Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Nghiên cứu ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức mạnh tốc độ để nâng cao thành tích môn nháy xa ưỡn thân cho nam học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.6 KB, 14 trang )

SỎ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
===  ===

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
§Ò tµi:
§Ò tµi:
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NHẰM
PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ ĐỂ NÂNG CAO THÀNH TÍCH
MÔN HỌC NHẢY XA ƯỠN THÂN CHO NAM HỌC SINH THPT
Ng
Ng
ười thực hiện
ười thực hiện


:
:




NguyÔn V¨n An
NguyÔn V¨n An
Tổ : Thể dục
Lĩnh vực : Phương pháp
Tháng 4 năm 2011

Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Đề tài:
Nghiên cứu ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển


sức mạnh tốc độ để nâng cao thành tích môn nháy xa ưỡn thân
cho nam học sinh THPT

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. lÝ do chän ®Ò tµi:
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN nhân tố
con người là nhân tố vô cùng quan trọng. Chính vì vậy mà nghị quyết lần thứ
IV BCH TW đã khẳng định: “Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng
về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về phẩm chất đạo đức là động
lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của CNXH”.
Sức khoẻ là vốn quý, điều đó không chỉ Đảng, nhà nước, và nhân dân ta
công nhận mà nó đẫ được cả thế giới công nhận.
Ngày nay nền thể thao nước ta phát triển mạnh mẽ và rộng khắp nó thâm
nhập vào mọi tầng lớp nhân dân, mọi cơ quan tổ chức, đặc biệt là trong các
trường học. Trong đó điền kinh là một trong những môn thể thao cơ bản của
GDTC, là môn dễ học, dễ vận dụng, được đông đảo học sinh - sinh viên tham
gia tập luyện và thi đấu. Tập luyện nó không chỉ có tác dung nâng cao sức
khoẻ mà còn có tác dụng phát triển các tố chất nhanh, mạnh, bền, và mềm dẻo
khéo léo. Vì vậy điền kinh rất phổ biến trong các trường phổ thông và được
coi là môn chính trong chương trình GDTC nhà trường.
Vì vậy yếu tố thể lực chuyên môn cho HS tập luyện điền kinh nói chung
và môn học nhảy xa ìn th©n nói riêng là rất quan trọng. Để nâng cao về thể
lực chuyên môn cho HS thì người ta sử dung các phương tiện, phương pháp
khác nhau trong đó trò chơi vận động là một phương tiện GDTC rất có hiệu
quả. Trò chơi vận động được lưu truyền trong dân gian từ trước đến nay, nó
được ông cha ta sử dụng trong các lễ hội, ngày tết… Trò chơi vận động rất
phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức. Việc vận dụng trò chơi vận
động vào giảng dạy trong các giờ học thể dục có vai trò quan trọnh giúp học
sinh tiếp thu nhanh kỹ thuật động tác, ph¸t triển các tố chất thể lực, gây hứng
thú cho học sinh trong tập luyện. Qua tìm hiểu tôi thấy việc tổ chức hướng dẫn

sử dụng trò chơi vận động vào giảng dạy trong giờ học thể dục ở trường phổ
thông còn thiếu tính hệ thống, thường xuyên và chưa sát với mục đích và nội
dung giờ học.
2
Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chính vì những nguyên nhân trên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Nguyên cứu
ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức mạnh tốc độ để nâng
cao thành tích môn nhảy xa ìn th©n cho học THPT”.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1. Mục đích nghiên cứu:
- Nguyên cứu ứng dụng một số trò chơi vận động cho quá trình học tập,
tiếp thu KT động tác được nhanh chóng và chính xác, nhằm nâng cao thành
tích môn nhảy xa ìn th©n.
- Thông qua quá trình điều tra sư phạm để áp dụng các bài thử vào một số
đối tượng nghiên cứu và với kết quả của đề tài nghiên cứu này sẽ đóng góp
vào sự nghiệp khoa học, làm phong phú thêm phương tiện GDTC, giúp cho
quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh đạt kết quả cao.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1 Xác định các chỉ số biểu thị trình độ sức mạnh tốc độ của nam học sinh
THPT.
2.2 Nghiên cứu ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức
mạnh tốc độ để nâng cao thành tích môn nhảy xa ưỡn thân cho học sinh
THPT.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp
sau:
1. Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu:
Sử dụng các tài liệu sau:
- Sách lí luận và phương pháp GDTC.
- Sách sinh lý TDTT.

- Sách PP nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực TDTT.
- Sách y học TDTT.
- Giáo trình trò chơi vận động - NXB TDTT
- Sách xác xuất thống kê.
- Các văn kiện nghị quyết TƯ Đảng, hiến pháp nhà nước CHXHCN Việt
Nam.
2. Phương pháp dùng bài kiểm tra (dùng bài thử)
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này khi đánh giá trình độ tố chất sức mạnh
tốc độ của nam học sinh lớp THPT chúng tôi sử dụng một số bài thử sau:
• Chạy 30m xuất phát cao: (Để đánh giá tốc độ)
3
Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- TTCB: Đứng chân trước chân sau (chân trước giậm lên vạch xuất phát)
người hơi ngả về trước, trọng tâm dồn về chân trước, mắt nhìn thẳng…
- Cách thực hiện: Khi nhận được tín hiệu xuất phát, người tập nhanh chóng
chạy hết cự li 30m với tốc độ nhanh nhất.
- Cách đánh giá: Thành tích được tính bằng thời gian chạy hết cự li, đơn vị
đo bằng giây đồng hồ.
• Bật xa tại chổ: (Đánh giá sức mạnh tốc độ của chân)
- TTCB: Cho người tập đứng hai chân đứng rộng bằng vai, mũi chân bám
vào ván giậm nhảy, người thẳng tay buông tự nhiên.
- Cách thực hiện: Từ TTCB, người tập khuỵu gồi hạ thấp trọng tâm, thân
người gập ở khớp hông, người hơi ngả về trước, trọng tâm dồn đều hai chân.
Sau đố duỗi hết các khớp hông, gối, cổ chân tác dụng vào ván giậm nhảy
một lực lớn nhất, nhanh chóng bật lên cao, ra xa. Đồng thời tay đưa từ sau ra
trước với lên cao
- Cách đánh giá: Thành tích được tính bằng khoảng cách từ ván giậm nhảy
(mép gần hố nhảy) đến điểm gần nhất của cơ thể tiếp xúc với hố cát Đơn vị
đo bằng mét (m).
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Để giải quyết vấn đề này chúng tôi thực hiện theo phương pháp thực
nghiệm song song. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã phân thành 2
nhóm, mỗi nhóm 10 người có cùng lứa tuổi, giới tính, cùng một địa bàn dân
cư, tương đương nhau về sức khoẻ, thành tích, số buổi tập. Nhóm đối chiếu
thực hiện các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ theo giáo án bình thường,
nhóm thực nghiệm tập theo giáo án riêng của chúng tôi, thời gian tập mỗi
tuần 2 buổi, mỗi buổi 10-15 phút và được tiến hành trong 7 tuần với tổng
cộng là 14 buổi.
4. Phương pháp toán học thông kê:
Để xử lí kết quả nghiên cứu trong đề tài này chúng tôi sử dụng một số công
thức toán học thống kê sau:
- Công thức tính số trung bình cộng.
- Công thức tính độ lệch chuẩn.
- Công thức tính hệ số biến sai
4
Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
IV. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu:
Nam học sinh THPT.
2. Địa điểm:
Tai trường tôi đang trực tiếp giảng dạy.
3. Dụng cụ:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng các dụng cụ sau:
- Đường chạy.
- Thước dây.
- Đồng hồ bấm tay.
- sân tập, hố nhảy xa
b. gi¶i quyÕt vÊn ®Ò

1. Phân tích nhiệm vụ 1:

Tên nhiệm vụ: Xác định các chỉ số biểu thị trình độ sức mạnh tốc độ của
nam HS THPT.
1.1 Chạy 30m xuất phát cao:
Thành tích trung bình của nhóm chạy là 4''32, độ lệch chuẩn là 0.09. Có
nghĩa là thành tích người chạy tốt nhất là 4'32- 0.09 = 4'23, người chạy kém
nhất là 4'32 + 0.09 = 4'41. Thành tích tương đối đồng đều.
1.2 Bài thử bật xa tại chổ:
Thành tích trung bình của nhóm bật cao tại chổ là 2.25m, độ lệch chuẩn
là 0.25. Có nghĩa là thành tích của người bật tốt nhất là 2.25 + 0.25 = 2.50m,
người bật kém nhất là 2.25 - 0.25 = 2.00m.
2. Phân tích nhiệm vụ 2:
Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát
triển sức mạnh tốc độ để nâng cao thành tích môn nhảy xa ưỡn thân cho nam
học sinh THPT.
Các trò chơi vận động nhằm tạo ra một trạng thái ổn định, một vận tốc
tốt nhất trong các trò chơi khắc phục trọng lượng bản thân và khắc phục
trọng lượng đối kháng bên ngoài.
Cac trò chơi để phát triển sức mạnh tốc độ là các trò chơi có công suất
lớn được thực hiện trong thời gian ngắn, vì vậy năng lượng được sử dụng
chủ yếu là do sự phân giải ATP và CP dự trữ trong cơ. Trong thực tiễn giảng
5
Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
dạy và trong phạm vi đề tài này để phát triển sức mạnh tốc độ chúng tôi sử
dụng các trò chơi sau:

2.1 Hệ thống trò chơi vận động:
* TRÒ CHƠI 1: Đội nào cò nhanh.
1. Mục đích tác dụng:
Thông qua trò chơi để giáo dục sức mạnh chân trụ, phat triển thăng
bằng cơ thể, khéo léo, nhanh nhẹn, giáo dục tính tích cực, tinh thần đồng đội

phối hợp nhịp nhàng.
2. Công tác chuẩn bị:
Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ, kẽ 2 vạch song song cách nhau 10-15m,
hai đội bằng nhau về số lượng, giới tính, xếp thành 2 hàng đứng trước vạch
xuất phát. Người đứng sau trong hành đặt một tay lên vai bạn, mmột tay nắm
chắc chắn bàn tay bạn co về phía sau, người đứng trước tự do.
3. Phương pháp tiến hành:
Khi có lệnh của trọng tài, hai đội cùng hô 1-2-1-2, mỗi nhịp hô thực hiện
một bước nhảy về trước. Đội nào hoần thành qua vạch đích trước là đội đó
thắng cuộc. Trò chơi tiến hành 2-3 hiệp.
4. Luật chơi:
Người chơi trong hành khi di chuyển không được đứt đoạn, tách rời
nhau. Đội nào phạm luật đội đó bị thua cuộc, đội nào thua sẽ lò cò quanh đội
thắng một vòng.
* TRÒ CHƠI 2: Trò chơi bật cóc.
1. Mục đích tác dụng:
Thông qua trò chơi giáo dục sức mạnh của chân, khắc phục mệt mỏi,
tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỹ luật, tính tập thể.
2. Công tác chuẩn bị:
Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ, kẽ 2 vạch song song cách nhau 10m.
Người chơi chia thành hai đội bằng nhau về số lượng, giới tính. Khi chơi
người chơi phải ngồi xuống trước vạch xuất phát.
3. Phương pháp tiến hành:
Khi bắt đầu chơi, từng cặp ngồi xuống trước vạch xuất phát, hai tay dạt
lên gối. Thi đấu trực tiếp một lần tính điểm, ai bật nhanh về đích trước thì
người đó thắng và đội đó được tính một điểm. Cứ như thế, trò chơi diễn ra
6
Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
cho đến cuối cùng. Đội nào dành được nhiều điểm hơn thì đội đó thắng cuộc.
Trò chơi có thể tiến hành 2-3 hiệp.

4. Luật chơi:
Khi chơi, người chơi phải ngồi xổm trên hai chân, hai tay ôm gối,
không được đứng lên, ai vi phạm sẽ bị mất điểm. Đội nào thua sẽ phải lò cò
quanh đội thắng một vòng.
* TRÒ CHƠI 3: Ai nhanh hơn.
1. Mục đích tác dụng:
Thông qua trò chơi giáo dục sức mạnh tốc độ, tinh thần thi đấu cao
giáo dục tính tập thể cho học sinh.
2. Công tác chuẩn bị:
Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ, cờ hoặc khăn 2 cái. Kẽ 2 vạch song song
cách nhau 10-20m, đánh dấu 4 điểm xuất phát, trò chơi tiến hành chia đội
cân bằng nhau về số lượng và giới tính.
3. Phương pháp tiến hành:
Mỗi đội chia thành 2 nhóm đứng đối diện nhau trước vạch xuất phát.
Khi có lệnh của trọng tài, người cầm cờ ở điểm quy định chạy nhanh sang
đưa cho người đứng đầu hàng đối diện và đứng sang một bên coi như hoàn
thành nhiệm vụ. Người được trao cờ tiếp tục chạy trở lại đưa cho đồng đội ở
hàng bên kia. Cứ như thế, cờ được đưa đi, đưa lại cho đến hết, cuối cùng đội
nào xong trước thì đội đó thắng.
4. Luật chơi:
Người chơi phải xuất phát khi có lệnh của trọng tài và chỉ được nhận cờ
trên vạch quy định, nếu vi phạm sẽ bị trừ điểm. Trò chơi có thể tiến hành 3
hiệp, đội nào thua sẽ phải cò quanh đội thắng 2-3 vòng.
* TRÒ CHƠI 4: Chọi cóc.
1. Mục đích tác dụng:
Thông qua trò chơi giáo dụ sức mạnh cơ đùi, sự khéo léo, nhanh nhẹn,
linh hoạt, khả năng giữ thăng bằng cơ thể trong quá trình vận động, giáo dục
tính tự giác, kiên trì, kỷ luật cao cho người chơi.
2. Công tác chuẩn bị:
Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ, thi đấu đối kháng một lần tính điểm.

3. Phương pháp tiến hành:
Từng cặp vào thi đấu yêu cầu chân rộng bằng vai, ngồi xổm trên hai mũi
bàn chân, lưng thẳng, hai bàn tay xoè thẳng dơ cao trước mặt, lòng bàn tay
7
Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
hướng về trước. Khi có lệnh, hai người di chuyển limh hoạt bằng hai mũi
bàn chân, hai bàn tay vừa tấn công, vừa phòng thủ làm sao khỏi bị mất thăng
bằng và té ngả, ai bị ngã chống tay xuống đất hoặc chạm gót xuống đất đều
bị thua. Sau cuộc chơi đội nào có điểm nhiều thì đội đó thắng cuộc. Trò chơi
có thể tiến hành trong 4-5 phút.
4. Luật chơi:
Trong khi chơi không được đứng lên, không được chạm bất cứ bộ phận
nào của cơ thể xuống đất (trừ hai mũi bàn chân), không được ôm, cầm, nắm
nhau mà chỉ dùng hai tay đẩy nhau, ai vi phạm sẽ bị mất điểm. Đội nào thua
phải lò cò quanh đội thắng. Đội thắng đứng thành hàng và vỗ tay động viên
đội thua.
* TRÒ CHƠI 5: Cò tiếp sức.
1. Mục đích tác dụng:
Giáo dục sức mạnh chân trụ, giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết,
tính đồng đội, ý thức tổ chức kỷ luật.
2. Công tác chuẩn bị:
Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ, cờ 2 cái. Kẽ 2 vạch song song cách nhau
10-20m, vạch thứ nhất đánh dấu hai điểm xuất phát, vạch thứ hai cắm 2
chiếc cờ làm mốc.
3. Phương pháp tiến hành:
Người chơi chia thành hai đội bằng nhau về số lượng và giới tính. Mỗi
đội xếp thành một hàng dọc đứng ở điểm xuất phát cách nhau 5m. Khi có
lệnh xuất phát, hai người đầu hàng của mỗi đội cò nhanh lên vạch thứ hai
vòng qua cờ và chạy tốc độ cao về chạm tay vào người thứ hai, người thứ hai
lại tiếp tục cò lên. Trò chơi cứ như thế cho đến hết, đội nào có người cuối

cùng về đích sớm hơn là thắng cuộc. Trò chơi có thể tiến hành trong 3 hiệp,
đội nào thắng 2 hiệp là thắng cuộc.
4. Luật chơi:
Khi cò không được cả hai chân chạm đất, phải vòng qua cờ mới được
chạy về, không được xuất phát khi đồng đội chưa chạm tay vào người, nếu vi
phạm sẽ bị mất điểm. Đội thua sẽ cò quanh đội thắng 1 vòng, đội thắng đứng
xép hàng và vỗ tay động viên đội thua.
8
Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
HỆ THỐNG CÁC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
TT
Tên trò chơi Định lượng Phương pháp tổ chức
1 Đội nào cò nhanh Chơi trong 2-3 hiệp nghĩ
giữa hiệp 12 phút
Chia thành 2 đội tương
đương nhau về số lượng,
độ tuổi, giới tính, trình
độ tập luyện.
2 Trò chơi bật cóc Chơi trong 2-3 hiệp nghĩ
giữa hiệp 1-2 phút
Chia thành 2 đội tương
đương nhau về số lượng,
độ tuổi, giới tính, trình
độ tập luyện.
3 AI nhanh hơn Chơi trong 2-3 hiệp nghĩ
giữa hiệp 1-2 phút
Chia thành 2 đội tương
đương nhau về số lượng,
độ tuổi, giới tính, trình
độ tập luyện.

4 Chọi cóc Trò chơi dược tiến hành
khoảng 4-5 phút
Chia thành 2 đội tương
đương nhau về số lượng,
độ tuổi, giới tính, trình
độ tập luyện.
5 Cò tiếp sức Chơi trong 2-3 hiệp nghĩ
giữa hiệp 1-2 phút
Chia thành 2 đội tương
đương nhau về số lượng,
độ tuổi, giới tính, trình
độ tập luyện.
9
Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.2. Ứng dụng trò chơi vận động nhằm phát triển sức mạnh tốc độ để
nâng cao thành tích môn nhảy xa ưỡn thân cho nam học sinh THPT.
Trên cơ sở các trò chơi trên, chúng tôi tiến hành tổ chức nghjiên cứu với
nhóm thực nghiệm 10 HS lớp 11D và nhóm đối chiếu 10 HS lớp 11A.
Trước khi bước vào thực nghiệm chúng tôi xác định các chỉ số biểu thị
trình độ sức mạnh và sức nhanh của hai nhóm lại một lần nữa. Bước vào
thực nghiệm, chúng tôi chọn những học sinh ở nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chiếu tương đương nhau về sức khoẻ, thành tích, số buổi tập, cùng lứa
tuổi và cùng một địa bàn dân cư. Để đạt được kết quả cao trong giáo dục các
tố chất thể lực chuyên môn, chúng tôi sử dụng các nguyên tắc, phương pháp
trong GDTC vào quá trình thực hiện nhiêm vụ thực nghiệm sư phạm.
- Nhóm đối chiếu được thực hiện các bài tập phát triển sức mạnh theo
giáo án bình thường.
- Nhóm thực nghiệm thực hiện theo giáo án của chúng tôi, mỗi tuần hai
buổi vào thứ thứ 3 và thứ 6, tập liên tục trong 7 tuần.
Trong giảng dạy để đánh giá tốc độ, với thời gian cũng như phương tiện

hạn chế, chúng tôi sử dụng các test đánh giá sau:
- Test chạy 30m xuất phát cao.
- Test bật xa tai chổ.
- Kiểu nhảy xa ưỡn thân.
10
Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
KẾ HOẠCH TẬP LUYỆN
TT Tên trò chơi Số buổi
Tuần
1 2 3 4 5 6 7
1 Đội nào cò nhanh 8 x x x x x x x
2 Trò chơi bật cóc 8 X x x x x x x
3 Ai nhanh hơn 8 x x x x x x x
4 Chọi cóc 8 x x x x x x x
5 Cò tiếp sức 8 X x x x x x x
Kết quả xử lí số liệu trước và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chiếu được trình bày ở các bảng sau đây:
SO SÁNH THÀNH TÍCH TRƯỚC VÀ SAU THỰC NGHIỆM CỦA
TEST CHẠY 30M XUẤT PHÁT CAO (N=20).
Thời điểm
Các
chỉ số
Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm
N.đối
chiếu
N.thực
nghiệm
N. đối chiếu N.thực
nghiệm
Thành tích

trung bình 4"23 4"34 4"30 4"15
Độ lệch chuẩn 0.09 0.11 0.1 0.09
11
Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
SO SÁNH THÀNH TÍCH TRƯỚC VÀ SAU THỰC NGHIỆM CỦA
TEST BẬT xa TAI CHỔ (N=20).
Thời điểm
Các
chỉ số
Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm
N.đối
chiếu
N.thực
nghiệm
N. đối chiếu N.thực
nghiệm
Thành tích
trung bình 2.25m 2.20m 2.30m 2.50m
Độ lệch chuẩn 0.25 0.28 0.30 0.25
SO SÁNH THÀNH TÍCH NHẢY xa ìn th©n
SAU THỰC NGHIỆM (N=20).
Thời điểm
Các
chỉ số
Sau thực nghiệm
N. đối chiếu N. thực nghiệm
Thành tích
trung bình 4.30m 4.60m
Độ lệch chuẩn 0.40 0.38
Tóm lại:

Trước thực nghiệm tố chất sức mạnh, sức nhanh của hai nhóm đối chiếu
và thực nghiệm tương đương nhau thậm chí thành tích của nhóm đối chiếu
có phần tốt hơn chút ít so với nhóm thực nghiệm. Sau 7 tuần chúng tôi áp
dụng các trò chơi vận động nhằm giáo dục tố chất phát triển sức mạnh tốc độ
lên nhóm thực nghiệm. Chúng tôi tiến hành kiểm tra thành tích môn nhảy xa
ưỡn thân của hai nhóm thì thấy có sự khác biệt của hai nhóm. Sự tăng lên rõ
rệt về thành tích nhảy xa của nhóm thực nghiệm đã cho ta thấy rằng việc áp
dụng các trò chơi vận động nhằm phát triễn sức mạnh tốc độ áp dụng vào
12
Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
việc nâng cao thành tích môn nhảy xa ưỡn thân cho học sinh THPT đã đem
lại kết quả khá tin tưởng.
C. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Trong thời gian thực hiện đề tài này việc nghiên cứu ứng dụng các trò
chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực nói chung và phát triển sức
mạnh tốc độ để nâng cao thành tích nhảy xa cho nam học sinh THPT nói
riêng là một công trình nghiên cứu có hiệu quả. Ở nhóm đối chiếu việc thực
hiện tập luyện thể lực theo giáo án cũ, chương trình chưa được thay đổi thì
không nhìn thấy sự thay đổi đáng kể. Trong khi đó với giáo án được áp dụng
lên từng đối tượng cũng như thay đổi các phương pháp dạy học mới thì ở
nhóm thực nghiệm đã thấy sự tăng tiến rất rõ rệt về các chỉ số thể lực (sức
mạnh, sức nhanh).
Với sự tăng lên đáng kể về thành tích nhảy xa của nhóm thực nghiệm
sau 7 tuần áp dụng các trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất sức mạnh
tốc độ đã cho thấy rằng việc nghiên cứu ứng dụng các trò chơi vận động vào
nội dung, chương trình giảng dạy TDTT ở các trường THPT là việc cần được
thực hiện bởi vì nó đã đem lại cho ta kết quả khá khả quan, phù hợp với nền
thể thao nước nhà trong giai đoạn hiện nay.
2. Đề xuất và kiến nghị:

Do đề tài này bước đầu nghiên cứu trong phạm vi hẹp cộng với điều
kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế cần được các nhà sư phạm thể dục tiếp
tục nghiên cứu, bổ sung đầy đủ hơn để có thể vận dụng với mong muốn
mang lại kết quả cao hơn./.
* Tài liệu tham khảo:
- Lí luận và phương pháp GDTC.
13
Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Phương pháp nghiên cứu khoa hoc TDTT.
- Ssinh lý học TDTT.
- Giáo trình giảng dạy điền kinh.
- Giáo trình trò chơi vận động.
- Sách Thể dục 11
14

×