Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

lựa chọn và ứng dụng một số trò chơi vận động về phát triển sức mạnh cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) trường mầm non ngô quyền vĩnh yên vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.01 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG VỀ PHÁT TRIỂN
SỨC MẠNH CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN
(5 - 6 TUỔI) TRƯỜNG MẦM NON NGÔ
QUYỀN - VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Thể chất

Người hướng dẫn:

ThS. NGUYỄN HỮU HIỆP

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Thị Thu Hương
Sinh viên lớp K36B - GDMN Trường ĐHSP Hà Nội 2.
Tôi xin cam đoan đề tài này là của riêng tôi, kết quả nghiên cứu của đề
tài không trùng với bất cứ đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này tại trường
Mầm Non Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc. Toàn bộ những vấn đề được
đưa ra bàn luận, nghiên cứu là những vần đề mang tính thời sự, cấp bách và
đúng thực tế tại trường Mầm Non Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2014.
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hương




MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5:
Biểu đồ 1
Biểu đồ 2
Biểu đồ 3

Diễn giải
Kết quả phỏng vấn giáo viên về lựa chọn một số
TCVĐ nhằm phát triển sức mạnh cho trẻ mẫu
giáo lớn (n = 20)
Bảng phỏng vấn mức độ ưu tiên test kiểm tra
đánh giá sức mạnh cho trẻ mẫu giáo lớn trường
mầm non Ngô Quyền (n = 20)
Tiến trình giảng dạy TCVĐ nhằm phát triển sức
mạnh cho trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non Ngô
Quyền.
Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của hai
nhóm ĐC và TN (nA = nB = 15)
Kết quả kiểm tra sau TN của nhóm ĐC và TN (n A
= nB = 15).
Thành tích bật xa của hai nhóm ĐC và TN trước

và sau thực nghiệm.
Thành tích ném túi cát của hai nhóm ĐC và TN
trước và sau thực nghiệm.
Thành tích nhảy ô của hai nhóm ĐC và TN trước
và sau thực nghiệm

Trang
29
35
37
38
39
40
41
41


DANH MỤC CHỮ VIẾT
STT

Từ viết tắt

Giải thích từ viết tắt

1

ĐC

Đối chứng


2

ĐHSP

Đại học sư phạm

3

GDĐT

Giáo dục đào tạo

4

GDTC

Giáo dục thể chất

5

GDTL

Giáo dục thể lực

6

GDMN

Giáo dục mầm non


7

NXB

Nhà xuất bản

8

STT

Số thứ tự

9

TCVĐ

Trò chơi vận động

10

TDTT

Thể dục thể thao

11

TN

Thực nghiệm




6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục Việt Nam đang đứng trước nhiều yêu cầu mới của xã hội,
phải xây dựng con người có phẩm chất đạo đức, có năng lực vừa “hồng” vừa
“chuyên” như lời Bác Hồ căn dặn.
Sức khỏe là vốn quý, điều đó không chỉ có Đảng, nhà nước và nhân dân
ta thừa nhận mà nó được cả nhân loại thừa nhận. Cho nên thế hệ trẻ được đào
tạo phải có sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, có kĩ năng lao động trí óc lẫn
chân tay, mưu trí, dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ sự nghiệp cách mạng mà
Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng dặn “Giáo dục phải đảm bảo
tính toàn diện trong đó giáo dục thể chất là một mặt không thể thiếu được.
Nếu các đồng chí được Đảng và nhà nước giao trọng trách giáo dục mà coi
nhẹ Giáo dục thể chất là một điều không đúng mà còn là một sai lầm”[3].
Như vậy, giáo dục thể chất có một vai trò rất quan trọng trong nền giáo dục
quốc dân. Giúp con người phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
Chỉ thị 36/CT - TW ngày 24/3/1994 của Ban bí thư TW đảng giao trách
nhiệm cho bộ giáo dục và đào tạo, tổng cục thể dục thể thao thường xuyên
phối hợp chỉ đạo công tác giáo dục thể chất bắt buộc ở tất cả các trường học,
để việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh,
sinh viên.
Giáo dục mầm non là nấc thang khởi đầu trong hệ thống giáo dục quốc
dân với mục tiêu giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mĩ, hình
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp 1.
Qua đó cho thấy giáo dục thể chất cho trẻ trước tuổi đi học đặt cở sở cho sự phát
triển toàn diện, tôi luyện cơ thể, rèn tinh thần sảng khoái, rèn kĩ năng vận động
cơ bản, hình thành thói quen vận động cần thiết trong cuộc sống.

Một trong những phương tiện của giáo dục thể chất để phát triển sức
mạnh cho con người thì cho chơi vận động là phương tiện tốt để tạo ra sự


7

hứng thú cho các em. Trong khi chơi, các em được giao lưu với nhau, có sự
hợp tác, đoàn kết với nhau trong khi chơi để đạt được kết quả tố nhất.
Tuổi mẫu giáo, các em đến trường không chỉ được học tập mà các em
còn được hoạt động vui chơi hàng ngày vì lứa tuổi mẫu giáo hoạt động chủ
đạo là hoạt động vui chơi nên việc lựa chọn và ứng dụng trò chơi vận động
cho các em là một việc làm ý nghĩa giúp các em phát triển toàn diện, giúp các
em nhanh nhạy hơn với môi trường xung quanh.
Lựa chọn và ứng dụng trò chơi vận động vào giảng dạy các giờ phát
triển thể chất có vai trò quan trọng, giúp cho học sinh tiếp thu nhanh hơn kĩ
thuật động tác, phát triển các tố chất thể lực, gây hứng thú cho học sinh trong
các giờ tập luyện. Nhưng qua tìm hiểu thấy việc tổ chức hướng dẫn trò chơi
vận động trong dạy học ở trường mầm non còn thiếu quan tâm, chưa chú
trọng và còn mang tính tùy tiện, chưa xác với mục đích của giờ học, còn hoài
nghi chưa dám chắc trò chơi có ảnh hưởng tốt tới chất lượng giờ học phát
triển thể chất hay không.
Để đóng góp phần giải quyết các vấn đề trên việc nghiên cứu đưa ra
một số trò chơi vận động sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, nâng cao chất
lượng học tập môn thể chất cho trẻ trường mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên Vĩnh Phúc là vấn đề cần thiết của công tác giáo dục thể chất trường học.
Với lí do trên, chúng tôi đã mạnh dạn đề cập đến đề tài: “Lựa chọn và
ứng dụng một số trò chơi vận động để phát triển sức mạnh cho trẻ 5 - 6 tuổi ở
trường mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc”.
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 5 - 6 tuổi ở trường
mầm non và đặc điểm về phương pháp sử dụng trò chơi vận động của giáo

dục thể chất trong trường học, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nài với
mục đích để lựa chọn và ứng dụng một số trò chơi vận động để phát triển sức
mạnh cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Ngô Quyền nói riêng và các trường
mầm non nói chung.
* Giả thuyết khoa học


8

Việc áp dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức mạnh cho
trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Ngô Quyền chưa phù hợp, các bé chưa thể
hiện và phát huy hết khả năng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Lựa
chọn và ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức mạnh cho trẻ
5 - 6 tuổi ở trường mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc”.
Nếu việc lựa chọn trò chơi phù hợp, phát triển sức mạnh cho trẻ 5 - 6
tuổi đạt hiệu quả, các em sẽ tiếp thu nhanh hơn các kĩ thuật động tác, phát
triển các tố chất thể lực, gây hứng thú cho các em trong tập luyện.


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vị trí, vai trò và mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục mầm non trong hệ
thống giáo dục quốc dân
1.1.1. Vị trí vai trò của giáo dục Mầm non (GDMN)
GDMN là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong
báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục cho mọi người năm 2005, UNESCO đã
đánh giá: “những năm đầu của cuộc sống là giai đoạn chủ yếu của sự phát
triển trí tuệ, nhân cách và hành vi”, “Bằng chứng cho thấy rằng việc chăm

sóc giáo duc trẻ ở lứa tuổi trước tuổi học có liên quan đến việc phát triển
nhận thức và xã hội tốt hơn” [1].
Nhà giáo dục Xô viết A.S.Makarenko khẳng định: Những cơ sở căn
bản của việc giáo dục trẻ được hình thành từ trước tuổi lên 5. Những điều dạy
cho trẻ trong thời kì đó chiếm tới 90% tiến trình giáo dục trẻ. Về sau việc giáo
dục đào tạo con người vẫn tiếp tục nhưng lúc đó là lúc bắt đầu nếm quả, cùng
những nụ hoa thời đó được vun trồng trong 5 năm đầu tiên.
Lịch sử GDMN ghi nhận: GDMN là khâu đầu tiên của quá trình đào
tạo con người mới Việt Nam. GDMN góp phần giải phóng phụ nữ, thực hiện
bình đẳng nam nữ. Nhờ có phát triển GDMN, phụ nữ yên tâm công tác, lao
động sản xuất, có điều kiện học hành nâng cao hiểu biết và hưởng thụ những
phúc lợi nho nhỏ trong gia đình cũng như có cơ hội đóng góp cho xã hội.
Như vậy GDMN là bậc học đầu tiên trong hệ thống GD quốc dân. Tầm
quan trọng của GDMN là chỗ nó đặt nền móng ban đầu cho việc GD hình
thành và phát triển nhân cách trẻ em.
1.1.2. Mục tiêu nhiệm vụ của giáo dục mầm non (GDMN)
Điều 21, 22 luật giáo dục (2005) đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ
GDMN “GDMN thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3
tháng đến 6 tuổi” [6]. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát


10

triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên
của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1.
1.2. Vị trí vai trò của môn giáo dục thể chất (GDTC)
GDTC có một vị trí vô cùng quan trọng, là một bộ phận không thể
thiếu của giáo dục quốc dân, là sự phát triển con người toàn diện. Vai trò của
GDTC là:
GDTC là cơ sở nền tảng của nền TDTT quốc dân.

GDTC là yếu tố tích cực trong đời sống văn hóa tinh thần.
GDTC làm phong phú đời sống xã hội hiện đại.
GDTC là yếu tố căn bản để chuẩn bị cho lao động và sẵn sàng bảo vệ tổ
quốc.
1.3. Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) trường mầm non
Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
1.3.1. Đặc điểm tâm lí
Trẻ 5 - 6 tuổi thì bé đã có khả năng tiếp thu một lượng kiến thức không
nhỏ. Theo A.X. Macarenco, một nhà giáo dục nổi tiếng của Nga thì: “Nền
tảng của giáo dục chủ yếu được xây dựng từ khi trước 5 tuổi, nó chiếm 90%
chất lượng của cả quá trình giáo dục” [11].
Trẻ 5 - 6 tuổi có một đặc điểm tâm lí rất quan trọng là ý thức về bản
ngã (cái tôi):
-

Trẻ bắt đầu biết phân biệt 1 cách rõ ràng giữa bản thân và những người xung
quanh. Trẻ có ý thức về tính sở hữu, biết cái gì của mình và cái gì là của

-

người khác.
Tuổi mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) tư duy của trẻ có một bước ngoặt lớn. Xuất
hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới - tư duy trực quan sơ đồ và những
yếu tố của tư duy logic. Tư duy của trẻ đã đạt tới những ranh giới của tư duy
trực quan hình tượng, những hình tượng và biểu tượng trong đầu trẻ vẫn còn
gắn liền với những hành động điều đó thể hiện trong những trường hợp, khi
trẻ giải quyết những bài toán thực tế.


11


Sự phát triển xúc cảm và ngôn ngữ:
-

Ở lứa tuổi này, tình cảm đã bắt đầu phức tạp và phân hóa, từ quan hệ gắn bó mẹ
- con, trẻ bắt đầu có nhu cầu giao lưu tình cảm nhiều hơn giữa mẹ - con ở trẻ trai
và bố - con ở trẻ gái. Trẻ đòi hỏi sự quan tâm cuộc sống một cách cụ thể và đa
dạng hơn, vì vậy đã xuất hiện ở trẻ những biếu hiện về tình cảm rõ ràng cũng

-

như những phản ứng chống đối dưới nhiều hình thức khác nhau.
Đây là lứa tuổi phát triển khá hoàn chỉnh về khả năng giao tiếp, trẻ có khả
năng nói những câu đầy đủ, đôi khi phức tạp cũng như hiểu được những câu
nói dài của người khác. Điều này là cơ sở cho trẻ tiếp nhận những kiến thức
của lớp 1 và những bậc học tiếp theo.
Ý thức về bản thân:

-

Ngay từ lên 3 trẻ đã biết phân biệt giữa bản thân và người khác, trẻ dần dần
nhận ra những cái gì thuộc về bản thân, cái gì không thuộc về mình. Trẻ 5 - 6 tuổi
đã có ý thức về những vật dụng như quần áo, đồ chơi, cái gì là của mình và
cái gì là của bạn cùng chơi. Từ đó đưa tới thái độ so sánh, ganh tị hay tự tin
hơn và thường có những suy nghĩ nhận định độc lập, tích tự làm chứ không

-

cần nhờ người khác.
Ý thức về bản thân cũng giúp trẻ 5 - 6 tuổi có ý thức chan hòa với bạn cùng

chơi. Biết tuân thủ luật chơi, biết mượn, chia sẻ đồ chơi với bạn biết thiết lập

-

mối quan hệ rộng rãi và phong phú với bạn cùng chơi.
Trẻ giai đoạn này cũng rất dễ xúc động, dễ cười, dễ khóc. Tâm tư của trẻ tuổi
này cũng được bộc lộ ra ngoài. Tính tình tương đối ổn định. Đời sống tình
cảm của trẻ tuổi này phong phú và sâu sắc hơn rất nhiều so với tuổi trước.
1.3.2. Đặc điểm sinh lí
Hệ thần kinh: sự phát triển của hệ thần kinh ở lứa tuổi này đã ở mức
cao hơn so với lứa tuổi nhà trẻ. Sự trưởng thành của các tế bào thần kinh của
đại não kết thúc… Tuy nhiên, ở trẻ em quá trình hưng phấn và ức chế chưa
cân bằng, sự hưng phấn mạnh hơn sự ức chế. Do đó, phải đối sử thận trọng


12

với trẻ, tránh để trẻ phải thực hiện một khối lượng vận động quá sức hoặc kéo
dài thời gian vận động vì sẽ làm trẻ mệt mỏi. Hệ thần kinh có tác dụng chi
phối và điều tiết đối với vận động cơ thể vì vậy hoạt động vận động của trẻ có
hai tác dụng: thúc đẩy sự phát triển công năng của tổ chức cơ bắp và thúc đẩy
sự phát triển công năng của hệ thần kinh. Vận động cơ thể của trẻ có thể cải
thiện tính không công năng của quá trình thần kinh ở chúng. Song cần chú ý
tới sự luân phiên giữa vận động và nghỉ ngơi, tình trạng quá trình vận động
của trẻ.
Hệ vận động: bao gồm hệ xương, hệ cơ và khớp.
Hệ xương: thành phần hóa học xương của trẻ có chứa nhiều nước và
chất hữu cơ hơn chất vô cơ so với người lớn, nên có nhiều sụn xương, xương
mềm, dễ bị cong gãy. Ở trẻ 5 - 6 tuổi xương cột sống có 2 đoạn uốn cong vĩnh
viễn ở cổ và ở ngực, lồng ngực đã hẹp hơn, đường kính ngang lớn hơn đường

kính trước sau, xương sườn chếch theo hướng dốc nghiêng.
Hệ cơ: hệ cơ của trẻ phát triển yếu, tổ chức cơ bắp còn ít, các sợi cơ
nhỏ mảnh, thành phần nước trong cơ tương đối nhiều nên sức mạnh cơ bắp
còn yếu, cơ nhanh mệt mỏi. Do đó, trẻ lứa tuổi này không thích nghi với sự
căng thẳng lâu của cơ bắp, cần xen kẽ giữa vận động và nghỉ ngơi thích hợp
trong thời gian luyện tập. Khi trẻ được thường xuyên tham gia vận động thể
lực hợp lí sẽ tăng cường hiệu quả công năng các tổ chức cơ bắp, làm cho sức
mạnh và sức bền của cơ bắp phát triển.
Khớp: trẻ lứa tuổi này ổ khớp còn nông, cơ bắp xung quanh khớp còn
yếu, dây chằng lỏng lẻo. Hoạt động vận động phù hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ
giúp khớp được rèn luyện, từ đó tăng dần tính vững chắc của khớp.
Hệ tuần hoàn: hệ tuần hoàn của trẻ đang phát triển và hoàn thiện.
Buồng tim phát triể tương đối hoàn thiện, tần số co bóp của tim là 80 - 110
lần/phút. Để tăng cường công năng của tim, khi cho trẻ luyện tập, nên đa dạng


13

hóa các dạng bài tập, nâng dần lượng vận động cũng như cường độ vận động,
phối hợp động và tĩnh một cách nhẹ nhàng.
Hệ hô hấp: đường hô hấp của trẻ tương đối hẹp, niêm mạc đường hô
hấp mềm mại, mao mạch phong phú, dễ phát sinh nhiễm cảm. Lên 6 tuổi thể
tích hô hấp của phổi là khoảng 215 - 220 ml. Trẻ 5 - 6 tuổi mỗi phút hít thở
khoảng 20 - 22 lần.
Hệ trao đổi chất: cơ thể trẻ đang phát triển đòi hỏi bổ sung liên tục
năng lượng tiêu hao và cung cấp các chất tạo hình để kiến tạo các cơ quan và
mô. Ở trẻ năng lượng tiêu hao cho sự lớn lên và dự trữ chất nhiều hơn là cho
hoạt động cơ bắp. Do vậy, khi trẻ hoạt động vận động quá mức, ngay cả khi
dinh dưỡng đầy đủ thường dẫn đến tiêu hao năng lượng dự trữ trong các cơ
bắp và đọng lại những sản phẩm độc hại ở các cơ quan trong quá trình trao

đổi chất. Sẽ làm ảnh hưởng đến cơ bắp và hệ thần kinh, làm giảm sự nhạy
cảm. Do đó, cần thường xuyên thay đổi vận động của các cơ, chọn hình thức
vận động phù hợp với trẻ.
Từ việc nghiên cứu, tìm tòi dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn, nhận
thức được vai trò to lớn của giáo dục thể chất với trẻ mầm non, trong quá
trình giảng dạy chúng tôi đã lựa chọn và ứng dụng một số trò chơi vận động
nhằm phát triển sức mạnh cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) trường mầm non
Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc góp phần nâng cao công tác giáo dục thể
chất cho trường mầm non Ngô Quyền. Trẻ hào hứng vui chơi tham gia nhiệt
tình, xua tan những căng thẳng, mệt mỏi. Kích thích trẻ luôn sáng tạo trong
học tập và vui chơi. Trong qúa trình tham gia vào trò chơi, các em biểu lộ tình
cảm rất rõ ràng như niềm vui khi thắng lợi và buồn khi thất bại, vui mừng khi
thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ… Vì tập thể mà các em phải khắc phục
khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho đội trong đó có
bản thân mình, đây chính là đặc tính thi đua rất cao của trò chơi vận động.
Vì vậy, trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu
những trò chơi mang tính vận động thể lực và đặc biệt chú ý tới sức mạnh của


14

trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi), từ đó đưa ra một số ứng dụng hiệu quả trong
công tác giáo dục thể chất trường mầm non Ngô Quyền nói riêng và các
trường mầm non khác nói chung.
1.4. Một số nét đặc trưng của trò chơi vận động
1.4.1. Khái niệm trò chơi vận động
Trò chơi vận động (TCVĐ) là loại vận động tích cực, đây là một trong
những phương pháp GDTC tốt nhất cho trẻ mầm non, rất phong phú về số
lượng, đa dạng về nội dung và tạo cho các em có điều kiện sáng tạo và phát
triển tư duy của mình một cách độc lập trong những trường hợp cụ thể. Đa số

các trò chơi vận động dành cho trẻ mầm non đều mang tính chủ đề, phù hợp
với đặc điểm tâm sinh lí và khả năng tưởng tượng của trẻ.
Khi tham gia vào trò chơi thì trẻ phải tập trung chú ý, ghi nhớ những lời
giải thích của giáo viên để thực hiện đúng vận động. Do đó, đặc điểm nổ bật của
TCVĐ là sự đòi hỏi phối hợp vận động của quá trình nhận thức và vận động.
Như vậy, TCVĐ là trò chơi nhằm rèn luyện và hoàn thiện các vận động
cho trẻ. Nó là phương tiện chủ yếu giáo dục thể lực (GDTL) cho trẻ, giải quyết
các nhiệm vụ vận động dưới dạng trò chơi nên trẻ vận động tích cực và thoải mái.
1.4.2. Ý nghĩa trò chơi vận động
Ở trẻ mầm non, trò chơi chiếm một vị trí quan trọng. Trẻ đến trường
không chỉ được học tập mà trẻ còn được vui chơi hàng ngày vì lứa tuổi mẫu
giáo hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi. Các loại trò chơi: đóng vai theo
chủ đề, trò chơi học tập, trò chơi xây dựng hay trò chơi vận động… được sử
dụng rộng rãi. Trong đó, trò chơi vận động được chú ý cao vì tất cả các trẻ
đều được tham gia và phát triển các tố chất thể lực.
TCVĐ là phương tiện chủ yếu GDTL có hiệu quả cho trẻ mẫu giáo,
qua TCVĐ hình thành các phẩm chất thể lực như sự nhanh nhẹn, linh hoạt,
dẻo dai, góp phần củng cố nâng cao sức khỏe cho trẻ. Giáo dục trẻ về các mặt
đức, trí, thể, mỹ… Đào tạo cho trẻ phát triển toàn diện từ những năm đầu đời.


15

TCVĐ còn là một phương tiện vui chơi giải trí, một hình thức nghỉ
ngơi tích cực, một hoạt động có tính văn hóa góp phần nâng cao đời sống tinh
thần cho trẻ.
Về phương diện sinh lí vận động: TCVĐ giải tỏa tâm lí tạo nên sự lạc
quan yêu đời, vui tươi thoải mái, giúp phần giảm các căng thẳng thần kinh,
giảm và chống đỡ được một số bệnh tật.
Ở trường mầm non, trò chơi vận động được sử dụng một cách thường

xuyên. TCVĐ vừa là nội dung học tập vừa là hình thức vui chơi được trẻ yêu
thích và tích cực tham gia. Trong khi chơi trẻ hào hứng, hình thành những
phẩm chất đạo đức, trẻ biết giúp đỡ lẫn nhau, biết quan tâm với bạn cùng
chơi. Để tham gia được vào trò chơi thì buộc trẻ phải hiểu được luật chơi,
cách chơi và vai trò của mình trong khi chơi, xác định được mối quan hệ giữa
bản thân và bạn cùng chơi, làm thao tác tư duy, phân tích, so sánh, chú ý, ghi
nhớ, khái quát được phát triển.
Khi trẻ chơi các TCVĐ thì sẽ tác động lên nhiều cơ, tăng quá trình trao
đổi chất. TCVĐ là phương tiện chống lại sự mệt mỏi, căng thẳng của trẻ trong
học tập. Hơn thế, TCVĐ tác động vào hệ thần kinh, các quá trình hưng phấn
và ức chế được cân bằng. Đó là điều kiện tốt để hình thành thói quen vận
động cho trẻ.
Những trò chơi vận động dân gian có từ lâu đời thường gắn liền với các
bài hát hay các câu thơ. Khi trẻ chơi thì sẽ phải nhớ những bài hát hay những
câu thơ, cách chơi, luật chơi đó làm cho ngôn ngữ của trẻ phát triển, vốn từ
thêm phong phú và mở rộng.
1.4.3. Đặc điểm và phân loại trò chơi vận động
1.4.3.1. Đặc điểm trò chơi vận động.
Hầu hết những trò chơi vận động được sử dụng trong GDTC ở trong
nhà trường mầm non đã mang sẵn tính mục đích một cách rõ ràng.
Trò chơi mang tính tư tưởng rất cao. Trong quá trình chơi trẻ tiếp xúc
với nhau, trẻ phải hoàn thiện nhiệm vụ của mình trước tập thể ở mức độ cao,


16

tập thể có trách nhiệm động viên, giúp đỡ bạn cùng chơi hoàn thành nhiệm
vụ, vì vậy tình bạn, lòng nhân ái, tinh thần tập thể… được hình thành. Cũng
trong quá trình chơi đã xây dựng cho trẻ tác phong khẩn trương, nhanh nhẹn,
tính kỉ luật, sự sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ với tành tích cao… góp phần

giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho trẻ.
Trò chơi vận động có ý nghĩa quan trọng trong công tác GDTC cho trẻ.
Trò chơi vận động mang đặc tính thi đua rất cao. Trong quá trình tham
gia chơi, trẻ biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi thắng lợi và buồn
khi thất bại, vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân trẻ
thấy có lỗi khi không làm tốt phần việc của mình… Vì tập thể mà trẻ phải
khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại hết thắng lợi cho
đồng đội.
Trò chơi vận động là trò chơi có luật lệ, quy tắc nhất định mà bản thân
trò chơi vận động lại mang tính thi đua và sự tự giác rất cao. Vì vậy khi đã
tham gia trò chơi, trẻ phải vận dụng hết khả năng, sức lực, sự tập trung chú ý,
trí thông minh và sáng tạo của mình.
Một khía cạnh mà các nhà sư phạm phải quan tâm đó là tránh để các
trẻ ham chơi quá mức quên ăn, quên ngủ, quên học, chơi đến mức quá sức
dẫn đến mệt mỏi, trong trường hợp như vậy không những không có lợi về mặt
sức khỏe mà còn ngược lại. Đây là một đặc điểm quan trọng, mà giáo viên
phải chú ý khi tổ chức cho trẻ chơi.
Nội dung TCVĐ đối với trẻ em các độ tuổi.
Với trẻ em 12 - 18 tháng tuổi: Đuổi bắt, cô đuổi kịp ú tìm, thăm bạn
búp bê, mang đồ chơi đến cho cô, bò tới đồ chơi, bò chui qua cổng.
Đối với trẻ 18 - 24 tháng tuổi: Kéo cưa lừa xẻ, đi qua cầu, con rùa, gấu
dạo chơi trong rừng (23 - 24 tháng), mèo và chim sẻ (23 - 24 tháng).
Đối với trẻ 24 - 36 tháng: Mèo và chim sẻ, nu na nu nống, chim sẻ và ô
tô, con bọ dừa, bong bóng xà phòng, con rùa, bóng tròn to, bịt nắt bắt dê,
dung dăng dung dẻ, trời nắng trời mưa, phi ngựa, vượt đoàn tàu.


17

Với trẻ 3 - 4 tuổi: Quả bóng nảy, ô tô và chim sẻ, gấu và ong, nhảy qua

suối nhỏ, đuổi bóng, tín hiệu máy bay.
Với trẻ 4 - 5 tuổi: thi xem tổ nào nhanh, ném còn, bắt chước, tạo dáng,
cáo và thỏ, ai ném xa nhất, đi như gấu, bò như chuột, tung cao hơn nữa.
Với trẻ 5 - 6 tuổi: Nhảy tiếp sức, ai nhanh hơn, kéo co, đua ngựa, nhảy
lò cò, ai ném xa nhất, cáo và thỏ.
1.4.3.2. Phân loại trò chơi vận động
Trò chơi vận động cũng rất phong phú và đa dạng, vì vậy có rất nhiều
cách phân loại căn cứ trên những quan điểm khác nhau. Dưới đây là một số
cách phân loại:
Căn cứ vào những động tác cơ bản của quá trình chơi.
Theo cách này, ta có: trò chơi về chạy, nhảy, ném, leo trèo… và những
trò chơi phối hợp hai hay nhiều hoạt động tren với nhau. Mục đích của loại
trò chơi này là để người dạy dễ chon lọc và sử dụng trong việc rèn luyện
những kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ.
Căn cứ vào sự phát triển các tố chất thể lực trong quá trình chơi.
Ta có: trò chơi rèn luyện sức nhanh, trò chơi rèn luyện sức mạnh, trò
chơi rèn luyện sức bền… tuy nhiên, theo cách phân loại này đôi khi không
được chính xác mà chỉ tương đối, bởi một rò chơi không chỉ rèn luyện một tố
chất thể lực cơ bản mà có khi là hai, ba tố chất.
Căn cứ vào khối lượng vận động.
Trò chơi “tĩnh”: Các trò chơi có khối lượng vận động không đáng kể.
Ví dụ: trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”, “Bỏ khăn”…
Trò chơi “động”: Các trò chơi có khối lượng vận động ở mức độ trung
bình và cao, Ví dụ: Các trò chơi chạy tiếp sức “tiếp sức chuyển khăn”, “chạy
đổi chỗ”, “chạy thoi”.


18

Tuy nhiên, cách phân loại này cũng chỉ là tương đối, bởi vì khối lượng

vận động và cường độ vận động của một trò chơi có thể tăng, giảm do cách tổ
chức và tài nghệ điều khiển của người quản trò.
Căn cứ vào yêu cầu tổ chức trò chơi.
Ta có: trò chơi chia thành đội, không chia đội và trò chơi có một nhóm
chuyển tiếp ở giữa.
Trò chơi chia thành đội được tiến hành chơi với điều kiện số người
chơi các đội phải ngang nhau, thậm chí số lượng các trẻ nam và trẻ nữ phải
ngang nhau. Ví dụ: “kéo co”, “chạy tiếp sức”… Những trò chơi này thường
có luật rất nghiêm và chặt chẽ. Có tác dụng giáo dục tinh thần tập thể, tính tổ
chức kỉ luật cao.
Trò chơi không chia thành đội được chia thành: Trò chơi có người điều
khiển và trò chơi không có người điều khiển.
1.4.3.3 Một số hạn chế khi áp dụng trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo
lớn (5 - 6 tuổi)
Một số trẻ tham gia chơi vượt quá khả năng chịu đựng để xảy ra những
tai nạn đáng tiếc.
Nhiều khi trẻ tham gia một cách hời hợt, thiếu tích cực không phát huy
được hết hiệu quả của TCVĐ.
Đôi khi trẻ nhốn nháo, giáo viên rất khó để kiểm soát được toàn bộ lớp
nên chưa phát huy được hết những ưu điểm của TCVĐ.
Tồn tại lớn nhất là khó kiểm soát lượng vận động trong khi tiến hành
TCVĐ.
Vì vậy, lựa chọn và áp dụng có hiệu quả TCVĐ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6
tuổi) là rất cần thiết.
1.5. Cơ sở giáo dục sức mạnh
1.5.1. Khái niệm và phân loại sức mạnh
1.5.1.1. Khái niệm


19


Để xác định khái niệm một phẩm chất thể lực, người ta thường chỉ ra
cách đánh giá chung. Sức mạnh của con người được đo bằng lực kế hoặc
bằng các máy móc đo lực cơ học. Điều đó cho thấy: sức mạnh là khả năng
khắc phục lực cản bên ngoài hoặc chống lại lực cản đó, nhờ sự nỗ lực của cơ
bắp (hay nói một cách khác, sức mạnh là khả năng con người sinh ra lực cơ
học bằng nỗ lực cơ bắp).
1.5.1.2. Phân loại sức mạnh
Bằng thực nghiệm và phân tích khoa học, người ta đã đi đến một số kết
luận có ý nghĩa cơ bản trong phân loại sức mạnh.
-

Trị số lực sinh ra trong các động tác chậm hầu như không khác biệt với các trị

-

số lực phát huy trong điều kiện đẳng trường.
Trong chế độ nhượng bộ, khả năng sinh lực của cơ là rất lớn. Đôi khi gấp 2

-

lần lực phát huy trong điều kiện tĩnh.
Trong các động tác nhanh, trị số lực giảm dần theo chiều tăng tốc độ.
Khả năng sinh lực trong các động tác nhanh tuyệt đối (tốc độ) và khả năng
sinh lực các động tác tĩnh tối đa (sức mạnh tĩnh) không có tương quan với
nhau.
Trên cơ sở đó có thể phân chia sức mạnh ra thành các loại sau:

-


Sức mạnh tĩnh (sức mạnh đơn thuần): Là khả năng sinh lực trong các động tác

-

chậm hoặc tĩnh.
Sức mạnh tốc độ: Là khả năng sinh lực trong các động tác nhanh.
Ngoài ra, còn có sức mạnh bột phát, sức mạnh tuyệt đối và sức mạnh tương
đối.
1.5.2. Phương pháp giáo dục sức mạnh
1.5.2.1. Cơ chế sinh lí điều hòa sức mạnh
Lực tối đa mà con người có thể sản sinh ra một mặt phụ thuộc vào đặc
tính sinh cơ động tác, mặt khác phụ thuộc vào mức độ hoạt động cử từng
nhóm cơ riêng biệt và sự phối hợp giữa chúng. Mức độ hoạt động của cơ
được quy định bởi 2 yếu tố:


20

Xung động từ các nơron thần kinh vận động trong sừng trước của tủy
sống đầu cơ.
Phản ứng của cơ - tức là do nó sinh ra để đáp lại xung động thần kinh.
Phản ứng của cơ phụ thuộc vào thiết diện sinh lí và đặc điểm cấu trúc
của nó, ảnh hưởng của dinh dưỡng của hệ thần kinh trung ương thông qua hệ
thống ađrênalin giao cảm; độ dài của cơ tại thời điểm có kích thích và một số
nhân tố khác. Cơ chế chủ đạo cho phép thay đổi tức thời mức độ hoạt động
của cơ là đặc điểm của xung động li tâm. Thay đổi mức độ hoạt động của cơ
được thực hiện bằng 2 cách. Thứ nhất: Huy động số lượng khác nhau các đơn
vị vận động. Thứ 2: Thay đổi tần số xung động ly tâm (trong căng cơ tối đa,
từ 5 - 6 đến 35 - 40 xung động).
Nếu lực do cơ phát huy chỉ vào khoảng 20 - 80% khả năng tối đa của

nó thì cơ chế điều hòa số lượng sợi cơ cố ý nghĩa cơ bản. Điều đó có nghĩa:
Nếu lực kích thích nhỏ thì chỉ có số ít sợi co hoạt động tích cực.
1.5.2.2. Lựa chọn lực đối kháng là một trong những vấn đề quan trọng
nhất của phương pháp giáo dục sức mạnh
Để hiểu rõ cơ sở khoa học của phương pháp giáo dục sức mạnh cần
nghiên cứu cơ sở sinh lí của các động tác được thực hiện với lực đối kháng
khác nhau. Sau đây sẽ xem xét một số điểm khác nhau khi sử dụng trọng
lượng khác nhau để giáo dục sức mạnh.
Điều khác biệt thứ nhất:
-

Đồng thời huy động số lượng lớn nhất các đơn vị vận động.
Các xung động li tâm có tần số tối đa.
Đồng bộ hóa nhịp điệu hoạt động của các đơn vị vận động.
Trong các động tác với lực đối kháng chưa đạt tối đa thì tần số xung
động của các đơn vị vận động chủ yếu không đồng bộ. Những đơn vị bị mệt
mỏi được loại trừ khỏi hoạt động và thay vào đó là những đơn vị vận động
mới. Trong trường hợp này tập luyện sẽ hoàn thiện cơ chế luân phiên và tất
nhiên sẽ phát triển sức bền và sức mạnh.


21

Điều khác biệt thứ 2: các động tác với lực đối kháng khác nhau sẽ khác
nhau về đặc điểm tập trung nỗ lực trong không gian và thời gian. Khi nâng
trọng lượng tối đa và gần tối đa thì tốc độ nhanh chóng đạt được trị số nào đó.
Sau đó tốc độ gần như ổn định.
Điều khác thứ 3: lực đối kháng bên ngoài là một kích thích sinh lí có
cường độ nhất định. Khi nâng trọng lượng giới hạn sẽ có một dòng xung động
hướng tâm mạnh. Trong giới hạn nhất định, cường độ phản ứng của cơ tỉ lệ

thuận với cường độ kích thích. Cường độ kích thích càng lớn thì phản ứng
càng mạnh.
Đặc điểm cơ chế sinh lí của bài tập với lực đối kháng khác nhau cho
thấy: muốn phát triển sức mạnh thì nhất thiết phải taọ được sự căng cơ tối đa.
Nếu không thường xuyên tập luyện với mức căng cơ tương đối cao thì sức
mạnh sẽ không được phát triển.
1.5.2.3. Nhiệm vụ và phương tiện giáo dục sức mạnh
Nhiệm vụ chung của quá trình giáo dục sức mạnh là phát triển toàn
diện và đảm bảo khả năng phát huy cao sức mạnh trong các hình thức hoạt
động vận động khác nhau. Nhiệm vụ cụ thể là:
-

Tiếp thu và hoàn thiện khả năng thực hiện các hình thức sức mạnh cơ bản:
sức mạnh tĩnh lực và sức mạnh động lực, sức mạnh đơn thuần và sức mạnh

-

tốc độ, sức mạnh khắc phục va sức mạnh nhượng bộ.
Phát triển cân đối sức mạnh của tất cả các nhóm cơ của hệ vận động.
Phát triển năng lực sử dụng hợp lí sức mạnh trong các điều kiện khác nhau.
Ngoài ra, tùy điều kiện cụ thể mà mỗi loại hoạt động mà đề ra các
nhiệm vụ chuyên môn.
Để giáo dục sức mạnh người ta thường sử dụng các bài tập sức mạnh,
các động tác có lực đối kháng, các bài tập được chia thành 2 nhóm:

-

Các bài tập có lực đối kháng ở bên ngoài:
+ Các bài tập với dụng cụ nặng
+ Các bài tập với lực đối kháng của người tập.



22

+ Các bài tập với lực đàn hồi.
+ Các bài tập với lực đối kháng của môi trường bên ngoài (chạy trên
-

cát…).
Các bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể: lò cò, chống đẩy…
1.5.2.4. Các khuynh hướng phương pháp cơ bản trong giáo dục sức mạnh
Nguyên lí chung trong giáo dục súc mạnh là tạo ra kích thích lớn đối
với hoạt động của cơ. Trong thực tế thường có 3 cách tạo tăng cơ tối đa:

-

Sử dụng lượng đối kháng chưa tới mức tối đa với số lần lặp lại cực đại.
Các động tác thực hiện với lượng đối kháng chưa tới mức tối đa khác về
cơ chế sinh lí so với các động tác với lượng đối kháng tối đa và gần tối đa. Song,
theo mức độ phát triển của mệt mỏi, cơ chế sẽ thay đổi, lực phát huy của một
đơn vị vận động bị giảm sút, ngày càng nhiều sợi cơ tham gia hoạt động và trong
những lần lặp lại cuối cùng, số sợi cơ hoạt dộngđạt trị số tối đa. Khi đó, tần số
xung động li tâm tăng lên và quan sát thấy chúng đồng bộ với nhau. Như vậy, cơ
chế sinh lí lại giống như khi đang thực hiện bài tập với lượng đối kháng tối đa.
Giá trị phát triển sức mạnh của phương pháp này là ở những lần lặp lại cuối
cùng. Vì vậy, khi sử dụng phương pháp nỗ lực ặp lại nhất thiết phải lặp lại tới
cực hạn. Thực nghiệm khoa học đã chứng minh: không lặp lại tới cực hạn không
có tác dụng phát triển sức mạnh, mặc dù tổng số lần lặp lại của buổi tập có thể
rất lớn và buổi tập được lặp lại trong thời gian dài.
Ưu điểm của phương pháp nỗ lực lặp lại:

+ Tăng sức mạnh cùng với phì đại cơ bắp. Khối lượng vận động lớn tất
yếu dẫn tới những biến đổi mạnh mẽ trong quá trình trao đổi chất: quá trình
dinh dưỡng mạnh xảy ra trong cơ thể do sử dụng phương pháp này thúc đẩy
quá trình trao đổi tạo hình làm cơ phì đại và do đó làm tăng sức mạnh.
+ Sử dụng lượng đối kháng chưa tới mức tối đa sẽ hạn chế được hiện
tượng ép khí lồng ngực.


23

+ Bài tập với lượng đối kháng chưa tới mức tối đa sẽ tạo khả năng kiểm
tra kĩ thuật tốt hơn.
+ Đối với người mới tập, sử dụng phương pháp nỗ lực lặp lại hạn chế
được chấn thương.
+ Tiêu hao năng lượng tương đối lớn cũng có lợi co buổi tập với xu
hướng sức khỏe.
Nhược điểm của phương pháp nỗ lực lặp lại:
+ Không có lợi thế về mặt năng lượng.
+ Hiệu quả của phương pháp này thấp hơn so với sử dụng phương pháp
đối kháng tối đa.
-

Sử dụng lượng đối kháng tối đa và gần tối đa.
Trong trường hợp cần tăng sức mạnh cơ bắp nhưng hạn chế được hiện
tượng tăng khối lượng của nó, người ta thường tập luyện theo xu hướng sử
dụng lượng đối kháng tối đa (1 lần tập) và gần tối đa (2, 3 lần tập).
Lượng đối kháng tối đa dùng để tập luyện nhỏ hơn trọng lượng tối đa thực
tế mà con người có thể khắc phục khi cảm xúc mạnh. Kinh nghiệm thực tế cho
thấy, tập luyện với lượng đối kháng tối đa thực sự đem lại hiệu quả thấp.
Tuy có hiệu quả cao trong phát triển sức mạnh trên cơ sở hoàn thiện cơ

chế điều hòa thần kinh trong nhóm cơ và giữa các nhóm cơ, nhưng phương
pháp nỗ lực cực đại không phải là vạn năng. Bởi vì, bất kì một phương pháp
nào được sử dụng quá nhiều cũng trở nên quen thuộc và cùng với thời gian
hiệu quả sử dụng bị giảm sút. Cho nên chỉ có thể coi phương pháp nỗ lực cực
đại là cơ bản chứ không phải là duy nhất
- Sử dụng các bài tập tĩnh trong giáo dục sức mạnh
Ngày nay, phương pháp tập tĩnh chỉ được coi là một phương pháp nỗ lực
cực đại. Hơn nữa, đó chỉ là phương pháp thứ yếu trong giáo dục sức mạnh.


24

Ưu điểm của phương pháp tập tĩnh: Duy trì ổn định sự căng cơ trong
thời gian tương đối dài, các ài tập tĩnh đòi hỏi ít thời gian và trang thiết bị đơn
giản, có thể tác động tới bất kì nhóm cơ nào, có thể tập luyện trong điều kiện
biên độ động tác bị hạn chế.
Hạn chế của phương pháp tập tĩnh: Hiệu quả thấp so với tập động thực
nghiệm cho thấy, những người chỉ tập bài tập tĩnh thì sức mạnh tăng chậm hơn
so với những người sử dụng các phương tiện giáo dục sức mạnh phổ biến.
Khi sử dụng bài tập tĩnh thì sự phát triển của sức mạnh chỉ được thể hiện
chủ yếu ở những tư thế đã tập luyện. Ví dụ: Nếu dùng bài tập tĩnh để phát triển
sức mạnh các cơ gấp khớp khuỷu ở góc 90 O, thì các góc vượt ra ngoài giới hạn
90O ± 20O lực cơ tăng lên rất ít. Vì vậy, mỗi nhóm cơ được tập theo các góc độ
khóp khác nhau hoặc chọn tư thế khó khăn của động tác khi thi đấu.
Khi sử dụng các bài tập tĩnh nếu lớn, mỗi buổi tập chỉ nên dành 10 - 15
phút cho tập tĩnh. Nếu mục đích là tăng sức mạnh cơ thì không nên sử dụng
các bài tập tĩnh ở dạng ổn định quá 1 tháng.
Chương 2
NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu của đề tài, tôi đã đưa ra hai nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng về phát triển sức mạnh của trẻ 5 - 6
tuổi ở trường mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và ứng dụng một số trò chơi vận động để phát
triển sức mạnh cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên Vĩnh Phúc.
2.2. Các phương pháp nghiên cứu chính
Để giải quyết được những nhiệm vụ đặt ra, tôi sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:


25

2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Là phương pháp thu thập những nguồn thông tin bằng cách đọc và phân
tích tài liệu tham khảo. trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đi tìm hiểu tập hợp
được những tài liệu như các điều luật… của đảng và nhà nước, các sách viết
chuyên khảo, tuyển tập và các tư liệu giảng dạy của TDTT và GDTC, các tài liệu
lưu trữ, phim ảnh, nghiên cứu tìm hiểu các sách viết về trò chơi vận động, về sức
mạnh, các sách về tâm lí, sinh lí trẻ em… Từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau:
sách, báo, đài, internet… Tôi thu thập tài liệu có liên quan nhằm mở rộng thêm
kiến thức lí luận, tâm sinh lí, các phương pháp giáo dục và đặc biệt tìm hiểu sâu
về trò chơi vận động nhằm phát triển sức mạnh cho trẻ mẫu giáo lớn. Phương
pháo này được sử dụng trong suốt trong thời gian nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Là phương pháp thu thập thông tin qua hỏi - trả lời giữa nhà nghiên cứu
với các cá nhân, tổ chức khác nhau về các vấn đề cần quan tâm.
Đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, gián tiếp và trao đổi tọa
đàm:
+ Phỏng vấn trực tiếp là phương pháp thu thập thông tin qua hỏi - trả
lời miệng giữa nhà nghiên cứu và người được hỏi.

+ Phỏng vấn gián tiếp là phương pháo thu thập thông tin bằng phiếu
hỏi, phiếu điều tra… theo một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn
+ Trao đổi, tọa đàm là phương pháp thu thập thông tin nhiều chiều giữa
nhà nghiên cứu với một số cá nhân về vấn đề cần quan tâm.
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Phương pháp quan sát sư phạm là phương pháp nhận thức đối tượng
nghiên cứu trong quá trình giáo dục, giáo dưỡng mà không ảnh hưởng tới quá
trình đó.
Trong thời gian dài thực hiện đề tài này việc quan sát sư phạm được sử
dụng trong quá trình dự giờ, quan sát quá trình học thể dục và các hoạt động
học khác mà trẻ tham gia.


×