Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.4 KB, 59 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài.
Văn học Việt Nam từ năm 1986 trở lại đây đã đạt nhiều thành tựu to

lớn với những tác giả mới ngày càng xuất hiện nhiều và tự khẳng định mình
trên diễn đàn văn học như: Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Xuân Khánh, Đỗ
Hoàng Diệu, Hồ Anh Thái, Vi Thùy Linh, Nguyễn Việt Hà… Trong số đó có
nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Mặc dù tên tuổi không còn mới lạ với bạn đọc
nhưng người ta vẫn xếp ông là một trong số những nhà văn mới bởi sự làm
mới mình, “vượt qua chính mình đầy ngoạn mục”, từ tác phẩm Hồ Quý Ly
đến tác phẩm Mẫu thượng ngàn. Khi tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của
Nguyễn Xuân Khánh xuất bản đã được các nhà phê bình đánh giá cao và đạt
giải nhất của Hội nhà văn Hà Nội 2006. Sự ra đời của tiểu thuyết này đã làm
nóng thêm bầu không khí văn học trong suốt thời gian qua.
Nguyễn Xuân Khánh sáng tác không nhiều. Năm 1962, ông in tập
truyện ngắn đầu tay với tên gọi Rừng sâu. Tác phẩm đã phản ánh hiện thực
xã hội chủ nghĩa giai đoạn lúc bấy giờ nhưng Nguyễn Xuân Khánh đã bị kỉ
luật vì bị coi là “có vấn đề tư tưởng”. Từ đó ông quyết định không đi theo chủ
nghĩa hiện thực nữa mà làm theo cách riêng của mình. Mười năm sau ông viết
Miền hoang tưởng(1971) nhưng gần hai mươi năm sau mới có điều kiện ra
mắt bạn đọc. Đến tiểu thuyết Hồ Quý Ly, tác giả soi rọi từ những điểm nhìn
lịch sử khác nhau để chiếu vào tác phẩm. Còn Mẫu thượng ngàn lại chủ yếu
nói về tín ngưỡng thờ Mẫu, văn hóa Việt Nam, đặc biệt là văn hóa vùng nông
thôn Bắc Bộ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Mỗi cuốn sách là một cách viết,
một cách nhìn khác nhau. Nhờ đó chúng ta có một cái nhìn bao quát từ nhiều
góc độ về tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh.

1



Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn ra đời năm 1959. Ban đầu có tên là
Làng nghèo. Cuốn tiểu thuyết này lẽ ra được xuất bản từ năm 1962 nhưng nó
không được phép in. Thời gian trôi qua, bối cảnh lịch sử đã có nhiều thay đổi,
những suy nghĩ, trải nghiệm, kinh nghiệm của tác giả cũng khác đi. Ông
quyết định đẩy mạnh không gian trong tiểu thuyết từ đề tài kháng chiến
chuyển sang viết về văn hóa Việt, văn hóa làng và người phụ nữ. Như vậy,
quá trình kể từ khi tác giả bắt tay vào viết Làng nghèo cho đến khi Mẫu
thượng ngàn đến được với độc giả phải trải qua không ít khó khăn, trắc trở.
Song có lẽ chính sự khó khăn đó đã tạo nên sự hấp dẫn vô cùng của Mẫu
thượng ngàn.
Đọc Mẫu thượng ngàn người đọc ấn tượng nhất có lẽ là hình tượng
những người phụ nữ. Họ hiện lên đầy yêu thương, bao dung nhưng cũng bản
lĩnh, mạnh mẽ. Họ đông đúc, sống động tưởng như không gì có thể khuất
phục nổi. Từ nhân vật bà Tổ Cô bí ẩn, bà Ba Váy đa tình, cho đến cô đồng
Mùi, cô Hoa khốn khổ, cô trinh nữ Nhụ tinh khiết… Hàng chục nhân vật nữ
hết sức gần gũi, hiện thực, mơn mởn, dạt dào, trữ tình, khát khao cho và nhận,
nhận và cho… Cả bà Đà ông Đùng huyền thoại nữa, tất cả đều tràn trề sinh
lực, phồn thực, bất diệt. Họ là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ, vô cùng của
Mẫu, của dân tộc Việt Nam.
Trong bối cảnh “tiểu thuyết Việt nam đang cụt nhụt sức sống”(Ma Văn
Kháng), sự xuất hiện của Nguyễn Xuân Khánh cùng với tác phẩm của ông
thật đáng trân trọng. Nó gieo vào lòng người đọc niềm tin vào sự phát triển
của tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Cũng chính bởi vậy khi nghiên cứu về
Mẫu thượng ngàn, chúng tôi lựa chọn đề tài “ Hình tượng người phụ nữ
trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh” nhằm làm
rõ và khẳng định tài năng Nguyễn Xuân Khánh cùng với những đóng góp của
ông cho văn học đương đại.

2



2.

Lịch sử vấn đề.
Nguyễn Xuân Khánh là một trong những cây bút tiểu thuyết đương đại

xuất sắc. Ông viết chậm và sáng tác không nhiều. Nguyễn Xuân Khánh từng
là sinh viên Đại học Y khoa, rồi tham gia quân ngũ. Sau thời gian quân ngũ,
ông về làm việc tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trong thời gian đó, ông sáng
tác truyện ngắn đầu tay Một đêm, được giải thưởng Văn nghệ Quân đội năm
1958. Tiếp đó, năm 1963, Nguyễn Xuân Khánh cho ra mắt tập truyện Rừng
sâu. Bị coi là “có vấn đề tư tưởng”, ông không được làm công tác văn hóa, tư
tưởng trong quân đội. Ông giải ngũ, về làm việc ở báo Thiếu Niên tiền phong.
Rồi “tai nạn nghề nghiệp”, ông phải về hưu non. Ông sống cùng vợ con tại
căn nhà nhỏ trong ngõ phố Trần Khát Chân và nếm đủ mọi khó khăn thiếu
thốn của cuộc sống. Dù cuộc đời ông có nhiều ngã rẽ và va vấp nhưng nghiệp
văn thì dai dẳng. Thời gian này, Nguyễn Xuân Khánh sang tác nhiều tác phẩm
như Trư cuồng, Suối Đen, Miền hoang tưởng. Hai mươi năm sau, Nguyễn
Xuân Khánh cho ra đời tiểu thuyết Hồ Quý Ly(2000). Tác phẩm đã giành hai
giải thưởng của Hội Nhà văn Trung ương và Hội Nhà văn Hà Nội năm 2000.
Đến năm 2006, Nguyễn Xuân Khánh lại cho ra mắt bạn đọc tiểu thuyết Mẫu
thượng ngàn và cũng giành giải nhất giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội.
Mẫu thượng ngàn được Nguyễn Xuân Khánh xây dựng trên bối cảnh
đời sống nông thôn Bắc Bộ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, khi dân tộc phải đối
mặt với thực dân phương Tây. Tác phẩm là câu chuyện về lịch sử, phong tục,
là câu chuyện tình yêu của những người đàn bà Việt chung thủy, hiến dâng,
cay đắng và ngang trái. Tác phẩm đã đưa Nguyễn Xuân Khánh trở thành cây
bút tiểu thuyết đương đại xuất sắc. Cuốn tiểu thuyết thực sự hấp dẫn người
đọc cùng giới nghiên cứu, lí luận phê bình văn học.

Khi nói về hình tượng nhân vật phụ nữ trong Mẫu thượng ngàn, nhà
văn Nguyên Ngọc cũng đã có bài viết nói lên những suy nghĩ của mình trên

3


báo Tuổi Trẻ “nếu đi tìm một nhân vật chính cho cuốn tiểu thuyết này, thì hẳn
có thể nói nhân vật chính đó là nền văn hóa Việt, cái thực tại vừa chứa đựng
hiện thực, vừa rất hư ảo, bền chặt, xuyên suốt mà cũng lại biến hóa khôn
lường, rất riêng và rất chung, rất bản địa mà cũng rất nhân loại”[7].
Nhà văn Phạm Xuân Nguyên nhận xét: “lối viết của Nguyễn Xuân
Khánh đúng là cổ điển nhưng vẫn mang đậm hơi thở cuộc sống hiện đại. Tôi
thích nhất là những trường đoạn viết về bản thể tự nhiên, tính phồn thực của
nhân vật nữ. Rất sum suê, phì nhiêu kiểu Nguyễn Xuân Khánh”.
Rải rác trên nhiều tờ báo, cũng đã có rất nhiều những lời nhận xét về
nghệ thuật xây dựng nhân vật người phụ nữ, về vẻ đẹp của nền văn hóa Việt.
Nhà nghiên cứu Châu Diên cho rằng đây là “ cuốn tiểu thuyết mang tầm khái
quát văn hóa, nhân vật không còn là những thân phận riêng lẻ mà là cả một
cộng đồng” [1].
Cũng ở vấn đề này, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên trong cuộc trả
lời phỏng vấn VTC News đã khẳng định: “ Mẫu thượng ngàn là nhân vật
quần chúng nhưng lại mang tính đại diện tiêu biểu cho dân tộc Việt” và “đạo
Mẫu trong tiểu thuyết vừa là tín ngưỡng, vừa thể hiện tính phồn thực và sự
trường tồn của dân tộc Việt”…
Gần đây nhất là kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Trang trong
khóa luận tốt nghiệp “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu thượng
ngàn”[12] đã phát hiện ra và bước đầu khái quát thành một số đặc điểm của
thế giới nhân vật trong tác phẩm. Tuy nhiên, với khuôn khổ của một khóa
luận tốt nghiệp, tác giả luận văn cũng chưa triển khai vấn đề một cách hệ
thống, sâu sắc.

Nghiên cứu lịc sử vấn đề, chúng tôi đi tới kết luận sau:
+ Đã có rất nhiều công trình, những bài nghiên cứu, lí luận phê bình về
tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn. Tuy nhiên, những bài nghiên cứu, phê bình
còn mang tính chất lẻ tẻ, gợi mở, chưa toàn diện, bao quát.

4


+ Từ thực tiễn trên chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài “Hình tượng
nhân vật người phụ nữ trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn”, nhằm góp
phần hiểu rõ hơn về nền văn hóa Việt, khẳng định tài năng, đóng góp của
Nguyễn Xuân Khánh và giá trị của tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn đối với tiểu
thuyết đương đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
3.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1 Mục đích nghiên cứu.
Chọn đề tài nghiên cứu, mục đích của chúng tôi nhằm:
+ Làm rõ hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm Mẫu thượng ngàn
của Nguyễn Xuân Khánh.
+ Qua đó khẳng định tài năng Nguyễn Xuân Khánh trong nghệ thuật
xây dựng nhân vật, đồng thời cung cấp cho người đọc bức tranh về văn hóa
Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu, đặc biệt là văn hóa nông thôn Việt Nam giai
đoạn cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20.
+ Phát hiện ra những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh cho thể loại
tiểu thuyết.

3.2

Nhiệm vụ nghiên cứu.

+ Nghiên cứu tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn từ điểm nhìn văn hóa,
phong tục.
+ Nghiên cứu về Mẫu tính và hình tượng người phụ nữ trong tiểu
thuyết Mẫu thượng ngàn.
+ Nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật.

4.

Phương pháp nghiên cứu.
Lựa chọn đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu.
+ Phương pháp phân tích tác phẩm.

5


+ Phương pháp khái quát, tổng hợp.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
5.

1.1

- Lựa chọn đề tài này, chúng tôi hướng tới đối tượng nghiên cứu là:
Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn
Xuân Khánh.
1.2


Phạm vi nghiên cứu.
-Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh.
6.

Bố cục đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 phần:
Chương 1: Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn từ điểm nhìn văn hóa- phong tục.
Chương 2: Mẫu tính và hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Mẫu
thượng ngàn.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn từ điểm nhìn
văn hóa- phong tục.

6


1.1

. Văn hóa tâm linh( tín ngưỡng thờ Mẫu).
Văn hóa và bản sắc văn hóa Việt luôn là đối tượng, đề tài được các nhà
nghiên cứu, phê bình quan tâm và lí giải. Nguyễn Xuân Khánh cũng là một
trong số những nhà văn khá am hiểu về văn hóa Việt, đặc biệt là đạo Mẫu.
Ông đã đưa độc giả đến với vùng nông thôn Bắc Bộ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ
20, khi dân tộc phải đối mặt với thực dân phương Tây. Trong bối cảnh đó đạo
Phật suy tàn , đạo Khổng bị gạt bỏ, người dân quê trở về với đạo Mẫu, một
tôn giáo có từ ngàn đời. Đạo Mẫu thể hiện sự dồi dào, bất tận, bất tử, như Đất,
như Mẹ, như người đàn bà.
Ở nước ta, đạo Mẫu thờ tứ phủ, tức là bốn Mẹ:Mẹ Trời, Mẹ Đất, Mẹ

Nước và Mẹ Người. Mẹ Trời là Mẫu Thượng Thiên, Mẹ Người là Mẫu Liễu,
Mẹ Nước là Mẫu Thoải và Mẹ Đất Rừng là Mẫu Thượng Ngàn. Đền thờ Mẫu
rất nhiều, có ở khắp nơi. Trừ một vài đền lớn, còn phần đông các đền thờ đều
nhỏ. Thường thường dân tìm một nơi phong cảnh hữu tình, kì thú rồi lập đền.
Nơi ấy có sông núi, có cỏ cây hoa lá, cùng với sự thành kính của con người
tỏa vào đó, các ngôi đền trở thành nơi dung chứa những khát vọng và nỗi
niềm của mọi người dân quê nghèo khổ, những nơi ấy đất trở thành nơi linh
địa. Nơi nào không lập được đền riêng rẽ, người dân kết hợp luôn vào chùa
làng, đình làng. Đằng trước thờ Phật thờ thánh trong tòa đại điện, đằng sau
thờ Mẫu trong tòa điện nhỏ. Ở giữa điện, trên cao thường treo bức hoành phi
có bốn chữ “Mẫu nghi thiên hạ”. Cái tôn giáo dân gian ấy đã an ủi bao tâm
hồn cay cực của nông dân. Người dân quê dù giàu hay nghèo đều tri âm Mẫu:
“Mẫu là hồn của Đất. Mẫu là cơm gạo ta ăn, cho hoa trái bốn mùa tươi tốt.
Những bài hát văn đề dung để ca tụng công ơn. Mẫu dạy chim hót, dạy công
múa quạt, dạy voi kéo gỗ, dạy hùm thiêng canh giữ núi rừng, dạy con người
biết xót thương”[4. 421].

7


Đạo Mẫu có khoảng sáu mươi vị thành gồm các Mẫu, các chầu bà, các
vị tôn ông, các ông Hoàng , các cô, các cậu, các vị anh hùng có thực và các
anh hùng văn hóa. Tiếng rằng có nhiều giá đồng khác nhau, song cốt của lên
đồng vẫn là bản thể Mẫu. Mẫu chia các bản thể của mình cho các chầu bà, tôn
ông, cô cậu… Các vị ấy chỉ là phương tiện, tạo thuận lợi cho các đệ tử tùy
tâm, tùy hoàn cảnh, tùy tính cách, tùy căn cốt mà sắm vai. Tuy nhiên dù thế
nào chăng nữa, cốt của các giá đồng vẫn là cái nguyên lí Mẫu. Giá Mẫu bao
giờ cũng có không khí trang nghiêm huyền diệu. Mọi người đều như lặng lẽ
suy ngẫm bâng khuâng: “ Mẫu hiền từ nhưng là bậc chí thánh , bà đồng bắc
ghế hầu Mẫu bao giờ cũng có cử chỉ khoan thai, đĩnh đạc. Mẫu luôn nói nhẹ

nhàng, nhỏ nhẹ, không có những tiếng hú dồn dập phấn khích, không có cử
động mạnh mẽ phóng túng. Mẫu là bậc sinh thành ra muôn sự thế gian”[4.
707].
Đạo Mẫu cũng có những đặc trưng riêng khác biệt so với những tôn
giáo khác. Một thánh đường của đạo Thiên chúa dễ dàng được nhận ra bởi
cái gác chuông cao vút, trên đỉnh ngự một cây thánh giá. Còn thánh đường
của đạo Hồi lại đặc trưng với cái vòm cuốn hình bát úp… Nhưng với đạo
Mẫu, sự nhận diện không phải là dễ dàng bởi những đền, phủ thờ Mẫu về bề
ngoài nó cũng như một ngôi chùa, ngôi đình hay một ngôi đền bất kì nào
khác. Do vậy, để tìm ra được những nét riêng của điện Mẫu không thể hời hợt
nhìn ở thiết chế bên ngoài mà phải tiếp cận ở bề sâu, trong từng chi tiết của
kiến trúc tổng thể của điện phần và nhất là ở sự bày bố điện thờ, những nghi
thức cầu cúng bên trong.
Các kiến trúc điện thờ Mẫu thường mang yếu tố tính nữ. Các yếu tố
xung quanh điện thờ, cái mà ta lầm tưởng là để tạo cảm quan thẩm mĩ nhưng
thực chất là để phục vụ đạo Mẫu. Hầu hết các điện thờ Mẫu được xâu dựng
bên cạnh một con song, cạnh một con suối, cạnh một hồ lớn… Tức là phải có

8


nước, mang yếu tố tính nữ. Các cửa Mẫu bao giờ cũng đặt quay về nguồn
nước, những nơi tụ thủy tụ phúc, những mong làm ăn phát đạt. Trong quan
niệm phồn thực của các cư dân nông nghiệp thì cây và đá cũng mang tính nữ
vì chúng có sinh nở và được mọc từ dưới đất lên... Do vậy, đền Mẫu được xây
dựng ở những nơi có núi non, rừng, suối. Đi cùng với đó là hình tượng Nhị xà
và Ngũ hổ, hai hình tượng mang yếu tố tính nữ cũng luôn được xây dựng
trong các điện thờ Mẫu.
Đạo Mẫu như một người mẹ lớn che chở cho mọi người, vỗ về an ủi
xoa dịu nỗi đau, tiếp thêm sức sống cho họ. Chúng ta sẽ thấy tất cả các đặc

điểm trên về đạo Mẫu, về Mẫu Thượng Ngàn trong tiểu thuyết cùng tên của
Nguyễn Xuân Khánh. Trong tác phẩm, đạo Mẫu giống như một mạch nước
lan chảy đến khắp nơi, đến khắp mảnh đất tâm hồn của các nhân vật, từ đàn
ông đến đàn bà, từ người già đến người trẻ của làng Cổ Đình. Mẫu của làng
Cổ Đình ở hòn núi cao, phía tay phải bên kia sông. Muốn đến với Mẫu phải ra
hồ Huyền, rồi từ hồ Huyền bơi ra sông Son, ngược dòng sông Son chừng nửa
cây số là đến đền Mẫu. Đền Mẫu ở trên đỉnh núi, ở đó có bà Tổ Cô, có cô
Mùi, có Nhụ... và còn nữa, từ bà Ba Váy, cô mõ Hoa, thím Pháo... tất cả đều
có dòng đạo mẫu chảy trong người. Nhờ đó tất cả họ, những người phụ nữ tuy
là phái yếu nhưng lại có sức sống, sức chịu đựng bền bỉ. Họ dù có đau khổ, có
bị đè nén đàn áp đến đâu nhưng với dòng đạo Mẫu luôn dâng trào đã khiến họ
vùng lên tất cả mọi nỗi đời, đứng thẳng lên và trở thành những hình tượng
đẹp đẽ, bất tử. Lời dặn của bà Tổ Cô truyền lại cho Mùi được coi là chân lí về
đạo Mẫu: “ Đạo nào cũng thế cả… cốt là cái linh thiêng của Mẫu”[4]. Mẫu
trở thành người mẹ cho chở cho tất cả, an ủi, vỗ về họ. Cũng chính vì vậy việc
thờ Mẫu là lẽ tất yếu, là căn cốt của con người. Thờ Mẫu là một tín ngưỡng
đậm bản sắc văn hóa Việt.
1.2

. Văn hóa lịch sử( văn hóa làng xã, gia đình, dòng họ).

9


Sự đan bện giữa lịch sử và văn hóa- phong tục, đó là một đặc điểm nổi bật
trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. Bên cạnh văn hóa tâm linh, văn
hóa lịch sử cũng được nhà văn vận dụng hết sức linh hoạt và thành công. Lấy
bối cảnh giao thời sơ khởi cho sự tiếp xúc Đông- Tây ở Việt Nam làm bệ đỡ
cho việc khám phá quá khứ dân tộc, Mẫu thượng ngàn đã tiếp tục khẳng
định những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh ở khía cạnh lịch sử. Lựa chọn

đạo Mẫu làm lăng kính, Nguyễn Xuân Khánh đã để các nhân vật trong tác
phẩm được bao bọc bởi niềm tin hồn nhiên vào một thế giới đa thần giáo, xuất
phát bởi chỗ được tiếp xúc thường xuyên với sự phồn thực phồn sinh của
mảnh đất nhiệt đới. Cũng có lẽ bởi tác giả muốn đi sâu vào nguồn cội của sức
sống Việt Nam, căn nguyên để người Việt Nam vượt lên mọi ách thống trị
của thực dân.
Mẫu thượng ngàn là cuốn tiểu thuyết về văn hóa- phong tục Việt Nam
được thể hiện qua cuộc sống và con người ở một vùng quê bán sơn địa Bắc
Bộ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Trong bối cảnh Pháp xâm lược Việt Nam,
đạo Phật suy tàn, đạo Khổng bị gạt bỏ, đạo Thiên chúa đang lan rộng, người
dân quê trở về với đạo Mẫu- một tôn giáo có từ ngàn đời. Mẫu thượng ngàn
cũng là cuốn tiểu thuyết lịch sử xã hội về Hà Nội cuối thế kỉ 19, gắn với việc
người Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, việc xây Nhà thờ lớn, cuộc chiến
của người Pháp với quân Cờ Đen… Tác phẩm đề cập đến vấn đề văn hóa lịch
sử hay chính là văn hóa làng xã, gia đình, dòng họ. Đó là câu chuyện xoay
quanh cuộc sống của người dân làng Cổ Đình, một làng quê Việt Nam cũng
với cây đa, giếng nước, sân đình, con người lam lũ, vất vả, cực nhọc với cuộc
sống nông nghiệp đầy khó khăn. Bắt đầu với hình ảnh cây đa đầu làng- một
cây cổ thụ trứ danh, gốc to chục người ôm không xuể. Nó là niềm kiêu hãnh
của người dân Cổ Đình. Làng Kẻ Đình có hội mùa xuân trên đền Mẫu, bắt
đầu từ ngày mười một tháng ba. Cũng như mọi nơi, lễ hội có lễ rước trước, lễ

10


mộc dục tức là tắm tượng của tướng công họ Đinh, chọi gà, đấu vật, đua
thuyền, thi bắt chặt trong chum…, lên đồng, thờ Mẫu. Ở đó còn có tục “trải
ổ” rất riêng của dân Kẻ Đình. Tục lệ cho phép trai gái yêu nhau, dù chưa cưới
xin, được phép tạo một chiếc giường tình, một ổ thơm tho, êm ái cho cuộc
yêu đương của mình, trong một hang đá hoặc dưới một vòm cây nào đó trong

rừng, cạnh núi Đùng. Điều này được dân làng cho phép trong tháng ba, tháng
tư. Cô gái nào có mang lúc trải ổ trong thời kì ấy được coi là rất may mắn.
Cũng chính vì vậy mà nhân vật Điều trong truyện không phải ngẫu nhiên cố
đợi Nhụ cho đến ngày hội, đến “mùa thiêng” này… Đó là nét văn hóa dân
gian được lưu giữ ở vùng quê Việt Nam thời kì bấy giờ. Nó đầy nét chung
nhưng cũng đậm đà cái riêng bản thể sâu sắc, li kì, hấp dẫn và ấn tượng.
Lịch sử đầy biến động nhưng vẫn lưu giữ văn hóa làng xã, cộng đồng trong
nhiều mối quan hệ. Ở Cổ Đình có hai dòng họ Vũ Xuân và Đinh Công là
danh giá và nổi tiếng trong đình. Họ Vũ Xuân phát về đường hào lý, giữ
nhiều chức vụ trong làng như: Chánh tổng, tiên chỉ, lý trưởng làng này đều
nằm trong tay họ Vũ. “Vũ Xuân Cỏn, ngoài chức lý trưởng còn là trưởng họ
Vũ đời thứ hai mươi. Trưởng họ đời thứ mười chín là Vũ Xuân Cảo, bố ông
Cỏn. Dưới ông Cảo còn có hai người em. Ông em thứ nhất là Vũ Xuân Cao
đỗ tú tài nên dân làng vẫn gọi là ông tú Cao… Ông em thứ hai của ông Cảo
là Vũ Xuân Nhàn, chỉ làm nghề buôn bán thôi nhưng trước kia cũng học cả
chữ nho, cả chữ quốc ngữ, dân làng coi trọng lên phong cho ông là ông kí
Nhàn, mặc dù ông chưa làm thư kí bao giờ…”[4].
Gia đình họ Đinh là một gia đình bậc trung. Họ Đinh Công nổi tiếng về
đường đỗ đạt và cả tính ương bướng. “Thời vua Minh Mạng, có một khoa thi
mà cả ba cha con họ Đinh Công đỗ liền một lúc: một cử nhân, hai tú tài…
Gần đây nhà ấy còn có ông cử Lê và ông đồ Tiết… Còn cái cá tính bướng
bỉnh thì trong làng người ta vẫn đồn câu: cha Đốc, con Đề”[4]… Cụ Đinh

11


Công Trung sinh ra ba người con: ông Lễ, ông Tiết, ông Hiếu. Ông Lễ làm
quan huyện gì đó nhưng ở xa chẳng thấy về nhà bao giờ. Ông Tiết sinh ra ông
Chất và ông Phác. Họ Đinh Công dù bị thất thế nhưng vẫn được dân làng kính
trọng: “ Ngày xưa ở làng này nhất Đinh nhì Vũ. Còn ngày nay đã ngược lại

rồi. Bây giờ nhất Vũ nhì Đinh. Ông Lí Cỏn nói họ Đinh nhì là bởi ông còn
kiêng nể cái quá khứ chói lọi của họ Đinh. Suốt thời nhà Nguyễn, ở các triều
vua Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, những chức xã quan như chánh tổng, lí
trưởng luôn nằm trong tay họ Đinh. Chẳng những ở cấp xã, họ Đinh còn có
lúc “tam phụ tử tịnh đăng khoa”, họ còn làm quan ở huyện, ở tỉnh và ở cả
triều đình. Đỗ đại khoa thì họ Đinh chưa có, nhưng cử nhân, tú tài thì đời
nào họ cũng đạt được. Ngay như lúc này, họ Đinh đã suy vi mà họ vẫn còn có
ông đồ Tiết, ông cử Lê, rồi cả cậu Tuấn học trường cao đẳng nữa”[4]. Họ
Đinh suy vi nhưng dân làng vẫn kính trọng vì nể, bởi vì họ đi theo ông Đề
ông Đốc nên mới chịu thiệt thòi, bởi vì họ ghét Tây nên mới bị dìm xuống.
Mỗi dòng họ lại có nhưng ưu thế nổi bật riêng với những đặc điểm riêng biệt.
Những con người ấy là đại diện cho những giai cấp khác nhau của xã hội, cho
các tầng bậc trong một gia đình lớn. Bọn trẻ trong làng có câu vè về hai dòng
họ:
“Họ Vũ làm chủ làng Đình
Họ Đinh mà rình cơm nguội”.
Và Điều đáp trả:
“Họ Vũ là cú là cáo
Họ Đinh là dinh ông nghè”.
Văn hóa làng xã còn được thể hiện trong những ghi chép gia phả dòng
họ. Đó là sự cần mẫn dịch từ chữ nho sang chữ quốc ngữ của Huy trong dòng
họ Vũ Xuân: “Đã đến lúc phải viết lại, bổ sung thêm và chuyển thành chữ
quốc ngữ cho con cháu đều đọc được, hiểu được ngành trên chi dưới, hiểu

12


được thế thứ tôn ti, hiểu được công đức tổ tiên đã bao đời gây dựng”[4]...
Ghi chép gia phả là một tục lệ có từ lâu đời trong gia đình người Việt. Nó thể
hiện sự coi trọng thứ bậc, tôn ti trật tự gia đình. Nó cũng là nét đẹp mang tính

nhân văn cao cả, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, ghi nhớ công
ơn của thế hệ sau với thế hệ đi trước, với tổ tiên ông bà. Phải chăng đây cũng
chính là một trong những nét văn hóa độc đáo của người dân Việt. Nó in đậm
bản sắc con người Việt Nam qua mọi thế hệ. Cũng chính những nét văn hóa
lịch sử truyền thống này đã làm nên nét đẹp văn hóa- phong tục quê hương.
1.3

. Phong tục ma chay, tang lễ.
Mẫu thượng ngàn là sự dung hợp nhiều yếu tố căn bản trong đời sống
nông thôn Bắc Bộ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, trong đó không thể bỏ qua
phong tục tang ma. Phong tục ma chay, tang lễ cũng là một trong những yếu
tố thuộc văn hóa tâm linh được Nguyễn Xuân Khánh đưa vào tác phẩm rất
độc đáo, hấp dẫn. Dành một số lượng không nhỏ trang viết để miêu tả đám
tang bà Cả( vợ Lí Cỏn) phải chăng cũng là một ngụ ý của tác giả khi mang
đến cho người đọc những hiểu biết về phong tục tập quán của văn hóa nông
thôn Bắc Bộ. Có cả các nghi lễ của một đám tang bình thường và những tục lệ
phức tạp của một đám “trùng tang”: “Cháu Ly ẩn tuổi mẹ nó, hai mẹ con sinh
cùng giờ, chết cùng giờ. Hai mẹ con lại chỉ chết cách nhau một tháng. Đúng
là trùng tang rồi ông ạ. Đấy là chưa kể cụ tổ nhà mình cũng mới chết. Rồi
cậu út bên nhà ngoại con đang bị ốm”[4. 540]. Theo quan niệm của dân gian
trùng tang rất đáng sợ, nếu không ma chay cẩn thận sẽ còn nhiều người trong
dòng họ bị thần chết bắt. Cũng chính vì vậy ông Lí cẩn thận nhờ mấy người
bấm quẻ để xem giờ nhập quan, giờ phát tang, ngày giờ chôn cất… Mọi
người đều lo sợ, không ai nói gì nhưng người ta cứ lằng lặng mà làm như thể
sợ thần trùng hiện ra ngay trước mặt. Người ta phải “thản nhiên” coi như một
đám tang bình thường để cố đánh lừa thứ ma ác, đánh lừa lão thần trùng quỷ

13



quyệt: “ Người ta sống ở làng,sống với họ tộc, anh em, cô dì chú bác; ai có
thể dám bất cần, dám làm điều gì trái với tình cảm của mọi người. Ngay cả
cụ tú Cao, một người đức cao vọng trọng, cụ cũng không dám đi ngược với
tục lệ. Nhỡ ra có chuyện gì, cụ làm sao gánh nổi trách nhiệm”[4. 541].
Tang lễ được tiến hành một cách chu đáo, gọn gẽ. Cái Thắm tự tay đun
nước ngũ vị hương làm lễ mộc dục lau rửa bà Cả rồi thay quần áo mới cho bà
tươm tất. Thầy phù thủy làm lễ phạt mộc, yểm bùa. Sau đó, lễ phạm hàm
được tiến hành, nó thật thảm thương vô cùng đối với người chết trùng tang:
“Ở trường hợp chết bình thường người ta dùng ba đồng đã mài sáng loáng và
một bát gạo. Người hộ tang hộ ba lần: sơ hàm, tái hàm, tam hàm. Mỗi lần hô,
người ta bỏ vào miệng người chết một đồng chinh và một thìa gạo. Riêng ở
trường hợp này, vì chị cả Cỏn chết trùng tang người ta không dùng đồng
chinh và gạo. Vật bỏ vào miệng người chết lúc này là một nắm kim nhọn
hoắt… Sau đó, ông lấy kim khâu, chỉ chắc, khâu kín hai môi người chết
lại…”[4. 453]. Tiếp đến người ta làm lễ khâm niệm cho bà Cả. Người ta dùng
những tệp giấy bản kê đầu, chèn đầu, rồi bó người chết bằng những tấm vải
liệm dài. Đối với người chết trùng tang, lễ khâm liệm thật ghê sợ bởi vì chết
trùng tang là rất độc, không làm theo đúng tục lệ sẽ làm chết người khác trong
họ tộc: “ Cái kẻ ác gây ra tang tóc ấy chính là thần Trùng. Đó là một ác thần.
Nó thường biến thành một con rắn đến mộ người chết trùng, rồi nằm cạnh
xác chết. Nó đe dọa vong linh người chết, hành hạ, tra khảo xác chết. Nó
buộc người chết phải khai ra tên họ, ngày sinh tháng đẻ của những người
thân còn sống, để rồi sẽ về bắt tiếp những người đó. Trường hợp này phải bỏ
kim vào mồm và khâu miệng lại… Nhỡ ra người chết bị thần trùng tra khảo
đau quá, cũng không có thể há miệng ra mà khai với vị ác thần những điều
mình biết”[4. 544].

14



Trong đám tang cũng diễn ra mọi nghi lễ của một đám ma bình thường,
có kèn nhạc, có cúng vái, có đáp lễ, có lễ chuyển cữu rồi cũng có những
người “thi khóc”: cháu khóc cô, con khóc mẹ, chị khóc em, chồng khóc vợ…
Người khóc thường là đàn bà, tóc xõa rũ rượi, nức nở khóc: “Tiếng khóc là
những lời kể lể về tính nết hiền thục, hay lam hay làm, rồi những kỉ niệm với
người đã khuất…”[4. 549]. Hai bố con Trịnh Huyền phụ giúp việc hát và thổi
kèn làm cho đám ma thêm trang nghiêm, long trọng. Rồi ngày hôm sau, người
ta tiến hành việc đưa đám lúc mặt trời mọc: “Đây là cuộc đánh lừa thần
Trùng có tính toán rất kĩ lưỡng, tính cả đường đi lối về… Con đường phải
ngoắt ngoéo, rắc rối, bất ngờ. Bảo rằng để cho hồn mà khó nhận ra đường,
sẽ quên mất lối, kẻo lại dẫn thần Trùng quay trở về nhà… Khi ra ngoài đồng,
bốn chàng trai lực lưỡng cầm bốn hình nộm gọi là bốn ông phương tướng
dẫn đầu…Thần hổ tức thầy phù thủy cầm hương, đọc chú, khử tà, yểm bùa…
để đuổi lũ ma quỷ tránh xa khỏi nơi đây”[4. 553].
Như vậy, những trang viết về đám ma bà Cỏn trong Mẫu thượng ngàn
là những trang viết công phu, hiểu biết về phong tục trong sự liên tưởng, tài
năng của người cầm bút. Phải có được những trải nghiệm, những kiến thức
thâm sâu tác giả mới có thể miêu tả về đám tang một cách sinh động, li kì và
hấp dẫn đến vậy.

Chương 2: Mẫu tính và hình tượng người phụ nữ trong
tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn.

15


GS G.N.Pospelop trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học cho rằng:
“ Hình tượng không đơn giản chỉ là sự phản ánh riêng biệt của cuộc sống vào
ý thức con người mà là sự tái hiện một hình tượng đã được nghệ sĩ phản ánh
và ý thức bằng các phương tiện và kí hiệu vật chất nhất định bằng lời nói, nét

mặt, động tác, đường nét, âm thanh, màu sắc”[8]… Hình tượng về con người
là sự miêu tả một nhân vật riêng biệt với nhiều đặc điểm của con người đó và
miêu tả chi tiết cuộc sống xung quanh anh ta.
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán chủ biên) hình
tượng nhân vật được định nghĩa như sau: “Hình tượng nghệ thuật chính là
các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện một cách sang tạo trong những
tác phẩm nghệ thuật… Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống nhưng không
phải là sao chép y nguyên những hình tượng có thật mà là tái hiện có chọn
lọc, sáng tạo thông qua trí tượng và tài năng của nghệ sĩ. Người đọc không
chỉ thưởng thức bức tranh hiện thực mà còn thưởng thức cả nét vẽ, sắc màu,
nụ cười, sự suy tư ẩn trong bức tranh ấy”[3].
Chính tác giả Nguyễn Xuân Khánh cũng đã nói: “tiểu thuyết là một câu
chuyện bịa đặt nhưng nó thật hơn cả sự thật, sự thật trong tiểu thuyết phải
luôn cao hơn sự thật ngoài đời. Có như vậy người đọc mới muốn đọc. Viết
tiểu thuyết ở ý nghĩa cao nhất không phải thuần túy là việc chép lại các mảnh
đời mà ta đã gặp”. Vì thế các nhân vật nữ trong Mẫu thượng ngàn là cả sự
dày công sáng tạo hư cấu, tưởng tượng của Nguyễn Xuân Khánh. Khi trả lời
các phóng viên, tác giả đã tiết lộ: “ đó là bắt nguồn từ những người đàn bà ở
làng tôi thủa xưa, làng Kẻ Nòi, Cổ Nhuế…Bà Tổ Cô bí ẩn trong truyện chính
là cụ tôi, bà Ba Váy chính là chị họ tôi, bà mõ khốn khổ là hàng xóm gia đình
tôi”… Mặc dù hầu hết các nhân vật nữ đều xuất phát từ những hình mẫu
ngoài đời nhưng Nguyễn Xuân Khánh không sao chép y nguyên những hình
tượng có thật mà ông đã tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng và

16


tài năng của mình khiến cho các nhân vật nữ hiện lên đẹp và hấp dẫn lạ
thường.
2.1. Người phụ nữ trong đời sống thường nhật.

Để xây dựng hình tượng nhân vật, các nhà văn không bao giờ tách rời
nhân vật với hoàn cảnh. Hoàn cảnh là điều kiện, là môi trường để nhân vật
xuất hiện, nhân vật bộc lộ tính cách. Cũng theo mạch chảy của chủ nghĩa
hiện thực ấy, Nguyễn Xuân Khánh đã vận dụng tư duy lịch sử- cụ thể, đặt con
người trong những hoàn cảnh xã hội cụ thể để rồi qua đó triển khai tính cách.
Ngòi bút Nguyễn Xuân Khánh đã tỏ ra khá điêu luyện trong việc tạo dựng các
hoàn cảnh, những biến đổi và phát triển không ngừng của hoàn cảnh. Qua đó,
hình ảnh, tính cách các nhân vật nữ thể hiện ở mức rõ nhất, cao nhất. Mặc dù
không chú tâm vào miêu tả những người phụ nữ trong hoàn cảnh đời sống
thường nhật, song với những gì tác giả đã miêu tả, hình ảnh những người phụ
nữ làng Cổ Đình cũng hiện lên tần tảo, chịu thương chịu khó, phục tùng
chồng, yêu thương con… như biết bao người phụ nữ khác.
Đầu tiên là nhân vật Nhụ. Ngày Nhụ mới cùng ông Huyền về quê
hương, cô mới mười ba, mười bốn tuổi. Nhụ ít nói nhưng đã nói thì giọng ríu
ran làm nhà bừng lên tươi tắn, ngôi nhà thênh thang của ông Tiết bỗng ấm
hẳn lên. Nhụ là người nhanh nhẹn, tháo vát, chỉ mới về nhà chưa được nửa
tháng cô đã biết hết tình hình gia đình mới. Mọi sự khéo léo nết na của một
người phụ nữ thuần Việt đều có ở Nhụ. Không ai có thể từ chối nổi những
tích nước ngọt ngào, thơm mùi hoa nhài của Nhụ, những món cơm cô tự nấu,
đặc biệt là tiếng hát trong trẻo của Nhụ, ríu rít như tiếng chim họa mi.
Rồi ngay cả bà Ba Váy, vợ Lí Cỏn cũng được miêu tả với những công
việc đồng áng hết sức bình thường của một người nông dân thuần phác.
Không yêu chồng nhưng khi chồng ốm đau người phụ nữ ấy vẫn hết lòng
chăm sóc, tình nghĩa vợ chồng vẫn luôn được khắc sâu trong người phụ nữ

17


ấy. Về làm vợ ba Lí Cỏn, bà Váy biết rõ thân phận mình, luôn kính trọng bà
cả, bà hai, không dám chiếm đoạt chồng làm của riêng, tự biết mình “như thứ

của ăn vụng”. Nhờ đó mà giữ được gia đình luôn trong ấm ngoài êm. Bà cởi
mở, chan hòa, giúp đỡ những người phụ nữ khác, kể cả bà mõ Pháo. Lí Cỏn
nhiều lần cảnh cáo bà, cấm bà qua lại “thậm thụt” nhiều với người phụ nữ ấy
nhưng dường như sự cởi mở, giúp đỡ người khác đã trở thành căn cốt của bà
Váy..
Nhân vật mõ Pháo hiện lên trong tác phẩm là con người chân chất,
thông minh và có một tấm lòng đôn hậu. Dù làm mõ làng nhưng mụ Pháo vẫn
được mọi người yêu quý bởi sự tận tâm, tận lực với công việc của làng. Ngày
làng bị trận dịch tả, mụ Pháo chuyên phải làm công việc rửa ráy, thay quần áo
khâm liệm cho người chết. Làm công việc ấy có thể bị lây bệnh bất cứ lúc nào
nhưng mụ đâu có sợ. Mụ lấy hết sức nhiệt tình của mình để giúp đỡ mọi
người. Khi mụ Pháo mất , cô Hoa, một người con gái tuyệt đẹp cũng đảm
đương công việc cũ của mẹ, rột việc nhà cửa , việc chăm sóc ông họ hiếu…
Có thể thấy Nguyễn Xuân Khánh không quá đi sâu vào miêu tả đời
sống thường nhật của những người phụ nữ nhưng chỉ qua một vài nét khắc
họa ta cũng thấy toát lên được hình ảnh những người phụ nữ với những nét
đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: đảm đang, chăm chỉ, chịu
thương chịu khó. Tuy nhiên đằng sau đời sống lao động thường nhật ấy là cả
một sự sống sống động, hấp dẫn, cuồng nhiệt, mê say của những người phụ
nữ trong đời sống phồn thực .
2.2. Người phụ nữ trong đời sống phồn thực.
Tín ngưỡng phồn thực là một hiện tượng tôn giáo phổ biến trong đời
sống nhân loại thủa xa xưa. Ở Việt Nam tín ngưỡng phồn thực phát triển từ
sớm. Nó được thể hiện trước hết ở tục thờ sinh thực khí qua câu chuyện ông
Đùng bà Đà. Nhưng sâu xa của tín ngưỡng phồn thực chính là tục thờ mẹ. Từ

18


thủa khai thiên lập địa, trời đã được coi là cha, đất được coi là mẹ. Mẹ đất

sinh ra muôn loài… Việc thờ Mẫu là sự đồng nhất của tư duy nguyên thủy
tính phồn thực của đất đai và tính phồn thực của người đàn bà. Vì thế chúng
ta không thấy có gì là khó hiểu khi viết về Mẫu thượng ngàn, Nguyễn Xuân
Khánh đã nói đến rất nhiều về phồn thực và đặc biệt là hình ảnh người phụ
nữ trong đời sống phồn thực. Bởi vậy khi xây dựng các nhân vật nữ trong
Mẫu thượng ngàn thì những người phụ nữ mà Nguyễn Xuân Khánh xây
dựng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Ngay từ ngoại hình của họ đã toát
lên, đã hứa hẹn một đời sống phồn thực thật mãnh liệt sau đó.
Nguyễn Xuân Khánh đã miêu tả về ngoại hình bà Ba Váy: “Đó là
người đàn bà có sắc đẹp lồ lộ ai trông cũng thấy ngay. Một cái đẹp của sức
sống. Một cái đẹp của da thịt mỡ màng. Người bà ấy trắng lắm. Con mắt đen
long lánh. Đôi lông mày nằm ngang như hai nét mực tàu vẽ trên khuôn mặt
tròn vành vạnh. Mớ tóc vấn khăn trên đầu cũng đen mượt. Ở bà ta những chỗ
nào da thịt hở ra cũng thấy ngồn ngộn ngọt ngào”[4. 57]. Vẻ đẹp của bà Ba
Váy là vẻ đẹo rất đời thường nhưng mơn mởn, dạt dào sức sống. Vẻ đẹp ấy
khiến lão Lí Cỏn đã phải thú thực “ tôi khoái bà ở cái mặt xinh xinh đôn hậu,
khoái ở cái nàn da trắng bóc, trắng nhẽ nhại, trắng hồng hào… Ôi chao sao
da thịt bà vừa ấm ấp vừa mát rượi mà lại thơm tho… Lão mê mẩn khi nhìn
thấy đôi bầu vú rất to lúc nào cũng căng mượt”[4. 576].
Bà Váy là thế, cô Mùi cũng được miêu tả bằng sự khỏe khoắn, hấp dẫn:
“ So với người Việt ta, cô Mùi là một người đàn bà cao lớn. Tuy cao nhưng
dáng người cân đối, đôi vú nở nang. Eo thon nhỏ .Đôi mông nở đều chắc nịch
hứa hẹn sự đông đàn dài lũ”[4. 356]. Dưới những nét vẽ tài tình của tác giả,
hình ảnh cô Mùi vừa có vẻ đẹp cao lớn của người Tây, vừa có sự thấm đẫm
chắc nịch của người ta. Cô Mùi là hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ có
sức sống dồi dào, tràn trề , bất tận.

19



Khi hướng ngòi bút sang miêu tả cô Hoa, Nguyễn Xuân Khánh lại sử
dụng những nét vẽ thật mảnh mai, mềm mại: “Cô gái nõn nà tràn đầy sưc
sống, quê nhưng những đường nét mềm mại chẳng có chút thô kệch. Động tác
bàn tay và thân hình cô uyển chuyển sinh động”[4. 489]. Để làm nổi bật lên
vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người phụ nữ, ngòi bút Nguyễn
Xuân Khánh thường dừng lại rất lâu để miêu tả tỉ mỉ, tinh tế vẻ đẹp nằm trên
đôi mắt, trên nụ cười, trên thân thể của những người phụ nữ “Cô Hoa xinh
đẹp lạ thường. Trông thấy cô đã thấy ngay nụ cười trên môi… Hoa là người
mà hễ có mặt ở đâu là nơi ấy tươi tắn hẳn lên. Hình như cái giọng dịu dàng
của cô, cái dáng thảnh thơi của cô cũng có sức lây truyền lan tỏa”[4. 650].
Lần lượt từng người phụ nữ mà tác giả miêu tả là mỗi vẻ đẹp khác
nhau. Không mang vẻ đẹp lồ lộ như bà Ba Váy, cô Mùi, bà Tổ Cô thủa còn
con gái lại mang một vẻ đẹp đằm thắm đài các: “Thuở con gái bà đẹp lắm,
thắt đáy lưng ong, khuôn mặt trái xoan, mi thanh mục tú, chẳng cần trang
điểm cũng đẹp nõn nà… Đặc biệt cái dáng của bà, nó sang trọng làm sao,
cao quý làm sao. Cả chân tay cũng đẹp, những ngón tay dài búp măng, lấp ló
dưới chiếc váy sồi đen nhánh là hai bàn chân xinh xinh gót lúc nào cũng đỏ
như son. Tất cả con người như một đóa hoa tươi”[4. 267].
Với Nhụ, để miêu tả một cô gái ở độ tuổi mười ba, mười bốn, Nguyễn
Xuân Khánh lại có lối miêu tả khác: “chum chum núm cau”. Một câu đắt địa
đã làm toát lên vẻ đẹp của người con gái vừa bước vào tuổi dậy thì. Còn gì
dồi dào hơn sức sống của người con gái ở độ tuổi này. Cũng chính bởi thế
chẳng bao lâu sau đôi vú “chum chúm núm cau” của Nhụ đã “bằng quả táo
rồi”, rồi cả cái thân hình lẳn chắc mới chớm nở của cô bé nữa. Tất cả đều toát
lên một cái gì đó mơn mởn đang nảy nở, đang dâng trào, tràn trề sức sống.
Ngay cả mụ mõ Pháo cũng được Nguyễn Xuân Khánh miêu tả thật đẹp:
“Phải nói mụ Pháo là người có duyên, mụ chẳng đẹp nhưng có duyên… Mụ ở

20



đâu là chỗ đó sinh động tươi tắn hẳn lên. Nhìn cái gương mặt ấy người ta
chẳng muốn thù hằn mà chỉ muốn tin cậy… Mắt mụ đen lay láy và hiền hậu
như chứa ẩn một sự thông minh, một tấm lòng đôn hậu. Ít nói nhưng có thể
hiểu được những điều người ta không nói. Biết cười khi người khác cười, biết
im lặng khi người khác cần sự cộng cảm. Nói nhiều bằng vẻ mặt, ánh mắt,
thậm chí bằng một khóe môi…”[4]. Cũng như mọi người đàn bà khác ở Cổ
Đình, mụ Pháo cũng thắt đáy lưng ong, xắn váy quai cồng, cũng lam làm
không nghỉ, cũng phốp pháp hừng hực sức sống của trời đất.
Đọc cả thiên truyện, dường như bao nhiêu người phụ nữ là bấy nhiêu
vẻ đẹp, ai cũng đẹp và mỗi người đẹp một vẻ riêng không lặp. Từ người phụ
nữ cao quý được cả làng tôn sung là bà Tổ Cô đến bà Mùi, bà Váy, cô Hoa,
Nhụ… cho đến những người phụ nữ ở dưới đáy xã hội như mụ mõ Pháo. Tất
cả đều đẹp, đầy đặn căng tròn, tràn trề sức sống. Họ hiện lên đẹp hơn, quyễn
rũ hơn khi đặt trong bối cảnh nền văn hóa phồn thực của dân tộc. Viết về đề
tài này, trước Nguyễn Xuân Khánh đã có rất nhiều người đề cập đến. Nguyễn
Du từng miêu tả vẻ đẹp Thúy Kiều:
“Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”.
(Truyện Kiều).
Ở Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, ông không ngần ngại,
không tiếc lời khi miêu tả vẻ đẹp phồn thực một cách sinh động hấp dẫn
những cuộc giao hoan ân ái nam nữ để người đọc đều phải thừa nhận sức
sống tiềm tang, bí ẩn của người phụ nữ Cổ Đình nói riêng và những người
phụ nữ Việt Nam nói chung.
Miêu tả về đêm động phòng của Mùi và Hai Tẻo( người chồng thứ nhất
của cô), tác giả đã sử dụng những ngôn từ thật sống động, táo bạo, phàm tục:
“Nó lột trần Mùi ra rồi nếm náp từng mẩu da, mẩu thịt của cô gái. Nó cắn,

21



nó nhằn vào cổ, vào nách, vào bụng Mùi để kích thích cho da thịt cô gái bừng
thức dậy… nó biết gục mặt vào giữa hõm hai bầu vú, rồi ép hai bầu vú vào
hai bên má nó, để cái hương trinh nữ tỏa ra, để nó hít hà ngửi hưởng cái
hương thơm lạ lung của các cô gái đồng trinh. Cái thư hương ngan ngát, man
mác, ngầy ngậy, hăng hắc dịu dàng mà lại hiếm hoi…” [4.248]. Sau một
tháng, Hai Tẻo đã phải chuyển từ thế chủ động sang thế bị động. Không còn
“to xác”, “ngây ngô” bị động như đêm động phòng. Giờ đây “người đàn bà
trong cô gái trẻ đã thức dậy. Và, vốn có thân hình phì nhiêu, và khi người
đàn bà thức dậy, thì tiềm lực của cô ta là vô cùng mãnh liệt… một tinh lực
ngút ngàn”[4. 248]. Bao cuồng nhiệt đam mê của cuộc giao hoan đã được tác
giả mô tả lại thật tài tình, khéo léo. Ở đó, Mùi là một cô gái có sức cuốn hút
mãnh liệt, mê hồn, cô có một mùi thơm riêng biệt của đàn bà, hai bầu vú căng
tròn, nóng hổi. Tất cả đều rất thực rất tình. Nhưng cái tuyệt nhất ở người đàn
bà này không phải là ở đó mà là ở sức mạnh ẩn chứa bên trong đang dần nảy
nở: “Lúc đầu cô gái chỉ cho, gã trai kia chỉ nhận. Nhưng nhận mãi sẽ biến
thành mất và mất mãi sẽ biến thành được, bởi lẽ đơn giản là con thú hoang
trong cô đã thức giấc… Mới đầu anh con trai đòi, cô gái không muốn cho
nhưng đành phải cho. Tiếp đó, cô cứ nhường, cứ chiều, cuối cùng chiều mãi
thành thói quen thành sự đòi hỏi. Cô con gái hoàn toàn ngây thơ, chỉ sau vài
tháng, liền trở thành một con cái thuần thục. Khi đó nó tham chẳng kém, lắm
lúc thành tham vô độ”[4. 249]. Sau khi Hai Tẻo chết, sức mạnh ấy tưởng như
mất theo. Nhưng không, nó đã trở thành căn cốt của người đàn bà này, sẽ
chẳng bao giờ nó mất đi được mà chỉ đợi lúc thích hợp là trào dâng. Đến cuộc
tình với Philippe(người chồng thứ hai), hắn ta đã phát hiện ra bí mật tuyệt
diệu ẩn trong con người Mùi: “Cô ta đầy đặn quá, cô ta mát mẻ quá. Cô ta
mạnh mẽ quá, cô dư thừa sinh lực, cô lắm chất đàn bà, như một hồ nước ấm
áp sâu vời vợi không cùng. Mùi nhấn chìm Philippe vào bể ái ân không bao


22


giờ cạn… Philippe nhắm mắt lại để khoan khoái hít hà tiếp nhận cái mùi
hăng hắc ngầy ngậy từ người Mùi tỏa ra. Da thịt Mùi thì thơm. Hố nách Mùi
thì ngầy ngậy. Mớ tóc dài thì ngan ngát hắc. Vú của Mùi thì thơm và ngọt.
Bụng của Mùi là tổng hợp của những mùi vị đó, thêm vào cái ngai ngái nồng
nàn, mời gọi âu yếm”[4. 383]. Nguyễn Xuân Khánh đã rất tài tình khi miêu tả
hình ảnh cô Mùi đầy khao khát đam mê “từ người đàn bà hờ hững đêm nay
nàng bỗng đằm thắm không ngờ. Đôi cánh tay ngày xưa lơi lỏng đêm nay nó
làm cho Philippe ngạt thở”[4. 383]. Người đàn bà như lột xác thành con
người khác, biến hóa như có phép tiên. Tưởng như cô mãi là người thụ động
nhưng hóa ra cô lại thành người chủ động. Sự chủ động ấy không phải bằng
những chuyển động thân xác mà là sự chuyển động thầm kín. Từ bên trong,
tất cả nội tạng của cô Mùi đang thức dậy. Chúng nhịp nhàng nhịp nhàng
chuyển động làm cho Philippe lặng im run rẩy để lắng nghe, để tận hưởng
cảm nhận kì lạ mà chưa bao giờ gặp. Ấm áp hơn, mãnh liệt hơn là “sự co giật
bên trong ấy của nàng như một dòng điện truyền vào trong thẳm sâu hắn một
năng lượng cực mạnh làm hắn không tự chủ được, làm hắn run bần bật. Sự
khoái cảm làm cho hắn mê đi, kêu lên và như tê liệt”[4]. Với sự quyến rũ mê
hồn ấy, Mùi như một đóa hoa đêm mà hương thơm của đóa hoa ấy “vừa hăng
hắc, vừa ngai ngái nồng nàn, thứ hương chẳng thấy ở một loài hoa nào
nhưng rất ngây ngất dễ chịu”[4. 384]. Mùi ẩn chứa bên trong mình một sức
sống, một sức quyễn rũ mà ít ai có được.
Với những nét vẽ rất gợi cảm về bà Ba Váy, Nguyễn Xuân Khánh
nhằm ngụ ý tạo tâm lí trước cho người đọc về một bà Ba Váy cuồng nhiệt,
nóng bỏng trong quan hệ yêu đương. Khi còn con gái, trong mùa “trải ổ” năm
ấy: “ Trong cái ổ rơm thơm phức, Phác lần đầu tiên trông thấy đôi mắt đẫm
trăng long lanh hau háu của Váy. Cô gái mũm mĩm ấy có được ai dạy bảo gì
đâu sao mà cô đằm thắm đến thế, sao mà cô đàn bà đến thế, sao mà cô ngọt


23


ngào đến thế… Rồ dại và điên cuồng, họ tan biến trong nhau để đến khi an
bình trở lại ông Huyền mới biết tai mình đã chảy máu. Thần hoan lạc hay
chính cô ấy đã cắn rách tai Huyền”[4. 60]. Vừa miêu tả độc đáo, sử dụng
những từ ngữ rất đắt, vừa có những lời nhận xét rất tinh tế, tác giả đã khắc
họa được một bà Ba Váy với sự “rồ dại điên cuồng”, mãnh liệt đến ngỡ
ngàng. Với cái bản năng tiềm tàng đó, sau khi bị bắt buộc lấy Lí Cỏn bà vẫn
sinh liền tù tì năm đứa con mà đứa nào cũng xinh đẹp khỏe mạnh. Vốn yêu
Phác, nhưng vì Phác đi tham gia khởi nghĩa rồi phải chạy trốn nên bà Váy
đành lòng lấy Lí Cỏn. Tuy nhiên bà Ba Váy không hề mang tâm lí của một
người phụ nữ an phận thủ thường, bà vẫn luôn khao khát, vẫn luôn có một
tình cảm không thỏa mãn. Mối tình xa xưa từ thuở con gái vẫn để lại trong
con người bà dư vị ngọt ngào không nguôi: “Đừng tưởng thời gian đã xóa
nhòa nó hẳn… Không, nó vẫn còn đấy… Nó vẫn như ở trước mắt tôi… Điều
sâu kín mà tôi không thể thốt lên lời… Đừng tưởng một người đàn bà nghèo
khổ, dốt nát, quê mùa như tôi chẳng có tình cảm gì… Tôi như cánh đồng hạn
lâu ngày… Nó chỉ chờ một cơn mưa”[4. 528]. Và rồi cuối cùng “cơn mưa” ấy
cũng đến. Ông Phác trở về với một cái tên mới và khuôn mặt dị dạng. Thế
nhưng tình yêu vẫn giúp bà Ba Váy nhận ra ông. Họ gặp nhau và nồng nhiệt
với nhau: “ Họ trao cho nhau cả mấy chục năm nhớ thương, mấy chục năm
buồn tủi… Lúc này ngỡ như một giấc mơ kì diệu, họ đang quấn quýt lấy
nhau. Người đàn bà mới ba mươi lăm tuổi, cái tuổi đẹp nhất của đời người,
cái tuổi của thứ quả chín đến độ, nó ngọt ngào lạ thường. Hổn hển, đắm
đuối, họ bám chặt lấy nhau, cứ như thể sợ lại đánh mất một lần nữa cái thứ
quý báu mà mấy chục năm trời qua số phận đã cướp mất của họ”[4. 410]
Đam mê trong tình yêu như vậy nhưng khi làng Cổ Đình trở thành nạn
nhân của trận dịch tả, bà Ba Váy vẫn không quên trách nhiệm và bổn phận

của một người vợ. Trận dịch tả đã giết chết gần trăm mạng người, vậy mà vẫn

24


không thể giết chết được sức sống tiềm tàng của những người phụ nữ. Ngược
lại, người đàn bà ấy còn đủ sức cứu Lí Cỏn, đưa Lí Cỏn từ cõi chết trở về:
“Người ta bảo sữa còn tốt hơn cháo. Mà sữa thì lúc nào tôi chẳng có. Ừ lão
đã muốn thì đây cho. Tôi liền leo lên giường, tốc yếm lên để lộ đôi bầu vú.
Tôi ngồi xếp bằng, nâng đầu lão nghếch lên lòng mình, sau đó áp bầu vú vòa
mặt lão. Cái vú mềm mại và bóng mượt của tôi như có cách gọi riêng của nó.
Cái của tôi nó mềm mại, nó ấm áp, nó ngọt ngào… Nó mềm lắm mà, nó hiền
lắm mà”[4. 577]. Chỉ có người phụ nữ như bà Ba Váy mới có cách cứu chồng
tuyệt vời như vậy. Dòng sữa nóng ấm, ngọt ngào đã mang lại nguồn sống,
nguồn sức mạnh mới cho Lí Cỏn, cứu lão thoát khỏi miệng tử thần. Bà Váy
cho chồng bú sữa cũng như một hình thức truyền cho chồng nguồn sức sống
kì diệu của mình, của người phụ nữ.
Nếu bà Ba Váy dùng dòng sữa tinh khiết của mình để cứu sống chồng
thì bà Tổ Cô lại có cách cứu chồng khác. Trước kia, khi còn là vợ ông cử
Khiêm, tình yêu của những người nho nhã chỉ dừng lại ở một chừng mực nhất
định, sự quan tâm chỉ trong khuôn phép. Đến người chồng thứ hai, bà Tổ Cô
đã cho người đọc thấy được sức sống ngút ngàn, tình yêu mãnh liệt của một
người phụ nữ đam mê. Ông Cam trước đây từng bị tra tấn dã man, hai quả cà
bị teo hết. Thế nhưng bà đã cứu vớt ông, đưa ông trở về với đúng nghĩa một
người đàn ông: “ Hằng đêm, bà bế đầu ông lên, cho ông bú như mẹ cho con
bú. Rồi một tay bà xoa vào lưng ông, tay kia bà kéo cái chim ra. Đau đấy,
nhưng có cái vú bú, và có cái tay xoa lưng ông cũng đỡ đau phần nào… Cứ
như thế, mỗi ngày một ít, cuối cùng con chim chui hẳn ra. Và thế là ông Cam
khỏi bệnh”[4. 307]. Không phải là mẹ nhưng thực chất bà như đã sinh ra ông
một lần nữa. Bà Tổ Cô đã làm được một việc to lớn mà có lẽ mọi người đều

phải bó tay. Phải chăng có một sức mạnh, sức hấp dẫn mê hồn nào đó ẩn sâu
trong người phụ nữ tuyệt diệu ấy?

25


×