Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Phát triển du lịch văn hóa ở khu di tích đền thờ hai bà trưng mê linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.62 KB, 73 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................................1
Xuất phát từ xu thế phát triển du lịch của đất nước, trong đó có du lịch văn hóa, tôi thấy
điều kiện tự thân của đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh, cùng với những điều kiện tự
nhiên có nhiều lợi thế để phát triển loại hình du lịch văn hóa, tôi chọn đề tài: ................2
“Phát triển du lịch văn hóa ở Khu di tích Đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh”.......................2
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................4
6. Dự kiến đóng góp cho khóa luận................................................................................4
NỘI DUNG.......................................................................................................................... 6
Chương 1........................................................................................................................... 6
CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA.....................................................6
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa của Khu di tích Đền thờ Hai Bà Trưng Mê
Linh............................................................................................................................... 16
2.1.1. Các điều kiện phát triển du lịch văn hóa ở huyện Mê Linh...............................16
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................16
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế........................................................................................19
2.1.1.3. Điều kiện dân cư, văn hóa - xã hội ...........................................................22
2.1.1.4. Điều kiện an ninh chính trị - an toàn xã hội...............................................25
2.1.2. Cuộc đời và sự nghiệp của Hai Bà Trưng - nhân vật được tôn thờ ở khu di tích
.................................................................................................................................. 26
2.1.3. Tên gọi, vị trí, đường đi đến khu di tích...........................................................31
2.1.3.1. Tên gọi......................................................................................................31
2.1.3.2. Vị trí........................................................................................................... 32
2.1.3.4. Đường đi đến khu di tích...........................................................................32
2.1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của khu di tích ..............................................33



2.1.5. Các công trình kiến trúc của Đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh hiện nay............36
2.1.5.1. “Đường Kéo Quân” lịch sử........................................................................37
2.1.5.2. Tam quan môn ngoại................................................................................37
2.1.5.3. Tam quan môn nội....................................................................................38
2.1.5.3. Tam tòa chính điện...................................................................................39
2.1.5.4. Đền thờ Thân phụ - Thân mẫu của ông Thi Sách, ông Thi Sách.............41
2.1.5.5. Nhà bia ghi dấu tích hoạt động cách mạng của đồng chí Tổng Bí thư
Trường Chinh (hộp thư bí mật)..............................................................................44
2.1.5.6. Đền thờ các nam tướng của triều Trưng Vương......................................44
2.1.5.7. Đền thờ Thân Phụ Thân Mẫu và hai vị quốc sư của Hai Bà Trưng .........45
2.1.5.8. Đền thờ các nữ tướng của triều Trưng Vương........................................48
2.1.5.9. Kinh thành Mê Linh ..................................................................................49
2.1.5.10. Nhà hữu mạc, nhà tả mạc......................................................................49
2.1.6. Các hiện vật tiêu biểu trong khu di tích...........................................................50
2.1.7. Lễ hội Hai Bà Trưng Mê Linh...........................................................................51
Chương 3......................................................................................................................... 61
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở KHU DI TÍCH ĐỀN THỜ HAI BÀ
TRƯNG MÊ LINH............................................................................................................. 61
3.1. Giải pháp về việc giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo khu di .................................................61
3.2. Giải pháp về công tác quản lý ...............................................................................61
3.3. Giải pháp về đào tạo..............................................................................................62
3.4. Giải pháp về xúc tiến công tác quảng bá, tuyên truyền .........................................64
3.5. Xây dựng thương hiệu cho du lịch văn hóa cho Khu di tích Đền thờ Hai Bà Trưng
Mê Linh......................................................................................................................... 65
3.6. Mở rộng phát triển liên kết với các điểm và các vùng du lịch.................................65
3.7. Giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội Hai Bà Trưng Mê
Linh............................................................................................................................... 67
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 68



TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................69


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong hơn một thập niên trở lại đây, dấu ấn du lịch Việt Nam ngày càng
đậm nét trên bản đồ du lịch thế giới. Và Việt Nam đang tăng cường xu thế mở
cửa và hội nhập, trong xu thế đó du lịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng, cả
về kinh tế lẫn văn hóa. Vì vậy, để hoạt động du lịch ngày càng phát huy hơn
nữa vai trò của mình theo hướng phát triển bền vững, việc khai thác những
tiềm năng du lịch Việt Nam là hoạt động mang tính cấp thiết, có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn cao.
Bên cạnh những loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch khám
chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục... gần đây du lịch văn hóa được
xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều
khách du lịch quốc tế. Đối với du lịch Việt Nam, một đất nước có nền văn hóa
giàu bản sắc, có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh để Việt Nam khai thác phục
vụ loại hình du lịch văn hóa. Du lịch văn hóa có nhiều lợi thế làm bệ đỡ cho
một nền công nghiệp du lịch chuyên nghiệp trong tương lai.
Ngay từ khi dựng nước, Việt Nam tuy không phải là một quốc gia lớn
nhưng bên cạnh là những cường quốc lại có vị trí nằm sát biển Đông mênh
mông, đồng bào Việt Nam không những phải chống chọi với thiên tai mà còn
phải đương đầu với sự nô dịch và bành trướng của những thế lực thù định.
Chính vì vậy, trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã
hun đúc lên truyền thống “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, nữ nhi cũng trở
thành anh hùng. Khi Tổ quốc bị xâm lăng, họ là ngọn cờ quy tụ toàn dân đứng
lên đánh đuổi quân thù bảo vệ nền độc lập, tự chủ của dân tộc. Hai Bà Trưng
là một trong những anh hùng như vậy. Trong rất nhiều di tích lịch sử văn hóa
là những công trình tưởng niệm Hai Bà thì Khu di tích Đền thờ Hai Bà Trưng
Mê Linh có quy mô hoành tráng bậc nhất trong hệ thống các di tích thờ Hai


1


Bà Trưng trong cả nước hiện nay, xứng đáng với công lao to lớn của Hai Bà
trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đây chính là
kết tinh của truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng yêu nước và niềm tự
hào dân tộc.
Đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh là một khu di tích đầy tiềm năng để phát
triển du lịch văn hóa. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách
quan nên việc phát triển du lịch văn hoá tại khu di tích này trong thời gian qua
chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Nếu không nghiên cứu một cách cụ
thể về tiềm năng, thực trạng để đề ra những giải pháp phát triển thì không thể
đạt được những kết quả như mong muốn.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này, nhưng chưa
có công trình nào đi nghiên cứu chuyên sâu, tổng hợp về đề tài.
Hơn thế nữa, Mê Linh còn là quê hương, là mảnh đất thân thuộc với tôi
từ tấm bé vì đây là nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Đây cũng là mảnh đất “Địa
linh nhân kiệt”, giàu truyền thống văn hóa, nhiều di tích lịch sử, nhiều đền,
chùa, miếu mạo và rất nhiều lễ hội đặc sắc...Việc tìm hiểu về cuội nguồn quê
chính là mong ước của tôi bấy lâu nay để có thể hiểu được văn hóa quê hương
mình và đặc biệt là hiểu được các giá trị của nét đẹp văn hóa ấy.
Xuất phát từ xu thế phát triển du lịch của đất nước, trong đó có du lịch
văn hóa, tôi thấy điều kiện tự thân của đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh, cùng
với những điều kiện tự nhiên có nhiều lợi thế để phát triển loại hình du lịch
văn hóa, tôi chọn đề tài:
“Phát triển du lịch văn hóa ở Khu di tích Đền thờ Hai Bà Trưng Mê
Linh”.
2. Lịch sử vấn đề
Đã có một số ấn phẩm, sách, bài báo viết về đền thờ Hai Bà Trưng, Mê

Linh đã được công bố:

2


TS. Lưu Minh Trị (2009), Tìm trong truyền thống và di sản, NXB Lao
động.
Các tư liệu trên mạng:
Các hồ sơ được lưu trữ ở phòng văn hóa Mê Linh, sở văn hóa Vĩnh Phú
và lưu trữ trực tiếp tại điểm di tích lịch sử văn hóa đền Hai Bà Trưng
Nhìn chung giới nghiên cứu đã nêu được những nét khái quát nhất,
nhưng chưa đi sâu vào tìm hiểu cụ thể, toàn diện vấn đề. Đặc biệt là chưa có
những khảo sát, phân tích tổng thể các tiềm năng du lịch tự nhiên, tiềm năng
du lịch nhân văn cũng như nêu thực trạng và đưa ra giải pháp để phát triển du
lịch văn hóa tại Khu di tích Đền thờ Hai Bà Trưng. Mặc dù vậy, kết quả
nghiên cứu của những người đi trước vẫn là cơ sở và là sự gợi ý quý giá cho
tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
- Thông qua đề tài, khóa luận nhằm nghiên cứu, tìm hiểu sâu sắc hơn về
một công trình di tích lịch sử - văn hóa gắn với những danh nhân của dân tộc
ở Khu di tích Đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh, Từ đó có thể giúp du khách có
thêm tư liệu để hiểu biết đầy đủ hơn về lịch sử hình thành và phát triển của
khu di tích. Thông qua nghiên cứu, khóa luận cũng góp phần quảng bá văn
hóa, phát triển du lịch nâng cao chất lượng cuộc sống người dân ở huyện Mê
Linh.
- Nghiên cứu nhằm khám phá tiềm năng to lớn để phát triển du lịch văn
hóa ở Khu di tích Đền thờ Hai Bà Trưng, xác định được thực trạng hoạt động
từ đó tìm giải pháp, định hướng bảo tồn, phát huy có hiệu quả hơn nữa các giá
trị của khu di tích nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa tâm linh của cộng đồng.

- Góp phần củng cố, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự tôn dân
tộc, tự hào về quá khứ hào hùng của đất nước ta với sự tồn tại của triều đại

3


Hai Bà Trưng. Giáo dục cho thế hệ sau về lòng biết ơn, trách nhiệm lưu giữ
vốn văn hóa chung của dân tộc.
Cùng nhau chung tay đồng lòng giữ gìn vốn văn hóa truyền thống làm
cho văn hóa dân tộc Việt Nam ngày càng phát triển.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp được một nguồn tài liệu phong phú, đầy đủ về Đền thờ Hai Bà
Trưng Mê Linh.
- Tìm hiểu hoạt động du lịch văn hóa tại khu di tích trong những năm
gần đây.
- Đề xuất giải pháp nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị của di tích lịch
sử - văn hóa Đền thờ Hai Bà Trưng theo hướng phát triển du lịch văn hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa ở Khu di tích Đền thờ
Hai Bà Trưng Mê Linh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Du lịch văn hóa ở Khu di tích Đền thờ Hai Bà
Trưng Mê Linh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp thu thập, xử lí thông tin.
Phương pháp thực địa và điền dã để khảo sát di tích.
Phương pháp phỏng vấn.
6. Dự kiến đóng góp cho khóa luận
Trên cơ sở tổng hợp, bổ sung, phát triển tư liệu, nội dung nghiên cứu của

khóa luận mở ra hướng mới trong khai thác tiềm năng phát triển hoạt động du
lịch văn hóa tại Đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Khóa luận gồm
có ba chương như sau:

4


Chương 1: Cơ sở lý luận chung về du lịch và du lịch văn hóa.
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa của Khu
di tích Đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh
Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa của Khu di tích Đền thờ
Hai Bà Trưng Mê Linh

5


NỘI DUNG
Chương 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA
1.1. Khái niệm du lịch
Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế đang phát triển ở tất cả
các quốc gia trên thế giới. Đã có rất nhiều những ý kiến, nhận định, định
nghĩa về du lịch khác nhau. Đúng như một chuyên gia du lịch nhận định: “Đối
với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Ở nước Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo
chơi. Trong tiếng Pháp, xuất phát từ tiếng “Le Tour” cũng có nghĩa là cuộc
dạo chơi, cuộc dã ngoại.
Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng thì du lịch được hiểu như sau: Du có

nghĩa là đi chơi, Lịch có nghĩa là lịch lãm, từng trải, hiểu biết. Như vậy du
lịch được hiểu là đi chơi nhằm tăng thêm kiến thức.
Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du
lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du
lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt
nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài
nơi ở thường xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi đến lưu trú không phải
là nơi làm việc thường xuyên của họ”.
1.2. Khái niệm văn hóa
Ngay từ thuở lọt lòng, chúng ta đã đắm mình trong chất men văn hóa, từ
lời ru của mẹ, lời dạy bảo của cha, tiếng gọi đò, tiếng rao của những người
bán hàng rong, …tất cả những sự kiện đó, hình ảnh đó, âm thanh đó đều
thuộc về văn hóa. Hay những cái vật chất như ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại
đều là văn hóa. Chính văn hóa đã nuôi chúng ta lớn khôn thành người. Ta
thường nghe nói đến văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, văn hóa ứng xử,
văn hóa kinh doanh, văn hóa chính trị, văn hóa Đông Sơn, văn hóa Óc Eo, …
Từ văn hóa có rất nhiều nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái niệm có nội

6


hàm khác nhau. Tuy được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng suy cho
cùng thì khái niệm văn hóa bao giờ cũng có thể quy về hai cách hiểu chính là
theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều
rộng, theo không gian hoặc theo thời gian. Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa
được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó: nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ
thuật. Giới hạn theo chiều rộng, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị: văn
hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh. Giới hạn theo không gian, văn hóa được
dùng để chỉ những đặc thù của từng vùng: văn hóa Tây Nguyên, văn hóa Nam

Bộ… Giới hạn theo thời gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong
từng giai đoạn: văn hóa Hòa Bình, văn hóa Đông Sơn.
Theo nghĩa rộng thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con
người sáng tạo ra. Năm 1940, Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như
mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó chính là văn hóa. Văn hóa là sự tổng
hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài
người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và những
đòi hỏi của sự sinh tồn”. Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO cho biết:
“Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong
các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm
tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản
phẩm tinh vi hiện dại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống
và lao động”. Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại
Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp năm 1970 tại Vennise.
Văn hoá là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.

7


Nghĩa ban đầu của văn hoá trong tiếng Hán là những nét xăm mình, qua đó
người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị
sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ẩn của thiên nhiên, chiếm lĩnh
quyền lực siêu nhiên. Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hoá vốn là một
cách biểu thị chung của hai khái niệm văn trị giáo hoá.[7;tr. 15]
Theo ngôn ngữ phương Tây, từ tương ứng với văn hoá của tiếng Việt là
culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức, .. Trong cuộc

sống hàng ngày, văn hoá thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca,
mỹ thuật, sân khấu điện ảnh…Một cách hiểu thông thường khác, văn hoá là
cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri
thức được tiếp nhận…Vì thế chúng ta thường nói một người nào đó có văn
hoá cao, văn hoá thấp, vô văn hoá, có văn hoá.
Tóm lại, Văn hoá là tất cả những gì do con người sáng tạo nên và mang
dấu ấn con người. Văn hoá với tư cách là tổng thể các dấu hiệu tinh thần, vật
chất, trí tuệ tình cảm đặc biệt, xác định tính cách của một xã hội hay một
nhóm xã hội. Nó bao hàm không chỉ các nghệ thuật, khoa học mà còn cả lối
sống, các quyền cơ bản của sự tồn tại nhân sinh những hệ thống giá trị
truyền thống.
1.3. Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch
1.3.1. Tác động của du lịch tới văn hoá
Một trong những động cơ khiến con người đi du lịch là để tìm kiếm
những điều mới lạ, mở rộng sự hiểu biết của bản thân mình. Hiển nhiên du
lịch kể từ khi nó hình thành đã có sự gắn kết chặt chẽ với văn hóa bởi văn hóa
giữa các vùng miền, giữa các khu vực là không giống nhau, luôn khơi gợi sự
tò mò, kích thích sự khám phá. Như vậy du lịch được coi như hành vi thỏa
mãn văn hóa và hình thành nên loại hình “du lịch văn hóa”. Trong quá trình
phát triển, hoạt động du lịch được coi là một hiện tượng xã hội và bản thân nó
sản sinh ra những đặc thù văn hóa trong hành vi ứng xử của những con người

8


tham gia hoạt động du lịch. Để hiểu sự gắn kết giữa văn hóa và du lịch phải
xét đến cả hai chiều tác động, cả mặt tích cực và tiêu cực của nó.
1.3.2. Tác động tích cực
Trước tiên, du lịch là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Bên cạnh
tài nguyên du lịch tự nhiên là tài nguyên du lịch văn hóa. Bởi vậy mà bấy lâu

nay, cụm từ “du lịch văn hóa” hình thành như một loại hình du lịch mà điểm
đến là những nơi chứa đựng giá trị văn hóa lâu đời như những công trình kiến
trúc nghệ thuật, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, ẩm thực, lễ hội, …
Một trong những chức năng của du lịch là giao lưu văn hoá giữa các cộng
đồng dân cư. Khi đi du lịch, du khách luôn muốn thâm nhập vào các hoạt
động văn hoá của địa phương, tạo ra quá trình giao lưu tiếp xúc giữa các cá
thể, các địa phương, các cộng đồng. Quá trình giao tiếp này là môi trường để
ảnh hưởng tích cực thâm nhập vào xã hội, cộng đồng một cách nhanh chóng.
Nhờ sự thâm nhập này mà các nền văn hoá có điều kiện tiếp xúc với những
cái mới để tạo nên một nền văn hoá đa dạng nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân
tộc.
Du lịch kể từ khi hình thành đã được coi là “sự mở rộng không gian văn
hóa của con người” (Nguyễn Khắc Viện). Con người ở những nền văn hóa
khác nhau có nhu cầu di chuyển để tìm kiếm, trao đổi, học hỏi những cái mới
lạ, trau dồi những cái tốt, bổ sung những cái thiếu, làm giàu vốn tri thức của
mình sau khi những giá trị vật chất đã được thỏa mãn. Nhờ có hoạt động du
lịch mà giá trị của sản phẩm văn hóa được mở rộng. Nếu không có du lịch,
sản phẩm văn hóa chỉ đơn thuần có giá trị lịch sử, nghệ thuật hay khoa học
không thể đóng góp một giá trị kinh tế nhất định cho nền kinh tế quốc dân.
Một tác động tích cực nữa của hoạt động du lịch mà không thể không kể
đến là bảo tồn, duy trì lâu bền những giá trị văn hóa đang dần mai một hoặc bị
phá hủy bởi thời gian, bởi sự lãng quên của người dân bản địa. Minh chứng rõ
ràng rằng, hàng năm chính quyền các cấp luôn dành một khoản kinh phí lớn

9


hay nhỏ cho việc trùng tu, tôn tạo chùa chiền, các công trình điêu khắc, mỹ
thuật, … tùy theo sức hấp dẫn du khách của điểm đến.
1.3.3. Tác động tiêu cực

Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng mang đến những tác động tiêu cực đối
với nền văn hóa. Trước tiên, du lịch thâm nhập vào cộng đồng làm
thương mại hóa những giá trị văn hóa bản địa thuần túy. Bản chất của hoạt
động du lịch là giao lưu, tiếp xúc giữa các cá thể, giữa cộng đồng dân cư.
Chính sự giao lưu tiếp xúc này vừa là môi trường thuận lợi để tiếp thu cái hay
cái đẹp vừa là môi trường để các ảnh hưởng tiêu cực xâm nhập vào xã hội
như nạn mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan…Chính du lịch ảnh hưởng đến lối
sống của một bộ phận dân địa phương, làm mai một đi những giá trị văn hóa
trong tâm thức họ. Khi đón khách ở những quốc gia có khả năng chi trả cao,
những người dân bản xứ, đặc biệt là giới trẻ ngày càng có biểu hiện chối bỏ
truyền thống và chạy theo mốt du khách. Hiện tượng thương mại hoá, các
hoạt động lừa đảo, chèo kéo, gây tâm lý lo lắng cho du khách làm giảm lượng
khách đến lần sau. Vào mùa vụ du lịch, do lượng khách kéo đến đông gây mât
hiện tượng cân bằng sinh thái, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, quá tải
các nguồn tài nguyên: điện, nước, … Để thoả mãn nhu cầu của khách, vì lợi
ích kinh tế to lớn trước mắt nên các hoạt động văn hoá diễn ra một cách thiếu
tự nhiên, thiếu chuyên nghiệp hoặc mang ra làm trò cười cho du khách. Các
giá trị truyền thống dần dần bị lu mờ do sự thiếu hiểu biết của người tổ chức
và cả người tham dự. Hiện tại vấn đề bản sắc văn hóa chưa được quan tâm
đúng mức. Các sản phẩm du lịch không còn giữ nguyên bản sắc vốn có của nó
mà đã bị chế tác, pha tạp, làm giả tràn lan trên thị trường du lịch. Những hành
động đó đã làm méo mó giá trị chân thực của truyền thống, làm sai lệch hình
ảnh của một nền văn hoá bản địa. Do sự quá tải vào mùa du lịch, thêm vào đó
là sự thiếu hụt nguồn nhân lực dẫn đến sự phục vụ không chu đáo làm cho cả

10


du khách và người làm du lịch đều có tâm trạng mệt mỏi, khó chịu, mất lịch
sự.

Tóm lại, mặc dù hoạt động du lịch hiện nay đang có những tác động rất
lớn đến các thành tựu văn hóa dân tộc, song không thể không khẳng định lại
sự gắn kết chặt chẽ của du lịch với văn hóa. Du lịch hình thành dựa trên
những giá trị văn hóa và chính những sản phẩm văn hóa làm cho hoạt động du
lịch phát triển. Bất cứ một hiện tượng nào trong xã hội cũng đều có khía cạnh
văn hóa của nó, nhưng đối với hoạt động du lịch, văn hóa vừa là tài nguyên
vừa là biện pháp, cách thức làm ra lợi nhuận. Cho nên mối quan hệ giữa du
lịch và văn hóa luôn luôn là sự gắn kết vô cùng chặt chẽ. Trong bất cứ một
quốc gia lãnh thổ, ở bất kỳ một khoảng thời gian nào cũng cần xem xét mối
quan hệ này để thiết lập những giá trị bền vững trong kinh doanh, đặc biệt là
kinh doanh du lịch.
1.4. Khái niệm du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là một trong những loại hình du lịch bền vững có sức
hấp dẫn lớn đối với du khách. Loại hình du lịch này có nhiều điều kiện, nguồn
lực để phát triển và đang được chú trọng đầu tư ở nhiều nước trên thế giới
cũng như ở nước ta.
Luật du lịch Việt Nam năm 2005 tại điều 4, chương I có ghi: “Du lịch văn
hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của
cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống” (7; 253).
Du lịch văn hóa là khai thác các nhóm tài nguyên nhân văn có nguồn gốc
nhân tạo mang giá trị vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu…
do con người sáng tạo ra mang đặc trưng của một địa phương, một quốc gia
dân tộc, một vùng lãnh thổ, nhằm phát triển du lịch, phục vụ nhu cầu tham
quan, tìm hiểu học tập, nghiên cứu…của du khách.
Mục đích của du lịch văn hóa là nhằm khai khác các yếu tố văn hóa để
phục vụ du lịch để quảng bá, bảo tồn và phát triển nền văn hóa của dân tộc.
1.5. Các loại hình du lịch văn hóa

11



Tài nguyên du lịch văn hóa là sản phẩm giàu giá trị nhân văn, rất đa dạng
và phong phú. Do vậy các nhà nghiên cứu đã phân chia loại hình du lịch
thành các dạng cơ bản sau:
Thứ nhất, loại hình du lịch văn hóa mà các đối tượng là các di tích lịch
sử - văn hóa, bao gồm những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu
và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như có giá trị
văn hóa khác hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn
hóa - xã hội.
Ví dụ: các bảo tàng (Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng lịch sử Việt Nam,
…); các đình, đền, chùa chiền…Mỗi di tích có một lý lịch riêng với biết bao
nhiêu câu chuyện liên quan cùng các nhân chứng, kỷ vật. Ở loại hình du lịch
này ta còn thấy việc tham quan tìm hiểu các di tích danh nhân như quê hương
cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn Du, …Ở đó đều có các di tích và
nhiều kỷ vật kèm theo. Và đó là lịch sử phong phú của các di tích.
Thứ hai, loại hình du lịch văn hóa mà đối tượng là các lễ hội. Lễ hội là
một sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên hợp mang tính cộng đồng cao, phản
ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, diễn ra trong mỗi chu kì không gianthời gian nhất định để thực hành những nghi thức liên quan đến nhân vật được
sùng bái, để tỏ rõ những ước vọng, để vui chơi trong tinh thần cộng mệnh và
cộng cảm.
Ví dụ: Lễ hội đền Hùng (ngày giỗ tổ của cả dân tộc); lễ hội đền Gióng...
Thứ ba, loại hình du lịch văn hóa mà đối tượng là nghề và làng nghề thủ
công truyền thống. Nghề thủ công truyền thống với những sản phẩm độc đáo
không chỉ thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động mà còn thể hiện những
tư duy triết học, những tâm tư tình cảm của con người . Nước ta có nhiều
nghề và làng nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là các nghề chạm khắc đá,
đúc đồng, kim hoàn, gốm, mây tre đan, dệt… Mỗi nghề và làng nghề thủ công
truyền thống đều có lịch sử phát triển lâu dài và khá độc đáo.

12



Thứ tư, loại hình du lịch văn hóa mà đối tượng gắn với dân tộc học, biểu
hiện ở điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán,
hoạt động sản xuất với những sắc thái riệng của các dân tộc trên địa bàn cư
trú của mình.
Ví dụ: đến với bản người Hmong ở Sa Pa, Bắc Hà (Lao Cai), người Mèo
ở Đồng Văn (Hà Giang)
Thứ năm, loại hình du lịch văn hóa là các đối tượng văn hóa, thể thao
hay những hoạt động có tính sự kiện. Đối tượng văn hóa ở loại hình du lịch
này gồm các trung tâm khoa học, các thư viện lớn, các bảo tàng, những hoạt
động mang tính sự kiện như các giải thể thao lớn, các cuộc triển lãm thành
tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, các liên hoan phim ảnh quốc tế, ca nhạc
quốc tế hay dân tộc, festival, các lễ hội điển hình…
1.6. Vai trò của việc phát triển du lịch văn hóa trong giai đoạn hiện nay
Khoa học kỹ thuật ngày nay càng phát triển, đất nước ngày càng ổn định,
đời sống ngày càng được nâng lên, thời gian nhàn rỗi ngày càng được kéo dài
thì du lịch trở thành một nhu cầu văn hóa thiết yếu của cuộc sống con người,
thỏa mãn ham muốn tìm hiểu, khám phá thế giới, nhu cầu tham quan, giải trí,
nghỉ dưỡng, chữa bệnh của du khách… Bên cạnh đó, cuộc sống càng hiện đại
con người được thỏa mãn về vật chất thì nhu cầu thỏa mãn về tinh thần ngày
càng cao. Nhu cầu hiểu biết về văn hóa tăng lên, thúc đẩy hoạt động du lịch
văn hóa ngày một phát triển.
Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội
truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối
với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch
có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì
du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ.
Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ
nhiều lễ hội văn hóa nhưng cũng thường là nơi tồn tại đói nghèo. Khách du

lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước đang

13


phát triển để tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài. Bởi thế, thu hút khách
du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới, góp phần không
nhỏ vào việc thu lợi về kinh tế, giúp cải thiện cuộc sống của người dân địa
phương.
Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển
phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt
tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc
dân tộc. Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch,
nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội.
Một quan chức của Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Tổng Cục Du lịch phát
biểu: “Du lịch văn hóa là xu hướng của nhiều nước. Loại hình du lịch này rất
phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, rất tốt cho hoạt động xóa đói giảm nghèo
quốc gia, vì vậy phải được xem là hướng phát triển của ngành du lịch Việt
Nam" . Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên
những đặc điểm của vùng miền. Chương trình Lễ hội Đất Phương Nam (Lễ
hội văn hóa dân gian vùng Đồng bằng Nam bộ), Du lịch Điện Biên (Lễ hội
văn hóa Tây Bắc kết hợp với sự kiện chính trị: 50 năm, 60 năm chiến thắng
Điện Biên Phủ), Con đường Di sản miền Trung (Lễ hội dân gian kết hợp tham
quan những di sản văn hóa được UNESCO công nhận)... là những hoạt động
của du lịch văn hóa, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Tóm lại, Du lịch văn hóa là xu hướng phát triển của Việt Nam hiện nay.
Việt Nam có một “gia tài” văn hóa đồ sộ để tạo ra cái hồn cho sản phẩm du
lịch văn hóa của mình. Nếu khai thác hiệu quả du lịch văn hóa, chúng ta sẽ
giải quyết được vấn đề đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước, khi du lịch được xem là một ngành

kinh tế mũi nhọn. Và lớn hơn là đưa đến chiến lược xây dựng một ngành công
nghiệp du lịch văn hóa tại Việt Nam để làm đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế
du lịch của cả nước. Chúng ta có thể thấy rằng trong bất cứ địa hạt nào của

14


văn hoá, đạo đức đến trình diễn, du lịch đều xuất phát từ truyền thống. Vì vậy,
chúng ta không tận dụng được cái mạch truyền thống ấy thì chẳng khác tự trói
tay, trói chân mình. Cái có sức hút lâu bền, thu hút đặc biệt du khách nước
ngoài chính là bản sắc văn hóa nội tại ở mỗi miền.
Khu di tích đền Hai Bà Trưng ở Mê Linh mang nhiều ý nghĩa lịch sử,
văn hóa, tâm linh, điểm đến của nhiều khách du lịch trong nước, ngoài nước,
cần được quy hoạch, đầu tư, quảng bá, khai thác tiềm năng để xứng tầm của
một khu du lịch văn hóa quốc gia.

15


Chương 2
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
CỦA KHU DI TÍCH ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG MÊ LINH
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa của Khu di tích Đền thờ Hai Bà
Trưng Mê Linh
2.1.1. Các điều kiện phát triển du lịch văn hóa ở huyện Mê Linh
“Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta ”
(Đại Nam quốc sử diễn ca).
Nói đến Mê Linh là nói đến một vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Mê Linh
còn là địa phương giàu truyền thống lịch sử - văn hóa, là trung tâm của quận

Giao Chỉ xưa, là Đô Kỳ thời Hai Bà Trưng. Truyền thống yêu nước, truyền
thống anh hùng của quê hương Hai Bà Trưng hòa quyện với truyền thống
hiếu học, lao động sáng tạo, giàu tính nhân văn của nền văn hóa kinh Bắc xưa
và được tiếp sức bởi sự tiến bộ không ngừng của văn minh đô thị, công
nghiệp hiện đại tạo động lực to lớn để huyện Mê Linh phát triển kinh tế, văn
hóa - xã hội.
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Từ Hà Nội, theo đường Yên Phụ đi lên phía tây bắc, qua cầu Thăng
Long theo đường chân đê ngược lên 14 km là tới ngôi đền thờ Hai Bà Trưng.
Đền thờ thuộc làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Huyện Mê Linh nằm ở phía tây bắc của Thủ đô, cách trung tâm Hà Nội
khoảng 25km, ngày nay có diện tích là 141, 64 km². Là một huyện đồng bằng
phía đông giáp huyện Sóc Sơn, Đông Anh, phía tây giáp huyện Yên Lạc, tỉnh
Vĩnh Phúc, phía nam giới hạn bởi sông Hồng, giáp huyện Đan Phượng, phía

16


bắc giới hạn bởi sông Cà Lồ, giáp huyện Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên của
tỉnh Vĩnh Phúc.
Địa bàn huyện có tuyến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, quốc lộ 23B
chạy qua, có 8 km đường sắt Hà Nội - Lào Cai với ga Thạch Lỗi (thị trấn
Quang Minh). Huyện Mê Linh được bao bọc bởi 2 con sông là sông Hồng và
sông Cà Lồ, nằm kế cận ngay sân bay quốc tế Nội Bài.
Với điều kiện thuận lợi về giao thông đường sắt, đường bộ, đường không
và đường sông, Mê Linh có lợi thế trong giao lưu kinh tế với các tỉnh trung du
và miền núi phía bắc cũng như các tỉnh đồng bằng sông Hồng và cả nước
cũng như quốc tế, tạo cơ hội cho Mê Linh phát triển toàn diện các mặt đời
sống kinh tế, xã hội.

Các đơn vị hành chính của huyện gồm: 18 đơn vị hành chính trực thuộc,
bao gồm 02 thị trấn (Chi Đông, Quang Minh) và 16 xã (xã Chu Phan, Đại
Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Tam Đồng, Thạch Đà,
Thanh Lâm, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Văn
Khê, Vạn Yên).
Địa hình, cảnh quan
Mê Linh là một huyện nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình
tương đối bằng phẳng, thấp dần từ đông bắc xuống tây nam theo hướng ra
sông Hồng, với tổng diện tích tự nhiên 14.251 ha. Theo đặc điểm địa hình,
huyện Mê Linh được chia thành 3 tiểu vùng như sau: tiểu vùng đồng bằng
chiếm 47%, vùng ven đê sông Hồng chiếm 22%, vùng trũng: chiếm 31% diện
tích đất tự nhiên của toàn huyện.
Đặc điểm địa hình này cho phép Mê Linh có thể xây dựng cơ cấu kinh tế
đa dạng bao gồm sản xuất nông nghiệp, sinh thái kết hợp với sản xuất công
nghiệp, xây dựng và du lịch sinh thái.

17


Khí hậu, thủy văn:
Khí hậu. Mê Linh mang đầy đủ đặc điểm của khu vực nhiệt đới gió mùa,
nóng ẩm với bốn mùa rõ rệt.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng: 23 - 250C, dao động nhiệt độ trong
năm của Mê Linh từ 12 - 35 độ C.
Mùa nóng trong năm kéo dài 5 tháng, từ tháng 5 đến tháng 9 với nhiệt độ
nóng nhất vào tháng 6, 7 trung bình trên 30 0C, mùa lạnh kéo dài khoảng 3 đến
4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 2 hoặc 3 năm sau), tháng lạnh nhất (tháng 12,
tháng giêng) nhiệt độ xuống thấp < 180 C. Giữa mùa nóng và mùa lạnh có
thời kỳ chuyển tiếp tạo cho Mê Linh thời tiết 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Số giờ nắng trong năm khá cao, khoảng 1.400 giờ, lượng mưa trung bình

của huyện vào khoảng 1.330mm (tương đối thấp), chủ yếu vào mùa hè, mùa
khô kéo dài khoảng 4 - 5 tháng (từ tháng 11 đến tháng 3). Độ ẩm tương đối
cao, trung bình năm từ 70 - 80%.
Về thủy văn. Mê Linh có hệ thống sông, hồ và đầm khá phong phú,
trong đó có 2 hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Cà Lồ.
- Sông Hồng chính là tuyến đường thủy nối Hà Nội và các tỉnh đồng
bằng sông Hồng, tạo điều kiện giao lưu phát triển kinh tế cho địa phương.
- Sông Cà Lồ là phụ lưu cấp 1 của phần lưu vực sông Thái Bình, chảy
qua phía Bắc và Đông Bắc huyện Mê Linh. Sông Cà Lồ chủ yếu đóng vai trò
tiêu úng mùa mưa của huyện Mê Linh.
- Hệ thống ao, hồ, đầm. Mê Linh có trên 200 ha ao hồ, đầm với trữ lượng
nước khá lớn, có ý nghĩa quan trọng với việc phát triển nuôi trồng thủy sản và
phục vụ nhu cầu nước tại chỗ.
Nhìn chung điều kiện khí hậu, thủy văn của Mê Linh rất thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp. Hệ thống sông ngòi, ao hồ là nguồn tài nguyên cung
cấp nước cho sản xuất và đời sống nhân dân, có tác dụng điều hòa khí hậu,

18


cải thiện môi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản. Số ngày nắng
cao tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế - xã hội, các hoạt động du lịch
diễn ra thuận lợi.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế
Tiềm lực kinh tế của quốc gia là một trong những yếu tố quan trọng,
quyết định sự phát triển du lịch. Ở góc độ du lịch, khả năng đầu tư phát triển
hạ tầng du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khả năng đầu tư phát triển
nguồn nhân lực du lịch, bảo tồn các tài nguyên tự nhiên và văn hóa…phụ
thuộc chủ yếu vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.
Từ vị trí thuận lợi cũng như những tiềm năng, thế mạnh của huyện,

những năm trước đây tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định huyện Mê Linh là vùng
trọng điểm của kinh tế tỉnh. Sau khi thực hiện nghị quyết số15/2008/QH12
(ngày 29 - 5 -2008) của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính, huyện
Mê Linh về thủ đô Hà Nội, Mê Linh tiếp tục được thành phố Hà Nội xác định
là một trong những trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô.
Huyện Mê Linh là một trong những huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế
khá cao của thành phố Hà Nội. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền
và các tầng lớp nhân dân trong huyện đã nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi
toàn diện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm tăng 20, 8%, trong đó: Công nghiệp xây dựng tăng 25,1%/năm, dịch vụ tăng trên 15, 6%/năm, nông nghiệp tăng
1,7%/năm. Cơ cấu các ngành kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công
nghiệp - xây dựng - nông nghiệp - dịch vụ. Công tác xây dựng cơ bản được
quan tâm đầu tư, nhiều công trình quan trọng được xây dựng và đưa vào sử
dụng đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.
Về công tác quy hoạch, UBND huyện đã hoàn thiện báo cáo đồ án quy
hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện như lập quy hoạch nghĩa

19


trang trên toàn bộ các xã, thực hiện quy hoạch 2 thị trấn Quang Minh, Chi
Đông tỷ lệ 1/2000, đang triển khai thực hiện “Quy hoạch chi tiết thủy lợi
huyện Mê Linh giai đoạn 2010 đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”,
“Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo trên địa bàn huyện Mê Linh giai
đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020”, “Quy hoạch, tôn tạo, trùng tu
di tích lịch sử văn hoá huyện Mê Linh đến năm 2015”, “Quy hoạch sử dụng
đất giai đoạn 2011- 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 của
huyện Mê Linh”, “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mê
Linh đến năm 2020 tầm nhìn 2030”, Quy hoạch vùng trồng hoa, cây cảnh,
quy hoạch thương mại.

Nông nghiệp
Mê Linh nằm ở ven đồng bằng sông Hồng, đất đai huyện Mê Linh phì
nhiêu màu mỡ, cộng thêm địa hình đồng bằng, cho phép Mê Linh phát triển
nền nông nghiệp một cách toàn diện trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng đánh bắt thủy sản.
Về trồng trọt. Hiện tại, toàn huyện có 7.800ha đất nông nghiệp, trong đó
có 5.500ha lúa, 1.200ha rau, gần 500ha hoa, cây cảnh và 900ha trồng màu.
Đây là quỹ đất có thể dành cho phát triển nông nghiệp sinh thái, là tiềm
năng cho phát triển “phố vườn”, “nhà vườn”, phục vụ cho du lịch, dịch vụ, kết
hợp giữa kinh tế nông nghiệp và kinh tế du lịch, tạo nên nét độc đáo, tinh tế,
đồng thời đây cũng là quỹ đất dự trữ cho quá trình đô thị hóa.
Công tác thủy lợi được quan tâm thực hiện tốt. Cơ cấu cây trồng của
huyện rất đa dạng và cho sản lượng cao, trồng được cả cây lương thực (như
lúa, ngô, khoai…), cây rau màu các loai, cây công nghiệp hàng năm (như đậu
tương, lạc…)…, đặc biệt là hoa và rau trở thành cây trồng "mũi nhọn" trong
phát triển nông nghiệp của Mê Linh. Tại xã Tráng Việt, vài năm trở lại đây,

20


bên cạnh việc trồng rau truyền thống, bà con còn hăng hái tham gia sản xuất
rau an toàn (RAT), nhờ đó thu nhập của người dân tăng lên đáng kể.
Về chăn nuôi. Sản lượng chăn nuôi gia súc liên tục tăng qua các năm.
Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được tăng cường và
thực hiện có hiệu quả vì vậy mà số đàn lợn, trâu, bò, gia cầm xuất chuồng cho
sản lượng cao, đem lại thu nhập khá cho bà con nông dân.
Như vậy, nông nghiệp phát triển đa dạng, phong phú là nguồn cung cấp
lương thực, thực phẩm cho nhà hàng, khách sạn phục vụ nhu cầu đời sống của
nhân dân cũng như phục vụ nhu cầu của du khách du lịch đến với Mê Linh.
Công nghiệp

Tỉ trọng của ngành công nghiệp liên tục tăng qua các năm, nhiều ngành
nghề được mở mang, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát
triển. Trên địa bàn huyện có …cơ sở sản xuất công nghiệp với một số sản
phẩm chính là:…..
Nhiều làng nghề thủ công truyền thống như làng nghề mây tre đan Nam
Cường (Tam Đồng), làng đúc xoong Văn Lôi (Tam Đồng), làng hoa Mê
Linh…góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân,
đồng thời còn là các điểm du lịch văn hóa làng nghề hấp dẫn cho du khách,
các sản phẩm được làm ra là những mặt hàng ưa thích với du khách
Đặc biệt là làng hoa Mê Linh đã có từ hơn 10 năm nay và tập trung ở các
xã như Tráng Việt, Văn Khê, Mê Linh, Tiền Phong, Thanh Lâm...Vùng trồng
hoa rộng trên 400ha, giá trị đạt 150 triệu/ha/năm; phần diện tích áp dụng kỹ
thuật cao đã đạt xấp xỉ 1 tỷ đồng/ha/năm. Làng Mê Linh trồng đủ các loại hoa
như cúc chi, cúc đại đóa, hồng đỏ, hồng trắng, thược dược, lay ơn, thạch thảo,
cẩm chướng... Một vài năm trở lại đây, nhiều giống hoa hồng mới đã được
trồng thí điểm tại làng như hoa hồng Pháp, hoa hồng Hà Lan, hoa hồng Trung
Quốc đã tạo nên sự phong phú các chủng loại hoa nơi đây.
Dịch vụ

21


Trong những năm qua, dịch vụ - thương mại Mê Linh phát triển mạnh
với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, hàng hóa lưu thông thuận tiện,
đa dạng, phong phú, phục vụ tốt cho sản xuất và tiêu dùng của dân cư trên địa
bàn. Sản xuất phát triển, tạo đà cho chợ làng, chợ huyện sầm uất, đông vui.
Xã nào cũng có chợ, làng nào cũng có chợ lớn đủ cung cấp các mặt hàng thiết
yếu cho đời sống dân cư.
Hệ thống ngân hàng phát triển, đảm bảo nguồn vốn tín dụng cho nhu cầu
đầu tư, kinh doanh và sản xuất.

2.1.1.3. Điều kiện dân cư, văn hóa - xã hội
Về dân cư
Theo thống kê của UBND huyện Mê Linh năm 2013, dân số của huyện
là xấp xỉ 193.727 người, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là…%, trong đó tổng số
người trong độ tuổi lao động là …chiếm …% dân số toàn huyện. Dân số
đông, nguồn lao động dồi dào là cơ sở, động lực để phát triển kinh tế - xã hội
nhưng cũng gây ra nhiều trở ngại trong việc giải quyết công ăn việc làm trong
huyện.
Dân cư chủ yếu làm nghề nông nghiệp. Tổng số lao động trong các
ngành kinh tế là…người, trong đó lao động trong nông nghiệp là….người, lao
động công nghiệp là…, trong các ngành thương mại - dịch vụ là…người.
Tính cách của người dân Mê Linh mang đậm nét của vùng văn minh lúa
nước châu thổ sông Hồng là: hiền lành, cần cù, phóng khoáng, cởi mở và giàu
lòng mến khách.
Về văn hóa - xã hội
Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân huyện Mê Linh đã chăm lo phát triển sự
nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa - thông tin - thể thao…tất cả vì con
người, nguồn lực của mọi nguồn lực xây dựng và bảo vệ quê hương, đất
nước.

22


×