Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM 2016 MÔN NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.18 KB, 5 trang )

UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS HOÀNG TIẾN
THI THỬ THÁNG 1/2016

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề gồm 03 câu, 01 trang)

Câu 1 (2,0 điểm). Cho đoạn thơ sau:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(SGK Ngữ văn 9, tập 1)
a) Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Câu 2 (3,0 điểm).
Suy nghĩ của em về căn bệnh vô cảm của con người trong xã hội hiện nay.
Câu 3 (5,0 điểm).
Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.

-------Hết-------


UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS HOÀNG TIẾN

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT


NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN 9
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)

Câu 1 (2,0 điểm).
a) Mức tối đa:
- Về phương diện nội dung (1.75 điểm): HS nêu được :
Phần
a

b

Nội dung

Điểm

- Đoạn thơ trích từ văn bản “Ánh trăng”
- Tác giả: Nguyễn Duy
- Đoạn thơ sử dụng từ láy tượng hình “vành vạnh” biểu thị ý nghĩa
vầng trăng - thiên nhiên quá khứ luôn tròn đầy, bất diệt.
- Sự đối lập giữa “tròn vành vạnh” với “ kẻ vô tình”, giữa cái “im
lặng” của trăng với cái “giật mình” thức tỉnh của con người thể hiện
cái nhìn nghiêm khắc và bao dung của quá khứ như soi vào tận trái tim
người lính, nhắc nhở người lính không được lãng quên quá khứ.
- Cái giật mình là cảm giác và phản xạ tâm lí của một người biết suy
nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo của mình, sự nông nổi trong
cách sống. Cái “giật mình” của sự ăn năn, tự trách, tự thấy mình phải
thay đổi cách sống. Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không được
làm người phản bội thiên nhiên quá khứ


0.25đ
0.25đ
0.25đ

0.5đ

0.5đ

- Về phương diện hình thức (0.25đ): Nội dung điểm hướng vào cách hành văn của
học sinh, chính tả và cách trình bày.
b) Mức chưa tối đa: Nêu chưa đủ ý.
c) Mức không đạt: Trình bày không đúng yêu cầu, hoặc không viết được gì.
Câu 2 (3,0 điểm).
1. Mức tối đa
* Về phương diện nội dung (2.75 điểm)
- Kiểu bài : Nghị luận xã hội (Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời
sống).
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần tập trung vào
những nội dung sau:
a) Mở bài (0.25 điểm)
Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Trong cuộc sống hiện đại song song với sự phát
triển của xã hội thì lại nảy sinh những vấn đề đáng quan tâm trong đó có căn bệnh vô
cảm.
b) Thân bài (2.25 điểm)
* Giải thích : (0.25)


Bệnh vô cảm là gì? Trạng thái con người sống gần như không có cảm xúc với thế
giới xung quanh, sống một cách thờ ơ, bàng quan với mọi người.
* Biểu hiện của bệnh vô cảm. (0.5đ)

- Đáng buồn là xã hội hiện đại có rất nhiều người trở nên vô cảm.
- Con người không có cảm xúc, thái độ trước vẻ đẹp của cuộc sống…
- Đáng buồn hơn còn thiếu cảm xúc trước tình yêu thương, chia sẻ của người khác
(lấy dẫn chứng).
- Vô cảm trước những hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống, trước cái ác…đáng sợ
hơn là vô cảm trước nỗi đau của con người (lấy dẫn chứng).
* Nguyên nhân. (0.5đ)
- Do sự chi phối, tác động của hoàn cảnh xã hội: Nhịp điệu cuộc sống ngày càng
gấp gáp, khẩn trương đặc biệt là cuộc sống ở thành phố, đô thị. Quỹ thời gian rảnh rỗi
ngày càng eo hẹp, con người ngày càng ít quan tâm tới những cảm xúc của bản thân, của
mọi người xung quanh.
- Nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao, con người sống ích kỉ hơn, nghĩ nhiều đến
mình hơn, hay tính toán thiệt hơn với người khác.
- Trong xã hội hiện nay, có một số người sống quá thực dụng, quá coi trọng vật
chất, xem nhẹ tình cảm, những giá trị tinh thần khác.
* Hậu quả (0.5đ)
- Khi vô cảm trước những hành động xấu xa, tội lỗi cũng có nghĩa là tiếp tay cho
cái ác, cái xấu, dẫn đến cuộc sống ngày càng tồi tệ.
- Vô cảm trước niềm vui, hạnh phúc cũng như nỗi đau của người khác làm cho
khoảng cahcs giữa người và người ngày càng xa hơn.
- Tác hại không chỉ với mọi người xung quanh mà còn với bản thân người bị bệnh
vô cảm, chính họ cảm thấy cô độc, mất cơ hội cảm nhận vẻ đẹp, giá trị của cuộc sống.
- Vô cảm trước công việc ta sẽ không có hứng thú để làm việc, học tập dẫn đến
hiệu quả thấp.
* Giải pháp. (0.5đ)
- Bản thân mỗi người luôn có ý thức tu dưỡng phẩm chất đạo đức, biết quan tâm
chia sẻ, biết yêu thương.
- Nhà trường, gia đình, xã hội phải có những biện pháp, những chiến lược đánh
thức ở học sinh lối sống có trách nhiệm, lòng nhân ái.
- Phê phán những hành động, những con người vô cảm…

c) Kết bài (0.25 điểm)
Khẳng định lại vấn đề và nêu suy nghĩ của mình.
* Về phương diện hình thức và các tiêu chí khác (0.25 điểm)
- Bài viết đảm bảo bố cục ba phần.
- Bài viết không sai lỗi diễn đạt, chính tả.
- Lời văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng.


2. Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức
nêu trên.
3. Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề.
Câu 3 (5,0 điểm).
1. Mức tối đa
* Về phương diện nội dung (4.0 điểm)
- Kiểu bài: Nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) – nhân vật văn học.
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ
bản sau:
a) Mở bài (0.5 điểm)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và khái quát đặc điểm của nhân vật ông Hai.
b) Thân bài (3.5 điểm)
* Truyện khắc họa thành công hình tượng người nông dân Việt Nam: Ông Hainhân vật chính của truyện là linh hồn của tác phẩm với những phẩm chất đáng quí.
(0.25đ)
* Ông Hai có tình yêu làng tha thiết, đắm say và mãnh liệt (1đ)
- Ông yêu cái làng Chợ Dầu của ông, cái làng là một phần máu thịt của ông. Đó là
nơi ông sinh ra và lớn lên, nơi tổ tiên ông sinh cơ, lập nghiệp.
- Tình yêu làng của ông rất đặc biệt và những biểu hiện của tình cảm ấy ở ông
cũng rất đặc biệt :
+ Ông hai rất tự hào về làng Chợ Dầu, với ông khoe làng là một sở thích (lấy dẫn
chứng).
+ Xa làng ông luôn theo dõi nghe ngóng tin tức về làng (lấy dẫn chứng).

Đánh giá: Tình yêu làng của ông Hai.
* Tình yêu làng của ông Hai gắn bó, hòa nhập, thống nhất với tình yêu nước, yêu
kháng chiến, yêu cách mạng. (2đ)
- Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:
+ Niềm tự hào về làng bị sụp đổ. Ông lắp bắp hỏi, ông lão lặng đi tưởng thư không
thở nổi…
+ Tin đó đã trở thành một nỗi ám ảnh, day dứt: Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông
cúi gằm mặt mà đi…suốt mấy ngày ông không dám đâu…
+ Từ nỗi ám ảnh nặng nề đã biến thành sự sợ hãi thường xuyên thường trực trong
con người ông Hai…
+ Ông bị đẩy vào bế tắc, tuyệt vọng khi mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi…
ông đấu tranh nội tâm gay gắt. Ông tự hỏi “đi đâu bây giờ”…
+ Trong tâm trạnh bị dồn nén, ông chỉ còn biết trút tâm sự của mình vào những lời
thủ thỉ với đứa con trai út (lấy dẫn chứng).
- Khi nghe tin cải chính về làng:


+ Ông vui sướng, tự hào (biểu hiện cụ thể bằng nét mặt, cử chỉ, hành động)
+ Đó là niềm vui kì lạ và cảm động. Ông không buồn, không tiếc vì nhà ông bị
giặc đốt bởi đó là sự cải chính hùng hồn nhất, là bằng chứng bảo vệ danh dự cho làng
ông, cho bản thân ông. Trong lớp tro tàn ấy đang âm thầm hồi sinh một làng Chợ Dầu
mới, làng quê của kháng chiến, của những tấm lòng hết sức chân thành luôn hướng về đất
nước. Tình yêu làng, yêu nước nồng nàn của ông Hai là chất vàng mười quí giá được
Kim Lân phát hiện và bộc lộ trong tác phẩm.
* Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật (0.25đ)
c) Kết bài (0.5 điểm)
- Suy nghĩ về nhân vật, giá trị tác phẩm.
* Về phương diện hình thức và các tiêu chí khác (1.0 điểm)
- Bài viết đảm bảo bố cục ba phần.
- Bài viết không sai lỗi diễn đạt, chính tả.

- Lời văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng.
2. Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức
nêu trên.
3. Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề.

-------Hết-------



×