NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
TRONG CƠ QUAN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH TẠI
CỤC KINH TẾ ĐỊA CHẤT & KHOÁNG SẢN
TỔNG CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
BÀI TẬP NHÓM 1- Lớp QT1K5
Tháng 03-2016
Chương 1- Cơ sở lý luận về Tổ chức bộ máy và Tổ
chức BMQL CQQLHCNN
1.1. Khái niệm
1.2. Đặc điểm
1.3. Phân loại
1.4. Nguyên lý Tổ chức bộ máy.
1.1. Khái niệm Cơ quan QLHCNN:
Là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước được thành
lập, tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật để thực
hiện quyền lực nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà
nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
(trích nguồn: chuyên đề 2- chương trình chuyên viên)
Vị trí CQQLHCNN:
Quốc Hội
Chủ tịch nước
Chính phủ
Tòa án nhân
dân tối cao
Viện kiểm sát
nhân dân tối
cao
Chính quyền địa phương
(3 cấp)
HĐND
UBND
(theo hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 )
1.2. Đặc điểm CQQLHCNN
Hoạt động chấp hành và điều hành
Được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập, hoạt
động trên cơ sở pháp luật
Thực hiện các công việc trên cơ sở chấp hành các nhiệm vụ được
giao, các chỉ đạo theo chủ trương kế hoạch của nhà nước.
Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hoạt động vì mục đích
chung, phục vụ cho lợi ích cộng đồng.
1.3. Phân loại CQQLHCNN
-
Theo lãnh thổ: TW ; Địa phương
-
Theo thẩm quyền: Chung ; Riêng
-
Theo hình thức thành lập: Theo Hiến pháp; Luật.
1.4. Nguyên lý TCBM trong CQQLHCNN VN
Các Nguyên tắc chung
Dựa vào dân, sát dân, lôi cuốn dân tham gia quản lý, phục vụ lợi
ích chung của quốc gia và lợi ích của công dân:
Quản lý theo pháp luật và bằng pháp luật:
Tập trung dân chủ:
Kết hợp quản lý theo ngành và theo lĩnh vực với quản lý theo
lãnh thổ
Phân biệt giữa quản lý nhà nước về kinh tế, sản xuất kinh doanh
với quản lý sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế nhà nước
Phân biệt hành chính điều hành với hành chính tài phán
Kết hợp chế độ làm việc tập thể với chế độ một thủ trưởng
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ
(theo điều 5- Luật tổ chức chính phủ số 76/2015)
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp
luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.
2. Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chức
năng, phạm vi quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; đề cao trách nhiệm
cá nhân của người đứng đầu.
3. Tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả; bảo
đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp
hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan cấp trên.
4. Phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa
phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính
chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
5. Minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan hành chính nhà nước các cấp; bảo đảm thực hiện một nền hành
chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, phục vụ Nhân dân,
chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
Nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý
- Về Chính phủ
Theo khoản 1, điều 2- Luật tổ chức chính phủ số 76/2015: Chính phủ gồm Thủ
tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ
trình Quốc hội quyết định.
Về Bộ, cơ quan ngang Bộ:
Trích điều 3 Nghị định số 36/2012 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
Điều 3. Bộ trưởng
1. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo một Bộ; tham
gia vào hoạt động của tập thể Chính phủ và các công tác khác của Chính phủ; thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, các quy định
tại Nghị định này và văn bản pháp luật khác có liên quan; chịu trách nhiệm trước
Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trong
phạm vi cả nước.
2. Người giữ chức vụ cấp phó của Bộ trưởng (sau đây gọi chung là Thứ trưởng) là
người được giao phụ trách, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện một hoặc một số lĩnh vực
công tác của Bộ theo sự phân công của Bộ trưởng và chịu trách nhiệm trước Bộ
trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Khi Bộ trưởng vắng mặt, một Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng
điều hành và giải quyết công việc của Bộ và Bộ trưởng.
3. Số lượng Thứ trưởng ở mỗi Bộ không quá 04 người. Đối với Bộ quản lý nhà
nước nhiều ngành, lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp, số lượng Thứ trưởng có thể
nhiều hơn 04 người do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Khoản 4- Điều 15
Số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc Bộ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này
không quá 03 người.
Điều 20. Tổng cục thuộc Bộ
1. Tổng cục là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ
chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp trên phạm vi cả nước theo phân cấp,
ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Tổng cục có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Tổng cục trưởng được ban hành văn bản
cá biệt, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của
tổng cục.
3. Việc thành lập tổng cục phải đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Có đối tượng quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng đối với phát triển
kinh tế - xã hội;
b) Chuyên ngành, lĩnh vực cần quản lý tập trung, thống nhất ở Trung ương, không phân cấp hoặc phân
cấp hạn chế cho địa phương;
c) Được phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng để quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về
chuyên ngành, lĩnh vực;
d) Tổ chức hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc chuyên ngành, lĩnh vực.
4. Cơ cấu tổ chức của tổng cục, gồm:
a) Vụ;
b) Văn phòng;
c) Cục (nếu có);
d) Đơn vị sự nghiệp công lập.
Việc thành lập các vụ, cục thuộc tổng cục áp dụng các tiêu chí như đối với thành lập vụ, cục thuộc Bộ.
Không thành lập phòng trong vụ thuộc tổng cục.
Đối với tổng cục được tổ chức theo hệ thống ngành dọc, việc thành lập cục, chi cục ở địa phương được
quy định tại quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục
1.4. Nguyên lý TCBM trong CQQLHCNN VN
Yêu cầu đối với bộ máy quản lý:
Tính hướng đích
Tính tương xứng/ cân đối
Tính linh hoạt
Tính hiệu quả
Tính hợp pháp
1.4. Nguyên lý TCBM trong CQQLHCNN VN
Tiêu chí đánh giá bộ máy quản lý:
Về tổng quát: so sánh mức độ thực hiện nhiệm vụ của kết
hoạch năm nay so với năm trước, hoặc so với năm trước
khi có sự thay đổi bộ máy quản lý.
Chỉ tiêu riêng biệt:
Tốc độ/ thời gian chuyển tải thông tin quản lý
Tính hiệu lực của các quyết định ban hành
Chương 2. Nghiên cứu trường hợp điển hình tại Cục Kinh tế
Địa chất và Khoáng Sản- TC Địa chất & Khoáng sản
2.1. Giới thiệu chung
2.2. Chức năng
2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn
2.4. Tổ chức Bộ máy
2.4. Tổ chức Bộ máy quản lý.
2.1. Giới thiệu chung
Tên đơn vị: Cục Kinh tế Địa chất và Khoáng sản.
Trụ sở: Số 6, Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm Hà Nội.
Thẩm quyền ra quyết định thành lập: Thủ tướng Chính phủ
Thẩm quyền quản lý tổ chức và hoạt động của đơn vị: Tổng cục Địa chất
và Khoáng sản Việt Nam.
Vị trí: là cơ quan trực thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam,
thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng Cục trưởng quản lý Nhà nước về
kinh tế địa chất và khoáng sản (ban hành Quyết định số16/2014/QĐ-TTg
ngày 19/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản trực
thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thay thế Quyết định số 26/2011/QĐTTg ngày 04/5/2011) .
Vị trí
2.2. Chức năng
- Cục Kinh tế Địa chất và Khoáng sản là đơn vị trực thuộc Tổng
cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, thực hiện chức năng tham
mưu, giúp Tổng Cục trưởng quản lý Nhà nước về kinh tế địa chất
và khoáng sản.
- Cục Kinh tế Địa chất và Khoáng sản có tư cách pháp nhân, có con
dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, trụ sở tại thành
phố Hà Nội.
2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn
Theo điều 2- Quyết định số 168 /QĐ-ĐCKS ngày
14/05/2015 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Địa chất
và khoáng sản quy định chức năng,nhiệm vụ quyền
hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Kinh tế Địa chất và
Khoáng sản.
2.4. Tổ chức bộ máy Cục Kinh tế ĐC &KS.
Ngày 02/7/2014 Cục trưởng Cục Kinh tế Địa chất và Khoáng sản
đã ban hành các Quyết định quy đinh chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của các phòng ban. Cụ thể như sau:
Quyết định số 26/QĐ-KTĐCKS ngày 02/7/2014 quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng Kinh tế
Khoáng sản.
Quyết định số 27/QĐ-KTĐCKS ngày 02/7/2014 quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng Kinh tế
Địa chất.
Quyết định số 28/QĐ-KTĐCKS quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Cục.
Hiện trạng nhân sự Cục Kinh tế ĐC &KS.
Tổng số cán bộ công chức và người lao động trong đơn
vị tính đến thời điểm 31/12/2015 là: 24 người, được phân
bổ như sau:
Văn phòng: có 07 người trong đó có:
Thạc sĩ: 01; Đại học: 05; Lái xe: 01
Phòng Kinh tế Địa chất: có 08 người trong đó có:
Thạc sĩ: 07; Đại học: 01
Phòng Kinh tế Khoáng sản: có 08 người trong đó có:
Thạc sĩ: 03; Đại học: 07
Đánh giá Tổ chức bộ máy Cục Kinh tế ĐC & KS.
1) Thiết kế cấu trúc tổ chức
hình thành trên cơ sở phân chia chức năng, nhiệm vụ, chuyên môn hóa từng
bộ phận.
Thiết kế tổ chức của đơn vị đảm bảo:
Tính hợp pháp tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành;
Tính phù hợp về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị với chức năng nhiệm
vụ của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
2) Thiết kế công việc/ phân tích công việc
Đã xây dựng bản mô tả công việc theo vị trí việc làm gắn với chức
năng nhiệm vụ của từng phòng ban.
Một số vấn đề cần làm rõ:
Các tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc còn mang tính định tính,
chưa được lượng hóa
Cách viết bản mô tả công việc: chưa rõ ràng trong việc phân định
nhiệm vụ giữa các vị trí (ví dụ như phòng Kinh tế địa chất và Phòng
Kinh tế khoáng sản: Tên Vị trí việc làm đều ghi rõ là Chuyên viên
Chuyên quản về kinh tế Khoáng sản hoặc Địa chất nhưng Mã vị trí việc
làm không giống nhau); còn thiếu nhiệm vụ mang tính bao quát chung..
Đánh giá Tổ chức bộ máy Cục Kinh tế ĐC & KS.
3) Cơ chế hoạt động:
Cục Kinh tế Địa chất và Khoáng sản đã xây dựng:
Quyết định số 30/QĐ-KTĐCKS ngày 02/7/2014 ban hành
Quy chế làm việc của Cục Kinh tế Địa chất và Khoáng sản.
Quyết định số 27/QĐ-KTĐCKS ngày 15/6/2015 ban hành
Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Cục Kinh tế
Địa chất và Khoáng sản.
Các văn bản này đảm bảo: Tuân thủ pháp luật, phù hợp với tổ
chức trong việc đánh giá cán bộ, khen thưởng, kỷ luật; phù
hợp với người lao động; đảm bảo việc thực hiện chế độ chính
sách với người lao động.
2.5. Tổ chức bộ máy Quản lý Cục Kinh tế ĐC & KS.
Đánh giá Tổ chức bộ máy quản lý Cục Kinh tế ĐC & KS.
1) Số cấp quản trị: gồm có 3 cấp
Quản trị cấp cao: Cục Trưởng, Phó Cục Trưởng
Quản trị cấp trung: Cấp Trưởng phòng
Quản trị cấp cơ sở: Phó phòng
2) Kiểu quản trị của Cục Kinh tế Địa chất và khoáng sản được
xây dựng theo kiểu trực tuyến: Cục trưởng và 01 Phó Cục
trưởng; 03 phòng chức năng. Các phòng ban chịu sự chỉ đạo
trực tiếp (trực tuyến) từ Ban Lãnh đạo Cục và có sự phối hợp
chặt chẽ với nhau thông qua mối quan hệ chức năng. Các phòng
ban vừa thực hiện chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình, vừa
chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban lãnh đạo Cục các vấn đề
liên quan đến chức năng mà mình phụ trách.
Đánh giá Tổ chức bộ máy quản lý Cục Kinh tế ĐC & KS.
3) Phạm vi quản lý/ Cơ chế phân quyền:
Cục Trưởng: Chịu trách nhiệm cá nhân trước Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam và trước pháp luật về toàn bộ công việc thuộc trách nhiệm và thẩm
quyền của mình, kể cả khi đã phân công hoặc ủy nhiệm cho cấp phó; chỉ đạo toàn diện công
tác, hoạt động của Cục; trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ mang tính chiến lược
thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế địa chất và khoáng sản theo phân công của Tổng
Cục trưởng.
Phó Cục trưởng: được Cục trưởng phân công phụ trách quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ
hoặc phụ trách phòng ban, bộ phận thuộc Cục được sử dụng quyền hạn, trách nhiệm của Cục
trưởng; khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm trước
Cục trưởng và trước pháp luật về những quyết định của mình
Chánh Văn phòng và các Trưởng phòng chuyên môn: Tổ chức thực hiện công việc thuộc
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng ban, bộ phận; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng
và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động, kết quả thực hiện công việc được giao của phòng
ban, bộ phận; không giải quyết công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của
phòng ban khác.
Phó Chánh Văn phòng và các Phó Trưởng phòng chuyên môn Chịu trách nhiệm trước Chánh
Văn phòng, trước Trưởng phòng, trước Cục Trưởng và trước pháp luật về công tác được
phân công
(Nguồn: Theo Quyết định số 30/QĐ-KTĐCKS ngày 02/7/2014 ban hành Quy chế làm việc của
Cục Kinh tế Địa chất và Khoáng sản).
Đánh giá Tổ chức bộ máy quản lýCục Kinh tế ĐC & KS.
4) Cấu trúc bộ máy quản lý: được phân chia căn cứ theo chức năng ở đây là định
mức kinh tế địa chất và khoáng sản. Các chi phí liên quan
5) Quy tắc ra quyết định & kiểm soát:
Cục Kinh tế Địa chất và Khoáng sản làm việc theo chế độ thủ trưởng; mọi hoạt
động của Cục đều phải tuân theo quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của
Cục.
Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục
tùng tổ chức
Cục Trưởng chỉ đạo những công việc cần đưa ra tập thể Lãnh đạo Cục bàn trước
khi Cục trưởng quyết định. Trong trường hợp không có điều kiện tổ chức thảo luận
tập thể, theo chỉ đạo của Cục trưởng, phòng ban, bộ phận chủ trì đề án lấy ý kiến
bằng văn bản của các Phó Cục trưởng, trình Cục trưởng. Sau khi các Phó Cục
trưởng đã có ý kiến, Cục trưởng là người quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm
về quyết định của mình.
Phó Cục trưởng không giải quyết các vấn đề mà Cục trưởng không phân công
hoặc ủy nhiệm.
Trong khi thực thi nhiệm vụ, nếu có các vấn đề liên quan đến lĩnh vực do Phó Cục
trưởng khác phụ trách thì Phó Cục trưởng được giao chủ trì giải quyết công việc cần
chủ động phối hợp để giải quyết. Trong trường hợp các Phó Cục trưởng còn có ý
kiến khác nhau thì Phó Cục trưởng được giao chủ trì giải quyết công việc báo cáo
Cục trưởng xem xét, quyết định.
Khi thực hiện nhiệm vụ cần có sự phối hợp làm việc, giải quyết của các phòng
ban, bộ phận, Lãnh đạo Cục phân công cho một phòng ban chủ trì hoặc làm đầu
mối để thực hiện.