Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

thời gian tự sự trong tiểu thuyết giã biệt bóng tối của tạ duy anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.08 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

LƯU THỊ THANH HUẾ

THỜI GIAN TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT 
GIàBIỆT BÓNG TỐI CỦA TẠ DUY ANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học

HÀ NỘI, 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Thời gian tự sự trong tiểu thuyết 
Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của 
các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, của 
các thầy cô giáo trong Tổ bộ môn Lí luận văn học, Khoa Ngữ văn. Tôi xin gửi 
tới các thầy, cô lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Tiến sĩ Phùng Gia Thế, người thầy 
đã trực tiếp giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày ... tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Lưu Thị Thanh Huế


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết 
luận  trong  khóa  luận  là  trung  thực.  Khóa  luận  này  chưa  từng  được  công  bố 


trong bất cứ công trình nào.
Nếu những lời cam đoan trên là sai,  tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày ... tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Lưu Thị Thanh Huế


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1

1. Lí do chọn đề tài:

1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6


5. Phương pháp nghiên cứu

6

6. Đóng góp của khóa luận

6

7. Bố cục khóa luận

6

NỘI DUNG

7

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ THỜI GIAN TỰ SỰ

7

1.1. Về khái quát thời gian tự sự

7

1.1.1. Khái luận về thời gian

7

1.1.2. Các loại thời gian trong tự sự


8

1.1.3. Khái niệm thời gian tự sự

10

1.2. Các cấp độ của thời gian tự sự

12

1.2.1. Trình tự kể chuyện

12

1.2.2. Tốc độ ­ nhịp điệu kể

15

1.2.3. Tần suất kể

16

CHƯƠNG 2. TRÌNH TỰ KỂ
2.1. Trình tự kể ở cấp độ mạch truyện

19
19

2.1.1. Trình tự kể biên niên


21

2.1.2. Phi tuyến tính hóa trình tự kể

28

2.2. Trình tự kể ở cấp độ văn bản

33

Chương 3. TỐC ĐỘ ­ NHỊP ĐIỆU KỂ CHUYỆN VÀ TẦN SUẤT KỂ 
CHUYỆN

34


3.1. Tốc độ kể chuyện

34

3.2. Nhịp điệu kể chuyện

45

3.3. Tần suất kể trong Giã biệt bóng tối

48

3.3.1 Tự sự đơn nhất


48

3.3.2. Tự sự trùng lặp

55

3.3.3. Tự sự khái quát

55

KẾT LUẬN

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

60


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
1.1.  Văn  học,  hiểu  theo  ý  nghĩa  rộng  nhất  của  từ  này,  là  tấm  gương 
phản ánh, tái tạo đời sống. Nó có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại với 
đời  sống,  là  nơi  in  dấu  cuộc  sống  con  người  trong  quá  trình  vận  động,  biến 
thiên lịch sử. Bởi vậy, khi hiện thực cuộc sống thay đổi tất yếu sẽ kéo theo sự 
thay đổi của văn học.
Sau Tổng khởi nghĩa Mùa xuân năm 1975, nước ta đã bước sang một 
trang  sử  mới,  một  kỉ  nguyên  mới.  Đổi  mới  trở  thành  nhu  cầu  bức  thiết  trên 
mọi  lĩnh  vực  trong  đó  có  văn  học  nghệ  thuật.  Hiện  thực  đất  nước  tác  động, 
những luồng văn học nước ngoài ảnh hưởng và ngay bản thân nhà văn cũng 

nhận thấy “không thể viết như cũ được nữa”. Thị hiếu của độc giả cũng thay 
đổi. Họ hào hứng với những cách viết, lối viết mới. Tất cả những yếu tố đó đã 
thôi thúc các nhà văn đổi mới tư tưởng, đổi mới cách viết của mình. Đội ngũ 
sáng  tác,  tác  phẩm  văn  học  không  ngừng  tăng  lên  cả  về  số  lượng  và  chất 
lượng. Các nhà văn đã mang đến sự mới mẻ, phong phú đa dạng về nội dung 
phản ánh, hình thức thể hiện, thể loại...
1.2. Đối với một nền văn học hiện đại, tiểu thuyết được coi là “cỗ máy 
cái”, là thể loại “cái”, nơi biểu hiện tập trung nhất trình độ tư duy văn học, nơi 
kết tinh quan trong nhất thành tựu của một thời đại văn học.
Ở nước ta, tiểu thuyết sau 1975 không phải “đoạn tuyệt” hẳn với truyền 
thống  mà  nó  vẫn  kế  thừa,  có  điều  ý  thức  “làm  mới,  làm  giàu,  làm  khác” 
truyền thống đã  trở thành nhu cầu mạnh mẽ của hầu hết người viết. Người 
cầm bút phải đối diện với một đòi hỏi nghiệt ngã: “Mỗi nhà tiểu thuyết, mỗi 
cuốn tiểu thuyết phải áng tạo ra một hình thức riêng. Không tôn trọng những 
hình thức bất biến, mỗi cuốn sách mới cần xây dựng cho mình những quy luật 
vận động đồng thời sản sinh ra sự diệt vong của chúng” (Alain Robbe Grillet).

6


Tiểu  thuyết  Việt  Nam  đặc  biệt  nở  rộ  từ  sau  1986­  cao  trào  của  công 
cuộc đổi mới mà nói như cách cảm nhận của Nguyễn Huy Thiệp thì thời bây 
giờ là “thời của tiểu thuyết”. Sự phát triển mạnh mẽ của tiểu thuyết Việt Nam 
đã  chứng  minh  được  sức  sống  mãnh  liệt  của  thể  loại.  “Số  phận  của  tiểu 
thuyết” không còn là điều phải lo ngại. Tiểu thuyết đã trở thành nhân vật quan 
trọng bậc nhất trên sân khấu văn học Việt Nam hiện đại.
Tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 đã dung nạp vào bản thân nó những 
yếu tố của chủ nghĩa hậu hiện đại: giải ­ khu biệt hóa và phi tâm hóa; tính chất 
hỗn loạn và sự bất ổn của trật tự đời sống; sự xáo trộn giữa hư và thực, giữa cái 
huyền bí siêu nhiên với đời thường; những kiểu cấu trúc mới: Mảnh vỡ tự sự, 

liên văn bản, gián cách; không gian, thời gian huyền ảo, mơ hồ về biên độ,....
Theo nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến, một trong hai đặc điểm về chủ 
nghĩa  hậu  hiện  đại  trong  văn  học  là  coi  trọng  cách  kể  phi  tuyến  tính  hơn  là 
cách kể tuyến tính. Với cách kể phi tuyến tính, buộc nhà văn phải có cách xử 
lí  thời  gian  tinh  vi  hơn,  thời  gian  được  mở  rộng  biên  độ,  có  xáo  trộn,  cách 
quãng,  nhảy  cóc,  thế  giới  trong  tác  phẩm  bị  “đứt  gãy”  cả  về  không  gian  và 
thời gian.
Các yếu tố của hậu hiện đại đã được các nhà tiểu thuyết đương đại Việt 
Nam tiếp nhận và sáng tạo. Các yếu tố này trên thực tế đã góp phần vào việc 
đổi mới lối viết, nhất là việc tổ chức thời gian tự sự. Bởi vấn đề thời gian tính 
và nghệ thuật tự sự là những vấn đề cốt lõi của tiểu thuyết. Nhà cấu trúc chủ 
nghĩa Pháp Gérard Genette cho rằng: “Tiểu thuyết đặc biệt có khả năng nhấn 
mạnh  quá  trình  thời  gian  hơn  bất  kì  thể  loại  nào  khác”.  Và  khi  đi  tìm  định 
nghĩa cho khái niệm tự sự thì cách hiểu đơn giản nhất đó là: nghệ thuật xếp 
đặt các chuỗi tình tiết hay nghệ thuật trình bày các sự biến trong mối liên hệ 
với thời gian. Tiếp cận tiểu thuyết từ góc độ thời gian tự sự là một lối đi mới 
giúp chúng ta đào sâu tác phẩm từ nhiều khía cạnh.

7


1.3. Tạ Duy Anh là tác giả thuộc trào lưu đổi mới tiểu thuyết Việt Nam 
từ  sau  1990.  Tạ  Duy  Anh  bắt  đầu  viết  văn  từ  những  năm  1990.  Nỗ  lực  đổi 
mới, cách tân của nhà văn được ghi nhận bởi một loạt tiểu thuyết ấn tượng: 
Khúc  dạo  đầu  (1991),  Lão  khổ  (1992),  Đi  tìm  nhân  vật  (2002),  Thiên  thần 
sám hối (2004), Giã biệt bóng tối (2008)....
Giã biệt bóng tối là cuốn tiểu thuyết gây nhiều sự chú ý trong giới phê 
bình thời gian gần đây: Nó đã tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi trên văn đàn 
với những ý kiến khen chê thậm chí trái chiều về cuốn tiểu thuyết này. Tạ Duy 
Anh  đã  thực  sự  “làm  mới”  nghệ  thuật  tiểu  thuyết  trên  một  góc  độ  nhất  định. 

Ông đã đem đến cho người đọc Việt Nam một “kiểu tiểu thuyết” khá mới so với 
những cuốn tiểu thuyết phổ biến trong xã hội Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu chung về Tạ Duy Anh
Tạ Duy Anh sáng tác ở khá nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, tản 
văn.... Thời gian gần đây, nhà văn tập trung ngòi bút vào thể loại tiểu thuyết. 
Ông  liên  tiếp  đưa  tới  cho  bạn  đọc  những  tiểu  thuyết  mới  mẻ  về  hình  thức. 
Sáng  tác  của  ông  thời  gian  gần  đây  đã  trở  thành  đối  tượng  nghiên  cứu  của 
nhiều  công  trình  khoa  học,  có  thể  kể  đến  Nguyễn  Thị  Mai  Loan  (2004)  với 
Nông  thôn  trong  sáng  tác  của  Tạ  Duy  Anh,  Nguyễn  Thị  Ninh  với  Thế  giới 
nghệ  thuật  Tạ  Duy  Anh,  Cảm  thức  về  cái  phi  lí  trong  sáng  tác  của  Tạ  Duy 
Anh của Cao Tố Nga. ; Nguyễn Thị Hồng Giang (2005) Tạ Duy Anh và việc 
làm  mới  nghệ  thuật  tiểu  thuyết,  luận  văn  Thạc  sĩ  Ngữ  văn,  ĐHSP,  Hà  Nội; 
Cao Tố Nga (2006), Cảm thức về cái phi lý trong sang tác của Tạ Duy Anh, 
luận  văn  Thạc  sĩ,  ĐHSP,  Hà  Nội;  Vũ  Lê  Lan  Hương  (2006),  Thế  giới  nhân 
vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ, ĐHSP, Hà Nội; Võ Thị 
Thanh Hà (2006), Nhân vật tiểu thuyết Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ, Đại học 
Vinh, Nghệ An; Nguyễn Thị Kim Lan (2006), Nghệ thuật kết cấu trong một 

8


số tiểu thuyết huyền ảo triết luận của Tạ Duy Anh, Châu Diên, Hồ Anh Thái, 
ĐHSP, Hà Nội; Nguyễn Tiến Hùng (2008), Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết 
của  Tạ  Duy  Anh,  luận  văn  Thạc  sĩ,  ĐHSP,  Hà  Nội;  Đào  Thị  Bích  Thuỷ 
(2008), Biểu tượng trong cấu trúc tiểu thuyết Thiên thần sám hối của Tạ Duy 
Anh, luận văn Thạc sĩ, ĐHSP, Hà Nội,…
Các công trình nghiên cứu trên đây chủ yếu nghiên cứu về những bình 
diện như nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ... trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh. Tuy 
chưa đề cập trực tiếp tới vấn đề thời gian tự sự trong tiểu thuyết của nhà văn 

nhưng những bài viết này chính là những gợi dẫn quan trọng để chúng  tôi soi 
chiếu tiểu thuyết Giã biệt bóng tối dưới góc độ thời gian tự sự.
2.2. Tình hình nghiên cứu Giã biệt bóng tối
Giã  biệt  bóng  tối  vừa  ra  đời  đã  gây  xôn  xao  dư  luận,  tạo  ra  nhiều  sự 
tranh cãi khen chê. Nhưng dường như khen­ chê của các nhà nghiên cứu đều 
có cái lý riêng của họ.
Ngoài 20 bản tham luận tham gia trong buổi tọa đàm về Giã biệt bóng 
tối  còn  rất  nhiều  bài  báo,  bài  viết  cảm  nhận  của  những  độc  giả,  những  nhà 
nghiên cứu, phê bình, nêu những nhận xét, bình luận về cuốn tiểu thuyết này.
Trong  bài  báo  giới  thiệu  về  Giã  biệt  bóng  tối  mang  tựa  đề  “Bóng  tối 
hãy biến đi” trên báo Thanh niên, tác giả Ngô Thị Kim Cúc viết “cuốn tiểu 
thuyết vừa thật vừa không thật, không thật mà lại rất thật với không gian biến 
ảo mà tác giả dành để thi thố khả năng sử dụng ngôn từ của một người viết 
tiểu  thuyết”.  Tác  giả  bài  báo  đi  vào  nhấn  mạnh  tính  luận  đề  của  cuốn  tiểu 
thuyết: “Giã biệt bóng tối khẳng định thêm một cách dựng tiểu thuyết luận đề 
của tác giả Tạ Duy Anh”.
Với bài “Vài suy nghĩ về sự đổi mới của tiểu thuyết nhân đọc Giã biệt 
bóng tối của Tạ Duy Anh”, Hữu Đạt nhận định: “Đọc Giã biệt bóng tối của Tạ 

9


Duy Anh ta thấy ông quả là đã gắng công tìm tòi, có thể nói là đến mức hì hục 
nhằm cố gắng thay đổi bộ mặt cấu trúc của tiểu thuyết truyền thống” và kết 
quả  của  sự  cố  gắng  đó  phần  nào  đã  góp  công  vào  sự  “Trở  mình”  của  tiểu 
thuyết Việt Nam đương đại.
Trên Vietvan. vn có bài: “Giã biệt bóng tối và cách kể của tiểu thuyết 
hôm nay”. Bài báo cho rằng Giã biệt bóng tối đã dựng lên hình tượng thế giới 
bị lộn trái. Tuy nhiên tác giả bài báo cũng chỉ ra vết gợn đáng tiếc của cuốn 
tiểu thuyết. Đó là sự lạm dụng cái huyền ảo trong tác phẩm này.

Nhìn chung những tham luận, bài viết trên chưa đưa ra được cái nhìn 
toàn diện về Giã biệt bóng tối nhưng đã phần nào phân tích, mổ xẻ, trình bày 
về các phương diện thành công của cuốn tiểu thuyết hấp dẫn này. Mặc dù có 
những hạt sạn nhỏ nhưng có thể nói Giã biệt bóng tối  là một tiểu thuyết ghi 
nhận thành công nhất định của nhà văn trong việc “làm mới” nghệ thuật viết 
tiểu thuyết so với truyền thống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài đã chọn, người viết xác định nhiệm vụ của khóa luận là đi 
sâu vào tìm hiểu vấn đề thời gian tự sự trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối  của 
Tạ Duy Anh, từ đó thấy được lối đi riêng của tác giả trong lãnh địa tiểu thuyết 
và những đóng góp của ông cho sự đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại 
nhất là từ sau 1990.
Chúng tôi hi vọng qua việc tìm hiểu đề này sẽ học tập và tích lũy được 
những kinh nghiệm quý báu trong công việc nghiên cứu khoa học, giúp cho 
sự vững vàng trong nghề nghiệp của bản thân người viết sau này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu những vấn đề khái quát về thời gian tự sự.
Tìm hiểu thời gian tự sự trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối .

10


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thời gian tự sự trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp và sự hạn chế của khả 
năng làm chủ tư liệu, chúng tôi không đi sâu tìm hiểu thời gian tự sự ở tất cả 
các  tiểu  thuyết  của  Tạ  Duy  Anh  mà  chỉ  giới  hạn  tìm  hiểu  vấn  đề  này  trong 

tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của nhà văn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này người viết khóa luận đã sử dụng chủ yếu những 
phương pháp nghiên cứu sau:
­ Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống.
­ Phương pháp thống kê.
­ Phương pháp so sánh.
6. Đóng góp của khóa luận
Qua  nghiên  cứu,  chúng  tôi  mong  muốn  đóng  góp  một  phần  nào  đó 
trong việc tiếp cận tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh nói riêng và 
tác phẩm tự sự nói chung trên tinh thần của Tự sự học ở góc độ thời gian tự 
sự.
7. Bố cục khóa luận
Khóa luận bao gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và tài 
liệu tham khảo. Riêng phần nội dung được trình bầy trong hai chương:
Chương 1:  Khái quát về thời gian tự sự.
Chương 2:  Trình tự kể trong Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh.
Chương 3:  Tốc độ ­ nhịp điệu và tần suất kể trong Giã biệt bóng tối 
của Tạ Duy Anh

11


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ THỜI GIAN TỰ SỰ
1.1. Về khái quát thời gian tự sự
1.1.1. Khái luận về thời gian
Đối với triết học, thời gian là một phạm trù phức hợp, mỗi nhà triết học 
lại có một cách hiểu, cách luận giải riêng của mình về nó.

Theo các nhà nghiên cứu, ở Phương Tây, ngay từ thời Hi Lạp cổ đại đã 
tồn  tại  hai  khuynh  hướng  tư  tưởng  về  sự  vận  động  của  thế  giới  nhìn  từ 
phương diện thời gian: “Tất cả đổi thay” của Héraclite và “Tất cả bất biến” 
của  Parménide.  Theo  Héraclite,  đặc  tính  của  cuộc  sống  là  sự  lưu  chuyển 
không  ngừng:  “Người  ta  không  bao  giờ  tắm  hai  lần  trên  một  dòng  sông”. 
Điều đó nằm trong định luật chung của vũ trụ gọi là “logos”, bao trùm và tác 
động lên trên tất cả mọi hiện tượng của thế giới. Mọi thứ luôn luôn biến đổi, 
cái này đưa tới cái kia, vừa đối lập, mâu thuẫn với nhau lại vừa nảy sinh ra 
nhau giống như: sáng/tối, ngày /đêm. Parménide thì lại quan niệm ngược lại, 
ông cho rằng sự có mặt là vĩnh viễn, những đổi thay chỉ là ở vẻ bên ngoài. 
Cũng trong chiều hướng này, Platon chủ trương bên cạnh thế giới hiện tượng 
đổi thay còn có thế giới của Tư Tưởng, của Linh Hồn, một thế giới vĩnh cửu 
vượt  khỏi  thời  gian,  không  chịu  sự  khống  chế  của  quy  luật  thời  gian.  Thời 
gian trở thành “Hình ảnh chuyển động của sự vĩnh cửu bất động”. Aristote lại 
quan niệm thời gian cũng như sự chuyển động mang tính chất vĩnh cửu, vô 
thủy vô chung. “Thời gian là thước đo của sự chuyển động giữa trước và sau, 
thời gian liên tục bởi vì thuộc vào sự liên tục”. Chỉ có thời gian hiện tại mới là 
thời gian thực sự. Theo trường phái Khắc Kỷ (stoiciens), thời gian không có 
thực  chất,  nhân  “Mọi  sự  vật  hiện  hữu  và  chuyển  động  chính  ở  trong  thời 

12


gian”. Thời gian nằm trong cuộc sống của thế giới, tức là của Tạo Hóa, bởi vì 
vũ trụ chính là Thiên Nhiên, là Tạo Hóa. Bởi vậy mà các nhà hiền triết của 
trường phái Khắc Kỷ tuân theo thời gian, chấp nhận thời gian, sống phù hợp 
với thời gian để hòa đồng với tạo hóa.
Hegel thì lại cho rằng, thời gian có ba kích thước, cụ thể là:
1. Quá khứ, là sự hiện hữu như bị xóa bỏ, như không có mặt.
2. Tương lai, là sự không có mặt nhưng tất định có.

3. Hiện tại, là sự trở thành lập tức và là sự kết hợp của hai cái trên. “Chỉ 
có thời gian có lịch sử, tức là có sự hiện hữu của con người... Con người ở 
trong thời gian và thời gian không có ngoài con người, do đó con người chính 
là thời gian và thời gian chính là con người”.
Thời gian là một nhân tố rất quan trọng trong nghệ thuật tự sự. Ở một 
số nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, giới lí luận đồng thời quan tâm 
tới cả hai yếu tố: không gian và thời gian. Nhưng ở phương Tây, họ quan tâm 
đặc  biệt  tới  trục  thời  gian  hơn  là  không  gian.  Nhà  tự  sự  học  người  Pháp 
Gérard Genette quan niệm: “Tôi có thể kể một câu chuyện mà không cần nói 
chính xác địa điểm nó xảy ra, hoặc nó xa cách bao năm so với địa điểm phát 
ngôn của  tôi, nhưng dường như tôi không thể nào loại bỏ việc xác định thời 
gian trong tương quan với hành động kể chuyện của mình, bởi lẽ tôi cứ nhất 
thiết phải kể lại câu chuyện trong một thì nhất định về hiện tại, quá khứ hoặc 
tương lai” [8,tr.85].
Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 nhất là sau 1986 với sự đổi mới kĩ thuật 
viết,  với  những  cách  tân  táo  bạo  trong  nghệ  thuật  tự  sự  đã  phá  vỡ  (nhưng 
không  cắt  lìa)  cấu  trúc  thời  gian  truyền  thống,  góp  phần  tạo  nên  những  sắc 
thái độc đáo của thời gian trong tiểu thuyết đương đại.
1.1.2. Các loại thời gian trong tự sự
Tự sự học coi một câu chuyện được kể lại như là việc đã xảy ra.Từ đó 
đi tìm mối liên hệ giữa cái được coi như là đã xảy ra đó với cái người ta thể 

13


hiện  khi  kể  lại.  Mối  liên  hệ  ấy  được  tìm  thấy  trong  các  cặp  phạm  trù:  Câu 
chuyện và truyện kể, thời gian câu chuyện được kể và thời gian truyện kể.
Theo  E.  Benveniste,  thời  gian  của  truyện  bao  gồm  “thời  gian  của  cái 
được kể ­ thời gian quy chiếu ­ và thời gian kể, thực hiện hành động kể truyện 
­ thời gian phát ngôn” [15, tr.109].

Chiristan  Metz  lại  viết:  “Truyện  là  một  chuỗi  thời  gian  hai  lần  thời 
gian... có thời gian của cái được kể và thời gian của truyện (thời gian của cái 
được biểu đạt và thời gian của cái biểu đạt)... một trong những chức năng của 
truyện là đổ khuôn (monayer) thành một thời gian trong một thời gian khác 
(Dẫn theo G. Genette – Figures ­ tập III, tr.77)” [15,tr.109].
Thời gian được coi như một nhân tố cấu trúc nghệ thuật của truyện. G. 
Genette  đã  phân  chia  thành  ba  loại:  thời  gian  của  chuyện,  thời  gian  của 
chuyện và thời gian phát ngôn (kể truyện).
Về thời gian của chuyện, nó được coi như là “sự diễn tiến của các sự 
kiện trong tính kế tiếp hay đồng thời, nghiêm ngặt như là chúng đã được hoàn 
thành, xét về mặt chiếu vật, là trật tự niên biểu của các sự kiện hình thành nên 
truyện” [12,tr.18]. Thời gian của câu chuyện không phải lúc nào cũng trùng 
với thời gian của truyện kể.
Thời  gian của truyện tức là thời gian của sự kiện, của nhân vật đã được 
sắp xếp lại, phân bố lại theo chủ quan của người kể. Thời gian của truyện thể 
hiện tài năng của người viết trong việc xử lí thời gian, thể hiện khả năng nhìn 
nhận và phản ánh cuộc đời của họ. Thời gian của truyện có khi trùng với thời 
gian của câu chuyện, có khi không. Đó là khi trật tự thời gian trong truyện bị 
xáo trộn, không theo trật tự thời gian niên biểu của các sự kiện, nhân vật, sự 
việc xảy ra sau đưa lên trước, sự việc xảy ra ở quá khứ lại đưa về sau, quá 
khứ, hiện tại, tương lai không theo trình tự tuyến tính.

14


Thời gian kể truyện (thời gian phát ngôn): thời gian kể và thời gian của 
truyện là một thể xoắn kép, khó tách bạch mà không phải lúc nào người đọc 
cũng nhận ra. Thời gian kể là “thời gian đã được định lượng rõ ràng và đó là 
thời gian hình tuyến của ngôn từ” [15,tr.113]. Lấy cái hình tuyến của lời kể để 
diễn đạt cái phi tuyến của không gian, nhân vật là một nét đặc trưng của tiểu 

thuyết hiện đại. Nếu thời gian của câu chuyện được đo bằng thước đo thực tế 
tức là giây, phút, ngày, tháng, năm...  thì thời gian kể lại được “đo bằng những 
thước đo để tính khoảng cách từ lúc nhà văn kể câu chuyện đến lúc nó chấm 
dứt, hoặc từ lúc câu chuyện xảy ra đến lúc nhà văn kể lại nó” [8,tr.88].
Giữa thời gian của chuyện và thời gian của truyện có một độ chênh lớn. 
Đồng thời lại có một độ chênh khác giữa thời gian của truyện và thời gian kể 
(thời  gian  phát  ngôn)  nhưng  độ  chênh  này  thường  rất  ít,  khó  nhận  thấy.  Nó 
chỉ lộ ra ở một vài tác phẩm tiêu biểu. Trong phần lớn các truyện (bao gồm cả  
tiểu thuyết) thì thời gian của truyện và thời gian kể (thời gian phát ngôn) xoắn 
kép  với  nhau,  không  thể  bóc  tách  ra  được.  Vì  thế  mà  người  ta  thường  gộp 
chung thời gian tự sự và thời gian phát ngôn vào thời gian của truyện. Những 
đổi mới trong việc xử lí thời gian của truyện có khả năng lớn trong việc hiện 
đại hóa các sự kiện. Thời gian thực sự có tính nghệ thuật là thời gian tự sự và 
thời gian phát ngôn.
1.1.3. Khái niệm thời gian tự sự
Nếu thời gian của nhân vật, của các sự kiện trong tác phẩm là đối tượng 
quan tâm của bộ môn Thi pháp học thì đối tượng quan tâm của bộ môn Tự sự 
học lại là thời gian của truyện, thời gian kể. Họ phân biệt thời gian cốt truyện 
(thời  gian  được  trần  thuật)  và  thời  gian  truyện  kể  (thời  gian  trần  thuật,  thời 
gian tự sự) vốn gắn liền với người kể chuyện. Giữa hai loại thời gian này có 
mối tương quan với nhau và “Mối tương quan giữa thời gian trần thuật và thời 
gian được trần thuật đã được các nhà hình thức Nga và Vưgôtxki phát hiện từ 

15


lâu. G. Genette có công lập ra công thức để phân tích như là một phép tu từ 
của trần thuật” [24, tr.94]. G. Genette đã tìm ra “độ lệch văn bản thông qua 
mối liên hệ của hai lớp thời gian này”.
Dưới quan niệm tự sự học, G. Genette đã đưa ra định nghĩa về thời gian 

như sau: “thời gian nghệ thuật là một chuỗi thời gian kép, có thời gian của cái 
được kể lại và thời gian của truyện, tức là thời gian của cái được biểu đạt và 
thời gian của cái biểu đạt”. Không phải thời gian nào xuất hiện trong truyện 
cũng là thời gian nghệ thuật. Đi vào khám phá thời gian nghệ thuật của một 
tác phẩm tức là đi vào tìm hiểu cả thời gian được trần thuật và thời gian trần 
thuật  (thời  gian  tự  sự)  và  Tự  sự  học  quan  tâm  chủ  yếu  đến  thời  gian  tự  sự­ 
nghệ thuật xử lí thời gian của nhà văn.
Thời  gian  tự  sự  (narrative  time),  còn  được  gọi  là  “thời  gian  giả” 
(pseudo­ temporal) theo cách nói của G. Genette, để phân biệt với thời gian 
của bản thân câu chuyện hoặc sự kiện được trần thuật chính là thời gian của 
truyện kể. Đó là “thời gian của trật tự các sự kiện đã được phân bố lại trong 
truyện do sắp xếp chủ quan của người kể chuyện” [12,tr.33]. Thời gian tự sự 
không tuân theo quy luật của thời gian vật lí thông thường mà đã được tái tạo 
lại bởi chủ quan của người kể chuyện. Người kể chuyện bao giờ cũng sử dụng 
thời  gian  như  một  phương  tiện  đặc  thù  làm  bối  cảnh  để  kể  chuyện,  thoát  ra 
ngoài thời gian quy ước. Trình tự trần thuật sẽ bị đảo lộn bằng cách thuật lại 
những  việc  đã  qua  hay  chưa  đến.  Các  thủ  pháp  rút  gọn,  tỉnh  lược,  kéo  dài, 
ngừng nghỉ, lặp lại... cũng thường được người kể chuyện sử dụng để tổ chức 
thời gian của trật tự các sự kiện sao cho đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất.
Giữa thời gian tự sự và thời gian của bản thân câu chuyện có mối quan 
hệ với nhau. Nói cách khác đó là mối quan hệ giữa thời gian trần thuật và thời 
gian được trần thuật. Mối quan hệ này được tác giả Trần Đình Sử xem xét qua 
ba tương quan, cụ thể là:

16


1.  Tương  quan  điểm  mở  đầu  ­  kết  thúc  của  thời  gian  trần  thuật  (thời 
gian tự sự, thời gian của truyện) với điểm mở đầu ­ kết thúc của thời gian sự 
kiện (thời gian được trần thuật, thời gian của cái được kể). Điểm mở đầu­ kết 

thúc của hai loại thời gian này có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau. 
2. Tương quan sự kiện trong thời gian trần thuật. Các sự kiện trong thời 
gian trần thuật có thể được thuật lại không giống nhau. Có khi sự kiện được 
kể liên tục, theo trình tự của sự kiện đời sống, có khi lại được kể không theo 
trình tự trước sau. Các sự kiện có thể gối đầu nhau. Có những sự kiện bị tỉnh 
lược hay kéo dài. Tất cả sẽ tạo nên độ chênh giữa hai loại thời gian này.
3. Tương quan thời gian trần thuật và thời gian nhân vật. Thời gian trần 
thuật (thời gian tự sự) còn được xem xét trong quá trình tự ý thức hay hồi ức 
của nhân vật. Kí ức của nhân vật được sử dụng như một phương tiện để thuật 
lại những sự kiện đã thuộc về “hoài niệm”, về quá khứ.
Sự khác nhau giữa thời gian của cái được biểu đạt và thời gian của cái 
biểu đạt được G. Genette cụ thể hóa ở các cấp độ khác nhau của thời gian tự sự.
1.2. Các cấp độ của thời gian tự sự
“Thời gian thật sự có tính nghệ thuật, đó là thời gian của hành động kể 
chuyện  và  thời  gian  của  văn  bản”  [8,tr.88]  hay  đó  chính  là  thời  gian  tự  sự. 
Tiếp  cận,  khám  phá  thời  gian  tự  sự  của  một  tác  phẩm  cần  phải  có  một  mô 
hình, một phác đồ chỉ dẫn. Nhà tự sự học người Pháp G. Genette đã đề xuất lí 
thuyết  thời  gian  tự  sự.Thời  gian  tự  sự  ­  hay  còn  được  gọi  là  thời  gian  giả, 
được xây dựng trên mối quan hệ giữa thời gian trần thuật và thời gian được 
trần thuật. Theo G. Genette có ba cấp độ làm nên mối quan hệ đó, đó là: trình 
tự kể chuyện, tốc độ ­ nhịp điệu kể, tần suất kể chuyện.
1.2.1. Trình tự kể chuyện
Trình  tự  kể  (order),  theo  G.  Genette  là  nghiên  cứu  mối  quan  hệ  giữa 
trình tự thời gian tiếp nối các sự kiện trong câu chuyện với trình tự thời gian 

17


giả được sắp xếp trong trần thuật. Nghĩa là trình tự kể chuyện xác định mối 
quan  hệ  tiếp  nối  của  các  sự  kiện  trong  câu  chuyện  với  cái  cách  mà  chúng 

được sắp xếp trong truyện (sự sắp xếp thời gian giả). Trong tự sự cổ trung đại, 
thường thì trình tự thời gian tiếp nối các sự kiện và trình tự thời gian giả được 
sắp  xếp  trong  trần  thuật  là  thống  nhất,  trùng  khít  với  nhau;  trần  thuật  trong 
văn bản theo thời gian hình tuyến, việc xảy ra trước kể trước, việc xảy ra sau 
kể sau, không có sự sai trật tự niên biểu. Nhưng về sau, trình tự biên niên của 
các  sự  kiện  trong  câu  chuyện  thường  bị  xáo  tung.  Trình  tự  của  cái  được  kể 
được ngắt ra bằng một số cách khác nhau.
Thời sai (anachrony) là thuật ngữ mà G. Genette sử dụng để chỉ ra tất cả 
những kiểu lệch pha, các độ chênh giữa trình tự thời gian của chuyện và thời 
gian của truyện. Đảo thuật và dự thuật là hai biểu hiện cơ bản của thời sai.
Đảo  thuật  (analepse)  là  “thuật  lại  những  sự  việc  đã  qua”  [20,tr.496], 
nghĩa là kể lại các sự kiện đã diễn ra trước hiện thời “bây giờ” của câu chuyện 
đang được kể.
G.  Genette  chia  đảo  thuật  ra  thành  các  loại:  đảo  thuật  bên  ngoài,  đảo 
thuật bên trong và đảo thuật hỗn hợp.
­  Đảo  thuật  bên  ngoài  (external  analepse)  là  ngoái  về  phía  sau,  trước 
điểm  bắt  đầu  của  truyện  và  cũng  kết  thúc  trước  đó.  Đảo  thuật  bên  ngoài 
không can thiệp vào khung thời gian của câu chuyện.
­  Đảo  thuật  bên  trong  (internal  analepse)  là  “kể  lại  những  sự  việc  có 
giao thoa về thời gian ở đầu... sự việc đang trần thuật” [20,tr.496]. Đảo thuật 
bên trong có phạm vi nằm trong khung thời gian của câu chuyện. G. Genette 
đã phân biệt hai loại đảo thuật bên trong thường gặp là: đảo thuật bổ sung và 
đảo thuật tuần hoàn.
+  Đảo  thuật  bổ  sung  (completing  analepse)  hay  còn  gọi  là  “quay 
ngược”  (return)  bao  gồm  những  đoạn  hồi  tưởng  lấp  đầy  một  khoảng  trống 
trước đó trong truyện kể, những khoảng trống này có thể là những tỉnh lược 

18



đơn thuần, song cũng có thể được tạo ra bởi sự cố ý che giấu hoặc né tránh. 
G. Genette gọi những khoảng trống “cố ý” này là paralipse­ tức là biện pháp 
“giả vờ” quên để nhấn mạnh hay tránh nói đến một cách có chủ tâm.
+  Đảo  thuật  tuần  hoàn  (repeating  analepse),  còn  gọi  là  “gợi  nhắc” 
(recall), nhằm vào việc phục hồi toàn bộ “những gì có trước” của truyện kể. 
Nó làm sống lại một câu chuyện dài xảy ra trong quá khứ và cũng là nội dung 
­ sự kiện của truyện kể.
­ Đảo thuật hỗn hợp (mixed analepse) nghĩa là “bao gồm một đảo thuật 
bên  ngoài  được  nối  dài  để  gắn  kết  và  xuyên  qua  điểm  bắt  đầu  của  câu 
chuyện”. Nói khác đi, loại đảo thuật này lui về phía sau tới một điểm sớm hơn 
điểm bắt đầu của câu chuyện và phạm vi của nó tiến đến một điểm muôn hơn 
điểm kết thúc của câu chuyện.
Dự thuật ( prolepse) là kể lại những sự việc chưa đến, sự kiện sẽ diễn 
ra  sau.  Cũng  giống  như  đảo  thuật,  dự  thuật  cũng  bao  gồm:  Dự  thuật  bên 
ngoài, dự thuật bên trong và dự thuật hỗn hợp.
­ Dự thuật bên ngoài vươn ra ngoài giới hạn phạm vi của câu chuyện, 
gắn  với  những  tình  tiết  xẩy  ra  sau  điểm  kết  thúc  của  câu  chuyện  và  cũng 
không can thiệp vào khung thời gian của câu chuyện.
­ Dự thuật bên trong “Kể trước những sự việc có giao thoa về thời gian 
ở  ...  cuối  sự  việc  đang  trần  thuật”  [20,tr.496].  Dự  thuật  bên  trong  cũng  bao 
gồm: Dự thuật bổ sung và dự thuật tuần hoàn.
+ Dự thuật bổ sung (completing prolopse): Lấp đầy về phía trước một 
khoảng trống thời gian sẽ xuất hiện sau đó.
+ Dự thuật tuần hoàn (repeating prolopse):là những lời báo trước cho 
sự kiện sẽ được kể vào thời điểm thích hợp của truyện.
Genette còn đưa ra khái niệm “achrony”, nhiều người dịch là dự thuật 
hồi tưởng và định nghĩa nó là “Một đảo thuật dự báo” hay “Một dự thuật có 

19



tính hồi tưởng”, nghĩa là “Nó xảy ra muộn hơn khi chúng ta đã nhìn thấy nó” 
hoặc “Nó đã xảy ra và chúng ta sẽ nhìn thấy nó sau”.
Dự  thuật  trong  văn  học,  nhất  là  văn  học  cổ  điểm  hay  xuất  hiện  dưới 
hình thức “điềm báo”hoặc “Báo mộng”.
Dù là đảo thuật hay dự thuật cũng đều có hai loại: Đồng sự và dị sự. 
Loại trước là kể lại hoặc kể trước những sự việc liên đới. Loại sau thì ngược 
lại, tức là kể lại hoặc kể trước những sự việc không liên đới.
Thời  sai  còn  bao  gồm  tầm  thời  sai  và  phạm  vi.  “Thời  điểm  của  cốt 
truyện  mà  ở  đó  truyện  kể  được  ngắt  ra  để  kể  chuyện,  G.Genette  gọi  là  tầm 
thời sai là khoảng cách thời gian từ chuyện đến truyện kể. Nó cũng có thể bao 
phủ nên khoảng thời gian cốt truyệt dài hay ngắn hơn, Genette gọi là biên độ 
(amplytude) của nó” [15,tr.116].
Thời sai cũng bao gồm khoảng thời gian ( duration) của câu chuyện, đó 
là sự kiện đã diễn ra bao nhiêu lâu, hoặc nó sẽ kéo dài trong bao nhiêu lâu.
Như  vậy,  để  khám  phá,  phân  tích  được  thời  gian  tự  sự  của  một  tác 
phẩm tự sự trước hết phải khảo sát được trình tự kể hay chính xác hơn là tìm 
ra  được  ý  nghĩa  của  thời  sai.  “Công  việc  có  tính  chất  phân  tích  nghệ  thuật 
thực sự, đó không phải tách rời việc phân tích thời gian sự kiện và thời gian 
trần thuật mà là đi tìm mối liên hệ giữa hai cái đó để phát hiện ra những độ 
lệch giữa chúng” [8,tr.89].
1.2.2. Tốc độ ­ nhịp điệu kể
Tốc độ kể chuyện là yếu tố thứ hai của thời gian tự sự. Nó liên quan 
chặt chẽ, chi phối, làm thành nhịp điệu kể.
Tốc  độ  kể  chỉ  ra  mối  liên  hệ  giữa  thời  gian  có  thể  thay  đổi  của  các 
phần  của  câu  chuyện  với  độ  dài  của  văn  bản  mà  trong  đó  các  phần  truyện 
được kể lại.

20



 Khoảng cách giữa thời gian tự sự và thời gian câu chuyện G.Genette 
gọi  bằng  thuật  ngữ  “phi  đẳng  thời”  (anisochronie).  Khoảng  cách  này  không 
đồng đều giữa các đoạn tình tiết của câu chuyện với nhau. Thời gian có khi 
gia tốc, có khi giảm tốc so với thời gian của câu chuyện. Gia tốc ở những chỗ 
tỉnh lược, lược thuật, giảm tốc ở những chỗ ngừng nghỉ, “đặc tả”, miêu tả tỉ 
mỉ  người  và  cảnh.  Lại  có  những  chỗ  không  gia  giảm  gì  cả,  thời  gian  câu 
chuyện và thời gian trần thuật là bằng nhau, chẳng hạn như những đoạn thuật 
lại đối thoại giữa các nhân vật với nhau.
 Ông phân biệt bốn vận động tự sự cơ bản, đó là: lược thuật, tỉnh lược, 
ngừng nghỉ, hoạt cảnh.
­ Lược thuật là thuật lại trong một vài đoạn hay một vài trang sự tồn tại 
của những quãng thời gian tương đối dài mà không có những chi tiết của hành 
động hoặc lời nói. Nói cách khác, lược thuật nghĩa là trần thuật rất khái quát.
­ Tỉnh lược là kể rất ít hay không kể một vài phần của câu chuyện.
­  Ngừng  nghỉ  là  những  đoạn  miêu  tả  dài  của  người  kể  mà  trong  đó 
không có hành động nào xảy ra. Chức năng quan trọng của ngừng nghỉ là tạo 
đường viền không khí cho truyện hoặc tạo phông nền cho các hoạt cảnh.
­ Hoạt cảnh là những giai đoạn sinh động của hành động, xảy ra đồng 
thời với những thời khắc sôi nổi nhất của câu chuyện. Trong tiểu thuyết, hoạt 
cảnh chủ yếu là đối thoại, nó chiếm tỉ lệ tương đối lớn so với các vận động tự 
sự  khác.  Sử  dụng  các  hoạt  cảnh  sẽ  đưa  câu  chuyện  tiến  gần  tới  đời  thường, 
với những gì rất chân thật “đang diễn tiến” trong cuộc sống.
Từ sự khảo sát những chỗ nhanh hay chậm, hoặc không nhanh không 
chậm cho thấy rõ nhịp điệu tự sự trong văn bản.
1.2.3. Tần suất kể
Tần suất kể chuyện là một bình diện của mối quan hệ giữa thời gian câu 
chuyện  và  thời  gian  truyện  kể.  Tần  suất  (frequency),  theo  G.Genette  là 

21



“nghiên cứu mối quan hệ về mức độ lặp lại giữa câu chuyện và việc trần thuật 
nó” [20,tr.497]. Nghĩa là quan hệ về các sự kiện xuất hiện (nhiều hay ít) trong 
câu chuyện và số lần mà chúng được kể lại trong truyện. Genette đã quy hệ 
thống những quan hệ về tần suất thành hai kiểu chính: “sự kiện được nhắc lại 
hoặc không” và “lời trần thuật được nhắc lại hoặc không”.
Tần suất kể chuyện có ba loại:
­ Tự sự đơn nhất (rescit singulier) là “sự việc xảy ra một hay bao nhiêu 
lần thì trần thuật lại bấy nhiêu lần” [20,tr.497]. Gọi là trần thuật đơn nhất là vì 
lời kể và sự kiện được kể là tương đương với nhau. Trong tự sự đơn nhất lại 
có hai dạng:
+ Kể lại một lần điều xảy ra một lần. Dạng này thường thấy trong các 
diễn ngôn hội thoại, trong truyện ngắn.
+ Kể lại n lần điều xảy ra n lần [15,tr.117].
Hai dạng này thoáng nhìn thì có vẻ giống nhau. Bởi ở dạng sau khi ta 
thay  n = 1 thì  không khác gì dạng trước. Song, điều lí thú ở đây là ở chỗ “sự 
việc có thể giống nhau nhưng mỗi lần kể là mỗi lần khác”. 
­ Tự sự trùng lặp (rescit répétitif) là “sự việc chỉ xảy ra một lần, nhưng 
được  trần  thuật  rất  nhiều  lần”  [20,tr.497].  Đây  là  sự  trùng  lặp  trong  lời  kể, 
thường xuất hiện ở những lời nói của các nhân vật có trạng thái không bình 
thường. Theo Genette thì kiểu trần thuật này dường như chỉ có trong giả định. 
Nó  nhấn  mạnh  vào  một  sự  ám  ảnh  nào  đó,  hoặc  thể  hiện  một  thái  độ,  một 
hành vi vô lí.
­ Tự sự mang tính tổng hợp (récit itératif) là “trần thuật một lần sự việc 
xảy ra rất nhiều lần” [20,tr.497]. Loại tự sự này có thể được xem xét bởi các 
yếu tố: khoảng thời gian mà sự kiện xuất hiện, nhịp độ lặp lại của sự kiện và 
quãng thời gian được mở rộng ra bởi sự thuật lại sự kiện.

22



Tần  suất  chính  là  “cách  tính  thời  gian  kể  theo  tần  số  xuất  hiện  trong 
mối tương quan giữa lời kể và cốt truyện” [15tr.140].
Tần  suất  kể  truyện  chính  là  một  phương  diện  cơ  bản  của  thời  gian  tự 
sự, tuy nhiên nó ít được các nhà lí luận phê bình chú ý tới.
Ba cấp độ kể trên là những phương diện cơ bản nhất và cũng gần như 
hoàn thiện nhất về thời gian tự sự. Khảo sát thời gian trong một tác phẩm tự 
sự dựa trên lí thuyết thời gian tự sự mà G.Genette đã đề xuất sẽ giúp ta nắm 
bắt được những chuyển vận phức hợp, bóc tách được các lớp thời gian, luận 
giải  được  quan  niệm  thời  gian,  phương  cách  tự  sự,  tư  tưởng...  của  tác  giả. 
Genette đã có công lớn trong việc lập ra “công thức” thời gian tự sự để khám 
phá tác phẩm. 

23


                                     CHƯƠNG 2 
TRÌNH TỰ KỂ CHUYỆN
2.1. Trình tự kể ở cấp độ mạch truyện
Được xây dựng trên kết cấu phân mảnh, Giã biệt bóng tối là sự kết hợp 
của chuỗi các câu chuyện nhỏ xoay quanh chỉnh thể lớn. Mỗi mảnh ghép là 
một câu chuyện nhỏ kể về các nhân vật, tuy nhiên nó lại xoay quanh cuộc đời 
quá khứ của thằng bé Thượng  và những cái chết bí ẩn liên quan đến nó. Theo 
chúng tôi Giã biệt bóng tối là sự xâu chuỗi của nhiều mảnh ghép( bloc truyện) 
gắn với những sự kiệ chính như sau.
STT

Tiêu đề


Nội dung

Phần 1  Tường  thuật  trên  một  bản    tin  ­ Những cái chết bí hiểm xảy ra 
Đầu 

thời sự .

trong làng. (a)

năm 

Dư luận làng Thổ Ô xung quanh  Các  giả  thiết  được  đưa  ra  xung 

2000

những cái chết kì lạ.

quanh những cái chết kì lạ.(b)

Tiếp lời của người tường thuật 

Những  cái  chết  có  phần  do  bàn 
tay của ma quỷ(c)

Nhân vật xưng tôi thằng bé 

Quá  khứ  hạnh  phúc  và  hiện  tại 
lang  thang  của  thằng  bé  với 
những cãm bẫy chờ đón.(d)


Lời người dẫn chuyện 

­ Thằng bé nhớ lại trước khi đến 
ngôi miếu hoang, bị rơi vào đám 
đắt  gái  cho  người  nước  ngoài, 
làm  bưng  bê  ở  một  quán  bia. 
Sau đó bị đuổi và gặp ả cave tốt 
bụng.(e)
­  Cái  chết  bí  ẩn  của  cô  giáo 

24


trong làng. Sự xuất hiện của các 
nhà khoa học.(f)
Nhân  vật  xưng  tao,  kẻ  ẩn  mình  ­ Quá khứ của kẻ ẩn mình trong 
trong bóng tối 
bóng tối.(g)
­  Thằng  Thượng  (thằng  bé  lang 
thang  nhận  được  một  điều 
ước).(h)
Phần  Những kẻ xấu số 

Sự  ứng  nghiệm  của  lời  nguyền 

hai 

với những chái chết.(i)

cuối 

năm 

Lời người dẫn chuyện nhưng bị 

1990.

chen ngang .
Nhân  vật  phụ  thứ  nhất  gã  đào  ­  Cách  làm  giàu  của  nhân  vật 
mỏ xưng tớ cho thân tình và dễ  xưng tớ.(k)
phân biệt.

­ ả cave nhờ tìm thằng bé ả gặp 

Phần 
ba 
chuyệ

trên vỉa hè.(l)
Giữa năm 2000 ngày đầu tháng.  ­  Làng  Thổ  ô  nổi  tiếng  nhờ 
Nhân vật phụ chuyển sang xưng  những cái chết.(m)

n giữa  tôi mà không giải thích rõ lí do 

­  Sự  trở  về  của  thằng  khố  rách 

2 thế 

áo ôm.(n)

kỉ


Nhân vật vụ thứ hai nhà thiết kế  Sự  xuất  hiện  của  một  khách 
.
hàng kì quặc.(o)
Lời  tác  giả  chen  ngang  và  bị  Cuộc  sống  của  thằng  Thượng 
chen ngang.
trong căn nhà gã Bính.(ô)
Một buổi chiều tại trại phục hồi  ả  cave  bị  bắt  và  áp  tải  lên  trại 
nhân phẩm .
phục hồi nhân phẩm.(p)
Trích tự truyện 1 cave 

Ước vọng từ quá khứ và nguyên 

25


×