1
MỤC LỤC
Trang phụ bìa ........................................................................................................... i
Danh sách các thành viên tham gia .......................................................................... ii
Lời bản quyền......................................................................................................... iii
Lời cảm ơn ............................................................................................................. iv
Mục lục ................................................................................................................... 1
Danh mục các từ viết tắt .......................................................................................... 3
Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề .................................................................................................... 4
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 5
4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 5
5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 6
6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 6
7. Cấu trúc đề tài............................................................................................... 8
8. Giới hạn của đề tài nghiên cứu...................................................................... 9
9. Những đóng góp của đề tài ........................................................................... 9
Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Lược sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 10
2. Mô tả khu vực nghiên cứu .......................................................................... 11
Phần 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
Chương 1. ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI CỦA CÁC LOÀI THỰC VẬT
MỘT LÁ MẦM
1. Cỏ ống (Panicum repens L.) ....................................................................... 16
2. Mồm mốc (Ischaemum rugosum Salisb.) .................................................... 20
3. Lúa ma (Oryza rufipogon Griff.)................................................................. 24
4. Năng ống (Eleocharis dulcis (Burm.f.) Hensch.) ........................................ 28
Chương II: ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI CỦA CÁC LOÀI THỰC VẬT
HAI LÁ MẦM
1. Rau dừa nước (Ludwidgia adscendens (L.) Hara.) ...................................... 32
2
2. Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.).................................................................. 35
3. Súng lam hay súng ma (Nymphaea nouchali Burm.f.). ............................... 38
4. Tràm (Melaleuca leucadendra L.) .............................................................. 42
Chương III: NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI CỦA CÁC
LOÀI THỰC VẬT ĐIỂN HÌNH Ở KHU DU LỊCH SINH THÁI GÁO GIỒNG
1. Những đặc điểm thich nghi về hình thái...................................................... 46
2. Những đặc điểm thích nghi về cấu tạo giải phẫu ......................................... 46
3. Những đặc điểm thích nghi về sinh thái ...................................................... 48
4. Hướng thích nghi của thực vật với những đặc điểm đặc trưng của môi trường
đất ngập nước Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng.......................................... 49
5. Một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu du lịch sinh thái Gáo
Giồng.......................................................................................................... 51
Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận ...................................................................................................... 52
2. Kiến nghị.................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 55
PHẦN PHỤ LỤC
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BK: Bán kính
ĐD: Độ dày
4
Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Thực vật đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sinh giới, chúng vô cùng
phong phú và đa dạng. Ở các môi trường khác nhau thì có các loài thực vật khác
nhau sinh sống. Sự sống của con người được duy trì là phần lớn phụ thuộc vào sự
tồn tại của các loài thực vật. Thực vật có vai trò cung cấp oxy cho sự sống của con
người và động vật và đồng thời chúng cũng hấp thụ carbonic như một máy lọc
không khí, tạo môi trường không khí trong lành. Ngoài ra, thực vật còn đóng vai trò
là sinh vật sản xuất cung cấp thức ăn cho các loài động vật, là mắt xích quan trọng
trong chuỗi và lưới thức ăn, tạo sự cân bằng trong hệ sinh thái.
Đời sống của thực vật luôn chịu sự tác động của các nhân tố môi trường, đặc
biệt là các loài thực vật sống ở môi trường đất ngập nước thì chế độ thủy văn là yếu
tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Việc kiểm soát,
duy trì chế độ nước hợp lí cũng đồng nghĩa với việc tạo ra sự ổn định cho hệ sinh
thái đất ngập nước.
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng thuộc xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp được xem như một Đồng Tháp Mười thu nhỏ. Hệ sinh thái đặc trưng
nơi đây là hệ sinh thái đất ngập nước theo mùa trên đất chua phèn. Ngoài giá trị về
du lịch sinh thái, Gáo Giồng còn có giá trị về mặt khoa học, nguồn tài nguyên thiên
nhiên, văn hóa, lịch sử và kinh tế... Thảm thực vật nơi đây ngoài những vai trò nói
trên thì còn là nơi cư trú, kiếm ăn và sinh sản cho nhiều loài chim nước như vịt trời,
cồng cộc, le le, điên điển, trích mồng đỏ… Những lung sen là nơi hội tụ của nhiều
con trích mồng đỏ về nhảy múa; những quần xã mồm mốc, cỏ ống là nơi ăn, sinh
sản và trú ẩn khá an toàn cho một số loài khác…Vì vậy, việc bảo tồn nguồn gen
thực vật nơi đây cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ nguồn gen động vật, góp phần
bảo tồn sinh cảnh, bảo tồn đa dạng sinh học và để phát triển bền vững Khu du lịch
sinh thái này.
Ở Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc
điểm thích nghi hình thái, cấu tạo và sinh thái của các loài thực vật nơi đây. Để góp
phần vào việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn hệ sinh thái, bảo tồn nơi học tập và
nghiên cứu cho mọi người cũng như để phát triển bền vững Khu du lịch sinh thái
này, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm thích nghi hình thái, cấu tạo và
5
sinh thái của một số loài thực vật điển hình ở Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng,
huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm thích nghi về hình thái, cấu tạo và sinh thái của một số
loài thực vật điển hình ở Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp nhằm duy trì môi trường sống thích hợp cho chúng, góp phần bảo tồn và
phát triển bền vững hệ sinh thái này.
- Xây dựng đĩa CD lưu trữ hình ảnh về hình thái, cấu tạo của các loài nghiên
cứu để làm tư liệu cho sinh viên, giảng viên giảng dạy các môn học có liên quan.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu, chúng tôi xác định các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Nghiên cứu đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu của khu
vực Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Quan sát và mô tả đặc điểm hình thái thích nghi của các loài thực vật nghiên
cứu.
- Thu mẫu và nghiên cứu giải phẫu thích nghi các loài thực vật điển hình ở
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Xác định các đặc điểm sinh thái đặc trưng của các loài thực vật nghiên cứu.
4. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi chọn nghiên cứu 8 loài thực vật thường gặp ở Khu du lịch sinh thái
Gáo Giồng, trong đó có 4 loài thực vật Một lá mầm và 4 loài thực vật Hai lá mầm.
1) Cỏ ống (Panicum repens L.).
Họ Lúa: POACEAE
2) Mồm mốc (Ischaemum rugosum Salisb.).
Họ Lúa: POACEAE
3) Lúa ma (Oryza rufipogon Griff.).
Họ Lúa: POACEAE
4) Năng ống (Eleocharis dulcis (Burm.f.) Hensch.).
Họ Lác: CYPERACEAE
5) Rau dừa nước (Ludwidgia adscendens (L.) Hara.).
Họ Rau dừa nước: OENOTHERACEAE
6
6) Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.).
Họ Sen: NELUMBONACEAE
7) Súng lam hay súng ma (Nymphaea nouchali Burm.f.).
Họ Súng: NYMPHAEACEAE
8) Tràm (Melaleuca leucadendra L.).
Họ Sim: MYRTACEAE
5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
5.1. Thời gian
Thời gian nghiên cứu từ tháng 6/2011 đến tháng 5/2012.
- Thời gian thực nghiệm từ tháng 6/2011 đến tháng 3/2012.
- Thời gian viết và hoàn chỉnh đề tài từ tháng 4 đến tháng 5/2012.
5.2. Địa điểm
- Thu mẫu tại Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, huyện Cao lãnh, tỉnh Đồng
Tháp.
- Giải phẫu hiển vi thực vật tại phòng thí nghiệm Sinh học 2, Trường Đại học
Đồng Tháp.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Thu thập một số tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu để vận dụng vào việc
phân tích, biện luận các kết quả đạt được.
6.2. Phương pháp thực nghiệm
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
- Bố trí thu mẫu: Mẫu được thu rải rác ở các môi trường trong Khu du lịch.
- Quan sát, mô tả đặc điểm hình thái: Quan sát mô tả đặc điểm hình thái các cơ
quan sinh dưỡng của các loài thực vật nghiên cứu, ghi chép các đặc điểm sinh thái ở
các môi trường nghiên cứu. Chụp ảnh các đối tượng nghiên cứu trong điều kiện tự
nhiên.
- Thu mẫu và cố định mẫu
+ Mẫu lá: Chọn lá bánh tẻ trên những cây trưởng thành.
7
+ Mẫu thân: Ở thân gỗ thì lấy thân hay cành bánh tẻ, còn ở thân thảo thì lấy
cây điển hình trong quần thể ở nhiều địa điểm khác nhau, lấy mẫu ở đoạn giữa thân.
+ Mẫu rễ: Lấy rễ thứ cấp ở những loài Hai lá mầm, rễ sơ cấp ở những loài Một
lá mầm.
Các mẫu rễ, thân, lá lấy đồng đều về kích thước nhằm đảm bảo tính đồng bộ,
chính xác khi nghiên cứu so sánh.
Cố định mẫu bằng dung dịch FAC cải tiến với tỷ lệ thành phần các chất: Cồn
etylic 96o: 400ml; axit axetic 40%: 40ml; focmalin: 80ml; Nước cất: 280ml
Rượu etylic thấm nhanh vào mẫu vật làm cho chất tế bào và chất nhân kết
thành hạt dày đặc, làm tan chất dầu. Tuy nhiên, rượu làm méo mó hình thái tế bào
và làm cho màng tế bào cứng dòn lại.
Focmalin giữ được cấu trúc của chất tế bào, không làm tan lipit, không làm
méo mó hình dạng tế bào. Nhưng focmalin làm cứng dòn mẫu cây nhất là lá.
Axit axetic có tác dụng chủ yếu là giữ cho cấu tạo nhân không thay đổi nhưng
không giữ được cấu tạo của chất tế bào và thường gây phân hủy các thể tơ. Khác
với rượu, axit axetic còn làm cho tế bào trương lên và ngăn chặn hiện tượng làm
cứng màng tế bào.
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
- Phương pháp cắt, nhuộm mẫu
+ Cắt trực tiếp bằng tay với lưỡi dao lam.
+ Mẫu cắt xong muốn nghiên cứu được chi tiết, chúng ta phải tiến hành nhuộm
mẫu. Sử dụng phương pháp nhuộm kép, gồm các bước:
▫ Ngâm mẫu cắt vào nước javen trong 15-20 phút để tẩy sạch nội chất của tế
bào, rửa sạch bằng nước cất.
▫ Ngâm mẫu vào axit axetic 1% khoảng 5 phút để loại hết javen còn dính lại,
rửa sạch bằng nước cất.
▫ Nhuộm xanh bằng dung dịch xanh metylen loãng (1/1000-1/10.000 trong
nước cất) từ 10 giây đến 1-2 phút, rửa sạch bằng nước cất.
▫ Nhuộm đỏ bằng dung dịch đỏ carmin trong 20-30 phút, rửa lại sạch bằng
nước cất.
8
Sau đó lên kính bằng nước cất hay glyxerin, đặt vào kính hiển vi quan sát các
thành phần cấu tạo của tế bào.
- Phương pháp đo trên kính hiển vi: Sử dụng phương pháp đo gián tiếp bằng
cách so sánh kích thước của vật cần đo với một thước đo thị kính và thước đo vật
kính được lắp thêm vào kính hiển vi. Sử dụng phương pháp này chúng ta xác định
được kích thước của các thành phần cơ bản cấu tạo nên tế bào.
Số liệu được xử lí bằng phương pháp toán thống kê:
n
i
i 1
- Trị số trung bình:
n
Trong đó: : Trị số trung bình
n
i 1
n
i
: Tổng giá trị của Xi khi i = 1 đến n.
n: Số lần đo (n = 5)
- Độ lệch chuẩn: δ =
- Sai số: m =
1 n
i
n 1 i 1
2
n
- Phương pháp chụp ảnh hiển vi: Sử dụng kính hiển vi kết nối với máy ảnh kỹ
thuật số. Sau khi lên tiêu bản bằng glyxêrin, đặt tiêu bản lên kính, điều chỉnh rồi
chụp.
7. Cấu trúc đề tài
Gồm 4 phần:
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Phần 3. Kết quả và biện luận
Phần 4. Kết luận và kiến nghị
9
8. Giới hạn của đề tài nghiên cứu
Do điều kiện thời gian chúng tôi giới hạn đề tài nghiên cứu các đặc điểm thích
nghi về hình thái, cấu tạo và sinh thái trên 8 loài thực vật thường gặp ở Khu du lịch
sinh thái Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
9. Những đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu những đặc điểm về hình thái, cấu tạo của một số loài thực
vật ở Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, từ đó rút
ra được những đặc điểm thích nghi của chúng nhằm góp phần bảo tồn sự đa dạng
sinh học thông qua việc duy trì môi trường sống thích hợp cho các loài thực vật ở
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
10
Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Lược sử vấn đề nghiên cứu [1], [2], [4], [5]
Xã hội loài người khi mới hình thành đã tiếp xúc với giới thực vật phong phú ở
xung quanh để phục vụ cho nhu cầu về cái ăn, cái ở của mình. Do thực vật có vai
trò quan trọng đối với đời sống con người, vì vậy con người ngày càng muốn
nghiên cứu, khám phá thế giới các loài thực vật.
Trải qua quá trình lịch sử phát triển lâu dài, từ những dạng đơn giản mà cơ thể
chỉ gồm một tế bào đến dạng cơ thể có cấu tạo phức tạp gồm nhiều tế bào. Sống
trong môi trường khác nhau, các loài thực vật hình thành những đặc điểm thích nghi
riêng, các đặc điểm này có thể được di truyền qua các thế hệ.
Từ rất xa xưa con người đã biết mô tả hình thái của các loài thực vật. Cách đây
khoảng trên dưới 3000 năm, trong các sách cổ của Trung Quốc như “Hạ tiểu chính”
và Kinh thi đã mô tả hình thái và giai đoạn sống của nhiều loài cây. Hay một pho
sách cổ Ấn Độ “Su-scơ-ru-ta” viết vào thế kỷ XI trước Công nguyên đã mô tả hình
thái 760 loài cây thuốc. Cách đây hơn 2300 năm, Theophraste (371-286 trước Công
nguyên) là người sáng lập môn thực vật học. Ông nghiên cứu về hình thái giải phẫu
cơ thể thực vật và các dẫn liệu được trình bày trong các tác phẩm “Lịch sử thực
vật”, “Nghiên cứu về cây cỏ”, ông có đề cập đến sự thích nghi của cây cỏ với môi
trường sống, các đặc điểm khác nhau của cơ thể thực vật khi sống ở môi trường
khác biệt, ví dụ cây trường sinh, cây rụng lá, cây sống trong nước.
Vào thời kỳ phục hưng, việc nghiên cứu về thực vật được phát triển. Buphon
(1707-1780) nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu đến thực vật, ông cho
rằng tác động của khí hậu và thức ăn lâu dài đã ảnh hưởng đến những biến đổi của
thực vật và sự thích nghi là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài.
Levacopxki (1833-1893) nghiên cứu mối quan hệ của hệ rễ của một số cây
dưới ảnh hưởng của độ ẩm và nhiệt độ. Ông nhận thấy ở rễ cũng có những biến đổi
về hình thái cấu tạo do tác động của các yếu tố môi trường này.
Năm 1884, Constange khi nghiên cứu những cây ở nước đã phát hiện ra những
sai khác của thực vật ở nước và thực vật ở cạn. Maiacopxki nghiên cứu sự thay đổi
về hình thái của thực vật khi thay đổi môi trường sống từ cạn xuống nước.
11
Những nghiên cứu của Boni cho biết những cây sống ở đồng bằng có hình thái
bình thường còn những cây sống ở miền núi thì có dạng thấp, đốt ngắn, lá thường
xếp theo hình hoa thị.
Đến thế kỷ XX, giải phẫu hình thái thích nghi thực vật được hình thành do
trường phái giải phẫu thực vật kết hợp với sinh thái, và đã có nhiều công trình
nghiên cứu về hình thái giải phẫu thích nghi. Lúc bấy giờ sinh thái học đã phát triển
mạnh tạo điều kiện cho các nhà giải phẫu học thực vật đi sâu nghiên cứu lĩnh vực
giải phẫu sinh thái. Những năm 40 của thế kỷ XX, sinh thái học đã hình thành
hướng giải phẫu sinh thái do Keller lập ra. Từ đây, các nhà thực vật học và sinh thái
học có thể hiểu được bản chất và sự đa dạng của quá trình thích nghi ở thực vật.
Ở Việt Nam, sau cách mạng tháng Tám, Lê Khả Kế với cuốn “Thực vật đại
cương” là tác phẩm đầu tiên có đề cập đến giải phẫu thực vật. Về sau có nhiều sách
hoặc giáo trình hình thái, giải phẫu ra đời như: Vũ Văn Chuyên (1970) với giáo
trình Giải phẫu thực vật; Nguyễn Bá (1974, 1975) với quyển Giải phẫu học thực
vật-Hình thái giải phẫu học thực vật; Nguyễn Như Đối, Nguyễn Khoa Lân (1995)
với giáo trình Giải phẫu thực vật; Hoàng Thị Sản, Nguyễn Thị Phương Nga (2003)
với quyển Hình thái-Giải phẫu học thực vật; Nguyễn Khoa Lân (2006) với giáo
trình Giải phẫu hình thái thích nghi thực vật. Bên cạnh đó còn có nhiều công trình
nghiên cứu như Nguyễn Khoa Lân (1990) nghiên cứu Giải phẫu hình thái cây ngập
mặn một số vùng ven biển Việt Nam; Nguyễn Khoa Lân (1995) với một số kết quả
nghiên cứu về Hình thái cấu tạo thích nghi của rễ các loài thân gỗ rừng ngập mặn ở
Lâm trường Cần Giờ; Nguyễn Khoa Lân (1996) nghiên cứu Giải phẫu sinh thái
thích nghi của các loài cây chủ yếu trong một số rừng ngập mặn Việt Nam…
2. Mô tả về khu vực nghiên cứu
2.1. Quá trình thành lập và phát triển Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
* Vị trí
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng nằm tại ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh,
tỉnh Đồng Tháp; cách trung tâm thành phố Cao Lãnh khoảng 17 km. Khu du lịch
sinh thái này hình thành trên cơ sở rừng tràm Gáo Giồng. Rừng tràm Gáo Giồng
được thành lập năm 1985 với diện tích 1.657 ha.
* Lịch sử hình thành
12
Trước và sau năm 1975, khu vực rừng tràm Gáo Giồng hiện nay là vùng đất
hoang hóa, nhiễm phèn nặng, chỉ có cỏ năng, cỏ lác cùng với vài cụm tràm, gáo…
xen lẫn với một ít lung, bàu, kênh rạch tự nhiên và "muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội
tựa bánh canh". Một ít hộ dân vào mở lõm phần diện tích ven kênh rạch để trồng lúa
mùa nhưng chỉ một vài vụ phải bỏ vì năng suất rất thấp hoặc để bắt cá, chuột, rắn,
rùa… Việc đi lại chỉ có thể bằng xuồng vào mùa lũ nước ngập mênh mông, còn
mùa khô chỉ có cách lội bộ băng đồng nắng cháy.
Thực hiện chủ trương khai phá Đồng Tháp Mười, huyện Cao Lãnh đã cho khai
phá vùng đất này, nhưng khi đó không ít người hoài nghi về hiệu quả mang lại,
cũng có ý kiến đề xuất việc đào kênh, thau chua, rửa phèn, trồng lúa với hy vọng
mỗi năm thu hoạch vài trăm tấn nhằm giải quyết nhu cầu bức xúc về lương thực lúc
bấy giờ. Tuy nhiên, để bảo vệ môi trường sinh thái, người ta cuối cùng đã tiến hành
trồng tràm, loài cây đặc trưng của khu vực Đồng Tháp Mười.
Để khai phá vùng đất mới này, huyện Cao Lãnh đã thành lập lực lượng thanh
niên xung phong (gọi tắt là lực lượng 705).
Những ngày đầu, lực lượng 705 gặp nhiều khó khăn: mùa khô phải dùng trâu
cộ nước từ kênh Nguyễn Văn Tiếp xa hơn 8 km về ăn uống; còn tắm giặt phải dùng
nước phèn trong nhưng chát đắng hoặc thứ nước nâu đen do cỏ mục sinh ra; chiều
tối phải ăn cơm, sinh hoạt trong mùng; mùa nước nổi, phải ghép những chiếc xuồng
ba lá bé nhỏ lại làm bè. Thực phẩm săn bắt từ tự nhiên không thiếu, trừ mùa khô
hạn, nhưng rau xanh lại rất hiếm. Mặc dù vậy, nhưng với quyết tâm, sức trẻ và đoàn
kết thống nhất, lực lượng 705 đã từng ngày thu hẹp diện tích hoang hoá, chua phèn.
Rừng tràm hình thành, các con kênh được đào đắp chủ yếu bằng thủ công đã đem
về nguồn nước ngọt. Nhiều loài động vật hoang dã lần lượt tụ hội; chung quanh
rừng tràm, nhiều hộ dân về cất nhà sinh sống.
* Du lịch sinh thái
Để phát huy hết thế mạnh và tiềm năng của rừng tràm, tháng 3 năm 2003,
huyện Cao Lãnh chủ trương phát triển du lịch sinh thái Rừng tràm Gáo Giồng. Với
mức đầu tư ban đầu trên 700 triệu đồng và qui hoạch giữ lại 300 ha rừng trên 10
năm tuổi, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng đi vào hoạt động.
Điểm đặc biệt thu hút du khách đến đây không phải là do những tặng phẩm
của thiên nhiên mà là thành quả của bàn tay, khối óc con người để vùng đất hoang
13
hoá ngày nào trở thành một “Đồng Tháp Mười thu nhỏ” với những bản sắc riêng, do
Rừng tràm Gáo Giồng không chỉ đóng vai trò điều tiết dòng chảy của lũ và tạo
không khí trong lành cho cả khu vực mà còn trở thành nơi sinh sống của nhiều loài
thực động vật đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, trong đó có nhiều loài quí hiếm
được ghi vào Sách đỏ thế giới như chim nhan điển.
Gáo Giồng chia thành 4 khu với trên 70 km kênh phân lô, 20 km đê bao khép
kín. Đây là vựa cá nước ngọt lớn vào bậc nhất hiện nay ở vùng Đồng Tháp Mười.
Sản lượng cá tự nhiên khai thác hằng năm hơn 30 tấn, nhiều nhất là cá lóc, cá rô, cá
thát lát. Với nguồn thức ăn tự nhiên phong phú nên rất nhiều loài chim nước đã
khéo chọn đây làm nơi sinh sống, quần tụ.
Tại đây có loài rau đồng vượt nước như bông điên điển, bông súng, rau dừa,
rau mác tạo nên một khung cảnh khá hấp dẫn du khách. Vào mùa khô, nơi đây có
thể tổ chức cắm trại dưới những tán rừng tràm, tham quan các sân chim hoặc câu cá.
Đến khu du lịch sinh thái Gáo Giồng bằng xe ô tô hoặc đường thủy, du khách
có thể lên đài quan sát cao 18 m để được chiêm ngưỡng một màu xanh bạt ngàn của
tràm, lúa, năng, lác, từng đàn cò, diệc, cồng cộc, nhan điển và nhiều loài chim khác
đi kiếm ăn hoặc về tổ; ngồi xuồng ba lá cùng các hướng dẫn viên trong tà áo bà ba
xuyên qua rừng tràm đến sân chim để nhìn và nghe cơ man chim, cò ríu rít.
Trước khi kết thúc chuyến thưởng ngoạn, du khách sẽ được dùng bữa cơm dân
dã của Đồng Tháp Mười. Du khách sẽ được thưởng thức các món đặc sản truyền
thống của vùng như cá lóc nướng trui cặp lá sen non, lá sao nháy chấm với mắm
me, rắn nướng mọi, cá linh nấu canh chua cơm mẻ với bông điên điển, bông súng,
mắm kho chấm với rau dừa, rau mác, cá rô kho tộ… Các món ăn càng đậm đà thêm
bởi ly rượu nếp pha mật ong tràm. Tất cả đều trong bầu không khí trong lành.
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng đã đón hơn 300.000 lượt du khách đến tham
quan, nghỉ dưỡng. Với việc mở rộng và đa dạng hoá dịch vụ, trong tương lai khu du
lịch này sẽ có thêm cơ hội thu hút du khách trong những chuyến về Đồng Tháp, về
đồng bằng sông Cửu Long.
2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.1. Vị trí địa lí
Cao Lãnh là một huyện phía Bắc sông Tiền thuộc vùng Đồng Tháp Mười, cách
trung tâm tỉnh Đồng Tháp khoảng 8 km về hướng Đông Nam.
14
Huyện Cao Lãnh có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc và Tây Bắc: giáp huyện Tam Nông, huyện Thanh Bình.
- Phía Nam: huyện Châu Thành.
- Phía Đông: giáp huyện Tháp Mười và tỉnh Tiền Giang.
- Phía Tây và Tây Nam: giáp thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc.
Tọa độ địa lý:
- Từ 10019’00’’ đến 10040’40” độ vĩ Bắc
- Từ 105033’25” đến 105049’00” độ kinh Đông.
2.2.2. Địa hình
Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, dốc theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam, cao từ 1,0 - 1,4 m so với mực nước biển. Càng đi sâu vào nội đồng địa hình
càng thấp, cục bộ có nơi chỉ cao từ 0,8 m – 0,9 m, hình thành những vùng ngập
nước thời gian từ 4 - 5 tháng/năm.
Địa hình của huyện bị chia cắt bởi hệ thống kênh, rạch chằng chịt nên thuận
lợi cho công việc tưới tiêu nhưng hạn chế xây dựng cơ sở hạ tầng cơ giới hóa nông
nghiệp.
2.2.3. Khí hậu và thủy văn
Huyện Cao Lãnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với những đặc
trưng cơ bản sau:
- Nắng nhiều 2.710giờ/năm, nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình từ 27,30C
–32,80C, biên độ nhiệt chênh lệch ngày và đêm tương đối lớn, rất thuận lợi cho
thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản.
- Lượng mưa bình quân hàng năm thấp 1.332mm, chỉ bằng 70% lượng mưa/
năm của Thành phố Hồ Chí Minh và chia làm hai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa:
Từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm trên 90% lượng mưa cả năm, đặc biệt các
tháng mưa lớn trùng với các tháng mùa lũ (từ tháng 7 đến tháng 11) đã xảy ra tình
trạng nước lũ dâng cao ở sông rạch và ngập úng trong đồng ruộng do mưa lớn tại
chỗ. Riêng khu vực nằm trong những ngày mưa lớn thường kèm theo lốc xoáy.
Vào mùa lũ, nước từ sông Mê Kông đổ về cộng với mực nước dâng cao do
triều cường làm cho sự chênh lệch mực nước thấp nên khả năng thoát nước lũ kém.
15
Thời gian lũ lớn đối với huyện thường duy trì trong 3 tháng (8, 9, 10), đỉnh lũ cao
nhất năm 2000 là 2,95m, hầu hết diện tích tự nhiên khu vực phía Bắc kênh Nguyễn
Văn Tiếp ngập ở độ sâu 2 - 2,5m, khu vực phía Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp đến
kênh số 1 ngập ở độ sâu 1,5 - 2m và khu vực phía Nam kênh số 1 ngập từ độ sâu 1 1,5 m.
+ Mùa khô (mùa kiệt):
Từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, mực nước đỉnh triều hầu như thấp hơn các
cao trình đồng ruộng nên phải sử dụng bơm tưới bổ sung nước cho cây trồng.
Lượng mưa thấp, chỉ chiếm dưới 10% lượng mưa của năm. Trong những tháng
này các cây trồng thiếu nước nghiêm trọng.
Chế độ thủy văn trên sông rạch thuộc địa bàn huyện chịu sự tác động của 3
yếu tố là: chế độ thủy triều biển Đông; chế độ dòng chảy của sông Tiền; chế độ mưa
tại chỗ. Có thể chia thành 2 mùa là mùa lũ và mùa kiệt.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có sông Tiền chảy qua, sông Cần Lố, kênh An
Phong - Mỹ Hòa, kênh Nguyễn Văn Tiếp, kênh Cái Bèo, kênh số 1... nên khá phong
phú thuận lợi cho việc phát triển cây trồng - vật nuôi, vận chuyển hàng hóa và phát
triển du lịch sinh thái.
16
Phần 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
Chương 1. ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI CỦA CÁC LOÀI
THỰC VẬT MỘT LÁ MẦM
1. Cỏ ống (Panicum repens L.)
Thuộc họ Lúa: POACEAE
1.1. Đặc điểm hình thái, kiểu dạng thực vật
Là cỏ sống nhiều năm, thân cao khoảng 50-70cm, có thân ngầm, mọc thành
bụi, thân chia nhiều lóng, cứng, khó diệt trừ. Vị trí giữa 2 lóng có vòng rễ bao
quanh. Lá chỉ có bẹ lá và phiến lá. Phiến lá có lông trắng bao phủ, lá sắp xếp xiên so
với trục của thân do đó lượng ánh sáng chiếu vào 2 mặt lá không giống nhau làm
cho lá có cấu tạo 2 mặt. Mặt dưới lá có màu xanh đậm, không có lông, mặt trên lá
có màu xanh mốc và có lông bao phủ, lá có một gân chính và nhiều gân phụ song
song nhau; bẹ lá ôm lấy gần hết chiều dài mỗi lóng, mép và đầu bẹ lá có lông. Có hệ
rễ phát triển, ăn sâu, lan rộng và có lông hút (hình 1). [2], [4], [5], [6]
* Nhận xét:
- Thân ngầm giúp cây tồn tại được trong môi trường nắng nóng (mùa khô) và
ngập úng (mùa nước), đảm bảo khả năng sống sót của loài.
- Mặt trên của lá có màu xanh mốc và có lông màu trắng bao phủ giúp phản xạ
ánh sáng, tránh sự đốt nóng lá.
- Rễ có nhiều lông hút giúp hút nước và dinh dưỡng tốt cho cây, rễ phát triển,
ăn sâu và lan rộng giúp cơ thể bám chặt vào môi trường đất ướt, đầm lầy; hút nước
vào mùa khô.
Như vậy cỏ ống có hình thái thích nghi với cả 2 mùa: Mùa khô nắng nóng và
mùa mưa nước ngập.
1.2. Cấu tạo giải phẫu
1.2.1. Cấu tạo giải phẫu rễ
Biểu bì gồm một lớp tế bào vách mỏng xếp sát nhau có độ dày trung bình
(100 2,73)μm, chiếm 7,4% bán kính của rễ. Phần vỏ có độ dày trung bình
(738 5,59)μm, chiếm 54,5% bán kính rễ gồm các tế bào mô mềm vỏ vách mỏng,
17
có nhiều khoảng gian bào lớn. Vỏ trong là lớp tế bào vách dày nằm trong cùng của
vỏ. Phần trụ có độ dày trung bình (519 4,83)μm, chiếm 38,4% bán kính rễ. Bao
quanh phần trụ là lớp tế bào mô cứng tạo thành đai. Trong trụ gồm có nhiều tế bào
mô cứng vách dày được bao quanh bởi các tế bào mô mềm vách mỏng và mạch gỗ.
Số lượng mạch gỗ rất ít, có 7 mạch trên lát cắt ngang của rễ (hình 2).
* Nhận xét:
- Lớp vỏ có kích thước lớn chiếm 54,5% bán kính rễ gồm nhiều tế bào mô
mềm vách mỏng là nơi dự trữ dinh dưỡng.
- Các khoảng gian bào lớn là nơi chứa khí và thực hiện chức năng trao đổi khí,
thích nghi với môi trường ngập nước thiếu oxy.
- Lớp tế bào mô cứng của vỏ trong bao quanh trụ giữa nhằm tăng khả năng
chống đỡ cho rễ.
- Trung trụ gồm lớp tế bào mô mềm libe bao quanh khối tế bào mô mềm hóa
gỗ cứng có chức năng dự trữ dinh dưỡng. Mạch gỗ phân bố thành vòng tròn trong
khối tế bào mô mềm hóa gỗ cứng đảm bảo cho khả năng vận chuyển, đồng thời
giúp cho rễ có trụ giữa tương đối vững chắc.
1.2.2. Cấu tạo giải phẫu thân
Bên ngoài là lớp biểu bì có lớp cutin mỏng, gồm các tế bào cạnh tròn, vách
mỏng xếp sát nhau, kích thước trung bình (47 1,99)μm, chiếm 2,7% bán kính thân.
Dưới biểu bì là lớp vỏ có kích thước trung bình (802 6,03)μm, chiếm 46,4% bán
kính của thân, gồm các tế bào mô mềm, các tế bào mô mềm xếp không sát nhau tạo
nên các khoảng trống gian bào. Phần trụ có kích thước trung bình (883 5,14)μm,
chiếm 51% bán kính thân. Có vòng tế bào mô cứng nằm ngay sát phía ngoài trụ.
Trụ gồm các tế bào mô mềm cạnh tròn xếp sát nhau và các bó dẫn có kích thước
lớn. Các bó dẫn được xếp thành hai vòng: Vòng ngoài gồm những bó dẫn nhỏ xếp
trong lớp mô cứng, vòng trong gồm những bó lớn hơn nằm sâu trong thân. Chính
giữa thân cỏ ống là hệ thống ống rỗng chứa khí (hình 4).
* Nhận xét:
- Kích thước của lớp mô mềm vỏ tương đối dày là nơi dự trữ nhiều chất dinh
dưỡng. Các khoảng trống gian bào là nơi chứa khí và trao đổi khí, thích nghi với
điều kiện ngập nước.
18
- Vòng tế bào mô cứng sát phía ngoài trụ có chức năng nâng đỡ cho thân. Các
bó mạch nhỏ sắp xếp ở vòng mô cứng làm tăng tính bền vững giúp thân đứng vững
cả trong môi trường cạn và môi trường nước.
- Các bó dẫn lớn nằm sâu trong thân gồm gỗ và libe có chức năng vận chuyển.
1.2.3. Cấu tạo giải phẫu lá
Quan sát trên mặt phẳng cắt ngang biểu bì trên có tầng cutin dày gồm một lớp
tế bào, độ dày (48 1,22)μm, chiếm 8,9% độ dày của lá; biểu bì dưới cũng gồm một
lớp tế bào có độ dày (47 1,21)μm, chiếm 8,7% độ dày của lá. Giữa hai lớp biểu bì
là các tế bào mô đồng hóa, kích thước của lớp mô đồng hóa là (446 2,45)μm,
chiếm 82,4% độ dày của lá .Ở lớp biểu bì dưới có các tế bào hình rẻ quạt phân bố
rải rác. Có nhiều khoang khí giữa các bó dẫn, kích thước khoang khí không lớn lắm.
Bó dẫn gồm gỗ và libe, có các tế bào vách dày bao quanh (hình 5).
* Nhận xét:
- Lớp cutin dày có chức năng chống nóng vào mùa khô có nhiệt độ cao.
- Tế bào thịt lá không có sự phân hóa thành mô giậu và mô khuyết. Kích thước
lớp mô đồng hóa lớn, gồm nhiều tế bào mô mềm chứa diệp lục, tăng cường chức
năng quang hợp.
- Ở biểu bì dưới có các tế bào hình rẻ quạt đó là các tế bào vận động có chức
năng cuộn hay mở phiến lá. Khi trời nắng nóng các tế bào này mất nước do đó
phiến lá cuộn lại làm giảm diện tích tiếp xúc của lá với ánh sáng mặt trời giúp hạn
chế sự mất nước của lá. Ngoài ra tế bào vận động còn có chức năng trữ nước khi
điều kiện môi trường sống thiếu nước.
- Xung quanh các bó mạch có vòng tế bào vách dày có chức năng nâng đỡ cho
lá.
19
Hình1
Hình thái cỏ ống
Hình 2
Cấu tạo rễ cỏ ống
Hình 3
Cấu tạo trụ rễ cỏ ống
Hình 5
Cấu tạo lá cỏ ống
Hình 4
Cấu tạo thân cỏ ống
20
1.3. Đặc điểm sinh thái
1.3.1. Đặc điểm môi trường đặc trưng
- Đất: Môi trường đất của cỏ ống cũng gần giống như đối với lúa ma, ngập
nước theo mùa, mùa khô và mùa mưa. Vào mùa khô môi trường đất của cỏ ống khô
ráo, đôi khi ẩm ướt nhờ lượng nước còn lại trong Khu du lịch sinh thái. Cỏ ống sinh
trưởng và phát triển tốt trên môi trường đất phèn trung bình, phèn ít, có nước ngập,
ngập ít hoặc ngập nhiều, lúc bấy giờ lóng của thân dài ra. Môi trường khô ráo thì cỏ
ống phát triển kém, thân thấp, kích thước bé.
- Nước: Nước ngập sâu và kéo dài không ảnh hưởng đến đời sống của cỏ ống,
độ pH vào mùa nước nổi ở các cánh đồng cỏ ống vào khoảng 7,21-7,42. Môi trường
pH không axít.
Như vậy cỏ ống thích nghi với môi trường đất ẩm ướt, sinh trưởng và phát
triển tốt ngay trong điều kiện môi trường ngập lũ.
1.3.2. Đặc điểm thích nghi sinh thái
Mặt trên của lá có lông bao phủ có tác dụng chống nóng khi gặp điều kiện
nắng nóng vào mùa khô.
Sống trong môi trường ngập nước, nhiều gió bão nên cỏ ống có hệ rễ chùm
phát triển ăn sâu và lan rộng giúp giữ vững thân. Xung quanh các mấu có vòng rễ
thích nghi với việc hấp thu không khí trong môi trường thiếu oxy trong đất, ngoài ra
vòng rễ này còn có chức năng hấp thu dinh dưỡng.
Có thân ngầm giúp cây mọc lan nhanh và tăng khả năng sống sót của loài.
Thân chia lóng và kéo dài thích nghi với môi trường mùa nước lũ. Vào mùa mưa
cộng thêm nước lũ thì cỏ ống sống tốt hơn, cây cao to hơn, lá rộng hơn so với cỏ
ống sống cùng môi trường vào mùa khô.
2. Mồm mốc (Ischaemum rugosum Salisb.)
Thuộc họ Lúa: POACEAE
2.1. Đặc điểm hình thái, kiểu dạng thực vật
Là cỏ một năm, thân cao khoảng 1m, thân có chia lóng, ở vị trí giữa 2 lóng có
nhiều rễ mọc quanh, rễ dài, mỗi lóng có một bẹ lá bao bọc. Lá to, hai mặt lá khác
nhau về màu sắc, mặt lá dưới xanh hơn mặt lá trên. Có lớp phấn trắng bạc phủ ở bề
21
ngoài mặt các lóng và lá. Thân tròn hơi dẹp, tương đối cứng. Rễ dài, lan rộng, có
nhiều lông hút (hình 6). [4], [8], [16]
* Nhận xét:
- Thân chia lóng giúp cây dễ dàng tăng chiều cao khi nước nổi, thích nghi với
môi trường đất ngập nước.
- Mặt lá và lóng có phủ lớp phấn trắng bạc giúp phản xạ với ánh sáng khi nhiệt
độ cao, giúp chúng tồn tại trong mùa khô hạn và chống thấm nước vào mùa mưa lũ.
- Thân cứng giúp cây có thể đứng vững trong môi trường.
- Rễ có nhiều lông hút giúp tăng khả năng hút nước khi gặp điều kiện môi
trường khô cạn.
2.2. Cấu tạo giải phẫu
2.2.1. Cấu tạo giải phẫu rễ
Biểu bì gồm một lớp tế bào vách mỏng xếp sát nhau có kích thước trung bình
(64 0,98)μm, chiếm 4% bán kính rễ. Lớp vỏ bao gồm các tế bào mô xốp sắp xếp
nối tiếp với nhau tạo thành các sợi, giữa các sợi là các khoảng trống khá lớn. Kích
thước trung bình của lớp vỏ (1043 4,35)μm, chiếm 64,7% bán kính rễ. Vỏ trong
gồm các tế bào vách dày sắp xếp sát nhau thành vòng tròn ngay sát phía ngoài của
phần trụ. Trong cùng là phần trụ có kích thước trung bình (506 3,67)μm, chiếm
31,4% bán kính rễ, xung quanh trụ có vòng mô cứng. Trụ bao gồm các tế bào mô
mềm có vách hóa gỗ và mạch gỗ, tuy nhiên số lượng mạch gỗ rất ít, có 8 mạch trên
lát cắt ngang của rễ (hình 7).
* Nhận xét:
- Phần vỏ dày có rất nhiều sợi tế bào mô xốp tạo ra nhiều khoảng trống có
chức năng chứa khí.
- Lớp vỏ trong xếp sát ngay phía ngoài phần trụ làm tăng khả năng chống đỡ
cho rễ.
- Phần trụ bao gồm khối tế bào mô mềm có vách hóa gỗ vững chắc giúp rễ ăn
sâu vào đất giữ cho cây không bị trôi nổi trong nước.
2.2.2. Cấu tạo giải phẫu thân
Biểu bì có phủ lớp cutin mỏng, kích thước trung bình (60 1,82)μm, chiếm
3,2% bán kính của thân gồm các tế bào sắp xếp sát nhau. Lớp vỏ nằm sát ngay dưới
22
lớp biểu bì có kích thước trung bình (872 1,99)μm, chiếm 46,4% bán kính của
thân gồm nhiều tế bào mô xốp nối với nhau tạo dạng sợi và hình thành nên các
khoảng trống gian bào. Các bó dẫn nhỏ xếp trong vòng mô cứng, các bó dẫn lớn
hơn nằm sâu trong thân. Trụ gồm các tế bào mô mềm xen lẫn với các tế bào mô
mềm có vách hóa gỗ và các bó mạch, dày trung bình (949 4,57)μm, chiếm 50,5%
bán kính thân. Bó mạch gồm gỗ và libe (hình 8).
* Nhận xét:
- Lớp tế bào mô xốp có kích thước lớn tạo ra nhiều khoảng gian bào lớn có
chức năng dự trữ khí và trao đổi khí.
- Vòng tế bào mô cứng cùng với các bó dẫn nhỏ giúp thân vững chắc hơn.
- Phần trụ có các tế bào vách dày giúp tăng độ vững chắc cho cơ thể.
- Các bó mạch gồm tế bào mô mềm libe và mạch gỗ có chức năng dự trữ và
vận chuyển.
2.2.3. Cấu tạo giải phẫu lá
Biểu bì trên có lớp cutin dày, gồm một lớp tế bào, độ dày (76 1,69)μm, chiếm
13,3% độ dày của lá. Lớp biểu bì dưới có kích thước (49 1,72)μm mỏng hơn so
với lớp biểu bì trên, chiếm 8,6% độ dày của lá. Dưới lớp biểu bì trên là các tế bào
mô đồng hóa với độ dày (447 1,99)μm, chiếm 78,1% độ dày của lá. Mặt dưới của
lá có các tế bào hình rẻ quạt. Trong lớp tế bào mô đồng hóa là các bó mạch phân bố
tương đối đồng đều; ở gân chính ngoài các bó mạch còn có nhiều tế bào đa giác
vách dày hóa gỗ xếp sát nhau (hình 9).
* Nhận xét:
- Lớp cutin dày có chức năng chống nóng, bảo vệ lá vào mùa khô và thời tiết
nắng nóng.
- Chưa có sự phân hóa ở tế bào thịt lá, lớp tế bào mô đồng hóa dày tăng khả
năng quang hợp và dự trữ.
- Các tế bào hình rẻ quạt ở mặt dưới của lá sẽ giúp giảm bớt sự thoát hơi nước
khi gặp điều kiện khô hạn.
- Các bó mạch phân bố đều ở phần thịt lá có chức năng vận chuyển và nâng
đỡ.
- Ở gân chính có bó mạch lớn đảm bảo tốc độ vận chuyển. Các tế bào có vách
hóa gỗ làm cho gân lá cứng chắc hơn giúp lá ít bị gãy gập.
23
Hình 6
Hình thái mồm mốc
Hình 8
Cấu tạo thân mồm mốc
Hình 7
Cấu tạo rễ mồm mốc
Hình 9
Cấu tạo lá mồm mốc
24
2.3. Đặc điểm sinh thái
2.3.1. Đặc điểm môi trường đặc trưng
- Đất: Mồm mốc thường xuất hiện ở nơi đất cao vừa, trên bờ đê ven các kênh
đào. Vào mùa khô, đất nơi mồm mốc sống là khô hơn so với lúa ma và cỏ ống,
nhiệt độ tăng cao, mồm mốc sinh trưởng phát triển kém, lá cằn cõi ảnh hưởng đến
khả năng tổng hợp chất hữu cơ. Vào mùa nước nổi, mồm mốc sinh trưởng và phát
triển tốt hơn, thân vươn dài ra theo mực nước. Mồm mốc thích nghi với điều kiện
đất ẩm ướt, sinh trưởng phát triển tốt trong môi trường nước ngập sâu và kéo dài.
- Nước: Mồm mốc chịu được môi trường nước phèn khi nước rút xuống còn
trong lòng kênh vào mùa khô và cả mùa nước nổi.
2.3.2. Đặc điểm thích nghi sinh thái
Lá và thân mồm mốc có phủ lớp phấn bạc có tác dụng chống nóng, chống
thấm nước.
Hệ rễ rất phát triển, ăn sâu và lan rộng thích nghi với môi trường đất bị ngập
sâu và kéo dài. Cùng với rễ ở các mấu tạo cho thân có một giá bám thật vững vàng,
ngoài ra rễ ở mấu còn có chức năng hấp thu oxy khi môi trường ngập nước. Những
lá già ở gần gốc chết đi chỉ còn lại thân, thân mồm mốc cùng với một số loài cỏ
khác như thân cỏ ống, mồm mỡ…tạo nên nơi trú ẩn khá an toàn cho một số loài
chim nước.
3. Lúa ma (Oryza rufipogon Griff.)
Thuộc họ Lúa: POACEAE
3.1. Đặc điểm hình thái, kiểu dạng thực vật
Lúa ma là thực vật sống nhiều năm, thân dài 1,5 - 4m. Thân có màu tím, dẹp,
chia thành nhiều lóng, mỗi lóng dài vào khoảng 10cm, vị trí giữa 2 lóng có vòng rễ
bao quanh, thân có khả năng vươn dài theo mực nước dâng cao. Lá có một gân
chính và nhiều gân phụ song song, phiến lá dài khoảng 30cm, rộng khoảng 1cm,
mép lá có răng cưa, có lông bao phủ bề mặt lá, có bẹ lá ôm lấy thân. Ở mép bẹ lá có
rìa lông, đầu bẹ lá có lông dài. Hệ rễ phát triển, rễ chùm có màu vàng, ăn sâu và lan
rộng (hình 10). [9], [16]
* Nhận xét:
- Bề mặt lá có lông bao phủ nhằm hạn chế sự thoát hơi nước khi lúa ma sống
trong điều kiện môi trường nắng nóng vào mùa khô.
25
- Thân chia thành nhiều lóng, quanh các mấu có vòng rễ sẽ giúp cho thân bám
vào đất lúc thân bị ngã xuống do tác hại của động vật hay bị nước lũ cuốn. Ngoài ra
còn tăng khả năng hút chất dinh dưỡng và hấp thu không khí trong môi trường thiếu
oxy trong đất.
- Lá dài có bẹ lá ôm lấy thân giữ cho thân tránh bị đốt nóng vào mùa khô.
- Hệ rễ chùm phát triển giúp cây hấp thu đủ nước và các chất dinh dưỡng, hơn
nữa giúp cây bám chặt vào đất không bị lũ cuốn trôi.
3.2. Cấu tạo giải phẫu
3.2.1. Cấu tạo giải phẫu rễ
Ngoài cùng là lớp biểu bì có lớp cutin mỏng, có độ dày trung bình
(93 1,31)μm, chiếm 6,7% bán kính của rễ. Các tế bào mô mềm vỏ sắp xếp thành
các sợi tạo nên nhiều khoảng trống, lớp vỏ có độ dày trung bình (744 3,34)μm,
chiếm 53,4% bán kính rễ. Bao quanh phần trụ là lớp vỏ trong gồm các tế bào vách
dày. Phần trụ là phần trong cùng của rễ có độ dày trung bình (557 3,87)μm, chiếm
40% bán kính rễ. Bên ngoài của trụ là vòng tế bào mô cứng vách dày tạo thành một
đai. Khối tế bào mô cứng xếp sát nhau ở phần trung tâm của trụ, xung quanh là các
tế bào mô mềm libe vách mỏng. Số lượng mạch gỗ ít, trên lát cắt ngang của rễ có 9
mạch gỗ phân bố thành vòng tròn quanh trụ (hình 11).
* Nhận xét:
- Lớp vỏ khá dày, các tế bào mô mềm vỏ sắp xếp giống như các sợi tạo các
khoảng trống giữ chức năng dự trữ khí, ngoài ra còn làm tăng độ đàn hồi của rễ.
- Lớp vỏ trong gồm các tế bào mô cứng bao quanh trụ giúp tăng khả năng
chống đỡ. Các tế bào mô cứng tập trung ở trung trụ tạo thành lõi vững chắc, xung
quanh là các mạch gỗ thực hiện chức năng vận chuyển. Các tế bào mô mềm libe có
chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng.
3.2.2. Cấu tạo giải phẫu thân
Nhìn trên lát cắt ngang của thân lúa ma, bên ngoài là biểu bì có phủ một lớp
cutin dày, kích thước trung bình của lớp biểu bì (34 1,50)μm, chiếm 3,7% bán
kính của thân. Lớp vỏ mỏng rất khó phân biệt với trụ. Kích thước trung bình của
phần trụ (895 3,16) μm, chiếm 96,3% bán kính của thân, có nhiều khoảng trống
lớn. Có hai vị trí sắp xếp của các bó mạch, các bó mạch nhỏ nằm gần lớp biểu bì,