Tải bản đầy đủ (.docx) (207 trang)

Tổng hợp các bài văn nghị luận phàn 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.07 KB, 207 trang )

TỔNG HỢP CÁC BÀI VĂN
NGHỊ LUẬN PHẦN II
(Sưu tầm và biên tập)

Ebook hoàng hà linh 123doc


Dàn ý: So sánh bài thơ Mộ (Chiều tối) với khổ cuối Tràng giang.
Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tài tình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Cảm nhận của em về hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ qua Hồi thứ 14 “Hoàng
Lê nhất thống chí”.
Phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.
“Ôi ! sống đẹp là thế nào, hỡi bạn ?” Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của mình về câu thơ
của Tố Hữu
Giải thích câu nói của nhà văn Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức
mới là con đường sống
Giá trị nhân đạo trong đoạn trích “Trao Duyên”
Phân tích ấn tượng về thiên nhiên trong 4 câu thơ đầu của bài thơ cảnh ngày xuân.
Tâm hồn trong sáng lạc quan dù cuộc sống đầy gian khổ của 3 cô gái trong truyện Những ngôi
sao xa xôi.
Em hãy viết bài văn để thuyết phục các bạn chăm học hơn.
Phân tích nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi”
Nhận xét về 2 bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ) và “Khi con tu hú” (Tố Hữu).
Quan niệm của em về một người bạn tốt.
Phân tích Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.
Nghị luận về vấn đề tài và đức của con người.
Chất dân gian được thể hiện trong bài Tương Tư của Nguyễn Bính
Phân tích đoạn thơ Chí khí anh hùng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Phân tích bài Chiếu Dời Đô của Lý Công Uẩn.
NLXH: Lý tưởng là ngọn đèn soi sáng.
Anh / Chị suy nghĩ gì về quan niệm “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”


Suy nghĩ của em về hình ảnh “đôi vai”.
ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA THỊ VÀ MỊ, GIỮA APHỦ VÀ TRÀNG TRONG
TÁC PHẨM VỢ CHỒNG APHỦ VÀ VỢ NHẶT
Ebook hoàng hà linh 123doc


Nghị luận xã hội về nghị lực sống của con người.
Sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam qua văn học.
Văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người. Bằng các tác phẩm văn học đã học,
em hãy chứng minh ý kiến trên.
Viết đoạn văn ngắn về người chiến sĩ cộng sản của bài Con Chim Tu Hú.
Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông
Văn nghị luận nói về tác hại của chơi game của các bạn nghiện game.
Phân tích khổ thơ đầu trong bài “Sang thu” của Hữu Thịnh.
Nghị luận xã hội về nghiện Facebook.
Nghị luận “chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới” của Cựu phó thủ Tướng Vũ Khoan.
Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
Nghị luận: BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG.
Nghị luận xã hội về vấn đề vứt rác bừa bãi của con người .
Nghị luận “Bản chất của thành công”.
“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý
ấy không bao giờ thay đổi” (Chủ tịch Hồ Chí Minh). Viết bài văn trình bày suy nghĩ của
Anh/Chị.
Chứng minh rằng: “Cảnh vượt thác trong “Người lái đò Sông Đà” và cảnh cho chữ trong “Chữ
người tử tù” của Nguyễn Tuân đều là những “Cảnh tượng xưa nay chưa từng có
Phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn Trao duyên – từ “Cậy em em có chịu lời.,.” đến
“Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”
Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Nghị luận xã hội về sống có trách nhiệm.
Chứng minh rằng văn học của dân tộc luôn ca ngợi những ai biết thương người như thể thương

thân và nghiêm khắc phê phán nhũng kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.
Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân.

Ebook hoàng hà linh 123doc


Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, thể hiện trong cảnh ngộ từ khi cô bị bắt về nhà
thống lý Pá Tra cho đến đêm cởi trói cho A Phủ
Phân tích hình ảnh Nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
Nghị Luận về trang phục và văn hóa của giới trẻ hiện nay.
Em suy nghĩ như thế nào về học sinh hư hiện nay đối với giáo viên.
Bài viết số 6 lớp 8 đề 3: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy
nêu suy nghĩ về mối quan hệ của “học” và “hành”.
Bài viết số 6 lớp 8 đề 2: Câu nói của M. Go-rơ-ki ” Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có
kiến thức mới là con đường sống” . gợi cho em suy nghĩ gì ?
Bài viết số 6 lớp 8 đề 1: Dựa vào văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” hãy nêu suy nghĩ
của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn
với vận mệnh của đất nước.
Nghị luận xã hội về văn hóa cảm ơn.

Ebook hoàng hà linh 123doc


Đề bài: So sánh hình ảnh buổi chiều và cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài Mộ
của Hồ Chí Minh và khổ cuối bài Tràng giang của Huy Cận. Từ đó nêu lên vẻ đẹp
cô điển mà hiện đại của bài Mộ.
DÀN BÀI CHI TIẾT.
1. So sánh hình ảnh buổi chiều trong bài Mộ và trong khổ cuối bài Tràng giang
+ Giống nhau:
– Đều dùng thi liệu cổ điển phương Đông cánh chim chiều, mây (chòm mây, núi

mây).
– Đều đượm buồn, vắng lặng, cô đơn.
– Đều mượn cảnh để bộc lộ tâm trạng.
+ Khác nhau:
– Tràng giang có thêm hình ảnh “con nước” buồn; không có biểu tượng của sự sông
(“không khói hoàng hôn”).
– Mộ: sau cảnh chiều muộn buồn vắng của thiên nhiên nơi núi rừng hẻo lánh là
cảnh sinh hoạt ấm cúng, đầy sức sống của con người bên xóm núi với ngọn lửa
hồng rực sáng trong lò than.
II. So sánh cảm xúc của chủ thể trữ tình.
+ Giống nhau: Đều buồn lắng, cô đơn trước thiên nhiên trong thời khắc của ngày
tàn (có sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, cảnh và tình).
+ Khác nhau:
– Một người buồn vì nhớ nước, nhớ đồngbào, đồng chí trong cảnh tù đày xa xứ
mộtngười buồn vì nhớ nhà trong cái “tòi” bé nhỏ của thi nhân lãng mạn khi đứng
trước Tràng giang mênh mang chưa tìm được hướng đi cho đời mình.
– Một người chỉ cô buồn, vá nỗi buồn đó ngày càng sâu thăm thẳm khi không tìm
thấy biểu tượng của sự sống; một người không chỉ có buồn mà còn có niềm vui
khichứng kiến và hòa vào với niềm vui cuộc sống của con người.
– Sự giống nhau là do tư chất nghệ sĩ của hai nhà thơ, còn sự khác nhau do một
Ebook hoàng hà linh 123doc


người là thi sĩ lãng mạn, một người là thi sĩcách mạng.
III. Vẻ đẹp cổ điển – hiện đại của bài Mộ
1. Các yếu tố cổ điển và hiện đại trong bài Mộ:
– Yêu tô cổ điển: Dùng thi liệu phương Đồng (cánh chim bay vễ từng, chòm mây
trôi trên bầu trời), cùng bụt pháp chấm phá bằng hai nét vẽ để dựng, lên cảnh chiều
muộn như trong một bức tranh thủy mạc (có hồn và thâm đượm tình người) Ngọn
lửa rực hồng tròng đêm tối cũng là hình ảnh thường gặp trong theo cổ điển xưa.

– Yếu tố hiện dại; Cảnh sinh hoạt ấm cứng, đầy sức sống của người lao động bên
xóm núi cùng với lòng thương người và yêu đời vô hạn của nhà thớ. Tứ thợ, hình
tượng thơ vận động theo hướng tích cực, đi lên: từ tôi đến sáng, từ tận lụi đến sự
sông, từ buồn đên vui, từ lạnh lẽo cô đơn đến ấm nóng.
2. Sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tổ đó trong bài thơ.
– Bức tranh chiều muộn nơi núi rừng hẻo lanh mang đậm chất Đường thi càng
thâm đượm nỗi buồn cửa người tù xa xứ đang nhớ nước, nhớ đồng bào, đồng chí.
– Hình ảnh cô gái xay ngô thật hài hòa với ngọn lửa rực hồng trong lò than bởi
chính ngọn lửa ấy đã làm bừng sáng rực rỡ khuôn mặt của người lao động. Ngọn
lửa hồng của thí liệu phương Đông đã thành ngọn lửa của tình yêu con người, yêu
cuộc sông trong thơ hiện đại.
– Cảnh chiều muộn nơi núi rừng và cảnh sinh hoạt bên xóm núi cũng hài hòa trong
sự phát triển biện chứng của hình tượng thơ để tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật
thống nhất của tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của bài tứ tuyệt, của phong cách thơ Hồ Chí
Minh.

Ebook hoàng hà linh 123doc


Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tài tình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là kiệt tác có một không hai trong lịch sử
văn chương Việt Nam. Tài năng xuất sắc của tác giả tạo nên giá trị muôn đời cho
Truyện Kiều – kết tinh của tinh hoa Tiếng Việt giàu và đẹp. Nguyễn Du xứng đáng
là bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ, về tả cảnh, tả người, đặc biệt là miêu tả tâm lí
nhẫn vật đã đạt tới trình độ điêu luyện và tinh tế.
Trong đoạn trích Trao duyên, nhà thơ tập trung thể hiện diễn biến tâm trạng phức
tạp của Thúy Kiều. Sau cơn vạ gió tai bay bất kì, tổ ấm của gia đình nàng tan tác.
Cha và em trai bị đánh đập, giam cầm; của cải bị lũ đầu trâu mặt ngựa vơ vét sạch
sành sanh. Để đáp ứng yêu cầu của lũ tham quan ô lại, Thúy Kiều chỉ còn một cách
là bán mình để lấy ba trăm lạng vàng chuộc cha.

Suốt đêm : Một mình nàng ngọn đèn khuya, Áo đầm giọt lệ, tóc se mái sầu, Kiều
sống với tâm trạng đầy sóng gió và mặc cảm. Trước sự thực phũ phàng là ngày mai
nàng sẽ thuộc về tay Mã Giám Sinh, Thúy Kiều cảm thấy như chính mình là người
có lỗi trong chuyện tình duyên dang dở, là thủ phạm gây ra nỗi bất hạnh cho Kim
Trọng. Nàng thương mình một, thương người yêu mười nên cắn răng chấp nhận số
phận đen bạc, cố quên bản thân để nghĩ đến Kim Trọng:
Phận dầu, dầu vậy cũng dầu,
Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!
Công trình kể biết mấy mươi,
Vì ta khăng khít cho người dở dang.
Thề hoa chưa ráo chén vàng,
Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa!
Trời Liêu non nước bao xa,
Nghĩ đâu rẽ cửa chia nhà tự tôi!
Biết bao duyên nợ thề bồi,
Kiếp này thôi thế thì thôi, còn gì?
Ebook hoàng hà linh 123doc


Thúy Kiều mang nặng mặc cảm là người có lỗi. Nàng tự hờn trách, dằn vặt vì mình
khăng khít khiến người dở dang. Đúng ra là Thúy Kiều, Kim Trọng cùng chủ động
đến với nhau, tự nguyện yêu và gắn bó với nhau và cả hai phải được sống hạnh
phúc. Kiều có mặc cảm đó là vì nàng luôn nghĩ đến người khác, ngay cả trong lúc
đau thương nhất.
Đối diện với với gia cảnh tan tác và tâm trạng rối bời, nàng chỉ biết âm thầm khóc
than cho duyên phận, cho số kiếp không may. Đắn đo, suy tính trước sau, nàng thấy
chỉ có một cách có thể cứu vãn được phần nào mối lương duyên của mình. Đó là
nhờ em gái nối duyên với chàng Kim. Nghĩ là làm, Thúy Kiều đã trao duyên cho
Thúy Vân khi cô em gái vừa chợt tỉnh giấc xuân.
Dường như Nguyễn Du đã hóa thân vào Thúy Kiều để thấu hiểu, thông cảm và xót

thương cho nàng, thay nàng nói lên những lời làm rung động tâm can người nghe:
Rằng: Lòng đương thổn thức đầy,
Tơ duyên còn vướng mối này chưa xong.
Hở môi ra cũng thẹn thùng,
Để lòng thì phụ tấm lòng với ai.
Kiều thẹn thùng khó nói vì còn vướng mối tơ duyên với chàng Kim – mối tình đầu
trong sáng, nồng nàn mà chỉ mới hai người biết với nhau. Ngỏ chuyện riêng tư với
người khác, dù là em gái đi nữa thì cũng không phải dễ dàng. Hơn nữa, mối tình
này đã gắn bó đến mức keo sơn, thề nguyền vàng đá dưới Vầng trăng vằng vặc
giữa trời. Vì thế mà nó thiêng liêng, sâu nặng, khó có thể đổi thay.
Kiều rơi vào tình thế khó xử, không nói ra không được, mà nói ra thì e ngại. Nàng
băn khoăn, ngập ngừng mãi rồi mới thốt được một câu khiến người ngoài cuộc
nghe cũng phải mủi lòng:
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Ebook hoàng hà linh 123doc


Tội nghiệp thay cho Kiều! Nguyễn Du hiểu tường tận tâm thế, vị thế của nàng lúc
này nên mới dùng những từ hàm chứa nỗi đau đớn, chua xót như Cậy (tin cậy mà
nhờ vả), chịu lời, lạy, thưa. Kiều nói với em gái (bề dưới) mà như nói với bề trên,
hơn thế – như một vị ân nhân. Nàng dẫn dắt Thúy Vân đi từ bất ngờ này đến bất
ngờ khác. Sau phút ban đầu khó nói, giờ đây, nàng bộc bạch hết sức chân thành với
Thúy Vân về mối tình dang dở của mình:
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn dễ hai bề vẹn hai.
Nợ tình chưa trả cho ai
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.

Nguyễn Du đã đặc tả tâm trạng đau khổ của Thúy Kiểu khi nghĩ tới người yêu giờ
đây đang thăm thẳm tận đất Liêu Dương, chưa hề biết đến sự tan vỡ bất ngờ của
tình yêu đôi lứa. Kiều có ý coi đây là món nợ tình, kiếp này chưa trả được thì đành
mang khối tình theo xuống tuyền đài chưa tan. Thúy Kiều tội nghiệp biết chừng
nào và cũng cao cả biết chừng nào!
Trong quá trình diễn biến tâm lí của Thúy Kiều có rất nhiều mâu thuẫn. Nàng chủ
động nhờ cậy em gái: Xót tình máu mủ thay lời nước non, thay mình đền đáp nghĩa
tình với Kim Trọng. Tin em nên nàng trao lại cả những kỉ vật quý giá:
Chiếc thoa với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung.
Thế nhưng chỉ sau giây phút tưởng tượng ra cái chết thê thảm thịt nát xương mòn
của mình, mình chỉ còn là mảnh hồn oan vật vờ nơi ngọn cỏ, lá cây mỗi lúc hiu hiu
gió thì Kiều lại tiếc nuối và đớn đau gấp bội. Đúng là có mâu thuẫn nhưng đó là
mâu thuẫn tất yếu của tấm lòng vị tha đáng quý của Kiều. Nàng lo cho người yêu
trước rồi mới nghĩ đến mình và nàng thực sự hoang mang, sợ hãi trước tương lai
Ebook hoàng hà linh 123doc


mù mịt. Nỗi đau tinh thần đã quá mức chịu đựng của thể xác người con gái liễu yếu
đào tơ:
Cạn lời hồn ngất máu say,
Một hơi lặng ngắt, đôi tay giá đồng.
Nguyễn Du với ngòi bút kì tài đã miêu tả thành công một cơn khủng hoảng, một
trận sóng gió tơi bời trong lòng người con gái tài hoa bạc mệnh. Nàng đau đớn đâu
phải vì mình, cho mình mà vì người yêu, cho người yêu. Đức vị tha, nhân ái cao cả
ấy của Thúy Kiều khiến cho người đời càng cảm phục và yêu mến nàng hơn.
Đoạn trích Nỗi thương mình kể về chuyện sau khi Mã Giám Sinh đưa Kiều đến lầu
xanh của Tú Bà, nàng đã quyết liệt chống lại âm mưu tàn ác của chúng là biến nàng
thành kĩ nữ. Nàng định quyên sinh để thoát khỏi thân phận nhuốc nhơ, nhưng vì
ngây thơ và cả tin, nàng đã bị tên ma cô Sở Khanh lừa dối, rơi vào cạm bẫy của Tú

Bà và buộc phải ra tiếp khách. Tình cảnh trớ trêu khiến nàng chìm đắm triền miên
trong nỗi tủi hổ và cay đắng :
Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.
Chỉ qua bốn câu thơ, Nguyễn Du đã miêu tả thật sống động bức tranh sinh hoạt đặc
trưng ở chốn lầu xanh. Những ẩn dụ như bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, hình
ảnh Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm và cả điển tích văn chương về Tống
Ngọc, Trường Khanh (hai khách phong lưu nổi tiếng) đã phản ánh thú vui trụy lạc
chốn lầu xanh. Giữa cái không khí ồn ào, náo nhiệt, lả lơi, dập dìu, sớm đưa, tối tìm
ấy, nổi bật lên một nàng Kiều cô đơn, buồn bã:
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
Giật mình, mình lại thương mình xót xa.

Ebook hoàng hà linh 123doc


Hai câu thơ tả tâm lí này cũng có thể coi là tuyệt bút. Nhịp điệu, âm hưởng và phép
điệp từ kết hợp hài hoà, tự nhiên đã diễn tả thật chính xác tâm trạng trĩu nặng sầu
thương của Thúy Kiều. Đêm khuya thanh vắng, nỗi sầu thương ấy như hiện rõ
thành hình, thành khối là Thúy Kiều bằng xương bằng thịt. Đọc hai câu thơ trên, ai
cũng phải ngậm ngùi rơi lệ.
Nỗi thương mình là cảm xúc chủ đạo trong đoạn trích này. Thúy Kiều buộc phải xa
cha mẹ, xa tổ ấm để bước lên cỗ xe định mệnh: Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập
ghềnh, lao đi trên con đường mịt mù, vô định. Nàng chấp nhận: Thôi đành nhắm
mắt đưa chân, Để xem con Tạo xoay vần đến đâu nhưng không thể ngờ rằng mình
lại rơi và chốn hang hùm đầy những kẻ bán thịt buôn người trâng tráo và đê tiện.
Nàng đang phải sống trong cảnh Chân trời góc biển bơ vơ, không nơi nương tựa,
không người an ủi, vỗ về, chia sẻ cho vơi bớt nỗi đau. Mình lại thương mình xót xa

là vậy!
Nguyễn Du không chỉ dừng lại ở mức “đọc” được tâm trạng Thúy Kiều mà sâu hơn
thế, thi sĩ thực sự thông cảm và rung động trước nỗi khổ tâm của nàng, đồng thời
truyền sự rung động mãnh liệt ấy đến trái tim, khối óc người đọc, tạo nên mối dây
đồng tình, đồng điệu.
Thúy Kiều cay đắng nghĩ tới sự tương phản giữa quá khứ tươi đẹp, hạnh phúc và
hiện thực đen tối, phũ phàng:
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
Đằng sau những ngôn từ, hình ảnh ước lệ hoa mĩ ấy là cơn uất hận không nguôi, là
những câu hỏi day dứt, dằn vặt muốn thấu tới trời xanh. Bất công thay, trớ trêu thay
là Trời già tai ác! Thực ra, Tạo hóa chẳng nỡ đày đọa Thúy Kiều – người con gái tài

Ebook hoàng hà linh 123doc


sắc vẹn toàn, mà chính là cái thế lực vạn ác trong xã hội đã dìm nàng xuống bùn
đen nhơ nhớp.
Đau khổ đã biến Kiều thành vô tri vô giác trước những kẻ ăn chơi trụy lạc xung
quanh nàng:
Mặc người mưa Sở mây Tần,
Những mình nào biết có xuân là gì.
Đòi phen gió tựa hoa kề,
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ?
Đòi phen nét vẽ câu thơ,
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa.

Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai?
Hai câu thơ cuối đúc kết tâm trạng cô đơn, đau khổ của Thúy Kiều. Nàng chỉ thực
sự sống với nỗi đau thấm thía của mình. Viết được những câu thơ như thế, chứng tỏ
ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của đại thi hào Nguyễn Du xứng đáng là bậc thầy
trong lịch sử văn chương nước ta.
Trong đời mình, Nguyễn Du đã từng gặp, từng biết nhiều loại người. Có người tốt
đáng thương, đáng mến, song cũng có những kẻ xấu xa, đáng ghét. Ông thấu hiểu
tính cách và tâm lí của họ đến mức khi cầm bút vẽ lên hạng người nào là đúng chân
dung, tính cách và tâm lí của hạng người ấy. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân
vật, nhất là miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều đã tạo nên
cho tác phẩm giá trị muôn đời.

Ebook hoàng hà linh 123doc


Cảm nhận của em về hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ qua Hồi thứ 14
“Hoàng Lê nhất thống chí”.
Nguyễn Huệ, vị chiến tướng dùng kì mưu hạ thành Phú Xuân. Nguyễn Huệ, vị
thống tướng đã tiêu diệt 3 vạn quân Xiêm xâm lược tại Rạch Gầm – Xoài Mút
trong một trận thuỷ chiến trời long đất lờ. Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải đã
đạp đổ ngai vàng Chúa Trịnh ở Đàng ngoài rồi kết duyên cùng công chúa Ngọc
Hân làm chấn động Bác Hà. Nguyễn Huệ – vua Quang Trunn dã tiêu diệt 29 vạn
quản Thanh xâm lược, xây nên gò Đống Đa lịch sử bất tử.
Đọc Hồi thứ 14 “Hoàng Lê nhất thống chí”, hình tượng người anh hùng áo vải
Nguyễn Huệ đã để lại trong tâm hồn ta bao ấn tượng không phai mờ.
Những tác giả – người con ưu tú của dòng họ “Ngô Thì” ở Tả Thanh Oai đã mượn
lời nói của người cung nhân cũ từ phủ Trường Yên tâu với Thái hậu, rất khách
quan, để giới thiệu Nguyễn Huệ với sự tâm phục và kinh sợ. Vì là người ở phía bên
kia, phe đối địch, nên đại từ “hắn” mà người cung nhân này dùng để chỉ Nguyễn

Huệ cũng chẳng hề làm mờ đi bức truyền thần vị chiến tướng trăm trận trăm thắng.
“Không biết rằng, Nguyễn Huệ là. một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài
cầm quân. Xem hắn ra bắc vào nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường
biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn, không
một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn. Thấy hắn trỏ tay, đưa mắt là ai náy đã
phách lạc hồn xiêu, sợ hắn hơn sợ sấm sét”.
Nên biết lúc bấy giờ, Tôn Sĩ Nghị và 29 vạn quân Thanh đã đóng chặt Thăng Long,
coi nước ta chỉ là quận huyện của chúng, Lê Chiêu Thống đã được Thiên triền cho
làm An Nam quốc vương, nhưng với cái nhìn sắc sảo, người cung nhân cũ đã chỉ ra
sự bại vong tất yếu của bọn cướp nước và bè lũ bán nước: “E rằng chẳng mấy lâu
Ebook hoàng hà linh 123doc


nữa, hắn lại trở ra. tổng đốc họ Tôn đem thứ quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì
địch sao cho nổi?” Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa năm 1789 đã cho thấy lời nói
ấy là một dự báo linh nghiệm, một chân lí lịch sử rất hùng hồn.
Nguyễn Huệ là một con người “biết nghe và quyết đoán”. Ngày 24 tháng Chạp năm
Mậu Thân (1788) nhận được tin cáo cấp do Nguyên Văn Tuyết đưa vào, Nguyễn
Huệ “giận lắm” định “cầm quân đi ngay” nhưng trước lời bàn “hãy chính vị hiệu”,
ông đã nghe theo để “giữ lấy lòng người” rổi mới xuất quân đánh dẹp cõi bắc. Việc
đáp đàn ở núi Bân, tế Trời Đất, thần Sông, thần Núi, lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là
Quang Trung chứng tỏ cái tầm nhìn chiến lược của người anh hùng áo vải khi Tổ
quốc đứng trước họa xâm lăng.
Cứu nước như cứu lửa. Ngày 25 còn ở Thuận Hóa thế mà 29 đã hành quân tới
Nghệ An: gặp cống sĩ Nguyễn Thiếp, mộ thêm một vạn tinh binh, tổ chức duyệt
binh lớn và truyền hịch đánh giặc cứu nước để kích thích chí khí tướng sĩ và ba
quân “đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn”, nghiêm khắc cảnh cáo những kẻ
“ăn ở hai lòng … sẽ bị giết ngay tức khắc”, (vạch trần thói tàn bạo tham tàn của
người phương Bắc để kích thích lòng căm thù, kêu gọi tướng sĩ noi gương Trưng
Nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ… để quét

sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, hãy …).
Chỉ hơn một ngày đêm, Nguyễn Huệ đã kéo quân tới Tam Điệp hội sư với cánh
quân của Đại tư mã Ngô Văn.Sở. Ông ra lệnh cho tướng sĩ ăn Tết trước, hẹn đến
mùng 7 vào Thăng Long sẽ mờ tiệc ăn mừng, rồi chia đại quân thành 5 đạo binh
lớn “gióng trống lên đường ra bắc”.
Nguyễn Huệ thật “lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân”. Ông đã lấy yếu tố bất
ngờ để đánh thắng giặc: bắt sống toàn bộ quân giặc do thám ở sông Thanh Quyết
và đồn Hà Hối, bao vây tiêu diệt đồn Ngọc Hồi, hàng vạn giặc bị giết “thây nằm
Ebook hoàng hà linh 123doc


đầy đồng, máu chảy thành suối”. Tại đầm Mực làng Quỳnh Đô, giặc Thanh bị hợp
vây, “quân Tây Sơn lùa voi cho giày đạp chết đến hàng vạn người”. Trong khi đó,
một trân “rồng lửa” đã diễn ra ác liệt tại Khương Thượng, xác giặc chất thành 12
gò cao như núi. Nguyễn Huệ đã tiến công như vũ bão, khác nào “Tướng ở trên trời
xuống, quân chui dưới đất lên”, làm cho Tôn Sĩ Nghị “sợ mất mật, ngựa không kịp
đóng yên, người không kịp mặc áo giáp … nhắm hướng bắc mà chạy”’. Trưa mùng
5, Nguyễn Huệ và đại quân đã kéo vào thành Thăng Long trước kế hoạch 2 ngày.
Nhãn quan quân Sự – chính trị của Nguyễn Huệ vô cùng sâu rộng và sáng suốt.
Trên đường tiến quân đánh giặc Thanh, ông đã giao cho Ngô Thì Nhậm “người
khéo lời lẽ” để “dẹp nỗi việc bình đao”, dem lại “phúc cho dân”.
Chiến thắng Đống Đa năm Kỉ Dậu (1789) là một trang sử chống xâm lăng vô cùng
chói lọi của dân tộc ta. Nó thể hiện sức mạnh vô địch của lòng yêu nước và tinh
thần quyết chiến quyết thắng giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Nó đã dựng nên tượng
đài tráng lệ, hùng vĩ người anh hùng áo vải – vua Quang Trung để dân tộc ta đời
đời tự hào và ngưỡng mộ:
“Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân. dựng nước biết bao công trình
(“Ai tư văn” – Ngọc Hân công chúa)
Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công

đặc sắc. Nó làm cho trang văn “Hoàng Lê nhất thống chí” thấm đẫm chủ nghĩa yêu
nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.

Ebook hoàng hà linh 123doc


Phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.

Truyện Kiều là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam “ Nguyễn Du viết Kiều đất nước
hóa thành văn”. Bằng ngôn ngữ thơ Nôm điêu luyện, Nguyễn Du đã làm nên một
kiệt tác nghệ thuật bất hủ. Một trong những bút pháp tả nhân vật rất ấn tượng trong
truyện Kiều đó là hiện thực hóa nhân vật phản diện. Hãy đến với đoạn trích “ Mã
Giám mua Kiều” để khám phá điều đó.
Đoạn thơ thuộc phần Gia biến và lưu lạc, mở đầu cho kiếp đoạn trường lưu lạc của
người con gai họ Vương. Gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan, Kiều phải đem lên
bàn cân hai thứ tình cảm để rồi quyết định bán mình cứu cha và em. Đọc đoạn thơ,
người đọc không chỉ khinh bỉ căm phẫn trước chân tướng của một tên buôn thịt bán
người mà còn xót xa cho nỗi đau khổ của người con gái tài hoa bị chà đạp. Ngòi
bút của Nguyễn Du thấm đẫm tình cảm nhân văn.
Trước hết, ta hãy đến với cảnh mua bán người theo kiểu thời trung cổ. Người mua
ở đây là Mã Giám Sinh, kẻ bán là mụ mối, còn người bị bán là Thúy Kiều. Đây là
kiểu mua bán diễn ra thường xuyên dưới xã hội phong kiến.Nhân vật Mã giám Sinh
hiện lên thật đặc biệt:
“ Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”
Hắn chỉ là một tên buôn thịt bán người nhưng mập mờ đánh lận con đen. Tự xưng
mình là sinh viên Quốc Tử giám một tri thức quý tộc hẳn hoi. Nhưng từ cái diện
mạo trải chuốt quá đáng hắn tự biến mình thành một kẻ lố lăng trai lơ đàng điếm.
Nhân cách hắn ngày càng hé lộ dần:


Ebook hoàng hà linh 123doc


“ Hỏi tên rằng : Mã giám Sinh
Hỏi quê rằng : Huyện Lâm Thanh cũng gần”
Nói năng thì cộc lốc thô lỗ không buồn thưa gửi thật không đúng với cái “ danh”
mà hắn giới thiệu. Thế rồi cử chỉ thái độ của hắn ngày càng chứng tỏ hắn đóng
kịch. Người đọc đến giật mình trước cử chỉ hắn đến nhà Kiều:
“ Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”
Thật là một cử chỉ bất lịch sự đến chơ chẽn và hỗn láo. Hắn đã ngồi nhầm “ vào vị
trí của các bậc cao niên, các bậc huynh trưởng đáng kính, chỉ một chữ “ tót” thôi đủ
lột tả chân tướng của một kẻ săn mồi đã quá quen.
Tiếp đến màn kịch bộc lộ bản chất dã thú của một con buôn lưu manh giả dối bất
nhân vì tiền:
“ Đắn đo cân sắc cân tài
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ”
Hắn biến Kiều như một đồ vật đem bán, cân đong đo đếm cả nhan sắc lẫn tài hoa
lạnh lùng vô cảm trước tình cảnh của Kiều. Lại còn cái kiểu “ Cò kè bớt một thêm
hai” đã chứng tỏ hắn là con buôn lọc lõi lươn lẹo trên cả mức giả dối.
Bằng bút pháp hiện thực hóa nhưng hơn thế là thái độ căm phẫn khinh bỉ kẻ đê tiện,
Nguyễn Du đã khắc họa chân tướng Mã giám Sinh tương đối hoàn chỉnh cả về diện
mạo tính cách. Dù có cố tình che đậy bức màn đen tối dần dần được mở ra, hắn
hiện nguyên hình là loài người giả dối vô học bất nhân, loại người như hắn đầy rẫy
trong xã hội bấy giờ. Một kiểu đạo đức giả ở cái thời xã hội phong kiến đã suy tàn
thối nát. Đồng tiền đã ngự trị xã hội là công cụ của áp bức, biến chúng thành những
kẻ bất nhân tính.
Ebook hoàng hà linh 123doc


Nguyễn Du đã mất biết bao công sức và tâm huyết để vẽ nên một Thúy Kiều tài sắc

vẹn toàn. Trời cho nàng bao nhiêu điều tốt đẹp và rồi trời đang lấy dần đi tất cả.
Nguyễn Du đã chẳng từng dự đoán số mệnh này:
“ Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Và điều đáng sợ ấy đã đến với Kiều. Trong cảnh gia đình tai biến Kiều bỗng chốc
trở thành món hàng đem bán. Nhưng càng tội nghiệp hơn khi nàng ý thức được
nhân phẩm câm lặng đến tái tê, giọt lệ đã kết thành giọt sầu:
“ Ngại ngùng dợn gió e sương
………………………………………….
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai”
Vì là người đẹp nên cả khi đau khổ nhất Nguyễn Du vẫn dùng bút pháp lý tưởng
hóa, ẩn dụ tượng trưng “ thềm hoa, lệ hoa, cúc, mai”. Thêm một lần nữa người đọc
nhận ra bút pháp rất rạch ròi khi miêu tả hai tuyến nhân vật của đại thi hào Nguyễn
Du. Và cái “ mặn mà” trong tình cảm không chỉ với Kim Trọng với Đạm Tiên mà
qua đoạn trích chữ “ hiếu” trong Kiều thể hiện lên rất rõ lòng hiếu thảo đức hy sinh,
sự cam chịu chính là phẩm chất truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Nguyễn
Du xót thương khi Kiều ứa lệ đau đớn khi nàng tủi nhục ê chề, hết lời ca ngợi một
giai nhân “ tài – sắc – hạnh – tình”.
Bằng nghệ thuật miêu tả xen lẫn tự sự, kết hợp bút pháp hiện thực và ước lệ, ngôn
ngữ sắc bén gợi cảm, đoạn thơ là bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến đương
thời, đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo chan chứa của Nguyễn Du. Đồng tiền
cùng những thế lực tàn bạo đã trà đạp lên tất cả. Nhà thơ thương cảm xót xa trước
số phận éo le của người con gái bạc mệnh.
Ebook hoàng hà linh 123doc


Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều là một dẫn chứng chứng minh cho tài năng
miêu tả tâm lí và xây dựng hình tượng nhân vật tài tình của đại thi hào Nguyễn Du.
Truyện Kiều một trong muôn tiếng kêu thương trước số phận bất hạnh của người
phụ nữ. Đồng thời, nó là lời kết án âm thầm mà không kém phần mãnh liệt cái xã

hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những kẻ bất lương như Mã Giám Sinh; Vì lợi ích
cá nhân, chúng sẵn sàng chà đạp thô bạo lên nhân phẩm. Thông điệp mà nhà thơ
Nguyễn Du muốn gửi đến tất cả chúng ta là: Hãy chặn đứng những bàn tay tội ác!
Hãy cứu lấy con người!

Ebook hoàng hà linh 123doc


“Ôi ! sống đẹp là thế nào, hỡi bạn ?” Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của mình về câu
thơ của Tố Hữu
Con người ta sinh ra và lớn lên, ai lại không một lần ước mơ, dù là ước mơ thật
bình thường, thật đơn giản. Ai cũng có những khát vọng, niềm tin và tư tưởng để
sống. Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời có biết bao điều mới lạ đặt ra đòi hỏi
phải nhận thức và xử lý. Đâu sẽ là sống đẹp, sống có ích; đâu là hạnh phúc, là ước
mơ cao đẹp?
“Sống đẹp” không phải là một cái gì cao xa mà rất gần gũi với chúng ta. Đó không
phải là những lý lẽ, những lời nói suông, những phương châm trong giấy sách vở…
mà là những việc làm, những hành động cụ thể diễn ra hàng ngày trong đời sống
của chúng ta. Hiểu về “Sống đẹp” có rất nhiều cách khác nhau Đó là sống có đạo
đức trong sáng, bản lĩnh vững vàng, có lý tưởng và sống bên mình vì lý tưởng. Chỉ
khi xác định được điều đó ta mới sống và làm việc thật sự có ích cho bản thân, gia
đình và xã hội.
Trong thực tế, rất có thể có một số bạn trẻ nghĩ “Sống đẹp” là một khái niệm xa
vời, khó thực hiện; tuy nhiên, nếu nhìn thẳng và sâu vào vấn đề trong thời kỳ đất
nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa, ta thấy điều đó thật sự không có gì xa lạ mà
trái lại nó tồn tại ngay trong cách nghĩ, cách làm hay nói gần hơn là trong cách ăn
nói, ứng xử, trong lao động, công tác, học lập và đời sống thường nhật của mỗi con
người.
Trong chiến tranh, lớp lớp cha anh ta đã sống và công hiến quên mình, họ sẵn sàng
hi sinh những gì riêng tư để đổi lấy nền độc lập dân tộc. Thế hộ trẻ chúng ta hôm

nay chính là lý tưởng cách mạng và khát vọng sống, cống hiến cho quê hương, đất
nước. Mỗi con người có khả năng khẳng định mình, nhất là ở tuổi trẻ, bởi dù trong
Ebook hoàng hà linh 123doc


bất cứ hoàn cảnh nào các bạn trẻ cũng luôn luôn khát khao được thực hiện những
ước mơ và khát vọng của bản thân.
Theo nghĩa khác, “Sống đẹp” cũng có nghĩa là chúng ta phải biết dung hoà mọi
mặt: môi trường sống và làm việc, quan hệ xã hội, gia đình… Một hành động giúp
đỡ người già cả, tàn tật, người gặp khó khăn hoạn nạn; một phong trào cứu trợ
đồng hào bị thiên tai; một phong trào đền ơn đáp nghĩa rộng khắp; những lớp học
tình thương đem ánh sáng văn hoá đến với trẻ em nghèo… Tất cả việc làm ấy là kết
quả của một cách sống coi trọng nhân nghĩa, đề cao lý tưởng cao đẹp, phát huy trái
tim nồng nhiệt, xung kích vào những công việc của Tổ quốc và nhân dân. “Sống
đẹp” phải chăng nó cũng giống như lý tưởng và ước mơ, bao giờ nó cũng song
hành.
Thực tế trong cuộc sống, có rất nhiều những tấm gương để chúng ta suy nghĩ và
học tập noi theo. Với tôi, đó là tấm gương của những em học sinh nghèo học giỏi,
những em vươn ra ánh sáng từ gia đình có hoàn cảnh neo đơn, bệnh tật… Có lẽ vì
xuất phát điểm như thế nên mỗi con người chúng la, ai cũng đều có riêng cho mình
những mục đích, lý tưởng, ước mơ và hoài hão khác nhau. Nhưng để “Sống đẹp”
thì ai cũng phải tự nhìn lại chính mình, suy ngẫm và thực hiện hoài bão đó.
Tóm lại, “Sống đẹp” không là một khái niệm xa vời, khó thực hiện; trái lại nó tồn
tại ngay trong cách nghĩ, cách làm hay nói gần hơn là trung cách ăn nói, ứng xử
trong lao động, công tác, học tập và đời sống thường nhật của mỗi con người.
Thanh niên ngày nay sống đẹp, sống có ích trước hết phải là sống có lý tưởng, mục
đích rõ ràng, trung thành với mục tiêu của chính mình

Ebook hoàng hà linh 123doc



Giải thích câu nói của nhà văn Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến
thức mới là con đường sống

Ai cũng có một tuổi thơ gắn cùng bao kỉ niệm vui buồn cùng bao bạn bc. Nhà văn
Maxim Gorki cũng vậy. Những kí ức về những năm thíỉng xa xôi ấy của ông không
phải là những Irò chơi, những ngọt ngào êm âm. Khác mọi người bình thường, đó
là những chuỗi ngày khốn khổ. Gorki vất vả tự nuôi thân sau hạnh phúc ngắn ngủi
bôn cạnh bà ngoại và đắm mình vào sách.
Đã là người, có ai sống mà không muôn có một sự nâng đỡ, an ủi, có bạn bè và ưđc
mơ, phân đâu, dù chỉ một lần trong đời. Và người bạn đáng yêu ấy là sách. Sách
xứng đáng gợi là người bạn tốt vô ngần, sách tốt không bao giờ phản bội, sách cho
mà không khi nào đòi nhận lại. Sách giúp con người khôn khổ những giây phút
sung sướng thư thái. Nó vô iư vậy đó! Sách là kho tàng kiến thức mà loài người
tổng hợp từ cổ chí kim: sách còn thể hiện những ước mơ cao đẹp vươn tới cái chân
thiện mĩ của con người nên những trang sách ẩn chứa một chân trời cao rộng kì
diệu. Nơi đó, con người có ihể tìm được chính r ình và những người khác, nơi đó
con người nhận ra cái sai cái đúng, nơi đó . on người không chỉ đi tới bằng hai chân
mà vươn lên bằng cả trái tim và tâm hồn, nơi đó “một cuộc sông khác” mở ra trước
mắt, cuộc sông đẹp và đáng vươn tới hơn sự tầm thường vốn có của cuộc đời. Nơi
đó, con người thực sự chiến thắng cái độc ác, giả dối để sống với chính mình.
Ghéc-xa đã từng nói ” Sách là di huân về tinh thần của thế hộ này đốì với thô hệ
khác”. Nhìn rộng ra ta hiểu rằng: nếu không có sách – người bạn tinh thần thì cũng
không có văn háo Maxim Gorki. Chính nhà văn đã viết: “Hãy yêu sách, nó là
nguồn kiến hức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Và con người sẽ có cảm

Ebook hoàng hà linh 123doc


giác hân hoan mỗi khi “Mở sách ra đọc và thííy một cuộc sông khác ưước mắt mới

thú vị làm sao”.
Không phải ngẫu nhiên Xmai-xơ đã nói rằng: “Sách là người bạn tốt nhât của tuổi
già, đồng thời là người chỉ dẫn tốt nhất của tuổi trẻ”. Vượt qua thời gian và không
gian, sách đến mọi nơi cùng ánh sáng tinh thần soi khắp. Sách (. hình là sỢi dây nôi
bền vững, chính xác giữa thế hệ sau và thố hệ trước. Trong cuộc sống, sách là món
ăn tinh ihần không thể thay thế được.
“Sách mở ra trước mắt tôi những chân ười mới” (Gorki). Và có sự khao khát, sự
thôi thúc khám phá những lí thú của đời nơi trang giây, ưong cuộc sống, khiến con
người nhận thức rõ được ý nghĩa cuộc sống của mình và gắng vươn lên.
Con người sông với ước mơ và thực tại. Nhưng ước mơ và sự nuôi dưỡng nó nằm
lặng lẽ nơi sách. Chính vì vậy “Đọc sách là cách học tốt nhất” (Puskin). ở mỗi trang
sách, ta có thể học được cái tốt cái hay nhưng quan trọng hơn cả là mỗi con người
đều có thể học cách làm người một cách hoàn thiện hơn. Điều này không có nghĩa
là sách nào cũng tuyệt, cũng đáng học hết. Có những kẻ do muốn kiếm lời đã cho
xuất bản những loại sách xâ’u, kém văn hóa. Khi đọc, la không những không tiếp
thu được bấl cứ điều bổ ích nào mà còn bị tiêm nhiễm nội dung xâu, thâp hèn.
Những loại sách này thường viết về lối sống bản thân tầm thường hoặc bôi bác ý
nghĩa cuộc sống, con người. Vì vậy lựa sách để đọc cũng là một điều rất quan
trọng.
“Điều la biết có giới hạn, đều la chưa biết là vô hạn” (Laplace) và sách chân chính
sẽ giúp chúng ta mở mang kiến thức, làm đẹp suy nghĩ con người. Chính trong quá
trình vận động iưduy ây, ta sẽ trưởng thành từng bước. Sách hay và bât diệt, biú
được nhịp thở bất lử đó, con người có thể vươn tới những gì cao đọp nhât. Chưa có
vĩ nhân hoặc người sông có mục đích, lí iưởng nào lại phủ nhận vai trò của sách
Ebook hoàng hà linh 123doc


Irong đời mình. Nhưng những người càng uyên bác càng thích đọc sách, không
phải chỉ thuần lúy là “khám phá chân trời mới” mà ưên trang giây con người vẫn
tìm thây cái gì để tin yêu dù hiện thực còn có điều chua xót.

Câu viết về sách của văn hào Gorki trên đây luôn là chân lí không thổ đổi dời.
Riêng đối với bản thân em, sách có ý nghĩa đặc biệt. Nó là niềm vui của tuổi thơ và
người chỉ dẫn cho cm irong nhận thức. Sách mang lại nụ cười vui vẻ nhất là truyện
cổ tích, sách khiến em suy nghĩ về mình, mọi người xung quanh và nhân cách con
người. Sách tập cho em biết khóc trước nỗi đau kẻ khác, biết cười trước hạnh phúc
người không quen. Đọc sách tức là ngồi trên phi thuyền bay nhanh như ánh sáng,
vượt qua khoảng dài về thời gian. Em hiểu được rằng đến với sách là càng đến gần
với đồng loại và chính mình. Nếu sông mà không đọc sách thì giống như người lạc
lõng Irên hoang mạc tinh thần.

Ebook hoàng hà linh 123doc


Giá trị nhân đạo trong đoạn trích “Trao Duyên”

Đoạn trích Truyện Kiều này có nhan đề “Trao duyên” gồm 34 câu (từ câu 723 đến
câu 756) được in trong sách giáo khoa môn Văn lớp 10. Đây là một trong những
đoạn thơ mở đầu cuộc đời lưu lạc đau khổ của Thúy Kiều. Khi Vương Ông và
Vương Quan bị bắt do có kẻ vu oan, Thúy Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh
để lấy tiền đút lót cho quan lại cứu cha và em. Đêm cuối cùng trước ngày ra đi theo
Mã Giám Sinh, Thuý Kiều nhờ cậy Thuý Vân thay mình trả nghĩa, lấy Kim Trọng.
Nhan đề đoạn trích là Trao duyên nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao
duyên thơ mộng của những đôi nam nữ mà ta thường gặp trong ca dao xưa. Có đọc
mới hiểu được, “Trao duyên”, ở đây là gửi duyên, gửi tình của mình cho người
khác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình. Thúy Kiều trước phút
dấn thân vào quãng đời lưu lạc, bán mình cứu cha, nghĩ mình không giữ trọn lời
đính ước với người yêu, đã nhờ cậy em là Thúy Vân thay mình gắn bó với chàng
Kim. Đoạn thơ không chỉ có chuyện trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu
nặng của Thúy Kiều.
Mở đầu đoạn thơ là 8 câu tâm sự của Thúy Kiều, về mối tình của mình với chàng

Kim. Kể ra, với người xưa, một mối tình thiêng liêng như Thúy Kiều – Kim Trọng
thường được giấu kín trong lòng ít khi người ta thổ lộ với người thứ ba. Vậy mà, ở
đây, Thúy Kiều phải bộc lộ tất cả với Thúy Vân. Hơn thế nữa, nàng phải lạy em
như lạy một ân nhân, một bậc bề trên, phải nói với em bằng những lời lẽ nhún
nhường gần như van vỉ:
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Ebook hoàng hà linh 123doc


×