Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trải qua hơn bốn nghìn năm lịch sử, cũng như nhiều quốc gia khác trên
thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng, chính những nét
riêng đó đã làm nên cốt cách, hình hài của bản sắc văn hóa dân tộc.
Văn hóa như một dòng chảy xuyên suốt chiều dài lịch sử của đất nước,
hợp lưu bởi nhiều giá trị, yếu tố cấu thành. Đi sâu vào tìm hiểu cấu trúc nền
văn hóa Việt Nam, ta thấy yếu tố làm cho nền văn hóa có tính “truyền thống”
thể hiện được các giá trị về đời sống tinh thần, nét đẹp trong đời sống sinh
hoạt văn hóa dân gian qua mỗi vùng miền, đó chính là “ Các lễ hội truyền
thống”
Theo những thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian tính đến
năm 2009 cả nước ta có 7.966 lễ hội. Trong đó lễ hội truyền thống có trên 500
lễ hội được trải dài trên khắp mọi miền đất nước trong mỗi làng quê Việt
Nam.
Mỗi một lễ hội truyền thống lại mang một nét văn hóa, đặc trưng riêng
cho mỗi làng quê, thể hiện sự phong phú, đa dạng về màu sắc văn hóa cũng
như những sinh hoạt tín ngưỡng trong đời sống của người dân. Tuy nhiên
nhìn một cách tổng thể, khái quát thì các lễ hội truyền thống Việt Nam cũng
mang những đặc điểm chung cơ bản như; đều hướng đến một đối tượng suy
tôn; hình thức tổ chức một lễ hội truyền thống bao gồm hai phần “Lễ và Hội”;
là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng thể hiện sự đoàn kết của người dân( một
nét đẹp trong truyền thống của dân tộc)...Do vậy giữ gìn, phát huy và phát
triển các lễ hội truyền thống là một mục tiêu quan trọng trong chủ trương phát
triển kinh tế gắn liền với phát triển và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống
của Đảng và Nhà nước ta.
Trong xu thế vận động và phát triển của xã hội ngày nay. Tốc độ độ đô
thị hóa, cuộc sống hiện đại đã mang lại cho con người sự tiện nghi, đầy đủ về
vật chất. Song mặt trái của nó lại làm cho con người đánh mất đi nét đẹp,
SVTH:Hà Thị Kim Cúc
Lớp: K35G - Việt Nam học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
những giá trị truyền thống được lưu giữ bấy lâu, khiến con người quên đi
nguồn cội, quên đi quá khứ, quay lưng lại với những giá trị truyền thống tốt
đẹp mà ông cha ta đã gây dựng. Chính vì lí do đó việc khảo cứu, bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa trong đó có các lễ hội truyền thống là một việc
làm cần thiết và quan trọng trong quá trình xây dựng phát triển đất nước.
Lễ hội chọi trâu xã hải lựu huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc là một trong “ 25 lễ
hội truyền thống đắc sắc nhất của Việt Nam” còn tồn tại. Lễ hội được diễn ra
hàng năm tại xã Hải Lựu huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc, lễ hội mang nhiều
giá trị trong văn hóa của người dân vùng đồng bằng và Trung Du Bắc Bộ.
Bản thân Tôi sinh ra và lớn lên trên chính mảnh đất quê hương Hải Lựu, nơi
hàng năm vẫn diễn ra lễ hội Chọi trâu đặc sắc:
“Dù ai đi đâu về đâu
Tháng giêng mười bảy chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Tháng giêng mười bảy thì về chọi trâu”
Từ những quan sát, kiểm chứng và nhận thức được những giá trị văn
hóa của lễ hội cần được bảo tồn và phát huy. Mặt khác từ chuyên ngành được
học tập và nghiên cứu bản thân Tôi cũng nhận ra rằng ngoài việc bảo tồn và
phát triển lễ hội thì việc khai thác các điều kiện, lợi thế từ lễ hội để phát triển
các hoạt động du lịch là một việc làm có ý nghĩa thực tiễn. Đề tài: “Lễ hội
chọi trâu xã Hải Lựu huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc” không chỉ giúp cho
việc bảo tồn, phát triển lễ hội mà còn quảng bá, tuyên truyền hình ảnh, giá trị
của lễ hội, đề suất các giải pháp có ý nghĩa thực tiễn để khai thác các tiềm
năng lễ hội để phục vụ các hoạt động du lịch mang lại nguồn lợi đóng góp cho
địa phương xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và cho hoạt
động du lịch của cả nước nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu
Có rất các tác phẩm, tài liệu, công trình viết về lễ hội chọi trâu xã Hải
Lựu huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc:
SVTH:Hà Thị Kim Cúc
Lớp: K35G - Việt Nam học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
Vũ Thế Bình (2009), Non Nước Việt Nam, Nhà xuất bảnTổng Cục Du
Lịch trung tâm Thông Tin Du Lịch-Hà Nội.
“Tạp chí văn hóa thể thao và du lịch Vĩnh Phúc”, số 12/2010,
chuyên đề Du Lịch
“Tạp chí văn hóa thể thao và du lịch Vĩnh Phúc”, số 3-10/2009,
chuyên đề huyện Sông Lô.
Nguyễn Khắc Xương (2011), Tín ngưỡng lúa nước vùng đất tổ Nhà
xuất bản Thời Đại.
Hà Văn Thư (2008), Lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu, Công Ty in Ba
Nhất.
Mỗi một công trình, tác phẩm viết về lễ hội chọi trâu xã Hải Lưụ huyện
Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau. Do đó để
nghiên cứu toàn diện, sâu sắc theo nghĩa tuyệt đối, trên mọi khía cạnh thì
dường như chưa có công trình nào đạt được. Do vậy, đề tài khóa luận tiếp tục
nghiên cứu lễ hội dựa trên sự kế thừa, tiếp thu thành tựu của khoa học đi
trước và cũng như để hoàn thiện, phát triển, giải quyết những vấn đề của các
nghiên cứu trước còn bỏ ngỏ.
Tên của đề tài khóa luận chưa từng được xuất hiện hay công bố.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu cụ thể: Nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền
thống của lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc và phát
triển các tiềm năng du lịch từ lễ hội, góp phần bảo tồn, giữ gìn, phát huy bản
sắc văn hóa đồng thời phát triển các hoạt động du lịch.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu
huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc và những tiềm năng phát triển du lịch.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu lễ hội từ khi xuất hiện (thế kỉ II) đến nay.
Phạm vi không gian:
SVTH:Hà Thị Kim Cúc
Lớp: K35G - Việt Nam học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
Không gian phần lễ: Được diễn ra tại Đình Trên, Đình Kiêng (lễ hội
chọi trâu diễn ra trước năm 1947), Đài tưởng niệm, Đền thờ Hùng Vương (tại
Phú Thọ)
Không gian diễn ra phần hội: Sân Đình Trên, Kiêng, bến Ảnh (xưa),
sân Uỷ Ban xã trên gò Mả Đàm (ngày nay)
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Những cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài
Hiện trạng của lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh
Phúc và các tiềm năng phát triển du lịch.
Các giải pháp bảo tồn, phát huy và phát triển du lịch của lễ hội chọi trâu xã
Hải lựu huyện Sông lô tỉnh Vĩnh Phúc.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Nghiên cứu Lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc
qua việc thu thập các tài liệu có sẵn từ trước Sách, báo, các văn bản, tạp chí,
website, internet và các nguồn tư liệu từ địa phương cung cấp có liên quan
đến lễ hội.
6 .2 Phương pháp khảo sát thực địa.
Là phương pháp nghiên cứu giúp chúng ta tiếp cận vấn đề một cách chủ
động, trực quan, đánh giá một cách xác thực đề có cái nhìn toàn diện về đối
tượng nghiên cứu. Cụ thể trong đề tài này, phương pháp được vận dụng, tham
gia trực tiếp lễ hội để có những kết quả xác thực, đúng đắn, có giá trị thực
tiễn.
Các hoạt động khi tiến hành phương pháp: Quan sát, mô tả, quay phim,
chụp ảnh, ghi âm, ghi chép...
6.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Nhằm so sánh lễ hội với các lễ hội chọi trâu diễn ra ở những khu vực
khác để thấy được những nét đặc trưng, riêng biệt và tiêu biểu của lễ hội : Lễ
SVTH:Hà Thị Kim Cúc
Lớp: K35G - Việt Nam học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
hội chọi trâu ở Đồ sơn ( Hải Phòng), chọi trâu ở Phù Ninh ( Phú Thọ), lễ ở
Hàm Yên( Tuyên Quang).
6.4 Phương pháp phỏng vấn, hỏi ý kiến trực tiếp.
Là phương pháp đưa ra những câu hỏi liên quan đến nội dung, đối
tượng nghiên cứu của đề tài, với người dân ở địa phương, khách tham quan lễ
hội, cơ quan tổ chức quản lý lễ hội để thu thập thông tin.
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp người dân bản địa, đặc biệt là các bậc
hương lão, cao tuổi trong làng, đế có nguồn thông tin, chính xác, phong phú
và đầy đủ về lễ hội.
6.5 Phương pháp mô tả
Mô tả các hoạt động của lễ hội: “Hoạt động Lễ, hoạt động Hội”, các
hoạt động trước và sau lễ hội.
6.6 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Gồm hệ thống cơ sở các khái niệm, lí thuyết liên quan đến đề tài nghiên
cứu (khái niệm lễ hội, lễ hội truyền thống, khái niệm du lịch, tiềm năng du
lịch).
7. Đóng góp của khóa luận
7.1 Đóng góp về mặt lý luận.Đề tài đã cung cấp và làm rõ được hệ
thống kiến thức lý thuyết về giá trị văn hóa, bản sắc đặc trưng mang tính
vùng miền của lễ hội từ đó nêu ra được hiện trạng và định hướng phát triển
cho lễ hội.
7.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
Cung cấp được những thông tin, kiến thức phong phú về lễ hội, lễ hội
truyền thống chọi trâu xã Hải Lựu huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng
nhu cầu tìm tòi, khám phá của những người quan tâm đến lễ hội.
Từ những đề xuất, giải pháp cụ thể có ý nghĩa áp dụng thực tiễn đề tài sẽ là cơ
sở cho việc hoạch định công tác giữ gìn, bảo tồn và khai thác phát triển lễ hội
phục vụ cho các hoạt động du lịch, quảng bá hình ảnh địa phương.
8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, lời cảm ơn, lời cam đoan…phần
nội dung khóa luận gồm 3 chương:
SVTH:Hà Thị Kim Cúc
Lớp: K35G - Việt Nam học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
Chương1: Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu lễ hội.
Chương2: Hiện trạng phát triển và khai thác các tiềm năng du lịch của
lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu huyện Sông lô tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương3: Các giải pháp bảo tồn, phát huy và phát triển du lịch của lễ
hội chọi trâu xã Hải lựu huyện Sông lô tỉnh Vĩnh Phúc.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU LỄ HỘI
1.1 Khái quát về lễ hội
Lễ hội là một trong những bộ phận cấu thành nên nền văn hóa của một
quốc gia, dân tộc. Nó được xem là hiện tượng văn hóa tổng hợp, quy tụ mọi
sinh hoạt văn hóa vật chất, tinh thần đã được sàng lọc, duy trì và liên tục được
bổ sung theo thời gian. Mục đích chính của lễ hội là nhằm thỏa mãn nhu cầu
tâm linh, tín ngưỡng, vật chất của con người.
Lễ hội và lễ hội truyền thống Việt Nam là nét văn hóa đặc sắc, tiêu biểu
trong cấu trúc thượng tầng nền văn hóa. Theo các số thống kê năm 2009 về lễ
hội Việt Nam của các nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian cả nước ta có 7.966 lễ
hội trong đó các lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống chiếm đến 500 lễ hội trải
dài trên khắp mọi miền, khắp các làng quê Việt Nam, mỗi lễ hội mang một
màu sắc, đặc trưng văn hóa riêng của vùng miền tạo nên sự đa dạng phong
phú cho lễ hội nói riêng và nền văn hóa dân gian nói chung.
Như vậy, lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa mang tính tổng hợp các
yếu tố tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, linh
thiêng và đời thường trong mối quan hệ giữa con người với thần linh, con
người với con người và con người với tự nhiên. Lễ hội cũng là một bộ phận
SVTH:Hà Thị Kim Cúc
Lớp: K35G - Việt Nam học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
của nền văn hóa dân gian được sáng tạo và bảo tồn, lưu truyền lâu đời trong
lòng xã hội từ xưa đến nay.
Lễ hội và lễ hội truyền thống ở Việt Nam giữ một vai trò và vị trí quan
trọng không chỉ trong xã hội truyền thống xưa mà đối với xã hội hiện đại lễ
hội là một bộ phận của thượng tầng văn hóa luôn được đặt song hành với quá
trình phát triển kinh tế, hội nhập thế giới (trong Đại Hội lần thứ V của Đảng
về Xây dựng và phát triển kinh tế đi đôi với phát triển nền văn hóa tiến tiến
đậm đà bản sắc dân tộc).
1.1.1 Khái niệm và cấu trúc của lễ hội
1.1.1.1 Khái niệm.
Có rất nhiều những định nghĩa và khái niệm khác nhau về lễ hội ở Việt
Nam:
Một định nghĩa về lễ hội: “Lễ là là loại hình sinh hoạt văn hóa, sản
phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình
lịch sử. Người Việt Nam từ hàng ngàn đời nay có truyền thống “Uống nước
nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng
đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị “Thần”
- những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Hình tượng các
vị thần linh đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người. Đó là những
anh hùng chống giặc ngoại xâm; những người khai phá vùng đất mới, tạo
dựng nghề nghiệp; những người chống chọi với thi hình thnahên tai, trừ ác
thú; những người chữa bệnh cứu người; những nhân vật truyền thuyết đã chi
phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống
hạnh phúc... Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị
thần đối với cộng đồng, dân tộc. Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn,
nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng
trong tâm trí mỗi người.Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa
SVTH:Hà Thị Kim Cúc
Lớp: K35G - Việt Nam học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
phương hay rộng hơn là quốc gia dân tộc. Họ thờ chung vị thần, có chung
mục tiêu đoàn kết để vượt qua gian khó, giành cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất
và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục, chuyển giao cho
các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền
thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và
các trò chơi đua tài, giải trí...Lễ hội cũng là dịp con người được giải toả, dãi
bày phiền muộn, lo âu với thần linh, mong được thần giúp đỡ, chở che để
vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống tiến tới hi vọng một
ngày mai tươi sáng hơn”.
Theo giáo trình: “Tổ chức lãnh thổ du lịch” của PGS.TS Lê Thông và
Nguyễn Minh Tuệ ( Nhà xuất bản Giáo Dục-1998) định nghĩa về lễ hội: “Lễ
hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú,
một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt
nhọc, hoặc là dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại; sự
ngưỡng mộ tổ tiên, nguồn cội; ôn lại truyền thống hay để giải quyết những
nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết
được”.
Theo định nghĩa trong cuốn “Hỏi đáp về văn hóa Việt Nam” của nhiều
tác giả
(Nhà xuất bản VHDT tạp chí Văn Học Nghệ Thuật-HN 1998), mang cho
chúng ta một cách nhìn mới về lễ hội: “Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn
hóa dân gian nguyên hợp mang tính cộng đồng cao của nhân dân diễn ra
trong trong những chiều dài không gian, thời gian nhất định, làm rõ nhưng
nghi thức về nông nghiệp được sùng bái, để tỏ rõ những ước vọng, để vui
chơi trong tinh thần cộng mệnh và cộng cảm”.
SVTH:Hà Thị Kim Cúc
Lớp: K35G - Việt Nam học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
Lễ hội thực chất là một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của con người,
gắn với con người như một điều tất yếu. Lễ hội đáp ứng những nhu cầu tinh
thần, tâm linh không thể thiếu của con người như trở về với tự nhiên, cội
nguồn, là môi trường để người dân thể hiện sức mạnh cố kết cộng đồng. Nó
mang giá trị bảo tồn văn hóa và truyền thống, là “bảo tàng sống” về văn hóa
truyền thống của dân tộc.
1.1.1.2 Cấu trúc của lễ hội
Mỗi lễ hội là một nét văn hóa mang tính đặc trưng cho vùng miền tuy
nhiên các lễ hội nói chung và lễ hội truyền thống dân gian nói riêng đều có
chung những đặc điểm: tính thiêng liêng của lễ hội; sự tôn sùng một đối
tượng, nhân vật lịch sử, đều hướng về cội nguồn; sự giải thiêng trong tâm
thức; nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng...Đặc biệt các lẽ hội đều có cấu trúc
chung gồm hai phần
• Phần nghi lễ
• Phần hội
Phần nghi lễ: Trong một lễ hội nói chung và lễ hội truyền thống nói riêng,
phần nghi lễ thường diễn ra trước phần hội (Tuy nhiên cũng có một vài lễ hội
phần lễ diễn ra sau phần hôi hay một vài lễ hội phần lễ diễn ra song song cung
phần hội)
Phần lễ là toàn bộ các nghi thức tưởng niệm, các hoạt động thờ tế ...để
ghi nhớ một sự kiện lịch sử, một nhân vật anh hùng có công với cộng đồng,
đất nước hay các hình tượng được suy tôn (thần tự nhiên, thần nông
nghiệp...). Niềm tin là yếu tố cơ bản để tồn tại một lễ hội. Nghi lễ là yếu tố
nền móng vững chắc tạo nên tính thiêng liêng, tính giá trị trong một lễ hội dân
gian truyền thống.
Theo định nghĩa của Lê Văn Kỳ trong cuốn “Cơ cấu và việc tổ chức lễ
hội ” (Chương IV trong sách Lễ hội cổ truyền- Viện Văn hóa dân gian, nhiều
tác giả, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, VN, 1992 ). “Lễ trong lễ hội là một
SVTH:Hà Thị Kim Cúc
Lớp: K35G - Việt Nam học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của dân làng đối
với các thần linh, lực lượng siêu nhiên nói chung, với thần thánh, Thành
Hoàng nói riêng. Đồng thời lễ cũng phản ánh những nguyện vọng, ước mơ
chính đáng của con người trước cuộc sống đầy rẫy những khó khăn mà bản
thân họ chưa có khả năng cải tạo”.
Theo một định nghĩa khác của trang:
“vssr.org.vn/index.php?option=com”, “Lễ là các hành vi (cúng, vái,
lạy, tụng, niệm, cầu khẩn, rước, v.v) đã được cộng đồng quy ước theo một
quy cách chặt chẽ nhằm thể hiện lòng tin, sự tôn kính của con người đối với
đấng mà họ sùng bái”.
Theo giáo trình “Văn Hóa Du Lịch” của TS. Trần Diễm Thúy: “Lễ là
một hệ thống các nghi thức, hành vi, động tác có định ước, có quy tắc chặt
chẽ, ổn định được lưu truyền từ đời này sang đời khác trong đời sống sinh
hoạt văn hóa của nhân dân. Trong đó các hành vi thể hiện sự tôn kính của
một tập thể cộng đồng người đối với một lực lượng siêu nhiên tồn tại trong
tâm linh của họ”.
Như vậy qua các định nghĩa về Lễ trong lễ hội ta thấy đây là một phần
quan trọng trong lễ hội nói chung và lễ hội truyền thống nói riêng, là yếu tố
hạt nhân tạo nên sự linh thiêng, giá trị thẩm mĩ về nét đẹp văn hóa truyền
thống.( ví dụ như nghi lễ trong lễ hội Đền Hùng đóng vai trò quan trọng là sự
tưởng niệm , ghi nhớ công ơn của các vị Vua Hùng với sự nghiệp xây dựng
nhà nước đầu tiên của dân tộc vừa qua nghi lễ trong tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương đã được UNESCO công nhận là một di sản văn hóa phi vật thể
ngày mùng 6 tháng 12 năm 2012 ).
Phần Hội : Nếu như phần nghi lễ là sự tưởng niệm, thiêng liêng mang
nhiều yếu tố thiên về tinh thần thì phần hội lại thể hiện sự sôi nổi, ồn ào, thiên
về các yếu tố vật chất, là những sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang tính vui
chơi, giải trí trong phần hội không bị rằng buộc bởi các lễ nghi, tôn giáo,
SVTH:Hà Thị Kim Cúc
Lớp: K35G - Việt Nam học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
đẳng cấp và tuổi tác...mọi người cùng bình đẳng tham gia các hoạt động, các
trò chơi, trò diễn dân gian. Như vậy:
“ Hội được cấu thành bởi những hình thức sinh hoạt vui chơi, những
trò bách hí, không gian, thời gian, cảnh quan môi trường, tâm lí hội và hành
động hội, di tích lịch sử, danh thắng...”( ví dụ như phần hội trong lễ hội chọi
trâu xã Hải Lựu huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc, hội chính là sự thi đấu trnh
tài của các “ Ông Cầu” ngoài ra thì hội còn có các trò chơi dân gian như: Cờ
tướng, chọi Gà,...)
1.1.1.3 Quan hệ giữa phần lễ và phần hội trong lễ hội
Hai phần “Lễ và Hội” là hai cấu trúc cơ bản của một lễ hội. Cả phần lễ
và phần hội đều giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu.
Giữa Lễ và Hội tồn tại một mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ không tách rời.
Phần nghi lễ là hạt nhân thường là yếu tố quy định các hoạt động của phần
hội, ngược lại phần hội là hoạt động mô tả, diễn xướng các nghi thức trong
phần lễ. Cũng có nhiều trường hợp, nhiều lễ hội có phần lễ và phần hội tách
biệt, hoặc phần nghi lễ mờ nhạt (chọi Gà, đấu vật), hay phần nghi lễ tiềm ẩn
trong phần hội...
Ngày nay trong một lễ hội phần hội được thể hiện rõ và mang tính chất
trọng tâm hơn phần lễ( do nhiều yếu tố khách quan tác động: sự thương mại
hóa, đa dạng hóa các hoạt động hội nhằm mục đích du lịch, kinh tế...) Tuy
nhiên mối quan hệ giữa lễ và hội trong lễ hội vần là “ Sự uyển chuyển, hòa
hợp giữa yếu tố tĩnh và động, linh thiêng và gần gũi ” tạo nên một hệ thống
hành động phức hợp nhưng vẫn hài hòa.
1.1.2 Lễ hội truyền thống
1.1.2.1 Khái niệm lễ hội truyền thống
Theo Nhà nghiên cứu sử học “GS. Nguyễn Khắc Thuần”: “Lễ hội
truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hóa đóng vai trò hết sức quan trọng
SVTH:Hà Thị Kim Cúc
Lớp: K35G - Việt Nam học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
đối với nhân dân. Người Việt Nam từ hàng ngàn đời nay có truyền thống
“Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó
của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng. Lễ hội là dịp con người
được trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội của dân tộc đều có ý
nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người. Lễ hội cũng thể hiện sức mạnh
cộng đồng làng xã, địa phương hay rộng hơn là quốc gia dân tộc. Lễ hội còn
là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần
của mọi tầng lớp dân cư”.
Lễ hội truyền thống là một bộ phận thuộc lễ hội nói chung, mang các
đặc điểm riêng biệt đó là “thời gian hình thành và tính lưu truyền qua các
thế hệ ” thể hiện một truyền thống, một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của
dân tộc mang tính giáo dục cao. Yếu tố cơ bản của lễ hội truyền thống đó là
tinh “cộng đồng”.
1.1.2.2 Ý nghĩa của lễ hội truyền thống trong lịch sử
Lễ hội truyền thống là yếu tố mang nhiều ý nghĩa, giá trị quan trọng.
Trong xã hội xưa, lễ hội truyền thống gắn bó với người dân là những sinh
hoạt văn hóa trong đời sống của họ. Hầu hết các lễ hội trong xã hội xưa đều
thể hiện hững sinh hoạt trong đời sống tinh thần, trong sản xuất nông nghiệp,
tín ngưỡng dân gian, truyền nối từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Các lễ hội chủ yếu được tổ chức vào mùa xuân, mùa thu và sau mùa thu
hoạch của người dân.
Trong lịch sử, đất nước ta trải qua nhiều biến cố, thăng trầm, lễ hội
nhiều khi phải gián đoạn. Nhưng khi đất nước hòa bình, nhân dân lại khôi
phục và tổ chức lại các lễ hội truyền thống, điều đó chứng tỏ rằng, các lễ hội
truyền thống luôn giữ một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống
tinh thần của mỗi người dân Việt Nam. Giáo dục con người ghi nhớ công ơn,
SVTH:Hà Thị Kim Cúc
Lớp: K35G - Việt Nam học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
lưu giữ những giá trị truyền thống, động viên, khích lệ tinh thần đoàn kết, đấu
tranh của thế hệ các anh hùng, của cha anh đi trước.
Lưu giữ và phát triển các lễ hội trong lịch sử cũng mang một ý nghĩa
quan trọng đó là cơ sở, nguồn cội để các thế hệ tương lai nối tiếp, phát triển
và ngày nay các lễ hội truyền thống trở thành nét văn hóa truyền thống đặc
trưng, phong phú và giàu bản sắc cho nền văn hóa Việt Nam, không chỉ là
niềm tự hào mà các lễ hội truyền thống còn là một “ Nguồn tài nguyên du lịch
nhân văn” đóng góp cho sự phát triển của ngành Du lịch nói riêng và cho nền
kinh tế của cả nước nói chung trong tương lai lâu dài.
1.1.2.3 Ý nghĩa của lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại
Lễ hội truyền thống không chỉ mang ý nghĩa trong xã hội xưa, thể hiện
những giá trị cho nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc mà lễ hội trong
xã hội hiện đại cũng thể hiện và mang nhiều ý nghĩa, giá trị to lớn cho sự hội
nhập và phát triển của dân tộc, đất nước.
Khi đất nước bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các lễ hội truyền
thống vẫn tồn tại, phát triển và giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tinh
thần của mỗi người dân, mỗi cộng đồng, dân tộc. Thể hiện nét đẹp văn hóa
đặc trưng cho vùng miền, địa phương. Bên cạnh đó, với sự hội nhập, gắn
mục tiêu phát triển kinh tế tế với văn hóa, nâng cao kinh tế phải đi đôi với
bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong các chủ trương,
đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước.
Mặt khác, các lễ hội truyền thống là một tài nguyên du lịch nhân văn.
Do vậy khai thác các tiềm năng của lễ hội để phục vụ và phát triển du lịch là
một công việc vừa giúp giữ gìn, bảo tồn và phát huy, phát triển các lễ hội
truyền thống trong xã hội hiện đại.
Lễ hội truyền thống tồn tại và ngày càng được phát triển trong xã hội
hiện đại, mang những ý nghĩa không thể phủ nhận, không chỉ về tinh thần mà
SVTH:Hà Thị Kim Cúc
Lớp: K35G - Việt Nam học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
còn cả các giá trị đóng góp về vật chất, xuất phát từ chính những “giá trị” của
lễ hội truyền thống.
Lễ hội trong xã hội hiện đại giúp cho con người gần nhau hơn, đoàn
kết, gắn bó sau những bộn bề lo toan của cuộc sống. Đây cũng là một trong
những truyền thống tốt đẹp của ông cha.
Thông qua các lễ hội, lễ hội truyền thống cũng tạo cho con người trong xã hội
hiện đại niềm lạc quan, yêu đời, yêu chân lý, trọng cái thiện và làm cho tâm
hồn, nhân cách mỗi con người như được sưởi ấm tính nhân đạo, nhân văn để
rồi thấm sâu vào cuộc sống đời thường đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh
thần, tâm linh về giao lưu, làm cho đời sống có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn.
Chiều sâu văn hóa tinh thần của các lễ hội truyền thống là giá trị bảo lưu cội
nguồn, là thứ “vũ khí tư tưởng sắc bén” cho mọi thời đại của mỗi dân tộc. Do
đó, lễ hội truyền thống trong lịch sử hay trong xã hội hiện đại đều góp phần
giáo dục truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc cho mọi thế hệ, làm lành
mạnh, phong phú đời sống tinh thần và cũng để nhằm góp phần thực hiện
“xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” được đề
ra trong Nghị quyết lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII).
1.2 Khái quát về du lịch
1.2.1 Khái niệm du lịch
Du lịch là một hoạt động được xuất hiện và có lịch sử lâu đời. Trên thế
giới, trong thời kì cổ đại với các nền văn hóa lớn như: Ai Cập, Hy Lạp đã xuất
hện hình thức đi du lịch tuy đó chỉ là hoạt động mang tính tự phát, đó chỉ là
các cuộc hành hương về các thánh địa, đất thánh, đền chùa, các nhà thờ Kitô
giáo, các cuộc du ngoạn của vua chúa và quý tộc...Đến khoảng thế kỉ XVII,
thời kì phục hưng ở các nước châu Âu, kinh tế-xã hội phát triển, các lĩnh vực
như thông tin, giao thông vận tải theo đó phát triển nhanh chóng, điều đó càng
thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ. Đến thời kì hiện đại cùng với sự bùng nổ
SVTH:Hà Thị Kim Cúc
Lớp: K35G - Việt Nam học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, sự ra đời của các phương tiện giao
thông mới, du lịch có điều kiện để phát triển mạnh, con người có thể đi từ nơi
này đến nơi khác trong thời gian ngắn. Sống trong không gian “bê tông, máy
tính”, làm cho con người căng thẳng, mệt mỏi từ đó dẫn tới sự nảy sinh các
nhu cầu trở về với thiên nhiên, về với cội nguồn văn hóa dân tộc hay chỉ đơn
giản là để nghỉ ngơi sau những thời gian lao động mệt nhọc. Do đó du lịch đã
dần trở thành hoạt động quen thuộc trong đời sống con người và càng phát
triển phong phú về tổ chức cũng như các loại hình du lịch.
Theo định nghĩa của tổ chức Du lịch Thế giới ( World Tourist
Organization), một tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc, định nghĩa: “ Du lịch bao
gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích
tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ
ngơi, giải trí, thư giãn...Trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm
(phải trên 24h ), ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, không mang mục
đích kinh tế.”
Định nghĩa trong Từ điển Bách khoa về du lịch (Viện hàn lâm): “Du
lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một
dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn các nhu cầu của
khách du lịch”.
Ở nước ta, khái niệm du lịch được nêu trong pháp lệnh du lịch như sau:
“ Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm thỏa mãn các nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”.
1.2.2 Khái niệm tiềm năng du lịch
SVTH:Hà Thị Kim Cúc
Lớp: K35G - Việt Nam học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
Theo triết tự thì “Tiềm năng” có nghĩa là năng lực, sức mạnh, thế mạnh
tiềm tàng, ẩn nấp chưa được khai thác (Năng: trong chữ năng lực, khả năng,
tiềm năng chỉ thế mạnh. Còn Tiềm có nghĩa là: ẩn, kín, khuất nấp).
Như vậy theo triết tự từ như trên thì tiềm năng du lịch được định nghĩa là:
“Các điều kiện, thế mạnh về du lịch chưa được con người khai thác và sử
dụng ở hiện tại nhưng có thể được khai thác và sử dụng cho sự phát triển của
du lịch trong tương lai”.
Đất nước ta được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng du lịch chưa
được khai thác và sử dụng cho sự phát triển của nghành du lịch.Các thế mạnh
về tự nhiên
(sông núi ao hồ biển cả, động thực vật phong phú, địa hình đa dạng và
có sự phân hóa, trải dài từ Bắc vào Nam...), con người, văn hóa, truyền
thống...đều là các tiềm năng cho sự phát triển đa dạng các loại hình du lịch.
Hiện nay, với những chính sách mở cửa, giao lưu và hội nhập Đảng và Nhà
nước luôn quan tâm chú trọng đến sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho người dân. Sự phát triển và tăng trọng về doanh thu từ
ngành du lịch trong những năm vừa qua đã chứng tỏ ngành du lịch đang dần
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và khai thác các tiềm năng du lịch đang trở
thành nội lực, yếu tố quyết định cho sự phát triển đó.
1.2.3 Khái niệm hoạt động du lịch
Theo các nhà du lịch Trung Quốc định nghĩa: “ Hoạt động du lịch là
tổng hòa hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại, phát triển kinh tế, xã
hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian
du lịch làm điều kiện”.
Theo “Luật du lịch” Việt Nam được ghi trong giáo trình “Văn hóa du
lịch”của TS. Trần Diễm Thúy thì hoạt động du lịch là: “là hoạt động của
SVTH:Hà Thị Kim Cúc
Lớp: K35G - Việt Nam học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
mọi thành viên, Cá nhân, tổ chức có liên quan đến du lịch” (Luật du lịch năm
2005).
Như vậy qua các định nghĩa, khái niệm nêu trên, ta thấy hoạt động du
lịch là hoạt động vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế, vừa có đặc điểm, ý
nghĩa của các ngành văn hóa – xã hội.
1.2.4 Phát triển du lịch gắn với lễ hội
Lễ hội là một kho tàng văn hóa, nơi lưu giữ những tín ngưỡng, tôn
giáo, những sinh hoạt văn hóa văn nghệ, nơi phản ánh tâm thức con người
Việt Nam một cách trung thực. Nhìn chung, lễ hội dân tộc Việt Nam gồm hai
bộ phận: lễ hội truyền thống cung đình và lễ hội truyền thống dân gian. Với lễ
hội dân gian, đây là nơi lưu trữ nhiều tín ngưỡng dân gian, được biểu hiện
dưới nhiều dạng như thờ cúng thần hoàng, thờ mẫu, thờ cúng tổ tiên, thờ cúng
tổ nghề...Ngoài ra, các tín ngưỡng dân gian còn tiềm ẩn các trò diễn như tín
ngưỡng thờ thần mặt trời, mặt trăng, thần nước...Sự tiềm ẩn đó khiến chúng ta
khó nhận diện các tín ngưỡng cổ xưa ấy. Cùng với tín ngưỡng, nhiều lễ hội
còn gắn với phật giáo, thiên chúa giáo. Lễ hội cung đình gắn liền với văn hóa
cung đình của các triều đại phong kiến mà đỉnh cao và sự phong phú là các lễ
hội cung đình triều Nguyễn như lễ tế Nam Giao, tế Xã tắc, Truyền lô…
Lễ hội truyền thống còn lưu giữ nhiều sinh hoạt văn hóa văn nghệ đặc sắc.
Nơi mở hội nhiều khi là những danh lam thắng cảnh, một môi trường giàu
tính văn hóa và chính địa điểm mở hội đáp ứng các tiêu chuẩn của một điểm
du lịch.
Với ngành Du lịch, lễ hội là một sản phẩm văn hóa đặc biệt. Ngành Du
lịch càng phát triển, càng gắn kết với lễ hội truyền thống. Tự thân ngành du
lịch trong bước đường phát triển của mình đã tìm đến lễ hội như một “sản
phẩm văn hóa đặc biệt”. Đưa khách du lịch đến với các lễ hội truyền thống là
nhằm để giới thiệu đất nước, con người Việt Nam hôm qua, hôm nay là giới
SVTH:Hà Thị Kim Cúc
Lớp: K35G - Việt Nam học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
thiệu các giá trị về văn hóa, tín ngưỡng của lễ hội, tính dân tộc và tính phổ
quát của lễ hội. Vì thế ngành Du lịch đứng trước một khó khăn, đồng thời
cũng là một yêu cầu phải khai thác di sản văn hóa này sao cho khoa học, đúng
với các đặc trưng của lễ hội nói chung và lễ hội truyền thống nói riêng.
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ KHAI THÁC CÁC
TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA LỄ HỘI CHỌI TRÂU XÃ HẢI LỰU
HUYỆN SÔNG LÔ TỈNH VĨNH PHÚC
2.1 Khái quát về lễ hội chọi trâu
Từ xưa đến nay hình ảnh “Con trâu là đầu cơ nghiệp” luôn được biết
đến và gắn liền với nông nghiệp với người nông dân:
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày ấy nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”
Con trâu trở lên gần gũi thân quen, là người bạn không thể thiếu của
người nông dân, nông thôn Việt Nam. Lễ hội chọi trâu ra đời là một hình
thức, tín ngưỡng sinh hoạt văn hóa là một trong những lễ hội truyền thống dân
gian cổ truyền còn tồn tại và mang nhiều giá trị, gắn liền với truyền thống
nông nghiệp, tinh thần thượng võ, tình đoàn kết chống lại thủy quái bảo vệ
xóm làng, cộng đồng của dân tộc.
Lễ hội chọi trâu có ở nhiều nơi: Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn( Hải Phòng),
lễ hội chọi trâu ở Phù Ninh (Phú Thọ), chọi trâu ở Hàm Yên( Tuyên Quang)
SVTH:Hà Thị Kim Cúc
Lớp: K35G - Việt Nam học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
và lễ hội chọi trâu ở xã Hải Lựu, huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc. Ở mỗi vùng
miền lễ hội chọi trâu lại mang một ý nghĩa, một giá trị, đối tượng suy tôn,
hình thức tổ chức và nguồn gốc ra đời khác nhau. Để có thể thấy được sự
khác biệt về ý nghĩa về tín ngưỡng và văn hóa của các lễ hội chọi trâu ở mỗi
nơi, mỗi vùng miền ta cùng đi so sánh lễ hội chọi trâu ở hai vùng tiêu biểu là
Đồng bằng trung du với lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh
Phúc và lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn Hải Phòng ở vùng biển:
Đặc điểm so
Lễ hội chọi trâu xã Hải
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn,
sánh
Lựu huyện Sông Lô, Vĩnh
Hải Phòng
Phúc
Theo truyền thuyết dân gian Theo nhiều giai thoại còn lưu
còn lưu truyền. Lễ hội chọi truyền trong dân gian thì lễ
trâu xã Hải Lựu huyện Sông hội chọi trâu ở Đồ Sơn Hải
Lô, Vĩnh Phúc được hình Phòng được kể rằng: “Xưa
thành gắn với truyền thuyết biển Đồ sơn thường có thủy
về vị tướng Lữ Gia, người quái quấy nhiễu. Để bảo vệ
Nguồn
gốc đã có công đánh giặc, bảo vệ cuộc sống yên bình, nhân dân
hình thành
xóm làng, sau mỗi trận chiến đã lập đàn cúng bái cầu thần
thắng kẻ thù tướng quân đều giúp đỡ. Hôm sau một thủy
tổ chức chọi trâu, sau đó giết quái đầu rồng, mình trâu
thịt khao quân và để khích lệ khổng lồ bị chết nổi lên, trên
tinh thần quân sĩ. Về sau cổ có một dấu chân chim. Từ
nhân dân Hải Lựu ghi nhớ đó dân làng cho rằng chính
công ơn của thừa tướng đã thần đã giúp dân diệt họa,
tôn ông thành thành hoàng mua trâu về mổ nhằm lễ tạ và
làng và tiếp tục lễ hội truyền gọi thần là “Điểm Tước”. Từ
thống cho đến tận ngày nay.
SVTH:Hà Thị Kim Cúc
đó thần Điểm Tước trở thành
Lớp: K35G - Việt Nam học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
thành hoàng làng, cứ hàng
năm nhân dân Đồ Sơn lại tổ
chức cho các cặp trâu chọi
nhau trước khi mổ thịt tế thần.
Chưa có số liệu chính xác về
Thời gian ra Từ thế kỉ II Tcn
đời
thời gian ra đời của lễ hội.
Trải qua những giai đoạn Trải qua nhiều giai đoạn
phát triển thăng trầm của thăng trầm. Đến năm 1989 lễ
Lịch sử phát lịch sử. Lễ hội chọi trâu Hải hội chọi trâu Đồ Sơn được
triển
Lựu phát triển qua 3 giai khôi phục, phát triển và đến
đoạn :
•
năm 2000 chính thức được
Từ thế kỉ II đến năm công nhận là một trong 15 lễ
hội lớn trong phạm vi cả
1947
•
Từ năm 1947 đến năm nước.
2002
•
Từ năm 2002 đến nay
Lễ hội diễn ra vào hai ngày Lễ hội được diễn ra vào ngày
16 và 17 tháng giêng âm lịch 9 tháng 8 âm lịch hàng năm:
Thời gian tổ hàng năm:
“Dù ai buôn đâu bán đâu
chức
Mồng chín tháng tám chọi
“Dù ai đi đâu về đâu
Tháng giêng 17 chọi trâu thì trâu thì về”
về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Tháng giêng 17 thì về chọi
trâu”
Hình thức tổ Lễ hội được tổ chức theo hai Lễ hội cũng được diễn ra theo
chức
phần: Lễ và Hội
hai phần Lễ và Hội
Tưởng nhớ công ơn đánh Ghi nhớ công ơn của Thần
Đối tượng suy giặc cứu dân của Thừa Điểm Tước diệt thủy quái bảo
SVTH:Hà Thị Kim Cúc
Lớp: K35G - Việt Nam học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
tôn
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
tướng Lữ Gia
vệ xóm làng.
Lễ hội thể hiện tinh thần Lễ hội thể hiện truyền thống
Ý nghĩa
thượng võ và truyền thống uống nước nhớ nguồn, tưởng
uống nước nhớ nguồn của nhớ công ơn thành hoàng
dân tộc( nét sinh hoạt văn làng, và nét đẹp trong sinh
hóa của cư dân đồng bằng hoạt văn hóa của cư dân vùng
Bắc bộ)
biển.
Các ông cầu do một tập thể Theo người dân nơi đây, các
nuôi chung (một dòng họ, trâu được chọn để chọi phải
một làng, một giáp, một có màu đen tuyền vì theo
hội...).
truyền thuyết thì màu đen
Các trâu được lựa chọn rất tượng trưng cho nước, vai và
Quan niệm và kĩ và phải theo các tiêu hông trâu phải có khoáy là
cách lựa chọn chuẩn “các số đo” ngực, những hình ảnh tượng trưng
trâu chọi
bụng, độ rộng (mở) của cho bầu trời, sấm sét và tinh
sừng, màu lông, mắt, cân tú, sừng trâu cong là biểu
nặng, đọ tuổi...Cụ thê một tượng của trăng lưỡi liềm.
ông cầu chuẩn phải có độ Lựa chọn trâu chọi cũng biểu
tuổi từ 8 đến 11 tuổi, da hiện nhận thức của cư dân
mốc, môi trê, mắt lồi hoe, vùng biển về sự tương tác
lông đen tuyền, móng khép, giữa mặt trăng và thủy triều
chân to, đuôi chấm kheo, liên quan đến sự ra vào của
sừng bạc hướng tiền, cân các con thuyền đánh cá và
nặng > 220kg...
thuyền đi xa. Hình hai con
Lựa chọn ra các ông cầu trâu chọi nhau như phản ánh
đúng tiêu chuẩn, thể hiện sự vận động của con nước.
tinh thần cũng như quan
niệm của cư dân nông
SVTH:Hà Thị Kim Cúc
Lớp: K35G - Việt Nam học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
nghiệp vùng đồng bằng Bắc
bộ, vơi hi vọng trâu ở độ
tuổi trưởng thành, có sức
khỏe, cường tráng sẽ mang
lại vụ mùa thắng lợi, và các
miếng đánh của các ông cầu
cũng thể hiện tinh thần
thượng võ của dân tộc.
Qua sự so sánh một vài đặc điểm đặc trưng giữa hai lễ hội chọi trâu Đồ
Sơn và lễ hội chọi trâu Hải Lựu đã cho ta thấy tuy cùng một tên gọi, cùng một
hình thức tổ chức, nhưng ở hai vùng miền hai khu vực khác nhau mỗi lễ hội
lại có những nét khác biệt. Sự khác biệt đó cũng biểu hiện sự đa dạng, phong
phú về văn hóa, tín ngưỡng của dân gian mỗi vùng miền nét đặc trưng giữa
văn hóa vùng đồng bằng và vùng biển.
2.1.1 Khái quát về huyện Sông Lô
Sông Lô là một huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ
ngày mùng 1 tháng 4 năm 2009. Là một huyện mới được tách ra từ huyện Lập
Thạch cũ, huyện Sông Lô có phía Đông giáp huyện Lập Thạch, phía Tây giáp
huyện Phù Ninh của tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh
Tuyên Quang. Tuy là một huyện mới được thành lập nhưng huyện Sông Lô là
một trong những cái nôi của nền văn minh Sông Hồng. Đây là vùng đất cổ với
nhiều di tích lịch sử gắn liền với quá trình phát triển của dân tộc Việt: Di chỉ
Gò Đồn, Gò Trâm Dài... thuộc nền văn hóa Sơn Vi cách ngày nay gần 2 vạn
năm; Di chỉ Gò Đặng, Gò Hội thuộc văn hóa Phùng Nguyên, cách ngày nay
khoảng 3.500 năm, chùa tháp Bình Sơn xây dựng bằng gạch nung từ thế kỉ
SVTH:Hà Thị Kim Cúc
Lớp: K35G - Việt Nam học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
XII ( Dưới thời Lí-Trần), trải bao thăng trầm vẫn sừng sững một màu đỏ hồng
kì vĩ.
Sông Lô còn là huyện còn mang đậm nhiều giá trị văn hóa dân gian
truyền thống, là vùng quê thanh bình “đất lành chim đậu”. Trong hai cuộc
kháng chiến của dân tộc, Sông Lô là mảnh đất của kháng chiến với nhiều các
di tích lịch sử còn ghi đậm trong tên đất, tên làng, tên núi, tên sông: Hồ Điển
Triệt, ghềnh Khoan Bộ, Núi Sáng...Dòng Lô giang hiền hòa mang trong mình
những chiến công lừng lẫy. Hàng ngàn tấn đạn dược, vũ khí, hàng vạn lượt bộ
đội, pháo binh đã qua dòng sông Lô, qua Bến đò Then chuyển lên chiến khu
Việt Bắc, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “ chấn động địa cầu”.
Trải qua hàng nghìn năm xây dựng và bảo vệ đất nước cùng với tỉnh Vĩnh
Phúc nói riêng và cả nước nói chung huyện Sông Lô luôn mang trong mình
tinh thần thượng võ, truyền thống yêu nước của dân tộc, tạo nên nét đẹp trong
sinh hoạt văn hóa, trong đời sống con người nơi đây, thành một truyền thống
được tiếp nối và lưu truyền từ đời này qua đời khác.
“Dạo xem phong cảnh giữa giang sơn
Sông Lô, núi Sáng rạng nước non
Bình Sơn tháp bút lưu thiên cổ
Điển Triệt hồ trong nhớ Lý Bôn
Bách Bung sống động Hoàng Hoa Thám
Lửa vàng Tam Đảo tỏ lòng son
Tả tướng Lê triều trung ái quốc
Nước xanh giữa thủy rũ nguồn cơn...”
Là huyện mới thành lập, với khí thế mới, Đảng bộ và nhân dân Sông
Lô luôn phấn đấu xây dựng huyện ngày càng giàu đẹp văn minh, đóng góp
vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Huyện Sông Lô gồm 17 xã, thị trấn, vẫn còn đó những tên gọi xa xưa:
Kẻ Then, Kẻ Thiều, Kẻ Bạch, Kẻ Lạn, Kẻ Sáng... tại Gò Đồn xã Hải Lựu, Gò
Trâm Dài xã Đôn Nhân, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những công cụ
thuộc thời kỳ văn hóa Sơn Vi. Đó là thời kì con người nguyên thủy săn bắt,
SVTH:Hà Thị Kim Cúc
Lớp: K35G - Việt Nam học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
hái lượm dựa vào công cụ được ghè đẽo từ đá cách ngày nay khoảng 2 vạn 3
nghìn năm. Điều đó chứng tỏ những người Việt cổ thời tiền sử, cộng đồng thị
tộc mẫu hệ nguyên thủy đã có mặt khai phá và xây dựng nền văn minh ở
mảnh đất Sông Lô từ rất xa xưa. Đất Sông Lô là đất địa linh, núi cao, sông
sâu. Từ xa xưa nhân dân Sông Lô đã quần tụ đông đúc “sầm uất bến Then”.
Đến giữa thế kỉ XIX nhóm dân tộc Cao Lan di cư đến lập nghiệp ở xã Quang
Yên. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX có nhóm dân tộc Dao đến lập bản nay
thuộc thôn Thành Công, xã Lãng Công tụ hội thành 3 nhóm dân tộc : Kinh,
Dao, Cao Lan với bản sắc văn hóa, phong tục tập quán riêng cùng bên nhau
xây dựng quê hương Sồng Lô giàu đẹp.
Đất địa linh sinh nhân kiệt, huyện Sông Lô có tới 5 tiến sĩ nho học. Đó
là Khổng Cư Lỗ, xã Cao Phong thi đỗ Đệ tam giáp đồng, tiến sĩ Khoan Tân
sửu đời vua Lê Thánh Tông. Đó là ông trạng Triệu Nghi Phù, thôn Nam Giáp,
xã Đức Bác, Tiến sỹ Lê Đĩnh Chi, xã Nhạo Sơn, Tiến sỹ Hà Sỹ Vọng thôn
Sơn Cầu, xã Như Thụy, Tiến sỹ Hà Nhiệm Đại là anh em ruột của Tiến sỹ Hà
Sỹ Vọng. Ngày nay con em Sông Lô, nhiều người đỗ đạt học hàm, học vị cao,
nắm giữ cương vị qusan trọng ở các bộ nghành, tỉnh, huyện. Từ thời Lý-Trần
huyện Sông Lô đã có những công trình văn hóa nổi tiếng, trải bao thăng trầm
của lịch sử vẫn còn đó giá trị văn hóa vật thể chói lọi của tháp Bình Sơn.
Cùng thời tháp Bình Sơn là cây Tháp Xanh đại danh lam Kim Tôn xã Đồng
Quế nay xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm Tuệ Đức trên nền chùa cổ Kim Tôn.
Còn đó những giá trị văn hóa phi vật thể, đó là hát Trống quân Đức Bác mang
sắc thái của huyện Sông Lô nói riêng và của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
Về lễ hội trên địa bàn huyện Sông Lô có các lễ hội: Rước cây bông xã
Đồng Thịnh có từ thời Hùng Vương, cầu cho mùa màng tốt tươi, nhân dân no
ấm; Lễ hội Trống quân Đức Bác; Lễ hội Chọi Trâu xã Hải Lựu có từ thế kỉ II
gắn với thừa tướng Lữ Gia nhà Triệu chống giặc Hán; Người Cao Lan với lễ
hội xuống đồng, có điệu át Sịnh ca tình tứ cuat trai, gái giao duyên; Người
SVTH:Hà Thị Kim Cúc
Lớp: K35G - Việt Nam học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
Dao với tết Nhảy thâu đêm suốt sáng...Trên Hồ Điển Triệt nơi ngày xưa luyện
thủy quân của Lý Nam Đế dậy vang tiếng hò reo cổ vũ lễ hội Bơi Chải ...Mùa
lễ hội cũng là mùa các làng quê thi nhau làm những món ẩm thực độc đáo
dâng lên Thành Hoàng, các vị Phúc Thần và mời nhau, mời khách thưởng
thức: Bánh Tẻ Tứ Yên trong suốt mà dẻo thơm, dai giòn khồng đâu có được,
Bánh nẳng Nhân Đạo-Tứ Yên, mắm tỏi Đức Bác, cá Thính Sông Lô, xôi vò,
xôi xéo...
Nhân dân và Đảng bộ huyện Sông Lô luôn phấn đấu và quyết tâm xây
dựng quê hương giàu đẹp, phát triển trong xu thế hội nhập của đất nước nói
chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, khai thác và sử dụng mọi lợi thế và
tiềm năng của quê hương.
2.1.2 Lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu, huyện Sông, Lô tỉnh Vĩnh
Phúc.
2.1.2.1 Khái quát về xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
Hải Lựu là xã miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của huyện Sông Lô. Phía
Bắc giáp xã Bạch Lưu và Quang Yên, phía Đông giáp xã Lãng Công và xã
Nhân Đạo, phía Nam giáp xã Đôn Nhân, phía Tây có dòng Sông Lô làm ranh
giới tự nhiên với xã Phù Ninh huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ. Tổng diện tích
tự nhiên là 1023,38ha, dân số là 6400 người( theo số liệu thống kê năm 2008).
Xã Hải Lựu trước thuộc huyện Lập Thạch( Lập Thạch có tên từ đời vua Trần
Thiếu Đế (1398-1400), đến thời Lê thuộc phủ Tam Đới trấn Sơn Tây; Năm
1899 thuộc tỉnh Vĩnh Yên và nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc).
Vùng đất Hải Lựu ngày nay gồm đất của hai làng Bạch Lưu Hạ (tên
nôm gọi là Kẻ Nội) và Hải Lựu (Kẻ Kảy).
Đầu thế kỉ XX thuộc tổng Bạch Lưu huyện Lập Thạch (tổng Bạch Lưu
gồm 5làng: Bạch Lưu Hạ, Bạch Lưu Thượng, Hải Lựu, Quang
Viễn,YênThiết). Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, thành lập xã Hải Lựu gồm
hai làng Bạch Lưu Hạ và Hải Lựu cho đến tận ngày nay. Phía Đông Bắc xã
Hải Lựu được chắn bởi dãy núi Thét, một nhánh ngang của địa hình núi Sáng
SVTH:Hà Thị Kim Cúc
Lớp: K35G - Việt Nam học