Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục thể chất tại trường mầm non phúc thắng thị xã phúc yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.61 KB, 56 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số liệu
nghiên cứu chưa có ai công bố trong bất kì khóa luận nào.
Ký tên
Đỗ Thị Hiền


Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng biểu trong khóa luận
Danh mục kí hiệu viết tắt trong khóa luận
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Tên bảng

Nội dung bảng

Trang


Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8


Bảng 3.9
Bảng 3.10

Chế độ sinh hoạt của trẻ trong trường mầm non
Thống kê số lượng các trường MN, số giáo viên, số
trẻ đến trường (2012 – 2013)
Thực trạng về nhận thức của giáo viên về cơ sở vật
chất của trường
Thực trạng về đội ngũ giáo viên trong trường
Thực trạng về năng lực tổ chức GDTC cho trẻ mầm
non
Nhận thức của giáo viên về vai trò GDTC cho trẻ
mầm non
Đánh giá của cán bộ quản lí về năng lực của giáo
viên
Thực trạng việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo và thói
quen vệ sinh cho trẻ tại trường
Thực trạng chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường
Thực trạng về việc tổ chức cho trẻ ăn của trường
Thực trạng tổ chức cho trẻ ngủ
Đánh giá hiệu quả sau quá trình bồi dưỡng.

DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN








ĐHSP
GD&ĐT
GDMN
GDTC
GVMN
TDTD

: Đại học Sư phạm
: Giáo dục và đào tạo
: Giáo dục Mầm non
: Giáo dục thể chất
: Giáo viên Mầm non
: Thể dục thể thao




TW

: Trung ương


5

1. Đặt vấn đê
Trẻ em hôm nay – thế giới ngày mai là tương lai, là trụ cột của đất
nước. Đất nước, xã hội ngày mai đây sẽ như thế nào đều phụ thuộc vào việc
chúng ta chăm lo giáo dục thế hệ trẻ ra sao. Bởi vậy việc chăm lo giáo dục
trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời là điều vô cùng quan trọng.
Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên

ngay từ thủa lọt lòng chúng ta cần chăm lo giáo dục trẻ thật chu đáo
hướng trẻ đến sự phát triển toàn diện về đức -trí -thể-mĩ. Và đặc biệt hơn
cả trong guồng quay của sự phát triển xã hội thì mỗi người cần có sức khỏe
tốt để đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Điều này yêu cầu mỗi chúng ta
cần chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt và chuẩn bị cho trẻ cơ thể khỏe
mạnh để trẻ sẵn sàng cho những cơ hội và thách thức sau này.
“ Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người cũng như toàn xã hội,
là nhân tố quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Điều này
được thể hiện rõ ở nghị quyết trung ương 4 khóa VII về những vấn đề cấp
bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Giáo dục là
một bộ phận quan trọngcủa giáo dục toàn diện, có mối quan hệ mật thiết
với giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mĩ. Hơn nữa GDTC cho
trẻ mầm non càng quan trọng hơn, bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh về
các hệ cơ quan, hệ thần kinh. Cơ thể trẻ còn non yếu nên việc chăm sóc trẻ
cần cẩn thận chu đáo tránh những sai lệch, thiếu sót làm ảnh hưởng đến
trẻ.
Việc chăm sóc giúp trẻ nâng cao tầm vóc đáp ứng được nhu cầu của xã hội,
là điều mà tất cả chúng ta phải làm cho trẻ nói chung, và là điều mà hết sức
quan trọng đối với GVMN nói riêng. Bởi GVMN là người uốn nắn trẻ ngay từ
những ngày trẻ tiếp xúc với nguồn kiến thức đầu tiên, là người gắn bó với
trẻ hàng ngày từ việc dạy trẻ học đến việc chăm trẻ ăn, cho trẻ ngủ. Nhất là
trong thực tế xã hội ngày nay dường như là giáo viên là người luôn gắn bó


6

với trẻ nhất. Để chăm sóc được trẻ tốt thì giáo viên phải là người có những
cách thức tổ chức tốt, nắm vững những yêu cầu, những phương pháp nào
tốt nhất để dạy trẻ để dạy trẻ nhằm giúp trẻ có cơ hội phát triển tốt nhất về
thể chất cũng như cácphươngdiện khác.Đó là một trọng trách quan trọng

mà Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân đã tin tưởng giao phó cho GVMN.
Trước những yêu cầu đó mỗi GVMN cần phải chuẩn bị cho mình năng lực
đầy đủ nhất, tốt nhất để có thể dạy cho trẻ những bài tập đúng giúp trẻ
phát triển tốt nhất.
Để nâng cao năng lực tổ chức hoạt động GDTC của GVMN tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục
thể chất tại trường mầm non Phúc Thắng- Thị xã Phúc Yên.”
2.Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động GDTC của giáo viên trường
Mầm non Phúc Thắng qua đó nghiên cứu một số giải pháp nâng cao năng
lực tổ chức hoạt động GDTC cho độ ngũ GVMN.
3.Giả thiết khoa học
Hoạt động giáo dục thể chất tại trường Mầm non nếu giáo viên có
năng lực tổ chức GDTC thì trẻ có điều kiện phát triển thể chất hơn, góp
phần nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GVMN nói riêng và
nghành giáo dục nói chung, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo.

CHƯƠNG 1


7

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận xác định hướng nghiên cứu của đê tài.
1.1.1. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về GDMN
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại
điều 41 quy định: Nhà nước thống nhất quản lí sự nghiệp phát triển TDTT,
quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học, khuyến khích và giúp đỡ
các hình thức TDTT tự nguyện của nhân dân, tạo điều kiện cần thiết để

không ngừng mở rộng các hoạt động thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng
các tài năng thể thao.[ 5]
Luật giáo dục 2005 quy định: Nhà nước coi trọng TDTT trường học
nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh thiếu niên, nhi
đồng. GDTC là nội dung giáo dục bắt buộc đối với học sinh, sinh viên được
thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học.[8]
TDTT trường học bao gồm việc tiến hành chương trình GDTC bắt buộc và
hoạt động TDTT ngoại khóa cho người học. Nhà nước khuyến khích và tạo
điều kiện cho học sinh được tập luyện TDTT phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
và điều kiện từng nơi. GDTC là một bộ phận quan trọng để thực hiện mục
tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
Ngày 24/12/2010 chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2010/
NĐ – CP quy định trách nhiệm quản lí nhà nước về giáo dục.[11]
Quan điểm chiến lược về GDMN đến năm 2020 là thực hiện mục tiêu
giáo dục toàn diện ở tất cả các bậc học, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước trong những năm tới. Nghị quyết TW2 khóaVIII đã
khẳng định: “Ở mọi bậc học, cấp học, nghành học nhất thiết không thể coi
nhẹ việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh, tạo mọi điều kiện cho các
em được rèn luyện thông qua các hoạt động đặc biệt là hoạt động thể dục


8

thể thao, để bản thân các em luôn có trạng thái thoải mái về thể chất, tinh
thần và xã hội.”[10]
Nghị quyết TW8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT: “ Đối
với GDMN giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình
thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp một,

hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất
lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm
2026. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường MN. Phát triển GDMN
dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ
sở giáo dục”.[11]
1.1.2. Giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
em từ ba tháng đến sáu tuổi.
1.1.1.1. Mục tiêu của giáo dục mầm non
Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm,
trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành cho trẻ những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. GDMN tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn
diện của trẻ, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc
học tập suốt đời.
1.1.1.2. Nội dung phương pháp GDMN
* Nội dung GDMN:
- Phải đảm bảo phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí trẻ em, hài hòa
giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ phát triển cơ thể cân đối,
khỏe mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông, bà, cha,
mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà,
mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học.


9

- Đảm bảo tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến
khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và
cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực
gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho từng trẻ bước hòa
nhập vào cuộc sống.

*Phương pháp GDMN
- Phương pháp GDMN chủ yếu thông qua việc tổ chức các hoạt động
vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương,
động viên, khích lệ.
- Đối với giáo dục nhà trẻ: phương pháp giáo dục phải chú trọng giao
tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn
với trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù
hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện
thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với
đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng
tâm – sinh lí; tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình,
giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ.
- Đối với giáo dục mẫu giáo: phương pháp giáo dục phải tạo điều
kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh
dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo
phương châm “chơi mà học, học mà chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi
trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá,
thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ.
1.1.1.3. Chương trình GDMN
Chương trình GDMN thể hiện mục tiêu GDMN; cụ thể hóa các yêu cầu
về nuôi dưỡng; chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi; quy định việc tổ
chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ em phát triển về thể chất,


10

tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ; hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của
trẻ em ở tuổi mầm non.
1.1.1.4. Cơ sở giáo dục Mầm non
Cơ sở GDMN bao gồm:

Nhà trẻ: nhóm trẻ nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi.
Trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ từ ba tuổi đến sáu tuổi.
Trường MN là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và Mẫu giáo, nhận trẻ
em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.
1.2. GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân
GDMN là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vị
trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực con người, nhà
giáo dục học người Nga, Makarenco đã viết: “Những cơ sở căn bản của việc
giáo dục trẻ đã được hình thành trước tuổi lên năm. Những điều dạy trẻ
trong thời kì đó, chiếm 90% tiến trình giáo dục trẻ về sau, việc giáo dục đào
tạo con người vẫn tiếp tục, nhưng lúc đó là bắt đầu nếm quả, cùng những
nụ hoa đã được vun trồng trong năm đầu tiên.” [ 3]. Điều đó cho thấy rằng:
Việc nuôi dạy “con người” bắt đầu từ những năm đầu tiên của cuộc sống là
hết sức quan trọng và có ý nghĩa lớn lao về nhân văn xã hội và kinh tế,
nhưng lại vô cùng vất vả và khó khăn.[4]
1.2.1. Vị trí vai trò của GDMN
Giáo dục đào tạo là cốt lõi, là trọng tâm của chiến lược trồng
người.Phát triển giáo dục là nền tảng để tạo ra những nguồn nhân lực có
chất lượng cao, là động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước. Bởi vậy Đảng ta đã khẳng định “ giáo dục là quốc sách hàng đầu”
. Trong đó GDMN là một bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục quốc
dân, có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực của
đất nước.


11

GDMN là giai đoạn mở đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển
nhân cách trẻ em, thời kỳ mầm non còn được gọi là thời kỳ vàng của cuộc
đời.Sự phát triển của trẻ em trong thời kì này rất đặc biệt, chúng hồn nhiên

non nớt, buồn vui, khóc cười theo y thích. Những gì trẻ em được học, được
trang bị ở trường mầm non có thể sẽ là những dấu ấn theo trẻ suốt cuộc
đời.
Với đặc điểm phát triển đặc biệt của trẻ mầm non, với vai trò quan trọng
của việc giáo dục trẻ, bởi vậy GDMN có những nhiệm vụ đặc biệt mà không
một bậc học nào có được, đó là thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ: nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục.
Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo tới sự nghiệp
GDMN, người từng căn dặn: “ Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ, dạy trẻ
cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây sẽ lên tốt,
dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt.”[6]
GDMN là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong báo
cáo giám sát toàn cầu về giáo dục cho mọi người năm 2005, UNESCO đã
đánh giá: “ Những năm đầu của cuộc sống là giai đoạn chủ yếu của sự phát
triển trí tuệ, nhân cách và hành vi”.[1] Bằng chứng cho thấy rằng, việc chăm
sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi trước tuổi học có liên quan đến việc phát triển
nhận thức và xã hội tốt hơn.
Lịch sử GDMN ghi nhận: GDMN là khâu đầu tiên của quá trình đào tạo
nhân cách con người mới Việt Nam. GDMN góp phần giải phóng phụ nữ,
thực hiện bình đẳng nam nữ. Nhờ có phát triển GDMN, phụ nữ yên tâm
công tác, lao động sản xuất, có điều kiện học hành nâng cao hiểu biết và
hưởng thụ những phúc lợi nho nhỏ trong gia đình cũng như có cơ hội đóng
góp cho xã hội.


12

Như vậy GDMN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Tầm quan trọng của GDMN là ở chỗ nó đặt nền móng ban đầu cho việc giáo
dục hình thành và phát triển nhân cách trẻ em.

1.2.2. Vai trò của GDTC trong trường học
GDTC trong trường học giữ một vị trí hết sức quan trọng, đây là một
bộ phận không thể thiếu và đặc biệt của giáo dục là phát triển con người
toàn diện.
GDTC trường học đòi hỏi tất cả các mặt giáo dục phải hướng tới phát triển
học sinh toàn diện về các mặt “Đức, trí, thể, mỹ” để họ trở thành những con
người mới XHCN.
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại
điều 41 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lí sự nghiệp phát triển thể
dục thể thao, quyết định chế độ giáo dục thể chất là bắt buộc trong trường
học”[ 5]
1.2.2.1. GDTC trường học là cơ sở nền tảng của nền TDTT quốc dân
Đó là chiến lược quan trọng và có tác dụng lâu dài, toàn vẹn và cơ
bản đối với việc phát triển TDTT nước nhà. Phong trào TDTT học sinh phát
triển ở các cấp học trong nhà trường đã tạo nền tảng cho thể thao nước
nhà phát triển tài năng, năng khiếu thể thao để đưa vào đội tuyển huấn
luyện thể thao thành tích cao.
1.2.2.2 .GDTC là yếu tố tích cực trong đời sống văn hóa tinh thần
Quá trình phát triển lâu dài của TDTT đều gắn liền với điều kiện lịch
sử cụ thể, từ đó mà tạo nên nét truyền thống độc đáo riêng. Chính vì vậy mà
thể thao không những có giá trị vật chất mà còn có giá trị tinh thần.
TDTT đóng vai trò to lớn trong công cuộc xây dựng nền văn hóa mới
và con người mới XHCN, đó là một phần của văn hóa và là biện pháp quan
trọng để xây dựng, giáo dục những phẩm chất cao quý của con người.


13

1.2.2.3. GDTC trong trường học làm phong phú đời sống xã hội hiện đại.
TDTT là cơ sở nền tảng vững chắc cho thói quen vận động trong suốt

cuộc đời, làm cho sinh hoạt của con người càng thêm văn minh hạnh phúc
và khỏe mạnh. Chính vì vậy mà trong xã hội hiện đại TDTT không thể tách
rời sinh hoạt hàng ngày.
1.2.2.4. GDTC trường học là yếu tố cơ bản để chuẩn bị cho lao động và sẵn
sàng bảo vệ tổ quốc
Kết quả của hoạt động GDTC là trình độ thể lực tốt, nó là cơ sở cho
việc tiếp thu có kết quả các thao tác lao động, giúp giải quyết các nhiệm vụ
thực tiễn đòi hỏi có kĩ năng, kĩ xảo vận động hoàn thiện, có khả năng làm
việc cao. GDTC rèn luyện cho các em các phẩm chất, ý chí cần thiết như: tính
chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, ý chí dũng cảm kiên cường … Đó
là đức tính cần thiết trong học tập, trong lao động sản xuất chiến đấu bảo
vệ tổ quốc.
1.2.3. Vai trò của GDTC trong trường MN
GDTC giữ một vị trí hết sức quan trọng, đây là một bộ phận không thể
thiếu và đặc biệt của giáo dục đó là phát triển con người toàn diện.
GDTC đòi hỏi tất cả các mặt giáo dục phải hướng tới phát triển toàn
diện về các mặt “ Đức, trí, thể, mĩ” để giúp hình thành những nền móng ban
đầu tốt nhất.
Đối với GDMN thì GDTC đóng vai trò quan trọng hơn bất cứ cấp học
nào. Bởi lứa tuổi này trẻ đang phát triển rất mạnh về mặt thể chất. Việc
thường xuyên rèn luyện cho trẻ các bài tập thể dục giúp trẻ phát triển hài
hòa cân đối, tạo thói quen tập luyện hàng ngày.
Trong 6 năm đầu, trẻ em có đặc điểm phát triển mạnh mẽ tất cả các
cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể. Trẻ em sinh ra được thừa hưởng những
đặc điểm sinh vật. Những đặc điểm này là cơ sở cho sự phát triển thể chất


14

và tâm lí ở giai đoạn sau. Những yếu tố quyết định từ những tháng đầu tiên

trong cuộc đời đứa trẻ đó là môi trường xung quanh và sự giáo dục.
1.3. Mục đích và nhiệm vụ của GDTC
1.3.1. Mục đích của GDTC
Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa VII đã nêu: “ Con người phát triển cao về trí tuệ cường tráng về thể
chất, phong phú tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp
xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.”[9]
Xuất phát từ vấn đề trên mục đích của GDTC được đề ra đó là:
- Đảm bảo sự phát triển toàn diện, cân đối cho con người, chuẩn bị
cho sự nghiệp lao động sáng tạo xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
- Chuẩn bị sức khỏe cho mọi người, để mỗi người có thể tham gia vào
các hoạt động xã hội.
- Tăng cường thể chất, nâng cao trình độ thể dục thể thao và phong
phú thêm đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.
- Mục đích này mang tính khách quan vì nó phản ánh được yêu cầu có
tính quy luật của xã hội là: Con người cần phải được chuẩn bị đầy đủ về các
mặt tinh thần và thể chất để có điều kiện tham gia vào các hoạt động của
xã hội.
1.3.2. Nhiệm vụ GDTC cho trẻ MN
Dựa trên mục đích của GDTC mầm non là: “Giáo dục trẻ khỏe mạnh,
nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa, cân đối.” đặc điểm phát triển của trẻ,
các giai đoạn cấp thiết của sự phát triển thể chất của trẻ lứa tuổi mầm non,
người ta đề ra ba nhiệm vụ GDTC cho trẻ mầm non.
* Nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe
Nhiệm vụ này bao gồm chăm sóc, nuôi dưỡng và rèn luyện một cách
khoa học; chăm sóc trẻ khi ăn, ngủ, chơi và học, đảm bảo việc thực hiện chế


15


độ sinh hoạt đúng giờ cho trẻ; cho trẻ ăn đủ chất, đủ lượng; rèn luyện cơ
thể trẻ bằng các hình thức tiết học thể dục, trò chơi vận động.
Nhiệm vụ này được triển khai cụ thể như sau:
- Rèn luyện, nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ em trước những
tác động của những điều kiện môi trường xung quanh.
- Củng cố cơ quan vận động, hình thành tư thế than người hợp lí
- Góp phần nâng cao chức năng của hệ thần kinh thực vật.
*Nhiệm vụ giáo dưỡng
Hình thành và phát triển những kĩ năng, kĩ xảo vận động, phát triển
tố chất thể lực, thói quen vệ sinh, nắm được một số kiến thức sơ đẳng về
GDTC.Nhờ có tính thích nghi của hệ thần kinh, những vận động được hình
thành dễ dàng ở trẻ em. Trẻ sử dụng những kĩ năng đó trong cuộc sống
hàng ngày để di động, dần dần trở thành thói quen vận động. Những thói
quen vận động giúp trẻ tiết kiệm được sức khi chuyển động trong không
gian, thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan bên trong cơ thể tăng cường
khả năng nhận thức trên thế giới xung quanh.
*Nhiện vụ giáo dục
Trong quá trình GDTC, có nhiều khả năng kết hợp giải quyết những
nhiệm vụ giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ và lao động.
-GDTC với giáo dục trí tuệ: GDTC một cách khoa học sẽ tạo ra những
điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của hệ thần kinh, giúp cho quá trình
tâm lí như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy phát triển tốt. Đặc biệt là bước
đầu hình thành ở trẻ một số thao tác tư duy quan sát, phân tích, so sánh,
tổng hợp, khái quát.
- GDTC với giáo dục đạo đức: trong các tiết học thể dục, trò chơi vận
động học thể dục sáng, giáo viên nhận xét, đánh giá hành vi đạo đức của
trẻ. Điều này tạo cho trẻ những hiểu biết nhất định về hiểu biết.


16


- GDTC với giáo dục thẩm mĩ: GDTC tạo điều kiện thuận lợi cho giáo
dục thẩm mĩ. Trong quá trình thực hiện bài tập thê chất, các động tác được
thực hiện một cách khéo léo, nhịp nhàng, sẽ tác động đến nhận thức của trẻ
về vẻ đẹp thân thể con người khi vận động. Trong quá trình giảng dạy bài
tập cho trẻ bao giờ giáo viên cũng làm mẫu. Làm mẫu cho trẻ phải chính
xác giúp trẻ nhận thức đúng đắn về cái đẹp.
- GDTC với giáo dục lao động: Ở lứa tuổi mầm non, giáo dục lao động
cho trẻ là giúp trẻ làm quen với lao động của người lớn với những kĩ năng
lao động đơn giản thể hiện qua lao động tự phục vụ, trực nhật, giáo dục trẻ
hứng thú lao động, yêu lao động, thái độ đúng đắn và tôn trọng lao động
của người lớn.
1.4 Đặc điểm tâm, sinh lí trẻ MN
1.4.1. Đặc điểm sinh lí của trẻ
- Hệ thần kinh: hệ thần kinh của trẻ chưa chuẩn bị đầy đủ để thực
hiện các chức năng của mình. Hệ thần kinh thực vật được phát triển hơn.
Sự phát triển hệ thần kinh ở trẻ mẫu giáo đã ở mức độ cao hơn so với trẻ
em lứa tuổi nhà trẻ. Tuy nhiên, ở trẻ em quá trình hưng phấn và ức chế
chưa cân bằng, sự hưng phấn mạnh hơn ức chế. Do đó, phải đối sử thận
trọng với trẻ, tránh để trẻ phải thực hiện một khối lượng vận động quá sức
hoặc kéo dài thời gian vận động vì sẽ làm trẻ vận động.
- Hệ vận động bao gồm hệ xương hệ cơ và khớp
+ Hệ xương của trẻ chưa hoàn thành cốt hóa, thành phần hóa
học xương của trẻ có chứa nhiều nước và chất hữu cơ hơn chất vô cơ
so với người lớn, nên có nhiều sụn xương, xương mềm, dễ bị cong,
gãy.

+ Hệ cơ của trẻ em phát triển yếu, tổ chức cơ bắp còn ít, các sợi

cơ nhỏ mảnh, thành phần nước trong cơ tương đối nhiều nên sức



17

mạnh cơ bắp còn yếu, cơ nhanh mệt mỏi. Do đó trẻ ở lứa tuổi này
không thích nghi với sự căng thẳng của cơ bắp, cần xen kẽ giữa vận
động và nghỉ ngơi thích hợp trong thời gian luyện tập.
+ Khớp của trẻ có đặc điểm là ổ khớp còn nông, cơ bắp xung
quanh khớp còn mềm yếu, dây chằng lỏng lẻo, tính vững chắc của
khớp tương đối kém. Hoạt động vận động phù hợp với lứa tuổi của
trẻ sẽ giúp khớp được rèn luyện từ đó tăng dần tính vững chắc của
khớp.
- Hệ tuần hoàn: Là một hệ thống đường ống khép kín do tim và mạch
cấu tạo thành. Vận động của tim chủ yếu dựa vào sự co bóp của cơ tim. Sức
co bóp cơ tim của trẻ còn yếu, mỗi lần co bóp chỉ chuyển đi được một lượng
máu rất ít, nhưng mạch đập nhanh hơn ở người lớn. Điều hòa thần kinh
tim ở trẻ còn chưa hoàn thiện, nên nhịp tim co bóp dễ mất ổn định, cơ tim
dễ hưng phấn và chóng mệt mỏi khi tham gia vận động kéo dài.
- Hệ hô hấp: Được cấu thành bởi đường hô hấp gồm mũi, mồm, họng,
khí quản, nhánh phế quản và phổi. Đường hô hấp của trẻ tương đối hẹp,
niêm mạc đường hô hấp mềm mại, mao mạch phong phú dễ phát sinh
nhiễm cảm. Khí quản của trẻ nhỏ, không khí đưa vào ít trẻ thở nông nên
khả năng trao đổi không khí của phổi kém. Thở nông làm cho không khí
phổi chưa ổn định, tạo nên sự ứ đọng không khí ở phổi, do đó nên tiến hành
thể dục ở ngoài trời nơi có không khí thoáng mát.
- Hệ trao đổi chất: cơ thể trẻ đang phát triển đòi hỏi liên tục năng lực
tiêu hao và cung cấp các chất tạo thành để kiến tạo các cơ quan và mô. Quá
trình hấp thụ các chất ở trẻ vượt cao hơn quá trình phân hủy và đốt cháy,
tuổi càng nhỏ thì quá trình lớn lên và sự hình thành các tế bào và mô của
trẻ diễn ra càng mạnh.



18

1.4.2. Đặc điểm tâm lí trẻ
Về mặt tâm lí trẻ luôn muốn làm trung tâm chú ý của người lớn. Khi
trẻ làm được việc mà người lớn không khen trẻ thì trẻ thường hay cáu giận
quấy khóc cho đến khi được người lớn công nhận. Trẻ không thích bị chê và
rất dễ tủi thân, hay vùng vằng, làm mình mẩy để được dỗ dành.
Đây là thời gian trẻ bắt đầu học hỏi, bắt chước những người xung
quanh nên rất nhạy cảm với phản ứng của người lớn và cũng để ý xem
những trẻ khác được khen vì nguyên nhân gì trẻ sẽ bắt chước làm theo.
*Đặc điểm chú ý của trẻ:
- Sau ba tuổi sự chú ý của trẻ tăng lên. Trẻ có khảnăng phân phối chú
ý vào hai hay nhiều đối tượng, tính bền vững của chú ý cũng phát triển. Ở
tuổi này trẻ đã hình thành chú ý có chủ định.
- Khoảng 4-5 tuổi trẻ bắt đầu biết điều khiển chú ý của mình tự giác
hướng tập trung vào đối tượng nhất định. Sự chú ý của trẻ gắn liền với
hành động có mục đích.
- Trẻ 5 -6 tuổi chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế. Vì vậy các trò
chơi, các dạng hoạt động hấp dẫn, kích thích trẻ phát huy sáng kiến, việc
thường xuyên thay đổi các hình thức hoạt động sẽ giúp duy trì khả năng
chú ý của trẻ vào các đối tượng một cách bền vững.
*Đặc điểm trí nhớ:
- Ở tuổi mẫu giáo trí nhớ không chủ định vẫn chiếm ưu thế. Khi
lượng trí nhớ tăng lên trẻ có khả năng ghi nhớ tốt một lượng lớn những
bài thơ, bài vè, ca dao, tục ngữ… mà không cần phải có sự cố gắng.
- Giai đoạn đầu tuổi mẫu giáo, trí nhớ gắn liền với tính trực quan. Trẻ
dễ nhớ và nhớ lâu nếu các em có hành động trực tiếp, tích cực với đối
tượng và nhìn thấy trực tiếp trong khi hoạt động.

- Cuối tuổi mẫu giáo, trí nhớ có chủ định hình thành và phát triển
mạnh.
*Đặc điểm tình cảm:


19

- Trẻ thèm khát sự trìu mến yêu thương, đồng thời lo sợ trước những



thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của người xung quanh đối với mình.
Trẻ vui mừng khi được yêu thương, đau buồn khi bị ghét bỏ.
Trẻ bộc lộ tình cảm đối với mọi người xung quanh mình.
- Đối với người thân: trẻ thường thể hiện sự quan tâm; thông cảm; lo
lắng; chăm sóc khi người thân bị ốm
- Đối với bạn bè: trẻ quan tâm đến bạn chơi cùng mình chia sẻ những
gì mình có cho bạn.
- Đối với nhân vật trong truyện trẻ luôn thể hiện thái độ yêu ghét rõ
ràng với các kiểu nhân vật.
- Đối với cảnh vật xung quanh, trẻ gắn cho chúng những sắc thái tình
cảm của con người, trẻ nhìn nhận sự vật với con mắt đầy yêu thương.
1.5. Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ MN.
1.5.1. Chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường.
Chế độ sinh hoạt là một nội dung rất quan trọng của GDTC cho trẻ
mẫu giáo. Chế độ sinh hoạt là sự luân phiên rõ ràng hợp lý các dạng hoạt
động và nghỉ ngơi của trẻ trong một ngày, nhằm thảo mãn đầy đủ nhu cầu
về ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, hoạt động và nghỉ ngơi của trẻ theo lứa tuổi,
đảm bảo trạng thái cân bằng của hệ thần kinh, giúp cơ thể phát triển tốt.
Chế độ sinh hoạt là điều kiện quan trọng để GDTC cho trẻ có kết quả.

Do lặp đi lặp lại mọi yếu tố trong chế độ sinh hoạt (ăn, ngủ, chơi, học tập, đi
lại ) mà ở trẻ tạo ra được những định hình hoạt động vững chắc, tạo ra
những điều kiện thuận lợi cho việc hình thành những phản xạ có điều kiện
và tự động hóa chúng, giúp trẻ dễ dàng di chuyển từ hình thức hoạt động
này sang hình thức hoạt động khác. Chế độ sinh hoạt có tác động rèn luyện
nhiều phản xạ về thời gian.Điều này làm cho sự tác động qua lại của các hệ
cơ quan dễ dàng hơn. Đặc biệt là hệ thần kinh thực vật có khả năng thích
ứng đên nhịp độ công việc nhanh hơn, đảm bảo được các quá trình trao đổi
chất của cơ thể.


20

Chế độ sinh hoạt có ý nghĩa giáo dục đối với trẻ. Do sự thường xuyên
lặp lại của các thao tác, các hoạt động trong thời gian nhất định và theo
một trình tự nhất định làm cho trẻ nắm được những sinh hoạt hợp lí,
những kỹ xảo văn hóa – vệ sinh và hoạt động. Những kỹ năng, kỹ xảo được
tự động hóa sẽ tạo khả năng phát triển những phẩm chất quan trọng của
nhân cách như tính độc lập, tính tích cực sáng tạo. Chế độ sinh hoạt cũng
giúp trẻ có những phẩm chất và thói quen đạo đức, sinh hoạt có nề nếp trật
tự theo thời gian.
Yêu cầu đối với chế độ sinh hoạt của trường mẫu giáo: chế độ sinh hoạt
ở trường mẫu giáo được xây dựng trên cơ sở những nhiệm vụ giáo dục và
điều kiện sinh hoạt quyết định.
Chế độ sinh hoạt phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi. Đây là yêu cầu
cơ bản của việc xây dựng chế độ sinh hoạt cần phải căn cứ vào đặc điểm
lứa tuổi của hoạt thần kinh cấp cao, giới hạn làm việc của tế bào thần kinh
vỏ não để định thời gian hoạt động ngủ cho trẻ ở lứa tuổi một cách hợp lý.
Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi của sức làm việc của hệ tiêu hóa để quy định
số lần ăn trong ngày, căn cứ vào nhu cầu lứa tuổi trong vận động để quy

định số lượng thao tác trong mỗi ngày.
Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi về sự phát triển tâm lý để quy định các
hoạt động phù hợp, sự xen kẽ giữa chúng và cường độ, thời gian dành cho
mỗi loại ở mỗi lứa tuổi để thực hiện tất cả các nhiệm vụ giáo dục.
Chế độ sinh hoạt cũng cần chú ý tới những đặc điểm riêng biệt của
mỗi trẻ.Với trẻ sức khỏe yếu, hệ thần kinh dễ bị kích thích thì cần tăng thời
gian ngủ, nghỉ ngơi nhiều hơn các trẻ khác.
Chế độ sinh hoạt phải được cố định, khi chế độ sinh hoạt đã được xác
lập một cách khoa học trên cơ sở các yêu cầu về tâm lí, sinh lí, giáo dục và
thực tiễn xã hội ở mỗi nơi, hoàn cảnh tự nhiên ở mỗi nơi thì cần phải được


21

cố định. Các hoạt động học tập, vui chơi, lao động, ăn uống, nghỉ ngơi cần
phải đúng giờ. Chế độ sinh hoạt được thực hiện cố định có ý nghĩa to lớn về
giáo dục và vệ sinh. Việc thực hiện chế độ sinh hoạt ổn định góp phần hình
thành các kĩ xảo vệ sinh, giáo dục ý tính tổ chức, kỉ luật trong tập thể giáo
dục ý thức trẻ với thời gian.
Hàng ngày các bé ở trường từ 6h30 sáng đến 5h chiều. Trong suốt thời
gian này bé được các cô giáo chăm sóc và tổ chức các hoạt động học tập,
vui chơi, rèn nề nếp một cách nhịp nhàng, phù hợp, đảm bảo đúng theo
chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD&ĐT đã quy định trẻ đến trường
mầm non được lĩnh hội các kĩ năng sống, phát triển tình cảm, những kinh
nghiệm xã hội, nuôi dưỡng sự phát triển trí tuệ và lĩnh hội các kiến thức.Kết
quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 1.1
Bảng 1.1: Chế độ sinh hoạt của trẻ trong trường mầm non:
STT Nội dung
1
2

3
4
5
6
7
8
9

Đón trẻ, chơi tự do, thể
dục sáng, điểm danh
Các tiết học
Hoạt động ngoài giờ
Trò chơi sáng tạo
Vệ sinh ăn trưa
Ngủ trưa
Vệ sinh vận, động nhẹ,
ăn quà chiều
Sinh hoạt chiều
Hoạt động tự chọn, vệ
sinh trả trẻ

Thời gian
Mẫu giáo bé

Mẫu giáo nhỡ Mẫu giáo lớn

1h15

1h15


1h

30p
50p
50p
1h
2h50p

1h
30p
50p
50p
2h50p

1h20p
30p
50p
40p
2h40p

50p

40p

30p

50p

1h


1h10p

1h20p

1h20p

1h20p

Tổng số thời gian trẻ sinh hoạt tại trường là 10h25 phút chiếm gần một
nửa số thời gian sinh hoạt trong ngày của trẻ.Bởi vậy nhà trường cần xây


22

dựng chế độ sinh hoạt hợp lí cho trẻ nhằm giúp trẻ có chế độ sinh hoạt khoa
học nhất.
Qua bảng chế độ sinh hoạt được xây dựng ở trên tôi thấy thời gian
vận động mỗi ngày của trẻ là 3h chiếm 29% số thời gian trẻ ở trường. Điều
này cho thấy trẻ có nhiều thời gian để phát triển hơn về mặt vận động.
Việc tổ chức chế độ sinh hoạt không cứng nhắc, khi áp dụng với mỗi
trẻ cần có sự linh hoạt thích đáng.Có thể xê dịch thời gian biểu ở mức độ
cần thiết.
1.5.2. Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất ở trường mầm non.
Ở trường mầm non hoạt động GDTC được tổ chức xen kẽ mọi lúc, mọi
nơi. Trong các giờ học luôn được xen kẽ giữa các hoạt động tĩnh và hoạt
động động. Tùy theo độ tuổi của trẻ mà thời gian của tiết học thể dục kéo
dài khác nhau.
- Nhà trẻ: 15p/tiết
- Mẫu giáo bé 20-25p/tiết
- Mẫu giáo nhỡ 25-30p/tiết

- Mẫu giáo lớn 30-35p/tiết
Ngoài thời gian tổ chức tiết học chính khóa này thì mỗi ngày trẻ thực
hiện hoạt động thể chất bằng 15phút thể dục sáng, cùng với những hoạt
động ngoài trời và hoạt động góc.
1.6.Nhà trường MN
Khái quát về hệ thống nhà trường mầm non
Bảng 1.2: Thống kê số lượng các trường mầm non, số giáo viên, số
trẻ đến trường (2012 – 2013) [13]
Stt
1
2

Loại số liệu
Số trường
Công lập
Ngoài công lập
Giáo viên

Nhà trẻ
34
24
10
56302

Mẫu giáo
2807
2549
258
188.176



23

3

Công lập
Ngoài công lập
Trẻ
Công lập
Ngoài công lập

42336
13966
597.274
413.901
183373

162.242
25934
3.551.082
3.047.328
503.754

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, tính đến năm 2013, cả nước có 13.548
trường MN với 4.148.356 trẻ và 244.478 giáo viên trực tiếp đứng lớp. So
với những năm trước đây thì số lượng trường mầm non cũng như số trẻ
đến lớp đều tăng lên rất nhiều. Năm 2012 cả nước có 13.172 trường mầm
non với 3.873.445 trẻ đến lớp và 229.742 giáo viên đứng lớp. Qua đó ta
thấy vấn đề phổ cập GDMN đang được thực hiện rất tốt. [Bộ GD&ĐT(2013)
thống kê giáo dục và đào tạo 2012-2013]

1.7. Nghê giáo viên mầm non
1.7.1. Vai trò của người giáo viên trong xã hội
Thầy cô giáo là người quyết định trực tiếp chất lượng đào tạo, “là cầu
nối giữa nền văn hóa nhân loại và dân tộc với việc tái tạo nền văn hóa
trong chính thế hệ trẻ”[2]
Theo K.D.Usinxki: “trong việc giáo dục, tất cả phải dựa vào nhân cách
người giáo dục, bởi vì sức mạnh của giáo dục chỉ bắt nguồn từ nhân cách
của con người mà có. Không một điều lệ, chương trình, không một cơ quan
giáo dục nào dù có được tạo ra một cách khôn khéo như thế nào cũng
không thể thay thế được nhân cách của con người trong sự nghiệp giáo
dục. Không một sách giáo khoa nào, một hình phạt, một khen thưởng nào
có thể thay thế ảnh hưởng cá nhân người thầy giáo đối với học sinh, nhân
cách của người thầy giáo tạo nên chất lượng của sản phẩm giáo dục”[7]
Trong xã hội ngày nay người giáo viên đóng vai trò rất quan trọng và
quan trọng hơn nữa là những cô giáo mầm non người ươm những mầm


24

non đầu tiên cho đất nước cho sự nghiệp trồng người. Bởi giáo viên mầm
non không chỉ làm những công việc đơn thuần như những giáo viên cấp
học khác là dạy học và truyền đạt tri thức, mà giáo viên mầm non còn phải
dỗ dành, âu yếm vỗ về chăm sóc và hơn hết là dạy trẻ bằng tình yêu thương
trìu mến.
1.7.2. Đặc thù lao động của giáo viên mầm non
Đối tượng lao động của người giáo viên mầm non là trẻ em từ ba
tháng đến sáu tuổi. Các em có quy luật tâm sinh lí riêng, là lứa tuổi ẩn
những khả năng phát triển rất lớn. Do đó nhà giáo phải có tình yêu, lòng
tin và sự tôn trọng đối với trẻ em, đối sử công bằng, dân chủ và tế nhị trong
cách cư sử, mềm dẻo nhưng cương quyết.

Lao động của giáo viên mầm non tạo ra những sản phẩm đặc biệt. Đó
là trang bị cho trẻ em kỹ năng sống, kĩ năng tư duy và nhân cách trước
tuổingồi trên ghế nhà trường phổ thông.
Thực tiễn cho thấy con người chỉ sinh ra con người, còn giáo dục mới
sản sinh ra nhân cách. Nói cách khác, lao động của nhà giáo là lao động sản
xuất ra nhân cách, sản xuất ra giá trị nhân loại. Sản phẩm lao động của nhà
giáo gắn liền với tương lai dân tộc. Lao động của nghề giáo là tạo sức lao
động mới trong từng con người. Nghề dạy học là nghề tái sản xuất mở rộng
sức lao động.
Khác với giáo viên các bậc học khác, giáo viên mầm non được đào tạo để
giảng dạy toàn bộ các môn học thuộc cấp học, nên giáo viên mầm non có
tác động cực kì to lớn đến tâm hồn, nhân cách, trí tuệ của trẻ. Giáo viên vừa
là người quản lí giáo dục, người tổ chức quá trình dạy học, người chịu
trách nhiệm toàn diện và triệt để đối với sự tiến bộ của trẻ.


25

1.7.3. Yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Như (K.D.Usinxki) đã nói: “ Không còn nghi ngờ gì, chất lượng giáo
dục phụ thuộc rất lớn vào không khí chung của nhà trường, nhưng điều
quan trọng hơn cả vẫn là ở nhân cách người giáo viên, người thường
xuyên tiếp xúc với trẻ. Ảnh hưởng nhân cách của người giáo lên tâm hồn
trẻ tạo nên một sức mạnh giáo dục to lớn mà sách giáo khoa, các lời thuyết
giáo đạo đức, khen thưởng và trách phạt không thể thay thế”(K.D.Usinxki)
[4]
Do đó người giáo viên mầm non có yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp như
sau:
- Yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chấp
hành các quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà

nước, là người có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh và giản dị, yêu nghề, mến
trẻ, thân thiện với đồng nghiệp chăm sóc giáo dục trẻ bằng tình yêu
thương, sự công bằng và trách nhiệm.
- Tích cực học tập, nghiên cứu, tiếp cận nhu cầu xã hội để phát triển
đóng góp cho nghành nghề trong công tác xã hội hóa GDMN. Các yêu cầu
thuộc lĩnh vực kiến thức: hiểu biết về mặt tâm lí, sinh lí trẻ lứa tuổi mầm
non, nắm vững chương trình GDMN hiện hành của Bộ GD&ĐT; hội tụ đầy
đủ kiến thức và kĩ năng về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, phát triển thể
chất cho trẻ. Có kiến thức xã hội sâu rộng, định hướng phát triển của trẻ
lứa tuổi mầm non.
- Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kĩ năng sư phạm: biết lập kế hoạch theo
dõi, chăm sóc, giáo dục trẻ theo tuần, theo tháng, theo năm. Tổ chức các
hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng tích hợp, phát huy tính tích
cực, sáng tạo của trẻ; dạy trẻ một số kĩ năng tự phục vụ, chăm sóc cho bản
thân; biết quan sát, đánh giá trẻ và có phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ


×