Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Nghi lễ lên đồng của người Việt ở miền Bắc Việt Nam và của người Lào ở Đông Bắc Thái Lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 159 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


SILAPAKIT TEEKANTIKUN


NGHI LỄ LÊN ĐỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT Ở MIỀN BẮC
VIỆT NAM VÀ CỦA NGƯỜI LÀO Ở ĐÔNG BẮC THÁI LAN



CHUYÊN NGÀNH: DÂN TỘC HỌC
MÃ SỐ: 62227001


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TS. NGÔ ĐỨC THỊNH
2. PGS. TS. LÂM BÁ NAM



HÀ NỘI, NĂM 2010
LỜI CAM ĐOAN


1


Mở Đầu

1. Lý do chọn đề tài
Về mặt lịch sử, nghi lễ lên đồng của ng-ời Việt cũng nh- của ng-ời Lào ở
Đông Bắc Thái Lan ch-a có tài liệu nào có thể khẳng định chính xác đ-ợc
nguồn gốc xuất hiện trong xã hội của chúng. Tuy nhiên, trong quá trình phát
triển xã hội chúng luôn luôn tồn tại và phát triển cho đến nay.
Có thể nói nghiên cứu về đề tài này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu
sắc, đó là:
Lên đồng của ng-ời Việt cũng nh- lên đồng của ng-ời Lào ở Đông Bắc
Thái Lan là một tín ng-ỡng cổ nh-ng còn tồn tại, thậm chí vẫn duy trì đến hôm
nay. Tuy nhiên, sự tồn tại và duy trì của chúng ít nhiều phải phụ thuộc vào yếu
tố xã hội, có nơi với điều kiện xã hội thuận lợi tạo cho chúng phát triển trở thành
một tín ng-ỡng hay tôn giáo của một dân tộc, nh-ng có nơi chúng chỉ tồn tại
nh- là sinh hoạt tín ng-ỡng của cá nhân hay nhóm ng-ời.
Trên thực tế, lên đồng không chỉ tồn tại riêng biệt mà còn tác động đến
đời sống xã hội của con ng-ời, nhất là chữa bệnh, thỏa mãn nhu cầu tài, lộc.
Điều này thể hiện rõ tầm quan trọng và cần thiết của lên đồng đối với con ng-ời.
Tuy nhiên, có nơi lên đồng chỉ tác động đến yếu tố chữa bệnh rồi dừng lại ở đó,
có nơi ngoài yếu tố chữa bệnh nó còn tác động đến nhiều yếu tố khác nữa nh-:
thoà mãn nhu cầu tài, lộc v.v
Hơn nữa, lên đồng là thể hiện văn hóa dân tộc, bản sắc dân tộc. Điều này
có thể thấy mỗi dân tộc có đặc tr-ng lên đồng riêng. Nh- lên đồng trong Đạo
Mẫu Tứ Phủ của ng-ời Việt nhập hồn nhiều lần và mỗi lần có thay lễ phục theo
các vị thần linh, còn lên đồng của ng-ời Lào ở Đông Bắc Thái Lan nhập hồn
một lần và không thay lễ phục, nh-ng có cái chung là đều nhập hồn. Có thể nói
lên đồng là một thành tố văn hóa của một dân tộc và nó góp phần tạo nên một
bức tranh chung của văn hóa dân tộc.

2

Nghiên cứu nghi lễ lên đồng của ng-ời Việt ở miền Bắc Việt Nam và của
ng-ời Lào ở Đông Bắc Thái Lan có thể giúp thêm t- liệu cho các cơ quan chức
năng của hai phía định h-ớng hoạt động này sao cho lành mạnh, phù hợp với
bản sắc, truyền thống văn hóa của các c- dân . Đồng thời công trình cũng hy
vọng góp phần định h-ớng các hoạt động này, chống các hành vi lợi dụng lên
đồng để tuyên truyền mê tín dị đoan và tục lệ bất chính.

2. Mục đích nghiên cứu
1. Để hiểu về nghi lễ lên đồng của ng-ời Việt ở miền Bắc Việt Nam. Đây
là địa bàn "khai nguyên" , là cái nôi văn hóa của ng-ời Việt, vẫn bảo l-u nhiều
hiện t-ợng của các hình thái tôn giáo sơ khai, thông qua tìm hiểu lên đồng để
hiểu thêm khía cạnh này.
2. Để hiểu về nghi lễ lên đồng của ng-ời Lào ở Đông Bắc Thái Lan.
Ng-ời Lào (hay ng-ời Isản) ở Đông Bắc Thái Lan vẫn đ-ợc coi là bộ phận c-
dân giữ tục lên đồng tiêu biểu nhất của Thái Lan. Tìm hiểu tục lên đồng của họ
cũng hàm chứa ý muốn tìm hiểu về một phần văn hóa tinh thần độc đáo của bộ
phận c- dân này.
3. Để so sánh một số điểm t-ơng đồng và khác biệt giữa hai đối t-ợng
này. Nghiên cứu sẽ l-u ý so sánh về đối t-ợng hành nghề, căn nguyên của tục
lên đồng, các nghi thức và ảnh h-ởng của nó trong đời sống cộng đồng.

3. Phạm vi và địa bàn nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là nghi lễ lên đồng của ng-ời Việt ở miền Bắc Việt
Nam và của ng-ời Lào ở Đông Bắc Thái Lan. Về địa bàn chính để nghiên cứu,
luận án giới hạn hẹp hơn là phạm vi Hà Nội (chủ yếu là nội thành) và tỉnh
Nakhonratchasima, miền Đông Bắc Thái Lan, cụ thể là ở 3 huyện: Sung Nơn, Sí
Khiu, Pặcthôngchai.

3
Sở dĩ chúng tôi lựa chọn nghi lễ lên đồng của ng-ời Việt làm đối t-ợng

nghiên cứu vì tr-ớc hết, ng-ời Việt là c- dân "chủ thể" của đồng bằng Bắc Bộ và
cũng đ-ợc coi là bộ phận vẫn giữ đ-ợc các giá đồng bài bản nhất. Và chăng, đây
cũng là địa bàn quen biết và chúng tôi đã giành thời gian tìm hiểu trong nhiều
năm (gần 10 năm).
Với ng-ời Lào ở Đông Bắc Thái Lan tình hình cũng t-ơng tự. ở Thái Lan
vùng này đ-ợc coi là khu vực của "văn hóa lên đồng". Tôi đang làm công việc
giảng dạy ở khu vực này và cũng đã giành nhiều thời gian nghiên cứu vấn đề
này nên có điều kiện hiểu biết tốt hơn.

4. Ph-ơng pháp nghiên cứu
Để có thể thâm nhập vào thế giới tâm linh của các ông/bà đồng và có
đ-ợc dữ liệu cần thiết về nghi lễ thì b-ớc đầu phải tiếp cận đ-ợc những đối
t-ợng chính. Hay nói một cách khác là phải có đ-ợc những ng-ời cung cấp
thông tin chính cho ng-ời nghiên cứu. Trong việc tiếp cận với nghi lễ lên đồng
của ng-ời Việt thì đầu tiên tôi làm quen với ông thầy đồng ở ven đô Hà Nội.
Với sự nhiệt tình giúp đỡ của ông, tôi đã đ-ợc tham dự nghi lễ lên đồng rất
nhiều lần do chính ông và các con nhang của ông tổ chức. Và sau đó, tôi đ-ợc
quen biết với một ông thầy cúng do ng-ời quen giới thiệu. Ông đã mời tôi đến
dự nghi lễ lên đồng rất nhiều lần ở một đền và một số điện t- ven đô Hà Nội.
Sau này, tôi đ-ợc quen với một bà đồng do họ hàng của bà giới thiệu. Bà đã mời
tôi tham dự nghi lễ lên đồng do bà tổ chức. Và khi bạn bè cùng giới lên đồng
của bà tổ chức nghi lễ lên đồng, họ cũng mời tôi tham dự. Có rất nhiều lần tôi đi
theo họ đến các đền phủ chính thờ thần thánh trong hệ thống tâm linh của họ.
Đối với nghi lễ lên đồng của ng-ời Lào ở Đông Bắc Thái Lan thì đầu tiên tôi
làm quen với một nhạc công/mo khen. Vì nhạc công là những ng-ời hay có lịch
ngày tổ chức nghi lễ trong tay. Sau khi đi theo anh nhạc công tham dự nghi lễ

4
một thời gian tôi đã quen biết thêm một ông thầy đồng. Tôi đã theo ông đi dự
buổi lễ của con nhang của ông nhiều lần.


Ph-ơng pháp quan sát tham gia
. Tôi sử dụng ph-ơng pháp này khi có dịp
tham dự nghi lễ lên đồng của cả ng-ời Việt và ng-ời Lào. Tôi cố gắng quan sát
mọi hành động đ-ợc diễn ra trong buổi lễ và ghi chép trực tiếp những gì tôi đ-ợc
chứng kiến.

Ph-ơng pháp phỏng vấn
. Tôi sử dụng ph-ơng pháp này để có đ-ợc thông
tin cá nhân của các ông đồng bà đồng. Những cuộc phỏng vấn đó đa số đ-ợc
thực hiện trong buổi tổ chức nghi lễ vào thời gian rành rỗi của họ. Và có một số
tr-ờng hợp tôi đ-ợc phỏng vấn tại nhà riêng của họ.

Ph-ơng pháp mô tả dân tộc học
. Tôi sử dụng ph-ơng pháp này trong quá
trình viết luận án để mô tả tiến trình nghi lễ, các yếu tố trong nghi lễ v.v.

5. Kết quả nghiên cứu
-Hiểu đ-ợc thực chất nghi lễ lên đồng của ng-ời Việt ở miền Bắc Việt
Nam.
-Hiểu đ-ợc thực chất nghi lễ lên đồng của ng-ời Lào ở Đông Bắc Thái
Lan, đặc biệt ở tỉnh Nakhonratchasima.
-Khẳng định đ-ợc điểm t-ơng đồng và khác biệt giữa hai đối t-ợng này.

6. Cấu trúc luận án
Nội dung trong luận án này đ-ợc kết cấu thành 5 ch-ơng bao gồm:
Ch-ơng 1,
Tổng quan về tình hình nghiên cứu
. Đề cập đến vấn đề lý do
chọn đề tài, lịch sử vấn đề, cơ sở lý thuyết và ph-ơng pháp nghiên cứu, phạm vì

và địa bàn nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu v.v.
Ch-ơng 2,
Nghi lễ lên đồng của ng-ời Việt ở miền Bắc Việt Nam
. Nội
dung của ch-ơng này nói đến nghi lễ lên đồng của ng-ời Việt ở miền Bắc Việt
Nam. Thông qua việc miêu tả nghi lễ lên đồng tr-ờng hợp đồng Nguyễn Tr-ờng

5
Sơn. Ngoài việc miêu tả còn có phần phân tích, đặc biệt về vấn đề sự cầu mong
lộc trần của các ông/b đồng. Ngoi ra, cũng đề cập đến việc trở thành ông/bà
đồng của ng-ời Việt ở miền Bắc Việt Nam.
Ch-ơng 3,
Nghi lễ lên đồng của ng-ời Lào ở Đông Bắc Thái Lan
. Đề cập
đến việc miêu t nghi lễ khuồng phi phon của ngời Lo ở tỉnh
Nakhonratchasima tr-ờng hợp của hội bà đồng Noi. Việc tiến hành nghi lễ của
họ đ-ợc phân tích là để thể hiện ý thức lịch sử dân tộc và bản sắc dân tộc. Ngoài
ra, còn đề cập đến việc trở thành ông/bà đồng của ng-ời Lào ở tỉnh
Nakhonratchasima.
Ch-ơng 4,
Nghi lễ lên đồng trong đời sống cộng đồng
. Ch-ơng này đề
cập đến vấn đề trị liệu trong nghi lễ lên đồng của ng-ời Việt cũng nh- ng-ời
Lào ở tỉnh Nakhonratchasima. Ngoài ra còn đề cập đến vấn đề giới trong nghi
lễ lên đồng của hai đối t-ợng này.
Ch-ơng 5,
Nghi lễ lên đồng và xã hội đ-ơng đại
. Nội dung của ch-ơng
này đề cập đến sự thăng trầm của nghi lễ lên đồng trong xã hội đ-ơng đại.
Trong thời buổi kinh tế thị tr-ờng nh- hiện nay, nghi lễ lên đồng càng phát triển

mạnh. Nhng nghi lễ khuồng phi phon của ngời Lo đang trong tình trạng
giảm sút.



6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Nghi lễ lên đồng của người Việt
1

Thực ra nghi lễ lên đồng trong tín ngưỡng Tứ Phủ của người Việt đã
được nhiều nhà nghiên cứu trong cũng như ngoài nước tiến hành nghiên cứu từ
lâu với cách nhìn nhận khác nhau và đến nay với sự huyền bí ấy vẫn có không ít
nhà nghiên cứu, già lẫn trẻ trong đó có tôi, cứ theo đuổi nghiên cứu đề tài này.
Tài liệu đầu tiên tôi tìm được dựa theo năm xuất bản từ xưa đến nay
2

của ông Phan Kế Bính. Trong cuốn sách Việt Nam phong tục (3) của ông, xuất
bản đầu tiên năm 1915, có phần viết đến lên đồng trong tín ngưỡng Tứ Phủ.
Theo ông những người lên đồng đó gọi là Đồng Cốt, thờ về Chư vị. Những
người thờ bà Liễu Hạnh công chúa, Thượng Ngàn công chúa gọi là đồng Đức
mẹ, thờ các vị Hoàng Tử gọi là đồng Đức ông, thờ các vị Cậu gọi là đồng Cậu
quận, thờ các Cô gọi là đồng Cô. Người nào Chư vị bắt đồng phải ngồi đồng
hầu bóng thánh. Ngoài cung cấp thông tin tác giả còn có lời phê phán rằng
những người tin vào Đồng Cốt là những người có lòng mê tín.
Cuốn sách Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh (1) cũng có
phần nói đến lên đồng. Đó là, những người thờ Chư vị gọi là đồng cốt hay bà

đồng. Đàn bà con gái xem bói hay nằm mộng thấy có số thờ phải đến làm lễ
đội bát hương ở tĩnh hay phủ để xin làm con công đệ tử. Người bị các bà công
chúa (con Ngọc Hoàng) bắt làm con đồng gọi là đồng Đức mẹ, con đồng các
ông Hoàng tử gọi là đồng Đức ông, còn đồng Cậu quận và đồng Cô là con đồng
của những vong hồn các con trai con gái nhỏ chết nhằm giờ thiêng. Trong hàng


1
Theo tài liệu, lên đồng của người Việt có hai dòng: (1) là dòng thờ Đức Thánh Trần và (2) dòng thờ Tứ Phủ
hay thờ Mẫu. Nhưng ở đây tôi chỉ đề cập đến lên đồng của dòng thờ Tứ Phủ mà thôi.
2
Khả năng tôi chỉ đọc được tài liệu bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Thái Lan.


7
Chư vị được nhân dân sùng bái hơn cả là thánh Liễu Hạnh. Mỗi năm cứ mùng
8 tháng 3 âm lịch là ngày vía Mẫu thời các bà đồng họp lại ở hội Phủ Dầy để lễ
bái và lên đồng, tục gọi là hội Bà Cốt. Ở hội ấy các bà đồng lại thi nhau và gieo
âm dương xin thánh cử người trúng tuyển làm bà Đồng quan. Ông kết luận
rằng chỉ là một mớ mê tín nhảm nhí.
Cuốn sách Văn minh Việt Nam của Nguyễn Văn Huyên (11) có phần nói
đến lên đồng như là một sinh hoạt đạo Lão dân gian Việt Nam, đó là việc thờ
Chư vị. Chư vị là những thần linh nữ nam ở ba thế giới, Tam phủ: Thiên phủ,
Địa phủ và Thủy phủ. Những người làm bà đồng là do Chư vị chọn , qua nằm
mộng hay đột nhiên cảm thấy thần kinh bải hoải, chán công việc nội trợ và gầy
đi. Thường thường, người ta trước hết làm thoả lòng Chư vị bằng cách đội bát
hương, với sự giúp đỡ của người coi đền và một người cung văn. Bà ta ngồi
thụp trước bàn thờ, trên đầu đặt một cái mâm hay một cái hộp sơn đựng những
bát hương đầy tro, trong đó cắm những nén hương. Nếu việc đội bát hương
không làm cho người ốm qua khỏi, buộc phải để người đó làm bà đồng. Khi đã

trở thành bà đồng thì phải đến bàn thờ lên đồng hầu Chư vị đều đặn, nhiều bao
nhiêu càng tốt bấy nhiêu nếu muốn được khoẻ mạnh và phát tài.
Cuốn sách Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam của Toan Ánh (2) trong phần
biến thể của đạo Lão cũng có nói đến Đồng Cốt. Đồng Cốt là những người có
căn thờ về Chư vị như Liễu Hạnh công chúa, Cửu Thiên Huyền nữ, Thượng
ngàn công chúa hoặc các vị Hoàng tử, các cậu các cô. Đồng Cốt chia ra đồng
Đức mẹ, đồng Đức ông, đồng cậu, đồng cô tùy theo người có căn thờ theo vị
nào. Có người có căn số thờ một vị, có người theo căn số phải thờ nhiều vị.
Những người có căn số phải thờ là những bà cô hay đau yếu, nằm mơ thấy bay
lên không lội dưới nước. Khi đi xem bói là được bảo có số thờ, thánh bắt đồng.
Những người có số thờ phải đội bát phù hương xin làm con công đệ tử ở một
cửa điện. Có người chỉ phải đội bát phù hương, có người được Chư vị bắt đồng


8
thì phải ngồi bóng thánh. Những ngày rằm, mồng một, tuần tiết, hoặc khi có
người nào đau yếu đến điện kêu cầu, đều có ngồi đồng hầu bóng.
Cuốn sách Mê tín dị đoan-một tệ nạn xã hội cần xóa bỏ do Trương Thìn
chủ biên (30) có nói đến lên đồng, là một hình thức biểu hiện tính chất cuồng
tín, nhảm nhí nhất của mê tín dị đoan. Bọn làm nghề đồng bóng thường đánh
vào tâm lý những người phụ nữ lạc hậu, kém hiểu biết, nhất là đánh vào tâm lý
những người hay đau ốm hoặc con cái khó nuôi, hiếm muộn cho là mình cao số
nặng, có số thờ, nên phải sắm lễ vật để đội bát nhang, ngồi đồng để được ngồi
nghe thánh dạy hoặc để xin tàn nhang nước thải , bùa bèn giải vận hạn, trừ ma,
trị bệnh v.v Đồng bóng đi liền với ăn uống, hút sách, với trưng diện khăn
chầu áo ngự, với đàn ngọt hát hay của cung văn nên cũng là một hình thức khá
hẫp dẫn đối với bọn ăn không ngồi rồi kiểu nhàn cư.
Dùng âm nhạc, hát và múa vào đồng cốt chính là một thủ đoạn nhằm kích
thích thần kinh, gây thêm không khí huyền ảo và tạo nên sự hấp dẫn để thu hút
người mê tín, kể cả những người vốn trước đó còn chưa tin vào thần thánh.

Trong một đám ngồi đồng có cung văn vừa đàn vừa hát, làn điệu và lời hát như
vừa nịnh nọt vừa dỗ dành vừa nhún nhảy. Trong khi đó người ngồi đồng tự cảm
thấy có thánh nhập vào cộng thêm mùi hương trầm quyện với mùi hoa thơm,
đôi khi còn ngụm một chén rượu. Đầu bỗng thấy nằng nặng. Rồi mê đi, những
lời nói vu vơ như vừa ở thế giới vô hình nào hiện về. Thế là người xung quanh
cho là thánh đã nhập vào người ngồi đồng. Lời nào cũng là lời thánh truyền,
Mẫu dạy được những người mê tín vừa run sợ vừa tôn kính và nghe theo. Thủ
thuật duy nhất của tệ đồng bóng là triệt để tận dụng lòng mê tín của mọi người,
dẫn họ đến cuồng tín. Những người có bệnh và gia đình họ một khi đã phải nhờ
đến quyền uy của thần thánh thì trong lòng họ phải có một sự tôn kính thành
tâm nhất định. Thế mà thánh truyền uống nước tàn hương nước thải, xoa quết


9
trầu vào chỗ đau, dù bẩn thỉu thế nào họ cũng làm theo. Chính vì sự cuồng tín
này mà không ít trường hợp đã dẫn đến hậu quả tai hại tiền mất tật mang.
Cuốn sách Hát Văn do GS.TS. Ngô Đức Thịnh chủ biên (37), dù tên sách
mang nặng về âm nhạc nhưng trong đó phần nói về lên đồng lại đi song song
với hát văn. Tác giả cho biết, nghi lễ lên đồng thường diễn ra nhiều dịp trong
năm. Trước khi lên đồng, người lên đồng phải chọn ngày lành, báo trước chủ
đồng đền, mời bạn bè, mời hai người hầu dâng, mời cung văn. Ngoài ra phải
chuẩn bị các lễ vật dâng cúng, phải sắm trang phục theo nguyên tắc là mỗi giá
đồng phải có một trang phục riêng. Các bước tiến hành trong lên đồng là Thánh
giáng và thánh thăng, thay lễ phục, thắp hương làm phép, múa đồng, ban lộc và
nghe chầu văn, thánh thăng. Những vị thánh giáng đồng gồm các giá: thánh
Mẫu, Quan, Chầu, Ông Hoàng, Cô, Cậu. Tác giả kết luận rằng từ góc độ
Folklore, lên đồng là một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể và là một hình
thức sinh hoạt tín ngưỡng–văn hóa cộng đồng.
Cuốn sách Đạo Mẫu ở Việt Nam do GS. TS. Ngô Đức Thịnh chủ biên
(36). Về nội dung nghi lễ lên đồng trong cuốn sách này không khác nhau lắm

với nội dung trong cuốn sách Hát Văn trước đây. Tuy nhiên, tác giả đã bổ sung
thêm về sự phân tích khác nữa đó là, lên đồng là một hình thức diễn xướng dân
gian và một loại hình sân khấu tâm linh. Vì trong buổi hầu đồng còn có hình
thức múa gọi là múa đồng. Múa có rất nhiều điệu múa và nhiều đồng tác khác
nhau. Các điệu múa đó đã thể hiện sự tái sinh của các thần thánh. Cho nên với
sự kết hợp giữa âm nhạc lời hát và điệu múa nó đã tạo nên một sân khấu tâm
linh riêng trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam.
Cuốn sách Tín ngưỡng thờ mẫu ở miền Trung Việt Nam do Nguyễn Hữu
Thông chủ biên (38) cũng có phần nói về hiện tượng đồng bóng. Tác giả cho
rằng, với sự khắt khe đối với phụ nữ của xã hội phong kiến xưa đã tạo cho hiện
tượng đồng bóng phát triển. Đối tượng chính của nghi thức này là người phụ nữ


10
cho nên việc tham gia của họ là để chuyện bức phá khỏi thế giới thực đã nhốt
kín họ trong cuộc sống thường ngày. Mặc dù ban đầu tác giả lý giải hiện tượng
đồng bóng với mặt tích cực của nó. Tuy nhiên cũng có phần nói đến mặt tiêu
cực đó là một số người lợi dụng thế lực của thần linh qua mối giao hòa bí ẩn
giữa chủ đền-giá đồng-thần linh do họ dựng nên tạo ra những biểu hiện vi phạm
pháp luật và ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống người khác như: việc lạm
dụng đồ mã nhang đèn không đúng nơi quy định; hình thức chữa bệnh bằng các
loại bùa chú, tàn nhang, nước thải; phải bỏ một số tiền quá lớn ngoài khả năng
chi trả để mua sắm lễ vật tiến cúng.
Cuốn luận án The Religion of The Four Palaces: Mediumship and
Therapy in Viet Culture của Hien Thi Nguyen (88) là một tác phẩm nói đến tín
ngưỡng Tứ Phủ và nghi lễ lên đồng rất đầy đủ và có hệ thống. Nội dung luận án
đã đề cập đến hệ thống thần linh của tín ngưỡng Tứ Phủ, nghi lễ lên đồng, sự trở
thành ông đồng bà đồng, đồ cúng lễ v.v. Tác giả đã kết luận rằng lên đồng là
hình thức diễn xướng văn hóa và diễn xướng chữa bệnh trong văn hóa truyền
thống người Việt.

Cuốn sách Bước đầu học Phật-Mê tín chánh tín của Hòa Thượng Thích
Thanh Từ (29) cũng có phần nói đến lên đồng với tên gọi là đồng cốt. Tác giả
cho rằng đồng cốt là hiện tượng mê hoặc khủng khiếp. Những kẻ làm ông
đồng, bà cốt đều là người sống trong trạng thái bất bình thường. Bản thân họ đã
mất hết khả năng tự chủ, họ bị sai sử bởi một ma lực huyền bí nào đó. Những
ma lực tựa vào đồng cốt đều là sức của quỷ thần. Vì sợ người đời không tin nên
chúng mạo xưng những danh hiệu cho to để gây uy tín.
Bài Lên đồng-kho tàng sống của di sản văn hóa Việt Nam của TS. Frank
Proschan (34), phân tích rằng lên đồng là bảo tàng sống của văn hóa và lịch sử
Việt Nam. Nó là một nguồn văn hóa, một kho tàng của nhiều loại nghệ thuật
truyền thống, một cái "giếng văn hóa" để cho những người hầu đồng sử dụng


11
trong khi biểu diễn. Ông lấy thí dụ như trang phục và các sản phẩm dệt trong
buổi trình diễn. Ông cho rằng những trang phục ấy hiếm khi còn được nhìn
thấy trong cuộc sống hàng ngày, ngoài các cuộc lên đồng. Những trang phục đó
được người thợ thủ công tiếp tục sáng tạo và được các ông/ bà đồng sử dụng
trong buổi lên đồng. Mặc dù nó hoàn toàn không giống như trang phục của các
quan lại xưa, nhưng được sự lựa chọn gần giống để thay thế. Ông còn đề cập
đến những nhân vật huyền thoại và lịch sử đã được các ông/ bà đồng làm sống
lại bằng việc diễn tả những hành động và điệu bộ đặc trưng của các nhân vật đó.
Và là một cuộc „biểu diễn văn hóa‟ có tính chất khuôn mẫu về giới và tộc
người. Vì trong buổi lên đồng có các vị nam và nữ thần đã được ông/ bà đồng
lựa chọn để trình diễn và các thần linh có nguồn gốc dân tộc thiểu số cũng được
xuất hiện trong buổi lên đồng.
Bài Lên đồng ở Việt Nam-một sinh hoạt văn hóa tâm linh mang tính trị
liệu của TS. Nguyễn Kim Hiền (34), nhìn nhận lên đồng như là một sinh hoạt
văn hóa tâm linh mang tính trị liệu. Tác giả cho rằng lên đồng được sử dụng
như là một biện pháp trị liệu thực sự có hiệu quả. Vì nó có tác dụng điều chỉnh

những bất ổn tinh thần của một số người. Hiệu quả trị liệu nổi bật của lên đồng
dựa trên sự kết hợp gắn bó của các phương tiện trị liệu mang tính tâm thể (âm
nhạc trong cơ cấu nghi lễ là một nhân tố đặc biệt quan trọng) với các phương
tiện trị liệu mang tính tâm lý xã hội (trong đó hệ thống giải thích bệnh trong cơ
chế biểu tượng đóng vai trò cơ bản) làm nên tác dụng trị liệu tổng hợp của hiện
tượng lên đồng. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng lên đồng không phải là một trị
liệu hướng đến sự hoàn thiện tuyệt đối, nhưng nó là một cách nhận thức lại về
một tọa độ lịch sử xã hội và văn hóa của một cá nhân và cộng đồng để có điều
kiện xác định được vai trò xã hội của mình, làm thức tỉnh và cảm nghiệm thấy ở
mình một năng lực sống mới mạnh mẽ và có ý nghĩa hơn trước trong một cộng
đồng ít nhiều chia sẻ những cảnh ngộ với mình.


12
Bài Tín ngưỡng lên đồng từ cái nhìn của người trong cuộc của PGS. TS.
Lê Hồng Lý (34), nhìn nhận lên đồng từ khía cạnh của người trong cuộc. Tức là
cho một bà đồng tự kể chuyện về bản thần họ theo phương pháp tiểu sử bản
thân (life story). Chuyện kể (Narrative story) của một nhân vật đó đã bắt đầu từ
lúc bé và lớn lên. Rồi nhân vật đó đã tiếp cận sinh hoạt đồng bóng như thế nào.
Và cuối cùng nghi lễ lên đồng đã đem lại những gì cho bản thân họ. Tác giả
còn có vài nhận xét rằng, mục đính của lên đồng là để thoả mãn những nhu cầu
tâm linh và mặt khác thoả mãn cả nhu cầu tôn giáo lẫn văn hóa của một tầng lớp
khá giả, giàu có. Và với sự bấp bênh của nền kinh tế thị trường chưa ổn như
hiện nay làm cho họ phải dựa vào thần thánh để cầu mong trông cậy.
Bài Spirit Performance and the Ritual Construction of Personal Identity
in Modern Vietnam của Kirsten W. Endres (59) cũng là bài nghiên cứu về lên
đồng nhưng đối tượng chính là các ông đồng bà đồng. Tác giả cho rằng nghi lễ
lên đồng đã giúp cho ông đồng bà đồng có lời giải thích về bản thân của họ
thông qua cái gọi là “căn số”. Như người hay nóng tính là vì có căn thần linh
hay nóng tính, người thất bại trong buôn bán vì không tin vào “căn số” phải thờ

thần thánh cho nên bị thánh phạt, người có tính cách ái nam ái nữ vì có căn
“cô”.
Cuốn sách Lên đồng: hành trình của thần linh và thân phận của GS. TS.
Ngô Đức Thịnh (31) cũng là một cuốn sách được nâng cao từ cuốn sách Hát
Văn và Đạo Mẫu ở Việt Nam đã được công bố trước đây. Nếu nội dung của
cuốn sách trước nhấn mạnh nhiều về tính hệ thống và khía cạnh văn hóa thì nội
dung trong cuốn sách mới này là bổ sung thêm về khía cạnh con người, là
những người trong cuộc. Các câu chuyện cá nhân của ông đồng, bà đồng được
bổ sung thêm rất phong phú và sinh động, ngoài ra hiện tượng tín ngưỡng-văn
hóa này cũng được ông phân tích thêm với nhiều góc nhìn mới khác nhau như:
khía cạnh tâm sinh lý, khía cạnh giới, khía cạnh shaman giáo. Về khía cạnh tâm


13
sinh lý, ông cho rằng nghi lễ lên đồng giúp các ông đồng bà đồng, là những
người đã bị cơ đầy, bị điên, bị ốm v.v. tái hòa nhập với cộng đồng như người
bình thường sau khi làm lễ mở phủ hay trở thành con nhang của tín ngưỡng này.
Về khía cạnh giới, tác giả cho rằng lên đồng là hệ thống văn hóa gắn liền với
giới tính nữ, phụ nữ là những người chiếm số đông trong việc tham gia nghi lễ.
Về khía cạnh shaman giáo, tác giả cho rằng lên đồng là dạng thức nhập hồn
nhiều lần của người Việt. Trên là những cố gắng của tác giả cho việc giải thích
hiện tượng tín ngưỡng văn hóa này một cách toàn diện.
Các tài liệu trên cho thấy, lên đồng trong tín ngưỡng Tứ Phủ của người
Việt đã được các học giả nhìn nhận với thái độ hay khía cạnh khác nhau. Nhiều
học giả đã nhìn nhận hiện tượng tín ngưỡng này như là một sinh hoạt mê tín dị
đoan (Phan Kế Bính, Đào Duy Anh, Toan Ánh, Trương Thìn, Hòa Thượng
Thích Thanh Từ). Nhiều học giả lại khẳng định là bản sắc văn hóa dân tộc
(Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan). Nhiều học giả thì cố gắng khai thác chức
năng của nó như là một nghi thức chữa trị bệnh tật (Hien Thi Nguyen, Nguyễn
Kim Hiền). Nhiều học giả lại cố gắng khai thác từ khía cạnh cá nhân ông đồng

bà đồng (Lê Hồng Lý, Kristen Endres).

1.1.2 Nghi lễ lên đồng của người Lào ở Đông Bắc Thái Lan
Người Lào ở Đông Bắc Thái Lan có nghi thức lên đồng duy nhất đó là
“người hát ma trời”/mo lăm phi phả. Cũng như thế giới lên đồng trong tín
ngưỡng Tứ Phủ của người Việt, thế giới lên đồng của người Lào cũng đã được
nhiều nhà nghiên cứu khám phá với cách nhìn nhận khác nhau. Dưới đây là các
công trình nghiên cứu về lên đồng của người Lào sẽ được tôi trình bày theo thứ
tự thời gian.
Cuốn luận văn của Kittaya Savengjareon (99). Nghiên cứu đối tượng
“mo lăm phi phả” ở tỉnh Loi ệt và cho rằng “mo lăm phi phả” là một hình thức


14
chữa trị dân gian thông qua lễ nghi. “Mo lăm phi phả” chữa trị bằng mời ma
trời/phi then để giúp tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị. Thông thường người
ốm sẽ làm lễ cúng cho ma/phi hài lòng là sẽ khỏi bệnh.
Bài Phi phả: việc chữa trị bằng tín ngưỡng dân gian (104) là bài phỏng
vấn một người phụ nữ làm “mo lăm phi phả” ở một làng ở Đông Bắc. Bà “mo
lăm phi phả” kể rằng những người có thể chữa bệnh cho người khác phải là
người đã nhận bát nhang/ Khai từ người thầy “mo lăm phi phả” trước. Người là
“mo lăm phi phả” có cả nam lẫn nữ giới, đàn ông thì có ma trời nữ nhập còn
đàn bà thì có ma trời nam nhập và tin rằng họ là đôi cặp của nhau. Chính vì
vậy, khi chữa bệnh họ sẽ cầu xin cặp của mình ở trên trời giúp tìm ra ma/phi
nào làm cho người ốm đau với tiếng khèn đệm của “mo khèn”. Khi đến ngày
rằm tháng 3 và tháng 6 mỗi năm họ sẽ tổ chức lễ “lông khuồng” ở nhà “mo lăm
phi phả”.
Bài Tục Lông Khuồng lăm phi phả của Kovit Kaiyasit (94). Nghiên cứu
đối tượng này ở làng Bungpha xã Latkhao huyện Chokchai tỉnh
Nakhonratchasima. Tác giả cho rằng nghi lễ “Lông khuồng lăm phi phả” xuất

phát từ quan niệm dân gian về ma tổ tiên, đồng thời là nguyên nhân khiến con
cháu ốm đau. Việc “lăm phi phả” là để thờ cúng ma tổ tiên đã phù hộ và giúp
đỡ cho con cháu khỏi bệnh. Mỗi năm người đã khỏi bệnh sẽ cùng nhau tổ chức
lễ “lông khuồng lăm phi phả” đầu tiên ở nhà đồng thầy/Khu Ba Nhài và sau đó
sẽ đến lần lượt ở nhà của các con nhang. Nhạc cụ sử dụng trong buổi lễ chỉ có
trống và khèn.
Báo cáo nghiên cứu khoa học Vai trò của thầy lang trong xã hội nông
thôn I-sán của Phicha Uitakul (93) cũng có phần nói về “mo lăm phi phả”. Tác
giả đã nghiên cứu trường hợp một người phụ nữ “mo lăm phi phả” ở làng
Nongtakai xã Nonsaat huyện Khonsavan tỉnh Chaiyaphum. Tác giả cho rằng
“mo lăm phi phả” là một hình thức chữa trị dân gian. “Khu Ba” là người mời


15
ma trời/phi phả hay ma Ông Từ nhập để báo những nguyên nhân gì khiến người
ốm và nên chữa trị như thế nào. Mỗi năm sẽ tổ chức nghi lễ “Lông Khuồng” ở
nhà “Khu Ba” để tạ ơn ma trời cùng sự tham gia của những người đã chữa khỏi
bệnh, gọi là “Lục Nỏng”.
Cuốn luận văn của Chaiyon Paopan (100). Nghiên cứu “mo lăm phi phả”
ở huyện Borabu tỉnh Mahasarakham và cho rằng “mo lăm phi phả” là một hình
thức chữa trị dân gian. Ngoài ra, “mo lăm phi phả” còn có vai trò động viên
cho người ốm chống bệnh tật và có sự đoàn kết trong cộng đồng bản làng.
Bài Phi Phả Phạ Nha Then của Bunyong Ketthet (92) đề cập đến tục thờ
Phi Phả Phạ Nha Then/ma trời của người Lào ở Đông Bắc Thái Lan. Tác giả
cho rằng Phi Phả Phạ Nha Then là một loại ma tối cao nhất trên các loại ma
khác được dân tôn thờ. Ma tối cao này sẽ giúp đỡ dân khi gặp những khó khăn
hay tai hại, vì vậy có nghi lễ liên quan đến ma tối cao này. Như là nghi lễ hát
ma trời/lăm phi phả để chữa bệnh, ngoài ra còn có nghi lễ xuống sân/lông
khuồng phi phả được coi là lễ tạ ơn ma trời. Phi Phả Phạ Nha Then còn là biểu
tượng giữa con người với thiên nhiên, con người với siêu nhiên. Những hành

động được thể hiện trong lễ xuống sân/lông khuồng như trêu đùa hay nói về
chuyện trai gái đã giúp cho những người tham gia thoải mái tinh thân và tạo sự
đoàn kết trong cộng đồng. Ngoài ra còn giúp người ốm đau có tinh thần chống
đối với bệnh tật.
Bài phóng sự tín ngưỡng thờ cúng Phi Phả-Viêng Chăn của Sompong
Chaosuon (103). Đề cập đến việc thờ cúng Phi Phả-Viêng Chăn của người dân
làng Popan xã Tung Alun huyện Chokchai tỉnh Nakhonratchasima. Nghi lễ này
có người phụ nữ 52 tuổi đứng ra tổ chức vào ngày mụng 3 tháng 6 (tháng 5
dương) hàng năm. Những người tham gia đa số là người phụ nữ và sẽ cùng
nhau múa để cúng Phi Phả và Phi Viêng Chăn với tiếng khèn đệm của nhạc


16
công/mo khen. Sau buổi lễ họ cùng nhau nấu nướng và ăn trong không khí vui
mừng.
Cuốn luận văn Phương pháp điều trị dân gian: Nghiên cứu trường hợp
Mo Lăm Phi Phả ở làng Nong Yai, huyện Venh Noi, tỉnh Khon Ken của Mariko
Kato (101), cho rằng “mo lăm phi phả” là một hình thức điều trị bệnh tật do sự
hành động của ma/phi, nói một cách khác là do ma/phi làm. Nghi lễ thường
được tổ chức ở nhà người ốm đau và sau đó người ốm phải dâng lễ “khương
cảo” để trở thành con nhang/ “lục sịt” của phi phả. “Mo lăm phi phả” có ảnh
hưởng rất nhiều với cá nhân người ốm cũng như cộng đồng ở thôn quê. Vì vai
trò của mo lăm phi phả ngoài giải thích bệnh tật và động viên cho cá nhân người
ốm còn có vai trò quản lý hành vi của thành viên trong cộng đồng và nhóm con
nhang.
Trong cuốn sách Di sản văn hóa tôn giáo: Quyền năng sáng tạo trong
cộng đồng nông thôn của Kanchana Keothep (89) cũng có một phần nói về hình
thức lên đồng ma trời/phi phả, một dạng thức lên đồng rất phổ biến ở miền
Đông Bắc Thái Lan. Tác giả cho rằng nghi lễ chữa bệnh bằng cách nhập ma
trời/phi phả là một dạng thức chữa bệnh dân gian. Những người hành nghề

được gọi là “nàng thiêm”. Những nguyên tắc chọn người làm “nàng thiêm” kế
tiếp phải là người không tham lam, thật thà thẳng thắn, không hành nghề để
kiếm tiền và phải có đạo đức. Còn nguyên tắc hành nghề là không được đòi tiền
“nhốc khu” quá 5 bạt 3 sạlứng (khoảng 2 nghìn 5 trăm đồng). Nếu ai đòi hơn sẽ
trở thành “pòp phi phả”
3
. Và nếu có người mời đi chữa bệnh thì không thể từ
chối. Theo dân gian, những người hành nghề này họ đã có cặp ma trời/phi phả
giúp đỡ cho việc chữa bệnh bằng giúp tìm ra nguyên nhân của bệnh. Nhưng các


3
Theo quan niệm dân gian Đông Bắc, “pòp” là một loại ma chỉ có đầu và bộ dạ dày. Nó hay nhập vào người và
ăn dần bộ nội trạng, người đó sẽ gầy và yếu đi. Những người trở thành “pòp” thường thích ăn đồ sống. Khi bị
người trong làng phát hiện, họ thường bị đuổi ra khỏi làng, thầm chí còn bị đánh chết.


17
bệnh đó phải do ma/phi làm. Vậy, theo dân gian thì ngoài bệnh tật theo khoa
học còn có bệnh do ma/phi làm.
Cuốn luận văn Nghi lễ và Hệ thống tín ngưỡng mo lăm phi phả ở I-sán
của Yutthapan Tachakeu (102), nghiên cứu đối tượng “mo lăm phi phả” ở bản
Bua, huyện Kụt Bạc, tỉnh Sacônnakhon. “Mo lăm phi phả” ở đây gọi là “me
mo” hoặc “me khu”. Về nghi lễ của “me khu” được đề cập đến hai nghi lễ: (1)
là nghi lễ chữa bệnh và (2) là nghi lễ múa ma/lông khuồng. Trường hợp ở bản
Bua, nghi lễ múa ma được tổ chức 3 năm một lần. Tác giả nhìn nhận đối tượng
này như là một kiến thức bản địa và cho rằng “me khu” áp dụng quyền lực của
ma trời để lập lại quan hệ trong gia đình và dòng họ của các con nhang. Ngoài
ra, “me khu” còn có vai trò dạy đạo đức cho các con nhang nữa.
Có thể nói các học giả nghiên cứu đối tượng này đa số đều có sự nhìn

nhận giống nhau, đó là “mo lăm phi phả” là một hình thức chữa bệnh dân gian
của người Lào ở Đông Bắc Thái Lan. Tuy nhiên, cũng có một số học giả đã lý
giải thêm về khía cạnh di sản văn hóa cộng đồng nông thôn (Kanchana Keothep
, 1997) và khía cạnh kiến thức bản địa (Yutthapan Tachakeu, 1997).

1.2 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
1.2.1 Cơ sở lý thuyết
Các khái niệm được tôi áp dụng trong luận án này bao gồm khái niệm về
biểu tượng chính; khái niệm về niềm tin; khái niệm về giới; khái niệm về dân
tộc học so sánh. Tôi đề cập đến các khái niệm này, vì ít được giới nghiên cứu
quan tâm đến một cách toàn diện, đặc biệt trong việc nghiên cứu nghi lễ lên
đồng của người Việt cũng như người Lào ở Đông Bắc Thái Lan.
-Khái niệm về biểu tượng chính (Dominent symbol)
Khái niệm về biểu tượng chính ở đây là của ông Victor Turner, nhà nhân
học phương Tây. Theo ông biểu tượng chính trong nghi lễ có đặc điểm như


18
sau: (1) có tính nổi bật và rõ ràng, (2) có tính đoàn kết, (3) ý nghĩa của chúng
được phân chia thành 2 điểm, một điểm về tư tưởng và một điểm về cảm xúc.
Tôi áp dụng khái niệm này với hy vọng tìm xem trong nghi lễ lên đồng
của người Việt cũng như của người Lào ở Đông Bắc Thái Lan có những biểu
tượng chính gì? Và biểu tượng chính đó, có thể giúp chúng ta hiểu được thực
chất của chúng.
-Khái niệm về niềm tin
Nghi lễ lên đồng cũng như các hình thức chữa trị dân gian khác thường
phải đối mặt với nhiều thách thức từ phía y học hiện đại. Vì cách giải thích vấn
đề ốm đau dựa trên quyền lực hay sự linh thiêng của các thần linh thông qua
nghi lễ là đối lập với phương pháp của y học hiện đại.
Byron Good nhà nhân học y khoa (medical anthropologist) trường đại

học Harvard cho rằng những nghi ngờ của y học hiện đại đối với các hình thức
chữa trị dân gian như sử dụng ma thuật hay lên đồng là những “vấn đề của niềm
tin” (problem of belief). Vấn đề này bắt nguồn từ hai tư duy đối lập nhau, (1) tư
duy khoa học, (2) tư duy dân gian mà tin tưởng vào các thần linh. Vậy làm thế
nào chúng ta có thể hiểu được những tư duy của các văn hóa khác nhau trên thế
giới mà không thể tìm hiểu được thông qua tư duy khoa học?
Để tìm được câu trả lời, ông đã tham khảo tác phẩm của Edward E.
Evans-Pritchard và Jeanne Favret-Saada. Evans-Pritchard cho rằng, (1) niềm
tin đó phải có ích hay vai trò trong xã hội; (2) niềm tin đó phải phản ánh được
tư duy của con người trong xã hội. Ông đề cập đến trường hợp dân tộc Asanda
được ông nghiên cứu ở Sudan rằng họ không nghĩ đến nguyên nhân của sự ốm
đau. Thay vào đó họ nghĩ tại sao là họ mà không phải người khác phải gặp
những rủi ro hay không may mắn đó. Với cách suy nghĩ như vậy khiến họ phải
tìm đến ma thuật.


19
Còn tác phẩm, nghiên cứu về ma thuật của người nông dân Pháp, của
Favret-Saada có sự phân tích khác nhau với Evans-Pritchard trong vấn đề này vì
ông không tập trung về vấn đề “có thật hay không có thật” hay “mê tín hay
không”, cái ông quan tâm là những trải nghiệm thông qua ngôn ngữ của người
trong cuộc. Ông cho rằng đối với người nông dân Pháp ma thuật không phải để
chứng minh sự “có thật hay không có thật”, “khoa học hay không khoa học”
chính cái quan tâm của họ là sự đề phòng và thoát được những rủi ro hay các
ma thuật khác.
Các công trình nghiên cứu trên cho thấy vấn đề khoa học hay không khoa
học là những vấn đề chung, đặc biệt về vấn đề sức khoẻ. Việt Nam cũng như
Thái Lan đều có ảnh hưởng lớn từ tư duy khoa học. Chính vì vậy, những hiện
tượng văn hóa mà không thể chứng minh được bằng khoa học luôn luôn bị dư
luận xã hội lên án phản đối. Đây chỉ là quan niệm xã hội nhưng đối với một số

người thì không đồng ý như vậy. Cho nên dân gian mới có câu “có thờ có
thiêng, có kiêng có lành” trong tiếng Việt, hay “mai chưa nha lộp lủ”/không tin
đừng xúc phạm trong tiếng Thái Lan. Điều này chứng tỏ vẫn còn có những
người có quan niệm đối lập với tư duy khoa học.
Tôi nghĩ rằng con người đều có lý do và luôn luôn tìm đến cái thích hợp
hay tốt nhất dành cho bản thân. Hơn nữa nghi lễ lên đồng hay hình thức chữa
bệnh dân gian khác chỉ là một sự lựa chọn trong nhiều phương pháp khác nhau
để thoả mãn cho bản thân họ. Chính vì vậy, chúng ta nên lắng nghe câu chuyện
của họ để hiểu họ nhiều hơn nữa.
-Khái niệm về giới (Gender)
Khái niệm giới ở đây với định nghĩa là một hệ thống văn hóa tương thích
với giới tính, lên đồng được nhìn nhận như là hệ thống văn hóa gắn liền với tính
nữ (Ngô Đức Thịnh, 33: 183). Lên đồng trong đạo Mẫu Tứ Phủ cũng như lên
đồng của người Lào ở Đông Bắc Thái Lan số đông người tham gia là nữ giới.


20
Điều này có thể nhìn nhận lên đồng là một không gian nghi lễ (ritual space)
dành nhiều cho người phụ nữ. Điều mà tôi không tìm thấy trong lên đồng của
người Lào ở Đông Bắc Thái Lan mà có trong lên đồng của Đạo Mẫu Tứ Phủ là
người có tính “ái nam ái nữ”, đồng cô.
-Khái niệm về dân tộc học so sánh
Về khái niệm so sánh thì đã được các học giả áp dụng ở nhiều ngành
khoa học khác nhau, trong đó có ngành dân tộc học. Ngành dân tộc học sử
dụng khái niệm so sánh là để tìm ra những sự tương đồng và khác biệt của các
dân tộc trên thế giới. Và để khai thác được cái gọi là tính chung của con người
(human universal). Nhưng ở đây tôi chỉ sử dụng khái niệm so sánh để tìm ra sự
tương đồng và khác biệt giữa hai dân tộc Việt và Lào ở Đông Bắc Thái Lan
trong bối cảnh nghi lễ lên đồng mà thôi.


1.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp đã nói ở trên chúng tôi muốn nhấn mạnh phương
pháp đặc thù của dân tộc học là phương pháp điền dã bằng cách trình bày cụ thể
các cuộc điền dã tìm hiểu nghi lễ lên đồng của người Việt (Hà Nội) và người
Lào (Đông Bắc Thái Lan).
1.2.2.1 Cuộc điền dã nghi lễ lên đồng của người Việt
Năm 2003, tôi thực sự bước vào thế giới lên đồng của người Việt qua sự
giúp đỡ của nhiều người. Đầu tiên phải kể đến là người chủ nhà cho tôi thuê ở
khu Bách Khoa, Hà Nội. Vì ông là người dẫn tôi đi gặp người bạn của ông ở
Ngã Tư Sở đúng là hôm bà vợ của bạn ông làm lễ lên đồng. Bản thân ông
không tin vào lĩnh vực tâm linh này cho nên ông xin phép về nhà trước. Nghi lễ
được tổ chức ở phòng có điện thờ trên tầng ba của căn nhà. Vì mới gặp lần đầu
tiên tôi không dám hỏi nhiều mà chỉ xin họ chụp ảnh mà thôi. Trong bữa cơm
sau buổi lễ kết thúc, người bạn của chủ nhà tôi thuê giới thiệu tôi với một anh


21
thầy cúng và đồng thời là cung văn. Với sự giúp đỡ của anh ấy, tôi có cơ hội
được xem nhiều người tổ chức nghi lễ lên đồng ở một đền và chùa ở phường
Định Công quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Một hôm em Hằng
4
ở đường Lĩnh Nam gọi điện báo: “Bố em sẽ hầu ở
điện trên nhà, anh có đến không?”. Tôi mới biết bố em Hằng là một thầy cúng
đồng thời cũng là đồng thầy có nhiều con nhang đệ từ . Với sự giúp đỡ của gia
đình em Hằng tôi có rất nhiều cơ hội được ngồi xem nhiều người tổ chức lên
đồng ở điện trên nhà em Hằng và các điện đền do bố em Hằng đi dự lễ. Ngoài
ra, có nhiều lần tôi được đi theo gia đình em Hằng đi tổ chức lễ lên đồng ở các
đền ở các tỉnh miền Bắc như Hòa Bình, Lào Cai.
Từ hai nhóm người đã kể trên, tôi còn quen biết hội ông đồng bà đồng

khác nữa do người thân giới thiệu. Người đồng thầy tên là Vân có nhà ở dốc
Vĩnh Tuy, Hà Nội. Trên nhà đồng thầy Vân có thờ điện tương đối rộng. Nhiều
lần tôi có cơ hội đến xem chính bà đồng Vân hầu đồng và một số các con nhang
khác của bà. Ngoài ra, tôi cũng có cơ hội tham gia cuộc hành hương do bà tổ
chức đi một số đền ở Thanh Hóa.
Từ hội bà đồng Vân, tôi cũng quen biết một ông đồng thầy ở phố Trần
Xuân Soạn, Hà Nội do bà chủ quán nước gần nhà ông giới thiệu. Một lần ông
mời tôi đến xem lễ mở phủ của một bà con nhang của ông ở chùa làng ở Thanh
Trì và một lần chính ông tổ chức ở điện trên nhà ông.
Cuối cùng tôi quen biết một bà đồng thầy ở thị trấn Yên Viên, Gia Lâm,
Hà Nội. Mặc dù tôi không được xem bà tổ chức nghi lễ lên đồng lần nào vì bà
mới mất chồng phải kiêng. Nhưng bà đã dẫn tôi đi xem buổi lên đồng của
người khác, một lần là ở trong chùa gần nhà bà và một lần là ở điện tư ở trung


4
Những tên các nhân vật được tôi viết đến trong cuốn luận án này đều sử dụng tên giả, vì muốn bảo vệ những
người cung cấp thông tin cho mình, còn các câu chuyện được tôi trình bày là trung thực.


22
tâm thị trấn Yên Viên. Có lần bà tổ chức hành hương đi một số đền ở Lạng
Sơn, tôi cũng được mời đi cùng.
Các cuộc điền dã đã được thực hiện
Ngày/Tháng/Năm
Địa điểm/Người tổ chức nghi lễ
8/2/2003
Điện tư, Ngã Tư Sở, người phụ nữ 50 tuổi
(chủ điện)
9/2/2003

Đền Mẫu phường Định Công quận Hoàng
Mai, Hà Nội, người phụ nữ 52 tuổi (đồng
thầy)
10/2/2003
Đền Mẫu phường Định Công quận Hoàng
Mai, Hà Nội, người phụ nữ 50 tuổi (đồng
thầy từ trên phố về hầu đồng)
17/2/2003
Điện tư, Lĩnh Nam, Hà Nội, người đàn ông
khoảng 50 tuổi (chủ điện)
19/2/2003
Đền Mẫu ở bờ sông Kim Ngưu, Mai Động,
Hà Nội, người phụ nữ hơn 50 tuổi
20/2/2003
Đền Mẫu, Minh Khai, Hà Nội, người phụ nữ
hơn 40 tuổi
22/2/2003
Đền Mẫu phường Định Công quận Hoàng
Mai, Hà Nội, người phụ nữ 42 tuổi
23/2/2003
Chùa Làng phường Định Công quận Hoàng
Mai, Hà Nội, người phụ nữ hơn 60 tuổi
24/2/2003
Điện tư, phường Định Công quận Hoàng
Mai, Hà Nội, người đàn ông hơn 40 tuổi
25/2/2003
Chùa Làng phường Định Công quận Hoàng
Mai, Hà Nội, người phụ nữ hơn 50 tuổi



23
26/2/2003
Đền Mẫu phường Định Công quận Hoàng
Mai, Hà Nội, người phụ nữ hơn 50 tuổi
11/3/2003
Đền Mẫu đường Minh Khai, Hà Nội, người
phụ nữ 40 tuổi
13/3/2003
Đền phường Định Công quận Hoàng Mai, Hà
Nội, người phụ nữ 40 tuổi
18/3/2003
Chùa Làng phường Định Công quận Hoàng
Mai, Hà Nội, người phụ nữ khoảng 40 tuổi
24/3/2003
Điện tư, khu xí nghiệp Giáp Bát, Hà Nội,
người phụ nữ khoảng 25 tuổi
25/3/2003
Chùa Làng phường Định Công quận Hoàng
Mai, Hà Nội, người phụ nữ hơn 60 tuổi
30/3/2003
Chùa Làng phường Định Công quận Hoàng
Mai, Hà Nội, người phụ nữ hơn 70 tuổi
3/4/2003
Điện tư, đường Minh Khai, Hà Nội, người
phụ nữ gần 60 tuổi
5/4/2003
Đền xã Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam, hai
người phụ nữ 25 và 60 tuổi
9/4/2003
Đền bờ sông Kim Ngưu, Mai Động, Hà Nội,

người phụ nữ hơn 60 tuổi
11/4/2003
Đền Mẫu đường Minh Khai, Hà Nội, người
phụ nữ hơn 40 tuổi
3/11/2003
Điện tư, đường Lĩnh Nam, Hà Nội, người
phụ nữ gần 60 tuổi
11/11/2003
Đền Mẫu phường Định Công quận Hoàng
Mai, Hà Nội, người phụ nữ hơn 60 tuổi


24
14/11/2003
Đền Mẫu phường Định Công quận Hoàng
Mai, Hà Nội, người đàn ông hơn 40 tuổi
16/11/2003
Điện tư, phường Bạch Đằng, Hà Nội, người
phụ nữ hơn 60 tuổi
28/7/2004
Đền Mẫu đường Minh Khai, Hà Nội, người
phụ nữ hơn 70 tuổi (thủ nhang)
29-30/7/2004
Đền Bảo Hà, Lào Cai, ba người phụ nữ 25 ,
gần 60 và hơn 50 tuổi
9/8/ 2004
Điện tư, dốc Vĩnh Tuy, Hà Nội, người phụ
nữ gần 60 tuổi (chủ điện)
6-7/11/2004
Chùa xã Liên Ninh, Thường Tín, Hà Tây,

người phụ nữ hơn 40 tuổi
15/11/2004
Phủ Giầy, Nam Định, người phụ nữ hơn 50
tuổi
20/11/2004
Điện tư, Trần Xuân Soạn, Hà Nội, người đàn
ông hơn 50 tuổi
21/11/2004
Điện tư, dốc Vĩnh Tuy, Hà Nội, người phụ
nữ gần 60 tuổi
27-28/11/2004
Đền Chúa Thác Bờ, Kỳ Sơn, Hòa Bình, hai
người phụ nữ 25 và gần 60 tuổi
1/1/2005
Hành hương đi Thánh Hóa với Hội bà đồng
Vân, chủ điện ở dốc Vĩnh Tuy
11/3/2005
Đền Mẫu phường Thanh Trì, quận Hoàng
Mai, Hà Nội, người phụ nữ hơn 50 tuổi
23/10/2005
Đền Đồng Bằng, Thái Bình, người phụ nữ
hơn 50 tuổi

×