Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

vai trò của nguồn vốn FDI đối với việc tăng trưởng kinh tế ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.25 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................1
3. Tình hình nghiên cứu của đề tài....................................................................2
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài..................................................................2
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài...................................2
6. Ý nghĩa đề tài................................................................................................3
7. Kết cấu của tiểu luận.....................................................................................3

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUỒN VỐN FDI VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ..........................................................................4
1.1. Nguồn vốn FDI..........................................................................................4
1.1.1. Quan điểm về nguồn vốn FDI.................................................................4
1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của nguồn vốn FDI..........................................5
1.1.3. Những điều kiện ảnh hưởng tới việc thu hút nguồn vốn FDI.................6
1.2.Tăng trưởng kinh tế....................................................................................9
1.2.1. Khái niệm và biểu hiện của tăng trưởng kinh tế ...................................9
1.2.2. Các yếu tố tác động đến việc thu hút nguồn vốn FDI...........................11
1.2.3. Vai trò của nguồn vốn FDI đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở
nước ta............................................................................................................13

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA NGUỒN VỐN FDI Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY..................................................................15
2.1. Những thành tựu và hạn chế của việc thu hút nguồn vốn FDI ở nước ta
hiện nay...........................................................................................................15

1



2.1.1. Những kết quả đã đạt được trong việc thu hút nguồn vốn FDI ở
nước ta hiện nay ............................................................................................15
2.1.2. Những hạn chế của vốn FDI ở nước ta hiện nay........................21
2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc thu hút nguồn vốn FDI của nước
ta hiện nay.......................................................................................................22
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT NGUỒN VỐN FDI CỦA
NƯỚC TA......................................................................................................24
KẾT LUẬN....................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................27

2


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Kể từ khi mở cửa nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển
vượt bậc, từ vị thế nằm trong những nhóm có thu nhập thấp nay đã vươn lên
nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình. Việt Nam đang có những thuận
lợi rất lớn để phát triển kinh tế trong giai đoạn hiên nay, khi mà nền kinh tế
ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới , cơ cấu dan số đang ở
thời kì “cơ cấu dân số vàng” rất thuận lợi cho những bước phát triển bức phá
trong thời gian tới. tuy vậy, nền kinh tế nước ta cũng đang gặp những thách
thức, những vật cản trong quá trình phát triển, đó là cơ cấu kinh tế, hiện tượng
đầu tư công không hiệu quả và nguy cơ lạm phát đè nặng. Chính vì thế, em
chọn đề tài “vai trò của nguồn vốn FDI đối với việc tăng trưởng kinh tế ở
nước ta hiện nay” nhằm tìm ra những nhân tố đã thúc đẩy kinh tế nước ta
trong thời gian qua để có thể thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc
theo hướng hiện đại trong thời gian tới đặc biệt là yếu tố vốn FDI trong quá
trình hội nhập tác động lên nền kinh tế nước ta như thế nào.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của đề tài nên đối
tượng nghiên cứu của tiểu luận được xác định là: khẳng định vai trò to lớn của
nguồn vốn FDI trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở nước ta, thong
qua việc phân tích, đánh giá một số mặt hoạt động của nguồn vốn FDI trực
tiếp phục vụ cho việc phát triển kinh tế. Mặt khác, tiểu luận còn chú ý phản
ánh thực trạng của vấn đề thu hút nguồn vốn FDI ở nước ta hiện nay. Đồng
thời, đưa ra những giải pháp cơ bản để góp phần nâng cao hoạt động thu hút
nguồn vốn FDI trong những năm tới

1


3. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong những năm qua, nguồn vốn FDI đã và đang là cơ sở đế thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam, đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau như:
“môi trường đầu tư nước ngoài ở Việt Nam – con đường đi tới khu đầu tư
ASEAN( AIA)”, do trưởng nhóm nghiên cứu PGS,TS: Nguyễn Quang Thái
chủ biên.
4.

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của đề tài là khẳng định vai trò, tầm quan trọng của nguồn vốn

FDI đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở
nghiên cứu thực trạng của nguồn vốn FDI ở nước ta, bước đầu đề xuất một số
giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn FDI để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam trong thời gian tới.
Tiểu luận tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất là, làm rõ vai trò của nguồn vốn FDI đối với việc thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế ở nước ta.
Thứ 2 là, tìm hiểu thực trạng của nguồn vốn FDI ở nước ta hiện nay
Thứ 3 là, bước đầu đề xuất một số giả pháp cơ bản nhằm thu hút nguồn
vốn FDI để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở nước ta trong thời gian tới
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu tiểu luận là dựa trên phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các văn
kiện của Đảng cộng sản Việt Nam, các chính sách của Nhà nước, các tài liệu
nghiên cứu về nguồn vốn FDI và tăng trưởng kinh tế. Trong đó tiểu luận còn
kết hợp phương pháp logic và lịch sử; phân tích và tổng hợp; phương pháp

2


thống kê; so sánh; khái quát thành những luận điểm có căn cứ lý luận và thực
tiễn. bên cạnh đó còn sử dụng kết quả nghiên cứu của kinh tế học hiện đại.
6. Ý nghĩa đề tài
a. Ý nghĩa lý luận
Đề tài tiếp tục bổ xung, làm rõ, hoàn thiện thêm vai trò của nguồn vốn
FDI đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế nói riêng và phát triển kinh – xã hội
nói chung.
Tạo cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về vấn đề đầu tư trực tiếp nước
ngoài (nguồn vồn FDI) và giúp cho việc hoạch định đường lối, chính sách thu
hút nguồn vốn FDI của Đảng và Nhà nước.
b. Ý nghĩa thực tiễn.
Từ việc đánh giá đúng thực trạng nguồn vốn FDI hiện nay, đề tài đã
bước đầu đươc ra một số giải pháp cơ bản, có hệ thống và tính khả thi để góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
7. Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của tiểu luận gồm có 3 chương 6 tiết

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUỒN VỐN FDI VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1. Nguồn vốn FDI
1.1.1Quan điểm về nguồn vốn FDI
Ngày 29/12/1987 Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
thông qua luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam( gọi tắt là Luật đầu tư 1987).
Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn và những nhu cầu cấp bách nhằm thực
hiện chiến lược kinh tế - xã hội đến năm 2000 - tranh thủ nguồn vốn đầu tư
trực tiếp của nước ngoài( còn gọi tắt là nguồn vốn FDI), trong 5 năm thi hành
(1988 - 1992), Quốc hội nước ta đã hai lần thong qua Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật đầu tư 1987 để cho hấp dẫn hơn và đủ sức mạnh cạnh
tranh với các nước kghu vực, lần thứ nhất vào ngày 30/6/1990 và lần thứ hai
vào ngày 23/12/1992. Đồng thời cũng trong thời gian đó các cơ quan chức
năng Nhà Nước đã ban hành trên 70 văn bản Pháp Luật có lien quan để thực
hiện luật đầu tư 1987, trong đó có nghị định số 28-HĐBT ngày 5/9/1988. theo
tính chất và nội dung của mình, luật đầu tư 1987 điều chỉnh tổng thể các quan
hệ xã hội phát sinh, từ việc đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam
Theo luật đầu tư thì: “Đầu tư nước ngoài là việc đầu tư trực tiếp của các
tổ chức hoặc các cá nhân nước ngoài vào Việt Nam, bằng việc đưa vào Việt
Nam bằng tiền nước ngoài hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam
chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí
nghiệp liên doanh với bên Việt Nam hoặc thành lập xí nghiệp 100% vốn nước
ngoài theo quy định của luật” (10,208) ở đây, cần phân biệt các hình thức đầu

tư:
Đầu tư gián tiếp (phát sinh từ việc nhận viện trợ kinh tế quốc tế, việc vay
vốn không hoàn lại…)

4


Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do các cá nhân, tổ chức, các quốc gia
có vốn (bằng các tài sản hữu hình hoặc vô hình) bỏ vốn vào để tiến hành các
hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời tham gia quản lí hoạt động của quá
trình sản xuất kinh doanh.
Vậy nguồn vốn FDI chính là vốn đầu tư bằng tiền và các tài sản hợp pháp
khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp.
1.1.2.Những đặc điểm cơ bản của nguồn vốn FDI
Một là, nguồn vốn FDI là nguồn vốn do bên ngoài đầu tư vào dưới hình
thức đầu tư trực tiếp, cũng có nghĩa là vốn FDI phải gắn với chủ sở hữu nhất
định, phải có chủ sở hữu mới đảm bảo chi tiêu và quản lí hợp lí, có hiệu quả.
Những vốn mà vô chủ thường bị sử dụng lãng phí và kém hiệu quả.
Hai là, nguồn vốn FDI phải vận động sinh lời: nguồn vốn FDI được
hiểu bằng tiền nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn, để biến thành vốn
thì đồng tiền đó phải vận động sinh lời. Đồng tiền sau quá trình chuyển hóa,
vận động, trở về nơi xuất phát sẽ mang giá trị lớn hơn. Đó là nguyên lí của
nhà đầu tư về sử dụng và bảo toàn vốn. Vì vậy đồng tiền bị ứ đọng, tài
nguyên, sức lao động, tài sản cất trữ…không được sử dụng thì chỉ là những
đồng vốn chết. Vì vậy nguồn vốn FDI phải được sử dụng có hiệu quả, đem lại
lợi nhuận cho chủ sở hữu nó.
Ba là, nguồn vốn FDI phải được quan niệm là một hang hóa đặc biệt tức
là có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của vốn FDI chính là giá trị bản thân nó;
còn giá trị sử dụng của nó thông qua mua bán trên trên thị trường, thong qua
sự đầu tư cho các quốc gia mà thực chất là thông qua đầu tư vốn. Sau quá

trình sử dụng, vốn FDI sẽ tạo ra một lượng giá trị lớn hơn.
Đầu tư gián tiếp (phát sinh từ việc nhận viện trợ kinh tế quốc tế, việc vay
vốn không hoàn lại…).

5


Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do các cá nhân, tổ chức, các quốc gia
có vốn (bằng các tài sản hữu hình hoặc vô hình) bỏ vốn vào để tiến hành các
hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời tham gia quản lí hoạt động của qáu
trình sản xuất kinh doanh.
Vậy nguồn vốn FDI chính là vỗn đầu tư bằng tiền và các tài sản hợp
pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp.
1.1.3 Những điều kiện ảnh hưởng tới việc thu hút nguồn vốn FDI
1.1.3.1.Điều kiện khách quan
Xu thế toàn cầu hóa trên phạm vi toàn thế giới: toàn cầu hóa là một xu
hướng bao gồm nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội…là sự
gia tăng các mối quan hệ trên các mặt của đời sống xã hội con người, trong
đó, toàn cầu hóa kinh tế vừa là trung tâm, vừa là cơ sở và cũng là động lực
thúc đẩy các lĩnh vực khác của xu thế toàn cầu hóa nói chung.
Đại hội IX của Đảng đã nhận định: “toàn cầu hóa kinh tế là xu thế
khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực,
vừa có tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh” (4,13)
Như vậy, “ toàn cầu hóa xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ
những mối liên hệ, sự tác động và phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các nước và
các khu vực” (7,9). Toàn cầu hóa kinh tế chính là kết quả của sự phát triển
cao độ của quá trình quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động quốc tế. Đó
là một tất yếu khách quan, là sự gia tăng nhanh chóng các hoat động kinh tế
vượt mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
nền kinh tế trong sự vận động và phát triển. Sự gia tăng xu hướng này được

thể hiện ở sự mở rộng mức độ và quy mô thương mại thế giới, ở sự luân
chuyển các dòng vốn và lao động trên phạm vi toàn cầu.
Nói cách khác, thực chất của toàn cầu hóa kinh tế là tự do hóa kinh tế,
mà trước hết là tự do hóa thương mại, đầu tư, tài chính…, là bước nhảy vọt

6


mới về chất của quá trình quốc tế hóa kinh tế, là sự chuyển hóa nền kinh tế
thế giới thành nền kinh tế toàn cầu phù hợp với trình độ mới của lịch sử phát
triển lực lượng sản xuất và xã hội hóa của loài người.
Toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, thương mại thế giới phát triển mạnh
mẽ, đầu tư nước ngoài trên thế giới cũng tăng mạnh mẽ. Theo thống kê của tổ
chức thương mại(WTO): tổng mức đầu tư nước ngoài trên thế giới năm 1983
là 6000 tỷ USD: đến năm 1990 là 1700 tỷ USD và năm 1999 tăng tới mức
hơn 4000 tỷ USD. Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài, tức nguồn vốn FDI
từ mức bình quân hang năm 156 tỷ USD thời kì 1985-1990 tăng lên đến 347
tỷ USD năm 1996 và hơn 800 tỷ USD năm 1999 và đạt mức cao kỉ lục hơn
1000 tỷ USD vào năm 2000. trong vòng 10-15 năm trở lại đây, việc chu
chuyển vốn tự do đã được thực hiện giữa các nước công nghiệp hang đầu với
nhau, cũng trong những năm 1990 đầu tư của các nước phát triển và các nước
đang phát triển mạnh mẽ chưa từng có. Nhiều nước đang phát triển và các
nền kinh tế chuyển đổi trên toàn thế giới đã tiến một bước dài về tự do hóa
đầu tư và chu chuyển vốn quốc tế trên thị trường nước mình trong xu hướng
mở cửa, hội nhập toàn cầu, tăng thu hút vốn FDI và cổ phần nước ngoài để bù
đắp lượng vốn nội địa còn hạn hẹp của mình.
Trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới, khoảng 58% là
đổ vào các nước công nghiệp phát triển, 37% đổ vào các nước đang phát triển
và khoảng 5% đổ vào các nước Đông Âu. Trong thập kỉ 1990, hơn 80% vốn
FDI dành cho các nước đang phát triển đổ vào 20 nước, trong đó Trung Quốc

là nước nhận nhiều nhất: 40,8 tỷ USD năm 1996; 45,3 tỷ USD năm 1997 và
40 tỷ USD năm 1999. trong khoảng thời gian 1990-1999 tổng lượng vốn FDI
mà Trung Quốc nhận được đã lên tới 200 tỷ USD đứng thứ 2 trên thế giới sau
mỹ(420 tỷ USD)

7


Như vậy, xu hướng toàn cầu hóa, toàn cầu hóa kinh tế, các nhu cầu mở
rộng thị trường, mở rộng môi trường đầu tư, tìm kiếm môi trường đầu tư
mới…ở các quốc gia đều tăng. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia
đang mở rộng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhất là nguồn vốn đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài (nguồn vốn FDI).
1.1.3.2. Điều kiện chủ quan
Bất cứ mỗi quốc gia nào hay một tổ chức, một cá nhân khi đầu tư vào
một nước thì nước đố phải có những thế mạnh nhất định như:
Về kinh tế: Quốc gia đó phải có cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại như
giao thông vận tải thuận lợi, thông tin liên lạc hiện đại, ngân hàng, dịch vụ,
bảo hiểm…phát triển
Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Đặc biệt là có nguồn
nhân công dồi dào. Việt Nam là một trong các nước có nguồn nhân công dồi
dào. Trong khi đó, giá nhân công ở nước ta còn thấp so với các nước khác
nên đó là một trong những lợi thế thu hút nguồn vốn FDI vào nước ta. Đặc
biệt quốc gia có nền kinh tế phát triển ổn định, tình trạng lạm phát được kiểm
soát, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, được nâng cao…những
điều này sẽ kích thích các hoạt động đầu tư, sẽ thu hút các nhà đầu tư vốn
FDI vào quốc gia mình.
Về xã hội: Quốc gia có an ninh trật tự xã hội đảm bảo, quyền công dân,
con người được tôn trọng. Từ đó vị thế của quốc gia trên trường quốc tế
không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia tăng lên rất nhiều,

tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp, sẽ là
điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tư vốn FDI vào quốc gia mình.
Về chính trị: Quốc gia có nền chính trị - xã hội ổn định, không có chiến
tranh, không có nội chiến…là nhân tố quan trọng để thu hút nguồn vốn FDI
vào nước mình. Nó là điều kiện để các nhà sản xuất kinh doanh trong nước và

8


nước ngoài yên tâm đầu tư. Giữ vững ổn định chính trị ở nước ta hiện nay là
giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, tăng cường hiệu lực
và hiệu quả quản lí của Nhà nước, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.
Đặc biệt, bất cứ quốc gia nào cũng cần có hệ thống pháp luật thống nhất đồng
bộ, bởi nó là công cụ rất quan trọng để quản lí nền kinh tế - xã hội của đất
nước.
Như vậy để thu hút nguồn vốn FDI ngày càng nhiều thì quốc gia đó phải
có nền chính trị ổn định, không có chiến tranh, hoàn thiện hệ thống Pháp
Luật, đổi mới các chính sách cho phù hợp với thực tế như các chính sách về
tài chính, tiền tệ, giá cả, thuế, chính sách đối ngoại…
Một quốc gia có tình hình chính trị - xã hội ổn định, có hệ thống pháp
luật, có những chính sách hợp lý…thì uy tín của quốc gia tăng lên, dễ dàng
tạo lòng tin để các nhà đầu tư bỏ vốn vào nước mình. Kinh tế - xã hội - chính
trị đó là những điều kiện quan trọng trong vấn đề thu hút nguồn vốn FDI đối
với các quốc gia nói chung cũng như đối với Việt Nam nói riêng.
1.2. Tăng trưởng kinh tế
1.2.1.Khái niệm và biểu hiện của tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên vì số lượng, chất lượng, tốc độ và quy
mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kì nhất định. Sự tăng trưởng
được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự
gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Quy

mô và tốc độ tăng trưởng là “cặp đôi” trong nội dung khái niệm tăng trưởng
kinh tế. Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá
trị của cải xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản
phẩm quốc nội.
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị tính bằng tiền cảu những
hàng hóa và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình

9


(dù là sản xuất ở trong nước hay ở nước ngoài) trong một thời kì nhất định
(thường là một năm)
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của bộ hàng
hóa và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó (dù nó
thuộc về người trong nước hay người nước ngoài) trong một thời gian nhất
định (thường là một năm)
So sánh tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) ta thấy:
GNP = GDP + Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài.
Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài = thu nhập chuyển về nước của công
dân nước đó làm việc ở nước ngoài – thu nhập chuyển ra khỏi nước của
người nước ngoài làm việc tại nước đó
Tăng trưởng kinh tế là mức gia tăng GDP hay GNP năm sau so với
năm trước. Nếu gọi GDPo là tổng sản phẩm quốc nội năm trước, GDP 1 là
tổng sản phẩm quốc nội năm sau thì mức tăng trưởng kinh tế năm sau so với
năm trước là:
GDP1 − GDP0
x100%
GDP0


Hoặc tính theo mức độ tăng GNP thì:
GNP1 − GNP0
X 100%
GNP0

(GNP 0 là tổng sản phẩm quốc dân năm trước, GNP 1 là tổng sản phẩm
quốc dân năm sau)
GNP và GDP là hai thước đo tiện lợi nhất để tính mức tăng trưởng kinh
tế của một nước biểu hiện bằng giá cả. Vì vậy, để tính đến yếu tố lạm phát
người ta phân định GNP, GDP danh nghĩa và GNP, GDP thực tế. GNP, GDP
danh nghĩa là GNP và GDP tính theo giá hiện hành của năm tính; còn GNP và
GDP thực tế là GNP và GDP được tính theo giá cố định của một năm được

10


chọn làm gốc. Với tư cách này, GNP, GDP thực tế loại trừ độ ảnh hưởng của
sự biến động giá cả (lạm phát). Do đó, có mức tăng trưởng danh nghĩa và mức
tăng trưởng thực tế.
1.2.2. Các yếu tố tác động đến việc thu hút nguồn vốn FDI
Nếu một nền kinh tế tự do và mở, hội nhập với nền kinh tế thế giới thì
dòng chu chuyển vốn sẽ di chuyển theo nguyên tắc nguồn vốn sẽ chảy về nơi
thiếu vốn để tìm được nguồn lợi nhuận và các cơ hội đầu tư, cho vay cao hơn.
Ngoài ra, dòng chu chuyển còn phụ thuộc vào các yếu tố vĩ mô, thể chế chính
sách của từng quốc gia và sự phát triển của nền kinh tế quốc gia đó.
* Nhân tố thị trường
Quy mô và tiềm năng phát triển của thị trường là một trong những nhân tố
quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Khi đề cập đến quy mô của
thị trường, tổng giá trị GDP chỉ số đo lường quy mô của nền kinh tế thường
được quan tâm. Theo UNCTAD, quy mô thị trường là cơ sở quan trọng trong

việc thu hút đầu tư tại tất cả các quốc gia và các nền kinh tế. Nhiều nghiên
cứu cho thấy FDI là hàm số phụ thuộc vào quy mô thị trường của nước mời
gọi đầu tư.
* Nhân tố lợi nhuận
Lợi nhuận thường được xem là động cơ và mục tiêu cuối cùng của nhà
đầu tư. Trong thời đại toàn cầu hóa, việc thiế lập các xi nghiệp ở nước ngoài
được xem là rất hữu hiệu của các MNEs trong việc tối đa hóa lợi nhuận. Điều
này được thực hiện thông qua việc thiết lập các mối liên kết chặt chẽ với
khách hàng và thị trường, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, chia rủi ro trong kinh
doanh và tránh được các rào cản thương mại. Tuy vậy trong ngắn hạn, không
phải lúc nào lợi nhuận cũng được đặt lên hàng đầu để cân nhắc.
* Nhân tố về chi phí

11


Nhiều nghiên cứu cho thấy, phần đông các MNEs đầu tư vào các nước
là để khai thác các tiềm năng, lợi thế về chi phí. Trong đó, chi phí về lao động
thường được xem là nhân tố quan trọng nhất khi ra quyết định đầu tư. Nhiều
nghiên cứu cho thấy, đối với các nước đang phát triển, lợi thế chi phí lao động
thấp là cơ hội để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong các thập kỷ
qua.
* Nguồn nhân lực
Khi quyết định đầu tư một cơ sở sản xuất ở một nước đang phát triển,
các MNEs cũng nhắm đến việc khai thác nguồn nhân lực trẻ và tương đối
thừa thãi ở các nước này. Thông thường nguồn lao động phổ thông luôn được
đáp ứng đầy đủ và có thể thỏa mãn yêu cầu của các công ty. Tuy nhiên, chỉ có
thể tìm được các nhà quản lý giỏi, cũng như cán bộ kỹ thuật có trình độ và
kinh nghiệm ở các thành phố lớn. Động cơ, thái độ làm việc của người lao
động cũng là yếu tố quan trọng trong việc xem xét, lựa chọn địa điểm để đầu

tư.
* Tài nguyên thiên nhiên
Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng là nhân tố tích cực thúc
đẩy thu hút đầu tư nước ngoài.
* Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Chất lượng của cơ sơ hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có
ảnh hưởng rất quan trọng đến dòng vố đầu tư nước ngoài vào một nước hoặc
một địa phương. Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (bao gồm
các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cung cấp
điện, nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác), là điều mong
muốn đối với mọi nhà đầu tư nước ngoài.
* Cơ sở hạ tầng xã hội

12


Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường thu hút đầu tư còn chịu ảnh
hưởng kas lớn của cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ
thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục và đào tạo,
vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Ngoài ra, các giá trị đạo đức xã hội,
phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa… cũng cấu thành trong bức tranh
chung về cơ sở hạ tầng xã hội của một nước hoặc một địa phương.
* Cơ chế chính sách
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển không chỉ
được quyết định bởi các yếu tố về kinh tế mà còn chịu sự chi phối của các yếu
tố chính trị. Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, kết hợp với các ổn định về
chính trị được xem là rất quan trọng. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy mối
quan hệ rất chặt chẽ giữa ổn định về chính trị với việc thu hút đầu tư nước
ngoài. Chính sách cởi mở và nhất quán của chính phủ cũng đóng một vai trò
rất quan trọng.

1.1.1.

1.2.3.Vai trò của nguồn vốn FDI đối với việc thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế ở nước ta.
* Đóng góp quan trọng dễ thấy nhất đó là tăng cường nguồn vốn đầu
tư cho tăng trưởng. Vốn FDI (giải ngân) đã tăng từ 2,451 tỷ USD năm 2001
lên 8,100 tỷ USD năm 2007 và đạt được khoảng 40 tỷ USD trong gai đoạn
1988 đến nay. Đóng góp của vốn FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội có biến
động lớn, từ tỷ trọng chiếm 13,1% vào năm 1990 đã tăng lên mức 32,3%
trong năm 1995. Tỷ lệ này đã giảm dần trong gai đoạn 1996 – 2000, do ảnh
hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực ( năm 2000 chiếm 20% ) và trong 5
năm 2001 – 2005 chiếm khoản 16% tổng vốn đầu tư xã hội; hai năm 2006 –
2007 chiếm khoảng 16%.
* Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới với xuất phát điểm rất thấp.
Do vậy, xét về nhu cầu vốn, FDI được coi là một nguồn vốn bổ sung quan

13


trọng cho vốn đầu tư trong nước. Giai đoạn 1994 – 1995, tỷ trọng của FDI
trong tổng đầu tư xã hội lên tới 30 – 31% là mức cao nhất cho đến nay.
*Chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI là một trong những kênh
chủ yếu, có tính đột phá để nâng cao năng lực công nghệ của Việt Nam.
Chuyển giao công nghệ qua các dự án luôn đi kèm với đào tạo nhân lực vận
hành, nhờ đó đã hình thành được đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có trình
độ, tay nghề khá cao.
*Đẩy mạnh xuất khẩu cũng là đóng góp nổi bật, thể hiện rõ nét vai trò
của FDI trong suốt 20 năm cài cách kinh tế vừa qua. Thời kỳ 1996 – 2000,
xuất khẩu của khu vực FDI đạt 10,6 tỷ USD ( không kể dầu thô), tăng hơn 8

lần so với 5 năm trước, chiếm 13% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
*Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng rất nhanh, từ 18,398
triệu USD năm 1996 tăng lên 30,120 USD năm 2000 và đạt tới 84,015 USD
năm 2006.
*Tạo việc làm là những đóng quan trọng, không thể phủ nhận của khu
vực FDI. Tính đến năm 2007 khu vực có vốn FDI đã tạo ra việc làm cho trên
1,2 triệu lao động trực tiếp, trong đó nhiều lao động đã được đào tạo ở trong
và ngoài nước.
*Cùng với sự phát triển, khu vực có vốn FDI đóng góp ngày càng tăng
vào nguồn thu ngân sách của Nhà nước. Theo tính toán của tổng cục thuế,
năm 2002, khu vực FDI đóng góp khoảng 480 triệu USD vào ngân sách Nhà
nước, tăng 4,2 lần so vói năm 1994. Tính riêng giai đoạn 1996-2002, khu vực
này đóng góp (trực tiếp) vào ngân sách trung bình ở mức khoảng 6%. Tỷ
trọng đóng góp nhỏ do các doanh nghiệp FDI được hưởng chính sách khuyến
khích của chính phủ thông qua giảm thuế thu nhập trong những năm đầu hoạt
động

14


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA NGUỒN VỐN FDI
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Những thành tựu và hạn chế của việc thu hút nguồn vốn FDI ở nước
ta hiện nay.
2.1.1. Những kết quả đã đạt được trong việc thu hút nguồn vốn FDI ở
nước ta hiện nay
2.1.1.1. Chính sách thu hút FDI ở nước ta:
Chính sách thu hút vốn FDI ở nước ta được thực hiện ngay từ khi Việt
Nam tiến hành cải cách kinh tế và được thể chế hóa thông qua ban hành luật
đầu tư nước ngoài năm 1987. Cho đến nay, luật đầu tư nước ngoài đã được

sửa đổi và hoàn thiện 4 lần vào các năm 1990, 1992, 1996 và gần đây nhất là
năm 2000. Những thay đổi quan trọng trong chính sách thu hút FDI qua các
thời kỳ sửa đổi luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Xu hướng chung của
thay đổi chính sách Việt Nam là ngày càng mở rộng quyền, tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và thu hẹp sự khác biệt về chính sách
đầu tư giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Những thay đổi này thể
hiện nỗ lực của chính phủ trong việc cải thiện, tạo môi trường đầu tư chung
theo xu hướng hội nhập của Việt Nam:

15


Luật sửa đổi 1996Trình tự dăng ký

Doanh

1999
nghiệp

Luật sửa đổi 2000 đến nay

FDI Ban hành danh mục mà doanh

được tự lựa chọn loại nghiệp FDI đăng ký kinh
hình đầu tư, tỷ lệ gốp doanh không cần xin phép.
vốn, địa điểm đầu tư, Bỏ chế độ đăng ký đầu tư FDI
đối tác đầu tư.
Doanh

nghiệp


xuất

khẩu sản phẩm trên
80% được ưu tiên nhận
giấy phép.

Lĩnh vực đầu tư

Khuyến khích doanh Ban hành danh mục dự án kêu
nghiệp

đầu tư

vào gọi đầu tư.

những lĩnh vực định Mở rộng lĩnh vực cho phép
hướng xuất khẩu, công đầu tư
nghệ cao.

Đa dạng hóa hình thức đầu tư,
được mua cổ phần của các

Ngoại tệ

công ty Việt Nam.
Tự đảm bảo cân đối Được mua ngoại tệ tại các
nhu cầu về ngoại tệ ngân hàng thương mại để đáp
cho hoạt động của ứng nhu cầu giao dịch
mình. Doanh nghiệp có Giảm chi phí chuyển lợi

thể mua ngoại tệ dưới nhuận ra nước ngoài.
sự cho phép của ngân Giảm chi phí lợi nhuận ra
hàng nhà nước.

nước ngoài

Áp dụng tỷ lệ kết hối Giảm tỷ lệ kết hối ngoại từ

16


80%
Thuế

80% xuống 30% đến 50% và

0%
Miễn thuế nhập khẩu Bãi bỏ quy định bắt buộc
đối với thiết bị, máy doanh nghiệp trích quỹ dự
móc, vận tải chuyên phòng;
dung, nguyên liệu vật
tư…

Tiếp tục cải cách hệ thống
thuế, từng bước thu hẹp

+ miễn thuế nhập khẩu khoảng cách về thuế giữa đầu
đối với doanh nghiệp tư trong nước và đầu tư nước
đầu tư vào những lĩnh ngoài
vực ưu tiên, địa bàn ưu

tiên trong 5 năm đầu
hoạt động
Doanh nghiệp xuất
khẩu được miễn thuế
nhập khẩu nguyên vật
liệu để xuất khẩu sản
phẩm;
Doanh nghiệp cung
ứng sản phẩm đầu vào
cho doanh nghiệp xuất
khẩu cũng được miễn
thuế nhập khẩu nguyên
vật liệu trung gian với
tỷ lệ tương ứng.

17


Bên cạnh về thu hút vốn FDI và thực tiễn hoạt động của khu vực có
vốn FDI, những thay đổi trong chính sách thu hút FDI của Việt Nam trong 17
năm qua còn xuất phát từ ba yếu tố khác:
Sự thay đổi về nhận thức và quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với
khu vực có vốn FDI:
Cho đến nay, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vai trò
của đầu tư nước ngoài nói chung, FDI nói riêng đã có nhiều thay đổi. Những
thay đổi này xuất phát từ thực tiễn của nền kinh tế và do thay đổi về bối cảnh
kinh tế trong khu vực và thế giới. Nếu như trước nam 2000, các doanh nghiệp
FDI chưa được coi như một chủ thể độc lập trong nền kinh tế thì từ Đại hội
Đảng lần thứ IX (năm 2001) trở lại đây, khu vực FDI đã được khẳng địnhm là
một trong 6 thành phần cùng tồn tại trong nền kinh tế.

Chính sách thu hút FDI của các nước
Khi tiến hành lựa chọn đất nước đầu tư, các doanh nghiệp so sánh
thường so sánh lợi thế về chính sách thu hút đầu tư giữa các nước để tiến
hành đầu tư. Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư vì chính sách liên tục được cải
tiến theo hướng có lợi cho các nhà đầu tư và so sánh trong khu vực thì quá
trình cải thiện liên tục môi trường đầu tư đã thúc đẩy các nhà đầu tư lựa chon
Việt Nam để đầu tư.
*Những cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư nước ngoài:
Cùng với việc xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp,
chính sách về đầu tư nước ngoài, trong những năm gần đây Việt Nam đã ký
kết, tham gia một số điều ước quốc tế song phương và đa phương về đầu tư
nước ngoài.
Từ năm 1995 đến nay Việt Nam đã ký kết, tham gia một số điều ước và
diễn đàn quốc tế như: Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN(AIA);

18


Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á – Thái Bình Dương(APEC) với việc đưa ra
kế hoạch hành động nhằm tự do hóa và mở cửa đầu tư trong khu vực.
2.1.1.2 Sự phân bố FDI ở Việt Nam ngày càng hợp lý
Kể từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam( 31/12/1987) đến
nay, cả nước đã thu hút được 4883 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký là 43497
triệu USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện đạt 28892 triệu USD
Bảng 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1988 đến
ngày 30/6/2003
Năm

Vốn đăng ký


Số dự án

Vốn thực hiện

( triệu USD)
( triệu USD)
1988-1990
214
1582
100
1991-1995
1397
16241
7154
1996
365
8640
2914
1997
348
4649
3215
1998
275
3897
2369
1999
311
1568
2535

2000
379
2018
2413
2001
523
2536
2450
2002
760
1567
2591
6/2003
311
797
1250
Tổng
4883
43497
26892
Nguồn: Vụ Quản lý dự án, Bộ kế hoạch và đầu tư
Tính đến tháng 6 năm 2003, cả nước có 4036 dự án có hiệu lực với
tổng số vốn dăng ký là 39315 triệu USD ( kể cả vốn tăng them), trong đó vốn
thực hiện là 22920 triệu USD.

Phân theo nghành
Số dự án
Ngành
CN-XD


số lượng

tỷ lệ %

2682

66,45

19

Vốn thực hiện
Số lượng
tỷ lệ %
(triệu USD)
15266
66,61


N-L-N
Dịch vụ
Tổng

547
13,55
1467
6,40
807
20,00
6187
26,99

4036
100,00
22920
100,00
Nguồn: Vụ quản lý dự án, Bộ kế hoạch và đầu tư.

Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu tập chung vào lĩnh vực
công nghiệp và xây dụng, tiếp đến là ngành dịch vụ và cuối cùng là ngành
nông lâm ngư nghiệp. Như vậy, vốn FDI vào Việt Nam tương đối rộng( ít
nhất là so với các nền kinh tế khác của Đông Nam Á, như trong những năm
vừa qua thì Singapo và Hồng Kông hướng mạnh vào các lĩnh vực kinh doanh
bất động sản như xây dựng khách sạn, cao ốc, văn phòng, nhà ở,… tuy nhiên,
ở nước ta thì vốn FDI vẫn chủ yếu đầu tư mạnh vào công nghiệp, dịch vụ, khu
vực nông lâm ngư nghiệp tuy có nhiều chính sánh ưu đãi đầu tư nhưng lượng
vốn FDI vẫn thấp.
Nguồn vốn FDI phân theo vùng, lãnh thổ
+ nguồn vốn phân theo vùng
Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo vùng giai đoạn 1988-2003
Vốn thực hiện
Số lượng
Số lượng
Tỷ lệ%
(triệu
Tỷ lệ %
USD)
Vùng KTTĐ phía Nam
2538
62,88
13523
59

Các tỉnh phía Nam khác
652
16,15
1146
5
Vùng KTTĐ phía Bắc
376
9,32
5501
24
Các tỉnh phía Bắc khác
234
5,80
1146
5
Miền trung Tây Nguyên
236
5,85
1601
7
4036
100,0
22920
100,0
Nguồn: Vụ quản lý dự án, Bộ kế hoạch và đầu tư
Vùng

số dự án

KTTĐ: kinh tế trọng điểm

Như vậy, nguồn vốn FDI chủ yếu tập trung vào vung KTTĐ phía Bắc va
KTTĐ phía Nam.
+ Nguồn vốn FDI phân theo lãnh thổ.

20


Bảng 3: Vốn FDI phân theo lãnh thổ.
Vùng
TPHCM
HP-HN
Các tỉnh p.Nam
Các tỉnh m.Trung
Các tỉnh p.Bắc

1988 1989 1990 1991 1992 1993
133,6 95,2 233,1 791,8 668,2 1484
1.5
83,2 86,5 131,8 524,5 854,5
6,3
5,4
4,7
43,2 45,5 19,1
0,3
8,4
39,6 33,0 133,1 57,7
1,0
0
3,5
45,6 12,3 64,1


1994
1481
1385
287
277
17,0

Bên cạnh đó nguồn vốn FDI còn được thể hiện như: Nguồn vốn FDI ở
một số địa phương năm 2003, nguồn vốn FDI phân theo đối tác đầu tư, nguồn
vố FDI phân theo hình thức đầu tư.
2.1.2. Những hạn chế của vốn FDI ở nước ta hiện nay.
Bên cạnh những đóng góp tích cực, FDI cũng đã và đang tạo ra không
ít những vấn đề, tác động tiêu cực, làm bức xúc dư luận xã hội.
Chất lượng thu hút FDI còn thấp, thiếu tính bền vững là một thực tế
khó bác bỏ. biểu hiện rõ nhất của hạn chế này là phần giá trị gia tăng còn
thấp. như chúng ta đã biết các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hiện đóng góp
một tỷ lệ quan trọng về kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, theo số liệu tổng
hợp từ tổng cục thống kê, UN, và JETRO do Giáo sư Trần Văn Thọ từ Đại
học Waseda (Tokyo) thực hiện, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam hầu như
không thay đổi từ 2004 - 2006, trong đó nông thủy sản, thực phẩm và các mặt
hàng giá trị gia tăng thấp như dệt, may, và tạp phẩm chiếm đến 49,4% so với
tỷ lệ 14,5% của các quốc gia Đông Nam Á và Ấn Độ. Và ngược lại, đối với
các ngành chế tạo đòi hỏi công nghệ cao hơn như máy móc các loại, máy phát
điện, máy công cụ, xe hơi và bộ phận xe hơi, đồ điện tử thì Việt Nam chỉ
chiếm tỷ lệ 7,5% so với 54,6 của Đông Á và Ấn Độ… Phần lớn các doanh
nghiệp FDI tập trung khai thác lợi thế lao động rẻ, nguồn tài nguyên sẵn có,
thị trường tiêu thụ “dễ tính’’ để lắp ráp, gia công sản phẩm tiêu thụ nội địa và
xuất khẩu. Liên kết giữa khu vực FDI với các doanh nghiệp nội địa còn rất ít,


21


chưa hình thành được các nghành công nghiệp phụ trợ, liên kết sản xuất theo
chuỗi cung ứng hàng hóa. Thông thường công nghiệp phụ trợ có thể tạo ra 80
- 95% giá trị gia tăng cho sản phẩm. Tuy nhiên hiện các doanh nghiệp sản
xuất lắp ráp ở Việt Nam phải nhập khẩu từ 70% - 80% sản phẩm phụ trợ. Do
hạn chế này mà phần giá trị được tạo ra ở Việt Nam còn thấp, nhiều doanh
nghiệp FDI khó phát triển được quy mô và đầu tư chiều sâu nên gần đây đã
xuất hiện xu hướng một số dự án FDI đã chuyển sản xuất ra nước khác hoặc
đóng cửa hay phải chuyển sang lĩnh vực đầu tư mới ở Việt Nam.
Cùng với những hạn chế trên, hậu quả gây ô nhiễm môi trường từ các
dự án FDI đang được bộc lộ rõ và làm hủy diệt môi trường sống một cách
nghiêm trọng. Gần đây, dư luận xã hội rất bức xúc về chất thải của dự án
VEDAN (chủ đầu tư Đài Loan) đã làm hủy diệt cả dòng song Thị Vải, gây
thiệt hai lớn về người và của của cư dân trong vùng. Nhiều vụ ô nhiễm môi
trường trầm trọng của các dự án FDI khác cũng đang được phát giác. Rõ rang
những hậu quả này là rất nặng nề và làm giảm tính bền vững của tăng trưởng
kinh tế.
2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc thu hút nguồn vốn FDI của
nước ta hiện nay.
Nguyên nhân của những hạn chế đã nêu có nhiều .

Song, trước hết phải

nhìn từ phía nước chủ nhà.
+ Về khách quan: do điều kiện phát triển còn thấp, thiếu kiến thức và
kinh nghiệm trong thu hút, sử dụng FDI nên chưa có nhiều sự lựa chọn và
không lường hết được những hậu quả là điều khó tránh khỏi.
+ Về chủ quan: vì chú trọng đến lợi ích trước mắt, có tính cục bộ, bất

chấp hậu quả lâu dài, chạy theo “bệnh thành tích”, có tính số lượng.
Việc trao quyền cho địa phương trong việc thu hút FDI một mặt làm tăng
tính chủ động của địa phương trong việc vận động, khuyến khích FDI, song

22


mặt khác cũng tạo ra hiệu ứng cạnh tranh FDI bằng mọi giá, làm giảm chất
lượng dự án dẫn đến hiện tượng “racing to the bottom”. Bên cạnh đó, việc
điều chỉnh chính sách FDI còn khá chậm, chưa phù hợp với bối cảnh mới của
Việt Nam.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT NGUỒN
VỐN FDI CỦA NƯỚC TA.
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới tư duy và đổi mới cách tiếp cận trong xây dựng
chính sách đầu tư nước ngoài cho giai đoạn tới. Bên cạnh công nhận khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, thì việc
thực hiện các cam kết về hội nhập và điều chỉnh luật lệ cho phù hợp cới quy
định và nguyên tắc của WTO sẽ ảnh hưởng tích cực tới thu hút vốn FDI vào

23


×