Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

GIỚI THIỆU SÁCH HƯỚNG DẪN DẠY – HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG TÍCH HỢP NGỮ VĂN VÀ LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.19 KB, 2 trang )

Bài giới thiệu sách
CUỐN SÁCH: “HƯỚNG DẪN DẠY – HỌC VÀ KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG TÍCH HỢP NGỮ VĂN
VÀ LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS”
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo!
Đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp là xu thế phát
triển tất yếu, một trong những giải pháp mang tính chiến lược góp phần đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp Ngữ văn và
Lịch sử là một việc làm cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn
Ngữ văn và Lịch sử sử ở trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương
. Trong buổi giới thiệu sách tuần này, tôi xin giới thiệu tới các thầy cô giáo
cuốn sách: “ Hướng dẫn dạy – học và kiểm tra đánh giá theo hướng tích
hợp Ngữ văn và Lịch sử ở trường Trung học cơ sở” Cuốn sách được các
tác giả Lê Bá Liên, Đặng Thị Mây, Nguyễn Thị Thanh biên soạn, với dung
lượng 212 trang, khổ sách 24 cm, được ấn hành năm 2014.
Nội dung cuốn sách gồm 3 chương:
Chương 1: Thiết kế giáo án dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp Văn – Sử.
Chương 2: Thiết kế giáo án dạy học Lịch sử theo quan điểm tích hợp Sử Văn.
Chương 3: Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn và Lịch sử ở trung
học cơ sở theo hướng tích hợp.
Tài liệu tham khảo Hướng dẫn dạy – học và kiểm tra đánh giá theo hướng
tích hợp Ngữ văn và Lịch sử ở trường Trung học cơ sở là minh chứng cụ thể
cho định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp liên
môn. Theo quan niệm của tác giả tài liệu này như một sự đề xuất, định
hướng về phương pháp và cung cấp tư liệu cho giáo viên Ngữ văn và Lịch


sử cấp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong việc thiết kế giáo
án theo hướng tích hợp. Hệ thống giáo án Ngữ văn trong tài liệu được thiết
kế ở hai mức độ: một số giáo án điển hình điển hình cụ thể, chi tiết còn một


số chỉ chú trọng những nội dung có thể tích hợp, những “địa chỉ tích hợp”
giữa Ngữ văn và Lịch sử, như là một gợi ý để giáo viên thiết kế giáo án theo
hướng tích hợp trong thực tiễn dạy học. Hệ thống giáo án Lịch sử được thiết
kế thành 3 nhóm tương ứng với các dạng tích hợp chính: giáo án tích hợp
từng phần, giáo án tích hợp toàn phần và giáo án tích hợp theo chủ đề.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
HIỆU TRƯỞNG DUYỆT

Văn An, ngày…tháng….năm 2016
Người giới thiệu



×