Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHẦN MỀM CMAP TOOLS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 72 trang )

CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2009

Tên công trình:

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHẦN MỀM CMAP TOOLS
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM
Thuộc nhóm ngành: Khoa học Giáo dục (GD)


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................2
1.1. Xuất phát từ sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ
thông .........................................................................................................2
1.3. Xuất phát từ ưu điểm của phần mềm Cmap Tools ............................3
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................4
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...........................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................4
6. Giả thuyết khoa học...................................................................................4
7. Những đóng góp của đề tài........................................................................4
Chương 1...........................................................................................................5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................5
1.1. Bản đồ khái niệm là gì?..........................................................................5
1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng bản đồ khái niệm...............6
1.2.1. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................6
1.2.2. Cơ sở lí luận....................................................................................6
1.2.2.1. Cơ sở tâm lí học của bản đồ khái niệm........................................6


1.2.2.2. Cơ sở nhận thức của bản đồ khái niệm.......................................10
1.3. Lược sử nghiên cứu và sử dụng phần mềm Cmap Tools xây dựng bản
đồ khái niệm................................................................................................11
1.4. Vai trò của bản đồ khái niệm trong dạy học.........................................12
1.4.1. Đối với giáo viên...........................................................................12
1.4.2. Đối với học sinh ...........................................................................13
1.4.3. Nhược điểm ..................................................................................13
1.5. Quy trình xây dựng bản đồ khái niệm..................................................14
1.6. Các loại bản đồ khái niệm trong dạy học.............................................14
Chương 2.........................................................................................................16
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CMAP TOOLS.............................16
2.1. Download.............................................................................................16
2.2. Cài đặt...................................................................................................16
2.3. Cách sử dụng Cmap Tools để xây dựng bản đồ khái niệm..................16
2.3.1. Sử dụng Cmap Tools.....................................................................16
2.3.2. Tạo một Cmap...............................................................................17


2.3.3. Thêm một khái niệm......................................................................17
2.3.4. Tạo một mệnh đề từ một khái niệm...............................................17
2.3.5. Tạo một mệnh đề từ những khái niệm có sẵn...............................18
2.3.6. Lưu một Cmap...............................................................................18
2.3.7. Mở một Cmap................................................................................19
2.3.8. Tạo một thư mục...........................................................................19
2.3.9. Kéo tài nguyên...............................................................................19
2.3.10. Nhập khẩu tài nguyên..................................................................20
2.3.11. Thêm và chỉnh sửa các liên kết tới các tài nguyên......................22
2.3.12. Quản lí những liên kết tài nguyên hiện tại..................................23
2.3.13. In Cmap.......................................................................................23
2.3.14. Xem Cmap là như một trang web................................................23

2.3.15. Cách thay đổi ngôn ngữ...............................................................24
2.3.16. Sửa đổi các đường nối.................................................................24
2.3.17. Thay đổi màu sắc ........................................................................25
2.3.18. Thay đổi phông chữ và kích cỡ...................................................27
2.3.19. Thêm các mũi tên cho những đường nối.....................................29
2.3.20. Những nút lồng và kết hợp..........................................................30
2.3.21. Thay đổi nền của một Cmap........................................................32
2.3.22. Tạo những kiểu dáng tuỳ thích....................................................33
2.3.23. Liên kết các mệnh đề giữa các Cmap..........................................33
2.3.24. Sử dụng Autolayout.....................................................................34
2.3.25. Xuất khẩu Cmap như là một hình ảnh.........................................34
2.3.26. Xuất khẩu Cmap như là một trang web.......................................34
2.3.27. Gửi một Cmap trong một email...................................................35
2.3.28. Tìm kiếm trên Places...................................................................36
2.3.29. Tìm kiếm trên Internet.................................................................36
2.3.30. Tìm kiếm văn bản trong một Cmap.............................................36
2.3.31. Sử dụng Spell Check (Kiểm tra chính tả)....................................36
2.3.32. Sử dụng từ điển và từ điển chuyên đề.........................................37
2.3.33. Sửa chữa và cố định lại những liên kết tới tài nguyên................37
2.3.34. Cộng tác đồng bộ.........................................................................38
2.3.35. Kiểm soát việc tiếp cận và truy cập.............................................39
2.3.36. Thêm một Place vào My Places..................................................41
2.3.37. Copy một Cmap đến My Places..................................................42
2.3.38. Thêm chú thích và thông tin........................................................43
2.3.39. Cmap List View...........................................................................44
2.3.40. Cmap Recorder............................................................................44
2.3.41. Presentation Builder....................................................................45


5

2.3.42. Gợi ý............................................................................................46
2.3.43. Discussion Threads......................................................................47
2.3.44. Knowledge soups .......................................................................48
2.3.45. So sánh hai Cmap........................................................................49
2.3.46. Các phím tắt trên bàn phím.........................................................50
Chương 3.........................................................................................................53
SỬ DỤNG PHẦN MỀM CMAP TOOLS .....................................................53
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM SINH HỌC .......................................53
3.1. Quy trình xây dựng bản đồ khái niệm..................................................53
3.2. Ví dụ minh họa ....................................................................................54
3.2.1. Xây dựng bản đồ khái niệm “Tái bản ADN”....................................54
3.2.1.1. Tái bản ADN (quá trình nhân đôi của ADN).............................54
3.2.1.2. Quy trình xây dựng bản đồ khái niệm về quá trình nhân đôi của
ADN........................................................................................................56
3.2.2. Xây dựng bản đồ khái niệm “Phiên mã”...........................................57
3.2.2.1. Cơ chế phiên mã.........................................................................57
3.2.2.2. Quy trình xây dựng bản đồ khái niệm về quá trình phiên mã....58
3.2.3. Xây dựng bản đồ khái niệm “Dịch mã”............................................59
3.2.3.1. Cơ chế dịch mã...........................................................................59
3.2.3.2. Quy trình xây dựng bản đồ khái niệm về quá trình dịch mã......60
.....................................................................................................................62
3.2.4. Mối liên hệ AND – mARN – Protein – Tính trạng...........................62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................65


1
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
Khái niệm vừa là kết quả vừa là phương tiện của tư duy. Quá trình nhận thức
của con người thực chất là quá trình hình thành và sử dụng khái niệm. Trong việc

giảng dạy, không thể chỉ chú ý đến hình thành và phát triển các khái niệm riêng lẻ
mà cần phải quan tâm đến cả một hệ thống các khái niệm có liên quan với nhau.
Một trong những phương pháp để hệ thống khái niệm là xây dựng bản đồ khái
niệm. Xây dựng bản đồ khái niệm có tác dụng kết nối các thông tin mới và các
thông tin đã có. Đối với cả giáo viên và học sinh, bản đồ khái niệm có thể được tiến
hành ở nhiều mức độ khác nhau, ở nhiều khâu khác nhau trong quá trình giảng dạy
cũng như học tập.
Cmap Tools là sự kết hợp giữa tính năng của bản đồ khái niệm với sức mạnh
của công nghệ. Phần mềm này giúp người sử dụng không những dễ dàng xây dựng
và sửa đổi các bản đồ khái niệm mà còn có thể trao đổi được với nhau trong khi xây
dựng. Cmap Tools cho phép người sử dụng liên kết các tài nguyên (hình ảnh, đồ thị,
video, biểu đồ, bảng, văn bản, trang web hoặc bản đồ khái niệm khác…) có ở trong
máy tính hoặc bất cứ nơi nào trên internet (đối với những máy tính có nối mạng) tới
bản đồ khái niệm để làm rõ nội dung của bản đồ.


2

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông
Phương pháp dạy học được hiểu là tổ hợp các cách thức hoạt động của giáo
viên và học sinh trong quá trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của
giáo viên nhằm thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ dạy học đề ra [5].
Với phương pháp dạy học truyền thống - truyền thụ một chiều, thầy giảng,
trò ghi - hiện nay, chất lượng đào tạo ở các cấp học, bậc học nói chung và ở bậc
giáo dục phổ thông nói riêng còn thấp, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. Do vậy, đổi mới phương pháp dạy
học ở trường phổ thông đang là vấn đề cấp thiết đối với sự nghiệp Giáo dục - Đào
tạo nước ta.

Trong “Chương trình hành động” của ngành Giáo dục thực hiện kết luận Hội
nghị lần VI Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX và chiến lược phát triển giáo
dục 2001 - 2010 đã nêu rõ: “Cải tiến phương pháp dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; tăng cường thực hành, thực tập; kết
hợp chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất; ứng dụng
mạnh mẽ công nghệ thông tin và các thành tựu khác của khoa học, công nghệ vào
việc dạy và học” [1].
Hiện nay, xu thế chung của việc đổi mới phương pháp dạy học là sử dụng
các phương pháp dạy học có nhiều tiềm năng phát huy cao độ tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
được quan tâm sử dụng rộng rãi.
1.2. Xuất phát từ ưu điểm của bản đồ khái niệm
Khái niệm vừa là kết quả vừa là phương tiện của tư duy. Quá trình nhận thức
của con người thực chất là quá trình hình thành và sử dụng khái niệm. Vì vậy, dạy
và học khái niệm là vấn đề cốt lõi của quá trình dạy học [3].
Trong việc giảng dạy, không thể chỉ chú ý đến hình thành và phát triển các
khái niệm riêng lẻ mà cần phải quan tâm đến cả một hệ thống khái niệm liên quan


3
với nhau. Chính sự xác lập các mối quan hệ logic và liên tục trong sự hình thành hệ
thống khái niệm là cơ sở của sự hình thành thế giới quan khoa học.
Một trong những phương pháp để hệ thống khái niệm là xây dựng bản đồ khái
niệm. Xây dựng bản đồ khái niệm có tác dụng kết nối các thông tin mới và các thông
tin đã có. Bản đồ khái niệm có thể được tiến hành ở nhiều mức độ khác nhau, ở nhiều
khâu khác nhau trong quá trình giảng dạy các kiến thức trên lớp, đồng thời cũng rèn
luyện cho học sinh cách hệ thống các kiến thức trong các giờ tự học ở nhà.
Đối với bộ môn Sinh học, kiến thức cơ bản nhất là hệ thống các khái niệm,
các quy luật sinh học liên hệ chặt chẽ với nhau, được hình thành và phát triển theo
một trật tự logic. Việc phân loại, sắp xếp các khái niệm Sinh học thành hệ thống là

rất quan trọng. Với khối lượng khái niệm rất lớn nếu lĩnh hội không có hệ thống thì
học sinh không thể nắm vững, nhớ lâu và vận dụng được [4].
1.3. Xuất phát từ ưu điểm của phần mềm Cmap Tools
Cmap Tools là sự kết hợp giữa tính năng của bản đồ khái niệm với sức mạnh
của công nghệ, đặc biệt là internet và mạng toàn cầu (WWW). Phần mềm này giúp
người sử dụng không những có thể dễ dàng xây dựng và sửa đổi các bản đồ khái
niệm vào mọi lúc nhờ bộ xử lí văn bản mà còn có thể trao đổi được với nhau trong
khi xây dựng bản đồ, bất kì ai trên internet cũng có thể truy cập vào, liên kết các tài
nguyên vào để làm rõ nội dung bản đồ và tìm kiếm những thông tin có liên quan
trên WWW.
Đặc biệt, đối với những máy tính có nối mạng phần mềm cho phép người sử
dụng liên kết những tài nguyên (những hình ảnh, đồ thị, video, biểu đồ, bảng, văn
bản, trang web hoặc bản đồ khái niệm khác...) có ở bất cứ nơi nào trên internet hoặc
trong máy tới những khái niệm hoặc những từ nối trong bản đồ khái niệm.
Khi đã xây dựng xong bản đồ khái niệm, có thể lưu giữ bản đồ trong máy
tính hoặc xuất ra dưới dạng tranh.
Sau khi một bản đồ sơ bộ được dựng lên, xem xét lại bản đồ này là việc làm
rất cần thiết. Bạn có thể thêm vào các khái niệm, cũng có thể sắp xếp lại các khái
niệm theo các cách khác để tạo nên một cấu trúc rõ nhất và đẹp nhất. Với phần
mềm này bạn có thể thay đổi kích cỡ, kiểu chữ và có thể thêm màu cho bản đồ
khái niệm [4], [27].


4
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên
cứu sử dụng phần mềm Cmap Tools xây dựng bản đồ khái niệm”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Cmap Tools để xây dựng bản đồ khái niệm.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận - thực tiễn và quy trình xây dựng bản đồ khái niệm.

- Tìm hiểu cách sử dụng phần mềm Cmap Tools.
- Sử dụng phần mềm Cmap Tools xây dựng bản đồ khái niệm sinh học.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Bản đồ khái niệm và phần mềm Cmap Tools.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học sinh học ở trường phổ thông.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Sưu tầm, nghiên cứu và xử lí các tài liệu về bản đồ khái niệm.
- Sưu tầm, nghiên cứu và xử lí các tài liệu về phần mềm Cmap Tools.
- Truy cập thông tin trên mạng Internet.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng phần mềm Cmap Tools sẽ giúp xây dựng các bản đồ khái niệm
một cách dễ dàng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
7. Những đóng góp của đề tài
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí thuyết và quy trình xây dựng bản đồ khái niệm.
- Góp phần hướng dẫn sử dụng phần mềm Cmap Tools.


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bản đồ khái niệm là gì?
Bản đồ khái niệm (Concept Maps - Cmaps) là công cụ đồ họa cho phép sắp
xếp và trình bày kiến thức, nó bao gồm các khái niệm và các đường nối. Khái niệm
được đóng khung trong các hình tròn, elip hoặc hình chữ nhật. Đường nối đại diện
cho mối quan hệ giữa các khái niệm, có gắn nhãn để miêu tả rõ ràng hơn mối quan
hệ đó. Nhãn thường là từ nối hay các cụm từ nối, định rõ mối quan hệ giữa hai khái
niệm. Phần lớn nhãn của các khái niệm là một từ, mặc dù đôi khi chúng ta sử dụng
các kí hiệu như “+” hay “%”... và đôi khi có nhiều từ được sử dụng.

Như vậy, bản đồ khái niệm bao gồm các “nút” tượng trưng cho các khái
niệm và các đường liên kết tượng trưng cho mối quan hệ giữa các khái niệm –tương
ứng với các “đỉnh” và các “cung” trong Lý thuyết Graph. Những khái niệm được
sắp xếp theo trật tự logic, mỗi khái niệm là một nhánh của bản đồ. Đa số những
khái niệm mang tính chất chung nhất, tổng quát nhất được xếp ở đỉnh của bản đồ,
những khái niệm có tính chất cụ thể hơn được xếp ở dưới [2].
Phần cốt lõi của bản đồ khái niệm là mệnh đề (propositions). Mệnh đề là sự
phát biểu về sự vật hay sự kiện nào đó trong vũ trụ xảy ra một cách tự nhiên hoặc
nhân tạo. Mệnh đề gồm hai khái niệm (hoặc nhiều hơn) nối với nhau bởi một đường
nối có nhãn nhằm tạo nên lời phát biểu có ý nghĩa. Đôi khi mệnh đề còn được gọi là
những đơn vị ngữ nghĩa. Những mệnh đề là nhân tố làm cho bản đồ khái niệm khác
với những tổ chức đồ thị tương tự khác.
Đặc trưng quan trọng khác của bản đồ khái niệm là đường nối ngang (crosslinks). Đường nối này thể hiện mối quan hệ hay nối giữa các khái niệm trong những
lĩnh vực khác nhau của bản đồ khái niệm. Đường nối ngang giúp chúng ta thấy một
số lĩnh vực kiến thức trên bản đồ liên quan với nhau như thế nào. Trong sự tạo
thành kiến thức mới, đường nối ngang thường thể hiện sự sáng tạo của người học.
Đặc trưng cuối cùng của bản đồ khái niệm là những ví dụ cụ thể ở cuối khái
niệm, chúng có vai trò làm rõ ý nghĩa của khái niệm đó. Các ví dụ cũng được bao
quanh bởi hình tròn, elip hoặc hình chữ nhật nhưng nét vẽ đứt [4], [27].


6
1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng bản đồ khái niệm
1.2.1. Cơ sở thực tiễn
Bản đồ khái niệm được Novak phát triển năm 1972 tại trường Đại học
Cornell (Hoa Kỳ) khi ông nghiên cứu về khả năng nhận thức những khái niệm khoa
học của trẻ em. Trong suốt chương trình nghiên cứu, trên cơ sở đã phỏng vấn nhiều
trẻ em, ông nhận thấy rằng rất khó để phát hiện ra những thay đổi cụ thể ở trẻ nếu
chỉ bằng những cuộc phỏng vấn. Chương trình này dựa trên cơ sở những nghiên
cứu tâm lí của David Ausubel. Ý tưởng cơ bản trong tâm lí học nhận thức của

Ausubel đó là người học phải đưa những khái niệm và những mệnh đề mới vào
trong bộ khung những khái niệm và những mệnh đề đã có. Xuất phát từ sự cần thiết
phải tìm ra phương pháp tốt hơn để đánh giá sự am hiểu các khái niệm ở trẻ mà ý
tưởng trình bày kiến thức của trẻ trên bản đồ khái niệm đã ra đời. Bản đồ khái niệm
được Novak và Gowin hoàn thiện vào năm 1998. Công cụ này được sử dụng không
những trong nghiên cứu mà còn trong nhiều lĩnh vực khác nữa [8], [9], [10], [27].
Trên thế giới đã có nhiều tác giả và nhóm tác giả nghiên cứu về bản đồ khái
niệm và những ứng dụng của nó trong dạy học. Shavelson (1996), Hibberd; Jones
và Morris (2002) đã nghiên cứu xây dựng các dạng bản đồ khái niệm của các môn
khoa học. Derbentseva và Cañas (2003) đã nghiên cứu bản đồ khái niệm dạng chu
kì và xác định hiệu quả của chúng trong việc kích thích tư duy của học sinh. Năm
1995, Edmondson đã nghiên cứu ứng dụng bản đồ khái niệm trong việc xây dựng
chương trình môn học. Soyibo (1995) đã nghiên cứu sử dụng bản đồ khái niệm để
so sánh nội dung kiến thức trong các sách giáo khoa sinh học. Bản đồ khái niệm
cũng đã được ứng dụng để kiểm tra, đánh giá học sinh và để trình bày những ý
tưởng của các chuyên gia.
1.2.2. Cơ sở lí luận
1.2.2.1. Cơ sở tâm lí học của bản đồ khái niệm
Quá trình nhận thức của mỗi người lặp lại con đường nhận thức của nhân
loại. Điều này thể hiện rõ ở những đứa trẻ dưới 3 tuổi, lúc đầu chỉ nhận thức các
khái niệm sau đó mới hình thành các mệnh đề. Đây là một khả năng kì lạ và là một
trong những đặc điểm tiến hóa của loài người. Sau 3 tuổi việc nhận thức khái niệm


7
và mệnh đề mới bằng ngôn ngữ trở nên khó khăn hơn, được thực hiện chủ yếu bởi
quá trình tiếp nhận tri thức, ở đây những kiến thức mới được hình thành bằng cách
đặt câu hỏi và làm rõ mối quan hệ giữa những khái niệm, mệnh đề cũ và mới.
Những kinh nghiệm cụ thể đã có sẵn có vai trò rất quan trọng, do đó tính tích cực có
vai trò quan trọng đối với hoạt động học của trẻ. Điều này cũng đúng đối với người

học ở bất kì độ tuổi nào và trong bất kì bài học nào.
Khi nghiên cứu sự khác nhau giữa quá trình học tích cực, ở đó những thuộc
tính của khái niệm được chính người học tìm ra và quá trình học thụ động, ở đó
những thuộc tính của khái niệm được mô tả bằng lời nói và được truyền tới người
học, Ausubel đã tìm ra sự khác biệt quan trọng giữa học vẹt và học hiểu. Học hiểu
yêu cầu 3 điều kiện:
1. Những nội dung được học cần phải là những khái niệm rõ ràng và được
trình bày với ngôn ngữ và những ví dụ có liên quan với kiến thức đã có của người
học. Bản đồ khái nịêm có thể đáp ứng được điều kiện này bằng cách liên kết những
khái niệm tổng quát được người học tìm ra trước đó sau đó dẫn dắt đến những khái
niệm cụ thể hơn.
2. Người học cần phải có sẵn những kiến thức có liên quan.
3. Người học cần phải biết lên kết những hiểu biết mới với những kiến thức
đã có chứ không phải chỉ là ghi nhớ một cách đơn giản cách định nghĩa khái niệm,
các mệnh đề hay các quy trình tính toán. Việc này cần phải có sự điều khiển gián
tiếp của giáo viên hoặc người hướng dẫn. Kế hoạch giảng dạy mà nhấn mạnh mối
quan hệ giữa kiến thức mới với kiến thức cũ đã được phát hiện bởi người học sẽ tạo
thuận lợi cho việc học hiểu. Kế hoạch đánh giá mà khuyến khích người học liên kết
những ý tưởng đã có với những ý tưởng mới cũng khuyến khích việc học hiểu.
Các cá nhân khác nhau về số lượng và chất lượng kiến thức mà họ có, về sự
cố gắng liên kết kiến thức mới với những kiến thức đã có. Sự khác biệt giữa học vẹt
và học hiểu không phải là sự tách biệt đơn giản mà là một sự biến thiên. Hoạt động
sáng tạo có thể xem là học hiểu ở trình độ cao.
Mọi người thường nhầm lẫn rằng học vẹt là do sự trình bày trực tiếp thông
tin còn học hiểu là từ sự tự khám phá, ở đây người học lĩnh hội những quy tắc và


8
xây dựng được những khái niệm cho riêng mình. Thực tế cả phương pháp giảng dạy
trình bày trực tiếp và khám phá đều có thể dẫn tới học vẹt hay học hiểu bởi điều này

phụ thuộc vào sự chuẩn bị của người học và cách sắp xếp những nội dung giảng
dạy. Có quan điểm cho rằng học theo kiểu vấn đáp sẽ đảm bảo học hiểu. Thực tế là
người học cần phải có ở mức tối thiểu những hiểu biết về các hiện tượng mà họ đã
quan sát, nếu không có thể dẫn tới việc ít hoặc không tăng thêm kiến thức cho họ.
Thật vậy, cơ sở nghiên cứu ủng hộ học vấn đáp đã bị bác bỏ (Mayer , 2004;
Kirschner et al., 2006; Sweller et al., 2007) [18], [19], [35].
Một trong những tính năng quan trọng của bản đồ khái niệm là không những
được sử dụng như một công cụ học tập mà còn được sử dụng như một công cụ đánh
giá, vì vậy cần khuyến khích người học sử dụng mô hình học hiểu này (Mintzes et
al., 2000; Novak, 1990; Novak & Gowin, 1984). Các bản đồ khái niệm cũng có
hiệu quả trong việc giúp người học xác định những quan điểm có giá trị và không
có giá trị. Chúng có thể có hiệu quả như những cuộc phỏng vấn tìm hiểu những kiến
thức mà người học có trước và sau khi chỉ dẫn [20], [23], [28].
Trí nhớ của loài người không phải là một chiếc bình đơn giản để lấp đầy mà
là một tập hợp phức tạp gồm các bộ nhớ có liên hệ với nhau. Trong khi tất cả các hệ
thống bộ nhớ phụ thuộc lẫn nhau (thông tin chịu tất cả sự điều khiển), bộ nhớ ngắn
hạn và bộ nhớ đang hoạt động giữ vai trò quan trọng nhất trong việc liên kết kiến
thức vào bộ nhớ dài hạn. Mọi thông tin tiếp nhận sẽ được sắp xếp và xử lí trong bộ
nhớ đang hoạt động bởi sự tương tác với những kiến thức trong bộ nhớ dài hạn.
Mối quan hệ giữa hai hay ba khái niệm là giới hạn khả năng xử lí của bộ nhớ
đang làm việc. Ví dụ, nếu một người phải nhớ một danh sách gồm 10 – 12 chữ cái
hay chữ số trong vài giây thì hầu hết chỉ nhớ lại được 5 – 9 trong số đó. Tuy nhiên,
nếu các chữ cái được nhóm để tạo thành dạng một từ hay các đơn vị từ đã biết, các
số có liên quan tới một số điện thoại hay những cái đã biết thì 10 (hoặc hơn) chữ cái
(chữ số) cũng có thể nhớ lại được. Trong một bài kiểm tra tương tự, nếu chúng ta
đưa cho người học 10 – 12 từ quen thuộc nhưng các từ không có quan hệ với nhau
để nhớ trong vài giây thì hầu hết chỉ nhớ lại được 5 – 9 từ. Nếu những từ đó không
quen thuộc, chẳng hạn như các từ kĩ thuật được giới thiệu lần đầu thì người học chỉ
nhớ được chính xác 2 hay 3 trong số đó. Trái lại, nếu các từ đó là quen thuộc và có



9
liên quan tới kiến thức của người học, ví dụ các tháng trong năm thì 12 hay hơn nữa
vẫn có thể nhớ lại dễ dàng được.
Sự lưu giữ thông tin bởi học vẹt vẫn xảy ra trong bộ nhớ dài hạn như khi lưu
giữ thông tin bởi học hiểu. Sự khác nhau ở đây là trong học vẹt người học có ít hoặc
không có sự hợp nhất kiến thức mới với kiến thức đã có. Kiến thức được học theo lối
máy móc sẽ bị quên nhanh chóng nếu không được nhắc lại nhiều. Mặt khác, nhận
thức của người học sẽ không được tăng cường hoặc thay đổi để xoá đi những quan
niệm sai lầm. Do đó, những khái niệm sai lầm sẽ vẫn còn và kiến thức được học sẽ ít
có hoặc không có khả năng được sử dụng trong việc học cao hơn (Novak, 2002) [26].
Vì vậy, để có kiến thức rộng yêu cầu phải có sự liên hệ chặt chẽ giữa bộ nhớ đang
hoạt động và bộ nhớ dài hạn khi kiến thức được thu nhận và xử lí (Anderson, 1992) [7].
Một trong những lí do khiến bản đồ khái niệm tạo thuận lợi cho việc học hiểu
là nó có tác dụng như một loại khuôn mẫu giúp sắp xếp và cấu trúc kiến thức dù cho
cấu trúc đó bao gồm các khái niệm và các mệnh đề có tác động qua lại nhau. Bản đồ
khái niệm hỗ trợ cho việc học hiểu và tạo ra hệ thống kiến thức vững chắc không
những cho phép áp dụng kiến thức trong những ngữ cảnh mới mà còn giúp lưu giữ
kiến thức trong thời gian dài (Novak, 1990; Novak & Wandersee, 1991) [23], [29].
Bộ não của chúng ta không chỉ chứa các khái niệm và các mệnh đề. Sự tích
lũy những biểu tượng của những hoàn cảnh mà chúng ta đã gặp, những người mà
chúng ta đã thấy, những hình ảnh và các biểu tượng khác dẫn tới sự ghi nhớ biểu
tượng (Sperling, 1960; 1963). Những nghiên cứu của Sperling cho thấy trong khi các
biểu tượng chữ và số bị quên đi khá nhanh thì các loại biểu tượng khác được giữ lại
lâu hơn nhiều. Bộ não của chúng ta có một sức chứa đặc biệt cho việc thu nhận và
giữ lại những hình ảnh trực quan. Ví dụ, trong một nghiên cứu (Shepard, 1967) đưa
ra 612 bức tranh về những chủ đề chung sau đó yêu cầu chỉ ra hai bức tranh giống
nhau trong số đó thì đã có 97% đúng. Ba ngày sau đó vẫn có 92% đúng và ba tháng
sau còn 58%. Nghiên cứu này và nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng con người có
một khả năng đặc biệt để nhớ lại các biểu tượng mặc dù họ đã mau chóng quên đi

những chi tiết của các biểu tượng. Thử hỏi chúng ta nhìn thấy những đồng xu thường
xuyên như thế nào? Thật thú vị rằng với chủ đề yêu cầu vẽ một đồng xu trong nghiên


10
cứu của Nickerson và Adams (1997) có hơn một nửa những nét đặc trưng bị thiếu
hoặc bị đặt nhầm vị trí. Do đó, việc liên kết các loại biểu tượng khác nhau vào trong
bản đồ khái niệm có thể tăng cường bộ nhớ biểu tượng [21], [32], [33], [34].
Khả năng của con người khi nhớ lại âm thanh cũng rất đặc biệt. Thực tế một
nhạc sĩ có thể chơi hàng trăm bài hát mà không cần đọc lời nhạc. Những nghiên cứu
của Penfield và Perot (1963) đã chỉ ra rằng các vùng của bộ não mà hoạt động khi
chúng ta nghe cũng chính là những vùng hoạt động khi chúng ta nhớ lại âm thanh.
Các vùng của bộ não mà hoạt động trong khi nghe và nhớ lại thông tin được xác
định bằng phương pháp chụp cắt lớp phát xạ, trong đó những nơron nào mà lưu giữ
thông tin thì sẽ không được nhìn thấy [27, [30].
1.2.2.2. Cơ sở nhận thức của bản đồ khái niệm
Hiện nay, học hiểu là quá trình được các nhà khoa học, các chuyên gia trong bất
kì lĩnh vực nào sử dụng nhằm tạo ra những kiến thức mới. Novak đã khẳng định rằng
tạo ra kiến thức mới không chỉ là sự học hiểu ở trình độ cao mà còn phụ thuộc vào cách
tổ chức cấu trúc kiến thức của mỗi cá nhân, thậm chí còn phụ thuộc vào cảm hứng
trong việc tìm ra kiến thức mới (Novak, 1977, 1993, 1998) [22], [24], [25].
Việc học sinh cố gắng tạo ra những bản đồ khái niệm đó là quá trình hoạt
động độc lập, sáng tạo và đó cũng là một thách thức, đặc biệt đối với những người
đã quen với lối học vẹt.
Các khái niệm và mệnh đề là những kiến thức cơ bản của mọi lĩnh vực.
Có thể ví khái niệm tương tự như những nguyên tử còn mệnh đề là những phân
tử. Chỉ có khoảng 100 loại nguyên tử khác nhau nhưng đã tạo ra vô số loại phân tử.
Hiện nay trong tiếng Anh có khoảng 460000 từ, hầu hết chúng là những khái niệm,
các khái niệm đó có thể kết hợp để tạo ra vô số những mệnh đề. Mặc dù hầu hết sự
kết hợp của các từ không tạo thành câu có nghĩa nhưng chúng vẫn có thể kết hợp

với nhau để tạo ra vô số những mệnh đề có ý nghĩa và hợp lệ.
Những người đã phát hiện ra những sự vật và hiện tượng mới là những người
tiếp tục tìm ra những khái niệm và những kiến thức mới. Tạo ra những phương
pháp quan sát mới hoặc ghi chép những sự kiện bình thường đã xảy ra là cơ hội để
tạo ra kiến thức mới. Tạo ra bản đồ khái niệm là phương pháp ghi tóm tắt sự hiểu


11
biết, đó là con đường để tạo thành kiến thức mới. Do vậy, bản đồ khái niệm có giá
trị trong học tập và trong quá trình hình thành kiến thức mới của con người.
1.3. Lược sử nghiên cứu và sử dụng phần mềm Cmap Tools xây dựng bản đồ
khái niệm
IHMC Cmap Tools là phần mềm do Cañas và cộng sự tạo ra (2004) (cho
phép tải xuống tại: ) tại Institute for Human and Machine
Cognition (viết tắt là IHMC), là sự kết hợp giữa tính năng của bản đồ khái niệm với
sức mạnh của công nghệ, đặc biệt là internet và mạng toàn cầu (WWW).
Cmap Tools tạo thuận lợi cho sự hợp tác trong khi tạo lập bản đồ khái niệm
nhờ những tính năng của nó. Các bản đồ khái niệm được xây dựng mà sử dụng
Cmap Tools có thể được lưu giữ trên trang chủ Cmap, nơi mà bất cứ ai trên internet
cũng có thể truy cập vào. Thông qua trang chủ Cmap, những người sử dụng ở mọi
lứa tuổi và đang làm việc trong nhiều ngành nghề đã đưa lên hàng ngàn bản đồ
thuộc mọi chủ đề và lĩnh vực.
Sử dụng phần mềm Cmap Tools đơn giản hóa sự liên kết giữa các khái niệm,
người học có thể xây dựng những mô hình kiến thức (Cañas, 2003b; Cañas, 2005),
đó là tập hợp các bản đồ khái niệm cùng các tài nguyên về một chủ đề nào đó, thể
hiện sự hiểu biết của họ về một lĩnh vực chứ không phải là bị giới hạn trong một
bản đồ khái niệm [12], [14].
Công trình nghiên cứu của Johnson (1981); Berk & Winsler (1995) đã chỉ ra
rằng khi học sinh hoạt động trong các nhóm nhỏ và cùng nhau học thì khả năng
nhận thức sẽ tăng lên. Vygotsky (1978) đã đưa ra quan điểm cho rằng sự trò chuyện

và gặp gỡ thân mật có thể hỗ trợ việc nhận thức, đặc biệt khi các thành viên trong
nhóm có cùng Vùng giới hạn phát triển (Zone of Proximal Development – ZPD).
Ông đã mô tả vùng giới hạn phát triển đó như là trình độ hiểu biết về một vấn đề
xác định với sự giúp đỡ của người hướng dẫn. Theo Preszler (2004), khi học sinh
hợp tác làm việc trong nhóm nhỏ và có sử dụng bản đồ khái niệm trong hoạt động
nhận thức thì hiệu quả nhận thức sẽ tăng lên đáng kể. Trong hoạt động của chúng ta,
đối với cả giáo viên và học sinh, sự hợp tác làm việc trong các nhóm nhỏ rất có ích
trong việc tạo lập bản đồ khái niệm. Đầu những năm 1990, ở Mỹ Latinh, các sinh
viên sử dụng mạng IBM (có trước mạng Internet) đã rất thành công trong việc tạo


12
lập bản đô khái niệm khi họ hợp tác với sinh viên trong lớp và sinh viên thuộc các
quốc gia khác (Cañas, 2001) [11], [13], [17], [27], [31], [37].
Cmap Tools tạo thuận lợi cho việc hợp tác và học từ xa thông qua hoạt
động nhóm dù cho khoảng cách giữa những người học là gần hay xa. Thông qua
việc lưu trữ các bản đồ khái niệm trên trang chủ Cmap, Cmap Tools khuyến khích
sự hợp tác giữa những người xây dựng bản đồ. Những người sử dụng khi được
cho phép (ở mức độ nhất định) có thể sử dụng các bản đồ khái niệm cùng một lúc
(đồng bộ) hoặc theo quy ước của họ (không đồng bộ). Sự rõ ràng của các bản đồ
khái niệm khiến chúng trở thành động lực trong việc trao đổi những ý tưởng hoặc
trong việc hợp tác tạo ra kiến thức mới. Các bản đồ khái niệm bắt đầu được sử dụng
trong các công ty nhằm giúp các nhóm trình bày một cách mạch lạc vấn đề [27].
Cmap Tools cung cấp rất nhiều đặc tính giúp cho giáo viên có thể sử dụng
các bản đồ khái niệm vào nhiều mục đích khác nhau (Cañas & Novak, 2005). Đồng
thời, môi trường mạng cũng hỗ trợ cho các thành viên có thể xây dựng những mô
hình kiến thức. Phần mềm này cũng cho phép người sử dụng và những người khác
có thể tìm kiếm thông tin dựa trên bản đồ khái niệm [16], [27].
1.4. Vai trò của bản đồ khái niệm trong dạy học
1.4.1. Đối với giáo viên

- Dạy một chủ đề
Sử dụng bản đồ khái niệm trong giảng dạy giúp giáo viên xác định rõ vai trò
quan trọng của những khái niệm chìa khóa và mối quan hệ giữa chúng. Điều này
giúp giáo viên truyền tải rõ ràng và tổng quát về chủ đề nào đó và những mối quan
hệ của chúng tới học sinh. Với bản đồ khái niệm, giáo viên sẽ hạn chế được việc bỏ
sót và giải thích sai bất kì khái niệm quan trọng nào.
- Củng cố kiến thức
Sử dụng bản đồ khái niệm có thể củng cố kiến thức cho học sinh. Bản đồ
khái niệm giúp học sinh hình dung được những khái niệm chìa khóa và tóm tắt mối
quan hệ của chúng.
- Kiểm tra việc học và xác định kiến thức sai
Bản đồ khái niệm giúp giáo viên đánh giá kết quả của quá trình giảng dạy.
Nó giúp đánh giá học sinh bằng việc nhớ những khái niệm và giúp xác định kiến


13
thức sai. Ngoài ra, bản đồ khái niệm có thể cung cấp một đồ thị tóm lược những gì
học sinh đã học, do đó giúp đỡ giáo viên phát hiện và dần dần loại bỏ những kiến
thức sai của học sinh.
- Đánh giá
Thành tích của học sinh có thể được kiểm tra hay khảo sát bởi bản đồ khái
niệm. Hiện nay, nhiều nước đã áp dụng bản đồ khái niệm để kiểm tra kiến thức của
hoc sinh sau một chương hoặc một chủ đề. Tuy nhiên điều này chỉ có thể thực hiện
được khi học sinh thành thạo về cách lập bản đồ khái niệm.
- Lập kế hoạch giảng dạy
Bản đồ khái niệm có thể có lợi ích rất lớn trong lập kế hoạch giảng dạy. Giáo
viên có thể xây dựng bản đồ trình bày những ý tưởng chính cho toàn bộ môn học,
chương trình học (macromap), hay chỉ trình bày cấu trúc kiến thức một phần của
môn học như một chương, một bài cụ thể nào đó (micromap).
1.4.2. Đối với học sinh

- Bản đồ khái niệm giúp học sinh nghiên cứu tài liệu mới một cách có hệ thống.
- Bản đồ khái niệm giúp học sinh củng cố và hệ thống hóa kiến thức trong quá
trình học bài. Qua đó học sinh có cái nhìn tổng quát về các khái niệm và mối quan hệ
của chúng trong một tổng thể do đó lưu giữ kiến thức lâu hơn và sâu sắc hơn.
- Bản đồ khái niệm giúp học sinh tự đánh giá được kiến thức của mình.
Ngoài ra bản đồ khái niệm còn tạo điều kiện cho hoạt động nhóm. Giáo viên
có thể đưa các khái niệm, đường nối, từ nối, các chủ đề...yêu cầu học sinh làm việc
theo nhóm để tạo bản đồ khái niệm hoặc bổ sung những chỗ thiếu. Bản đồ khái
niệm cũng được sử dụng nhằm khuyến khích sự sáng tạo của học sinh; giúp học
sinh lĩnh hội kiến thức trong một bài báo, một chương trình tivi, một tài liệu hoặc
bài giảng; hoặc bản đồ khái niệm có thể ứng dụng trong tạo giao diện kiến thức trên
trang web...
1.4.3. Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm ở trên, bản đồ khái niệm cũng có một số nhược điểm
như có thể tốn thời gian đối với những khái niệm cần giải thích rõ ràng và chi tiết,
không giới hạn cách giới thiệu bản đồ, học sinh có thể lúng túng nếu như bản đồ
phức tạp [4].


14
1.5. Quy trình xây dựng bản đồ khái niệm
a. Xác định chủ đề, khái niệm trọng tâm (bằng cách xác định câu hỏi trọng tâm).
b. Khi chủ đề được xác định, bước tiếp theo là xác định và liệt kê những khái
niệm quan trọng nhất hay chung nhất liên quan đến chủ đề.
c. Các khái niệm được sắp xếp ở những vị trí phù hợp: khái niệm tổng quát
xếp trên đỉnh, tiếp theo là các khái niệm cụ thể hơn. Các khái niệm được đóng
khung trong hình tròn, elip hoặc hình chữ nhật.
d. Nối các khái niệm bằng các mũi tên có kèm từ nối mô tả mối quan hệ giữa
các khái niệm.
đ. Tìm kiếm các đường nối ngang, nối các khái niệm thuộc những lĩnh vực khác

nhau trong bản đồ. Các đường nối ngang cho thấy sự tương quan giữa các khái niệm.
e. Cho các ví dụ (nếu có) tại đầu mút của mỗi nhánh. Ví dụ được đóng khung
bởi hình tròn, elip hoặc hình chữ nhật có nét đứt.
g. Cuối cùng, bản đồ được xem xét lại và có thể có những thay đổi cần thiết
về cấu trúc và nội dung [4], [27].
1.6. Các loại bản đồ khái niệm trong dạy học
- Bản đồ “chỉ có khái niệm”
Các khái niệm chốt và cấu trúc bản đồ được cho sẵn, học sinh điền những
phát biểu còn thiếu và định chiều mũi tên trong các khoảng trống đã cho.
- Bản đồ “chỉ có các đường nối”
Các phát biểu chính và cấu trúc bản đồ được cho sẵn, học sinh điền những
khái niệm còn thiếu vào các khoảng trống đã cho.
- Bản đồ “chỉ có các phát biểu”
Một danh sách các khái niệm, một danh sách các từ nối và một cấu trúc bản
đồ với các khoảng trống tương ứng với các khái niệm và các phát biểu được cho
sẵn. Học sinh xây dựng bản đồ bằng cách chọn những khái niệm và những phát biểu
phù hợp để điền vào những khoảng cách tương ứng trên bản đồ đã cho.
- Bản đồ “hỗn hợp”
Một số khái niệm và một số phát biểu cùng với cấu trúc bản đồ được cho
sẵn, học sinh điền những khái niệm và phát biểu còn thiếu.


15
- Bản đồ “tự do sắp xếp”
Học sinh tự vẽ bản đồ nhờ các kiến thức đã học về một chủ đề, dựa vào một
danh sách các khái niệm và vốn từ sẵn có (có thể là kết quả của một cuộc thảo luận
trong lớp học) [4].
TIỂU KẾT
1. Bản đồ khái niệm được Novak phát triển năm 1972 và hoàn thiện vào
năm 1998. Trên thế giới đã có nhiều tác giả và nhóm tác giả nghiên cứu về nó.

Công cụ này được sử dụng không những trong dạy học, trong nghiên cứu mà còn
trong nhiều lĩnh vực khác nữa.
2. Cmap Tools là phần mềm do Cañas và cộng sự tạo ra (2004). Nó không
những giúp tạo lập các bản đồ khái niệm mà còn tạo thuận lợi cho việc hợp tác và
học từ xa thông qua hoạt động nhóm.


16

Chương 2
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CMAP TOOLS
2.1. Download
Bạn có thể Download miễn phí phần mềm này tại địa chỉ .
2.2. Cài đặt
Phần mềm này có thể được cài đặt tương tự như bao phần mềm khác.
2.3. Cách sử dụng Cmap Tools để xây dựng bản đồ khái niệm
2.3.1. Sử dụng Cmap Tools
Cửa sổ Views là trung tâm tổ chức của phần mềm Cmap Tools. Từ đây bạn có
thể tổ chức các bản đồ khái niệm (Cmaps) và những tài nguyên trong các thư mục trên
ổ cứng máy tính của bạn và chia sẻ với những người khác trong cộng đồng Cmap.
Cửa sổ Views có bốn nút chính ở bên trái. Click chuột vào những nút này sẽ
thấy những vị trí của những Cmap và tài nguyên khác nhau ở bên phải cửa sổ. Khi
khởi động Cmap Tools, vị trí Cmaps in My Computer sẽ được chọn. Vị trí này
chứa đựng tất cả các Cmap và tài nguyên trong máy tính của bạn. Bạn có thể tạo các
Cmap ở đây và sau đó di chuyển chúng đến Shared Cmaps in Places.
Những Cmap được chia sẻ sẽ được lưu vào các máy chủ Cmap từ xa và
những người sử dụng khác trên khắp thế giới có thể xem và chỉnh sửa một cách dễ
dàng. Những Cmap lưu ở đây cũng được tự động tạo ra như là một trang web cho
bất kì người nào với một trình duyệt web để xem. Đây là nơi để lưu Cmap của bạn
nếu bạn muốn cả thế giới Cmap xem.

Nút History sẽ cho biết những Cmap bạn đã xem hay chỉnh sửa. Bạn có thể
xoá lịch sử bằng cách click vào nút Clear ở phía trên bên phải của danh sách History.
Các Cmap và tài nguyên có thể được thêm vào danh sách Favorites. Nút
Favorites sẽ hiển thị các nội dung của danh sách này. Bạn có thể thêm các Cmap và
tài nguyên vào danh sách Favorites bằng cách chọn file ở bên phải cửa sổ và sau đó
click vào Edit, chọn Add to Favorites.
Phía dưới của cửa sổ Views có hai thành phần của chức năng này. Bạn có thể
xoá các thứ một cách nhanh chóng bằng cách đơn giản là kéo chúng vào thùng rác .


17
Lưu ý, việc này sẽ xoá (Delete) mục đó, bạn không thể khôi phục lại nó khi mà nó
đã được kéo vào thùng rác.
Hộp kiểm tra icons only sẽ loại bỏ các chữ dưới bốn nút chính (Favorites,
History...) để có thêm chỗ cho các nội dung ở bên phải. Làm điều này nếu bạn quen
với các nút đó, không cần phải được nhắc nhở nút nào là nút nào [36].
2.3.2. Tạo một Cmap
Từ cửa sổ “Views – Cmap Tools”: Chọn File, sau đó chọn New Cmap
(phím tắt Ctrl + N). Một Cmap mới có tên “Untitled 1” sẽ mở ra.
Từ một Cmap mở: Chọn File, sau đó chọn New Cmap, một Cmap mới
cũng sẽ được mở ra. (Cũng có thể sử dụng phím tắt Ctrl + N) [36].
2.3.3. Thêm một khái niệm
Từ một Cmap mở: Sử dụng nút chuột trái, kích đúp vào bất kì nơi nào trên
Cmap. (Thay vì điều đó bạn có thể click chuột phải vào bất cứ nơi nào trên Cmap
và chọn New Concept từ menu xuất hiện). Một hình sẽ xuất hiện với những dấu hỏi
chấm ở trong nó. Gõ chữ vào nhãn để thay thế các dấu hỏi chấm đó. Click chuột trái
vào phần trắng bên ngoài của hình để thiết lập nhãn đó. Bây giờ hình đó đã trở
thành một khái niệm mới [36].
2.3.4. Tạo một mệnh đề từ một khái niệm
Từ một Cmap mở: Kích trái vào khái niệm bạn muốn tạo một mệnh đề mới

từ nó. Kích trái và kéo từ những mũi tên ở đỉnh của khái niệm đó. Khi bạn tiếp tục
giữ nút chuột xuống, chú ý rằng một mũi tên từ khái niệm được chọn sẽ theo sau
con trỏ chuột. (Cách khác để tạo mũi tên theo sau con trỏ chuột là kích trái một lần
lên trên các mũi tên của khái niệm đó, sau đó thả nút trước khi di chuyển chuột).
Nếu bạn chọn cách kéo chuột từ những mũi tên của khái niệm, hãy kéo mũi
tên ra xa khái niệm đó và thả chuột. (Nếu bạn chọn cách kích trái một lần lên trên
những mũi tên của khái niệm đó, hãy để mũi tên theo sau con trỏ chuột cách xa khái
niệm đó rồi kích trái một lần nữa.) Một khái niệm mới sẽ được tạo ra, cùng với một
hình chữ nhật kết nối hai khái niệm.
Gõ chữ vào nhãn hình chữ nhật, sau đó kích trái vào phần trắng của Cmap để
thiết lập nhãn đó. Bây giờ, một cụm từ nối cho mệnh đề mới đã được tạo ra.


18
Kích trái trên khái niệm mới đó và đánh chữ vào nhãn. Kích trái bên ngoài
khái niệm mới đó để thiết lập nhãn. Một mệnh đề mới và hoàn thiện đã được tạo ra.
Một mệnh đề có thể có nhiều hơn hai khái niệm và một cụm từ nối. Bạn có thể áp
dụng các phương pháp được mô tả trong mục này cũng như mục Tạo một mệnh đề
từ những khái niệm có sẵn để thêm vào các mệnh đề có sẵn của bạn [36].
2.3.5. Tạo một mệnh đề từ những khái niệm có sẵn
Từ một Cmap mở: Bắt đầu với hai hoặc nhiều hơn hai khái niệm, kích trái
trên khái niệm bạn muốn tạo một mệnh đề mới từ đó. Kích trái và kéo từ những mũi
tên trên đỉnh của khái niệm đó. Khi bạn tiếp tục giữ nút chuột xuống, chú ý rằng
một mũi tên từ khái niệm được chọn sẽ theo sau con trỏ chuột. (Một cách khác để
tạo mũi tên theo sau con trỏ chuột là kích trái một lần lên những mũi tên của khái
niệm đó, sau đó thả chuột trước khi di chuyển).
Nếu bạn chọn cách kéo chuột từ những mũi tên của khái niệm đó, hãy chọn
một khái niệm khác để kéo mũi tên lên trên và thả chuột. (Nếu bạn kích trái một lần
lên những mũi tên của khái niệm đó, để mũi tên theo sau con trỏ chuột lên trên một
khái niệm khác bạn đã chọn, sau đó kích trái một lần nữa). Một hình chữ nhật sẽ

xuất hiện với các đường nối tới tất cả các khái niệm.
Gõ chữ vào nhãn hình chữ nhật, sau đó kích trái vào phần trắng của Cmap để
thiết lập nhãn. Hình chữ nhật đó sẽ biến mất, để lại một cụm từ nối tại đó. Cụm từ
nối đó hoàn thành mệnh đề. Một mệnh đề có thể có nhiều hơn hai khái niệm và một
cụm từ nối. Bạn có thể áp dụng các phương pháp được mô tả trong mục này cũng
như trong mục Tạo một mệnh đề mới từ một khái niệm để thêm vào những mệnh
đề có sẵn của bạn [36].
2.3.6. Lưu một Cmap
Từ một Cmap mở: Chọn File, sau đó chọn Save Cmap nếu bạn muốn lưu những
chỉnh sửa trên Cmap có sẵn hoặc chọn Save Cmap As để lưu vào một Cmap mới.
Chúng ta sẽ sử dụng Save Cmap As để trình diễn cách lưu một Cmap mới.
Cửa sổ “Save Camp As” sẽ xuất hiện. Ở đây, bạn có thể tạo nhãn cho Cmap của
bạn, đưa ra câu hỏi trọng tâm và chỉ định từ khoá cho nó. Các trường văn bản
Author (tác giả), Oganization (cơ quan), Email là nơi bạn có thể bổ sung thông tin


19
nhận dạng. Các trường này có thể đã chứa đầy đủ những giá trị mặc định. Những
giá trị đó được lấy từ Preferences bên dưới Edit từ cửa sổ “Views – Cmap Tools”.
Hình ảnh tiếp theo hiển thị cửa sổ “Save Cmap As” chứa đầy đủ thông tin
nhận dạng. Ở phía trên cùng của cửa sổ có một nút máy vi tính liệt kê những nội
dung của thư mục My Cmaps, và một nút quả địa cầu liệt kê những máy chủ là một
phần của Places. Các nút máy vi tính và quả địa cầu cho bạn lựa chọn để lưu Cmap
của bạn một cách cục bộ hoặc lưu nó trên một máy chủ Cmap bạn được phép sử
dụng. Ví dụ, chúng ta sẽ kích trái để lưu Cmap đó vào My Cmaps. Cửa sổ “Saving
Cmap” sẽ cho thấy quá trình của yêu cầu lưu trữ. Chuyển sang cửa sổ “Views –
Cmap Tools”, Cmap bạn đã lưu sẽ xuất hiện bên dưới tiêu đề My Cmaps [36].
2.3.7. Mở một Cmap
Từ cửa sổ “Views – Cmap Tools”: Làm nổi bật Cmap mà bạn muốn mở.
Chọn File, sau đó chọn Open để mở Cmap đó trong cửa sổ khác. (Sử dụng nút

chuột trái và kích đúp vào đầu đề (hoặc biểu tượng) của một Cmap, hoặc làm nổi
bật đầu đề của nó và nhấn Enter, đó là những cách khác để mở một Cmap.)
Nếu một Cmap hay thư mục không được làm nổi bật và chọn Open từ menu
File hoặc ấn Enter thì “View” hiện thời sẽ không được mở trong cửa sổ khác [36].
2.3.8. Tạo một thư mục
Từ cửa sổ “Views – Cmap Tools”: Kích vào File, sau đó chọn New
Folder… Bây giờ bạn sẽ thấy cửa sổ New Folder trong đó bạn có thể nhập vào tên
thư mục (bắt buộc) và những thuộc tính không bắt buộc khác cho thư mục đó. Kích
vào nút OK, thư mục mới đó sẽ được thiết lập trong cửa sổ Views. Thư mục mới
này sẽ được đặt trong thư mục được chọn hiện thời trong cửa sổ Views. Nếu không
có thư mục nào được chọn, nó sẽ được đặt ở cuối của tổng quan hiện tại [36].
2.3.9. Kéo tài nguyên
Từ màn hình nền đến một Cmap mở: Các tài nguyên có thể được thêm
vào các khái niệm trên một Cmap bằng cách kéo chúng từ màn hình nền hoặc một
thư mục mở. Khi mà tài nguyên được định vị bên trên khái niệm và chuột được thả
ra, cửa sổ “Edit Resource Link” sẽ xuất hiện. Nếu tài nguyên đó là một hình ảnh
mà bạn muốn thiết lập làm hình nền cho Cmap của bạn, chọn nút bấm radio được


20
gắn nhãn Set as Background. Các hộp Description và Keyword cho phép bạn bổ
sung các thông tin về tài nguyên của bạn. Kích vào OK khi bạn kết thúc hiệu chỉnh
liên kết tài nguyên.
Bây giờ khi quan sát Cmap, một biểu tượng nhóm liên kết tài nguyên
(resource link group icon) sẽ xuất hiện kèm theo khái niệm. Biểu tượng nhóm liên
kết tài nguyên xuất hiện với một hình ảnh đại diện cho loại tài nguyên nó liên kết
tới. Mỗi biểu tượng có thể liệt kê một hay nhiều tài nguyên cùng loại. Một khái
niệm có thể có tới 13 biểu tượng khác nhau kèm theo, mỗi biểu tượng đại diện cho
một loại tài nguyên.
Kích trái vào biểu tượng nhóm liên kết tài nguyên để bộc lộ đầu đề của tài

nguyên bạn liên kết tới, sau đó di chuyển chuột lên đầu đề của tài nguyên. Một hộp
mô tả tài nguyên đó sẽ xuất hiện. Kích trái vào đầu đề của tài nguyên. Cmap Tools
có một chương trình xem hình ảnh mà sẽ mở những file hình ảnh phổ biến. Một
chương trình bên ngoài sẽ mở cho bất kì tài nguyên đồ hoạ nào không được hỗ trợ
bởi chương trình xem hình ảnh đó.
Từ cửa sổ “Views – Cmap Tools”: Các tài nguyên cũng có thể được kéo
vào trong My Cmap hoặc Places, nơi mà bạn được phép thêm các file vào. Sau khi
kéo tài nguyên vào trong cửa sổ “Views – Cmap Tools”, cửa sổ “Edit Resource
Properties” xuất hiện. Kích OK khi bạn hoàn tất việc chỉnh sửa những thuộc tính
cho tài nguyên.
Những tài nguyên mà bạn truy cập tới từ My Cmaps hoặc Places có thể
được kéo vào trong một Cmap. Sau khi kéo tài nguyên từ cửa sổ “Views-Cmap
Tools” tới một khái niệm trong một Cmap, cửa sổ “Add Resource Links to…”
xuất hiện. Kích OK để thêm liên kết tài nguyên vào khái niệm được chọn trên
Cmap của bạn [36].
2.3.10. Nhập khẩu tài nguyên
Từ cửa sổ “Views – Cmap Tools”: Để nhập khẩu một tài nguyên đơn, chọn
File, sau đó chọn Add Resource(s)…
Sử dụng cửa sổ “Add Resources”, bạn có thể tự điều hướng qua các thư mục
nhằm thêm các tài nguyên để sử dụng trong các Cmap. Để tìm các tài nguyên từ


21
“My Cmap” hoặc “Places”, kích trái vào nút tương ứng ở phía trên cùng của cửa sổ.
Khi cửa sổ “Add Resources” được mở lần đầu tiên, các nội dung trên màn hình
được hiển thị. Để trở lại màn hình, bạn có thể kích trái vào nút Desktop bất cứ lúc
nào. Khi đã định vị được tài nguyên mà bạn muốn thêm vào Cmap trong tương lai,
hãy chọn nó và kích trái vào nút Add.
Sau khi kích trái vào Add, cửa sổ “Edit Resources Properties” xuất hiện.
Kích trái vào hộp kiểm tra trong cửa sổ này cho phép bạn tạo một tài nguyên tắt,

chứ không phải là sao chép tài nguyên hiện tại, tới thư mục “My Cmaps”. Kích trái
vào OK khi bạn hoàn tất việc chỉnh sửa các thuộc tính cho tài nguyên. Tài nguyên
được thêm vào bây giờ sẽ được liệt kê trong cửa sổ “Views – Cmap Tools”.
Từ cửa sổ “Add Resources”: Để thêm nhiều tài nguyên cùng một lúc, kích
trái vào dấu cộng bên cạnh Show Resources List. Cửa sổ “Add Resources” sẽ mở
rộng để cho thấy rằng lúc này nhiều tài nguyên có thể được thêm vào danh sách tài
nguyên. Giữ phím Ctrl trong khi kích trái chuột vào đầu đề của mỗi tài nguyên.
Kích trái vào nút Add to List khi bạn đã lựa chọn được những tài nguyên muốn
thêm vào thư mục hiện thời.
Sử dụng nút chuột trái để kích đúp vào các hộp bên dưới những tiêu đề
Description và Keywords, bạn có thể chỉnh sửa các thuộc tính cho nhiều hơn một
tài nguyên. Để loại bỏ một tài nguyên từ danh sách, kích trái vào Remove. Để thay
đổi các thuộc tính cho một tài nguyên riêng lẻ, làm nổi bật tài nguyên đó và kích
trái vào nút Edit. Cửa sổ “Edit Resource Properties” sẽ mở và mọi sự thay đổi sẽ
xuất hiện trong cửa sổ “Add Resoources” sau khi kích trái vào OK. Từ cửa sổ “Add
Resources”, kích trái vào Add All để thêm những tài nguyên mà bạn muốn sử dụng
trong những Cmap sau này. Những tài nguyên được thêm vào bây giờ sẽ được liệt
kê trong cửa sổ “Views – Cmap Tools”.
Từ cửa sổ “Views – Cmap Tools”: Bạn có thể nhập khẩu những phím tắt
internet đến “My Cmap” hoặc “Places” mà bạn được phép lưu trữ các file trên đó.
Để tạo một kết nối internet tắt, bắt đầu bằng cách chọn Add Web Address… từ
thực đơn File.


×