Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

phong tục cưới hỏi của người việt ở miền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

TRẦN PHƯƠNG LINH

PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI
VIỆT Ở MIỀN BẮC
Chuyên ngành: Việt Nam học

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: Th.S Vũ Ngọc Doanh

HÀ NỘI, 2014


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS, GVC Vũ Ngọc Doanh đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Đồng thời, tôi
cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các quý thầy cô trong khoa Ngữ Văn,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy và trang bị cho tôi những kiến
thức cơ bản trong học tập nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Do trình độ hạn chế nên trong quá trình hoàn thành khóa luận khó tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong sự chỉ bảo thêm của quý thầy cô, sự góp ý
chân thành của bạn bè để giúp tôi hoàn thành và đạt được kết quả tốt hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014



Sinh viên thực hiện

Trần Phương Linh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận này
là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của ThS,
GVC Vũ Ngọc Doanh. Kết quả thu được là hoàn toàn trung thực và không
trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

Sinh viên thực hiện

Trần Phương Linh


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cưới hỏi là phong tục tốt đẹp, mang đậm bản sắc của người Việt. Đó là
một trong bốn nghi lễ quan trọng và được xã hội quan tâm nhiều hơn cả. Ông
bà ta đã dạy rằng: “Trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng”, điều này cho thấy
việc xây dựng hạnh phúc gia đình đã trở thành một quy luật tất yếu khi con
người bước vào tuổi trưởng thành. Ở đời, hạnh phúc nhất là trải qua những
khoảnh khắc trong ngày hôn lễ. Nghiên cứu về phong tục cưới hỏi phần nào

giúp ta hiểu được về một lễ nghi thiêng liêng của dân tộc, mặt khác cho ta
thêm yêu, tự hào về đời sống văn hóa- tinh thần đặc sắc này.
Cưới hỏi thường phải trải qua nhiều bước tương đối khắt khe và thực
hiện các lễ nghi quan trọng của lễ giáo phong kiến. Tuy nhiên, một số lễ nghi
trong cưới hỏi ngày nay đã bị biến đổi đi nhiều, gây lãng phí và dần làm mất
đi vẻ đẹp vốn có của nó. Thực trạng này đã và đang được dư luận xã hội lên
án, phê phán. Điều này cho thấy sự cần thiết phải thay đổi cách nghĩ, cách
làm của nhân dân trong việc tổ chức lễ cưới sao cho phù hợp với cuộc sống và
phong tục, tập quán của nước ta để cưới xin thực sự là ngày vui, ý nghĩa của
đôi lứa, gia đình, người thân và bạn bè.
2. Lịch sử vấn đề
Cưới hỏi là một đề tài không phải là mới. Đã có rất nhiều tên tuổi nổi
tiếng viết về phong tục cưới hỏi của người Việt. Tiêu biểu như:
Hồ Sỹ Tân, Thọ mai gia lễ.
Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục, Nhà xuất bản văn hóa thông
tin, Hà Nội.
Phạm Côn Sơn, Gia lễ xưa và nay.
Lê Như Hoa (1998), Hôn lễ xưa và nay, Nhà xuất bản văn hóa thông
tin, Hà Nội.
Những công trình nghiên cứu này là tiền đề, là cơ sở cho tác giả tham
khảo và viết được bài nghiên cứu này.
1


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phong tục cưới hỏi của người Việt ở miền Bắc
Phạm vi nghiên cứu: Phong tục cưới hỏi của người Việt ở miền Bắc
xưa (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX) và nay (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
4. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
Giúp cho ta có cái nhìn sâu, rộng và toàn diện về phong tục cưới hỏi

của người Việt xưa và nay.
Thấy được đây là một nét văn hóa tốt đẹp của người Việt từ xưa đến nay.
Đề xuất một số giải pháp để giữ gìn, bảo tồn và phát huy trên cơ sở
không làm biến dạng đi phong tục cưới hỏi của người Việt nói chung và
phong tục cưới hỏi ở miền Bắc nói riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát và điền dã
Tổng hợp và tích lũy tư liệu
So sánh và phân tích
Truy vấn thông tin Internet
6. Đóng góp của khóa luận
Bổ sung vào nghiên cứu giá trị văn hóa tốt đẹp trong phong tục cưới
hỏi của người Việt ở miền Bắc.
Đề xuất những định hướng, biện pháp để giữ gìn phong tục văn hóa tốt
đẹp này, cần phải có sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề chung.
Chương 2: Phong tục cưới hỏi của người Việt xưa (từ thế kỉ X đến thế
kỉ XIX).
Chương 3: Phong tục cưới hỏi của người Việt nay (từ thế kỉ XX đến nay).

2


NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Hôn nhân là gì?
Ở các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, hôn nhân là sự liên kết

tự nguyện suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà mà không vì
một mục đích nào khác. Ngoài khái niệm trên, hiện nay, một số luật gia ở
châu Âu và Mỹ quan niệm: “Hôn nhân là sự liên kết pháp lý giữa một người
nam và một người nữ với tư cách là vợ chồng” hoặc: “Hôn nhân là hành vi
hoặc tình trạng chung sống giữa một người nam và một người nữ với tư cách
là vợ chồng”.
Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định: “Hôn
nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn” (Điểm 6, Điều 8). Còn
theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của trường Đại học Luật Hà nội
hôn nhân được hiểu là: “Sự liên kết giữa người nam và người nữ dựa trên
nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, theo điều kiện và trình tự nhất định, nhằm
chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc và hoà thuận”.
Hôn nhân qua các khái niệm này đều phản ánh năm đặc điểm cơ bản:
Thứ nhất, tính tự nguyện trong hôn nhân: Hôn nhân là quan hệ giữa cá
nhân với cá nhân, do đó việc thể hiện ý chí ưng thuận giữa các bên trong hôn
nhân là một trong các điều kiện căn bản để hôn nhân có hiệu lực. Hiện nay,
pháp luật về hôn nhân và gia đình của các nước đều ghi nhận: Không có hôn
nhân khi không có sự tự nguyện.
Thứ hai: Tính bền vững (tính chất suốt đời) của hôn nhân: Pháp luật
hôn nhân và gia đình Việt Nam luôn coi trọng tính bền vững của hôn nhân, vì
truyền thống gia đình Việt Nam và xuất phát từ vai trò hôn nhân là cơ sở: xây
dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững (Điều 1, Luật
hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000).

3


Thứ ba: Tính chất một vợ một chồng: Trong xu thế tiến bộ xã hội (đặc
biệt sự bình quyền giữa nam và nữ), sự khẳng định cá nhân con người ngày
càng lớn, đạo đức mới của con người không những phủ nhận kiểu hôn nhân

một chồng nhiều vợ, hoặc một vợ nhiều chồng như trước, mà đòi hỏi tình yêu
nam, nữ phải biểu hiện trong mối quan hệ thuỷ chung một vợ, một chồng.
Thứ tư, hôn nhân chỉ tồn tại giữa những người khác nhau về giới tính:
Để bảo đảm mục đích của hôn nhân được thực hiện; đồng thời, để bảo vệ yếu
tố đạo đức truyền thống và tính tự nhiên trong hôn nhân, pháp luật của đa số
các nước trên thế giới đều cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính (Việt
Nam quy định tại khoản 5, Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000).
Trong đó, một số nước coi hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính là
tội phạm.
Thứ năm: Tính chịu sự quy định của pháp luật: Cũng như các thiết chế
xã hội khác hôn nhân phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Pháp luật hôn
nhân và gia đình các nước đều có các quy định chặt chẽ về kết hôn , quyền và
nghĩa vụ của vợ chồng về chấm dứt hôn nhân.
1.2. Lịch sử hình thành hôn nhân của người Việt
Các nhà dân tộc học, xã hội học đã tìm thấy những bằng chứng là ngay
từ thuở bình minh của loài người thì sự kết hợp nam - nữ dù còn hoang dã,
bán khai đã mang tính xã hội, tức là có văn hóa. Việc cưới trong xã hội loài
người là biểu thị của văn hóa (đối chọi với cái tự nhiên). Nhờ có hôn lễ mà
con người khác hẳn với loài vật (không còn mang tính bản năng). Các tài liệu
lịch sử, dân tộc học, khảo cổ học ở nước ta về lĩnh vực này còn gặp rất nhiều
khó khăn. Nếu căn cứ vào những truyền thuyết và huyền thoại còn lưu giữ
cho đến ngày nay thì huyền thoại “Sơn Tinh - Thủy Tinh” là cổ nhất và mang
vẻ đặc trưng nhất miêu tả về những tập tục hôn lễ của dân tộc ta. Tuy cái xã
hội được phản ánh trong huyền thoại “Sơn Tinh - Thủy Tinh” đã cách chúng

4


ta mấy nghìn năm nhưng miêu tả về phong tục hôn lễ là rất rõ ràng, cụ thể,
sinh động (Ví dụ đoạn miêu tả lễ hỏi: “một trăm ván cơm nếp, hai trăm tệp

bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chin hồng mao,...).
Việt Nam là một trong những Bách Việt cổ nên ngay từ thuở dựng
nước đã chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Quốc. Nhưng phải đến thời
Bắc thuộc, người Trung Quốc mới áp đặt những lễ giáo Khổng giáo một cách
có hệ thống vào xã hội Việt Nam. Mặc dù hơn một ngàn năm bị lệ thuộc
phong kiến Trung Quốc, có lúc nước ta phải trở thành quận, huyện của Trung
Quốc, nhưng văn hóa bản địa vẫn có sức sống mãnh liệt, không hề bị đồng
hóa, trở thành bản sắc văn hóa Việt Nam và ngược lại đồng hóa nền văn hóa
Trung Quốc. Mặt khác, mặc dù dân ta xưa kia chịu ảnh hưởng của những lễ
nghi Trung Quốc nhưng do điều kiện kinh tế, khí hậu, địa lí và những truyền
thống văn hóa riêng biệt gìn giữ lâu đời nên việc thực hành những lễ giáo ấy
cũng không hoàn toàn giống người Trung Quốc.
Đặc biệt, từ sau thời kì Bắc thuộc, ý thức độc lập dân tộc của người
Việt Nam được đẩy lên cao. Tầng lớp phong kiến thời Lý, Trần đã ý thức
được: sau khi giành lại độc lập tự chủ cho đất nước thì vấn đề cốt yếu là phải
tạo ra cho được một hệ thống phong hóa riêng cho mình. Đó chính là bản sắc
văn hóa Việt Nam. Với ý thức ấy năm 1483, Lê Thánh Tông ban hành Luật
Hồng Đức gồm 721 điều về luật hình, luật hôn nhân và gia đình, luật dân sự
và tố tụng,…tạo cho phong hóa nước nhà có cơ sở pháp lí vững vàng. Năm
1663, vua Lê Huyền Tông đã ban hành điều giáo hóa: “Vợ chồng là gốc luân
thường. Lấy vợ gả chồng phải theo lễ nghĩa, không được suy bì giàu nghèo,
đòi nhiều tiền của. Lấy nhau không phân biệt họ hàng, nòi giống, không được
tham giàu sang mà phối hợp loạn luân thường…”.
Trung Hoa có Chu Công gia lễ, Chu Công lục lễ nhưng ở Việt Nam,
thời nhà Trần, ông Hồ Sĩ Dương (người làng Hải Thượng, sau ngụ ở Hồng

5


Mai, huyện Thọ Xương nên có biệt hiệu là Thọ Mai cư sĩ) đã soạn ra bộ sách

Thọ Mai gia lễ để hướng dẫn con cháu thực hành nghi lễ trong hôn nhân và
tang chế. Sách này vừa phổ thông hóa những nguyên lý căn bản của Khổng
Nho, vừa dung nạp những phong tục bản địa của người Việt. Từ khi ra đời
đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, sách Thọ Mai gia lễ đã có ảnh
hưởng rất sâu đậm trong tập quán hiếu, hỷ của nhân dân ta.
Tuy nhiên, khi nền giáo dục Tây học đã tương đối phổ biến ở các thành
phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, tầng lớp thanh niên có học ở thành
phố đã tiếp thu những nét dân chủ tự do của tư tưởng phương Tây, thì những
mầm mống của tự do yêu đương dẫn đến hôn nhân đã xuất hiện. Nhiều học
sinh, trí thức muốn thoát khỏi vòng tay của cha mẹ trong lĩnh vực quyền
quyết định hôn nhân. Những điều này vẫn bị dư luận xã hội thời ấy phản đối
quyết liệt.
Mãi tới sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tiếp đó là cuộc trường kì
kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm, cả dân tộc ta được giải phóng về
chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa - xã hội, thì quan niệm, nếp nghĩ của nhân
dân ta đã thay đổi trong lĩnh vực hôn nhân. Những nghi thức cưới xin lúc này
thực sự đổi mới: một buổi lễ thành hôn với sự có mặt của hai họ, cô dâu chú
rể, xóm làng hoặc hàng phố, trong đó đại biểu của chính quyền cơ sở tuyên bố
công nhận là đủ. Sau phần tuyên bố công nhận bao giờ cũng có một cuộc liên
hoan mà văn nghệ là thành phần chính, kèm theo là tiệc trà rất đơn giản, nhẹ
nhàng. Những nghi vật giá thú, hình thức cầu kì hầu như bị xóa bỏ. Hôn nhân,
hôn lễ thời kì ấy chịu ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc của “văn hóa kháng chiến”.
Thời ấy, nam nữ yêu nhau, cưới nhau không phân biệt giàu nghèo, sang hèn,
thậm chí có những đôi cưới nhau không cần có sự đồng ý của cha mẹ hai bên,
miễn là họ tìm hiểu rồi báo cáo với tổ chức, được tổ chức chấp nhận thì tổ
chức cưới cho họ. Thực ra, mô hình hôn nhân này lúc đầu chỉ thực hiện ở

6



những người tham gia kháng chiến hay ở những chiến khu, nhưng sau này đã
trở thành phổ biến ở cả nông thôn, thành thị và trở thành “mode” của thời đại.
Vào những thập niên 60 (thế kỉ XX), Bộ trưởng Bộ văn hóa Hoàng Minh
Giám đã quyết định thành lập “Tổ Phong hóa”, cử đồng chí Hà Huy Giáp Thứ trưởng kiêm Bí thư Đảng Bộ văn hóa làm tổ trưởng. Tổ Phong hóa đã
nâng cao nền phong hóa nước nhà kết hợp với thực tiễn cách mạng nước ta.
Mùa thu năm 1968, đồng chí Hà Huy Giáp thay mặt tổ Phong hóa trình bày
trước tiểu ban lí luận văn hóa - giáo dục Trung ương một văn bản quan trọng:
”Vấn đề cải tạo và xây dựng phong hóa trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta”. Tài liệu khẳng định: “Cải tạo và xây dựng phong hóa là yêu cầu
quan trọng vào bậc nhất của cách mạng nhằm góp phần xây dựng một xã hội
mới với những con người mới. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc xây
dựng nếp sống mới trong việc cưới”.
Sau năm 1975, khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng, cuộc sống hòa
bình lập lại, người dân Việt Nam muốn tìm ra một mô hình cho nghi lễ hôn
nhân phù hợp. Tất nhiên, nghi lễ trong hôn nhân không thể trở lại như thời
phong kiến và cũng không thể tổ chức theo kiểu châu Âu, hay kiểu “tuyên
hôn” như thời kháng chiến ở chiến khu. Về việc cưới hỏi thời đó, những hợp
tác xã miền Bắc đã xây dựng những quy ước nhằm tổ chức đám cưới giản di,
lành mạnh, vui vẻ, đỡ tốn kém.
Năm 1985, Bộ văn hóa Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh đã phối hợp phát động xây dựng nếp sống xã hội chủ nghĩa trong thanh
niên. Hoạt động đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng nếp sống văn hóa
trong việc cưới. Năm 1986, Ban chỉ đạo nếp sống mới Trung ương đã ban
hành “nghi thức cưới mới” nhằm khai thác vốn văn hóa truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, đồng thời xác định trách nhiệm của chính quyền nhân dân, trách
nhiệm của gia đình, cộng đồng trong hôn lễ. Đầu năm 1998, chỉ thi 27 -

7



CT/TW của Bộ chính trị và chỉ thị 14 - 1998/CT - TTg của Thủ tướng chính
phủ về “việc xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”
đã ban hành, đã tạo cho hôn lễ dần dần vận hành đúng với xu thế của thời đại,
cũng như đúng với quy luật tồn tại của nó.
1.3. Cưới hỏi là gì?
Dân gian có câu: "Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà. Trong ba việc ấy thật là
khó thay". Cưới là nghi lễ truyền thống quan trọng nhất của cả đời người,
trong đó có nhiều những lễ nghi không thể bỏ qua, vì vậy việc tổ chức một lễ
cưới dù theo phong cách truyền thống hay hiện đại cũng cần được nghiên cứu
hết sức cẩn trọng. Cưới hỏi là một nghi lễ không thể thiếu tại bất kỳ quốc gia
nào trên thế giới. Lễ cưới của người Việt được coi là một trong 4 nghi lễ quan
trọng của đời người, gồm: quan, hôn, tang, tế. Về định nghĩa, lễ cưới hay đám
cưới là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự
chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về cuộc hôn nhân. Với ý nghĩa
này, lễ này còn gọi là lễ thành hôn.
1.4. Lịch sử hình thành và quan niệm của người Việt về cưới hỏi
1.4.1. Lịch sử hình thành
Tổ tiên trực tiếp của loài người là giống động vật sống thành bầy, cho
thấy loài người đã trải qua giai đoạn bầy người nguyên thủy - tập đoàn sớm
nhất của loài người. Tập đoàn đó tồn tại trên cơ sở cùng kiếm ăn chung, cùng
phòng ngừa chung sự xâm hại từ ngoại lai, và cố nhiên sau nữa quan hệ giữa
nam và nữ rất tự do và thậm chí là hơi hỗn loạn. Tình trạng hôn nhân xưa nhất
đó gọi là “Tạp hôn” (Loạn hôn), “trong đó mỗi người đàn bà thuộc về nhiều
người đàn ông và ngược lại. Giữa ông bà, cha mẹ, con cháu, chị em đều
không có sự hạn chế tính giao nào. Trong tình hình đó, con cái chỉ biết đến
mẹ và đương nhiên việc nuôi dậy con cái là công việc chủ yếu của người mẹ”.

8



Diễn biến của chủng tộc loài người về sau ngày càng thay đổi theo sự phát
triển của quan hệ xã hội, ở sự phát triển trong mối liên hệ giữa những tập
đoàn khác nhau của loài người. Những điều đó sẽ dẫn tới sự hôn phối giữa
các chủng tộc khác nhau, hình thành nên một kiểu hôn nhân thứ hai là “Quần
hôn”. “Khác với loạn hôn, hình thức quần hôn cấm đoán mọi việc kết hôn
trong quần thể nguyên thủy, chỉ thực hiện chế độ hôn nhân với các quần thể
khác”. Hình thức hôn nhân này là một sự tiến bộ đáng kể, nó đã hạn chế được
hậu quả xấu do việc hôn phối quần thể gây nên.
Bước sang thời kì tổ chức “Công xã thị tộc mẫu hệ”, thời kì này sức sản
xuất phát triển rõ rệt. Sự phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất chính là tiền đề
cho các tập đoàn sản xuất ổn định và đoàn kết. Mối giây liên hệ, ràng buộc
các tập đoàn này là do quan hệ dòng máu đem lại. Dòng máu đó được sản
sinh bởi sự liên hệ chặt chẽ với nhau giữa hai thị tộc. Do đó, những nhân tố
trên đã tạo điều kiện cho hình thức “hôn nhân ngoại tộc” ra đời. “Hôn
nhân ngoại tộc nghiêm cấm nam nữ trong cùng một thị tộc kết hôn với nhau.
Các thành viên trong thị tộc, dù là nam hay nữ, cũng chỉ được phép kết hôn
với một đối tượng ở thị tộc khác”. Chế độ hôn nhân này là một bước tiến vô
cùng quan trọng, nó không chỉ giữ gìn mối đoàn kết giữa các thành viên trong
cùng thị tộc, hạn chế những mâu thuẫn nảy sinh mà còn góp phần quan trọng
trong việc duy trì nòi giống cho muôn đời sau.
Trong xã hội thị tộc mẫu hệ phát triển, trình độ phát triển sản
xuất ngày càng lớn mạnh. Lúc này đời sống vật chất khá ổn định, nhu cầu
tinh thần nhất là về tình cảm của con người lại càng đòi hỏi cao hơn. Trong
quá trình cùng nhau lao động sản xuất, tình cảm giữa nam và nữ đã bắt đầu
nảy nở. Và nhất là nữ giới họ bắt đầu có khao khát được ở bên cạnh một
người đàn ông để được chia sẻ và cùng gánh vác công việc, hình thái
hôn nhân “Đối ngẫu” dần được hình thành. Đó là sự kết hợp của một cặp đôi

9



tương đối xác định. “Hình thái quá độ này đã đánh dấu bước chuyển biến
từ chế độ quần hôn sang chế độ đối ngẫu hôn là sự “chuộc tội” của đàn bà:
người ta chuộc mình ra khỏi trạng thái cộng chồng thời cổ và giành
lấy quyền chỉ hiến thân cho một người mà thôi. Tức là lúc này hình
thức hôn nhân một nam một nữ đã được hình thành, tạo nên hình ảnh “bạn
đời trăm năm” đầy ý nghĩa. “Hôn nhân đối ngẫu là một cuộc cách mạng lần
thứ nhất về hôn nhân của loài người. Nếu trước đây trong các hình thức
hôn nhân “mông muội”, người con sinh ra không biết mặt cha, không
nhận được sự dưỡng dục từ cha thì nay nó ra đời trong vòng tay yêu thương
ấm áp của cả cha và mẹ. Đồng thời nó còn đảm bảo duy trì nòi giống cho thế
hệ sau thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
Vào thời kì cuối của chế độ “Thị tộc mẫu hệ”, sức sản xuất phát triển
rất lớn đã kéo theo sự phát triển của kinh tế, kéo theo sự thay đổi địa vị của
đàn ông và đàn bà trong nền sản xuất xã hội và trong nền kinh tế gia đình
chính là mấu chốt của sự chuyển từ chế độ mẫu quyền sang chế độ
phụ quyền. Cùng với quá trình chuyển đổi này “hôn nhân đối ngẫu” cũng phát
triển thành “hôn nhân một vợ một chồng”. Khi địa vị xã hội cũng như địa vị
trong lao động của người đàn ông thay đổi, thì người phụ nữ trở về với bản
chất mà tạo hóa ban cho mình, đó là sự mềm yếu, cần được che chở và
thương yêu. Còn người đàn ông cũng khao khát được đem sức cường tráng
của mình để che chở cho những người phụ nữ. Trong quá trình lao động vất
vả, tình cảm luyến ái giữa nam và nữ đã bắt đầu nảy nở. Đặc biệt lúc này
nhận thức đã phát triển cao độ, họ muốn tất cả chỉ là của riêng mình. Do
đó, họ muốn có một hình thức nào đó để thông báo cho mọi người biết,
để hai người chính thức được trở thành vợ chồng, xây dựng một cuộc
sống riêng, bền vững và lâu dài. Theo đó hình thức hôn lễ hay còn gọi là
cưới hỏi ra đời.

10



Trong thời kì “Mẫu quyền” thì hôn lễ được tổ chức ở nhà gái do người con
trai phải đến đó ở rể. Sau đó khi xã hội chuyển sang chế độ “Phụ quyền” thì
người đàn ông lúc này liên hệ mật thiết với gia tộc của mình, dựa vào địa vị
xã hội quan trọng mới giành được để đập tan trật tự hôn nhân của chế độ
“Mẫu quyền”, đưa vợ về nhà mình ở. Và điều này đã trở thành quy luật trong
cưới hỏi ngày nay. Sự thay đổi địa vị lao động nhưng không phải người
phụ nữ không còn sức lao động. Họ vẫn đem lại những giá trị lao động lớn
trong những ngành thủ công. Do vậy, khi gia tộc có người đi lấy chồng, theo
lệ thường, đòi nhà trai một khoản bồi thường nhất định. Đó chính là dấu ấn
về các khoản tiền cheo, tiền cưới trong lễ nghi cưới hỏi ngày nay.
1.4.2. Quan niệm
Trong tâm thức người Việt thì lễ cưới có giá trị cao hơn cả giấy chứng
nhận đăng ký kết hôn. Sự quan tâm lớn của xã hội vào buổi lễ này đôi khi gây
sức ép lên những người tổ chức: họ phải đảm bảo để có thể làm hài lòng
nhiều người tham dự. Trước đây, trong lễ cưới Việt Nam, những người tham
dự thường đem tặng các đồ mừng đám cưới. Quà cưới thường trang trọng,
được bọc giấy điều. Trong đám cưới, ban lễ tân (thường là người thân) đứng
ra nhận quà mừng. Có những đám cưới tổ chức tiệc trà, đơn giản hơn tiệc
cưới thông thường, có ý không yêu cầu người tham dự mang quà mừng. Còn
ngày nay, chỉ với những bạn bè thân thiết của cô dâu và chú rể mới tặng quà
cưới cho hai người và ông bà bố mẹ với những người thân trong họ hàng, trao
quà cưới làm của hồi môn cho đôi tân giai nhân. Còn lại tất cả khách mời đều
mừng bằng phong bì tiền, và đó là cách đơn giản gọn nhẹ nhất, cũng tiện nhất
và hợp ý của người tổ chức.
Thời phong kiến, theo luân lý "tam cương ngũ thường", con cái mà có
cha khi nào cũng ở địa vị phụ thuộc, việc hôn nhân của con cái cha mẹ có quyền
độc đoán và "đặt đâu ngồi đấy". Nếu con cái không bằng lòng với người vợ hay
chồng mà cha mẹ chỉ định thì chỉ có cách bỏ nhà ra đi. Chính sự không cần biết


11


ái tình của con cái, chỉ cốt tìm được nơi "môn đăng hộ đối" là cha mẹ nhờ "mối
lái" điều đình để đính hôn. Ngoài ra, tuổi tác của bố mẹ cô dâu chú rể cũng được
coi là yếu tố quan trọng của “môn đăng hộ đối”. Nếu hai bên bố mẹ cách biệt
quá lớn về tuổi tác thì họ cũng không làm thông gia với nhau.
Người xưa quan niệm mục đích cưới hỏi cốt duy trì gia thống cho nên
việc hôn nhân là việc chung của gia tộc chứ không phải việc riêng của con
cái. Bởi vậy định vợ gả chồng cho con là quyền quyết định của cha mẹ. Nghĩa
vụ của mỗi người đối với tổ tiên, dòng họ là phải truyền giống về sau để "vĩnh
truyền tông tộc”, do đó luân lý cho người “vô hậu” là phạm điều bất hiếu rất
lớn. Việc hôn nhân không những chỉ có nguyên nhân huyết thống mà còn có
nguyên nhân kinh tế. Người vợ không những phải sinh con đẻ cái nối dõi tông
đường mà còn phải làm lụng và coi sóc việc nhà cho gia đình nhà chồng. Hôn
nhân của đôi trai gái còn là việc xác lập mối quan hệ giữa hai gia đình trước
kia “không quen biết” nay trở thành thông gia. Vì vậy cần phải xem xét gia
đình đó có môn đăng hộ đối với gia đình mình hay không.
Quan niệm về tầm quan trọng của một lễ cưới ngày nay vẫn giữ nguyên
vẹn. Thế nhưng việc dựng vợ gả chồng không còn quá phụ thuộc vào cộng
đồng. Thực tế, quyền quyết định ngày nay phần nhiều thuộc về đôi trẻ, cho dù
gia đình có “môn đăng hộ đối” hay không. Việc này cũng cho phép cô dâu và
chú rể được đặt tính cá nhân của mình vào một lễ cưới nhiều hơn.Đứng về
phía pháp luật, chỉ cần đôi nam nữ có giấy đăng kí kết hôn là được pháp luật
bảo vệ. Tuy nhiên, quan niệm chung của tất cả các cặp đôi vẫn là kết hôn phải
được sự đồng ý của hai bên gia đình và thông báo tới họ hàng và bạn bè.
Có thể nói, đám cưới là một trong bốn nghi lễ quan trọng của đời
người, vì vậy, đám cưới không chỉ dành riêng cho cô dâu, chú rể mà nó là mối
quan tâm cho cả gia đình. Do đó, các gia đình Việt quan niệm cần phải kiêng

kị một số điều với hi vọng cuộc sống vợ chồng sau này sẽ suôn sẻ, hòa thuận,
hạnh phúc.

12


Chương 2: PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT MIỀN BẮC
XƯA (TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX)
2.1. Tuổi kết hôn
Người Việt Nam nói chung và người miền Bắc nói riêng rất coi trọng
về vấn đề tuổi tác khi làm bất cứ việc gì. Tuổi tác có đẹp, có hợp thì mọi việc
mới suôn sẻ, tốt đẹp. Đặc biệt, trong chuyện cưới hỏi, tuổi tác để kết hôn còn
quan trọng hơn bao giờ hết. Theo quan niệm phong kiến, con gái con trai
thường độ mười lăm, mười sáu là đã có thể dựng vợ gả chồng, hai mươi ba
tuổi được gọi cưới muộn. Không chỉ có thể, người ta còn cưới cho con cái của
mình từ tuổi mười hai, mười ba tuổi và cũng có nhiều gia đình ước hôn từ lúc
con còn trong bụng.
2.2. Các nghi lễ
Hôn nhân xưa của người miền Bắc tương đối thống nhất về các lễ nghi
cơ bản. Theo hôn nhân truyền thống ở nước ta từ xưa, tục cưới hỏi phải trải
qua sáu lễ: Lễ nạp thái, Lễ vấn danh, Lễ nạp cát, Lễ nạp chính, Lễ thỉnh kỳ,
Lễ thân nghinh.
2.2.1. Lễ nạp thái (Lễ chạm ngõ)
Sau khi mai mối tin đi tin lại, hai gia đình thấy việc thăm hỏi nhau có
thể tiến hành. Nhà trai xin được đặt một cái lễ gọi là lễ nạp thái hay dân gian
còn gọi là lễ chạm ngõ. Đúng ngày giờ tốt như đã thỏa thuận, bà mối dẫn đầu
đoàn nhà trai sang thăm nhà gái. Đoàn này thường bao gồm các bậc cô, dì,
chú, bác,… của chú rể và đặc biệt, không thể thiếu là chú rể. Họ là những
người có tài ăn nói, óc quan sát tinh tế, sắc sảo.
Nội dung của lễ này là hai bên gia đình trao đổi, thăm dò. Trong khi hai

bên trò chuyện, nhà gái kín đáo cho cô gái mà nhà trai ướm hỏi ra chào hỏi
mọi người. Thường là cô gái ra mời trầu, mời nước. Cô gái chỉ xuất hiện một

13


lần rồi trở lại buồng riêng của mình. Đây cũng chính là cơ hội để nhà trai và
chú rể quan sát cô gái. Bà mối yêu cầu cô gái trang điểm nhẹ nhàng, giản dị,
nhưng nhất thiết không được đội khăn mỏ quạ che kín gáy và hai tai. Bởi vì
nhà trai và chú rể không chỉ quan sát mặt của cô gái mà còn ngắm nhìn cả
tướng mặt bao gồm cả mắt, mũi, miệng,…
Khi đã quan sát kĩ lưỡng nét mặt, dáng đi, giọng nói, cử chỉ của cô gái
thì nhất thiết trong họ nhà trai sẽ có một hai bà ra ngoài đi quan sát từ sân,
ngõ, bếp, chuồng trại chăn nuôi,… vì những chỗ đó bừa bãi hay gọn gàng đều
đủ để nói lên tính cách của cô gái. Nếu nhà trai được nhà gái mời ở lại dùng
bữa thì đó sẽ là dịp cho cô gái trổ tài nấu nướng của mình và là điều kiện để
nhà trai thẩm định về công - dung - ngôn - hạnh của nàng dâu tương lai.
Về bản chất, lễ nạp thái này chính là cơ hội để nhà trai đến thăm hỏi,
trò chuyện với nhà gái, thấy được tận mắt gia đình nhà gái (tránh được những
lời nói dối của bà mối) và sau đó nhà trai sẽ quyết định đi đến hôn lễ hay
không. Có nhiều gia đình, sau lễ nạp thái này, hai bên nhà trai nhà gái trở nên
khăng khít và tiếp tục tiến hành lần lượt các lễ tiếp theo. Đôi khi, cũng có
những gia đình sau lễ nạp thái bỏ ý định kết hôn. Vì vậy, buổi ra mắt nhà trai
đòi hỏi nhà gái phải chuẩn bị thật chu đáo, nhà cửa sửa soạn tươm tất, gọn
gàng để làm vừa mắt nhà trai. Bà mối cũng có vai trò hết sức quan trọng trog
vấn đề này, bởi lẽ họ sẽ là người thăm hỏi, dò xét sở thích, thái độ của họ nhà
trai để giúp nhà gái sửa soạn một cách tốt nhất. Ngược lại, bà mối cũng giúp
nhà trai khắc phục những khiếm khuyết để không bị nhà gái từ chối.
Nếu nhà gái nhận lễ thì bước đầu tiên trong chặng đường hôn nhân coi
như đã xong. Nhưng đây không phải là lễ có ý nghĩa ràng buộc hai bên lại với

nhau. Nếu như một trong hai bên có ý định hủy bỏ thì đều có cơ hội làm điều
này bởi lẽ nội dung của lễ nạp thái chỉ là cuộc thăm hỏi bình thường của hai
bên gia đình, họ không hề bàn tính gì về lễ cưới trong cuộc nói chuyện.

14


2.2.1.1. Lễ vật
Lễ vật chủ yếu của lễ nạp thái hay lễ chạm ngõ là trầu cau, ngoài ra có
thể thêm chè, bánh kẹo tùy vào điều kiện của từng gia đình. Thường ở miền
Bắc, số lượng mỗi loại lễ vật phải là chẵn, ví dụ hai gói chè, hai chục cau, hai
chục lá trầu,…
2.2.1.2. Mối lái là gì và vai trò của bà mối
Trong xã hội phong kiến xưa “Nam nữ thụ thụ bất thân” nên hôn nhân
cần phải người môi giới. Nếu yêu nhau, cưới hỏi không cần mối lái sẽ bị chê
trách là “phải lòng nhau” và “mắc phải bùa yêu”. Thường thì khi các con của
mình đã đến tuổi lập gia đình, các bậc phụ huynh thường nhờ đến ông mai bà
mối tìm kiếm cho gia đình họ một “đám” thông gia môn đăng hộ đối. Một số
trường hợp gia đình nhà trai đã tìm được nàng dâu ưng ý cho con trai mình
nhưng không dám thất thố nên phải nhờ tới những người mai mối mở lời trước.
Ngày xưa, nghề “mai mối” rất thịnh hành, người làm nghề này phải là
những ông tơ bà nguyệt thông minh lanh lợi, có tài ăn nói hoạt bát để se
duyên cho các cặp đôi. Khi lần đầu tiên đến đặt vấn đề, người mai mối sẽ đi
một mình, không mang theo lễ vật gì và cũng không vội vàng nói về chuyện
cưới xin, mà chỉ “đánh tiếng” rằng có gia đình nhà khác muốn kết thông gia.
Người mai mối sẽ phải khéo léo giới thiệu về gia đình nhà trai và chàng trai
muốn được làm con rể tương lai để bố mẹ cô gái cân nhắc. Nếu được gia đình
cô gái chấp thuận thì người mai mối sẽ về bàn bạc với gia đình nhà trai và
chọn ngày lành tháng tốt để nhà trai mang trầu cau sang nhà gái chính thức
đặt vấn đề. Trong trường hợp nếu gia đình nhà gái có yêu cầu gì về mặt sính

lễ hay hai gia đình có những vướng mắc trong quá trình diễn ra các nghi lễ
cưới hỏi, họ sẽ thông qua người mai mối để giải quyết. Vai trò của bà mối chỉ
thực sự kết thúc khi đám cưới được diễn ra một cách suôn sẻ, trọn vẹn. Những
người chuyên làm nghề mối lái, nếu đẹp đôi vừa lứa thì bà mối sẽ trở thành ân

15


nhân suốt đời. Lễ tơ hồng xong, tạ bà mối một nửa mâm xôi, nửa con gà kèm
theo chiếc áo lụa. Chẵn tháng con đầu lòng thế nào cũng cố mời bà mối đến
dự để tỏ nghĩa tri ân.
2.2.2. Lễ vấn danh
Đây là lễ mà nhà trai đến để hỏi tên tuổi của cô gái. Trong thời kì
phong kiến, ở nhiều vùng nông thôn miền Bắc, con gái từ khi sinh đến khi lấy
chồng vẫn chưa đặt tên, nếu như gia đình không cho con gái đi học. Con gái
không cần vào sổ họ, sổ làng, không đi học nên cũng không cần dặt tên vội. ở
trong nhà con gái mới sinh ra được gọi là con Hĩm, con Mực, con Chắt
em,...Trong nhà gọi tên gì thì xóm giềng gọi theo tên đó. Đến làm lễ vấn
danh, ông bác hoặc bố mới đặt cho cái tên để ghi trong giấy hôn thú, có khi
chính người mang tên cũng không biết mình mang tên gì trong giấy hôn thú,
vì khi về nhà chồng lại gọi theo tên chồng, khi có con gọi theo tên con, có
cháu đích tôn gọi theo tên cháu. Lễ vấn danh không phải để hỏi tên mà chủ
yếu là hỏi tuổi, để hai họ quyết định đôi nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được
nhau, tuổi xung khắc thì thôi.
2.2.2.1. Lễ vật
Nhà trai thông qua người mối cử một đoàn gồm vài ba người với lễ vật
gồm chè, rượu, trầu cau đến nhà gái.
2.2.2.2. Cách thức tiến hành
Khi nhà trai đến thì nhà gái đưa ra một tờ giấy, trong đó ghi đầy đủ họ
tên, ngày, tháng, năm sinh của cô gái, đôi khi còn bao gồm cả giờ sinh nếu

nhà trai yêu cầu. Có những trường hợp, chủ nhân nhà trai là người cẩn trọng,
giỏi về chữ nghĩa còn gửi thư (qua đoàn nhà trai) sang bên nhà gái nhằm bày
tỏ lễ nghĩa và lòng thành tâm của mình. Nhà gái tiếp nhận lễ, sau đó tiếp tục
dâng thư cùng lễ vật lên bàn thờ để báo cáo từ đường. Để đáp lại lễ nghĩa của
nhà trai, nhà gái cũng viết thư đưa gửi lại cho nhà trai và đưa tiễn họ về. Ý

16


nghĩa của lá thiếp là đế so tuổi hai bên nam nữ xem có tương sinh, tương hợp
hay không. Đây chỉ là một hình thức tin vào lá số, cung, mệnh của dân gian.
2.2.3. Lễ nạp cát
Lễ này trong dân gian còn gọi là lễ ăn hỏi. Sau lễ vấn danh, đôi bên
thấy hợp tuổi nhau thì bên nhà trai liền đánh tiếng để tiến hành lễ ăn hỏi. Lễ
nạp cát thường được tổ chức vào ngày lành, tháng tốt. Nhà trai thường hỏi ý
kiến của nhà gái về các nghi thức cụ thể và lễ vật. Nếu nhà gái muốn số lượng
lễ vật nhiều thì chỉ bày tỏ một cách ý tứ: gia đình nội, ngoại đông, bạn bè
nhiều,...để nhà trai dễ dàng biện lễ.
2.2.3.1. Lễ vật
Ở nông thôn miền Bắc thời kì phong kiến thì lễ vật chủ yếu là một
buồng cau to khoảng ba bốn trăm quả phải nguyên buồng và có cuống râu dài,
dăm chai rượu trắng, một mâm xôi gấc, một cái thủ lợn. Ở thành phố thì có
xôi gấc, lợn quay, trà, rượu hồng, bánh trái, trầu cau,…Đây là những lễ vật
đối với những gia đình khá giả, còn những gia đình nghèo thì lễ vật chủ yếu là
cau trầu, không chè, rượu với số lượng ít. Các đồ lễ mang sang nhà gái
thường được để trên những chiếc mâm đồng mới và bên trên phủ vải đỏ.
2.2.3.2. Thành phần tham gia
Thành phần đoàn ăn hỏi nhà trai có bố, mẹ, ông, bà hai bên nội, ngoại.
Nếu ông nội chú rể còn sống thì ông đi thay bố mẹ. Họ nội phải có ông trưởng
họ và bác của chú rể. Những người mang đồ lễ sang nhà gái phải là nam nữ

trong họ nội. Đoàn đi ăn hỏi mặc áo the, đầu đội khăn xếp. Trong lễ hỏi bắt
buộc phải có chú rể đi cùng vì đây là lần đầu ra mắt gia đình và họ hàng bên
nhà vợ.
2.2.3.3. Các việc cần làm
Bên nhà gái trong dịp này thường mời bà con thân cận nhất đến tham
dự lễ hỏi và làm cơm thiết đãi nhà trai. Cô dâu chỉ cần ăn mặc gọn gàng hơn

17


ngày thường. Trước lúc nhà trai tổ chức lễ ăn hỏi, thường phải lễ gia tiên và
cúng nhà thờ họ. Khi đến nhà gái, người dẫn đầu (ông nội, trưởng họ) dâng lễ
đưa lễ cho nhà gái. Nhà gái ra nhận lễ và đưa một ít lễ vật lên bàn thờ. Sau đó,
bố cô dâu thắp hương khấn vái và thông báo với tổ tiên.
Nội dung chủ yếu trong lễ hỏi là gia đình nhà trai đặt vấn đề chính thức
với nhà gái và nhà gái chấp nhận con rể, thông gia. Nếu lễ hỏi gần với lễ cưới
thì hai bên sẽ bàn tới ngày cưới. Lễ hỏi thường kéo dài khoảng ba mươi phút
đến một giờ. Cô dâu tương lai phải đi đun nước và mang nước lên mời mọi
người, chú rể thì ngồi im một chỗ. Sau khi được sự cho phép của hai gia đình,
chú rể mới được xuống bếp cùng cô dâu.
Trước khi nhà trai ra về có tục “lại quả” cho nhà trai. Nhà gái chia một
phần lễ vật cho nhà trai mang về. Riêng đối với cau, khi chia phải xé, không
được cắt. Phần vật lễ còn lại nhà gái dung để chia cho họ hàng. Chia bánh,
cau, chè,… phải chia theo số chẵn. Việc chia đồ lễ này có ý nghĩa nhà gái
muốn thông báo cho bạn bè, họ hàng, lối xóm biết con gái mình đã đính hôn.
Trước đây, trong thời kì phong kiến, sau lễ ăn hỏi không tổ chức lễ
cưới ngay mà ít nhất là ba tháng, bình thường là một năm hoặc nhiều nhất là
ba năm. Sau lễ hỏi, theo quan niệm phong kiến ở miền Bắc, trai gái đã gần
như chính thức là vợ chồng, hai bên đã thành thông gia, vì vậy, họ phải thực
hiện các nghĩa vụ như khi đã thành gia thất. Trong thời gian này, chàng rể

phải thường xuyên đi lại thăm hỏi gia đình nhà vợ, chăm sóc người già khi
đau ốm, giúp việc khi có việc. Bổn phận đầu tiên của chàng rể là phải “sêu
tết”. “Sêu” tức là mùa nào thức ấy, chàng rể phải mang lễ vật sang biếu bố mẹ
vợ chưa cưới. Vào những dịp tết, chàng rể cũng phải sang tết bố mẹ vợ. Trong
thời gian này, nếu gia đình nhà vợ có tang thì vẫn phải để tang như con rể
bình thường. Vào các dịp lễ giỗ, chàng rể phải đem lễ vật cúng sang nhà gái
để bày tỏ lòng thương yêu vợ cũng như ý thức, bổn phận và chứng tỏ sự gia

18


giáo của gia đình mình. Có những gia đình nhà gái hiếm con, sau khi tiến
hành lễ ăn hỏi thường bắt chàng trai ở rể từ một đến ba năm rồi mới cho cưới.
Thời gian ở rể cũng là khoảng thời gian thử thách: từ lao động đến cách đối
nhân xử thế,…Chính vì vậy, chàng rể thường làm việc không tiếc sức, vui vẻ,
hòa nhã với mọi người.
Cô dâu cũng cần phải sang nhà trai khi có công việc lớn. Gia đình nhà
trai có tang, cô dâu cũng phải để tang như con dâu bình thường. Sau lễ ăn hỏi,
cô dâu chú rể không được phép gặp nhau, trừ trường hợp đặc biệt lắm thì đôi
bên cha mẹ mới cho phép.
2.2.4. Lễ nạp chính
Sau khi nhà trai “sêu tết” đều đặn, mối quan hệ của hai bên gia đình
cũng trở nên khăng khít, nhà trai xem tuổi hợp duyên đôi bên và được nhà gái
chấp thuận ngày, giờ cưới, lúc đó nhà trai chuẩn bị đồ sính lễ để đến xin cưới.
Tùy theo yêu cầu của nhà gái mà đồ lễ nhà trai mang tới là hiện vật hay tiền
mặt. Đây là bước thách cưới. Có những nhà gái đòi hỏi đủ thứ và yêu cầu nhà
trai phải đáp ứng tất cả. Tuy nhiên, có khi nhà gái đòi mười thì nhà trai chỉ có
thể lo được một, hai. Trong thời gian này, tình cảm của hai bên cũng có đôi
phần bị tổn thương.
Các đồ sính lễ do nhà gái tự mua sắm là trang phục của cô dâu, riêng

hoa tai, xà tích do mẹ chú rể mang sang khi đi xin dâu cùng bà mối. Trước lễ
cưới hai đến ba ngày, nhà trai tiến hành đi xin dâu và bao giờ cũng đi vào
buổi sáng. Đoàn đi xin dâu gồm mẹ chú rể, bà mối và một số bà con họ hàng.
Trước khi đi xin dâu, nhà trai làm lễ cáo gia tiên. Đến nhà gái, đồ lễ vật đã
được nhà trai bày ra sân, còn trầu cau, tiền, bánh được đưa vào nhà đặt lên
bàn thờ để trình báo tổ tiên nhà gái.
Lễ vật mà nhà trai dẫn cưới thường bao gồm ba lễ mặn. Đây là ba lễ bắt
buộc dù cho gia đình nhà trai giàu hay nghèo:

19


Lễ nhà tộc trưởng bên vợ.
Lễ tại nhà thờ cậu của vợ.
Lễ gia tiên tại nhà.
2.2.5. Lễ thỉnh kỳ
Tức là nhà trai hẹn ngày xin cưới. Sau lễ nạp chính, nhà trai ra về và
hẹn nhà gái ngày, giờ đón dâu.
2.2.6. Lễ thân nghinh (Lễ đón dâu, rước dâu)
Lễ thân nghinh là lễ mà nhà trai sang nhà gái đón dâu về, chính vì vậy
mà thường được chuẩn bị sang trọng, lịch sự. Việc tổ chức ngày lễ này cần
phải kiêng kị một số điều như: bản thân cô dâu, chú rể không ở thời gian đại
tang, ngày giờ cưới phải tránh các ngày đại kỵ (giờ sát,…) và đồng thời tránh
tháng ngâu tức là tháng bảy Âm lịch.
Sau khi đã định xong ngày, giờ đón dâu, chủ hôn cử người mang trầu
cau đi đến mời ông cầm hương. Ông là người sẽ cầm bó hương dẫn đầu đám
cưới dâu. Thường thì sẽ chọn người đứng tuổi, phúc hậu, gia đình nề nếp, vợ
chồng song toàn, con cháu đông đúc, hòa thuận và đặc biệt là gia đình không
có tang chế.
2.2.6.1. Trang phục của cô dâu, chú rể

Trong ngày cưới, các cô dâu miền Bắc thường mặc bộ áo mớ ba, ngoài
cùng là chiếc áo the thâm, bên trong ẩn hiện hai chiếc áo màu hồng và màu
xanh hoặc màu vàng với màu hồ thủy. Rồi đến áo cánh trắng, cuối cùng là
chiếc yếm hoa đào có dải bằng lụa bạch. Thắt lưng gồm hai chiếc bằng lụa
màu hoa đào, hoa lý, ngoài cùng là thắt lưng sồi xe hay vải sa màu đen, cả ba
thắt lưng đều có tua ở hai đầu. Lúc bấy giờ kiểu trang điểm cho mái tóc thật
đơn giản, chỉ là vấn khăn, đầu khăn gài chiếc đinh ghim, có đính con bướm
vàng chạm bạc, để tóc đuôi gà. Lúc đưa dâu, đi đường đội nón thúng quai
thao (chủ yếu là để che mặt cho đỡ thẹn với mọi người). Chân đi dép cong.

20


Ðồ trang sức có khuyên đeo tai bằng vàng hoặc bằng bạc, cạnh sườn đeo bộ
xà tích, con dao, ống vôi... bằng bạc chạm trổ tinh vi.
Trang phục trong ngày cưới thường thì mặc áo thụng bằng gấm hay the
màu lam, quần trắng ống sớ, búi tóc, chít khăn nhiều màu lam, chân đi văn hài
thêu đẹp.
2.2.6.2. Các nghi lễ chủ yếu
Khi đoàn đón dâu đến ngõ nhà gái, đoàn sắp xếp, chỉnh đốn lại thứ tự.
Cụ già cầm hương cùng với một người đội lễ trầu cau và rượu vào trước.
Mâm lễ ấy được đặt lên bàn thờ, cụ già thắp hương vái, nhà gái vái đáp lễ trả
lại, rồi một vị đứng đầu họ nhà gái cùng ra chào đón đoàn xin dâu vào. Sau
đó, cô dâu và chú rể cùng nhau đứng vái lạy trước bàn thờ tổ tiên, xin phép
gia tiên cho họ được cầm khay trầu đi mời họ hàng, bạn bè. Khi mời, cô dâu
phải chủ động mời trước để chú rể còn biết cách xưng hô. Trước khi về nhà
chông, cô dâu quỳ lạy ông bà, cha mẹ mình. Những người này thường ngồi ở
phía cửa chính và cha mẹ cô dâu sẽ tặng cho cô một vật gì đó làm kỉ niệm, ví
như hoa tai, nhẫn cưới, một ít quan tiền, quạt,… Ông bà, cha mẹ còn dặn dò
con cháu vài lời trước khi về nhà chồng. Và sau đó, chủ hôn nhà trai sẽ nói

với chủ hôn nhà gái ngày giờ tốt để đón dâu và lúc này, đoàn đón dâu bắt đầu
về nhà trai.
Khi đoàn đón rước dâu về gần đến nhà, một người trong đoàn đi về
trước để thông báo cho gia đình. Nhà trai chờ đoàn đón dâu và đến ngõ thì đốt
một tràng pháo. Trước lúc đoàn đón dâu vào cổng, mẹ chồng thường mang
bình vôi tránh sang nhà hàng xóm. Sau khi đoàn đón dâu đã yên vị, mẹ chồng
mới lặng lẽ đặt bình vôi vào chỗ cũ và ra tiếp chuyện.
Trước cửa nhà trai thường đặt một hỏa lò than hồng, cô dâu phải bước
qua để đốt đi những vía dữ cô gặp trên đường. Ở nhiều nơi còn có tục chăng
dây, đóng cổng làng, cổng ngõ. Nhà trai phải chịu tục này khi lấy vợ làng

21


khác do một số người bên làng nhà gái tổ chức. Còn đối với những đám trai
làng lấy gái làng thì có tục chăng dây ngõ hay đóng cổng vào nhà gái. Hình
thức phổ biến là trên đường dẫn vào nhà gái, người ta để một chiếc bàn nhỏ.
Trên bàn có một lọ hoa và một sợi chỉ chăng ngang đường. Khi đoàn nhà trai
đến, người ta đốt một bánh pháo ngụ ý chào và đợi ý tứ của nhà trai. Bố chú
rể phải có lời xin và đưa một ít tiền mừng xin phép cởi dây.
Sau khi cô dâu chú rể về nhà chồng, họ phải làm lễ gia tiên và lễ lạy bố
mẹ chồng. Cô dâu quỳ lạy hai lạy và bố mẹ chồng sẽ tặng cho cô dâu một
món quà. Tại đây, cô dâu, chú rể cũng lạy cả những người bề trên bên nhà
chồng và họ tặng lại quà cho họ. Sau đó, mấy chị em họ nhà chồng đưa cô
dâu đi lễ nhà thờ họ. Tiếp theo, cô dâu trở về nhà chồng và làm lễ “tơ hồng”.
Lễ tơ hồng thường tế ngoài trời phía trước sân nhà. Bàn tế thường thiết lập
ngay sau khi đoàn đón dâu vào nhà, gồm có: hương án, bát hương, bài vị, hai
cây nến và một mâm cỗ. Ông cầm hương khấn trước, cô dâu lễ ngồi và chú rể
lễ quỳ. Cô dâu chú rể đứng hàng ngang trên chiếu trước hương án, lạy bốn lạy
rồi quỳ. Hai bên hương án có hai người chấp sự, một người đọc văn tế, một

người rót rượu, lễ mừng chủ tế một tuần rượu. Văn tế viết trên giấy hồng
điều, đọc xong dìm vào chậu nước đặt trước hương án. Khi văn tế tơ hồng
xong, cô dâu chú rể mỗi người bốn lễ và cùng nhau uống chung một ly rượu.
Sau đó, hai người ăn một miếng trầu, têm chung một quả cau và một lá trầu.
Lễ tơ hồng thường chỉ diễn ra khoảng mười lăm đến ba mươi phút.
Ngoài ra, cưới hỏi thời kì phong kiến ở miền Bắc còn tồn tại một số tục
lệ nữa tương đối phức tạp trước khi diễn ra lễ thân nghinh (lễ đón dâu, lễ
cưới).
* Lễ nộp cheo
Ngày xưa khi chưa có luật lệ bắt buộc trai gái kết hôn với nhau phải
làm giấy giá thú hay đăng kí kết hôn như ngày nay, vì vậy để đảm bảo quyền

22


×