Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghi lễ tang ma của người cao lan ở thôn đồng găng, xã quang yên, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 56 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN



NGUYỄN THỊ HÒA



NGHI LỄ TANG MA
CỦA NGƢỜI CAO LAN Ở THÔN
ĐỒNG GĂNG, XÃ QUANG YÊN,
HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. NGUYỄN THỊ TÍNH





HÀ NỘI – 2014

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ Hßa Líp K36E - ViÖt Nam häc


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành, sâu sắc nhất cô giáo hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Tính
đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Em xin cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn khoa Ngữ Văn, các thầy cô
giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã trang bị cho em những kiến thức,
kinh nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường, nhiệt tình giúp đỡ em
thực hiện đề tài này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cũng như sự giúp đỡ tận
tình của các cán bộ xã Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã cung
cấp tài liệu, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ, kỹ năng của bản thân
còn nhiều hạn chế cho nên khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Hòa







Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ Hßa Líp K36E - ViÖt Nam häc


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Nghi lễ tang ma của ngƣời Cao Lan ở thôn
Đồng Găng, xã Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc” là công trình
nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị
Tính. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, chưa
được ai công bố trên bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Nếu phát hiện bất kỳ sự gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Hòa














Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

NguyÔn ThÞ Hßa Líp K36E - ViÖt Nam häc

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5. Đối tượng nghiên cứu 4
6. Phạm vi nghiên cứu 4
7. Phương pháp nghiên cứu 4
8. Đóng góp của khóa luận 5
9. Bố cục của khóa luận 5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI CAO LAN THÔN ĐỒNG
GĂNG, XÃ QUANG YÊN, HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC 6
1.1. Thành phần dân cư 6
1.2. Quan hệ xã hội 6
1.2.1. Văn hóa bản làng 6
1.2.2. Văn hóa gia đình và hôn nhân 6
1.2.3. Tập quán trao đổi và buôn bán 8
1.3. Văn hóa vật chất 8
1.3.1. Nhà ở 9
1.3.2. Trang phục ngày thường 10
1.3.3. Ăn uống 11
1.3.4. Phương tiện vận chuyển 11
1.3.5. Công cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt 12
1.4. Văn hóa tinh thần 12
1.4.1. Ngôn ngữ và chữ viết 12
1.4.2. Văn nghệ dân gian 13

1.4.3. Tín ngưỡng tôn giáo và lễ hội truyền thống 14

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ Hßa Líp K36E - ViÖt Nam häc

CHƢƠNG 2. PHONG TỤC TANG MA CỦA NGƢỜI CAO LAN,
THÔN ĐỒNG GĂNG, XÃ QUANG YÊN, HUYỆN SÔNG LÔ,
TỈNH VĨNH PHÚC 15
2.1. Quan niệm về cái chết của người Cao Lan 15
2.2. Các nghi lễ trong đám tang của người Cao Lan 18
2.2.1. Trước tang lễ 18
2.2.2. Trong tang lễ 20
2.2.3 Sau tang lễ 38
2.3. Các kiêng kị trong tang ma 38
CHƢƠNG 3. NHỮNG VẺ ĐẸP TRONG VĂN HÓA, HỦ TỤC VÀ MỘT
SỐ NGHI LỄ BIẾN ĐỔI TRONG TANG MA HIỆN NAY 40
3.1. Những vẻ đẹp trong văn hóa cần bảo tồn 40
3.2. Những hủ tục cần loại trừ 41
3.3. Một số biến đổi trong nghi lễ tang ma hiện nay 42
KẾT LUẬN 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC







Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

NguyÔn ThÞ Hßa 1 Líp K36E - ViÖt Nam häc

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với một nền văn hóa đa dạng,
thống nhất. Mỗi quốc gia trên thế giới đều có riêng cho mình một nền văn hóa
và được hình thành một cách riêng biệt. Với Việt Nam, văn hóa là dòng chảy
xuyên suốt quá khứ, hiện tại, tương lai. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước,
giữ nước, mỗi dân tộc đã gây dựng cho mình một nền văn hóa đồ sộ, một
truyền thống văn hóa riêng cho dân tộc mình.
Trong cuộc sống hiện nay nhiều phát huy truyền thống vẻ vang lịch sử
cũng như văn hóa dân tộc hàng nghìn năm trước của cha ông ta nhằm xây
dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Dân tộc Cao Lan một trong
những 54 dân tộc anh em ở nước ta có nhiều phong tục, tập quán riêng góp
phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa của nước nhà. Tang ma của đồng
bào dân tộc Cao Lan là tập tục còn mang đậm giá trị nhân văn, có nét văn hóa
đặc sắc, nó liên quan đến nghi lễ vòng đời của cả một con người với mối quan
hệ khăng khít giữa từng thành viên trong gia đình, dòng họ, làng xóm láng
giềng. Nghi lễ tang ma một trong những nghi thức mang đậm giá trị văn hóa
của người Cao Lan, trong đó thể hiện được những tập tục cổ truyền, những
giá trị văn hóa nhân văn, giá trị văn hóa tộc người, giá trị bản sắc giá trị văn
hóa trong tang ma của người Cao Lan đang bị tác động mai một, biến đổi đi
nhiều giá trị truyền thống quý báu. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII)
tháng 7/1998, Đảng ra Nghị quyết chuyên đề về “Xây dựng nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, khẳng định vai trò của văn hóa trong tiến trình
lịch sử dân tộc và tương lai đất nước, “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã
hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”
với mục đích “làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động
xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa


Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ Hßa 2 Líp K36E - ViÖt Nam häc

bàn cư dân, vào mọi sinh hoạt và quan hệ con người,tạo ra trên đất nước ta
đời sống tinh thần cao đẹp” (Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII). Đặc biệt
trong giai đọan hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước, “Dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà mang bản
sắc văn hóa dân tộc” theo định hướng của Đảng. Việc tìm hiểu và đánh giá
đặc trưng văn hóa của dân tộc Cao Lan là một việc hết sức quan trọng.
Tang ma của người Cao Lan ở thôn Đồng Găng, xã Quang Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên
sâu về những nghi lễ trong đám tang, những biến đổi trong tang lễ hiện nay
của người Cao Lan ở vùng này. Chính vì những lí do trên tôi chọn vấn đề
“Nghi lễ tang ma của ngƣời Cao Lan ở thôn Đồng Găng, xã Quang Yên,
huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Mục đích nhằm góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của người Cao
Lan ở Vĩnh Phúc nói riêng và của cả dân tộc Cao Lan nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khoá VIII về xây dựng, phát
triển nền văn hoá Việt Nam đã nêu: “Di sản văn hoá là tài sản vô giá gắn kết
cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc văn hoá dân tộc, cơ sở để sáng tạo
những giá trị mới và giao lưu văn hoá. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa
phát huy những giá trị văn hoá truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá
cách mạng, bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể”. Đã có nhiều công
trình khoa học nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số nói chung và văn
hóa dân tộc Cao Lan nói riêng, phải kể đến như:
- Viện Dân Tộc Học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía
Bắc), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội. Trong công trình nghiên cứu này viện
Dân tộc học đã đề cập đến các dân tộc ít người ở tỉnh phía Bắc về văn hóa vật

chất và tinh thần của các dân tộc không đi sâu tìm hiểu về tang ma của các
dân tộc.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ Hßa 3 Líp K36E - ViÖt Nam häc

- Phù Ninh, Nguyễn Thịnh (1999), Văn hóa truyền thống Cao Lan, Nxb Văn
hóa Dân tộc. Trong cuốn sách này tác giả cũng đã đề cập đến văn hóa truyền
thống, về tất cả các mặt như ăn, mặc, ở, kinh tế truyền thống cũng đề cập
đến tang ma, nhưng chưa chi tiết chỉ là khái quát và giới thiệu chung.
- Lê Mai Oanh (2000), Nghi lễ tang ma cổ truyền của người Cao Lan, Nxb
Văn hóa dân tộc. Trong cuốn sách này tác giả đã đi vào các nghi lễ tang ma
cổ truyền của người Cao Lan một cách chi tiết, từng nghi lễ trong đám tang,
từ đầu đám tang cho đến kết thúc đám tang.
- Khổng Diễn, Trần Bình, Đặng Thị Hoa, Đào Thụy Khuê (2003), Dân tộc
Sán Chay ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội, các tác giả này nói khá
chi tiết về dân tộc Cao Lan, đề cập đến văn hóa Cao Lan nhưng chưa đi sâu
mà chỉ giới thiệu khái quát về tang ma người Cao Lan, chưa đi sâu tìm hiểu
về từng nghi lễ, từng phong tục trong đám tang của dân tộc này.
- Lâm Quý, Văn hóa Cao Lan (2004), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội. Trong
cuốn sách này tác giả đã đi vào các mặt như văn hóa, kinh tế, các phong tục
tập quán, tôn giáo cũng nói về tang ma nhưng không chi tiết mà chỉ là giới
thiệu chung.
Các công trình khoa học trên đã nêu khái quát sơ lược về dân tộc Cao
Lan ở Việt Nam. Qua tìm hiểu tôi thấy những bài viết chưa đi sâu vào các
nghi lễ tang ma của dân tộc Cao Lan và những biến đổi trong tang ma một
cách chuyên sâu tỉ mỉ mà chỉ đề cập một cách khái quát, đưa ra một cái nhìn
chung chung cho tất cả đồng bào dân tộc người Cao Lan ở Việt Nam.
Tuy nhiên có cuốn “Nghi lễ tang ma cổ truyền của người Cao Lan” Lê
Mai Oanh viết khá đầy đủ về nghi lễ tang ma cổ truyền của người Cao Lan ở

Bắc Giang. Nhưng chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào viết về nghi lễ
tang ma của người Cao Lan ở thôn Đồng Găng, xã Quang Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc một cách chi tiết cụ thể.
Những nghiên cứu trên đã là nguồn tư liệu quý báu để tôi tham khảo và
định hướng xây dựng khóa luận tốt nghiệp của mình.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ Hßa 4 Líp K36E - ViÖt Nam häc

3. Mục đích nghiên cứu
- Đi sâu tìm hiểu các nghi lễ tang ma truyền thống, từ đó làm rõ những
giá trị văn hóa trong tang ma để nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa
truyền thống của tộc người Cao Lan ở thôn Đồng Găng, xã Quang Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Tìm hiểu văn hóa dân tộc Cao Lan nói chung và phong tục tang ma
của người Cao Lan ở thôn Đồng Găng, xã Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết cụ thể, chi tiết về phong tục
tang ma của người Cao Lan.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu, khai thác, đi sâu nghiên cứu về nghi lễ tang ma của đồng
bào dân tộc người Cao Lan.
- Làm sáng tỏ những vẻ đẹp trong văn hóa cũng như những hủ tục
trong đám tang của người Cao Lan.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu trên, đối tượng nghiên cứu chính của khóa
luận là tang ma của người Cao Lan và những vẻ đẹp cũng như hủ tục trong
đám tang của người Cao Lan tại thôn Đồng Găng, xã Quang Yên, huyện Sông
Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
6. Phạm vi nghiên cứu

- Địa bàn thôn Đồng Găng, xã Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh
Phúc.
- Thời gian: 1975 đến nay.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài khóa luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
- Phương pháp điền dã

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ Hßa 5 Líp K36E - ViÖt Nam häc

- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
- Phương pháp so sánh
8. Đóng góp của khóa luận
Bài nghiên cứu được viết dựa trên cơ sở điền dã thực địa, tìm hiểu cụ
thể đám tang của người Cao Lan ở thôn Đồng Găng, xã Quang Yên, huyện
Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Chúng tôi tìm hiểu tỉ mỉ về văn hóa ứng xử giữa
mọi viên trong gia đình, anh em, họ hàng, làng xóm, bạn bè gần xa; các nghi
lễ, nghi thức trong đám tang; những phong tục tập quán truyền thống của
người Cao Lan. Qua đó chúng tôi hy vọng bài nghiên cứu này sẽ phần nào
đóng góp thêm nguồn tư liệu về tang ma truyền thống và những biến đổi trong
tang ma của người Cao Lan ở thôn Đồng Găng, xã Quang yên, tỉnh Vĩnh
Phúc. Thông qua tang ma truyền thống của người Cao Lan giúp chúng ta hiểu
thêm truyền thống văn hóa của tộc người Cao Lan ở đây.
Đề xuất những ý kiến nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống mang tính tích cực, đồng thời nhằm hạn chế những mặt
tiêu cực để loại bỏ những hủ tục lạc hậu, những khâu tổ chức rườm rà trong
quá trình xây dựng nếp sống văn minh trong một đám tang.
9. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục khóa

luận được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về người Cao Lan thôn Đồng Găng, xã Quang
Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 2: Phong tục tang ma của người Cao Lan thôn Đồng Găng, xã
Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3: Những vẻ đẹp trong văn hóa, hủ tục và một số nghi lễ biến
đổi trong tang ma hiện nay

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ Hßa 6 Líp K36E - ViÖt Nam häc

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI CAO LAN THÔN ĐỒNG GĂNG, XÃ
QUANG YÊN, HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC

1.1. Thành phần dân cƣ
Dân cư Đồng Găng được chia làm 3 nhóm dân cư chính: dân tộc Kinh
chiếm khoảng 30%, dân tộc Cao Lan chiếm khoảng 69%, còn các dân tộc
khác chiếm 1% (chủ yếu là các nàng dâu ở các dân tộc khác đến).
1.2. Quan hệ xã hội
Tất cả các sinh hoạt cộng đồng của họ đều hòa hợp với nhau, tuy khác
nhau về phong tục, tập quán nhưng họ cũng biết chấp nhận và cảm thông cho
nhau. Trong công việc ma chay hay cưới xin họ đều giúp đỡ nhau nhiệt tình.
Như việc tổ tức quét dọn trong đình làng xưa kia chỉ có người Cao Lan mới
được phép tham gia còn người Kinh không được phép, nhưng bây giờ thì
khác người Kinh có thể tham gia vào những công việc đó. Chứng tỏ rằng mối
quan hệ xã hội có chiều hướng đi lên theo hướng tích cực, nhằm xây dựng
mối quan hệ giữa các cộng đồng dân tộc.
1.2.1. Văn hóa bản làng
Người Cao Lan sinh sống xen kẽ với các dân tộc khác: Kinh, Tày và

sống tập trung thành làng bản, lối sống khá khép kín. Trong các làng bản là
nơi sinh sống chủ yếu của các dòng họ: Hoàng, Vi, Âu trong các họ lại chia
thành các chi. Bên cạnh phân biệt họ theo tên gọi, người Cao Lan còn phân
biệt chi qua cách thờ cúng, các nghi lễ trong năm.
1.2.2. Văn hóa gia đình và hôn nhân
1.2.2.1. Quan hệ gia đình, dòng họ
Gia đình không phân biệt rõ ngành trên ngành dưới theo vai vế ông bác
họ, ông chú họ mà chỉ phân biệt tới đời thứ ba. Người Cao Lan dòng họ
không chia thành cành, thứ bậc và không có người đứng đầu dòng họ, vì

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ Hßa 7 Líp K36E - ViÖt Nam häc

không có nhà thờ chung, mỗi gia đình chỉ thờ bố mẹ mình là chính, bên ngoại
khi chủ nhà qua đời thì không thờ cúng bên ngoại nữa với quan niệm “con gái
chỉ thờ một đời”. Ở tộc người này có hình thức dòng họ là tiểu gia đình bởi họ
quan niệm ai sinh ra trước là anh chị, bất kể đó là con anh hay con cô, chỉ lập
bàn thờ cúng tổ tiên.
Người Cao Lan rất coi trọng lễ tết, dù con trai hay con gái, khi về lễ tết
cho ông bà phải có quà cho bố mẹ, ngược lại ông bà bố mẹ cũng chuẩn bị quà
cho con cháu như: áo, khăn, tiền. Ngày xưa con trai, con rể đi lễ tết bằng gà
thiến, bánh, nhưng ngày nay đi lễ tết chủ yếu bằng tiền từ tấm lòng con cháu.
1.2.2.2. Quan hệ hôn nhân
Đám cưới của người Cao Lan đều phải có trình tự như: lễ dạm hỏi, lễ
giá bạc và lễ cưới.
Lễ dạm hỏi:
Nam nữ lấy nhau thường thông qua bố mẹ định đoạt, nhưng họ cũng đã
tìm hiểu nhau, sau đó được sự đồng ý của bố mẹ, anh chị mới thực hiện nghi
lễ này. Người con trai nhờ ông bà, anh chị đến hỏi, lễ chỉ có trầu cau rồi xin
nhà gái mệnh của người con gái, rồi bố mẹ của người con trai đi nhờ thầy xem

tuổi gì, mệnh gì hợp hay không hợp và tháng nào thì cưới được. Sau khi xem
xong nhà trai xin làm lễ ăn hỏi.
Lễ ăn hỏi (giá bạc)
Nhà trai xem được ngày tốt tháng tốt và thông qua bên nhà gái xin ăn
hỏi, nhà gái đồng ý, nhà trai về chuẩn bị, nhờ ông bác, ông mối cùng một
cháu trai từ 10 – 12 tuổi đi cùng gánh lễ. Lễ vật gồm: 2 chiếc bánh dày gửi
nhà trọ “người đánh tiếng hỏi nhờ”.
Lễ ăn cưới (đón dâu)
Sau khi nhận được ý kiến thách cưới của nhà gái, nhà trai sắp xếp
chuẩn bị lễ vật, định ngày cưới và bỏ cho nhà gái nhận lễ: hai con gà, một con
nộp cheo, một con hẹn ngày cùng tiền mặt. Nhà trai nói rõ ngày đón dâu, nhà

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ Hßa 8 Líp K36E - ViÖt Nam häc

gái đồng ý thì hai bên gia đình chuẩn bị cỗ mời anh em, họ hàng, làng xóm,
bạn bè đến mừng cùng hai gia đình.
Sau lễ cưới 3 - 7 ngày gia đình nhà chồng cùng cô dâu về nhà mẹ đẻ
chơi, ăn một bữa cơm, sau đó để nàng dâu ở lại rồi đưa con gái sang nhà
thông gia ăn cơm ở đó nếu xa thì ngủ lại một đêm hôm sau về.
Tộc người Cao Lan xem việc mời nhận ông bà mối là cực kỳ quan
trọng vì ông bà mối có nhiệm vụ bảo ban hòa giải đôi vợ chồng trẻ trong suốt
thời gian tiếp theo. Kể từ khi nhận là con của ông bà mối, hai vợ chồng có
trách nhiệm chăm sóc bố mẹ mối khi về già, khi họ chết phải để tang như bố
mẹ đẻ.
1.2.3. Tập quán trao đổi và buôn bán
Khác với Tây Bắc, Đông Bắc là khu vực thương mại, buôn bán phát
triển khá hơn. Các chợ phiên trong khu vực này hình thành sớm, có vai trò
quan trọng trong đời sống kinh tế của các tộc người. Mặc dù xưa kia đời sống
khó khăn, song người Cao Lan cũng sớm tham gia vào hoạt động trao đổi,

buôn bán tại các chợ phiên. Hoạt động trao đổi, buôn bán trong nội bộ làng
bản của họ diễn ra thường xuyên. Mặt hàng được trao đổi khá phong phú, đó
là các sản phẩm thủ công: đồ đan, vải, mộc hoặc các loại thảo dược được
chữa bệnh, các loại cá, tôm đánh bắt được. Người Cao Lan ở thôn Đồng
Găng thường họp chợ một tuần một lần, trong lần họp chợ ấy người Cao Lan
sẽ mua bán những đồ dùng cho gia đình trong vòng một tuần, đây cũng là lúc
người Cao Lan mang hàng hóa của gia đình đi bán như hoa quả trồng được,
gia súc
1.3. Văn hóa vật chất
Người Cao Lan lập thôn dưới chân núi, sườn thấp các thung lũng. Thôn
của đồng bào thường dựa vào lưng núi, quay mặt ra cánh đồng, sông suối. Đó
là những vị trí cao ráo, thuận lợi cho sinh hoạt. Phần đất đai thấp trong thôn

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ Hßa 9 Líp K36E - ViÖt Nam häc

thường được dùng để khai phá làm ruộng. Trước khi lập thôn bao giờ người
dân cũng phải xem điều kiện đất đai, tức là điều kiện khai phá ruộng đất để
làm ăn.
Mỗi thôn của đồng bào thường có tên gọi riêng gắn liền với địa danh cụ
thể để mở nơi đó. Có khi tên được gọi theo một truyền thuyết hay sự kiện lịch
sử nào đó ở địa phương. Đặc biệt tên thôn của đồng bào còn phản ánh rõ bản
chất cư dân nông nghiệp đó là tên gọi thường gắn với yếu tố ruộng nước như
Hữu Lộc, Đá Trơn, Vòng Kiềng, Đồng Găng, Đồng Dong…
Đối với mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng về văn hóa vật chất cũng
như tinh thần đặc sắc riêng của mình. Người Cao Lan cũng vậy, họ luôn có
một nét riêng trong đời sống từ cách làm để sinh sống đến những sinh hoạt
văn hóa cộng đồng.
1.3.1. Nhà ở
Người dân Cao Lan xưa kia chủ yếu là ở nhà sàn, nhà sàn có 3 phần:

Phần thứ nhất là gầm sàn, phần này chủ yếu nuôi lợn, gà, trâu, bò Ngoài để
nuôi súc vật, gầm sàn cũng là nơi chứa công cụ lao động, chứa củi. Tính từ
mặt đất lên mặt sàn có độ cao khoảng 4m; phần thứ hai là mặt sàn, mặt sàn là
nơi sinh hoạt chính của các thành viên trong gia đình, mặt sàn được chia
thành các khoảng khác nhau. Đi từ cầu thang vào nhà phần đầu tiên chúng ta
gặp là phần bếp, có một chiếc kiềng được đặt ở giữa, bên cạnh có nơi rửa bát,
nơi đặt giá bát. Từ bếp chúng ta nhìn ra cửa sổ sẽ thấy một mái hiên sàn, đó
đồng thời cũng là đằng sau nhà. Đi ra đó sẽ nhìn thấy nhà tắm của mọi người,
ta thấy một cầu thang đi xuống phía sau của ngôi nhà. Bên cạnh phần bếp là
gian giữa của ngôi nhà, gian này dùng để tiếp khách, cũng chính là gian thờ
cúng, nơi ăn uống của gia đình. Gian giữa cũng có một cái cầu thang lên
xuống ở giữa cửa, gian này có không gian rộng nhất ngôi nhà. Phần tiếp theo
phải kể đến các buồng ngủ của các thành viên trong gia đình.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ Hßa 10 Líp K36E - ViÖt Nam häc

1.3.2. Trang phục ngày thƣờng
Người Cao Lan có truyền thống trồng bông, dệt vải, vải được dệt thành
tấm rồi nhuộm chàm cùng một số nguyên liệu khác. Trong các công đoạn để
tạo ra một bộ trang phục: việc chế tác các công cụ, chế biến sợi bông, trồng
bông thường do đàn ông làm, còn những công việc như cán bông, quay sợi,
dệt, nhuộm, cắt may đều do phụ nữ đảm nhiệm, những công việc này đều
được trao truyền từ mẹ sang con gái.
Trang phục nam giới: có màu chàm hoặc nhuộm màu đen, bao gồm:
một chiếc mũ nồi, một chiếc áo cánh dài qua mông xẻ hai bên, có hai túi may
ở hai bên vạt áo, cổ áo được may như cổ áo sơ mi bình thường, tay áo dài,
ống tay áo tròn. Quần của nam giới là quần lá tọa, cạp quần được may bằng
chun, rộng nên nhiều khi mặc người ta phải quấn hai bên cạp quần lên, quần
dài đến gót chân.

Trang phục nữ giới so với nam giới thì trang phục của nữ giới có phần
phức tạp hơn, trang phục nữ giới gồm có: khăn đội đầu, áo, váy, xà cạp, thắt
lưng, vòng cổ, khuyên tai, vòng tay, hộp dao. Khăn đội đầu là một miếng vải
màu đen, dài khoảng 45cm, chiều rộng khoảng 35cm. Trên khăn không có
hình trang trí chỉ toàn màu đen, họ quàng và đội khăn lên đầu giống như khăn
piêu của người Thái hoặc họ sẽ quấn quanh đầu rồi buộc lại đằng sau gáy để
tránh bị rơi khi làm việc. Áo của phụ nữ Cao Lan là kiểu tứ thân, được may
một hàng cúc chéo. Cúc áo được đóng bên sườn áo bên tay phải là phụ nữ đã
có chồng, còn cúc áo được đóng bên sườn áo bên tay trái là phụ nữ chưa có
chồng hoặc góa chồng. Để phân biệt phụ nữ chưa có chồng và phụ nữ góa
chồng ta nhìn vào tay đeo vòng của họ.
Trang phục của thầy cúng: Ngày thường thì họ mặc quần áo truyền
thống ngày thường như nam giới không có gì khác cả, cũng quần cạp lá tọa,
áo xẻ màu chàm, đội mũ nồi.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ Hßa 11 Líp K36E - ViÖt Nam häc

1.3.3. Ăn uống
Người Cao Lan cũng như các dân tộc láng giềng khác đều có hệ thống
đồ ăn thức uống gồm các loại có nguồn gốc từ lương thực và các loại có
nguồn gốc khác: thịt, cá, rau, củ quả Nhìn chung nguyên liệu chế biến đồ ăn
của họ đều là sản phẩm do họ tự làm ra hoặc kiếm từ sông suối, trên rừng. Từ
trước đến nay, người Cao Lan chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp,
trồng trọt, các loại cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn… Vì thế nguồn lương
thực chính của họ là từ các sản phẩm canh tác nông nghiệp, các đồ ăn có
nguồn gốc từ lương thực được chế biến qua cách nấu: luộc, xào, nướng
Từ nguyên liệu là gạo nếp, gạo tẻ họ có thể làm bánh, nấu cơm, xôi
cũng từ các sản phẩm cây nông nghiệp như: gạo, ngô, sắn, khoai người Cao
Lan đã chế biến thành rượu để dùng trong đám cưới, ma chay, hội hè, mừng

nhà mới.
Các loại thực phẩm khác như: gà, vịt, ngan, rau củ cũng được chế
biến thành nhiều món. Nhưng đặc biệt trong các dịp cúng tế không thể thiếu
gà, tuy nhiên gà trong khi chế biến cũng có một số kiêng kỵ, thịt gà chỉ được
luộc hoặc xào, gà cúng phải là gà sống, được cúng nguyên con. Các loại đồ
chấm của người dân rất đa dạng như nước tương, nước muối.
Trong ăn, uống người dân hầu như sử dụng hết các loại động, thực vật
để chế biến các loại đồ ăn, thức uống phục vụ cho cuộc sống hàng ngày,
nhưng họ cũng không bao giờ ăn và cúng thịt chó (do đây được coi là vật tổ
của người Cao Lan), nhìn chung hệ thống đồ ăn, thức uống của người Cao
Lan rất phong phú, họ đã biết vận dụng những nguyên liệu có sẵn từ thiên
nhiên, sản phẩm từ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi để chế biến ra nhiều món ăn
phục vụ cho bữa ăn hàng ngày và làm đồ cúng tế vào những ngày lễ.
1.3.4. Phƣơng tiện vận chuyển
Phương tiện vận chuyển của đồng bào Cao Lan khá thô sơ, chủ yếu đi
bộ, cùng với đó là những chiếc bị một được đeo chéo bên hông, một được đeo

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ Hßa 12 Líp K36E - ViÖt Nam häc

phía sau lưng như gùi. Những chiếc bị được đan bằng dây rừng hoặc dây mây
nên rất dai và bền, nhưng hiện nay kinh tế phát triển đồng bào đã có xe đạp,
xe máy để đi lại nên việc vận chuyển cũng dễ dàng hơn.
1.3.5. Công cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt
Người Cao Lan sinh sống, canh tác chủ yếu ở địa hình đồi núi, trung du,
miền núi của huyện Sông Lô nên họ sống bằng nghề nông trồng lúa có cả lúa
nương và lúa nước, vì vậy công cụ chủ yếu để canh tác phải được chế tạo sao
cho phù hợp với công việc vừa làm ruộng vừa làm nương.
Công cụ chủ yếu để làm nương là dao, rìu tay, các công cụ này đều do
người Cao Lan tự chế, rất tiện lợi, bền chắc, khi đi rừng, lên nương họ mang

theo một chiếc túi có quai đeo được tết từ dây gai hoắc dây rừng (xông) vào
một chếc sọt đan bằng nứa (teo) để đựng đồ ăn cùng các thứ hái được ở trên
rừng mang về nhà. Nếu tra hạt thì người phụ nữ Cao Lan thường đeo bên
hông một chiếc giỏ gọi là chiếc đinh để đựng hạt giống. Chiếc đinh được đan
bằng tre, hình bầu dục quai đeo một bên, cao khoảng 15cm, đáy hình chữ
nhật, dụng cụ này khá thuận lợi cho việc tra hạt trên nương.
Dụng cụ thu hoạch và chế biến có những nét khác biệt: dụng cụ thu
hoạch lúa nương là chiếc lưỡi hái, chiếc đòn gánh nhọn hai đầu gọi là đòn xóc
để gánh lúa nương.
1.4. Văn hóa tinh thần
1.4.1. Ngôn ngữ và chữ viết
Người Cao Lan thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái, họ có ngôn ngữ,
tiếng nói riêng của dân tộc mình. Hằng ngày họ giao tiếp với nhau bằng tiếng
nói bản địa của mình. Hệ chữ viết của người Cao Lan viết theo kiểu chữ Nho,
tuy nhiên họ không giảng dạy chữ viết cho con em dân tộc mình mà thường
chủ yếu là các thầy mo, thầy cúng mới biết được chữ dân tộc, còn hiện nay
con em dân tộc chỉ biết tiếng nói, còn viết thì không viết được.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ Hßa 13 Líp K36E - ViÖt Nam häc

1.4.2. Văn nghệ dân gian
Âm nhạc: Nói tới âm nhạc của đồng bào Cao Lan ta không thể không
nhắc tới điệu hát “Sình ca” hay “tình ca” lời hát phổ biến, đặc sắc, duy nhất
của người Cao Lan. Hát Sình ca là kiểu hát đối đáp giữa một đôi nam nữ hay
một nhóm nam nữ với nhau.
Giọng hát Sình ca là giọng hát du dương lúc trầm lúc bổng, khi thì có
vẻ đượm buồn, khi thì vui nhộn bay bổng. Sình ca thường được hát trong các
lễ hội như: tiệc đình hay hội ăn cơm mới, ngoài ra hát Sình ca còn được hát
trong đám cưới do nhà trai phải hát đối đáp lại với nhà gái khi đến đón dâu.

Nói cách khác hát Sình ca còn là tiếng hát than khóc trong tang ma.
Người Cao Lan trân trọng Sình ca như chính cuộc sống của họ bởi đó
chính là một phần mang lại sự độc đáo trong văn hóa Cao Lan. Với mỗi
người, những câu hát dân ca như đã trở thành một miền kí ức không thể quên,
để rồi nó trở thành nhịp cầu đưa người ta trở về với tuổi thơ.
Múa: Người Cao Lan có rất nhiều điệu múa đặc sắc nhưng đặc biệt
nhất vẫn là điệu múa chim gâu, múa lên nương của đồng bào… Những điệu
múa trong lễ hội, ngoài ra còn có điệu múa đi cấy, múa xuống đồng, múa tra
hạt… Đặc biệt hơn người Cao Lan còn có điệu múa “tam thanh” trong đám
tang nữa. Nếu người thầy cúng, thầy Say mất thì mới có điệu múa này, nếu
người bình chết thường không có điệu múa này.
Các dụng cụ âm thanh được dùng để phục vụ cho các điệu múa, hát của
đồng bào có: chũm chọe, trống con, trống tang sành đây là bộ ba trống, được
xem như một bộ trống quý của đồng bào Cao Lan còn được giữ lại cho tới
ngày nay và chỉ được cất giữ tại nhà ông Từ Đình. Khi có lễ hội, như hội làng
hay việc của đình làng thì họ mới mang trống ra.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ Hßa 14 Líp K36E - ViÖt Nam häc

1.4.3. Tín ngƣỡng tôn giáo và lễ hội truyền thống
Về tín ngưỡng tôn giáo:
Đồng bào Cao Lan không theo tôn giáo nào nhưng họ lại có rất nhiều
tín ngưỡng bản địa để thờ cúng, trong đó phải kể đến tín ngưỡng thờ thần (thờ
cúng các lực lượng siêu nhiên, thờ cúng tổ tiên, thần che chở cho gia đìn), tín
ngưỡng tang ma, xin cưới, tín ngưỡng liên quan đến chữa bệnh, sản xuất nông
nghiệp…
Tất cả những tín ngưỡng trên đều được người Cao Lan thực hiện từ
trước đến nay. Tuy nhiên còn có một số điều trong tin ngưỡng được bỏ qua,
giảm bớt đi để thích nghi với đời sống bây giờ và làm cho phần lễ nhẹ nhàng

hơn cho các thế hệ con cháu sau này.
Về lễ hội truyền thống:
Hàng năm vào ngày 15, 16 tháng Giêng, đồng bào dân tộc Cao Lan
thôn Đồng Găng, xã Quang Yên, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) lại tổ chức lễ
hội Lồng Tồng (xuống đồng) nhằm ôn lại giá trị văn hóa, đồng thời tạo không
khí vui tươi phấn khởi cho đông đảo quần chúng nhân dân.
Lễ hội xuống đồng là nét sinh hoạt văn hóa truyền thống tốt đẹp của
đồng bào dân tộc Cao Lan được tổ chức thường niên và coi đây là một hoạt
động vui chơi giải trí đầu xuân, động viên đồng bào bảo tồn văn hóa của dân
tộc, đồng thời động viên đồng bào dân tộc sản xuất, xây dựng đời sống văn
hóa ở cơ sở.
Hội xuống đồng là một lễ hội cầu mùa, cầu mong cho mưa thuận, gió
hòa, mùa màng bội thu, cầu cho người người khỏe mạnh, sinh nhiều con cháu.
Lễ hội xuống đồng còn là tín ngưỡng phồn thực mang nhiều giá trị về dân tộc
học, nhân văn, nghệ thuật Sau phần lễ, phần hội đã diễn ra nhiều trò chơi
dân gian lý thú như: múa, hát ví, hát đối giao duyên của dân tộc, ném còn, bắn
nỏ, kéo co, chọi gà thu hút đông đảo đồng bào dân tộc tham gia

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ Hßa 15 Líp K36E - ViÖt Nam häc

CHƢƠNG 2. PHONG TỤC TANG MA CỦA NGƢỜI CAO LAN,
THÔN ĐỒNG GĂNG, XÃ QUANG YÊN, HUYỆN SÔNG LÔ,
TỈNH VĨNH PHÚC

2.1. Quan niệm về cái chết của ngƣời Cao Lan
Trong thực tế nghi lễ tang ma của người Cao Lan là một hiện tượng
văn hóa rất đặc sắc, trong đó bao gồm nhiều nghi lễ khác nhau. Việc lo ma
chay cho người chết là một trong những cách thể hiện đạo hiếu, tình cảm sâu
sắc của người sống với người đã khuất.

Chết là sự kết thúc của chu kì một đời người mà ai cũng phải trải qua,
vậy nên việc làm ma cho người chết là nghi lễ quan trọng trong chu kì đời
người. Về với cõi Tây phương cực lạc, ở đó chết không phải hết mà mọi cái
mới chỉ bắt đầu, đối với bất kì ai cái chết không thể chánh khỏi, song ở mỗi
tộc người quan niệm về cái chết, hình thức về cái chết có những nét văn hóa
riêng. Cái chết là vĩnh biệt mọi người, lìa khỏi trần gian để sống một thế giới
khác do tổ tiên hay thần linh đó cai quản. Niềm thương tiếc, nỗi nhớ thương
của anh em, họ mạc nhất là con cháu được hể hiện qua việc tổ chức lễ tang
ma, thờ cúng.
Đồng bào người Cao Lan cho rằng hồn là trung tâm của thể sống, tất cả
mọi thể sống đều có hai phần linh hồn và thể xác. Hồn là phần không nhìn
thấy, vô hình như cái bóng của sự sống, khi chết hồn được gọi là ma (côi),
hình bóng của con người, hồn có thể bay ra khỏi thực thể để chơi quanh quẩn
xung quanh con người hoặc đi chu du sang thế giới do tổ tiên cai quản. Vì
trong tâm thức người Cao Lan lực lượng thế giới siêu nhiên rất phức tạp, có
quan hệ chặt chẽ với đời sống của con người. Mỗi khi sinh ra khỏe mạnh, ốm
đau, trưởng thành đều có mối liên hệ chặt chẽ với lực lượng siêu nhiên thể
hiện khá rõ rệt những quan niệm về tôn giáo, Đạo giáo, như thuyết luân hồi và
đặc biệt là các yếu tố Phật giáo đậm nét.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ Hßa 16 Líp K36E - ViÖt Nam häc

Đối với đồng bào Cao Lan tuy vô hình nhưng ma cũng có cuộc sống
như người bình thường, cũng ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt Xuất phát từ
quan niệm đó người Cao Lan ở thôn Đồng Găng, xã Quang Yên, huyện Sông
Lô, tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng những người còn sống phải có trách nhiệm với
những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống người đã khuất. Khi được thỏa mãn
các nhu cầu đầy đủ mọi thứ thì ma sẽ về phù hộ độ trì cho con cháu có sức
khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt, không bệnh tật, ốm yếu, còn nếu không cúng

bái đầy đủ ma sẽ về quấy phá, không cho làm ăn, làm cho con cháu bị nhiều
bệnh tật.
Theo tập quán của người Cao Lan khi thờ cúng ma của một người nào
đó gọi đến tên của người ấy phải gọi ba lần, tất cả những lời khấn báo hoặc
cúng cũng phải nhắc ba lần, kể cả các động tác như: dập quẻ xin âm dương,
rót rượu, đếm tiền cho ma vì đồng bào cho rằng ma người chết không được
tinh nhanh như người sống, hơn nữa ma người chết thường hay hóa hình dưới
nhiều dạng khác nhau có thể là chim, rắn, sâu bọ, gà Do vậy người cúng cần
nhắc đi nhắc lại ba lần để ma người chết nghe thấy và nhận biết được các lễ
vật cúng tế.
Theo đồng bào Cao Lan người chết được hóa hình dưới dạng ma,
thường sống ở một thế giới khác dưới sự quản lý của ma tổ tiên và một thần
linh nào đó, thỉnh thoảng về trần gian thăm nom, phù hộ cho con cháu, người
Cao Lan cho rằng ma của người nào đó thì hình thù giống như người ấy khi
còn còn sống nhưng không ai có thể nhìn thấy, chỉ trong những trường hợp
đặc biệt như: nằm mơ, lên đồng hoặc do chính ma làm mới thấy. Còn người
bình thường nhìn thấy ma đó là điềm báo về sự không tốt lành, ắt có chính tai
họa cho người đó hoặc người trong gia đình.
Trên cơ sở quan niệm về sự tồn tại của linh hồn, thể xác, tang ma của
người Cao Lan ở thôn Đồng Găng, xã Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ Hßa 17 Líp K36E - ViÖt Nam häc

Phúc được tiến hành theo hai nghi lễ: Nghi lễ thứ nhất gọi là lễ đưa ma của
người chết về quê cha đất tổ với tên gọi là lễ chôn xác, còn nghi lễ thứ hai là
nghi lễ làm nhà xe.
Làm ma là một cách báo hiếu, thể hiện tình cảm của người sống với
người chết, nó còn là một hình thức thể hiện tình cảm của con người với con
người, con người với thiên nhiên theo quy luật sinh tử của tạo hóa.

Từ các quan niệm như vậy mà đồng bào Cao Lan rất coi trọng việc tang
ma của người quá cố vì vậy mà việc lo toan chuẩn bị cho mỗi người khi chuẩn
bị về thế giới bên kia cũng rất đầy đủ, chu đáo. Qua đám tang của người Cao
Lan người ta có thể đánh giá được tinh thần cộng cảm của dân tộc Cao Lan.
Người thân mất đi là chuyện buồn của một nhà, nhưng tổ chức đám tang lại là
chuyện của cả dòng họ, của bản làng. Ngày tổ chức đám tang mọi người trong
làng không đi làm mà tập trung ở nhà có người mất giúp đỡ làm việc.
Các hình thức về cái chết
Đối với đồng bào người Cao Lan họ quan niệm rằng có 2 loại chết: chết
bình thường và chết không bình thường.
 Chết bình thường
Những người chết khi đã già.
 Chết không bình thường
Những trường hợp chết non, chết tai nạn, chết chưa được cấp sắc, chết
bất đắc kỳ tử.
Chết non: Những người bị ma ăn thịt, bị bệnh tật chết, chưa có vợ, có
chồng, người Cao Lan coi đó là chết non.
Đối với những người chết tai nạn thì không được mang xác vào nhà mà
làm ma ở chỗ khác, người Cao Lan quan niệm oan hồn mang sự không may
mắn đến cho bản đó và gia đình. Gia đình có người chết tai nạn phải đón thầy
về cải oan hồn. Thầy thu tất cả các oan hồn ấy đưa xuống địa ngục, cách ly

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ Hßa 18 Líp K36E - ViÖt Nam häc

oan hồn với hồn tai nạn không cho đến gần nhau để khỏi gây hại cho người
khác.
Dù đã già thì những người chết chưa được cấp sắc cũng chỉ được làm
ma, không được làm chay để đưa hồn người chết về với tổ tiên vì họ chưa có
tên thật, sau này nếu con cháu có điều kiện thì tổ chức cấp sắc và làm lễ chay

cho người chết.
Chết bất đắc kỳ tử là những người chết do bị chém, chết do thú vồ, chết
đuối, chết do sét đánh hoặc chết đột tử. Đây là những cái chết oan uổng xấu
số do vậy người Cao Lan thường chôn xác người chết ngay chỗ xảy ra cái
chết không đem về nhà.
Các lễ diễn ra trong quá trình tang lễ cũng giống như tang ma của
người chết bình thường sau khi chôn cất xong trở về nhà tang chủ tổ chức lễ
cúng bái tổ tiên để tổ tiên biết người chết đã được chôn cất cẩn thận. Sau lễ
cúng báo tổ tiên họ còn làm lễ tẩy uế để khỏi uế tạp đến linh thiêng của tổ
tiên. Như vậy các nghi thức trong đám tang của người dân tộc đối với cái chết
không bình thường thể hiện sự sợ hãi của người trong bản khi có người chết.
2.2. Các nghi lễ trong đám tang của ngƣời Cao Lan
Các nghi lễ trong tang ma của người Cao Lan ở thôn Đồng Găng, xã
Quang Yên, huyện Sông Lô là một hiện tượng văn hóa đặc sắc bao gồm nhiều
nghi lễ khác nhau, phản ánh các quan niệm về lịch sử xã hội, về cộng đồng
dân tộc, về ý thức dân tộc. Vì vậy khi nói tới quá trình làm ma của người Cao
Lan ở Quang Yên không chỉ dừng lại ở các nghi lễ, nghi thức làm ma, mà bao
gồm toàn bộ các quy tắc ứng xử, các hoạt động của cá nhân, cộng đồng có
liên quan tới người chết trong tổng thể một đám tang.
2.2.1. Trƣớc tang lễ
Khi ra đình có người ốm nặng sẽ được anh em con cháu làng xóm
chăm sóc an ủi động viên, mong cho người ốm chóng bình phục, những anh

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ Hßa 19 Líp K36E - ViÖt Nam häc

em thân thiết trong gia đình thay phiên nhau đến túc trực giúp đỡ gia đình
chăm sóc, chữa chạy bằng các loại thuốc. Ngoài ra gia đình còn mời thầy
cúng về lập đàn cúng để cho người ốm được tai qua nạn khỏi. Vì người Cao
Lan quan niệm người ốm là do con ma nó làm, phải cúng nó mới cho khỏi

bệnh trước khi người chết qua đời gọi con cháu vào căn dặn như “bệnh của
tao không thể qua khỏi được, con ma nó bắt tao đi khi tao đi rùi chúng mày
phải làm ăn tốt đấy cho bọn cháu nó theo ”. Gia đình biết người ốm không
thể qua khỏi mới tiến hành chuẩn bị những cái cần thiết cho đám tang. Như
chuẩn bị gỗ tiến hành làm quan tài, gỗ làm quan tài phải là gỗ tốt, cây không
cụt ngọn, không mục nát vì người Cao Lan không có tập quán cải táng.
Ngoài ra chuẩn bị may áo tang, áo tang của người Cao Lan phải là vải
trắng chứ không được làm bằng vải xô, chuẩn bị tiền, gạo, gà, lợn, thực phẩm,
vàng hương, giấy xanh đỏ, cây nứa để làm ma cho người chết. Khi đã qua đời
con cháu vây xung quanh khóc gọi tên người chết nhưng không được cho
nước mắt rơi vào người chết. Người ta đem súng kíp ra ngoài sân bắn một
phát chỉ thiên vừa để tiễn vong hồn người đã chết lên trời, vừa để báo với bản
làng là người đó đã chết. Sau khi tắc thở người ta đưa đồng tiền xu vào mồm
ngậm, con cháu đi lấy các loại lá thơm đun nước, tắm rửa thay quần áo cho
người chết, khiêng thi hài nằm ra chiếu dải giữa nhà rồi đắp chăn màu sáng
qua mặt, căng màn xô tự dệt, tránh con mèo nhảy qua làm vong hồn “giật
mình mất ngủ”. Đặt một cái mâm bên trái thi hài là người con trai mất, bên
phải thi hài là người con gái mất, trong mâm có một bát cơm đắp đầy, một
quả trứng gà luộc bóc ra, một cái chén, một ấm trà, một thỏi cây chuối cắm ba
nén nhang cháy, một cây đèn dầu, cắt cử con cháu quỳ hoặc ngồi chầu trước
mâm thờ vong hồn đầu tiên này. Con cháu, anh em, chú bác, trong họ đến
đem theo một dải vải màu trắng hoặc màu đen dài 2 - 3m quỳ khóc trước
vong hồn, đắp mảnh vải lên người chết tỏ ý thương tiếc người đã qua đời, cho

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
NguyÔn ThÞ Hßa 20 Líp K36E - ViÖt Nam häc

người qua đời một tấm chăn, vuông áo để người chết đi về thế giới bên kia.
Con trai, con gái, con dâu, con rể, để đầu trần xõa tóc đi chân đất, thắt bao
dao ngang lưng. Đợi thầy cúng đến để tiến hành tang lễ.

2.2.2. Trong tang lễ
2.2.2.1. Nghi lễ tắm rửa, lễ khâm liệm, lễ phát tang
Nghi lễ tắm rửa:
Khi gia đình có người sắp qua đời việc đầu tiên người ta phải vuốt mắt,
sau đó làm lễ tắm rửa cho người chết bằng nước lá thơm trước khi khâm liệm.
Trong nước lá thơm bao giờ cũng có lá bưởi, lá mận, lá sả. Người Cao Lan
cho rằng cây bưởi có gai, khi tắm cho người chết có tác dụng yểm tà, lá mận
biểu thị sự trong sạch, lá sả thơm biểu thị cho sự thơm tho. Nghi lễ này là để
người quá cố được sạch sẽ ra đi nhẹ nhàng, trên đường đi không bị ma quỷ
xấu làm hại, cản đường. Người chết được tắm rửa bằng lá thơm, mặc quần áo
cưới nếu là phụ nữ, mặc quần áo mới nếu là nam. Các mảnh vải trắng được
rải xuống nhà cho người chết nằm, những mảnh vải khác được phủ lên kín từ
đầu đến chân. Nếu người chết là nam thì số vải phủ lên người chết là chẵn,
ngược lại nếu người chết là nữ thì số phải phủ lên người chết phải là lẻ.
Những mảnh vải này do con cháu và người trong họ tộc đem đến, một số nơi
họ chỉ cho phép lấy vải do con gái, con trai, con dâu mang đến để phủ qua
mặt, còn vải của con nuôi, con rể chỉ được quan niệm như một lễ trả hiếu bố
mẹ, sau đó phủ chăn lên trên. Chăn phải là vải không có hoa, màu xanh hoặc
máu trắng rồi căng màn lên, màn xô bằng vải xô hoặc vải tự dệt, màn được
trăng lên để tránh mèo nhảy qua.
Khi liệm người Cao Lan trải ít tro xuống dưới quan tài rồi đặt cọng
tranh lên trên tượng trưng cho xương của người, đối với nam đặt từ 6 - 8
cọng, đối với nữ đặt từ 7 - 11 cọng. Hai bên đầu được chèn bằng quần áo cũ
giặt sạch hoặc vải nhằm tránh cho đầu không bị lắc.

×