Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế quận hai bà trưng hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐẶNG THANH HUYỀN

QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CHI CỤC
THUẾ QUẬN HAI BÀ TRƢNG – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐẶNG THANH HUYỀN

QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CHI CỤC
THUẾ QUẬN HAI BÀ TRƢNG – HÀ NỘI
Chuyên ngành

:

Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHAN KIM CHIẾN

XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2015


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ......................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................... ii
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ QUẢN
LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ................................................................... 5
1.1 Thuế giá trị gia tăng .............................................................................. 9
1.1.1 Khái niệm thuế giá trị gia tăng ....................................................... 9
1.1.2.Vai trò của thuế GTGT ................................................................. 11
1.1.3 Phƣơng pháp tính thuế GTGT ..................................................... 14
1.2 Quản lý thuế GTGT ............................................................................. 17
1.2.1 Sự cần thiết và khái niệm của quản lý thuế GTGT .................... 17

1.2.2 Quy trình và nội dung quản lý thuế GTGT ................................ 18
1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý thuế GTGT ................................ 27
1.3.1. Yếu tố khách quan ........................................................................ 27
1.3.2. Yếu tố chủ quan ............................................................................ 28
1.4 Tiêu chí đánh giá quản lý thu thuế GTGT tại chi cục thuế quậnHBT
......................................................................................................................... 36
1.5. Kinh nghiệm của một số nơi trong việc áp dụng quản lý thuế
GTGT .......................................................................................................... 37
.CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ....... 38
2.1 Phƣơng pháp thu thấp số liệu ............................................................. 39


2.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................... 40
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI CHI CỤC
THUẾ QUẬN HAI BÀ TRƢNG .................................................................. 43
3.1 Khái quát về chi cục thuế quận Hai Bà Trƣng ................................. 43
3.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của chi cục thuế quận HBT .......... 43
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của chi cục thuế quận Hai Bà Trƣng ..... 43
3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính của chi cục thuế quận HBT
................................................................................................................... 45
3.1.4 Tình hình nhân sự của Chi cục thuế quận Hai Bà Trƣng ......... 47
3.2 Phân tích thực trạng quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế quận
HBT ............................................................................................................. 49
3.2.1 Thực trạng tổ chức đăng kí thuế GTGT ..................................... 49
3.2.2 Thực trạng quản lý hóa đơn, chứng từ ........................................ 50
3.2.3. Thực trạng xử lý tờ khai, chứng từ nộp thuế và xác định ấn
định thuế GTGT...................................................................................... 51
3.2.4. Thực trạng xử lý hoàn thuế và kiểm tra, thanh tra hoàn thuế 59
3.2.5. Thực trạng xử lý miễn, giảm, tạm giảm thuế ............................. 64
3.2.6. Thực trạng xử lý quyết toán thuế ................................................ 65

3.2.7. Thực trạng quản lý hồ sơ ĐTNT ................................................. 65
3.3 . Đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT tại chi cục thuế quận
HBT ............................................................................................................. 66
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI
CHI CỤC THUẾ QUẬN HAI BÀ TRƢNG ............................................... 80
4.1 Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý thuế GTGT tại chi cục thuế quận
Hai Bà Trƣng .............................................................................................. 80


4.2 Các giải pháp thực hiện quản lý thuế GTGT tại chi cục thuế quận
HBT ............................................................................................................. 81
4.2.1Giải pháp thực hiện tổ chức đăng kí thuế GTGT ........................ 81
4.2.2 Giải pháp thực hiện quản lý hóa đơn, chứng từ ......................... 83
4.2.3Giải pháp thực hiện xử lý tờ khai, chứng từ nộp thuế và xác
định, ấn định thuế GTGT....................................................................... 84
4.2.4 Giải pháp thực hiện xử lý hoàn thuế và kiểm tra, thanh tra hoàn
thuế ........................................................................................................... 86
4.2.5 Giải pháp thực hiện xử lý miễn, giảm, tạm giảm thuế ............... 87
4.2.6 Giải pháp thực hiện xử lý quyết toán thuế .................................. 88
4.2.7 Giải pháp thực hiện quản lý hồ sơ đối tƣợng nộp thuế ............. 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Kí hiệu

Nguyên nghĩa


1

ĐTNT

Đối tượng nộp thuế

2

GTGT

Giá trị gia tăng

3

HBT

Hai bà Trưng

4

HN

Hà nội

5

HCQT

(Phòng) Hành chính quản trị


6

KH-KT-TK

(Phòng) Kế hoạch-kế toán-thống kê

7

KT-XH

Kinh tế - xã hội

8

NSNN

Ngân sách nhà nước

9

NVT

(Phòng) Nghiệp vụ thuế

10

TNHH

( Công ty) Trách nhiệm hữu hạn


11

TT-LTT

(Phòng) Thanh tra và xử lý tố tụng

12

TVA

Kí hiệu thuế GTGT của nước Pháp

13

UBND

Uỷ ban nhân dân

14

FF

Đồng Phăng Pháp

15

XLTT-TH

(Phòng) Xử lý thông tin và tin học


i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1 Tình hình nhân sự chi cục thuế quận HBT

50

2

Bảng 3.2 Kết quả thu thuế GTGT năm 2012 - 2014

53

3

Bảng 3.3 Kết quả thu thuế GTGT năm 2012 - 2013

56


4

Bảng 3.4 Kết quả thu thuế GTGT năm 2012 - 2014

58

5

Bảng 3.5 Tình hình nợ đọng thuế GTGT năm 2012 – 2014

59

6

Bảng 3.6 Kết quả thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế GTGT năm

61

2012 – 2014

7

Bảng 3.7 Kết quả kiểm tra thanh tra nội bộ ngành

62

8

Bảng 3.8 Kết quả kiểm tra, thanh tra đối tượng nộp thuế


64

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Biểu đồ

Nội dung

Trang

1

Biểu đồ 1

Kết quả thu thuế GTGT năm 2012 - 2014

54

2

Biểu đồ 2

Số hộ kinh doanh năm 2012 - 2014

54

3


Biểu đồ 3

Số thuế GTGT nợ đọng năm 2012 - 2014

57

4

Biểu đồ 4

Kết quả kiểm tra, thanh tra, hoàn thuế GTGT năm

61

2012 – 2014

DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT

Sơ đồ

Nội dung

Trang

1

Sơ đồ 1.1

Quy trình quản lý thuế GTGT


14

2

Sơ đồ 3.1

Cơ cấu tổ chức của chi cục thuế quận HBT

48

ii


LỜI NÓI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, điểm xuất phát từ nền
sản xất nhỏ, trong khi nhu cầu về đời sống trong công cuộc xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội của giai đoạn hiện nay - giai đoạn CNH-HĐH đất nước
đòi hỏi phải có nền tài chính tương ứng, đủ sức để thực hiện thành công
nhiệm vụ trên.
Chính sách tài chính nói chung và chính sách thuế nói riêng đã không
ngừng được Đảng và nhà nước ta quan tâm thực sự đang đóng vai trò cực kỳ
quan trọng, là công cụ chủ yếu của nhà nước trong việc quản lý vĩ mô nền
kinh tế - xã hội.
Chính vì vậy việc đổi mới hệ thống thuế có ý nghĩa rất to lớn và đã
được đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI thông qua. Báo cáo chính trị tại Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VI có nêu : Đổi mới các "chính sách chế độ tài
chính trước hết là các chính sách thuế " với mục tiêu là điều tiết và phân phối
hợp lý các nguồn thu nhập nhằm thực hiện công bằng xã hội. Thuế là nguồn

thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, quan điểm đó đã nêu lên tầm quan trọng
của thuế đối với việc tạo lập và duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước phục
vụ cho việc phát triển mọi mặt kimh tế- xã hội của đất nước.
Tuy nhiên hệ thống thuế nhà nước nói chung, trong đó thuế GTGT nói
riêng những năm qua vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự hợp lý, hiệu quả
chưa cao, thất thu thuế còn lớn cho nên chưa đạt được những kết quả mong
muốn như mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra.
Nhiều người chưa hiểu rõ về thuế GTGT, ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế
cũng như ý thức trong việc góp phần tham gia chống thất thu thuế chưa cao.
Đồng thời, do luật thuế GTGT còn một số bất hợp lý chưa được thay đổi phù

1


hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay, do đó việc quản lý thuế GTGT còn
gặp một số khó khăn, hạn chế. Một trong những vấn đề quan trọng góp phần
khắc phục những hạn chế trên là phải tăng cường hiệu quả quản lý thuế
GTGT cho các cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương.
Chi cục thuế quận Hai Bà trưng thành phố Hà nội đã luôn cố gắng phấn đấu
hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI,
điều kiện kinh tế-xã hội (KT-XH) phát triển khá, cùng với sự cố gắng, nổ lực
phấn đấu trong quản lý của Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng nên kết quả thu
ngân sách đã đạt kết quảtương đối. Tuy nhiên, kết quả đó vẫn chưa tương
xứng với khả năng của chi cục, việc quản lý thuế vẫn còn hạn chế chưa phát
huy được hết khả năng, hiệu quả của mình. Đặc biệt vẫn còn tình trạng nợ
đọng,thất thu thuế GTGT cao.
Vì vậy để cho hệ thống thuế nhà nước có chất lượng cao hơn, khai thác
triệt để hơn mọi nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo ra sự bình đẳng giữa
các thành phần kinh tế trong xã hội, đặc biệt là nâng cao hiệu quả quản lý
thuế, giảm thiểu tình trạng nợ đọng thuế, thất thu, gian lận thuếnên tác giả

chọn đề tài: " Quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế quận Hai Bà
Trƣng – Hà Nội " để nghiên cứu và viết luận văn và đề tài này không bị
trùng lặp với các luận văn khác đã được công bố.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thuế giá
trị gia tăng và nghiên cứu thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng (VAT) tại
chi cục thuế quận Hai Bà Trưng hiện nay từ đó thấy được điểm mạnh, điểm
yếu trong quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế quận Hai Bà Trưng,
thâý được những khó khăn trong quản lý thuế, tình hình nợ đọng thuế, thất thu
thuế, số vụ gian lận thuế còn nhiều, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn

2


thiện quản lý thuế giá trị gia tăng cho chi cục thuế quận Hai Bà Trưng trong
những năm tới.
2.2Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích đó luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý thuế giá trị gia tăng.
- Phân tích thực trạng quản lý thuế GTGT tại chi cục thuế quận Hai bà Trưng - Hà
Nội, tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng tại
chi cục thuế quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Trong luận văn câu hỏi nghiên cứu cần đặt ra là: Quản lý thuế GTGT
tại chi cục thuế HBT bao gồm những hoạt động nào? Chi cục thuế đã quản
lý thuế GTGT tốt chưa? Hạn chế trong quản lý thuế GTGT tại chi cục HBT
là gì? Các giải pháp để khắc phục hạn chế trong quản lý thuế GTGT tại chi
cục HBT là gi?,..

3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi
cục thuế quận HBT thông qua các hoạt động kê khai, đóng thuế, hoàn thuế,
thanh tra, kiểm tra thuế GTGT của các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh nhỏ
lẻ ...để từ đó rút ra được những ưu nhược điểm trong quản lý thuế giá trị gia
tăng tại chi cục thuế quận Hai Bà Trưng – Hà Nội và đề xuất một số giải pháp
giúp chi cục thuế quận HBT quản lý thuế GTGT tốt hơn nữa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là quản lý thuế giá trị
gia tăng tại chi cục thuế quận Hai Bà Trưng – Hà Nội

3


- Về thời gian: số liệu phân tích từ năm 2012 – 2014, giải pháp thực hiện từ
2015 -2020.
- Chủ thể quản lý là chi cục thuế quận HBT
4. Đóng góp mới của luận văn
- Phân tích tình hình nợ đọng thuế, thất thu thuế trong 3 năm 2012 – 2014 tại chi
cục thuế quận Hai Bà trưng thành phố Hà Nội mà các luận văn khác chưa có.
- Phân tích các vụ kiểm tra, thanh tra, hoàn thuế giá trị gia tăng ở chi cục thuế
quận Hai Bà trưng mà các luận văn khác chưa có
- Trong luận văn có nêu một số trường hợp gian lận thuế, gian lận hóa đơn
chứng từ của các doanh nghiệp tư nhân đã bị các cán bộ, thanh tra của chi cục
thuế quận Hai Bà Trưng phát hiện, mà các luận văn khác chưa có
5. Kết cấu của luận văn: gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế giá trị gia tăng
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế quận Hai

Bà Trưng
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế
quận Hai Bà Trưng – Hà Nội

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ QUẢN
LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
* Tổng quan tài liệu
Để thực hiện đề tài, tác giả đã tìm hiểu, thu thập các nguồn tài liệu khác nhau
từ các công trình khoa học đã công bố, từ các báo cáo tài chính tại chi cục
thuế quận Hai Bà Trưng, từ các báo cáo tại các sách niên giám thống kê các
năm 2012, 2013, 2014 và các công trình khoa học đã nghiên cứu về đề tài
thuế GTGT như:
Đề tài “ Gian lận thuế GTGT trong các doanh nghiệp thương mại ở
nước ta hiện nay. Thực trạng và biện pháp ngăn ngừa” , xuất bản năm 2011
là đề tài luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Hồng Hạnh ở đại học kinh tế quốc
dân thực hiện. Ở chương 1 tác giả có nêu một số vấn đề cơ bản của thuế
GTGT trong kinh doanh như vai trò của thuế GTGT trong hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp thương mại, nội dung cơ bản của thuế GTGT, và
đánh giá chung của thuế GTGT, đến chương 2 tác giả đã nêu thực trạng gian
lận thuế GTGT ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2014 bao gồm việc khái quát việc
xây dựng và triển khai luật thuế GTGT ở Viêt Nam, Vấn đề gian lận thuế
GTGT trong các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay trong giai đoạn 2011 - 2014
và đưa ra nguyên nhân gian lận thuế GTGT ở Việt nam. Sau khi nghiên cứu
thực trạng gian lận thuế GTGT ở Việt Nam tác giả đã đưa ra một số biện pháp
chống gian lận thuế GTGT ở Việt Nam bao gồm các quan điểm và mục tiêu
chống gian lận thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, tác giả đã nêu tính tất yếu
hoàn thành luật thuế GTGT và cơ chế thực hiện và đưa ra phương hướng hoàn

thiện luật thuế GTGT. Sau đó tác giả đưa ra một số các biện pháp chống gian
lận thuế GTGT như giải pháp tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý thuế, giải
pháp hiện đại hóa công tác quản lý thuế bằng công cụ tin học, hay giải pháp
tăng cương quản lý hóa đơn chứng từ GTGT, giải pháp đẩy mạnh dịch vụ tư

5


vấn thuế, các giải pháp tiếp tục hoàn thiện luật thuế GTGT như sửa đổi bổ
sung một số quy định về phạm vi điều chỉnh luật thuế GTGT, bổ sung một số
quy định về phạm vi lãnh thổ của luật thuế GTGT, qui định thời điểm phát
sinh nghĩa vụ thuế GTGT trong pháp luật thuế GTGT, hay giải pháp hoàn
thiện các quy định về căn cứ tính thuế, thuế suất, phương pháp tính thuế và
cuối cùng là một số kiện nghị đối với Tổng cục thuế.Đề tài “ Gian lận thuế
GTGT trong các doanh nghiệp thương mại ở nước tahiện nay” của tác giả Lê
Hồng Hạnh là một đề tài hay, có tính thời sự cao, tác giả cũng đã đưa ra được
một số giải pháp hay để Tổng cục thuế và các chi cục thuế tham khảo trong
quá trình kiểm tra, thanh tra, phát hiện sai sót, gian lận thuế.
Hay đề tài “ Kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp Việt Nam ”,
xuất bản năm 2013 là đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả Nguyễn Hồng
Vinh ở Đại học kinh tế quốc dân thực hiện. Cũng như các đề tài trên chương 1
tác giả nêu những vấn đề cơ bản của kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp
Việt nam bao gồm các khái niệm chung về thuế GTGT như khái niệm, vai trò,
các phương pháp tính thuế, đối tượng nộp thuế,…Kinh nghiệm của một số
nước trong việc áp dụng luật thuế GTGT.Phần hai là kế toán thuế GTGT bao
gồm kế toán thuế GTGT các chứng từ kế toán sử dụng, các tài khoản kế toán
sử dụng. Tiếp đến chương 2 là Hoàn thiện kế toán thuế GTGT trong các
doanh nghiệp Việt Nam. Ở 2.1 tác giả nêu sự cần thiết phải thực hiện thuế
GTGT và kế toán thuế GTGT đối với đối tượng nộp thuế GTGT, thuế suất
thuế GTGT, phương pháp tính thuế GTGT, phương pháp tính thuế

GTGT,Hoàn thuế GTGT. Đến phần 2.2 đánh giá ưu nhược điểm kế toán thuế
GTGT trong các doanh nghiệp. Và ở chương 3 tác giả đưa ra một số giải pháp
hoàn thiện kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp như cải cách hành
chính thuế, hình thành và phát triển các nhóm tư vấn thuế, một số kiến nghị

6


đối với đối tượng nộp thuế,… Đây là một đề tài hay giúp cho các kế toán thuế
có kinh nghiệm trong quá trình kê khai , định khoản, lập bao cáo thuế.
Hay đề tài “ Quản lý thuế GTGT tại các làng nghề huyện Thanh Oai – Hà
Tây giai đoạn 2009 - 2011” là luận văn thác sỹ của tác giả Hồ Tiến Dũng,xuất
bản năm 2011, trường đại học thương mại thực hiện .Cũng như các luận văn
khác Chương 1 tác giả nêu sự cần thiết phải quản lý thuế GTGT bao gồm thuế
và vai trò của thuế GTGT trong nền kinh tế thị trường, sự cần thiết phải áp
dụng thuế GTGT ở nước ta hiện nay,ý nghĩa của quản lý thuế GTGT. Đến
chương 2 là tác giả đi vào phân tích tình hình quản lý thu thuế GTGT ở
huyện Thanh Oai – Hà Tây trong giai đoạn 2010 - 2012 bao gồm phần 2.1
các đặc điểm kinh tế xã hội và tình hình quản lý thu thuế trên địa bàn huyện
Thanh Oai – Hà Tây và phần 2.2tình hình quản lý thu thuế GTGT với các hộ
kinh doanh trong năm 2010 – 2012, ở luận văn này có điểm khác biệt so với
các luận văn khác là tác giả đã nêu được đặc điểm làng nghề của huyện Thanh
Oai là làm nón, chiếu, làm hàng mã và lao động thủ công, lao động chủ yếu là
phụ nữ vì công việc của làng nghề đồi hỏi có sự khéo léo. Đến chương 3 là
một số phương hướng tăng cường quản lý thu thuế ở huyện Thanh Oai như
tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ một cách có hệ thống, từng bước đưa khoa
học kỹ thuật vào quản lý thuế trên địa bàn huyện Thanh Oai, Kiến nghị về văn
bản, chính sách luật thuế GTGT, các kiến nghị đối với tổng cục thuế, Thủ
tướng Chính
Hay công trình nghiên cứu khoa học của tác giả Lê Thu Trang học viện

tài chính kế toán làm về đề tài “ Gian lận thuế GTGT trong các doanh nghiệp
thương mại ở tỉnh Nghệ An”, xuất bản năm 2013 cũng là một đề tài hay, có
tính thời sự cao. Cũng như các luận văn khác Chương 1 tác giả nêu sự cần
thiết phải quản lý thuế GTGT bao gồm thuế và vai trò của thuế GTGT trong
nền kinh tế thị trường, sự cần thiết phải áp dụng thuế GTGT ở nước ta hiện

7


nay,ý nghĩa của quản lý thuế GTGT. Đến chương 2 là tác giả đi vào phân tích
tình hình gian lận thuếGTGT tại tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2009 - 2011, ở
luận văn này có điểm khác biệt so với các luận văn khác tác giả đã nêu được
các chiêu thức, thủ thuật gian lận thuế, gian lận kê khai hóa đơn, chứng từ của
các doanh nghiệp trong quá trình kê khai và nộp thuế, khai khống chứng từ đã
bị chi cục thuế Tỉnh Nghệ An phát hiện. Theo tôi đây cũng là đề tài hay, có
tính thời sự cao ,nó giúp ích cho các cán bộ ngành thuế và kiểm toán kiểm tra,
phát hiện các thủ thuật gian lận thuế, trốn thuế của Nhà nước.
Đến chương 3 là một số phương hướng tăng cường quản lý thu thuế ở
Tỉnh Nghệ An như tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ một cách có hệ thống,
từng bước đưa khoa học kỹ thuật vào quản lý thuế trên địa bàn. Kiến nghị về
văn bản, chính sách luật thuế GTGT, các kiến nghị đối với tổng cục thuế,
Thủ tướng Chính.Tác giả cũng đã đưa ra được một số giải pháp hay để Tổng
cục thuế và các chi cục thuế tham khảo trong quá trình kiểm tra, thanh tra,
phát hiện sai sót, gian lận thuế.
Đề tài “ Công tác quản lý thu thuế GTGT ở khu vực kinh tế cá thể trên
địa bàn huyện Thường Tín trong giai đoạn 2010 - 2012 “ là luận văn thạc sỹ
của tác giả Phan Ngọc Ánh, xuất bản năm 2012, trường đại học Thương Mại
thực hiện. Cũng như các luận văn khác Chương 1 tác giả nêu sự cần thiết phải
quản lý thuế GTGT đối với thành phần kinh tếcá thể hiện nay bao gồm thuế
và vai trò của thuế GTGT trong nền kinh tếthị trường sự cần thiết phải áp

dụng thuế GTGT ở nước ta hiện nay,ý nghĩa của quản lý thuế GTGT đối với
khu vực kinh tế cá thể. Đến chương 2 là tác giả đi vào phân tích tình hình
quản lý thu thuế GTGT ở khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn huyện Thường
Tín trong giai đoạn 2010 – 2012 bao gồm phần 2.1 các đặc điểm kinh tế xã
hội và tình hình quản lý thu thuế trên địa bàn Thường Tín và phần 2.2 tình
hình quản lý thu thuế GTGT với các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn

8


Thường Tín trong năm 2010 – 2012. Đến chương 3 là một số phương hướng
tăng cường quản lý thu thuế ở khu vực kinh tế cá thể huyện Thường Tín như
tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ một cách có hệ thống, từng bước đưa khoa
học kỹ thuật vào quản lý thuế trên địa bàn huyện Thường Tín, Kiến nghị về
văn bản, chính sách luật thuế GTGT, các kiến nghị đối với tổng cục thuế,
Thủ tướng Chính phủ,…Từ các tài liệu sách chuyên khoa, giáo trình, các văn
bản pháp luật và các công trình đã nghiên cứu làm cơ sở lý luận để tác giả
chọn đề tài “ Quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế quận Hai Bà
Trƣng”. Đề tài nay không bị trùng lắp với các công trình đã nghiên cứu ở
trên, các công trình đã nghiên cứu về thuế GTGT đã viết về gian lận thuế
GTGT, quản lý kế toán thuế GTGT ở doanh nghiệp, và quản lý thu thuế
GTGT ở khu vực cá thể huyện Thường Tín.Nay tác giả chon đề tài này để
nghiên cứu thực trạng quản lý thuế GTGT ở chi cục thuế quận Hai Bà Trưng
tại thành phố Hà Nội.
1.1 Thuế giá trị gia tăng
1.1.1 Khái niệm thuế giá trị gia tăng
Theo quan niệm của C.Mác, giá trị của hàng hoá, dịch vụ là c+(v+m),
trong đó c là lao động quá khứ được chuyển vào sản phẩm, (v+m) là phần giá
trị mới sáng tạo ra và đó chính là phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch
vụ. Nếu sản phẩm này lại là tài sản cố định hay nguyên, vật liệu cho chu kỳ

sản xuất, kinh doanh tiếp theo thì nó lại đóng vai trò là phần c của sản phẩm
mới. Cứ như vậy đến người tiêu dùng cuối cùng, toàn bộ số c+(v+m) là tổng
giá trị của hàng hóa, dịch vụ, đồng thời cũng là tổng các phần giá trị tăng
thêm của hàng hoá, dịch vụ qua các giai đoạn sản xuất, kinh doanh khác nhau.
Mỗi một sản phẩm, hàng hoá nếu không đi vào tiêu dùng sẽ đi vào quá trình
sản xuất, kinh doanh tiếp theo và lại làm tăng thêm giá trị của hàng hóa.
Những giá trị đó tất nhiên sẽ bị Nhà nước tính thuế, nhưng việc tính thuế trên

9


toàn bộ giá trị hay chỉ tính thuế đối với phần giá trị tăng thêm thì lại phụ
thuộc vào từng sắc thuế.
Quá trình sản xuất ra hàng hoá bao gồm một số bước, giá trị cuối cùng của
sản phẩm là tổng các giá trị tăng thêm ở các giai đoạn đó. Thuế đánh vào tổng
giá trị sản phẩm ở mỗi giai đoạn gọi là thuế doanh thu, còn thuế đánh vào
phần giá trị tăng thêm ở từng giai đoạn gọi là thuế GTGT.
Khái niệm: “ Thuế GTGT là thuế gián thu, được tính trên phần giá trị tăng
thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình luân chuyển từ sản
xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Khoản thuế này do đối tượng tiêu dùng hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế”1
1

Khái niệm: Giá trị gia tăng là giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hóa,

dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, được
xác định là căn cứ tính thuế GTGT 1
Do thuế GTGT được tính trên phần giá trị tăng thêm nên dù hàng hoá được
mua đi bán lại kiểu gì, dù bán cho người tiêu dùng trực tiếp hay vòng vo qua
nhiều thang, nhiều nấc thì kết quả cuối cùng Nhà nước vẫn thu được một

khoản thuế cố định, đó chính là số thuế của toàn bộ giá trị hàng hoá mà người
tiêu dùng cuối cùng phải trả. Tức là thuế GTGT đánh trên hành vi tiêu dùng,
còn các cơ sở sản xuất, kinh doanh với tư cách là những nhà trung gian nên
không phải là người chịu thuế. Vì vậy có thể nói: “bản chất của thuế GTGT là
thuế tiêu dùng và đánh vào người tiêu dùng cuối cùng”.Cũng do thuế GTGT
tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ nên ĐTNT phải là các
cơ sở sản xuất, kinh doanh đã bỏ thêm chi phí vào làm cho giá cả của hàng
hoá, dịch vụ tăng lên. Tuy nhiên, phần thuế mà họ nộp vào ngân sách thực
chất lại là do người mua hàng hoá, dịch vụ đã thanh toán trong giá cả, tức là
người tiêu dùng mới là người chịu thuế. Lúc này các cơ sở sản xuất, kinh
1

- Kế toán thuế - T s Nghiêm Sỹ Thương – năm 2011 – ĐH Bách Khoa HN

10


doanh đóng vai trò là người thu hộ thuế cho Nhà nước và là người nộp hộ
thuế cho người tiêu dùng, là một mắt xích trong hệ thống thu thuế. Vì vậy,
thuế GTGT là một loại thuế gián thu, điều tiết vào thu nhập của người tiêu
dùng hàng hoá, dịch vụ một cách gián tiếp, thông qua giá cả.Thuế GTGT có
tính xã hội hoá cao, đòi hỏi người tiêu dùng phải có ý thức trong việc chấp
hành nghĩa vụ nộp thuế và góp phần kiểm soát chống thất thu cho ngân sách
Nhà Nước. Đặc biệt là đối với ĐTNT trong việc tự kê khai, tính thuế và nộp
thuế GTGT như ở nước ta hiện nay đòi hỏi thất thu cho ngân sách Nhà Nước.
Đặc biệt là đối với ĐTNT trong việc tự kê khai, tính thuế và nộp thuế GTGT
như ở nước ta hiện nay đòi hỏi nhân dân phải có tinh thần tự giác cao và ý
thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế tốt... 2
1.1.2.Vai trò của thuế GTGT
Trong nền kinh tế hiện đại, thuế không chỉ là công cụ thu ngân sách mà còn là

công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý, kiểm soát, điều tiết vĩ mô nền
kinh tế, nó ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của hệ thống bộ máy quản
lý Nhà nước. Nhà nước sử dụng thuế nhằm hướng dẫn, điều tiết các lĩnh vực
sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, thực hiện chính sách phân phối và phân phối
lại, điều tiết thu nhập, giải quyết công bằng xã hội... Trong đó, thuế GTGT là
một khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu ngân sách của Nhà Nước,
do đó thuế GTGT có vai trò rất to lớn, tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế,
chính trị, xã hội. Có thể khái quát các vai trò đó thành ba vai trò cơ bản như
sau:
*Thứ nhất, thuế GTGT là nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước.
Thuế GTGT là công cụ tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời nguồn thu
cho ngân sách Nhà nước. Thuế GTGT tập trung thu ngay từ khâu đầu (sản
xuất hoặc nhập khẩu) nên đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, hạn
2 – Kế toán thuế - Ts Nghiêm Sỹ Thương – năm 2011 – ĐH Bách khoa HN

11


chế thất thu. Thuế GTGT được tính và thu vào từng khâu, từng giai đoạn của
quá trình sản xuất, kinh doanh nên làm tăng nguồn thu và đảm bảo huy động
kịp thời cho ngân sách Nhà nước. Việc khấu trừ thuế GTGT được thực hiện
căn cứ trên hoá đơn mua hàng đã thúc đẩy người mua phải đòi hỏi người bán
xuất hoá đơn, ghi đúng doanh thu với giá trị thực của hoạt động mua bán, góp
phần khắc phục được tình trạng thông đồng giữa người mua và người bán để
trốn lậu thuế, giảm thất thu cho ngân sách Nhà nước
*Thứ hai, thuế GTGT là công cụ điều tiết vĩ mô và vi mô nền kinh tế.
Thuế GTGT điều tiết sản xuất và tiêu dùng. Luật thuế GTGT quy định
đánh thuế hoặc không đánh thuế, đánh thuế với thuế suất cao hay thấp vào các
mặt hàng cụ thể, thông qua đó mà tác động và làm thay đổi mối quan hệ giữa
cung và cầu trên thị trường, tác động tới việc lựa chọn những hàng hoá, dịch

vụ để sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, nhằm góp phần thực hiện điều tiết vĩ
mô nền kinh tế.
Thuế GTGT khuyến khích hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất. Trong hoạt
động đầu tư tài sản cố định, toàn bộ số thuế GTGT mà doanh nghiệp phải trả
khi mua sắm tài sản cố định sẽ được Nhà nước cho khấu trừ hoặc hoàn lại.
Còn khi nhập khẩu máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm
trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa
sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp thì
doanh nghiệp cũng không phải nộp thuế GTGT. Đồng thời việc thuế GTGT
không đánh vào vốn đầu tư đã làm cho giá thành các công trình đầu tư trong
nước giảm rất nhiều. Do đó, thuế GTGT đã góp phần khuyến khích đầu tư đổi
mới công nghệ, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng
hoá.
Thuế GTGT khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, góp phần bảo hộ
sản xuất trong nước. Hàng hoá xuất khẩu được áp dụng thuế suất thuế GTGT

12


là 0%, số thuế GTGT đầu vào mà doanh nghiệp đã nộp thì sẽ được nhà nước
cho khấu trừ hoặc hoàn lại, vì vậy nó là động lực khuyến khích sản xuất các
mặt hàng xuất khẩu, tăng cường sự hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các
nước trên thế giới. Thuế GTGT tạo điều kiện cho hàng hoá xuất khẩu có thể
cạnh tranh dễ dàng hơn trên thị trường quốc tế, mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm, giải quyết nhu cầu lao động trong xã hội.
Thuế GTGT góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong
phân phối. Thuế GTGT áp dụng mức thuế suất cao đối với các loại hàng hoá,
dịch vụ cao cấp mà chỉ những người có thu nhập cao mới sử dụng hoặc sử
dụng nhiều hơn, còn đối với các hàng hoá thông thường hoặc có tính chất
thiết yếu thì thuế GTGT quy định mức thuế suất thấp hơn, qua đó điều tiết

một phần thu của họ.
Thuế GTGT khuyến khích tăng hiệu quả sản xuất. Trong nền kinh tế thị
trường, giá cả hàng hoá được bán ra phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố cung cầu,
nó phải được người tiêu dùng chấp nhận, người sản xuất khó có thể thay đổi
giá cả theo ý mình. Do đó việc Nhà nước đánh thuế sẽ làm giảm doanh thu
thuần của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không cố gắng nâng cao hiệu quả
sản xuất để giảm bớt chi phí. Điều đó đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải luôn
luôn cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, thúc đẩy nền sản xuất phát triển.
Thuế GTGT thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán, kế toán,
phát triển quan hệ thanh toán. Việc doanh nghiệp được phép khấu trừ thuế
GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào cùng với việc thực hiện hoàn thuế
GTGT của Nhà nước đã khuyến khích các doanh nghiệp tự giác ghi chép,
quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ, thúc đẩy việc hoàn thiện công tác hạch
toán, kế toán tại đơn vị. Ngoài ra, thuế GTGT góp phần phát triển hệ thống
thanh toán. Việc thuế GTGT đòi hỏi những doanh nghiệp có hàng hoá xuất
khẩu phải thanh toán qua ngân hàng thì mới được hoàn thuế đã thúc đẩy các

13


doanh nghiệp thực hiện thanh toán qua hệ thống ngân hàng, góp phần phát
triển hệ thống thanh toán.
*Thứ ba, thuế GTGT là công cụ kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh
doanh.
Vai trò này hình thành ngay trong quá trình tổ chức thực hiện luật thuế
GTGT. Để thu được thuế và đảm bảo thực hiện đúng luật thuế, cơ quan thuế
và các cơ quan hữu quan phải bằng mọi biện pháp nắm vững số lượng, quy
mô và tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Từ đó mà cơ
quan thuế sẽ phát hiện ra những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của các
cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, cũng như phát hiện ra những khó khăn

mà các cơ sở gặp phải để giúp đỡ họ tìm biện pháp tháo gỡ. Thuế GTGT còn
thúc đẩy việc mua bán hàng hoá sử dụng đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp lệ, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Như vậy, qua quản lý thuế có thể kiểm tra, kiểm soát toàn diện các
mặt hoạt động của các cơ sở kinh tế, đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý
Nhà nước.
1.1.3 Phƣơng pháp tính thuế GTGT
Đặc trưng của thuế GTGT là chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm của các sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ ở mỗi công đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu
dùng. Để thực hiện được việc tính thuế trên phần giá trị tăng thêm đảm bảo
không chồng chéo, trùng lắp, ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng 2 phương
pháp tính thuế GTGT là:
1.Phƣơng pháp khấu trừ:

14


Số
ThuếThuế

Thuế

GTGT

= GTGT -

GTGT

phải nộp


đầu ra

đầu vào

Trong đó:
Thuế
GTGT

Giá tính thuế

Khối lượng

Thuế suất thuế

= của hàng hoá x hàng hoá, dịch x GTGT của hàng

đầu ra

dịch vụ

vụ bán ra

hoá, dịch vụ đó

Ví dụ:( Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ )
Cơ sở Mai Linh kinh doanh đồ nhựa, trong tháng bán được 100 cái bàn với
tổng doanh số bàn là 30.000.000 đồng. Giá mua vào của 100 cái bán trên là
25.000.000 đồng, thuế suất thuGTGT của hàng nhựa là 10%.
Như vậy:
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi mua hàng:

= 100 x ( 25.000.000/ 100) x 10% = 2.500.000 đồng
Thuế GTGT đầu ra khi bán hàng:
= 100 x (30.000.000 / 100 ) x 10% = 3.000.000 đồng
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ :
= 3.000 .000 - 2.500.000 = 500.000 đồng
Còn thuế GTGT đầu vào là số thuế được ghi trên hoá đơn GTGT khi mua
hàng của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở đó mua vào hoặc trên chứng từ nộp thuế
GTGT của hàng hoá nhập khẩu hoặc theo tỷ lệ % quy định.
Nếu thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra thì doanh nghiệp sẽ được
Nhà nước khấu trừ số chênh lệnh đó vào số thuế GTGT phải nộp của kỳ sau.
Nếu số chênh lệch đó lớn hơn 200 triệu đồng hoặc 3 tháng liên tiếp có số thuế
đầu vào lớn hơn thuế đầu ra thì doanh nghiệp sẽ được.Nhà nước hoàn lại phần
thuế chênh lệch đó.
15


2. Phƣơng pháp tính trực tiếp trên GTGT
Số thuế
GTGT

Thuế suất thuế

= hàng hoá, dịch x GTGT của

phải nộp
Trong đó:

GTGT của

vụ chịu thuếhoá, dịch vụ đó


GTGT của

Giá của hàng

hàng hoá, dịch =

hoá, dịch

vụ chịu thuế

vụ bán ra

Giá của hàng
-

hoá, dịch
vụ mua vào

Ví dụ: ( Về tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp )
Cơ sở Mai Linh kinh doanh đồ nhựa, trong tháng bán được 100 cái bàn với
tổng doanh số bàn là 30.000.000 đồng. Giá mua vào của 100 cái bán trên là
25.000.000 đồng, thuế suất thuế GTGT của hàng nhựa là 10%. Như vậy:
GTGT của hàng bán ra = 30.000.000 – 25.000.000 = 5.000.000 đồng
Số thuế GTGT phải nộp = 5.000.000 x 10 % = 500.000 đồng
Từ ví dụ trên ta thấy 2 phương pháp tính thuế khác nhau thì cách tính
thuế cũng khác nhau. Đối với các hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp có nhiều
giao dịch mua bán trong tháng cũng sẽ gây khó khăn hoặc nhầm lẫn cho kế
toán và các cán bộ quản lý thuế trong quá trình tính thuế GTGT. Mà trong
điêù kiện hiện nay có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thì tác giả nghĩ Tổng

cục thuế nên quy định lại chỉ thống nhất tính thuế theo 1
phương pháp là phương pháp khấu trừ, còn các doanh nghiệp nhỏ chưa đáp
ứng được yêu cầu về chứng từ, hóa đơn theo phương pháp khấu trừ thì có thể
áp dụng theo phương pháp thuế khoán. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cán
bộ quản lý thuế và các ĐTNT.
*Còn thuế suất thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng 3 mức:
- Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu, không phân biệt
đối tượng và hình thức xuất khẩu.

16


- Mức thuế suất 5% áp dụng cho các nhóm hàng hoá, dịch vụ có tính
chất thiết yếu trong cuộc sống ( như các sản phẩm thuốc, giáo dục, y tế,..)
- Mức thuế suất 10% áp dụng cho các nhóm hàng hoá, dịch vụ thông
thường.
1.2 Quản lý thuế GTGT
1.2.1 Sự cần thiết và khái niệm của quản lý thuế GTGT
Mỗi quốc gia ra đời đều phải xây dựng một bộ máy Nhà nước để quản lý và
điều hành chế độ xã hội của mình, để đảm bảo cho sự tồn tại và phát huy
quyền lực của Nhà nước, đòi hỏi phải có một nguồn tài chính nhất định. Để có
được nguồn tài chính đó, Nhà nước có thể huy động bằng nhiều cách như: in
tiền, phát hành trái phiếu, vay nợ trong và ngoài nước, thu thuế... Tuy nhiên
các hình thức như in tiền hay đi vay không thể sử dụng lâu dài và có thể ảnh
hưởng xấu đến nền kinh tế, chỉ có hình thức thu thuế là hợp lý và lâu bền
nhất. Thuế GTGT là một loại thuế tiến bộ, có vai trò vai trò rất lớn trong việc
huy động ngân sách Nhà nước, nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát huy vai trò
quản lý của bộ máy Nhà nước, do đó quản lý thuế GTGT là một công việc
quan trọng cần phải được hoàn thiện để nâng cao hiệu quả
Do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau nên thuế GTGT được áp dụng ở các

quốc gia cũng có những đặc điểm khác nhau, vì vậy quản lý thuế GTGT ở
mỗi nước có những đặc điểm riêng phù hợp với điều kiện của nước đó. Ngay
cả quản lý thuế GTGT trong mỗi quốc gia ở các cấp khác nhau cũng có sự
khác nhau tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi bộ phận,
mỗi cấp.
Khái niệm: Quản lý thuế GTGT là hoạt động của cơ quan thuế nhằm mục
đích chủ yếu là đảm bảo nguồn thu thuế GTGT cho ngân sách Nhà nước, góp
phần phát huy tốt hơn vai trò của luật thuế GTGT.3
3

- Giáo trình quản lý thuế - Ts Phan Văn Thanh, năm 2012, ĐH Bách Khoa HN

17


Ở Việt Nam, quản lý thu thuế GTGT được thực hiện cụ thể chủ yếu ở hai
cấp là Cục thuế và Chi cục thuế. Cục thuế quản lý chủ yếu đối với những
ĐTNT tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, còn Chi cục thuế quảnđối
Quản lý thuế GTGT ở cấp Cục thuế bao gồm các nội dung: Đăng ký thuế
vàcấp mã số thuế; Quản lý hoá đơn, chứng từ; Xử lý tờ khai và chứng từ nộp
thuế; Hoàn thuế và kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế; Quyết toán thuế và kiểm
cấp mã số thuế; Quản lý hoá đơn, chứng từ; Xử lý tờ khai và chứng từ nộp
thuế; Hoàn thuế và kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế; Quyết toán thuế và kiểm
tra quyết toán thuế; Xử lý miễn, giảm thuế; Quản lý hồ sơ doanh nghiệp.
Quản lý thuế GTGT ở cấp Chi cục thuế bao gồm các nội dung: Đăng ký
thuế; Điều tra doanh số ấn định thuế (đối với các hộ ấn định thuế); Xét miễn,
giảm thuế; Tính thuế và lập sổ bộ thuế; Xử lý tờ khai nộp thuế; Xử lý giấy
nộp tiền và lập báo cáo kế toán thống kê thuế.Trong quản lý thuế GTGT, Chi
cục thuế phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan như: Kho bạc, Hải
quan, Quản lý thị trường, Uỷ ban nhân dân, Sở kế hoạch đầu tư... để đảm bảo

quản lý triệt để và phát triển nguồn thu.ở đây, luận văn chỉ nghiên cứu và
trình bày về quản lý thuế GTGT tại chi cục thuế ở Việt Nam.
1.2.2 Quy trình và nội dung quản lý thuế GTGT
Quy trình quản lý thuế GTGT được thể hiện trên Sơ đồ 1.1 như sau:

18


×