Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

TRÒ CHƠI SÁNG TẠO CHO TRẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 168 trang )

Trò chơi sáng tạo cho trẻ - Chơi mà học, học mà chơi

TUYỂN CHỌN CÁC TRÒ CHƠI SÁNG TẠO CHO TRẺ

Người tổng hợp: Trương Thu Hương
Facebook: />
Group: Cha mẹ giỏi
Fanpage: Cha mẹ giỏi con thông minh - Con cái chúng ta đều giỏi

trang 1/168


Trò chơi sáng tạo cho trẻ - Chơi mà học, học mà chơi

Các trò chơi sáng tạo cho trẻ với phương châm: “Chơi mà học, học mà chơi”
10 định hướng phát triển trí tuệ thông qua các trò chơi
1.

Phát triển giác quan: cánh cửa nhận thức (Thị giác, Thính giác, Xúc giác, Vị giác và Khứu giác)

2.

Phát triển vận động: điều khiển cơ thể theo ý mình

3.

Phát triển ngôn ngữ: công cụ giao tiếp, tư duy

4.

Phát triển tư duy, logic, toán học



5.

Phát triển trí tuệ âm nhạc

6.

Phát triển kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội

7.

Phát triển trí thông minh không gian: hội họa và tạo hình

8.

Phát triển trí tuệ tự nhiên: nhận biết thế giới

9.

Phát triển trí tuệ cảm xúc

10. Phát triển trí tuệ sáng tạo

Người tổng hợp: Trương Thu Hương
Facebook: />
Group: Cha mẹ giỏi
Fanpage: Cha mẹ giỏi con thông minh - Con cái chúng ta đều giỏi

trang 2/168



Trò chơi sáng tạo cho trẻ - Chơi mà học, học mà chơi

trang 3/168

Phần I: Sơ lược hướng dẫn các trò chơi cho trẻ

Hướng dẫn cách chơi và học với bé
Các kỹ năng

Phương pháp
- Định hướng: điều chỉnh từ những gì bé đang làm bây
giờ sang những điều bé cần biết; cách định hướng: điều
chỉnh các yêu cầu trước khi đưa ra phần thưởng

Giúp bé học khi chơi

- Hướng dẫn: hỗ trợ để bé trả lời đúng; hướng dẫn
giảm dần từ hướng dẫn bằng tay tới diễn tả, gợi ý bằng
lời, ra hiệu, chỉ...
- Giảm dần sự hướng dẫn (QUAN TRỌNG): làm sao
để bé không bị phụ thuộc vào hướng dẫn, tiến tới bé có
thể làm đúng, trả lời đúng mà không cần hướng dẫn
- Gắn kết: chia nhỏ các kỹ năng bé cần học thành
những động tác nhỏ để gắn kết lại
- Khuyến khích (dùng phần thưởng một cách đa dạng):
tuỳ vào các phản ứng của bé, khích lệ bé học điều hay

Người tổng hợp: Trương Thu Hương
Facebook: />

Group: Cha mẹ giỏi
Fanpage: Cha mẹ giỏi con thông minh - Con cái chúng ta đều giỏi

Ví dụ
Ví dụ: yêu cầu bé chạm vào một vật bé thích trước khi
bé được nhận, sau đó tiến tới yêu cầu bé nói một âm gì
đó, rồi một vần, rồi một từ...
Ví dụ: dạy bé chạm vào quả bóng: đầu tiên trực tiếp
cầm tay bé chạm vào bóng, sau đó chỉ chạm vào cùi trỏ
của bé, rồi tiến tới chỉ chỉ vào quả bóng... cho đến khi
bảo bé đụng vào bóng là bé biết chạm bóng.

Ví dụ: dạy nói "con", "mẹ", "yêu" rồi gắn lại thành "con
yêu mẹ"


Trò chơi sáng tạo cho trẻ - Chơi mà học, học mà chơi

trang 4/168

Một số trò chơi để... chơi
Kiểu chơi
Vận động

Cách chơi
Cách chơi vận động (bé khám phá và học cách điều
khiển cơ thể)
- tạo tình huống để bé vận động
- tạo không khí vui vẻ để bé thích vận động
- xoa bóp cho bé theo nguyên tắc trái ngược (ví dụ vừa

cào vừa xoa)
(kèm giao tiếp bằng mắt, "bình luận bóng đá", nghe
nhạc, thơ, hát)

Người tổng hợp: Trương Thu Hương
Facebook: />
Group: Cha mẹ giỏi
Fanpage: Cha mẹ giỏi con thông minh - Con cái chúng ta đều giỏi

Dạng chơi
Một số dạng chơi:
- Các trò chơi vận động thô:
+ chạy (tới và lui), trèo cầu thang, trèo dốc (lên và
xuống), dậm chân, nằm/ngồi đưa chân qua lại, đá bóng,
nhún nhảy theo nhạc, nhảy hai chân cùng lúc, giữ thăng
bằng trên một chân, bước đều
+ dơ tay, quay tay từ trên xuống (cần mẹ giúp), vắt chéo
tay phía trước, dơ tay chạm chân, chạm đầu, đập nhẹ tay
lên bàn, gõ cửa, vỗ tay, vẫy tay, ném bóng, vỗ nhẹ vào
chân, vai, bụng, đầu, khoanh tay, đưa hai tay ra, xoa tay
vào nhau, chống tay lên eo
+ vặn mình, đứng lên, ngồi xuống, nhún, quỳ gối rồi
đứng lên, lộn nhào, leo trèo, nhảy xa
+ lắc đầu, gật đầu, quay đầu, che mặt bằng tay
- Các trò chơi vận động tinh:
+ làm động tác chỉ, cắt kéo, tròn - búng, chữ o, chi chi
chành chành, xoè, nắm tay, ngọ nguậy ngón tay, duỗi
ngón trỏ, giơ ngón cái, múa xinh (xoay cổ tay)
+ lật trang sách, vẽ nguệch ngoạc, dán giấy, chụm tay
giữ nước

+ cau mày, búng tai, phỉnh mũi, xì mũi


Trò chơi sáng tạo cho trẻ - Chơi mà học, học mà chơi

Kiểu chơi

Cách chơi

trang 5/168

Dạng chơi

Khám phá

Cách chơi khám phá (thử nghiệm, tìm ra cái mới):
- giúp bé khám phá đồ vật, sự kiện mới
- vui vẻ làm theo chỉ dẫn của bé
- hào hứng làm việc cho bé quan sát
(kèm giao tiếp bằng mắt, "bình luận bóng đá")

Một số dạng chơi:
- đặt đồ chơi mới vào giữa đống đồ chơi cũ
- thu hút sự chú ý của bé (chỉ cho bé kèm lời nói) tới đồ
vật, sự kiện mới
- giấu đồ chơi để bé tìm
- đặt đồ chơi ngoài tầm với của bé, cho vào hộp khó mở
- cho bé dần dần các mảnh của đồ chơi, đồ vật có nhiều
mảnh
- tìm hiểu xem các đồ vật trong nhà phát ra tiếng động

như thế nào

Điều khiển

Cách chơi điều khiển (điều khiển và học về đồ vật,
phối hợp tay-mắt)
- cho bé đồ chơi, đồ vật kích thích bé tìm hiểu, tìm cách
điều khiển
- chỉ cho bé cách điều khiển đồ vật bé thích
- cầm tay chơi cùng bé nếu cần
(kèm giao tiếp bằng mắt, "bình luận bóng đá", nghe
nhạc)

Một số dạng chơi:
- xỏ vòng vào trụ
- ráp mảnh gỗ (hình hoa quả, con vật...) vào khung hình
- chồng khối (bắt đầu là hai khối)
- lồng các hộp lớn nhỏ vào nhau
- rung chuông, phất cờ, đánh trống, cầm điện thoại
- mở, kéo cửa; tắt, bật đèn, quạt, tivi
- cầm và ném bóng
- kéo ghế, ngồi vào ghế
- lật trang sách
- đóng mở hộp, chai
- vẽ bằng bút, sáp, bảng vẽ

Người tổng hợp: Trương Thu Hương
Facebook: />
Group: Cha mẹ giỏi
Fanpage: Cha mẹ giỏi con thông minh - Con cái chúng ta đều giỏi



Trò chơi sáng tạo cho trẻ - Chơi mà học, học mà chơi

trang 6/168

Kiểu chơi

Cách chơi

Dạng chơi
- lắp hình đơn giản, lồng các mẩu đồ chơi kết nối
- lau tay, lau miệng, đánh răng, chải tóc
- kéo, đẩy ô tô đồ chơi
- đổ/rót/xúc đậu, gạo, nước... từ bình/bát/cốc này sang
bình/bát/cốc kia

Xã hội

Cách chơi xã hội (tương tác, học từ người khác thông
qua quan sát, bắt chước)
- theo dõi và tích cực đáp ứng nỗ lực tương tác của bé
- tạo cơ hội cho bé chơi với người khác (cả người lớn và
trẻ em)
- giúp bé học cách chơi với người khác
(kèm giao tiếp bằng mắt, "bình luận bóng đá")

Một số dạng chơi:
- chào hỏi, vẫy tay, bắt tay, vuốt tay
- chơi nghé ọ cọ đầu

- chơi ú oà luân phiên
- chơi vỗ tay hi-five (kèm đọc "Đầu gì, đầu tầu, tầu gì,
tầu hoả...")

Giả vờ

Cách chơi giả vờ (tìm hiểu ý nghĩa các tình huống,
dùng trí tưởng tượng, sử dụng biểu tượng)
- khuyến khích bé quan sát việc nhà
- bày cho bé cách chơi giả vờ với đồ vật, đồ chơi
- để bé tự thử chơi giả vờ với đồ chơi
(kèm giao tiếp bằng mắt, "bình luận bóng đá")

Một số dạng chơi:
- chơi bán đồ hàng
- nấu nướng
- giả vờ làm mẹ
- bón cho búp bê
- chơi vuốt tay với búp bê (mẹ cầm tay búp bê)
- chơi nghé ọ cọ đầu với búp bê, cho 2 búp bê nghé ọ
- giả vờ uống cốc không, chai không, giả vờ ăn

Giải quyết vấn đề

Cách chơi giải quyết vấn đề (tò mò, tự tin tìm cách tự Một số dạng chơi:

Người tổng hợp: Trương Thu Hương
Facebook: />
Group: Cha mẹ giỏi
Fanpage: Cha mẹ giỏi con thông minh - Con cái chúng ta đều giỏi



Trò chơi sáng tạo cho trẻ - Chơi mà học, học mà chơi

trang 7/168

Kiểu chơi

Cách chơi
giải quyết vấn đề, tình huống)
- thu hút sự chú ý của bé vào đồ vật và sự kiện xung
quanh
- nhận biết điều bé quan tâm, làm theo chỉ dẫn của bé,
bày thêm cho bé cách khám phá
- tạo hoạt động bé dễ làm thành công và để bé tự thử
làm, nhưng đôi khi lại cần tạo ra những chướng ngại vật
nho nhỏ để bé tìm cách vượt qua
(Kèm giao tiếp bằng mắt, "bình luận bóng đá", nghe
nhạc)

Dạng chơi
- giấu một mảnh hình trong bộ xếp hình của bé
- đưa cho bé thứ khác với thứ bé muốn
- thỉnh thoảng phá vỡ thói quen bé đã rõ (ví dụ đi giày
xong lại lấy tất để đi)
- tạo chướng ngại vật trên đường bé lấy thứ bé thích (ví
dụ: nước - đi lấy cốc, trèo lên ghế, lấy chai nước trên
bàn)
- làm "nhạc cụ" bằng cách cho vật nhỏ (lưu ý: an toàn)
như hạt đậu, chùm chìa khoá... vào hộp, đậy nắp, hoặc

giữa hai đĩa giấy rồi dán lại, sau đó lắc để tạo ra âm
thanh
- xâu chuỗi vòng bằng bột mỷ nặn để khô, bằng hạt mỳ
Ý nhiều màu, bằng lõi cuộn giấy vệ sinh cắt nhỏ, tô
màu...
- làm và xâu dây xích bằng giấy
- đoán vật trong hộp kín chỉ để lỗ nhỏ vừa đủ để bé đút
tay, có thể đoán vật nhẵn, vật ráp...

Chơi với miệng xinh

Khuyến khích bé nhận thức về lưỡi, môi, điều khiển thở

- thè lưỡi, liếm bằng lưỡi
- phồng má, há miệng, ngậm miệng, nhe răng, mím môi
- thổi thành tiếng vào tay và các bộ phận cơ thể
- đánh đàn răng
- hôn gió
- hôn vào gương
- thổi bong bóng

Người tổng hợp: Trương Thu Hương
Facebook: />
Group: Cha mẹ giỏi
Fanpage: Cha mẹ giỏi con thông minh - Con cái chúng ta đều giỏi


Trò chơi sáng tạo cho trẻ - Chơi mà học, học mà chơi

Kiểu chơi


Cách chơi

trang 8/168

Dạng chơi
- thổi/hút ống nước
- thổi sáo, kèn, còi tò he
- thổi giấy, thuyền giấy
- thổi bong bóng xà phòng tắm trên tay
- thổi vào gương
- thổi chong chóng
(kèm âm thanh thích hợp, có thể dùng gương hỗ trợ)

Tiếp xúc thể chất

Mục tiêu: để bé vận động cơ thể của bé, tiếp xúc với cơ
thể mẹ, nhìn vào khuôn mặt mẹ, cười thích thú, tạo ra âm
thanh và đòi chơi nữa
Yêu cầu: an toàn, lôi cuốn, thời gian vừa phải

Người tổng hợp: Trương Thu Hương
Facebook: />
Group: Cha mẹ giỏi
Fanpage: Cha mẹ giỏi con thông minh - Con cái chúng ta đều giỏi

Một số dạng chơi:
- Tung bé lên rồi đón bé
- Cho bé cưỡi lưng, cưỡi chân
- Nhảy, trèo, lăn trên đệm mềm

- Nhẹ nhàng đẩy bé trên đệm mềm, đệm lò xo
- Cù
- Ôm lưng bé xoay vòng
- Trốn tìm, ú oà
- Chơi quái vật dọa bắt
- Kéo bé trên tấm chăn, nói "kéo... kéo... ùm" (bé lăn
kềnh ra đệm mềm)
- Lăn bé trên quả bóng lớn
(Kèm câu nhịp điệu ngắn, thông báo trước có dừng lại để
chờ phản ứng của bé, "bình luận bóng đá", hát, nhạc)


Trò chơi sáng tạo cho trẻ - Chơi mà học, học mà chơi

Kiểu chơi
Chơi đuổi hình bắt
chữ

Cách chơi
Dùng các hình ảnh kèm "bình luận bóng đá" phù hợp

Chơi con rối

Người tổng hợp: Trương Thu Hương
Facebook: />
Group: Cha mẹ giỏi
Fanpage: Cha mẹ giỏi con thông minh - Con cái chúng ta đều giỏi

trang 9/168


Dạng chơi
Nguồn hình ảnh:
- tivi, video ca nhạc trẻ em có chọn lọc
- powerpoint
- tranh, ảnh, truyện tranh
- đồ chơi
- đồ vật thật (tranh thủ lúc nấu ăn, dọn nhà, gấp quần
áo...)
Bình luận:
- nói chậm, rõ
- nói ít từ, tên gọi thống nhất, lặp đi lặp lại
- nói ngay khi hình ảnh hiện ra
- kết hợp cả danh từ, động từ, tính từ, đại từ sở hữu...
- có thể dùng búp bê, thú nhồi bông, dùng con rối nắm
được trong tay và có tiếng kêu
- có thể dùng ngón tay mẹ, vẽ thêm hình mắt, mũi, râu...
- có thể dùng bóng bay nhiều màu, nhiểu hình, đổ bột
nặng vào, buộc chặt lại, vẽ hình ngộ nghĩnh lên
- có thể cắt hình con rối trên bìa cứng, tô, dán thêm màu
- có thể dùng bìa cứng cắt hình ngôi nhà, dán giấy khác
màu vào chỗ cánh cửa, sau cánh cửa để hình con rối
(hoặc tranh, ảnh khác), mở ra là bé thấy
- nhẹ nhàng giới thiệu từng con rối, có thể dùng lời hát
("con gì cạp cạp, a con vịt, con gì meo meo, a con mèo")


Trò chơi sáng tạo cho trẻ - Chơi mà học, học mà chơi

Kiểu chơi


Chơi với nước

Cách chơi

Yêu cầu:
- An toàn: luôn có người lớn giám sát
- Giữ sức khoẻ: tránh nắng, gió, hơi lạnh
- Vệ sinh: dọn dẹp là một phần của trò chơi

Người tổng hợp: Trương Thu Hương
Facebook: />
Group: Cha mẹ giỏi
Fanpage: Cha mẹ giỏi con thông minh - Con cái chúng ta đều giỏi

trang 10/168

Dạng chơi
- dùng con rối để cù, nói chuyện, nhảy, hát, tạo những
âm thanh thú vị
- dùng hai con rối để tạo hội thoại
- dùng con rối để hát/nói "xin chào" và "tạm biệt" lúc bắt
đầu và kết thúc trò chơi
- dùng con rối để kể chuyện, minh họa cho truyện tranh
vẫn "đọc" cho bé (ví dụ con rối 2 nửa kể chuyện cô bé
choàng áo đỏ)
Một số dạng chơi:
- Đổ, múc nước
- Đục chai nước cho nước chảy vọt tứ phía
- Bóp chai nước
- Thổi ống vào nước

- Thổi bong bóng xà phòng
- Pha màu, xà phòng, sữa tắm... vào nước
- Xây tháp trên cầu bắc qua chậu nước
- Chơi vật nổi, vật chìm với bóng...
- Chơi vật đựng, vật thủng với phễu, rây...
- Chơi với đồ chơi chạy dây cót trên nước
- "Sơn" sân, vỉa hè... bằng chổi nhúng nước
- Đong nước


Trò chơi sáng tạo cho trẻ - Chơi mà học, học mà chơi

trang 11/168

Phần II: Phân loại theo các chủ đề
Stt
1.

Chủ đề chính
Âm nhạc

Chủ đề nhánh
Âm thanh

Các hoạt động
Những âm thanh vui vẻ
Bật cho bé nghe một câu chuyện trên radio dành cho thiếu nhi
hoặc bạn có thể mở một chiếc đĩa có những bài hát vui vẻ bé
yêu thích.
Bạn chỉ nên mở đài hoặc đĩa CD chứ không phải tivi hay máy

vi tính. Vì nếu bạn phải làm việc nhà trong một thời gian dài
sẽ khó kiểm soát được thời gian bé xem tivi.
Tiếp đến, bạn có thể đưa cho bé giấy và bút màu để bé vẽ lại
tranh theo nội dung của câu chuyện hay bài hát mà bé vừa
nghe được.

2.

Âm nhạc

Chơi nhạc cụ

3.

Âm nhạc

Hát/cảm thụ âm nhạc

Người tổng hợp: Trương Thu Hương
Facebook: />
Group: Cha mẹ giỏi
Fanpage: Cha mẹ giỏi con thông minh - Con cái chúng ta đều giỏi











Nói vào cốc/bình/lọ
Gõ vào vật dụng gia đình (bát, cốc….)
Gõ trống
Gõ vào chai lọ thủy tinh/lon bia
Đàn guitar, piano
Kèn harmonica, trumpet
Sáo trúc
Đàn xyclophone

Cảm thụ âm (nghe): giúp trẻ cảm thụ âm tốt, thúc đẩy năng
lực nhận thức, thúc đẩy năng lực biểu hiện.


Trò chơi sáng tạo cho trẻ - Chơi mà học, học mà chơi

Stt

Chủ đề chính

trang 12/168

Chủ đề nhánh












Các hoạt động
Học thuộc “Quốc ca” => dạy trẻ lòng yêu nước
Xem lễ chào cờ, lễ hạ cờ + đổi gác ở Lăng Bác
Bài hát ở trường mầm non dành cho trẻ từ 0-6 tuổi
(tham khảo bộ sách gồm 3 cuốn “Tủ sách mầm non”
+ có files tổng hợp 100 bài hát mầm non yêu thích và
lời bài hát)
Nhạc thiếu nhi dành cho trẻ từ 0-12 tuổi (tham khảo
các cuốn sách liên quan đến các bài hát “Trường
chúng cháu đây là trường mầm non” + “Nu na nu
nống” + “Đàn gà con”)
Hát ru (tham khảo các bài hát ru nổi tiếng ba miền
Bắc – Trung – Nam, có files tổng hợp 12 bài hát ru)
Đồng dao/vè
Nhạc không lời/ Nhạc giao hưởng
Nhạc vàng (hạn chế càng ít càng tốt)

Hãy cho trẻ nghe nhạc, hoặc tiếp xúc với môi trường âm nhạc
càng nhiều càng tốt. Chẳng hạn cho trẻ nghe nhạc qua CD,
mua những đồ chơi phát ra âm thanh, thường xuyên nhún
nhảy theo bài hát cùng trẻ khi nghe. Khi vận động hãy kết
hợp cùng các bài nhạc hoặc dụng cụ phát ra âm thanh để hai
mẹ con vui vẻ cùng nhau.
Nếu cha mẹ nào có ý định cho trẻ học nhạc thì hãy bắt đầu
khi trẻ được 2-3 tuổi. Trong trường hợp con ghét nghe nhạc,

đừng ép con phải nghe. Có thể cho con nghe mọi loại nhạc
mà con thích chứ không nhất thiết là nhạc cổ điển. Tâm trạng
vui vẻ, thích thú khi con nghe nhạc là điều quan trọng nhất.
Người tổng hợp: Trương Thu Hương
Facebook: />
Group: Cha mẹ giỏi
Fanpage: Cha mẹ giỏi con thông minh - Con cái chúng ta đều giỏi


Trò chơi sáng tạo cho trẻ - Chơi mà học, học mà chơi

Stt

Chủ đề chính

Chủ đề nhánh

4.

Âm nhạc

Nhảy múa/vận động theo nhạc

5.

Âm nhạc

Tiếng lá cây xào xạc

trang 13/168


Các hoạt động
• Bài hát ở trường mầm non (mẹ có thể vừa hát vừa múa
phụ họa cùng con)
• Gwangnam style + các điệu nhảy của người lớn (hạn
chế)
• Các đoạn video clip quảng cáo (Vinamilk 100%...) +
xem nhảy vận động chương trình Hi5 trên kênh Disney
Junior
Nếu đang là mùa lá rụng, mẹ hãy cho bé đến một nơi có tiếng
ra cây rơi xào xạc để bé nghe và cảm nhận những âm thanh
này.
Hoặc mẹ có thể gom một số loại lá khô có màu sắc, kích
thước khác nhau và để bé khám phá chúng bằng tay của mình
(nên nhớ là phải có sự giám sát của mẹ nhé).
Mẹ hãy vò nát vài cái lá để bé có thể nghe tiếng lá khô vỡ vụn
trong tay và học được rằng việc vò lá cây khô sẽ tạo ra tiếng
vỡ giòn tan như thế. Hãy chọn một chiếc lá to đủ để che gần
hết khuôn mặt của bạn để chơi trò ú òa vui nhộn và quen
thuộc với bé.

6.

Âm nhạc

Trò chơi đoán tiếng động

Người tổng hợp: Trương Thu Hương
Facebook: />
Group: Cha mẹ giỏi

Fanpage: Cha mẹ giỏi con thông minh - Con cái chúng ta đều giỏi

Mẹ hãy lấy một món đồ chơi nào đó của con có thể phát ra
âm thanh và giấu dưới chăn hay chiếc khăn nào đó. Ban đầu
mẹ có thể để hở một phần đồ chơi để bé dễ dàng tìm kiếm.
Sau đó hãy giấu toàn bộ đồ chơi đi và chỉ cho phát ra âm
thanh thôi và khuyến khích bé tìm.


Trò chơi sáng tạo cho trẻ - Chơi mà học, học mà chơi

Stt

Chủ đề chính

trang 14/168

Chủ đề nhánh

Các hoạt động
Mẹ hãy thay đổi nơi cất giấu để bé hứng thú hơn trong việc
tìm kiếm và nhớ chúc mừng khi bé tìm ra đồ vật đó nhé!

7.

Bóng

Bóng rổ - Ném bóng vào rổ/sọt

Chỉ cần một cái xô hoặc một cái sọt và một quả bóng (nếu

không có bóng bạn có thể vo viên giấy thành cục lớn), nhiệm
vụ của bé là ném bóng trúng xô/ sọt.
Đây là trò chơi phối hợp tay và mắt cực tốt cho bé.
Để tăng độ khó, bạn chỉ cần điều chỉnh độ xa – gần của bé
với xô/sọt.

8.

Bóng

Các trò chơi với bóng

9.

Bóng

Cuộc chiến “bong bóng nước”

Người tổng hợp: Trương Thu Hương
Facebook: />
Group: Cha mẹ giỏi
Fanpage: Cha mẹ giỏi con thông minh - Con cái chúng ta đều giỏi










Thổi bóng
Vẽ bóng bay
Thả bóng
Thổi bong bóng
Múc bóng
Ném bóng
Tung hứng – chuyền bóng qua lại (chuẩn bị các loại
bóng nhiều màu để học màu sắc và số đếm)

Cần chuẩn bị: Những quả bóng có thể đựng được nước. Bạn
có thể cắt vài quả bóng cũ của con ra để chơi trò này.
Cách chơi: Còn gì vui hơn khi bạn cùng con “chiến đấu” với
nhau bằng những quả bong bóng có đổ đầy nước trong một
ngày hè oi bức?


Trò chơi sáng tạo cho trẻ - Chơi mà học, học mà chơi

Stt

Chủ đề chính

Chủ đề nhánh

trang 15/168

Các hoạt động
Tuy nhiên trò chơi này chỉ nên thực hiện bên ngoài trời nếu
bạn không muốn nhà mình thực sự trở thành một… bãi chiến

trường.
Nếu không muốn bị ướt người? Vậy bạn hãy đóng vai là
người cung cấp bóng nước cho bố con chơi với nhau.

10.

Bóng

Đẩy bóng

Vẫn là trò chơi với bóng
Bố hoặc mẹ có thể ngồi đối diện với bé nhưng cách xa một
đoạn, sau đó đẩy quả bóng về phía bé, rồi hướng dẫn con đẩy
bóng về phía mình. Bố mẹ cố gắng duy trì trò chơi trong một
lúc.
Trò chơi đẩy bóng qua lại này dạy cho bé hiểu về sự luân
phiên, điều này sẽ giúp ích cho bé sau này để thiết lập các
cuộc đối thoại và hiểu về sự chia sẻ.

11.

Bóng

Đuổi bóng

Đối với một em bé đang chập chững biết đi thì đây là một trò
chơi vận động trong nhà tuyệt vời những khi trời mưa hay
lạnh giá. Nếu nhà bạn có ghế sofa thì thật tuyệt vời để tiến
hành trò chơi.
Những thứ bạn cần:

- Bộ ghế sofa.
- Những chiếc gối để làm bậc thang cho bé bò lên xuống.
- Một quả bóng.
Cách chơi:

Người tổng hợp: Trương Thu Hương
Facebook: />
Group: Cha mẹ giỏi
Fanpage: Cha mẹ giỏi con thông minh - Con cái chúng ta đều giỏi


Trò chơi sáng tạo cho trẻ - Chơi mà học, học mà chơi

Stt

Chủ đề chính

Chủ đề nhánh

trang 16/168

Các hoạt động
Bạn hãy xếp những chiếc ghế thành bậc thang để bé có thể bò
lên xuống để đuổi theo quả bóng. Vì bé có thể ngã khi chơi
nên cha mẹ hãy lấy thêm nhiều gối hoặc chăn để xung quanh
ghế đề phòng nếu bé có bị ngã thì cũng không bị đau.
Và cuối cùng, bạn chỉ việc cho quả bóng lăn và khuyến khích
bé đuổi theo quả bóng.

12.


Bóng

Múc bóng

Mục đích: Phát triển vận động ngón tay và bàn tay, giúp bé
học cách cầm thìa để chuẩn bị cho bé tự xúc cơm.
Cách chơi: Chuẩn bị 2 cái bát (hoặc rổ nhỏ) 1 to 1 nhỏ.
Để một quả bóng vào bát to, dùng thìa múc bóng từ bát to
sang bát nhỏ rồi múc ngược trở lại. Mẹ làm mẫu cho bé xem
trước, khi bé đã thuần thục trò chơi này có thể cho bé cầm bát
đổ bóng từ bát to sang nhỏ hoặc ngược lại.

13.

Bóng

Thổi bong bóng

Nhúng dụng cụ thổi bong bóng vào nước xà phòng pha loãng
rồi thổi nhẹ một cái là một chùm bong bóng lung linh huyền
ảo đã xuất hiện.
Trong suy nghĩ của bé, trò chơi này thật “thần kỳ”, đầy hứng
thú và bé cảm thấy mình thật là oách khi tạo ra một điều “kỳ
diệu” (chùm bong bóng) như vậy.

14.

Bóng


Thổi hoặc bơm bóng

Người tổng hợp: Trương Thu Hương
Facebook: />
Group: Cha mẹ giỏi
Fanpage: Cha mẹ giỏi con thông minh - Con cái chúng ta đều giỏi

Thổi hoặc bơm bóng cho căng to lên, cầm chặt phần cuống
bóng (để bóng không bị thoát hơi ra ngoài) rồi đột ngột thả


Trò chơi sáng tạo cho trẻ - Chơi mà học, học mà chơi

Stt

Chủ đề chính

Chủ đề nhánh

trang 17/168

Các hoạt động
lỏng, quả bong sẽ bay như một trái hỏa tiễn với tốc độ rất
nhanh kèm tiếng “xì” của khí thoát ra từ cuống bóng. Bé sẽ bị
thu hút bởi tiếng “xì” này và đưa mắt tìm bóng theo âm thanh
phát ra.
Vì giường bé được mắc màn nên quả bóng chỉ bay quanh
trong phạm vi của màn, bạn sẽ dễ dàng nhặt lại bóng và tiếp
tục trò chơi này nhiều lần.
Tác dụng: Trò này giúp bé luyện tập và phát triển thính giác

và khả năng quan sát.

15.

Bóng

Trò chơi với bóng

Trẻ có thông minh hay không phụ thuộc một phần vào yếu tố
di truyền. Việc dạy trẻ tập trung là cách giúp tăng bộ nhớ và
cải thiện khả năng quan sát, suy nghĩ, trí tưởng tượng và nó
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của trẻ. Tuy
nhiên, các bậc cha mẹ có thể giúp con tập trung hơn thông
qua một số phương pháp.
Cho trẻ chơi một số trò chơi như chơi bóng ngay từ khi trẻ
còn nhỏ rất tốt đối với việc rèn luyện khả năng tập trung.
Người lớn có thể cầm từ 1 đến 2 quả bóng và tung bóng lên
để kiểm tra sự chú ý của trẻ. Hãy tung bóng về phía trẻ để
xem sự chú ý của trẻ ở mức độ nào. Nếu ánh mắt của trẻ nhận
biết đúng về sự thay đổi hướng bóng tức là trẻ vẫn đang lưu
tâm đến những trái bóng trong tay của bạn và ngược lại.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý tới sự phối hợp giữa ánh mắt

Người tổng hợp: Trương Thu Hương
Facebook: />
Group: Cha mẹ giỏi
Fanpage: Cha mẹ giỏi con thông minh - Con cái chúng ta đều giỏi


Trò chơi sáng tạo cho trẻ - Chơi mà học, học mà chơi


Stt

Chủ đề chính

Chủ đề nhánh

trang 18/168

Các hoạt động
và hoạt động của tay trẻ.
Cha mẹ nên cho bé chơi bóng loại nào:
- Các mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ chơi loại bóng được làm
từ cao su vì khi bóng nảy lên có thể va vào mắt của trẻ.
- Những quả bóng có kích thước quá nhỏ cũng sẽ khiến trẻ
gặp nguy hiểm như bị hóc hay bị nghẹn.

16.

Cảm xúc

Chơi với bạn

Mời bạn của bé đến nhà
Nếu bé có một vài người bạn cùng độ tuổi sinh sống gần nhà,
bạn có thể gọi điện mời bạn của bé đến nhà chơi. Bé sẽ hào
hứng vui chơi cùng bạn bè và không ở bên cạnh làm phiền
bạn nữa.
Ngoài những thứ trên thì việc có một người bạn để chơi
cùng cũng khiến bé thích mê

Tại sao việc trông 2 đứa trẻ cùng độ tuổi một lúc lại có vẻ dễ
hơn so với việc chỉ trông 1 đứa trẻ? Bởi một điều đơn giản là
chúng thích chơi với nhau.
Ở nhà một mình, dù có rất nhiều đồ chơi bé cũng nhanh chán,
vậy mà chỉ cần có bạn tới chơi thì những đồ chơi ấy trở nên
sinh động hơn rất nhiều và cũng có nhiều cách để chơi hơn.
Chính vì vậy cha mẹ hãy cố gắng tạo lập môi trường có nhiều
bạn bè để bé chơi vui hơn và biết học cách cùng làm việc,
cùng chia sẻ với bạn nhé!

Người tổng hợp: Trương Thu Hương
Facebook: />
Group: Cha mẹ giỏi
Fanpage: Cha mẹ giỏi con thông minh - Con cái chúng ta đều giỏi


Trò chơi sáng tạo cho trẻ - Chơi mà học, học mà chơi

Stt

Chủ đề chính

17.

Cảm xúc

Chủ đề nhánh
Đóng kịch/nhập vai
Diễn trò
Chia sẻ tình cảm


trang 19/168

Các hoạt động
Chuẩn bị thú nhồi bông:
• Chuột mickey
• Lợn Piglet
• Lừa Eyor
• Cá vàng Nemo
• Cá heo
• Gấu Teddy……
Bố mẹ và con cùng nhập vai các nhân vật mà con yêu thích,
diễn kịch như các diễn viên thực thụ.

18.

Cảm xúc

Picnic tại gia

Tổ chức một buổi picnic tại gia
Mưa, không được đi picnic ngoài trời thì chúng ta sẽ đi
picnic… trong nhà. Bé sẽ thích thú nếu được chuẩn bị đồ
dùng, thực phẩm cho chuyến đi. Bạn có thể cho con một gói
bim bim, một ít kẹo, bánh mỳ… hoặc gợi ý bé rủ thêm bạn
gấu bông, cún con, búp bê đi dã ngoại cùng.
Địa điểm đến là tưởng tượng nhưng bé sẽ chơi như thể mình
đang đi dã ngoại thật vậy. Để tăng thêm phần sôi động, bạn
có thể chuẩn bị các con bọ… để bé trai chơi trò “chiến đấu
với côn trùng độc”. Hoặc với bé gái thì có thể nhẹ nhàng hơn,

để bé chuẩn bị áo cho các bạn cùng đi picnic.
Nếu con hứng thú, bạn có thể kết hợp cho con dựng lều trại
(bằng vỏ chăn/ màn) để con… ngủ qua đêm trong khu rừng

Người tổng hợp: Trương Thu Hương
Facebook: />
Group: Cha mẹ giỏi
Fanpage: Cha mẹ giỏi con thông minh - Con cái chúng ta đều giỏi


Trò chơi sáng tạo cho trẻ - Chơi mà học, học mà chơi

Stt

Chủ đề chính

trang 20/168

Chủ đề nhánh

Các hoạt động
tưởng tượng.

19.

Cảm xúc

Thảo luận cùng con

Trong cuộc sống hối hả hiện nay, chắc hẳn bạn cũng luôn bận

rộn với công việc. Tuy vậy, bạn nên cố gắng dành thời gian
trò chuyện với các bé. Ngoài những vấn đề bình thường xoay
quanh cuộc sống hằng ngày, bạn hãy tìm ra những chủ đề mới
mẻ, phù hợp với tuổi của con đề thảo luận với chúng. Những
cuộc trò chuyện như vậy sẽ kích thích não bộ của các bé suy
nghi mới mẻ hơn, đa chiều hơn.

20.

Cảm xúc

Tiệc trà

Có thể tổ chức “tiệc trà” cho bé. Hãy mời một vài người bạn
đồ chơi của bé tham dự. Để bé tự tin, có thể cho bé làm chủ
bữa tiệc trà. Bé sẽ tự quyết định chỗ ngồi của từng vị khách
và đồ uống cho họ. Bạn cũng có thể chuẩn bị chút đồ ăn vặt
để bé ăn ngay tại đó.
Lưu ý: Có rất nhiều hoạt động trong nhà dành cho bé lên 2.
Tuy nhiên, những hoạt động ngoài trời cũng có lợi cho bé.
Hãy thu xếp thời gian để cùng bé đi bộ, vui chơi ngoài công
viên, thăm vườn thú …

21.

Cảm xúc

Trò chơi bác sĩ

Bạn hãy rủ con cùng chơi trò bác sĩ. Bạn có thể để bé đóng

vai bác sĩ, còn mình đang bị ốm. Trong lúc con say mê
"khám", bạn có thể nghỉ ngơi đôi chút.
Tuy nhiên, để thực hiện được trò chơi này, bạn hãy sắm cho
bé một bộ đồ chơi bác sĩ nhé! Nếu không thì bé sẽ rất mau
chán đấy.

Người tổng hợp: Trương Thu Hương
Facebook: />
Group: Cha mẹ giỏi
Fanpage: Cha mẹ giỏi con thông minh - Con cái chúng ta đều giỏi


Trò chơi sáng tạo cho trẻ - Chơi mà học, học mà chơi

Stt

Chủ đề chính

22.

Cảm xúc

Chủ đề nhánh
Trò chơi cùng nhau làm việc

trang 21/168

Các hoạt động
Bất cứ khi nào bạn làm gì, đừng xua đuổi bé nếu con muốn
giúp bạn. Chẳng hạn, khi bạn lau nhà có thể nhờ bé dọn đồ

chơi ra chỗ khác.
Khi bạn chuẩn bị bữa trưa hay bữa tối, hãy để bé rửa rau giúp
(tất nhiên trước đó bạn đã dạy con làm việc này rồi).

23.

Cảm xúc

Trò chơi phát triển cảm xúc (EQ)

Trẻ có thể học tập thông qua hoạt động hướng ngoại
(extrovert)
- Trẻ là người thích giao tiếp xã hội.
- Có thể “đọc” được các cảm xúc và cách cư xử của người
khác.
- Là nhà lãnh đạo xuất sắc và thích tham gia đội nhóm.
- Có thể giúp đỡ bạn cùng tuổi và làm việc hợp tác với những
người khác.
Gợi ý cho các bậc cha mẹ
- Chơi những trò chơi gia đình.
- Khuyến khích con bạn tham gia vào các hoạt động nhóm.
- Khuyến khích thảo luận và giải quyết vấn đề.
- Giao cho trẻ vai trò quản lý nhóm khi chia nhóm học tập
trong lớp.

24.

Cảm xúc

Trò chơi sinh nhật


Tổ chức trò chơi sinh nhật cho các bé
Thực tế chứng mình rằng: Trong các bữa tiệc sinh nhật thì
nhu cầu vui chơi của bé cao hơn nhu cầu ăn uống. Trong

Người tổng hợp: Trương Thu Hương
Facebook: />
Group: Cha mẹ giỏi
Fanpage: Cha mẹ giỏi con thông minh - Con cái chúng ta đều giỏi


Trò chơi sáng tạo cho trẻ - Chơi mà học, học mà chơi

Stt

Chủ đề chính

Chủ đề nhánh

trang 22/168

Các hoạt động
không khí đông vui như vậy, các bé có xu hướng thích giao
lưu, thích chơi các trò chơi và nô đùa cùng với nhau nhiều
hơn.
Cha mẹ cần phải lưu ý trong quá trình trang trí phòng sinh
nhật cho con, nên để dành ra một khoảng trống để các con có
chỗ chơi đùa sao cho thoải mái và an toàn.
Đừng quá chú trọng vào việc mua đồ ăn: bánh kẹo, hoa quả,
nước uống… mà hãy tập trung vào việc trang trí phòng sinh

nhật sao cho thật đẹp, tạo ra một môi trường khiến các bé có
hứng thú nhất.
Tiếp đến, cha mẹ hãy là MC cho bữa tiệc bằng cách tổ chức
những trò chơi cho các bé. Nếu con còn nhỏ (1 – 2 tuổi) thì
hãy chuẩn bị một số đồ chơi mới và chơi cùng với các con.
Nếu con đã lớn hơn một chút thì hãy tổ chức và hướng dẫn
các bé chơi những trò chơi vui nhộn như: Bật một đoạn nhạc
sôi động, và chuẩn bị sẵn những chiếc ghế. Khi tiếng nhạc bắt
đầu vang lên, tất cả các thành viên có trong bữa tiệc đều phải
nhảy. Khi nhạc dừng lại các thành viên phải nhanh chóng
chọn cho mình những chiếc ghế và ngồi vào đó. Người thừa
ra không có ghế ngồi sẽ là người thua cuộc.
Lưu ý là một chiếc ghế không thể có hai người cùng ngồi.
Người thua cuộc sẽ bị phạt theo cách nào đó mà tất cả các
thành viên trong trò chơi sẽ thống nhất với nhau. Ngoài ra, có
thể hướng dẫn các bé chơi những trò chơi dân gian như: bịt

Người tổng hợp: Trương Thu Hương
Facebook: />
Group: Cha mẹ giỏi
Fanpage: Cha mẹ giỏi con thông minh - Con cái chúng ta đều giỏi


Trò chơi sáng tạo cho trẻ - Chơi mà học, học mà chơi

Stt

Chủ đề chính

Chủ đề nhánh


trang 23/168

Các hoạt động
mắt bắt dê, dung dăng dung dẻ...
Phát quà cho các bạn đến dự buổi sinh nhật
Như đã nói ở trên, hầu hết các bé đều có xu hướng thích chơi
hơn là thích ăn. Vì vậy, khi đã chơi thoả thích trong bữa tiệc
sinh nhật, ắt hẳn bé sẽ rất vui khi được nhận những gói quà là
những thứ đồ ăn yêu thích để mang về nhà.
Vì số lượng bạn mà mẹ mời đến dự buổi sinh nhật con không
quá nhiều, nên mẹ có thể làm tốt việc này. Nếu cẩn thận và có
thời gian, mẹ có thể gói trước từng gói quà bao gồm: bánh
kẹo và trái cây có thắt những chiếc nơ hoặc dây ruy băng xinh
xắn. Nếu mẹ bận và cũng không có quá nhiều thời gian thì chỉ
cần chuẩn bị một ít túi ni lông và để quà vào đó giống như
một lời cảm ơn vì bạn đã đến dự sinh nhật của con mình.
Chắc chắn mẹ sẽ được đánh giá là một người mẹ chu đáo.
Kết luận
Mỗi một sự kiện trong gia đình đều có ý nghĩa riêng của nó.
Với ngày sinh nhật con, đó là ngày đánh dầu sự trưởng thành
của con khi sang tuổi mới. Ngày chúng ta có thể tạo cho con
những kỷ niệm đáng nhớ trong đời.
Vì vậy, hãy tổ chức một bữa tiệc sinh nhật tại nhà có giá trị
đúng với ý nghĩa của ngày này trên tinh thần lấy con làm
nhân vật trung tâm. Đó không chỉ là cách ba mẹ thể hiện tình

Người tổng hợp: Trương Thu Hương
Facebook: />
Group: Cha mẹ giỏi

Fanpage: Cha mẹ giỏi con thông minh - Con cái chúng ta đều giỏi


Trò chơi sáng tạo cho trẻ - Chơi mà học, học mà chơi

Stt

Chủ đề chính

25.

Cảm xúc

Chủ đề nhánh

Vỗ tay

trang 24/168

Các hoạt động
yêu của mình đối với con mà còn phần nào xây dựng nên văn
hoá gia đình trong tương lai.
Phần lớn phụ huynh đều yêu thích việc dạy bé vỗ tay khen
thưởng, khi ca hát hoặc vui đùa.
Bên cạnh đó, vỗ tay còn giúp bé biết về kỹ năng tiền toán học
như vỗ tay theo nhịp điệu (1-2), mô hình và giúp bé dự đoán
điều gì sẽ đến tiếp theo.
Hãy bật nhạc lên, cùng bé vỗ tay nhảy theo nhạc. Có thể cho
bé một chiếc trống để vỗ và dạy bé vỗ nhịp 1-2.


26.

Giác quan

Phát triển 5 giác quan:

Phát triển 5 giác quan: rèn luyện cảm giác, cảm âm, điều
hòa được cảm xúc
Để phát triển các giác quan của con, cha mẹ hãy thường
xuyên dẫn con dạo trong ngõ, xóm để trẻ tiếp xúc với thiên
nhiên vào cả buổi sáng lẫn buổi tối, vừa đi vừa chỉ cho trẻ tên
các loài cây, hoa lá…
Cho trẻ ngửi các mùi thơm, loài hoa đồng thời nói cho trẻ biết
đó là hoa gì. Nếu được, người lớn ngắt bông hoa, chỉ cho bé
các bộ phận bên trong của hoa… để kích thích trí tò mò, ham
hiểu biết của trẻ.
Dẫn trẻ đi tham quan các phòng triển lãm bảo tàng, hay nếu
không có điều kiện thì đi vào các cửa hàng bán ranh, mỹ

Người tổng hợp: Trương Thu Hương
Facebook: />
Group: Cha mẹ giỏi
Fanpage: Cha mẹ giỏi con thông minh - Con cái chúng ta đều giỏi


Trò chơi sáng tạo cho trẻ - Chơi mà học, học mà chơi

Stt

Chủ đề chính


Chủ đề nhánh

trang 25/168

Các hoạt động
thuật, vì đó là những khung cảnh có thể khơi gợi ở trẻ trí
tưởng tương phong phú, giúp trẻ phát triển về khả năng tư
duy, tưởng tượng.
Nếu có điều kiện, nên có một hố cát nhỏ trong vườn để trẻ
chơi, cha mẹ có thể chơi cùng trẻ đắp hòn non bộ, dựng các
hình khối… Cho trẻ tiếp xúc sớm với động vật là một cách
giúp trẻ hướng thiện, biết yêu thương người khác, yêu thương
động vật.

27.

Giác quan

Trò chơi phán đoán (extra sensory
perception):

Rèn luyện năng lực cảm nhận, trực quan (trực giác), và
tri giác, xúc giác
Chẳng hạn, người lớn cầm 1 hòn bi trong tay cho trẻ xem rồi
giấu tay sau lưng, sau đó giơ ra trước mặt trẻ và hỏi xem hòn
bi ở tay nào. Hoặc cha mẹ giấu con thú nhỏ sau lưng rồi hỏi
con đoán xem con thú nằm ở tay nào…
Lấy bộ bài tú lơ khơ ra, rút ra 5 cây, cho trẻ xem thứ tự, sau
đó úp xuống, xoay chuyển vị trí các quan bài trước mặt trẻ,

cuối cùng đố trẻ vị trí các quân bài ở đâu.
Đây là trò chơi có thể luyện trực quan, não phải rất tốt, giúp
ích nhiều cho trẻ trong việc phán đoán các tình huống trong
học tập, công việc sau này.

28.

Giải trí

Phim hoạt hình

Người tổng hợp: Trương Thu Hương
Facebook: />
Group: Cha mẹ giỏi
Fanpage: Cha mẹ giỏi con thông minh - Con cái chúng ta đều giỏi

- Quảng cáo các sản phẩm (sữa, bỉm…)
- Phim hoạt hình gợi ý:
• Mc.Queen tia chớp


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×