Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.05 KB, 10 trang )

Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự
Lực văn đoàn

Phạm Thị Thu Hà

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận văn học; Mã số: 60 22 32
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Nam
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Nghiên cứu những nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn
trong giai đoạn khoảng 10 năm, từ 1932 đến 1942 và xem xét hình tượng người phụ
nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn không đứng trên bình diện xã hội, chính trị mà
tìm hiểu dưới góc độ nhân cách con người, qua đó thấy được hình ảnh người phụ nữ
trong xã hội đương thời đã được các nhà văn nhìn nhận như thế nào, xây dựng những
nhân vật này để nhằm thể hiện tư tưởng gì của tác giả và cách họ xây dựng nên hình
tượng có gì độc đáo, mới mẻ, thành công. Với đề tài này chúng tôi mong muốn đóng
góp một phần nhỏ bé vào việc đánh giá, nhìn nhận lại hiện tượng Tự Lực văn đoàn.

Keywords: Phụ nữ; Tiểu thuyết; Lý luận văn học; Văn học Việt Nam

Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Cội nguồn của văn học là con người. Chính cuộc sống của con người đã khơi nguồn
cảm hứng sáng tạo cho các nhà văn nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn học được viết ra không gì khác
là để phản ánh cuộc sống của con người. Tuỳ từng thời kì lịch sử khác nhau mà vấn đề con
người được đề cập đến ở những phương diện khác nhau. Như vậy, qua hình ảnh con người
được phản ánh trong văn học người đọc có thể nhìn ra được những quan niệm nghệ thuật của
mỗi nhà văn và tư tưởng thời đại chi phối sáng tác của họ. Tìm hiểu hình tượng nhân vật cũng
là một điểm mấu chốt để khám phá tài năng đích thực của nhà văn và những đóng góp của họ


trong nền văn học
Vấn đề con người từ lâu đã trở thành thước đo giá trị của văn học, là cơ sở để đánh giá
vị trí các hiện tượng văn học trong tiến trình văn học nước nhà. Tìm hiểu một tác phẩm văn
học thì điều trước tiên có lẽ là phải chú ý đến hệ thống nhân vật trong tác phẩm đó. Nhà
nghiên cứu Trần Đình Sử đã nhận định rằng: “Không thể lí giải một hệ thống văn, thơ mà bỏ
qua con người được thể hiện trong đó. (…). Vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người thực
chất là vấn đề tính năng động của nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực, lý giải con người

2
bằng các phương tiện nghệ thuật” [59, 20]. Con người là yếu tố đầu tiên và cũng là trung tâm
trong thế giới nghệ thuật của một tác phẩm văn học, góp phần bộc lộ quan niệm nghệ thuật
của một tác giả hay một trường phái, trào lưu văn học. Trong tiến trình văn học Việt Nam
chúng ta không thể không nói tới Tự Lực văn đoàn, một văn đoàn đầu tiên, có lẽ cũng là duy
nhất trong lịch sử có tổ chức quy củ, chặt chẽ, có kỉ luật nghiêm ngặt, có cơ quan ngôn luận
riêng, có nhà in riêng, có chương trình hoạt động theo một mục đích, tôn chỉ rõ ràng, minh
bạch. Lực lượng của họ không đông, nhưng “quí hồ tinh bất quí hồ đa”, họ đều trẻ, có tài
năng, tâm huyết và đặc biệt là có cùng chí hướng nên đã chung sức tạo nên sức sống mới cho
một văn đoàn bằng chính nội lực của mình. Và họ đã gặt hái được những thành công rực rỡ
ngay từ buổi đầu.
Các nhà văn Tự Lực văn đoàn đã đấu tranh quyết liệt cho sự giải phóng cá nhân khỏi vòng
kiềm toả của lễ giáo phong kiến. Trong xã hội cũ, người phụ nữ là những người chịu khổ cực
nhất vì những ràng buộc, quy định khắt khe mà xã hội thiết lập nên để bắt họ phải phục tòng
vô điều kiện (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Với tôn chỉ đề cao cái mới,
trẻ, yêu đời, tin ở sự tiến bộ, trọng tự do cá nhân, làm cho mọi người thấy đạo Khổng không
hợp thời nữa…. trong các sáng tác họ cổ vũ cái mới, đấu tranh cho tự do cá nhân, hạnh phúc
con người, phê phán cái cũ, cái xấu xa, lỗi thời, lạc hậu, những gì cản trở cái mới phát triển.
Muốn thực hiện được điều đó và tấn công trực diện vào thành luỹ phong kiến, họ phải xây
dựng nên một hệ thống những hình tượng nhân vật. Và đối tượng giúp họ nhiều nhất chính là
những người phụ nữ. Họ không chỉ là phương tiện giúp nhà văn phản ánh những bất cập trong
xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời mà còn là thành viên tích cực trong cuộc đấu tranh

giữa cái mới và cái cũ, giữa cá nhân và xã hội để đòi quyền sống, quyền tự do yêu đương và
lựa chọn hạnh phúc cho bản thân. Nhìn nhận một cách tổng thể, hầu hết các nhân vật chính
trong tác phẩm của Tự Lực văn đoàn đều là nhân vật nữ, số lượng nhân vật nữ chiếm tỉ lệ lớn
trong sáng tác. Điều đó cho thấy các tác giả Tự Lực văn đoàn đã dành tình cảm ưu ái như thế
nào cho người phụ nữ trong xã hội. Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam – những
cây bút chủ chốt của Tự Lực văn đoàn đều tỏ ra hết sức bênh vực những nhân vật phụ nữ
trong cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống tinh thần.
Từ những lí do đó chúng tôi chọn đề tài xem xét hình tượng người phụ nữ trong tiểu
thuyết Tự Lực văn đoàn để qua đó có thể nhận ra được sự đổi mới cả về tư tưởng và nghệ
thuật trong việc khắc hoạ hình tượng người phụ nữ. Đây không phải là vấn đề hoàn toàn mới
mẻ, nhưng mỗi người có cách tiếp cận và khai thác khác nhau sẽ cho những cách hiểu khác
nhau và vấn đề được nghiên cứu sẽ phong phú hơn lên. Mặt khác, tìm hiểu nhân vật cũng
chính là tìm hiểu về tư tưởng, quan điểm, tài năng của tác giả, chúng tôi mong muốn qua việc

3
phân tích những hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn sẽ đưa lại những
kết quả để một lần nữa nhận ra chỗ mạnh, yếu, góp phần đánh giá về hiện tượng văn học đặc
biệt này.
2. Lịch sử vấn đề.
Từ khi ra đời đến nay Tự Lực văn đoàn đã trở thành tiêu điểm chú ý của giới nghiên cứu
văn học. Có rất nhiều công trình xuất sắc nghiên cứu từ trước năm 1945 ở cả hai miền Nam
Bắc. Nhưng ý kiến đánh giá lại không hoàn toàn nhất quán, thậm chí trái ngược nhau. Ý kiến
khen cũng nhiều nhưng chê cũng không ít.
Trước năm 1945 đã xuất hiện các công trình của Trương Chính. Trong cuốn Dưới mắt tôi
(1939), ông đã dành nhiều trang để đánh giá những tác phẩm tiểu thuyết tiêu biểu của Khái
Hưng, Nhất Linh đang “làm mưa làm gió” trên văn đàn thời đó với thái độ tôn trọng, ghi nhận
sự tiến bộ, mới mẻ. Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu (1941), đã dành
hẳn bốn trang đánh giá về Tự Lực văn đoàn, chủ yếu là Nhất Linh và Khái Hưng, nhận định
rằng Nhất Linh thiên về tiểu thuyết luận đề, còn Khái Hưng thiên về khuynh hướng lí tưởng.
Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan trong bộ Nhà văn Việt Nam hiện đại (1942) cũng đã dành hơn

một trăm trang đánh giá về Tự Lực văn đoàn, thừa nhận tài năng của các nhà văn, ông gọi
Nhất Linh là “tiểu thuyết gia”. Ngoài ra còn có Trương Tửu (Loa số 76 - 1935), Lê Thanh
(báo Ngày nay số 126/ 9- 1938), Trần Thanh Mai (báo Phong hoá số 2/1934 và Sông Hương
số 5/ 1941) đã đánh giá cao về Tự Lực văn đoàn. Các công trình trên bước đầu mới chỉ nêu
lên một số đóng góp của tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn về tư tưởng và nghệ thuật như đấu tranh
giải phóng cá nhân, nghệ thuật tả cảnh và miêu tả tâm lí nhân vật. Tuy nhiên những luận điểm
nêu ra còn được đánh giá chung chung và có phần còn đơn giản.
Từ năm 1945 đến 1986, do điều kiện đất nước chiến tranh, công việc nghiên cứu văn học
tạm lắng xuống để nhường chỗ cho hoạt động tuyên truyền chính trị. Tuy nhiên không vì thế
mà vấn đề về Tự Lực văn đoàn, thơ Mới hay văn học lãng mạn ít được chú ý. Tự Lực văn
đoàn được nghiên cứu ở cả hai miền với những góc độ khác nhau.
Ở miền Nam, những tác phẩm của Tự Lực văn đoàn được in lại, nhiều vấn đề được nghiên
cứu sâu hơn. Nguyễn Văn Xung với Bình giảng về Tự Lực văn đoàn (1958), Phạm Thế Ngũ
với Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập III (1960), Doãn Quốc Sỹ có bài VềTự Lực
văn đoàn (1960), Lê Hữu Mục viết Khảo luận về Đoạn tuyệt (1960), Thanh Lãng có cuốn Phê
bình văn học thế hệ 32 (1972), Vũ Hân xuất bản Văn học Việt Nam thế kỷ XIX tiền bán thế kỷ
XX 1800- 1945 (1973), Thế Phong viết Nhà văn tiền chiến 1930 -1945 (1974), Bùi Xuân Bào
viết Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1972). Nhìn chung các tác phẩm này đánh giá nghiêng về
khen nhiều hơn chê. Phần lớn họ đều đề cao Tự Lực văn đoàn ở tiểu thuyết luận đề và nghệ

4
thuật tả cảnh, miêu tả tâm lí nhân vật, còn vấn đề về người phụ nữ có được đề cập đến nhưng
còn tản mạn và chủ yếu được gợi ra để minh chứng cho luận điểm khác.
Ở miền Bắc, có công trình nghiên cứu của nhóm Lê Quý Đôn (Lược thảo lịch sử văn học
Việt Nam tập II- 1958), Bạch Năng Thi, Phan Cự Đệ (Văn học Việt Nam 1930- 1945, 1961).
Vũ Đức Phúc (Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930- 1945, 1961) và Bàn về những cuộc
đấu tranh tư tưởng trong văn học Việt Nam hiện đại 1930 – 1945, 1971) và các bài phê bình
của Nam Mộc, Nguyễn Đức Đàn….Nhìn chung các công trình chủ yếu tập trung phê bình nội
dung xã hội của tác phẩm trên phương diện chính trị, đạo đức, tư tưởng. Họ có cái nhìn khắt
khe đối với Tự Lực văn đoàn, cho những tác phẩm này “căn bản là bạc nhược, suy đồi” vì

không cổ vũ con người hành động trong cảnh nước mất nhà tan mà “ru ngủ thanh niên” trong
những chuyện tình cảm lãng mạn. Trong khi hàng nghìn người đang sống chết cho một lí
tưởng cao đẹp là độc lập dân tộc, giải phóng con người thì Tự Lực văn đoàn lại để cho các
nhân vật của mình chìm đắm trong giấc mộng tình yêu, hạnh phúc cá nhân. Vì thế nên Tự Lực
văn đoàn được xem như là “cơ hội chủ nghĩa”, “tư tưởng tiểu tư sản”, “lãng mạn thoát ly”….
Từ năm 1986 đến nay, hiện tượng Tự Lực văn đoàn đã được nhìn nhận lại một cách khách
quan và công bằng hơn. Chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã thực sự thổi luồng
sinh khí mới và “cởi trói” về mặt tư tưởng cho các văn nghệ sĩ và các nhà nghiên cứu phê
bình. Họ được tự do hơn trong việc tiếp cận theo những góc nhìn khoáng đạt hơn, được mạnh
mẽ và thẳng thắn cả khi khen và chê một cách khách quan và khoa học. Các hiện tượng văn
học, các nghi án văn học được đánh giá, xem xét lại với thái độ bình tĩnh và khách quan hơn.
Tự Lực văn đoàn cũng nằm trong quỹ đạo đó. Nhiều bài nghiên cứu, chuyên luận mới ra đời.
Họ có những cách nhìn mới về văn xuôi Tự Lực văn đoàn. Huy Cận trong cuộc Hội thảo về
Tự Lực văn đoàn ngày 27 tháng 5 năm 1989 tại khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội đã
đi tới kết luận: “Tự Lực văn đoàn đã có những đóng góp lớn vào nghệ thuật tiểu thuyết, vào
tính hiện đại của tiểu thuyết, đóng góp vào tiếng nói và câu văn của dân tộc, với lối văn trong
sáng và rất Việt Nam” [25, 9]. GS. Hà Minh Đức cho rằng Tự Lực văn đoàn với những tiền
đề về văn hoá xã hội mới đã “tạo nên những giá trị mới cho văn học”. Còn GS. Phan Cự Đệ
khẳng định: “tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn có công lớn trong việc đổi mới nền văn học vào
những năm 30 của thế kỉ, đổi mới từ quan niệm nghệ thuật cho đến việc đẩy nhanh các thể
loại văn học trên con đường hiện đại hoá làm cho ngôn ngữ trở nên trong sáng và giàu có
hơn.” [35, 241]. Trương Chính trong Báo Người giáo viên nhân dân số đặc biệt, (27, 28, 29,
30, 31) tháng 7/ 1989 cũng cho rằng “Tự Lực văn đoàn có một vai trò rất quan trọng trong sự
phát triển của văn học ta những năm 30”. GS.Trần Đình Hượu nhấn mạnh: “Những năm 20 là
quá trình khẳng định văn học mới và Tự Lực văn đoàn đánh dấu giai đoạn toàn thắng với sự

5
đóng góp lớn chủ động và tích cực”[42, 60]. Ngoài ra còn hàng loạt các công trình nghiên cứu
chuyên sâu của Lê Thị Đức Hạnh (Thêm mấy ý kiến đánh giá Tự Lực văn đoàn), Vũ Thị
Khánh Dần (Nhìn nhận về tiểu thuyết Nhất Linh hơn nửa thế kỉ qua,), Đỗ Đức Dục (Góp phần

đánh giá văn học lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930- 1945), Lê Thị Dục Tú (Quan niệm nghệ
thuật về con người trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn), Phạm Quang Long (Tự Lực văn đoàn
– một kiểu tư duy văn học), Mã Giang Lân (chủ biên), (Quá trình hiện đại hóa văn học Việt
Nam 1900- 1945 và những đóng góp của nó), Nguyễn Hữu Hiếu (Mấy suy nghĩ về nhà văn
Nhất Linh Nguyễn Tường Tam), Mai Hương (tuyển chọn và biên soạn) (Tự Lực văn đoàn
trong tiến trình văn học dân tộc), Dương Hương (Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tiểu thuyết
luận đề của Nhất Linh), Lê Minh Truyên (Thạch Lam với Tự Lực văn đoàn), Nguyễn Trác và
Đái Xuân Ninh (Về Tự Lực văn đoàn), Vũ Tiến Quỳnh (Tuyển chọn) (Nhất Linh - Khái Hưng
- Hoàng Đạo), Hà Minh Đức (Tự Lực văn đoàn – Trào lưu tác giả), Khúc Hà Linh (Anh em
Nguyễn Tường Tam – Nhất Linh ánh sáng và bóng tối)… Do được nhìn nhận một cách khách
quan và công bằng hơn nên ở miền Bắc Tự Lực văn đoàn đã trở thành đề tài thu hút sự chú ý
của nhiều sinh viên ngành Ngữ văn trong các luận văn, luận án và khoá luận tốt nghiệp.
Tất cả những công trình đó đã cho thấy sức sống mạnh mẽ của văn chương Tự Lực văn
đoàn, thể hiện sự đổi mới thái độ đánh giá, ghi nhận những đóng góp thực sự của văn đoàn.
Thời gian càng lùi xa thì độ sáng của hiện tượng văn học mà ta đang xem xét dường như lại
sáng hơn lên, diện mạo của những nhân vật nòng cốt trong Nhóm Tự lực lại càng hằn bóng
nơi tâm trí chúng ta. Đó là bằng chứng chắc chắn của những giá trị tự khẳng định bản chất,
không để cho quy luật sinh tồn đào thải. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với những công trình trên,
chúng tôi nhận thấy vấn đề chống phong kiến, tính dân chủ, cá nhân, nhân vật, kết cấu, cốt
truyện, ngôn ngữ….là những mảng được chú ý nhiều. Còn hình tượng người phụ nữ có được
xem xét nhưng còn tản mát, chưa có hệ thống, chủ yếu là để chứng minh cho nội dung trung
tâm của văn đoàn đó là chống lễ giáo phong kiến mà người phụ nữ là nạn nhân tiêu biểu. Có
thể nhắc tới bài viết Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn của
Trương Chính. Lê Thị Dục Tú trong cuốn Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự Lực
văn đoàn có đề cập đến hình tượng người phụ nữ, đặc biệt là ở chương 2, 3 nói về Thế giới
nội tâm và Vẻ đẹp thể chất. Nhưng nhìn chung những bài viết này chủ yếu khai thác nhân vật
để thấy sự đổi mới về quan niệm, tư tưởng của tác giả so với đương thời, xem xét nhân vật ở
bình diện xã hội, triết học, mĩ học chứ chưa nhìn nhận nhân vật ở góc độ nhân cách con
người.
Hình tượng người phụ nữ là hình ảnh quen thuộc và là đề tài quan trọng trong văn học dân

tộc ta. Tuy nhiên mỗi giai đoạn văn học lại có những cách phác họa hình tượng này khác

6
nhau. Các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo đã xây dựng nên một hệ
thống những nhân vật nữ rất độc đáo, rất hiện thực ở hai giới tuyến: một phái “nệ cổ” là
những phụ nữ đại diện cho xã hội cũ, chịu ảnh hưởng nặng nề của giáo lý Khổng, Mạnh và
phái đối lập là những cô “gái mới” tân thời theo tư tưởng Tây phương. Cuộc chiến giữa hai
phái này làm nảy sinh bao vấn đề trong gia đình, ngoài xã hội, và chính điều này làm cho tiểu
thuyết Tự Lực văn đoàn trở nên hấp dẫn người đọc. Qua những trang viết về họ, các nhà văn
đã bộc lộ tài năng cũng như tư tưởng tiến bộ của mình.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Tự Lực văn đoàn là một hiện tượng phức tạp. Những năm đầu xuất hiện họ có những
đóng góp và thành tựu nổi bật nhưng từ năm 1940 trở đi họ nghiêng về hoạt động chính trị
nhiều hơn. Các thành viên chủ chốt của văn đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo
tham gia vào các Đảng Việt Quốc, Việt Cách vì thế nên việc đánh giá các tác phẩm văn
chương của họ gặp nhiều khó khăn, bởi vì tác phẩm văn học ra đời là sản phẩm của tư tưởng,
quan điểm của nhà văn. Tuy nhiên, chúng tôi đi nghiên cứu trong giai đoạn Tự Lực văn đoàn
(khoảng 10 năm, từ 1932 đến 1942) và xem xét hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự
Lực văn đoàn không đứng trên bình diện xã hội, chính trị mà tìm hiểu dưới góc độ nhân cách
con người, qua đó thấy được hình ảnh người phụ nữ trong xã hội đương thời đã được các nhà
văn nhìn nhận như thế nào, xây dựng những nhân vật này để nhằm thể hiện tư tưởng gì của
tác giả và cách họ xây dựng nên hình tượng có gì độc đáo, mới mẻ, thành công. Với đề tài này
chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc đánh giá, nhìn nhận lại hiện tượng
Tự Lực văn đoàn.
3.2. Đối tượng nghiên cứu.
Trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi chỉ đi nghiên cứu hình tượng người phụ nữ
trong tiểu thuyết của Tự Lực văn đoàn, còn hệ thống những truyện ngắn chúng tôi xin dành
cho một công trình khác.
3.3. Phạm vi nghiên cứu.

Với mục đích và đối tượng nghiên cứu như vậy chúng tôi giới hạn phạm vi khảo sát ở các
tác giả, tác phẩm sau:
+) Nhất Linh: Đoạn tuyệt, Nắng thu, Lạnh lùng, Đôi bạn, Bướm trắng.
+) Khái Hưng: Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Tiêu sơn tráng sĩ, Trống mái, Gia đình,
Thoát ly, Thừa tự, Đẹp, Hạnh, Băn khoăn.
+) Hoàng Đạo: Con đường sáng.
+) Thạch Lam: Ngày mới.

7
Ngoài ra, Nhất Linh còn có tiểu thuyết Nho phong (1926), Giòng sông Thanh Thuỷ (1960,
1961) và Xóm cầu mới (1961) chúng tôi không xem xét vì không nằm trong giai đoạn văn học
Tự Lực văn đoàn.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu, phương pháp tâm lí
học, phương pháp lịch sử - xã hội, phương pháp tiếp cận văn hoá học. Các phương pháp này
không tách rời nhau mà kết hợp hài hoà, thống nhất trong quá trình nghiên cứu.
Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn sẽ gồm 3 chương:
Chương 1: Những nhân vật phụ nữ phản diện.
Chương 2: Hình tượng người phụ nữ “mới”.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn

References
I. Tiểu thuyết của Hoàng Đạo, Khái Hưng, Thạch Lam, Nhất Linh được trích dẫn
trong luận văn
1. Hoàng Đạo (1999), Con đường sáng, Văn chương Tự Lực văn đoàn, tập 3, NXB Giáo
dục, Hà Nội,
2. Khái Hưng (1992), Băn khoăn, NXB Đại học và GDCN, Hà Nội.
3. Khái Hưng (1999), Đẹp, Văn chương Tự Lực văn đoàn, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Khái Hưng (1999), Gia đình, Văn chương Tự Lực văn đoàn, tập 2, NXB Giáo dục, Hà

Nội.
5. Khái Hưng (1967), Hạnh, NXB Văn nghệ, Sài Gòn
6. Khái Hưng (1999), Hồn bướm mơ tiên, Văn chương Tự Lực văn đoàn, tập 2, NXB Giáo
dục, Hà Nội
7. Khái Hưng, Nhất Linh (1992), Đời mưa gió, NXB Đại học và GDCN, Hà Nội
8. Khái Hưng, Nhất Linh (1999), Gánh hàng hoa, Văn chương Tự Lực văn đoàn, tập 3,
NXB Giáo dục, Hà Nội
9. Khái Hưng (1967), Những ngày vui, NXB Văn nghệ, Sài Gòn
10. Khái Hưng (1999), Nửa chừng xuân, Văn chương Tự Lực văn đoàn, tập 2, NXB Giáo
dục, Hà Nội
11. Khái Hưng (1998), Thoát li, Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930 -1945), cuốn một, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội

8
12. Khái Hưng (1999), Thừa tự, Văn chương Tự Lực văn đoàn, tập 2, NXB Giáo dục, Hà
Nội
13. Khái Hưng (1988), Tiêu sơn tráng sĩ, NXB Đại học và GDCN, Hà Nội
14. Khái Hưng (1952), Trống mái, NXB Phượng Giang, Sài Gòn
15. Thạch Lam (1988), Ngày mới, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, hà Nội
16. Nhất Linh (1999), Bướm trắng, Văn chương Tự Lực văn đoàn, tập 1, NXB Giáo dục,
Hà Nội
17. Nhất Linh (1991), Đoạn tuyệt, NXB Đại học và GDCN, Hà Nội
18. Nhất Linh (1991), Đôi bạn, NXB Đại học và GDCN, Hà Nội
19. Nhất Linh (1961), Giòng sông thanh thủy, NXB Đời nay, Sài Gòn
20. Nhất Linh (1999), Lạnh lùng, Văn chương Tự Lực văn đoàn, tập 1, NXB Giáo dục, Hà
Nội
21. Nhất Linh (1999), Nắng thu, Văn chương Tự Lực văn đoàn, tập 1, NXB Giáo dục, Hà
Nội

II. Tài liệu tham khảo khác

22. Đào Văn A (1981), Tự Lực văn đoàn trên sách báo miền Nam trước đây, Tạp chí văn
học, số 5.
23. M. Arnauđôp, (1978), Tâm lí học sáng tạo văn học, Hoài Lam và Hoài Ly dịch, NXB
Văn học, Hà Nội.
24. Trương Chính (1990), Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn
đoàn, Tạp chí văn học số 5, tr.3-9
25. Huy Cận (1989), Nhìn lại một số hiện tượng văn học, Báo Người giáo viên nhân dân số
đặc biệt, (27, 28, 29, 30, 31) tháng 7
26. Trương Chính (1988), Vấn đề đánh giá Tự Lực văn đoàn, Tạp chí Văn học số 3+ 4,
tr.21- 30
27. Nguyễn Đình Chú (1989), Cần nhận đúng thời kì văn học 1930 – 1945, Báo Người giáo
viên nhân dân số đặc biệt, (27, 28, 29, 30, 31) tháng 7, tr.3 -5
28. Vũ Thị Khánh Dần (1997), Nhìn nhận về tiểu thuyết Nhất Linh hơn nửa thế kỉ qua, Tạp
chí văn học số 3.
29. Đỗ Đức Dục (1990), Góp phần đánh giá văn học lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930-
1945, Tạp chí Văn hóa – Nghệ thuật số 1
30. Nguyễn Đức Đàn (1963), Mấy ý kiến về Nhất Linh và Khái Hưng - hai nhà văn tiêu
biểu trong Tự Lực văn đoàn, Tạp chí Văn học số 1, tr.7- 28

9
31. Nguyễn Đức Đàn (1963), Nhất Linh trên bước đường sáng tác hiện nay, Tạp chí Văn
học số 1
32. Đặng Anh Đào (2001), Gió Đông gió Tây ảnh hưởng và giao thoa trong văn học Việt
Nam hiện đại, Tạp chí Văn học, số 1.
33. Phan Cự Đệ, Nguyễn Trác, Hà Văn Đức, (1992), Văn học Việt Nam 1930- 1945, tập 2,
NXB Đại học và GDCN, Hà Nội
34. Phan Cự Đệ (1999), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội
35. Phan Cự Đệ (2002), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945, NXB Văn học, Hà Nội
36. Hà Minh Đức (1994), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội
37. Vũ Thu Hà (2007), Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Nhất Linh trước 1945,

Khoá luận tốt nghiệp khoa Ngữ văn, ĐH KHXH& NV, Hà Nội
38. Lê Thị Đức Hạnh (1991), Thêm mấy ý kiến đánh giá về Tự Lực văn đoàn, Tạp chí văn
học số 3
39. Dương Hương (1998), Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tiểu thuyết luận đề của Nhất
Linh, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 8
40. Mai Hương (tuyển chọn và biên soạn) (2000), Tự Lực văn đoàn trong tiến trình văn học
dân tộc, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội,
41. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng (1988), Văn học Việt Nam qua giai đoạn giao thời 1900-
1930, NXB Đại học và GDCN, Hà Nội
42. Trần Đình Hượu (1991), Tự Lực văn đoàn nhìn từ góc độ tính liên tục của lịch sử qua
bước ngoặt hiện đại hóa trong lịch sử văn học phương Đông, Tạp chí Sông Hương, số 4
43. Nguyễn Hữu Hiếu (1994), Mấy suy nghĩ về nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, Tạp
chí Văn học, số 4
44. Đỗ Đức Hiểu (1996), Đọc Bướm Trắng của Nhất Linh, Tạp chí Văn học số 10
45. Trịnh Hồ Khoa (1996), Những đóng góp của Tự Lực văn đoàn cho việc xây dựng một
nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, Luận án, Trường Đại học KHXH& Nhân văn, Hà Nội
46. V. Lajarev, Quan niệm của chủ nghĩa hiện sinh của Mỹ về con người, Tài liệu dịch của
viện Văn học
47. Mã Giang Lân (chủ biên) (1999), Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900- 1945
và những đóng góp của nó, Tạp chí Văn học số 8.
48. Phong Lê (1996), Tố Tâm, với nền tiểu thuyết mới và dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam,
Tạp chí Văn học số 8.
49. Nhất Linh, (1961), Viết và đọc tiểu thuyết (Biên khảo), NXB Đời nay, Sài Gòn
50. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, NXB Giáo dục,Hà Nội

10
51. Phạm Quang Long (1990), Tự Lực văn đoàn – một kiểu tư duy văn học, Tạp chí khoa
học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 2
52. Huỳnh Lý, Hoàng Dung, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Trác
(1978), Lịch sử văn học Việt Nam 1930- 1945, tập V, NXB Giáo dục, Hà Nội

53. Nguyễn Đăng Mạnh (1979), Nhà văn tư tưởng và phong cách, NXB Tác phẩm Mới, Hà
Nội
54. Nguyễn Đăng Mạnh (1997), Quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam nửa đầu thế
kỉ XX, Tạp chí Văn học số 5
55. Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn Việt Nam hiện đại, tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội
56. Nguyễn Hữu Sơn (1993), Vấn đề con người cá nhân trong văn học cổ nhìn từ góc độ lý
thuyết, Tạp chí Văn học số 3
57. Trần Đình Sử (1987), Một thời đại văn học mới, NXB Văn học, Hà Nội
58. Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1987), Lý luận văn học, tập II, NXB
Giáo dục, Hà Nội
59. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu, Quan niệm nghệ thuật về con người, NXB
Tác phẩm mới, Hà Nội
60. Nguyễn Hiền Trang (2001), Những cách tân về nghệ thuật của tiểu thuyết Tự Lực văn
đoàn trên con đường hiện đại hoá, Luận án PTS KHNV, Hà nội
61. Hà Bình Trị (1996), Chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ, độc đáo của Nam Cao – sự ý thức về
cá nhân, Tạp chí Văn học số 9
62. Lê Thị Dục Tú (1997), Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tự Lực
văn đoàn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
63. Website, http://www. vietmessenger.com
64. Website, http:// www. evan.com


×