh. Cuốn sổ gia đình do người chú ghi lại mà Chiến
dùng để đánh vần tập đọc, thực ra là một cuốn gia phả đặc biệt, rất vắn tắt, ở đó
mỗi dòng, thậm chí mỗi chữ, đều có máu và nước mắt. Đó là gia đình từ mấy thế
hệ đã phải chịu nhiều mất mát, đau thương.
Hy sinh với tư cách người chiến sĩ trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968, nhà
văn Nguyễn Thi để lại một số lượng tác phẩm không nhiều. Tuy vậy, đó là những
tác phẩm có giá trị, đặc biệt ở chỗ chúng ta góp phần khắc họa nên bức chân dung
lớn của người nông dân Nam Bộ trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước vừa
qua. Những nhân vật của Nguyễn Tuân đều chân thật và gây nhiều ấn tượng, như
trường hợp hai nhân vật chị em Chiến và Việt trong truyện ngắn Những đứa con

trong gia đình.
Việt và Chiến sinh ra trong một gia đình mang khá nhiều nét tiêu biểu của một gia
đình Nam Bộ trong chiến tranh. Cuốn sổ gia đình do người chú ghi lại mà Chiến
dùng để đánh vần tập đọc, thực ra là một cuốn gia phả đặc biệt, rất vắn tắt, ở đó
mỗi dòng, thậm chí mỗi chữ, đều có máu và nước mắt. Đó là gia đình từ mấy thế
hệ đã phải chịu nhiều mất mát, đau thương. Ngay ở thế hệ đã phải chịu nhiều mất
mát, đau thương. Ngay ở thế hệ của chị em Chiến, chỉ trong khoảng mấy năm, lúc
hai chị em vẫn còn là những đứa trẻ, họ đã phải liên tiếp mất cha rồi lại mất mẹ.
Đường đời của hai chị em Chiến như đã được vạch sẵn chỉ có chiến đấu, giết giặc,
để báo thù cho cha, cho mẹ, cũng là để tự bảo vệ chính cuộc đời của mình. Đó là
truyền thống gia đình, đó cũng là khát vọng mãnh liệt nhất của hai chị em Chiến và
23


Việt. Mang một mối thù sâu nặng với giặc và một khát vọng chiến đấu mãnh liệt
như vậy, họ sẽ chiến đấu dũng cảm và sẽ chiến thắng, điều đó như một cái gì đã trở
thành tất yếu.
Thật ra, để nói đến con đường tất yếu từ căm thù giặc đến thắng giặc đó. Nguyễn
Thi có thể chỉ cần nói về Chiến mà không nói về Việt, hoặc ngược lại. Nhưng
Nguyễn Thi đã miêu tả cả hai nhân vật ấy với nhiều nét rất riêng, rất đáng yêu, gây
cho người đọc nhiều thú vị.
Việt là một chàng trai, rồi là một người lính dũng cảm, nhưng dẫu sao Việt cũng
chỉ là một chàng trai mới lớn, và trong gia đình, thì Việt thực sự chỉ là một cậu bé.
Cái trẻ con ở Việt không chỉ bộc lộ trong những nét hiếu động, suốt ngày thích bắt
ếch, câu cá, bắn chim, lúc nào cũng có cái ná thun trong người.. mà cả trong cái nét
hiếu thắng, luôn luôn ưa tranh giành với người chị, không biết nhường nhịn chị vì
Việt là em trai của Chiến mà! Thật ra thì không phải Việt không yêu thương chị
mình, trái lại nữa là khác, nhưng có được một người chị như Chiến, làm sao Việt
có thể khác được?
Cho đến khi lên đường tòng quân, chuẩn bị thành người lính hay đã trở thành

người lính rồi, Việt vẫn trẻ con như thế, trẻ con và vô tư. Nghe chị bàn bạc chuyện
nhà, Việt chỉ ừ ào cho qua chuyện “chụp một con đóm đóm trong lòng bàn tay…
rồi ngủ quên lúc nào không biết”. Vào đơn vị, Việt vẫn không quên cây ná thun.
Đặc biệt trẻ con, Việt không dám hé cho ai biết rằng mình có một người chị, bởi
cái lẽ giản đơn “sự mất chị”. Đánh giặc rất dũng cảm, bắn cháy xe tăng Mỹ, Việt
không hề sợ hãi, nhưng lạc trên chiến trường một mình sau trận đánh, Việt lại sợ
ma. Sau những cố gắng phi thường, Việt gặp lại đồng đội của mình. Việt vừa khóc
vừa cười, hệt một đứa trẻ “khóc đó rồi cười đó”.

24


Xây dựng hình ảnh nhân vật Việt hồn nhiên và trẻ thơ như thế, phải chăng Nguyễn
Thi muốn nói với người đọc về một thế hệ trẻ Việt Nam đã bước vào cuộc chiến
đấu rất sớm, như thẳng từ tuổi thơ mà đến. Ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Thi hình
như còn ở chỗ này nữa: thế hệ ấy có thể rất hồn nhiên, trẻ con, rất vô tư, vô tâm
trong nhiều mối quan hệ gia đình và xã hội, nhưng lại cực kì nghiêm túc trong
những suy nghĩ về kẻ thù, về cuộc chiến đấu chống quân xâm lược. Vì sao vậy? Vì
bản chất chính nghĩa của cuộc chiến đấu ấy. Đó là một chiến đấu vì sự sống, cũng
là một cuộc chiến đâu đầy chất tươi trẻ và lạc quan.
Chiến thì khác hẳn với Việt. Có thể Chiến cũng đã như Việt nếu Chiến có một
người chị. Nhưng chiến là chị cả của những đứa em không còn cha mẹ. Là con gái,
Chiến có cái kiên nhẫn đến gan của người phụ nữ đã từng trải cực khổ. Chính là
Chiến, chứ không phải Việt, ngồi đánh vần từng chữ, đọc cho được, đọc cho hết,
cuốn sổ ghi chép của gia đình đầy máu và nước mắt để nuôi dưỡng cho mình một
khát vọng khôn nguôi chiến đấu và trả thù. Là người chị, Chiến trở thành người
phụ nữ đảm đang, hy sinh, tận tụy, Chiến không kịp nghĩ gì cho mình trước khi
nghĩ đến em. Lúc nào Chiến cũng nhường nhịn em, từ việc lớn đốn việc nhỏ.
Trong cả truyện ngắn, duy nhất chỉ có một lần Chiến không nhường em. Ấy là lần
cả hai chị em cùng xin đi bộ đội, Chiến đã nói với anh cán bộ tuyển quân: Đến tết

này nó mới được mười tám anh à !”
Người đọc dễ dàng chấp nhận hành động (tranh hơn) này của Chiến, không thấy nó
mâu thuẫn gì với bản tính của cô, bởi vì, ngoài khát vọng chiến đấu, hành động của
Chiến còn thể hiện một ý muốn cảm động của cô: Chiến chưa muốn em mình sớm
phải bước vào cuộc chiến đấu gian khổ.
Chiến như lớn hơn tuổi của mình, chín chắn, sâu sắc hơn. Trong cái đêm hôm
trước ngày lên đường nhập ngũ, Chiến đã lo lắng, lo liệu đến từng chi tiết công
25


×