Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

nghiên cứu đặc điểm thích nghi của một số thực vật ở vùng đất cát ven biển phan thiết, tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.64 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thu Ngân

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI CỦA
MỘT SỐ THỰC VẬT Ở VÙNG ĐẤT CÁT
VEN BIỂN PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thu Ngân

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI CỦA
MỘT SỐ THỰC VẬT Ở VÙNG ĐẤT CÁT
VEN BIỂN PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN

Chuyên ngành:Sinh thái học
Mã số : 6042 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM VĂN NGỌT

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được các tác giả công bố
trong bất kì công trình nào.
Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của những tác giả khác; tài liệu
tham khảo trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 9 năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Thu Ngân


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Văn Ngọt - người đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn em, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu, những lời khuyên, lời
động viên trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn ThS. Quách Văn Toàn Em, Th.S Nguyễn Thị
Hằng, Th.S Nguyễn Thị Thanh Tâm, ThS. Lương Thị Lệ Thơ, CN. Hồ Thị Mỹ Linh, cô
Nguyễn Thị Ngà của Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và cho em những kinh nghiệm quý báu trong thời gian thực
hiện luận văn.
Xin cảm ơn chân thành đến các bạn lớp cao học khóa 23 đã sát cánh, động viên,
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Lời cảm ơn cuối cùng tôixin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân
và bạn bè đã giúp đỡ, hỗ trợ và động viên tôi, giúp tôi vượt qua những khó khăn trong
suốt thời gian thực hiện luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 9 năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Nguyễn Thị Thu Ngân


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN.............................................................................................. 4
1.1. Các nghiên cứu về đặc điểm thích nghi của thực vật trên Thế giới và Việt
Nam ...................................................................................................................... 4
1.1.1. Những nghiên cứu trên Thế giới ................................................................... 4
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 7
1.2. Điều kiện tự nhiên thành phố Phan Thiết .......................................................... 10
1.2.1.Vị trí địa lý ................................................................................................... 10
1.2.2. Địa hình....................................................................................................... 10
1.2.3. Khí hậu ........................................................................................................ 11
1.2.4. Chế độ thuỷ văn .......................................................................................... 12
1.2.5. Tài nguyên đất ............................................................................................ 12
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 14
2.1. Địa điểm thu mẫu và nghiên cứu ....................................................................... 14
2.2. Thời gian thu mẫu .............................................................................................. 14
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 15


2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ............................................................. 15
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa .................................................... 15

2.3.3. Định loại các mẫu thực vật ......................................................................... 16
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ..................................... 16
2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu....................................................... 18
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..................................................................... 19
3.1. Đặc điểm về môi trường sống của thực vật ....................................................... 19
3.1.1. Thể nền của các loài thực vật nghiên cứu................................................... 19
3.1.2. Nhiệt độ và độ ẩm không khí ...................................................................... 21
3.2. Đặc điểm thích nghi của loài Mai vàng ............................................................. 22
3.2.1. Phân loại ..................................................................................................... 22
3.2.2. Đặc điểm hình thái thích nghi ..................................................................... 22
3.2.3. Cấu tạo giải phẫu thích nghi ....................................................................... 22
3.3. Đặc điểm thích nghi của loài Hoàng tiền ........................................................... 28
3.3.1. Phân loại ..................................................................................................... 28
3.3.2. Đặc điểm hình thái thích nghi ..................................................................... 28
3.3.3. Cấu tạo giải phẫu thích nghi ....................................................................... 31
3.4. Đặc điểm thích nghi của loài Rau đắng đất ....................................................... 37
3.4.1. Phân loại ..................................................................................................... 37
3.4.2. Đặc điểm hình thái thích nghi ..................................................................... 37
3.4.3. Cấu tạo giải phẫu thích nghi ....................................................................... 40
3.5. Đặc điểm thích nghi của loài Nở ngày đất ......................................................... 46
3.5.1. Phân loại ..................................................................................................... 46
3.5.2. Đặc điểm hình thái thích nghi ..................................................................... 46


3.5.3. Cấu tạo giải phẫu thích nghi ....................................................................... 48
3.6. Đặc điểm thích nghi của loài Tràng quả Harms................................................. 52
3.6.1. Phân loại ..................................................................................................... 52
3.6.2. Đặc điểm hình thái thích nghi ..................................................................... 53
3.6.3. Cấu tạo giải phẫu thích nghi ....................................................................... 54
3.7. Đặc điểm thích nghi của loài Kiết thảo thắt ....................................................... 59

3.7.1. Phân loại ..................................................................................................... 59
3.7.2. Đặc điểm hình thái thích nghi ..................................................................... 60
3.7.3. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu thích nghi........................................................ 61
3.8. Đặc điểm thích nghi của loài Bòng bòng ........................................................... 66
3.8.1. Phân loại ..................................................................................................... 66
3.8.2. Đặc điểm hình thái thích nghi ..................................................................... 66
3.8.3.Đặc điểm cấu tạo giải phẫu thích nghi......................................................... 68
3.9. Đặc điểm thích nghi của loài Rau muống biển .................................................. 73
3.9.1. Phân loại ..................................................................................................... 73
3.9.2. Đặc điểm hình thái thích nghi ..................................................................... 73
3.9.3. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu thích nghi........................................................ 75
3.10. Đặc điểm thích nghi của loài Găng gai ............................................................ 80
3.10.1. Phân loại ................................................................................................... 80
3.10.2. Đặc điểm hình thái thích nghi ................................................................... 80
3.10.3. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu thích nghi...................................................... 81
3.11. Đặc điểm thích nghi của loài Bích trai mồng................................................... 87
3.11.1. Phân loại ................................................................................................... 87
3.11.2. Đặc điểm hình thái thích nghi ................................................................... 87


3.11.3. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu thích nghi...................................................... 88
3.12. Đặc điểm thích nghi của loài Cỏ chân gà......................................................... 93
3.12.1. Phân loại ................................................................................................... 93
3.12.2. Đặc điểm hình thái thích nghi ................................................................... 93
3.12.3. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu thích nghi...................................................... 95
3.13. Bàn luận chung ................................................................................................. 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 104
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Tính chất, thành phần cơ giới đất của hai địa điểm lấy mẫu ..................... 19

Bảng 3.2.

Nhiệt độ và độ ẩm không khí ở nơi thu mẫu ............................................. 20

Bảng 3.3.

Độ dày trung bình (µm) các lớp mô của phiến lá Mai vàng ...................... 24

Bảng 3.4.

Độ dày trung bình (µm) các lớp mô của phiến lá Hoàng tiền ................... 32

Bảng 3.5.

Độ dày trung bình (µm) các lớp mô của phiến lá Rau đắng đất ................ 41

Bảng 3.6.

Độ dày trung bình (µm) các lớp mô của phiến lá Nở ngày đất ................. 49

Bảng 3.7.

Độ dày trung bình (µm) các lớp mô của phiến lá Tràng quả Harms ......... 55


Bảng 3.8.

Độ dày trung bình (µm) các lớp mô của phiến lá Kiết thảo thắt ............... 62

Bảng 3.9.

Độ dày trung bình (µm) các lớp mô của phiến lá Bòng bòng to ............... 69

Bảng 3.10. Độ dày trung bình (µm) các lớp mô của phiến lá Rau muống biển........... 76
Bảng 3.11. Độ dày trung bình (µm) các lớp mô của phiến lá Găng gai ...................... 83
Bảng 3.12. Độ dày trung bình (µm) các lớp mô của phiến lá Bích trai mồng ............. 89
Bảng 3.13. Độ dày trung bình (µm) các lớp mô của phiến lá Cỏ chân gà ................... 95


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.

Vị trí thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận ........................................... 19

Hình 2.1.

Đồi cát di động thuộc xã Hàm Tiến ........................................................... 13

Hình 2.2.

Đồi cát cố định thuộc xã Tiến Thành......................................................... 13

Hình 2.3.

Vị trí quét collodion trên bề mặt lá ............................................................ 15


Hình 3.1.

Phẫu diện đất cát xã Hàm Tiến ................................................................. 18

Hình 3.2.

Phẫu diện đất cát xã Tiến Thành ............................................................... 19

Hình 3.3.

Quang cảnh mùa khô khu vực đất cát xã Hàm Tiến .................................. 20

Hình 3.4.

Quang cảnh mùa khô khu vực đất cát xã Tiến Thành ............................... 20

Hình 3.5.

Loài Mai vàng ............................................................................................ 21

Hình 3.6.

Vi phẫu lá Mai vàng................................................................................... 22

Hình 3.7.

Cấu tạo giải phẫu gân chính của lá Mai vàng ............................................ 22

Hình 3.8.


Khí khổng phân bố sát gân chính ở mặt trên của lá (10x) ......................... 23

Hình 3.9.

Khí khổng phân bố rải rác ở mặt dưới lá (10x) ......................................... 23

Hình 3.10. Cấu tạo phiến lá của lá Mai vàng ............................................................... 24
Hình 3.11. Vi phẫu thân cây Mai vàng cắt ngang ....................................................... 25
Hình 3.12. Một phần cấu tạo giải phẫu thân cây Mai vàng ......................................... 26
Hình 3.13. Loài Hoàng tiền ......................................................................................... 28
Hình 3.14. Sinh cảnh quần xã Hoàng tiền vào cuối mùa khô ...................................... 29
Hình 3.15. Các chồi của loài Hoàng tiền tồn tại vào mùa khô ..................................... 29
Hình 3.16. Vi phẫu của lá Hoàng tiền.......................................................................... 30
Hình 3.17. Cấu tạo giải phẫu gân chính của lá Hoàng tiền ......................................... 30
Hình 3.18. Cấu tạo giải phẫu phiến lá của lá Hoàng tiền ............................................ 31
Hình 3.19. Vi phẫu thân sơ cấp Hoàng tiền ................................................................. 33
Hình 3.20. Cấu tạo một phần thân sơ cấp Hoàng tiền ................................................. 33
Hình 3.21. Vi phẫu thân thứ cấp Hoàng tiền ............................................................... 34
Hình 3.22. Cấu tạo vỏ thân cây Hoàng tiền ................................................................. 35


Hình 3.23. Cấu tạo trung trụ thân thứ cấp Hoàng tiền ................................................. 35
Hình 3.24. Loài Rau đắng đất ...................................................................................... 38
Hình 3.25. Vi phẫu của lá Rau đắng đất ...................................................................... 39
Hình 3.26. Cấu tạo giải phẫu gân chính lá Rau đắng đất............................................. 39
Hình 3.27. Cấu tạo giải phẫu phiến lá Rau đắng đất ................................................... 40
Hình 3.28. Khí khổng mặt trên lá Rau đắng đất (40x) ................................................ 41
Hình 3.29. Khí khổng mặt dưới lá Rau đắng đất (40x) ............................................... 41
Hình 3.30. Vi phẫu thân sơ cấp Rau đắng đất ............................................................. 42

Hình 3.31. Cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp Rau đắng đất .............................................. 43
Hình 3.32. Vi phẫu thân thứ cấp Rau đắng đất ............................................................ 43
Hình 3.33. Cấu tạo giải phẫu thân thứ cấp Rau đắng đất ............................................ 44
Hình 3.34. Loài Nở ngày đất ....................................................................................... 46
Hình 3.35. Vi phẫu của lá Nở ngày đất........................................................................ 47
Hình 3.36. Cấu tạo gân chính của lá Nở ngày đất ....................................................... 47
Hình 3.37. Cấu tạo giải phẫu phiến lá của lá Nở ngày đất .......................................... 48
Hình 3.38. Khí khổng mặt trên lá Nở ngày đất (40x) .................................................. 49
Hình 3.39. Khí khổng mặt dưới lá Nở ngày đất (40x) ................................................. 49
Hình 3.40. Vi phẫu thân cây Nở ngày đất.................................................................... 50
Hình 3.41. Một phần lát cắt ngang thân Nở ngày đất .................................................. 50
Hình 3.42. Loài Tràng quả Harms ............................................................................... 53
Hình 3.43. Vi phẫu của lá Tràng quả Harms ............................................................... 53
Hình 3.44. Cấu tạo giải phẫu gân chính của lá Tràng quả Harms ............................... 54
Hình 3.45. Cấu tạo giải phẫu phiến lá của lá Tràng quả Harms .................................. 55
Hình 3.46. Khí khổng mặt trên lá Tràng quả Harms (40x).......................................... 56
Hình 3.47. Khí khổng mặt dưới lá Tràng quả Harms (40x) ........................................ 56
Hình 3.48. Vi phẫu thân Tràng quả Harms .................................................................. 57
Hình 3.49. Cấu tạo giải phẫu thân Tràng quả Harms .................................................. 57
Hình 3.50. Loài Kiết thảo thắt ..................................................................................... 59
Hình 3.51. Vi phẫu của lá Kiết thảo thắt ..................................................................... 60
Hình 3.52. Cấu tạo giải phẫu gân chính của lá Kiết thảo thắt ..................................... 60


Hình 3.53. Cấu tạo giải phẫu phiến lá của lá Kiết thảo thắt ........................................ 61
Hình 3.54. Lông che chở và lông tiết trên bề mặt lá Kiết thảo thắt ............................. 62
Hình 3.55. Vi phẫu thân sơ cấp Kiết thảo thắt ............................................................. 63
Hình 3.56. Cấu tạo giải phẫu một phần thân sơ cấp Kiết thảo thắt ............................. 64
Hình 3.57. Loài Bòng bòng ......................................................................................... 66
Hình 3.58. Vi phẫu của lá Bòng bòng.......................................................................... 67

Hình 3.59. Cấu tạo giải phẫu gân chính của lá Bòng bòng ......................................... 67
Hình 3.60. Cấu tạo giải phẫu phiến lá của lá Bòng bòng ............................................ 68
Hình 3.61. Vi phẫu thân sơ cấp Bòng bòng ................................................................. 70
Hình 3.62. Một phần lát cắt ngang thân sơ cấp Bòng bòng ......................................... 70
Hình 3.63. Vi phẫu thân thứ cấp Bòng bòng ............................................................... 71
Hình 3.64. Cấu tạo giải phẫu một phần thân thứ cấp Bòng bòng ................................ 71
Hình 3.65. Loài Rau muống biển ................................................................................. 73
Hình 3.66. Vi phẫu lá Rau muống biển ....................................................................... 74
Hình 3.67. Cấu tạo giải phẫu gân chính của lá Rau muống biển ................................. 74
Hình 3.68. Cấu tạo giải phẫu phiến lá chính thức lá Rau muống biển ........................ 75
Hình 3.69. Phân bố khí khổng mặt trên lá Rau muống biển (10x) .............................. 76
Hình 3.70. Phân bố khí khổng mặt dưới lá Rau muống biển (10x) ............................. 76
Hình 3.71. Vi phẫu thân sơ cấp Rau muống biển ........................................................ 77
Hình 3.72. Cấu tạo giải phẫu một phần thân sơ cấp Rau muống biển......................... 78
Hình 3.73. Loài Găng gai............................................................................................. 80
Hình 3.74. Vi phẫu của lá Găng gai ............................................................................. 81
Hình 3.75. Cấu tạo giải phẫu gân chính Găng gai ....................................................... 81
Hình 3.76. Cấu tạo giải phẫu phiến lá Găng gai .......................................................... 82
Hình 3.77. Mặt trên lá Găng gai không có khí khổng (10x) ........................................ 83
Hình 3.78. Khí khổng mặt dưới lá Găng gai (10x) ...................................................... 83
Hình 3.79. Vi phẫu thân Găng gai ............................................................................... 84
Hình 3.80. Cấu tạo giải phẫu thân Găng gai ................................................................ 85
Hình 3.81. Loài Bích trai mồng ................................................................................... 87
Hình 3.82. Sự phân bố lục lạp ở Bích trai mồng ......................................................... 87


Hình 3.83. Cấu tạo giải phẫu lá Bích trai mồng .......................................................... 88
Hình 3.84. Cấu tạo một bó dẫn .................................................................................... 88
Hình 3.85. Khí khổng mặt trên lá Bích trai mồng (10x).............................................. 89
Hình 3.86. Khí khổng mặt dưới lá Bích trai mồng (10x) ............................................ 89

Hình 3.87. Vi phẫu thân Bích trai mồng ...................................................................... 90
Hình 3.88. Cấu tạo giải phẫu thân Bích trai mồng ...................................................... 91
Hình 3.89. Loài Cỏ chân gà ......................................................................................... 93
Hình 3.90. Vi phẫu của lá Cỏ chân gà ......................................................................... 94
Hình 3.91. Một phần lát cắt ngang phiến lá Cỏ chân gà .............................................. 94
Hình 3.92. Vi phẫu thân Cỏ chân gà ............................................................................ 96
Hình 3.93. Cấu tạo giải phẫu thân Cỏ chân gà ............................................................ 97


1

MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực vật xuất hiện trên Trái Đất từ hàng triệu năm về trước, chúng phân bố ở
khắp mọi nơi, từ khu vực nhiệt đới mưa ẩm và nhiệt độ cao cho đến những vùng
hàn đới khô lạnh; từ nơi đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng cho đến những vùng đất
cát gió bay, nắng gắt; ngay cả Bắc cực và Nam cực cũng có sự hiện diện của thực
vật. Để tồn tại, sinh trưởng và phát triển tại những vùng khác nhau về địa hình, thổ
nhưỡng, khí hậu,… các loài thực vật đã hình thành những đặc điểm thích nghi phù
hợp với từng điều kiện môi trường. Các đặc điểm thích nghi được biểu hiện ở hình
thái bên ngoài, cấu tạo giải phẫu bên trong các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh
sản của thực vật cũng như hình thành đặc điểm sinh lí thích nghi.
Khu vực ven biển miền Trung của Việt Nam và vùng đất cát rộng lớn, với khí
hậu khắc nghiệt: nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn, gió mạnh, lượng mưa
hầu như không có trong mùa khô và lượng mưa tương đối thấp vào mùa mưa nhưng
thường xảy ra lũ lụt.
Tỉnh Bình Thuậnthuộc miền duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam,nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều gió và khô hạn nhất
cả nước. Để thích nghi với khí hậu của khu vực này, các loài thực vật ở đây đã hình
thành những đặc điểm về hình thái và cấu tạo bên trong phù hợp với vùng đất khô

nóng này.
Thành phố Phan Thiết nằm trong vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới điển hình,
nhiều gió, nhiều nắng, ít bão, không có sương muối. Do có kiểu khí hậu đặc trưng
của những vùng đất cát ven biển nên Phan Thiết là một trong những địa điểm
nghiên cứu, học tập của các sinh viên nghiên cứu sinh học và đặc biệt là các chuyên
ngành lâm nghiệp, thực vật. Khoa Sinh học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh cũng thường chọn Phan Thiết là địa điểm thực tế thiên nhiên để nghiên
cứu về thực vật, động vật cũng như sinh thái. Vì thế, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên
cứuđặc điểm thích nghi của một số thực vật ở vùng đất cát ven biển Phan


2

Thiết, tỉnh Bình Thuận”để giúp các sinh viên có thể tìm hiểu được về đặc điểm
hình thái và cấu tạo giải phẫucủa một số loài thực vật, qua đó nhận biết được sự
thích nghi của chúng với điều kiện môi trường ở thành phố Phan Thiết.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định các đặc điểm thích nghi về hình thái và giải phẫu của một số thựcvật
sống trên vùng đất cát ở thành phố Phan Thiết với các điều kiện khắc nghiệt của
môi trường nóng, khôhạn, đất cát và gió mạnh.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu 11 loài cây gặp ở đồi cát ven biển thành phố Phan Thiết. Đó
là các loài:
 Mai vàng (Ochnaintegerrima(Lour.) Merr.)
Họ Mai(OCHNACEAE)
 Hoàng tiền (Waltheria americana L.)
Họ Trôm(STERCULIACEAE)
 Rau đắng đất(Glinus oppositifolius (L.) Aug.DC.)
Họ Rau đắng đất(AIZOACEAE)
 Nở ngày đất (Gomphrena celosioides Mart.).

Họ Dền(AMARANTHACEAE)
 Tràng quảHarms (Desmodiumharmsii Schindl.)
HọĐậu(FABACEAE)
 Kiết thảo thắt (Christia constricta (Schindl.) T. C. Chen.)
Họ Đậu(FABACEAE)
 Bòng bòng(Calotropis gigantea (L.) Dryand.)
Họ Thiên lý(ASCLEPIADACEAE)
 Rau muống biển (Ipomoea pes-caprae (L.) Sweet)

Hoï Khoai lang(CONVOLVULACEAE)
 Găng gai(Randia spinosa Bl)
Họ Cà phê(RUBIACEAE)
 Bích traimồng(Cyanotis burmanniana Wight)


3

Họ Thài lài(COMMELINACEAE)
 Cỏ chân gà (Dactyloctenium aegyptium(L.) Willd.)
Họ Hòa thảo(POACEAE)
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu đặc điểm thích nghi về hình thái cơ quan sinh dưỡng và cơ quan
sinh sản của các loài cây nghiên cứu.
- Nghiên cứu đặc điểm thích nghi về cấu tạo giải phẫu lá của các loài này.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đặc điểm thích nghi về hình thái và cấu tạo giải phẫu của 12 loài
thực vật.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
Kết quả nghiên cứu về đặc điểm thích nghi của một số loài thực vật thường gặp ở
vùng đất cát ven biển sẽ là tài liệu hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình học tập và

tìm hiểu ngoài thực tế, qua đó củng cố các kiến thức lý thuyết các bạn đã được học
tập trong quá trình học tập ở trường đại học, cao đẳng.


4

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Các nghiên cứu về đặc điểm thích nghi của thực vật trên Thế giới và Việt
Nam
1.1.1. Những nghiên cứu trên Thế giới
Cách đây hơn 2.300 năm, Theophraste (371-286 trước Công nguyên) là người
sáng lập môn thực vật học. Ông nghiên cứu về hình thái giải phẫu cơ thể thực vật và
các dẫn liệu được trình bày trong các tác phẩm “Lịch sử thực vật”, “Nghiên cứu về
cây cỏ”, ông có đề cập đến sự thích nghi của cây cỏ với môi trường sống, các đặc
điểm khác nhau của cơ thể thực vật khi sống ở môi trường khác nhau.
Levacopxki (1833-1893) nghiên cứu mối quan hệ của hệ rễ của một số cây
dưới ảnh hưởng của độ ẩm và nhiệt độ. Ông nhận thấy ở rễ cũng có những biến đổi
về hình thái cấu tạo do tác động của các yếu tố môi trường này.
Đến thế kỷ XX, giải phẫu hình thái thích nghi thực vật được hình thành và đã
có nhiều công trình nghiên cứu về hình thái giải phẫu thích nghi. Lúc bấy giờ sinh
thái học đã phát triển mạnh tạo điều kiện cho các nhà giải phẫu học thực vật đi sâu
nghiên cứu lĩnh vực giải phẫu sinh thái. Những năm 40 của thế kỷ XX, sinh thái học
đã hình thành hướng giải phẫu sinh thái do Keller lập ra. Từ đây, các nhà thực vật
học và sinh thái học có thể hiểu được bản chất và sự đa dạng của quá trình thích
nghi ở thực vật.
Sayre (1920) trong bài báo cáo “The Relation of Hairy Leaf Coverings to the
Resistance of Leaves to Transpiration” đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa lớp lông
phủ lá trong chống thoát hơi nước [25].
Trong sách “Plant anatomy” của Esau (1965), Fahn (1982) có đề cập đến cấu
tạo giải phẫu các cơ quan sinh dưỡng như lá, rễ, thân cây; đặc điểm cấu tạo của tế

bào, của các mô. Đây là tài liệu quan trọng, làm cơ sở cho việc nghiên cứu cấu tạo
giải phẫu các loài thực vật [17], [22].


5

Carlquist (1977), nghiên cứu cấu tạo giải phẫu gỗ của nhiều loài thực vật sống
ở các môi trường khác nhau ở miền Tây Nam Úc. Công trình nghiên cứu đã xác
định chỉ số V (V = đường kính của mạch gỗ/số mạch gỗ/ mm2) và chỉ số M (M =Vx
chiều dài của yếu tố mạch) cho từng loài thực vật sống ở tầng dướicủa rừng bạch
đàn, sườn núi ven biển, đầm lầy,trên cát và sa mạc; kết quảcho thấy hệ thực vật ở
Tây Nam Úc nói chung là thuộc dạng ưa hạn [30].
Wiedemann (1984) đã mô tả sinh cảnh và hình thái thân, hoa, quả của một số
loài thực vật ở các cồn cát ven biển phía Tây Bắc Thái Bình Dương trong cuốn “The
ecology of pacific northwest coastal sand dunes: a community profile” [18].
Oladele và cộng sự (1988), nghiên cứu cấu tạo giải phẫu thân cây của loài
Gomphrena celosioides cho thấy tỉ lệ V thuộc loại thấp (0,67) và tỉ lệ M cũng thấp
(196) và đây là loài thực vật chịu hạn [29].
Đặc điểm về hình thái, giải phẫu lá và thân của loài Alternathera brasiliana
thuộc họAmaranthaceae đã được Márcia do Rocio Duarte và cộng sự (2004), nghiên
cứu: lá có hình bầu dục, cómàu tím,biểu bìcó 1 lớp tế bào, có nhiều lôngđa bào,khí
khổng kiểu trực bào và dị bào ở cả hai bề mặt; thịt lá phân hóa thành lục mô giậu ở
trên và lục mô khuyết ở dưới [28].
Năm 2009, Daniela và cộng sự thuộc Khoa Sinh học, đại học Pisa, Italy đã
nghiên cứu, mô tả đặc điểmhình tháiláthích nghichức năngcủaba loài thực vật tiên
phong

ởcồn

cát:


Calystegia

soldanella,

EuphorbiaparaliasvàOtanthusmaritimus.Nhóm nghiên cứu đã kết luận đặc điểm
thích nghi hình thái giải phẫu của ba loài trên có liên kết với điều kiện sinh thái của
cát ven biển hệ thống cồn cát như là: định hướng lá, cuộn lá, túm lông không có
tuyến vàcó tuyến, hình thái chung của lớp biểu bì, hình thái và sự định vị của lỗ khí,
thủy khổng, mô chứa khí và nhu mô nước dự trữ [20].
Ahmad và cộng sự (2009), nghiên cứu về cấu tạo giải phẫu lá của 8 loài thuộc
6 chi của tông Eragrostideae (Poaceae): Acrachne racemosa, Dactyloctinium
aegyptium, Dactyloctinium scindicum, Desmostachya bipinnata, Eleusine indica,
Eragrostis cilianensis, Eragrostis papposa và Octhochloa compressa. Kết quả cho


6

thấy các loài đều có lông che chở, trừ loài Eragrostis papposa.Thể silica
ởAcrachneracemosaiscó hìnhquả tạ, còn các loài khác có dạng yên [23].
Shirsat và cộng sự (2009), đã nghiên cứu cấu tạo giải phẫu rễ, thân, lá của loài
Calotropic giantea ở Ấn Độ với hình chụp không rõ ràng, mô tả cấu tạo đơn giản,
không trình bày về các đặc điểm thích nghi mà chỉ nhằm giới thiệu tên các mô cấu
tạo lá, rễ và thân [31].
E.A Ogie-Odia và cộng sự (2010) đã khảo sát về cấu trúc của biểu bì của 3
loài Paspalumđó là P. conjugatum Berg, P. scrobiculatumL. vàP. vaginatumSw.
thuộc họ Poaceae ở Nigeria. Theo nghiên cứu, P.scrobiculatumcósự biến đổicủa
cácsợi lôngtrên cảméplávàvỏ và trong các nghiên cứubiểu bì, vi lông đã được quan
sátbên lề củaphiếncủahai trong sốbaloài; gaiđã được quan sátởhai trong
sốbaloài[21].

Một số công trình nghiên cứu về giải phẫu thích nghi như công trình của
Mansoor Hameed và cộng sự (2010, 2013) nghiên cứu về đặc điểm thích nghi về
giải phẫu của lá, rễ và thân loài Cỏ chỉ (Cynodon dactylon L. (Pers.)) với các độ
mặn khác nhau ở Pakistan [26], [27].
Suzane M. Fank-de-Carvalho và cộng sự (2012), đã nghiên cứu cấu tạo giải
phẫu lá và cấu trúc lục lạp của 6 loài gồm: Gomphrena hermogenesii, G. lanigera,
G. prostrata, Pfaffia gnaphaloides, P. townsendii và Froelichiella grisea thuộc họ
Amaranthaceae phân bố ở bang Cerrado, Brazil. Công trình cho thấy rất khó phân
biệt 6 loài này về hình thái nhưng về giải phẫu lá thì có sự khác biệt. Ba loài
Gomphrena có cấu tạo Kranz, là thực vật C4, trong thịt lá có nhiều hạt tinh bột và
tinh thểcanxi oxalat, trong khi đó 3 loài còn lại thuộc thực vật C3 [32].
Fernanda Reinert và cộng sự (2013), đã nghiên cứu về các đặc điểm hình thái
và giải phẫu lá của loài Neoregelia cruenta thuộc họ Bromeliaceae sống ở 2 môi
trường có ánh sáng mạnh và bóng mát ở vùng đất cát cho thấy có sự thay đổi đáng
kể. Cây sống nơi có ánh sáng mạnh có kích thước lá nhỏ, ngắn hơn sống trong bóng
mát. Về cấu tạo giải phẫu lá cho thấy cây sống ở nơi ánh sáng mạnh có mô dự trữ


7

nước, lục mô dày hơn, kích thước mạch dẫn to hơn so với lá sống nơi bóng mát
[24].
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam

Nguyễn Khoa Lân (1996) đã nghiên cứu về hình thái và cấu tạo giải phẫu
thích nghi của các loài thực vật ở rừng ngập mặn Việt Nam sống trong điều kiện
ánh sáng mạnh, đất bùn lầy, ngập mặn và thiếu oxy.
Năm 1997, Nguyễn Khoa Lân đã đề cập đến đặc điểm của cây chịu hạn: hệ
rễ ăn nông, lan rộng, khi gặp khô hạn lâu rễ gần như khô kiệt nhưng khi mưa
xuống chúng phục hồi hoạt động rất nhanh và phát triển nhiều rễ, tăng diện tích

lông hút, một số loài có rễ ăn sát mặt đất để hấp thụ nước mưa hay sương đêm;
cây mọng nước biểu bì có lớp cutin dày, mô cơ và mô dẫn kém phát triển ở cây
mọng nước vì có các tổ chức giữ nước, lỗ khí thường nằm sâu trong biểu bì; cây
có lá cứng có diện tích hẹp thường phủ lông trắng bạc để cách nhiệt, mô cơ phát
triển, tế bào biểu bì có vách dày, nhiều loài họ Lúa mặt trên có nhiều tế bào cơ
làm lá có thể cuộn lại hay mở ra che chở cho các lỗ khí; hệ rễ ăn sâu và có áp
suất thẩm thấu cao 40-50 atmotphe, vì vậy khi gặp hạn chúng vẫn hút được nước
trong đất; một số cây có lớp lông biểu bì dày, thịt lá phát triển thành tổ chức
chứa nước hoặc phát triển thành mô giậu [9].
Phan Thị Trường Thi (2004), nghiên cứu hệ thực vật và thảm thực vật trên
vùng đất cát thành phố Vũng Tàu. Cho thấy sự đa dạng sinh học các loài thực vật
trên vùng đất cát. Tài liệu này mô tả các quần xã thực vật như : Quần xã Bòng bòng
và Sóng rận . Chúng phân bố rải rác ở khu vực ven biển Chí Linh đi sâu vào trong
khoảng 200m thuộc phường 10 thành phố Vũng Tàu. Địa hình nhấp nhô, cao không
quá 1m, mặc dù thành phần loài và một số cá thể không nhiều nhưng đang được
khoanh nuôi và bảo vệ rất nghiêm ngặt vì là v ành đai phòng hộ ven biển . Mùa khô
Bòng bòng và Cỏ lào là những loại cây bụi thích nghi ca o với khí hậu khắc nghiệt .
Quần xã Rau muống biển, Đậu biển và Cỏ chông, ngoài ra còn có Cúc biển (Launea
sarmentosa (Willd.) Sch. Bip. Ex Kuntze), Tút thiên nam (Asparagus
cochinchinensis (Lour.)). Trên nền cát không ổn định và chịu tác động lớn của gió,


8

sóng và hơi nước mặn đã hình thành nên những quần xã gồm những loài có khả
năng thích nghi cao nhất với điều kiện khắc nghiệt của môi trường như những quần
thể Cỏ chông, Rau muống biển, Đậu biển, nhờ đó mà cát lần lần ít bị thổi bay đi và
tạo điều kiện cho các loài cây bụi có kích thước lớn hơn, cao hơn từ từ phát triển lấn
áp dần [14].
Trong cuốn sách “Hình thái học thực vật” được xuất bản năm 2005, Nguyễn

Bá đã đề cập đến đặc điểm cây chịu hạn thích nghi với môi trường khô hạn là tỉ lệ
cao giữa khối lượng và bề mặt, có nghĩa là lá nhỏ, rắn chắc và thịt lá dày mô giậu
phát triển hơn mô xốp hoặc chỉ có mô giậu, khoảng gian bào nhỏ, hệ gân cứng, ít có
các đoạn nối bao bó mạch, lỗ khí nhiều, đôi khi tế bào nhỏ [1].
Công trình của Thiều Lê Phong Lan (2006) nghiên cứu về thảm thực vật khô
hạn ven biển huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận cho biết thân các cây khô hạn ven
biển là cơ quan chịu tác động của gió biển, chống sự mất nước và các nhân tố khí
hậu khác, do đó nó đã hình thành một số đặc điểm thích nghi khá rõ: phần lớn cây
gỗ lại có dạng cây bụi, phân nhánh nhiều từ sát gốc và cây thường phát triển theo
chiều ngang;để tăng khả năng chống đỡ của cây trước điều kiện môi trường, cây
khô hạn thường mọc thành từng cụm có từ 2 -3 gốc xoắn vào nhau; để chống sự mất
nước và bảo vệ cây khỏi điều kiện khắc nghiệt như nắng, gió, khô hạn kéo dài, thân
cây vùng khô hạn phần lớn có vỏ dày, trên thân có nhiều u nhỏ, các mấu lồi sần sùi,
có gai [8].
Nguyễn Thị Bé Nhanh (2007) đã nghiên cứu đặc điểm thích nghi hình thái,
cấu tạo và sinh thái của một số loài thực vật điển hình ở khu du lịch sinh thái Gáo
Giồng như Cỏ ống (Panicum repens L.), Mồm mốc (Ischaemum rugosum Salisb.),
Lúa ma (Oryza rufipogon Griff.), Năng ống (Eleocharis dulcis (Burm.f.) Hensch.),
Rau dừa nước (Ludwidgia adscendens (L.) Hara.), Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.),
Súng lam (Nymphaea nouchali Burm.f.) và Tràm (Melaleuca cajuputi Powell). Kết
quả chỉ ra những đặc điểm của các loài này ở vùng đất ngập giúp chúng có thể tồn
tại lâu dài trong môi trường đặc biệt này [10].


9

Nguyễn Vinh Hiển (2010) nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu thích nghi
7 loài trồng làm cảnh thuộc họ Xương rồng (Cactaceae) ở thành phố Huế. Tác giả
nhận thấy đây là những loài ưa sáng, chịu nóng, chịu hạn; rễ, thân có biểu bì dầy; rễ
chính đâm sâu, rễ bên phát triển lan rộng; lá biến thành gai; thân có nhu mô dự trữ

nước và có khả năng tái sinh mạnh [3].
Đỗ Thị Lan Hương (2012) đã nghiên cứu về hình thái - giải phẫu thích nghi cơ
quan sinh dưỡng của 27 loài dây leo thảo thuộc các họ: họ Bầu bí (Cucurbitaceae),
họ Đậu (Fabaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Lạc tiên (Passifloraceae ),
họ Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Nho (Vitaceae), họ Khúc khắc (Smilicaceae), họ
Củ nâu (Dioscoreaceae), họ Bách bộ (Stenomaceae) ở một số khu vực miền Bắc
Việt Nam. Kết quả cho thấy về hình thái thực vật có sự thay đổi đáng kể từ vùng địa
hình thấp đến vùng địa hình cao: độ dầy lá tăng dần, chiều dài lóng thân giảm dần,
mép lá xẻ thùy khi nhiệt độ thấp. Về mặt cấu tạo giải phẫu có sự thay đổi để thích
nghi với các điều kiện khí hậu khác nhau [6].
Đặng Ngọc Phúc Quỳnh (2012), nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh
thái của loài Tầm gửi năm nhị (Dendrophthoe pentandra (L.)Miq.)thuộc họ Tầm
gửi (Loranthaceae) ở thành phố Hồ Chí Minh. Công trình đề cập đến hình thái và
giải phẩu rễ, thân và lá của loài Tầm gửi năm nhị sống trên các cây chủ khác nhau
là Mận, Xoài, Bàng, Khế, Mãng cầu ta, Sứ đỏ.Loài Tầm gửi năm nhị này kí sinh
trên mỗi vật chủ khác nhau thì có đặc điểm sinh học, sinh thái khác nhau chứng tỏ
được sự thích nghi của chúng [12].
Ngô Thanh Phong (2013) nghiên cứu sự biến đổi thích nghi của lá thực vật hạt
kín Hòn Chông – Hà Tiên với các điều kiện khô hạn, ngập mặn đã hình thành các
lông che chở và lông tiết ở biểu bì lá [11].
Nguyễn Thị Thơ và cộng sự (2013), nghiên cứu về đặc điểm giải phẫu và sinh
lý của loài Trẩu (Vernicia montana Lour.), cho thấy loài này không có biểu bì nhiều
lớp và lông bao phủ, tỷ lệ lục mô giậu và lục mô khuyết là 0,75. Số lượng trung
bình của khí khổng là 562/mm2.Trẩu bị tổn thương ở mức nhiệt 45oC là 40-50% và


10

lên đến 80% ở mức nhiệt 50oC. Chúng bị chết hoàn toàn ở mức nhiệt 60oC. Diệp lục
tổng số trong lá tươi là 6,24 mg/g và tỷ lệ diệp lục a/b là 2,28 [15].

Lê Thị Minh Hằng (2013) nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu thích
nghi của loài Cóc vàng (Lumnitzera racemosa Wild.) ở xã Giao Lạc, huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định và kết luận một số đặc điểm của cây thích nghi với môi
trường sống thiếu không khí, ngập nước mặn: biểu bì không có lông hút, nhu mô vỏ
giữa phát triển, để lại khoảng trống chứa khí lớn, nội bì có đai caspari phát triển;
thân cây có cấu tạo đặc trưng của nhóm cây thuộc lớp Ngọc lan thân gỗ; lá có cấu
tạo đặc trưng của lá cây chịu hạn mọng nước, mô giậu phân bố ở cả hai mặt lá, mô
xốp phát triển, tăng kích thước trở thành tổ chức chứa nước giúp pha loãng muối
thừa trong lá già [2].
1.2. Điều kiện tựnhiên thành phố Phan Thiết [33], [34]
1.2.1.Vị trí địa lý
Thành phố Phan Thiết là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa
học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận. Phan Thiết nằm trên quốc lộ 1A (chiều dài quốc
lộ 1A đi qua là 7 km), cách thành phố Hồ Chí Minh 198 km về hướng Đông. Phan
Thiết là đô thị của miền Trung, thuộc miền Nam Trung Bộ. Diện tích tự nhiên là
206,45 km², bờ biển trải dài 57,40 km.
Thành phố Phan Thiết hình cánh cung trải dài từ: 10°42'10" đến 11° vĩ độ bắc.
Giới hạn:
+ Phía Đông giáp biển Đông.
+ Phía Tây giáp huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận.
+ Phía Nam giáp biển Đông và huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận.
+ Phía Bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình - tỉnh Bình
Thuận.
1.2.2. Địa hình
Phan Thiết có địa hình tương đối bằng phẳng, có cồn cát, bãi cát ven biển, đồi
cát thấp, đồng bằng hẹp ven sông. Có 3 dạng chính:
- Vùng đồng bằng ven sông Cà Ty:độ dốc nhỏ (0-3°).


11


- Vùng cồn cát, bãi cát ven biển: có địa hình tương đối cao,độ dốc (8-15°), số
ít nơi 25-30°.
- Vùng đất mặn: ở Thanh Hải, Phú Thủy, Phú Trinh và Phong Nẫm,độ dốc
thấp.

Hình 1.1. Vị trí thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
(Nguồn: [34])
1.2.3. Khí hậu
Thành phố Phan Thiết nằm trong vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới gió mùa
điển hình với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau. Nơi đây có nhiều gió, nhiều nắng, ít bão, không có sương
muối, có nhiệt độ trung bình hàng năm 27°C. Tháng 1, tháng 2 và tháng 12 (nhiệt
độ trung bình 25,5°C) mát hơn so với các tháng khác trong năm. Tháng 4 và tháng 5
là những tháng nóng nhất ở Phan Thiết, nhiệt độ có khi lên đến 29°C.
- Lượng mưa trung bình: 1.024 mm
- Độ ẩm tương đối: 79%
- Tổng số giờ nắng: 2.459
- Từ tháng 5 đến tháng 10 có gió nhẹ khoảng 2,4 – 3,4 m/s. Từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau có tốc độ gió khá mạnh khoảng 4,7 – 5,7 m/s.


12

1.2.4. Chế độ thuỷ văn
Có các con sông chảy qua thành phốPhan Thiết:
­ Sông Cà Ty: dài 7,2 km
­ Sông Cát: dài 3,3 km
­ Sông Cái: dài 1,1 km
­ Sông Cầu Ké: dài 5,4 km

Với vị thế chảy qua giữa lòng thành phố Phan Thiết, sông Cà Ty có tiềm năng
phát triển về du lịch.
1.2.5. Tài nguyên đất
Phan Thiết có 3 loạiđất chính:
- Cồn cát và đất cát biển, diện tích 15.300 ha (79,7% diện tích tự nhiên). Cồn
cát trắng 990 ha; cồn cát xám vàng 1450 ha; đất cồn cát đỏ 8.920 ha; đất cát biển
3940 ha. Trên loại đất này có thể khai thác để trồng dưa, đậu, điều, dừa.
- Đất phù sa, diện tích 2.840 ha (14,8% diện tích tự nhiên). Gồm đất phù sa
được bồi 1.140 ha; đất phù sa không được bồi 1.400 ha; đất phù sa có tầng loang lổ
đỏ vàng 300 ha. Hầu hết diện tích đất này đã được khai thác trồng lúa nước, hoa
màu, cây ăn quả...
- Đất vàng trên đá Mácmaxít-granít, diện tích 540 ha (2,82% diện tích tự
nhiên). Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, diện tích 350 ha (1,82% diện tích tự
nhiên). Trên các loại đất này có thể sử dụng xây dựng cơ bản và các mục đích nông,
lâm nghiệp.
Thành phố Phan Thiết nằm trong vùng Tam Phan (Phan Rang, Phan Rí và
Phan Thiết) của vùng ven biển thuộc hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.Thuộc về
vùng khí hậu khô ven biển mưa mùa, vùng Tam Phan gồm các vùng cảnh quan
nguy cấp ưu tiên SA4 & SA7 – là hai khu vực ưu tiên trong hành động bảo tồn
trong vùng Trường Sơn mở rộng theo WWF. Tính chất khô hạn và sự tách biệt của
vùng Tam Phan đã tạo ra các quần xã thực vật riêng biệt. Cho đến nay hầu hết các
nghiên cứu về đa dạng sinh học trong vùng Tam Phan chủ yếu tập trung vào phần
tỉnh Ninh Thuận, nhất là vùng đồng bằng khô hạn xung quanh Phan Rang. Tuy


×