Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

tuyển tập những đề văn nghị luận chứng minh lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.14 KB, 25 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II
Đề 1a: Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí
“Uống nước nhớ nguồn”.
A. Mở bài
- Ân tình ân nghĩa, thủy chung một lòng là nét đẹp mang tính truyền thống của đạo
lí dân tộc, thể hiện lối ứng xử mang vẻ đẹp nhân văn của con người Việt Nam qua hàng
ngàn năm lịch sử. Bài học đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” đã hóa thành tục ngữ, đã thấm
sâu vào tâm hồn hàng triệu người dân Việt nam xưa nay.
B. Thân bài
* Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.
- Hiểu một cách giản đơn nhất, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” có nghĩa là:
khi ta uống nước có nghĩa là ta uống thứ tinh túy của đất trời. Nhưng nước không tự nhiên
mà có. Nó phải có ngọn, có nguồn. “Nguồn” là nơi khởi đầu của dòng nước. Nước từ
nguồn đổ về sông, rồi từ sông chảy đi muôn ngả nuôi sống con người. Bởi vậy, khi uống
nước phải nhớ đến nguồn.
- Mở rộng ra, có thể hiểu “uống nước” là khi chúng ta được thừa hưởng một thành
quả nào đó, chúng ta phải biết thành quả ấy do đâu mà có. “Nguồn” ở đây được hiểu là
nguồn gốc, cội nguồn của những thành quả.
=> Bằng cách nói hình ảnh, hàm súc; mượn hình ảnh gần gũi quen thuộc, câu tục
ngữ đã mang đến cho ta bài học đạo lí trong cuộc sống, đó là bài học về lòng biết ơn, là lối
sống trọn vẹn, có trước có sau: chúng ta phải nhớ ơn những người đã đem lại ấm no, hạnh
phúc và yên vui cho mình. Đây là truyền thống nhân văn tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
* Chứng minh nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Uống nước
nhớ nguồn”
- Truyền thống đạo lí nhân văn “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc được hình
thành trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Truyền thống ấy được hun
đúc, được kết tinh qua hàng ngàn năm, đã và đang được phát huy từ đời này sang đời
khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
+ Nhớ ơn những người đã có công dựng nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đến thăm
đền thờ các vị vua Hùng đã viết: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải
cùng nhau giữ lấy nước”. Các vua Hùng là người đã có công tạo dựng nên đất nước Văn


1


Lang. Các con cháu đời đời phải nhớ đến công lao của những vị anh hùng này. Và ngày
giỗ tổ Hùng Vương, chính là ngày để toàn thể con dân đất Việt nhớ ơn và thể hiện tấm
lòng thành kính của mình. Nhân dân ta từ xưa đã truyền nhau câu ca rằng:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười
Bên cạnh đó ở khắp các vùng miền trên cả nước đều có những đền chùa được xây
dựng để ghi nhớ công ơn của những người đã góp công xây dựng nên đất Việt: Đề thờ Hai
Bà Trưng ở Vĩnh Phúc, đền thờ Thánh Gióng ở Sóc Sơn…
+ Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua rất nhiều những cuộc chiến tranh xâm lược. Và
để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, chủ quyền cho đất nước, rất nhiều những người con ưu
tú của quê hương đã chiến đấu hi sinh. Họ quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, họ hi sinh
hạnh phúc của riêng bản thân mình để mang lại hạnh phúc cho mọi người dân đất Việt.
“Máu đào của các liệt sỹ đã nhuộm lá cờ cách mạng càng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của
các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”. (HCM) Và để
tưởng nhớ công lao của những vị anh hùng liệt sĩ, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định lấy
ngày 27/7 hàng năm là ngày Thương binh liệt sĩ – ngày mà cả dân tộc Việt Nam kính cẩn
nghiêng mình trước những linh hồn bất diệt. Tâm lòng biết ơn ấy còn được thể hiện bằng
những hành động hết súc cụ thể như: thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ, thăm hỏi, tặng
quà cho thương binh, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng….
+ Nhà nước ta còn có các ngày lễ kỉ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11) để tôn
vinh những người thầy đã có công dạy dỗ chúng ta nên người, những người đã đặt cho ta
nền tảng kiến thức vững chắc để ta có thể bay cao, bay xa. Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 để tôn
vinh, bày tỏ tấm lòng, tình cảm với những người phụ nữ; Ngày Thầy thuốc Việt Nam
27/2…
+ Hay đó còn là lòng biết ơn đối với những người làm ra các giá trị vật chất cho

chúng ta hưởng thụ:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng
2


+ Gần gũi hơn là lòng biết ơn đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ - những người đã sinh
ra ta, nuôi ta khôn lớn trưởng thành và dành cho ta tất cả tình yêu thương chăm sóc…
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
- Là người học sinh để thể hiện đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn”, chúng ta phải:
+ Đối với cha mẹ phải hết lòng thương yêu, kính trọng.
+ Đối với thầy cô phải ngoan ngoãn, lễ phép, chăm ngoan, học giỏi.
+ Tích cực tham gia vào những hoạt động xã hội kỉ niệm ngày 27/7, ngày 27/2…
=> Đó là những việc làm tuy nhỏ nhưng đầy ý nghĩa.
C. Kết bài
Như vậy có thể thấy bất cứ thời đại nào thì những người dân Việt Nam vẫn một lòng
ghi tạc đạo lí Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Đó là đạo lí ngàn đời chúng
ta sẽ mãi mãi tiếp bước. Nó chính là nguồn sức mạnh, vô tận giúp cho nhân dân ta đoàn
kết vững bước trên con đường dựng xây đất nước.
Đề 1b: Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn
quả nhớ kẻ trồng cây”.
A. Mở bài
- Ân tình ân nghĩa, thủy chung một lòng là nét đẹp mang tính truyền thống của đạo
lí dân tộc, thể hiện lối ứng xử mang vẻ đẹp nhân văn của con người Việt Nam qua hàng
ngàn năm lịch sử. Bài học đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã hóa thành tục ngữ, đã thấm
sâu vào tâm hồn hàng triệu người dân Việt nam xưa nay.
B. Thân bài
*Giair thích ý nghĩa câu tục ngữ
- “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có nghĩa là khi chúng ta được thưởng thức một trái cây

ngon ngọt, ta phải nhớ đến công người vun trồng chăm sóc từ khi cây còn non đến khi cây
trưởng thành và đơm hoa kết trái.
- Suy rộng ra “Ăn quả” là khi chúng ta được hưởng thụ một thành quả nào đó thì
chúng ta phải nhớ đến công lao của “kẻ trồng cây” – những người đã có công tạo dựng nên
những thành quả đó.
=> Bằng cách nói hình ảnh, hàm súc; mượn hình ảnh gần gũi quen thuộc, câu tục
ngữ đã mang đến cho ta bài học đạo lí trong cuộc sống, đó là bài học về lòng biết ơn, là lối
3


sống trọn vẹn, có trước có sau: chúng ta phải nhớ ơn những người đã đem lại ấm no, hạnh
phúc và yên vui cho mình. Đây là truyền thống nhân văn tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
* Chứng minh nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây.”
( Chứng minh tương tự như đề 1a)
C. Kết bài
Như vậy có thể thấy bất cứ thời đại nào thì những người dân Việt Nam vẫn một lòng
ghi tạc đạo lí Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Đó là đạo lí ngàn đời chúng
ta sẽ mãi mãi tiếp bước. Nó chính là nguồn sức mạnh, vô tận giúp cho nhân dân ta đoàn
kết vững bước trên con đường dựng xây đất nước.
Đề 2a. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt có
ngày nên kim”.
A. Mở bài
Trong cuộc sống, không có một thành công nào tự tìm đến mà không phải trải qua
muôn vàn gian lao, thử thách; không có một chiến thắng nào mà lại không phải trải qua
những khó khăn. Sống có nghĩa là khắc phục khó khăn, là có ý chí, nghị lực và niềm tin để
vượt qua mọi trở ngại trên con đường đời. Do đó mà từ xa xưa, nhân dân ta đã dạy: “Có
công mài sắt, có ngày nên kim”.
B. Thân bài.
* Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.

- Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng lại hàm chứa ý nghĩa vô cùng lớn lao. “Sắt” là hình
ảnh rất gần gũi, quen thuộc với mỗi chúng ta. Đó là một khối kim loại khó bị bào mòn,
khó bị biến dạng bởi những tác động thông thường. Còn “kim” là vật bằng kim loại rất
nhỏ. Từ sắt mà mài thành kim, điều đó tưởng chừng như không thể thực hiện được. Âý
vậy mà chỉ cần “có công”, chỉ cần sự kiên trì mài rũa của con người thì sắt cũng có thể trở
thành cây kim giúp ích cho đời.
- Mượn chuyện mài sắt nên kim, nhân dân ta muốn khẳng định một chân lí sâu sắc
trong cuộc sống: có sự kiên trì nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng có thể làm xong
cho dù việc đó rất khó khăn, tưởng như không thể hoàn thành được.
* Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ
4


Trong thực tế lịch sử và đời sống đã ghi nhận biết bao gương sáng trên các lĩnh vực
là bằng chứng rực rỡ, hùng hồn, làm sáng tỏ thêm bài học ấy.
- Trong lĩnh vực học tập:
+ Một người học sinh phải trải qua một thời gian dài đèn sách, thời gian dài dùi mài
kiến thức trên ghế nhà trường để trang bị đầy đủ kiến thức bước vào ngưỡng cửa của cuộc
đời. Nhưng sự rèn luyện ấy không phải lúc nào cũng thuận lợi mà điều quan trọng là
chúng ta phải biết kiên trì vượt khó.
Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi
Nhưng khó vì lòng người ngại núi, e sông
Ngại khó, ngại khổ thì sẽ khó đi đến thành công. Cũng như việc mài sắt, nếu ngại
sắt cứng khó mài thành cây kim bé nhỏ thì làm sao có kim để giúp ích cho đời. Vậy thì
phải cứ mài, cứ chăm chỉ rèn luyện, biết kết hợp các phương pháp, biện pháp học tập đúng
đắn để biến khó thành dễ theo ý muốn của ta.
+ Chúng ta hãy ngược thời gian trở về quá khứ, học tập đức tính kiên trì nhẫn nại
của người xưa. Xưa Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo lại xấu xí, tưởng chẳng thể có được chút
đóng góp cho đời. Vậy mà ông đã kiên trì tự học, học bằng chữ viết trên lá chuối, học
bằng ánh sáng của trăng, của đom đóm, của những ánh lửa hắt lên từ đống lá khô… Cuối

cùng ông đã trở thành trạng nguyên tài ba nổi tiếng với bài thơ “Hoa sen trong giếng
ngọc” gây xúc động lòng người.
+ Gần chúng ta hơn nữa đó là Hồ Chí Minh, Người đã dạy thế hệ trẻ:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Bản thân Người cũng là một tấm gương sáng về tinh thần kiên trì nhẫn nại. Kiên trì,
nhẫn nại vượt qua mọi thử thách, mọi gian khổ, khó khăn, kiên định đến cùng với con
đường đi tìm đường cứu nước. Bác đã làm nên lịch sử, đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi
cảnh nô lệ lầm than.
+ Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí trước đây là một cậu bé bị liệt cả hai tay. Nhưng
với tinh thần ham học, Kí đã vượt qua biết bao đau đớn, bao mặc cảm, phải vật lộn với
những cơn chuột rút và đối diện với muôn lần thất bại. Nhưng giờ đây, chẳng những
5


Nguyễn Ngọc Kí có thể viết bằng chân rất đẹp mà còn trở thành một nhà giáo ưu tú được
học trò hết lòng yêu mến, kính trọng.
- Trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật có biết bao những nhà khoa học cặm cụi hết ngày
này sang ngày khác trong phòng thí nghiệm, tổn hao biết bao công sức lẫn thời gian, làm
đi làm lại hàng trăm nghìn lần trên một thí nghiệm để đi đến những sáng chế phát minh
giúp ích cho đời. Chúng ta đâu dễ quên tên tuổi của những Lương Đình Của, Tôn Thất
Tùng…
- Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng đâu có khác. Một nhà văn phương Tây
cho rằng: thiên tài chỉ có năm phần trăm năng khiếu bẩm sinh, còn chín mươi lăm phần
trăm là do sự kiên nhẫn lâu dài. Ở nước ta, từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình
Chiểu… đến những Xuân Diệu, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng…cây bút nào cũng
đã như nhau, dùi mài cần mẫn, chú tâm kiếm tìm từng chữ, từng câu, dập dập, xóa xóa,
bao lần viết đi viết lại mới có được những hiện tượng văn học đặc sắc làm rung động lòng

người.
- Không chỉ ở Việt Nam, biết bao những tên tuổi nổi tiếng thế giới cũng từng gặp
biết bao khó khăn gian khổ nhưng sự quyết tâm rèn luyện đã giúp họ trở thành những nhân
tài cống hiến cho nhân loại những công trình vô giá. Vậy chẳng phải “Có công mài sắt, có
ngày nên kim” đó sao?
=> Những tấm gương trên là những minh chứng chứng minh tính đúng đắn của câu
tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Bởi thế, ta không có lí do nào để chùn bước
trước những khó khăn trong học tập hoặc trong lao động. Không nên ỷ lại vào năng lực có
sẵn mà buông xuôi việc rèn luyện, dùi mài. Cũng không nên tự ti bởi năng lực hạn chế mà
bỏ cuộc rút lui.
C. Kết bài
Câu tục ngữ là một bài học lớn đối với tất cả mọi người, nó như một chân lí không
thể phủ nhận được. Là học sinh, mỗi chúng ta cần không ngừng rèn luyện, chúng ta không
có quyền nản lòng trước những khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Hãy lấy câu
tục ngữ trên để làm phương châm tự rèn.
Đề 2b: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có chí thì nên”.
A. Mở bài
6


( Mở bài tương tự như mở bài của đề 2a. Thay câu tục ngữ “Có công mài sắt có
ngày nên kim” bằng câu “Có chí thì nên”).
B. Thân bài
* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ
- Câu tục ngữ “Có chí thì nên” mang ý nghĩa rất sâu sắc. “Có chí” có nghĩa là có ý
chí, nghị lực, có sự kiên trì; là có hoài bão và lí tưởng tốt đẹp. “Nên” là sự thành công,
thành đạt trong mọi công việc và trong cuộc sống. Câu tục ngữ là một lời khuyên, một bài
học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu, khẳng định vai trò to lớn
của ý chí, của đức kiên nhẫn, bền bỉ để dẫn tới thành công của mỗi con người. Nếu có sự
kiên nhẫn và quyết tâm cao độ thì ta sẽ thành công cho dù việc đó có khó khăn đến đâu đi

chăng nữa. Người có ý chí không hề ngả lòng khi gặp khó khăn, gian khổ. Chính vì có ý
chí nên họ đã đi đến vinh quang và là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.
* Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ
(Tham khảo phần chứng minh trong đề 2a)
C. Kết bài
(Tham khảo phần kết bài trong đề 2b)
Đề 3a: Dân gian ta có câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
Nhưng có bạn lại bảo: gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em
hãy viết một bài vă thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
A. Mở bài:
Khi đánh giá về ảnh hưởng của môi trường sống đến sự hình thành nhân cách con
người, ông cha ta đã có câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng, trong
đời sống, có một thực tế là gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Vậy
chúng ta cần phải hiểu vấn đề này như thế nào?
B. Thân bài
* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ
- Nghĩa đen. Để nêu lên một bài học hoặc một kinh nghiệm nào đó trong cuộc sống,
ông cha ta thường mượn hình ảnh của sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của
mình. Mực có màu đen. Ngày xưa mực Tàu được đúc thành thỏi, khi dùng thì đem mài với
nước, lấy bút lông chấm vào mực để viết chữ Hán. Nếu sơ ý bị dây vào chân tay, quần áo
thì khó tẩy sạch. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng. Đến gần đèn, ta sẽ được soi sáng.
7


- Nghĩa bóng: Từ thực tế đó, người xưa mượn hình ảnh của “Mực” để chỉ những nơi
tối tăm, có nhiều điều xấu và tệ nạn. “Gần mực thì đen” – con người khi sống ở môi
trường không tốt thì rất dễ bị “vấy bẩn”, dễ bị nhiễm những thói hư tật xấu. Ngược lại với
“mực”, “đèn” là hình ảnh dùng để chỉ những nơi sáng sủa với nhiều điều tốt đẹp. “Gần đèn
thì rạng” – con người khi được sinh sống ở những nơi có môi trường sống tốt thì sẽ nhận
thức được những điều tốt đẹp và làm cho mình sống tốt hơn.

=> Mượn hai hình ảnh có ý nghĩa tương phản với nhau: “Mực và đèn”, ông cha ta
đã khái quát mối quan hệ giữa môi trường sống và sự hình thành nhân cách của con người.
Trong kho tàng văn học dân gian còn có những câu tục ngữ, ca dao tường tự:
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
Hay câu ca dao
Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người
Tất cả những câu ca dao, tục ngữ đó đều khẳng định vai trò quyết định của môi
trường sống đối với sự hình thành nhân cách của mỗi con người.
* Chứng minh “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”
Quan sát thực tế cuộc sống hàng ngày xảy ra xung quanh, ta sẽ thấy ý nghĩa của câu
tục ngữ trên là đúng.
- Ngay từ trong gia đình, ông bà, cha mẹ, anh em không làm gương, không giữ được
hòa khí, nói năng không lịch sự... thì đó là mầm giống gây nên ảnh hưởng không tốt cho
tuổi thơ, đứa trẻ sống trong môi trường đó khó có thể có một nhân cách tốt đẹp. Đến lớp
học, thường xuyên tiếp tục quan hệ với bạn xấu, lười học hay phá phách thì những thói hư
tật xấu ấy sẽ dần dần lôi cuốn, quyến rũ để rồi dẫn đến những hành vi không tốt và cuối
cùng cũng trở thành những phần tử xấu của xã hội. Đây là điều khó tránh khỏi, bởi "những
vết mực đen" lan rất nhanh và khi dính vào thì cũng khó "tẩy" ra. Cũng vì vậy, mà xưa kia
mẹ của Mạnh Tử đã phải dời nhà tới ba lần để có được môi trường tốt nhằm nuôi dạy con
thành người. Điều đó cho thấy bà đã sớm nhận thấy được mối quan hệ mật thiết giữa môi
trường sống và việc hình thành nhân cách ở con người.
- Ta cũng nhìn nhận rằng: Nếu được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nề nếp
đạo đức, ở trong một xóm ấp yên lành, có nếp sống văn hóa, học trong một lớp, một
trường tiên tiến có nội quy khắt khe... thì chắc chắn ta sẽ trở thành con ngoan, trò giỏi. Bởi
8


những ánh sáng của bao nhiêu cái tốt đẹp soi rọi lan tỏa khắp nơi chung quanh ta, bởi ta
đang "gần đèn" thì ắt phải được "sáng". Phải chăng chính là điều này mà ông cha ta

thường hay nhắc nhở con cháu phải biế chọn bạn tốt mà chơi.
Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người.
Trong cuộc sống hàng ngày nếu ta quan hệ với những người bạn tốt biết giúp đỡ lẫn
nhau trong học tập cũng như trong mọi sinh hoạt khác thì dần dần ta sẽ tập cho mình có
cách sống vì mọi người. Bạn siêng năng, hiếu học, chăm chỉ ta cũng thi đua học theo bạn,
tất nhiên kết quả học tập của ta được tiến bộ hơn... Ngược lại, nếu ta quan hệ tiếp xúc
thường xuyên với nhóm bạn xấu, lười học, chỉ biết rong chơi... thì một ngày nào đó những
thói hư, tật xấu đó sẽ tiêm nhiễm vào ta và ta trở thành người xấu.
Câu tục ngữ “Gần ực thì đen, gần đèn thì rạng” đã xuất phát từ những trải nghiệm
có thực của nhân dân ta.
* Song có một thực tế rằng: có những người gần mực nhưng chưa chắc đã đen,
có những người gần đèn nhưng chưa chắc đã rạng.
- Bên trong một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết vẫn còn có một bộ phận nhỏ ăn
chơi đua đòi, lười biếng hư hỏng. Bên trong một gia đình có truyền thống tốt đẹp lâu đời
vẫn có những đưa con không thể dạy bảo được….Đó là những “Con sâu làm rầu nồi
canh”, là những kẻ gần đèn mà không biết sáng.
- Mặt khác có những người gần mực mà không bị lu mờ, tăm tối. Họ đã biết dùng
thứ ánh sáng của riêng mình, mạnh hơn thứ bóng tối của mực đen để tự mình tỏa sáng. Ta
có thể nhắc đến những em bé lang thang cơ nhỡ, nay đây mai đó, hàng ngày phải tiếp xúc
với biết bao những cám dỗ của cuộc sống nhưng các em vẫn cần mẫn, chăm chỉ, cố gắng
vươn lên. Các em đang chứng minh mình là những bông sen tinh khiết, cho dù ở giữa
“đầm lầy” nhưng vẫn không bị “hôi tanh mùi bùn”
=> Sở dĩ có điều khác thường này là bởi mỗi người lại có bản lĩnh sống khác nhau.
Có người dễ bị a dua lôi kéo nên nhanh chóng nhiễm những thói xấu của xã hội. Nhưng
cũng có người biết khẳng định bản thân, sống rất cá tính, biết bảo vệ quan điểm sống đúng
đắn. Do vậy, họ đứng vững trước những sự cám dỗ tầm thường.
C. Kết bài
9



Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết
lựa chọn cho mình một môi tường bạn bè, tập thể tốt để học tập được những điều tốt đẹp.
Song, trong cuộc sống hàng ngày, điều quan trọng là mỗi chúng ta cần rèn cho mình một
bản lĩnh vững vàng, biết “đãi cát tìm vàng” để học tập những điều hay lẽ phải và biết giữ
vững bản lĩnh để tránh những điều xấu xa.
Đề 4: Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Nhưng có bạn
nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có sàng khôn nào! Hãy nêu ý kiến của
riêng mình và chứng minh cho ý kiến đó.
A. Mở bài
Từ xưa, con người ta đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc học để mở
mang hiểu biết. Đúc kết từ quá trình sống, học hỏi lâu đời, ông cha ta có câu: “Đi một
ngày đàng, học một sàng khôn”. Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến cho rằng: Nếu không có
ý thức học tập thì chưa chắc đã có “sàng khôn” nào. Vậy ta cần hiểu vấn đề này như thế
nào cho đúng đắn?
B. Thân bài
* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ
Câu tục ngữ là lời khuyên cho con cháu phải biết đi đây đi đó để học hỏi thêm điều
hay, để trau dồi kiến thức cho bản thân. “Đi một ngày đàng” chỉ việc đi tới những nơi xa
lạ, khác với nơi ta sinh sống hàng ngày. Một ngày là khoảng thời gian rất ngắn trong cuộc
đời của con người. “Đi một ngày đàng” với người xưa đi bộ thì quãng đường đi được cũng
không xa bao nhiêu nhưng ông cha ta lại khẳng định: chỉ cần đi một ngày thôi cũng đã có
thể học được “một sàng khôn”. “Sàng” ở đây có thể được hiểu chính là dụng cụ làm bằng
tre, nứa, dùng để sàng gạo. Trí khôn, sự hiểu biết của con người là một đại lượng trừu
tượng nhưng lại được ông cha đo bằng “sàng khôn” – hàm ý chỉ lượng trí khôn nhiều. Như
vậy có thể hiểu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” có nghĩa là nếu chúng ta chịu khó
đi ra ngoài, đi khám phá đó đây thì sẽ học tập được nhiều điều hay, có thể mở rộng tầm
mắt và thu về cho bản thân nhiều kiến thức bổ ích. Bên cạnh đó, “sàng” ở đây còn có thể
hiểu là dụng cụ để sàng lọc, chọn lấy hạt to, hạt tốt. “Sàng khôn” cũng có thể hiểu như
vậy, ý nói sự chắt lọc, thu lượm những điều hay, những kiến thức mới, bổ sung thêm hiểu

biết cho bản thân. Câu tục ngữ cũng đồng thời nói lên ước mơ của ông cha ta xưa – những
người nông dân quanh năm ngày tháng chỉ biết ruộng đồng, lũy tre, con trâu, cái cày… Họ
10


mong được đi, được mở mang đầu óc của mình: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”,
bới đó chính là cơ hội tiếp xúc với bên ngoài, giao lưu, học hỏi. Chẳng vậy mà dân gian ta
còn có câu:
Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn

Như vậy, câu tục ngữ khuyên chúng ta phải năng đi đây đi đó để mở rộng hiểu biết.
* Chứng minh “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
- Qua câu chuyện về những chuyến đi học khôn của Dế Mèn trong “Dế Mèn phiêu
lưu kí’ của nhà văn Tô Hoài, ta nhận ra rằng: ngoài việc học hòi qua sách vở còn phải đi
trong trường đời để rèn luyện nhân cách, mở mang tầm hiểu biết của cá nhân để bản thân
vừa có tri thức phong phú, vừa có trái tim nhân ái, hành vi cao thượng.
- Các nhà văn, nhà thơ, để có được kiến thức phong phú phục vụ cho công việc sáng
tác văn chương cũng phải đi rất nhiều. Ví như đại thi hào Nguyễn Du, nhờ có 10 năm gió
bụi, lang thang khắp đó đây mà ông có thể thấu hiểu được mọi nỗi khổ cực của nhân dân.
Để rồi từ đó hình thành ở Nguyễn Du một tấm lòng nhân đạo sâu sắc, một nhà thơ có “con
mắt trông thấy sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”.
- Hay giản đơn nhất, một chuyến dã ngoại cùng với lớp đến với những danh lam
thắng cảnh đẹp của non sông Việt Nam cũng giúp chúng ta mở rộng tầm mắt để thấy rằng
quê hương mình thật tươi đẹp, để rồi từ đó giúp ta thêm yêu, thêm tự hào về non sông,
gấm vóc.
….
* Tuy nhiên, nếu ta không có ý thức học tập thì chúng ta sẽ không có được một
“sàng khôn” nào.
Ngoài việc học tập kiến thức trong sách vở, ở trường, ở lớp… việc học trong thực tế

cuộc sống cũng rất quan trọng. Tuy vậy, không phải cách đi nào cũng mang lại lợi ích. Ở
đây, cần có ý thức nâng cao trí tuệ, say mê tìm tòi, học tập thì mới có được kết quả tốt đẹp.
Ngược lại, nếu thiếu tinh thần học hỏi thì sẽ biến việc đi thành hành động vô nghĩa, mệt
thân, vất vả mà lại chẳng có được kết quả gì.
( Lấy ví dụ về câu chuyện anh ngốc trong truyện “Dạy chồng” làm ví dụ chứng
minh).
11


Như vậy, chúng ta thấy rằng, điều cốt yếu ở đây không phải là vấn đề đi nhiều hay
đi ít mà điều quan trọng là mỗi con người cần có ý thức tiếp thu cái hay, cái đẹp ngoài xã
hội để làm cho mình trở nên hoàn thiện hơn. Câu tục ngữ và lời nhận định của bạn tưởng
chừng như trái ngược nhau nhưng thực chất lại bổ sung ý nghĩa cho nhau. Chúng đều
mang ý nghĩa khích lệ chúng ta chịu khó, tích cực học tập những điều hay ở quanh ta.
C. Kết bài.
Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” cũng như lời nhận định trên
đều là những bài học vô cùng quý giá đối với mỗi chúng ta.
Đề 5a. Chứng minh rằng: Sách là người bạn lớn của con người.
A. Mở bài
Nếu bạn nói sách chẳng có ích lợi gì, tôi sẽ nghĩ hôm nay là ngày “Cá tháng tư”. Và
nếu bạn vẫn tiếp tục khẳng định điều đó, tôi sẽ nghĩ bạn cần một bác sĩ tâm lí. Xin bạn hã
nhớ đến câu nói của một nhà triết học: “ Đối với tôi, sách cần thiết chẳng khác gì bánh mì
ăn hàng ngày”. Và hơn thế nữa, sách thực sự trở thành người bạn lớn của con người.
B. Thân bài
Chứng minh sách là người bạn lớn của con người.
- Sách là người bạn lớn của con người bởi lẽ, sách là kho tàng kiến thức khổng lồ
của nhân loại được tích lũy qua mấy ngàn năm. Sách là chiếc chìa khóa vàng mở cửa tòa
lâu đài tri thức tráng lệ chứa đựng muôn vàn điều kì diệu. Đúng như Macxin Gorki đã
từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Thật vậy, sách bao giờ cũng
đem đến cho ta những điều mới mẻ. Sách có nhiều loại, nhiều đề tài khác nhau, phản ánh

nhiều lĩnh vực của đời sống phong phú, đa dạng. Đến với sách chúng ta không chỉ biết
được những sự việc đang xảy ra, những sự kiện của thời nay mà còn biết được những sự
việc xảy ra từ thời xa xưa hoặc những vấn đề tận trên cung trăng hay tận sâu dưới đại
dương.
+ Xem truyện cổ tích, ta biết được cuộc sống, ước mơ của cha ông ta thủa trước.
+ Đọc sách lịch sử, ta hình dung được những trận chiến ác liệt, những thời kì vàng
son rực rỡ của các triều đại.
+ Sách giới thiệu với ta những kinh nghiệm, những thành tựu về khoa học, công
nghệ…
12


+ Sách còn là người hướng dẫn viên năng động đưa ta đến với những danh lam
thắng cảnh, những kì quan thiên nhiên ở mọi nơi trên trái đất…
- Sách là một dòng sông, luôn mang phù sa bồi dưỡng cho mảnh đất tâm hồn thêm
màu mỡ, để từ đó những hạt giống tốt đẹp nhất sẽ đơm hoa, kết trái. Đọc truyện cổ tích
“Tấm Cám”, “Thạch Sanh” ta cảm thương cho số phận của những con người nhỏ bé trong
xã hội. Họ mang trong mình biết bao những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại luôn phải chịu
những oan ức, thiệt thòi. Đọc “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng, người đọc
không khỏi xúc động, bồi hồi trước tình mẫu tử thiêng liêng. Đọc “Lão Hạc”của Nam Cao
lại cho ta biết về tình cảnh của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, để
rồi từ đó ta lại càng cảm phục trước những đức tính, những phẩm chất cao đẹp của người
nông dân nghèo khổ nhưng rất giàu tình cảm. Ta như lạc vào thế giới cổ tích khi đọc
“Truyện Andecsxen”. Một thế giới đầy màu sắc của cuộc sống, một thế giới tràn ngập lòng
nhân ái… Qua những trang sách, ta hiểu rõ được những bất công của xã hội và càng thấm
thía hơn giá trị của cuộc sống tự do, công bằng, bác ái. Từ đó giúp ta có ý thức sống tốt
hơn và có hành động đúng đắn hơn.
- Sách quả thật là người bạn lớn, người bạn thân của mỗi con người. Nhưng có
những người bạn tốt và cũng có những người bạn xấu. Sách cũng vậy. Sách tốt giúp tâm
hồn của ta phong phú và trong sáng, biết sống nhân ái, biết vươn tới những cái đẹp trong

cuộc đời. Còn sách xấu lại làm cho nhận thức của chúng ta lệch lạc, tình cảm khô cằn,
nhân cách suy thoái. Bởi vậy, cũng như “Chọn bạn mà chơi”, thì chúng ta cũng phải biết
chọn sách mà đọc vậy.
C. Kết bài
Sách thực sự là người bạn lớn của con người. Trong thời đại ngày nay, sách không
phải là phương tiện duy nhất để con người học hỏi, giải trí, nhưng sách mãi mãi là người
bạn thân thiết của mỗi chúng ta. Chính vì vậy, ta phải yêu sách như yêu bạn, trân trọng,
nâng niu và giữ gìn những cuốn sách như đang giữ gìn một tình bạn đẹp.
Đề 5b: Chứng minh rằng: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con
người”
A. Mở bài:
Đã từ lâu, sách là món ăn tình thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
Sách là kho tàng lưu giữ khối kiến thức khổng lồ của nhân loại được tích lũy qua mấy
13


nghìn năm. Sách là chiếc chìa khóa vàng mở cửa tòa lâu dài tráng lệ chứa đụng muôn vàn
điều kì diệu. Nhận định về giá trị to lớn của sách, một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn
sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
B. Thân bài
* Giải thích ý nghĩa câu nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con
người”
Ý kiến trên hàm chứa rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. “Ngọn đèn sáng bất diệt” là ngọn
đèn không bao giờ tắt, không bao giờ lụi tàn. Trong văn học, hình ảnh của ánh sáng, của
ngọn đèn còn là biểu tượng cho sự soi đường, chỉ lối. So sánh sách như “ngọn đèn sáng
bất diệt của trí tuệ con người”, tác giả đã khẳng định vai trò to lớn của sách đối với mỗi
con người. Sách là công cụ, là phương tiện giúp con người mở mang trí tuệ, sách đưa ta
đến với những chân trời tri thức mới.
* Chứng minh : “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”
- Sở dĩ sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người là do: sách là kho tàng kiến

thức khổng lồ của nhân loại được tích lũy qua mấy ngàn năm. Sách là chiếc chìa khóa
vàng mở cửa tòa lâu đài tri thức tráng lệ chứa đựng muôn vàn điều kì diệu. Đúng như
Macxim Gorki đã từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Thật vậy,
sách bao giờ cũng đem đến cho ta những điều mới mẻ. Sách có nhiều loại, nhiều đề tài
khác nhau, phản ánh nhiều lĩnh vực của đời sống phong phú, đa dạng.
+ Sách trang bị cho ta những kiến thức về khoa học tự nhiên: (sách vật lí giúp ta lí
giải những hiện tượng trong cuộc sống; sách thiên văn giúp ta hiểu biết về không gian, vũ
trụ, sách khoa học kĩ thuật đúc kết những kinh nghiệm sản xuất và ghi lại thành tựu trong
mọi lĩnh vực….)
+ Sách trang bị cho ta những kiến thức về khoa học xã hội: (Sách địa lí giúp ta lí
giải các hiện tượng của tự nhiên, giúp ta hiểu biết về các vùng miền trên khắp thế giới;
sách lịch sử trang bị cho ta kiến thức về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, giúp
ta như được sống lại trong những trận chiến oai hùng để bảo vệ từng tấc đất của quê
hương; sách văn học giúp ta hiểu biết về những niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và khổ dâu,
những ước mơ và khát vọng ngàn đời của con người…).
- Sách giúp ta vượt khoảng cách không gian và thời gian
+ Hiểu biết quá khứ, hiện tại, tương lai…
14


+ Hiểu biết tình hình trong nước, ngoài nước…
- Sách còn dạy cho ta biết bao điều hay lẽ phải trong cuộc đời, giúp ta ngày một
hoàn thiện hơn về nhân phẩm, đạo đức. Sách không những giúp ta mở mang kiến thức ,
mở rộng tầm nhìn mà còn mang lại nguồn hạnh phúc, sự thanh thản trong tâm hồn. Sách
vừa là người bạn thân thiết mang lại niềm tin yêu đến cho chúng ta, vừa la người thầy
uyên bác, tận tình luôn bên cạnh chúng ta.
Tất cả những điều trên chứng minh rằng: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ
con người”.
* Tuy nhiên không phải loại sách nào cũng là “ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ
con người”.

Sách có nhiều loại. Có sách tốt và có cả sách xấu. Sách tốt giúp tâm hồn của ta
phong phú và trong sáng, biết sống nhân ái, biết vươn tới những cái đẹp trong cuộc đời.
Còn sách xấu lại làm cho nhận thức của chúng ta lệch lạc, tình cảm khô cằn, nhân cách suy
thoái. Những cuốn sách như thế không thể thắp sáng trí tuệ con người. Bởi vậy chứng ta
phải biết chọn sách để đọc, đọc xong phải suy ngẫm, đem những điều hay, lẽ phải tiếp thu
được những cuốn sách vận dụng vào thực tế để mọi công việc đạt được kết quả cao hơn.
C. Kết luận
Trong thời đại khoa học phát triển mạnh mẽ, mặc dù có rất nhiều phương tiện học
tập và giải trí hiện đại… nhưng không gì có thể thay thấ được vai trò của sách. Sách vẫn
đang tiếp tục phát huy khả năng kì diệu của nó. Ta thử hình dung một thế giới không có
sách thì sẽ ra sao? Điều đương nhiên là không có sách thì nền văn minh nhân loại sẽ tàn
lụi dần. Chính vì vậy chúng ta phải biết trân trọng và nâng niu những cuốn sách; hãy tự
rèn cho bản thân thói quen đọc sách để sách thực sự trở thành “ngọn đèn sáng bất diệt của
trí tuệ con người”.
Đề 6: Chứng minh rằng: Đời sống của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng rất lớn nếu
chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.
A. Mở bài
B. Thân bài
* Môi trường là gì?
Môi trường – đó là không khí bạn hít thở, là mặt đất bạn đứng lên, là cánh rừng bát
ngát, là dòng nước bạn uống… Tất cả đều thật quý giá và thân thuộc biết bao.
15


* Chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng rất lớn nếu chúng ta
không co ý thức bảo vệ môi trường.
- Môi trường có vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người và sinh
vật trên trái đất.
Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Môi
trường tự nhiên vẫn đang từng giây, từng phút cung cấp cho cuộc sống con người những

nguồn lợi vô giá: môi trường là không gian sống của con người và sinh vật, là nơi cung
cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người. Thế nhưng con người đã và đang làm gì để
đền đáp, bảo vệ môi trường? Câu hỏi ấy tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại làm cho ta
phải giật mình mỗi khi trả lời.
- Nhưng môi trường đang bị ô nhiễm, bị đầu độc nặng nề.
Không khó để chúng ta nhận thấy hình ảnh của những dòng sông tràn ngập rác, hình
ảnh ống khói của các nhà máy xả ngay khí thải lên bầu trời hay hình ảnh của những bãi rác
khổng lồ mà ngày càng có xu hướng chồng chất cao thêm mãi….
- Ô nhiễm môi trường đã mang lại những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống con người.
Môi trường là món quà quý giá mà con người được tạo hóa ban tặng, nhưng cơn tức
giận của môi trường cũng sẽ giáng xuống nếu con người không biết trân trọng, giữ gìn
món quà ấy. Ô nhiễm môi trường đã và đang để lại hậu quả nặng nề đối với cuộc sống của
con người và sinh vật trên trái đất. Môi trường bị ô nhiễm sẽ dẫn đến tình trạng biến đổi
khí hậu, làm xuất hiện ngày càng nhiều những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ
lụt, làm cho nước biển bị dâng cao...ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của con người,
gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của. Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ đợt rét kỉ
lục vừa rồi đúng không? Chúng ta chưa từng phải nghỉ học vì trời quá rét vậy mà thời gian
vừa rồi, điều đó đã xảy ra. Băng tuyết, băng giá bao phủ hầu hết những khu vực núi cao.
Hay như người dân ở phía Nam đang phải đối mặt với nạn hạn hán nghiêm trọng…. Vậy
tất cả những hiện tượng thời tiết bất thường ấy do đâu mà có?
Ô nhiễm môi trường cũng đang tàn phá nặng nề sức khỏe của con người. Không
phải ngẫu nhiên mà ở nước ta lại xuất hiện ngày càng nhiều các làng ung thư, những căn
bệnh lạ chưa thể tìm ra nguyên nhân…
* Hành động của con người để bảo vệ môi trường sống
16


Trước tình trạng cấp thiết đó, chúng ta không lẽ lại chỉ biết khoanh tay đứng nhìn?
Không, chúng ta không thể làm ngơ trước sự sinh tử của môi trường. Bởi lẽ bảo vệ môi

trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
Chúng ta hãy bảo vệ môi trường từ những công việc nhỏ nhất như: không vứt rác
bừa bãi, tham gia vào ngày tết trồng cây, tham gia vào phong trào làm sạch đường làng
ngõ xóm…Từ những việc làm nhỏ đó mỗi chúng ta sẽ hình thành ở bản thân ý thức bảo vệ
môi trường.
C. Kết bài
Tôi từng được nghe một câu hát rất hay: “Tổ Quốc Việt Nam xanh thắm, có sạch
đẹp mãi được không, điều đó tùy thuộc vào bạn, tùy thuộc vào bạn mà thôi”… Đúng
tương lai của đất nước đang nằm trong tay của những thế hệ trẻ như chúng ta. Vì vậy,
chúng ta hãy cùng nhau hành động để góp phần xây dựng tổ quốc Việt Nam mãi mãi xanh
tươi.
Đề 7: Chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta
A. Mở bài
Thiên nhiên ưu đãi cho đất nước ta không chỉ “biển bạc” mà còn có cả “rừng vàng”.
Rừng mang lại cho ta những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa, cao hơn
cả giá trị vật chất, rừng còn chính là cuộc sống của ta. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là
bảo vệ cuộc sống của ta.
B. Thân bài
* Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người
- Rừng gắn bó chặt chẽ với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, rùng cũng tham gia đánh giặc. Rừng
chẳng những là nơi trú ngụ của bộ đội ta mà rừng còn ngăn bước quân thù: “Rừng che bộ
đội, rừng vây quân thù”, với ta là “rừng vàng” nhưng với kẻ thù rừng lại là “rùng thiêng
nước độc”. Rừng đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của dân tộc ta.
- Rừng giúp điều hòa khí hậu: Do những đặc tính sinh học đặc biệt của lá cây mà
rùng như một cỗ máy kì diệu, nó hấp thu mọi chất khí độc hại, bụi bẩn, và trả lại không
khí sạch sẽ, trong lành. Bởi thế, rừng còn được mệnh danh là “lá phổi xanh của trái đất”.
Rừng cũng giúp điều hòa khí hậu, làm cho khí hậu trở nên mát mẻ, trong lành.
17



- Rừng giúp giữ đất, bảo vệ đất, làm cho đất không bị bong, bị trôi. Khi có lũ cũng
vậy, những đám cây bụi, những cây già rậm rịt sẽ làm giảm tốc độ của dòng nước, khiến
cho đất không bị xói mòn, rửa trôi.
- Rừng còn mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn cho con người.
+ Rừng cho gỗ quý, dược liệu, khoáng sản…
+ Rừng thu hút khách du lịch sinh thái..
- Rừng là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật…
=> Rừng có vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người.
* Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của con người
Ý thức bảo vệ rừng kém sẽ gây ra những hậu quả nặng nề, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến đời sống con người:
- Rừng ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Khi rừng không được bảo
vệ thì sẽ gây ra những hiện tượng thời tiết bất thường. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc
chí Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người
khai thác, chặt phá không thương tiếc.
- Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ sẽ dẫn đến
những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. Vụ đàn voi ở Bình Thuận do bị mất chỗ ở đã
tức giận kéo xuống phá bản làng của người dân, gây thiệt hại lớn về người và của có thể
coi là một ví dụ điển hình.
- Rừng là lá phổi xanh. Nếu rùng bị hủy hoại cũng có nghĩa là sức khỏe của con
người cũng bị đe dọa.
C. Kết bài
Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người. Chính vì
vậy chúng ta phải bảo vệ rừng như đang bảo vệ chính mạng sống của mình. Hãy bảo vệ
bằng những việc làm thiết thực nhất như: không chặt phá, đốt rừng bừa bãi, khai thác rừng
có kế hoạch; trồng rừng, khôi phục lại những khu rừng đã bị tàn phá… Có như vậy, cuộc
sống của chúng ta mới mãi xanh tươi.
Đề 7 : Nhà phê bình Hoài Thanh có viết: “Văn chương gây cho ta những tình
cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.” Bằng những hiểu biết của mình về

văn chương, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
A. Mở bài
18


Đi tìm ý nghĩa của văn chương, Hoài Thanh đã giải thích: Nguồn gốc cốt yếu của
văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cà muôn loài, muôn vật. Chính vì
thế mà ông khẳng định: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những
tình cảm ta sẵn có".
B. Thân bài:
* Chứng minh “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”:
“ Những tình cảm ta không có” – là những tình cảm mà ta chưa từng trải qua, chưa
từng đươc trải nghiệm những qua văn chương ta có thể thấu hiểu, có thể cảm thông.
Thông qua những hình tượng nghệ thuật giàu giá trị nhân văn, văn chương khơi gợi những
tình cảm tốt đẹp của con người, hướng ta vươn tới những giá trị cao đẹp, cách ứng xử tinh
tế, sâu sắc, thanh cao…Văn chương làm giàu có thêm tâm hồn chúng ta.
+ Cảnh ngộ chia lìa của những đứa trẻ trong hoàn cảnh gia đinh chia rẽ (Cuộc chia
tay của những con búp bê...)
+ Niềm tự hào về chiến thắng, lòng căm thù giặc (Nam quốc sơn hà, Phò giá về
kinh...)
+ Thương cảm trước số phận đau khổ, bị đối xử bất công của những người phụ nữ
trong xã hội xưa (Bánh trôi nước)
+ Hiểu được nỗi lòng của những người xa quê nhớ về quê hương (Tĩnh dạ tứ, Hồi
hương ngẫu thư...)
* Chứng minh “ Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”: Đến với
tác phẩm văn chương, người đọc văn chương bồi đắp thêm tình cảm, giúp ta nhận thức sâu
sắc hơn về cuộc sống, lẽ đời. Văn chương giúp ta biết tự ý thức về mình, về những tình
cảm mình sẵn có để những tình cảm ấy sâu sắc hơn, cao đẹp hơn.
+ Tình cảm gia đình: Tình cảm con cái - cha mẹ; anh - chị - em; ông, bà - con, cháu
- tổ tiên (Những câu ca dao về tình cảm gia đình).

+ Tình cảm bạn bè, tình cảm giữa người với người : Bạn đến chơi nhà, những câu ca
dao tục ngữ...
+ Tình yêu quê hương đất nước (các câu ca dao, Một món quà...., Sài Gòn tôi yêu...)
C. Kết bài

19


- Ý kiến của Hoài Thanh đề cao ý nghĩa và công dụng của văn chương: văn chương
có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bồi đắp tâm hồn của con người. Chính vì vậy, mỗi
chúng ta cần
Đề 8: Qua văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ hãy chứng minh rằng: Bác
Hồ có đức tính vô cùng giản dị.
A. Mở bài
Bác để lại tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Như tượng đồng phơi những lối mòn
Nhắc nhớ đến Hồ Chí Minh, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh của một vị lãnh tụ vĩ
đại, một nhà cách mạng với sự nghiệp lay trời chuyển đất. Nhưng trái với sự vĩ đại ấy,
Người lại có một lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch
B. Thân bài
- Giản dị trong bữa ăn: Nhắc đến bữa ăn của một vị lãnh tụ, người ta dễ nghĩ đến
những món cao lương mĩ vị, đến những bàn tiệc hàng chục thậm chí là hàng trăm món.
Bởi thế người ta cũng dễ bị kinh ngạc khi biết đến bữa cơm thường nhật vô cùng thanh
đạm, giản dị của Bác. Một mâm cơm chỉ có rau cà, dưa muối. Khi có thitj cá, bác lại mời
các cô chú phục vụ ăn cùng và tiếp mọi người những miếng ngon nhất. Nhà thơ Chế Lan
Viên từng viết: “Bác thường bỏ miếng thịt gà mà chọn ăn quả cà xứ Nghệ” là vì thế. Bằng
bữa cơm ấy, Người muốn khẳng định sự đồng cam cộng khổ của mình với đồng bào cả
nước, Người không muốn đứng cao hơn nhân dân mình mà muốn đứng cùng nhân dân để

đồng cảm với nhân dân.
- Gian dị trong cách ăn mặc hàng ngày: Nhắc đến Bác, ta thường nghĩ ngay đến
hình ảnh của Người trong bộ quần áo kaki trắng, đôi dép lốp đơn sơ:
“Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ
Bác đi khắp nẻo quê nhà Bác ơi”
“ Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn”.
- Gian dị trong nơi ở: Những ngôi nhà Bác từng ở cúng theo Người đi vào huyền
thoại. Chẳng ai có thể quên được hang Pác Pó, núi Các Mác, suối Lê Nin – nơi bác ở trong
những năm mới về nước. Kháng chiến thành công, Người lại ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ,
20


chỉ có vài ba phòng. Những vật dụng trong đó cũng rất ít ỏi, ngoài những đồ đạc phục vụ
cho cuộc sống và công việc của Người: chiếc bàn làm việc, chiếc giường, tủ treo quần áo,
chiếc đèn, giá sách.
- Giản dị trong cách làm việc: Tuy công việc bận rộn nhưng Bác rất ít khi làm
phiền đến người khác. Là chủ tịch nước, Bác có quyền được sai bảo và nhờ vả nhiều người
nhưng Bác không vậy, công việc nào tự làm được Bác đều tụ làm mà không làm phiền đến
người xung quanh.
- Giản dị trong mối quan hệ với mọi người. Không hề có khoảng cách giữa một vị
lãnh tụ tối cao với những người dân bình thường. Bác cư xử với mọi người bằng thứ tình
cảm ruột thịt, thân thương: Bác đến thăm nhà ăn của công nhân, viết thư cho chiến sĩ, nói
chuyện với các cháu nhi đồng trẻ thơ, đặt tên cho các chiến sĩ… Tất cả đã thể hiện được
tấm lòng thương dân sâu sắc của Hồ Chủ tịch.
- Giản dị trong cách nói và cách viết: Người viết những câu nói ngắn gọn với
những hình ảnh quen thuộc, để mọi người dân Việt Nam có thể hiểu và có thể thuộc.
“Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết/Thành công thành công đại thành công”…
C. Kết luận
Đề 9: Nhận định về tục ngữ, có ý kiến cho rằng: “Tục ngữ là túi khôn của dân
gian”. Qua những câu tục ngữ mà em đã được học trong chương trình, hãy làm sáng

tỏ ý kiến trên.
A. Mở bài
B. Thân bài
* Giải thích ý nghĩa của lời nhận định
- Khái niệm tục ngữ: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp
điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động
sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống , suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng
ngày
- Tục ngữ là "túi khôn" dân gian: Vì nội dung của tục ngữ chứa đựng kinh nghiệm
của nhân dân về đời sống và xã hội. Những đúc rút kinh nghiệm trong tự nhiên giúp con
người trở nên “ thông thái” hơn, hiểu rõ và lí giải được nhiều vấn đề của cuộc sống.
* Chứng minh tục ngữ là “túi khôn” của dân gian
21


- Tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm của dân gian về thiên nhiên, lao động sản
xuất.
+ Tục ngữ về thiên nhiên thể hiện được những kinh nghiệm dự báo các hiện tượng
thời tiết của dân gian => Mang đến cho con người hiểu biết về các hiện tượng thời tiết sắp
xảy ra để từ đó chủ động trong công việc và tránh những hiện tượng thời tiết bất thường
(HS phân tích một số câu tục ngữ về thiên nhiên đã học để làm sáng tỏ điều này: “Tháng
bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt/ Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa….)
+ Tục ngữ về lao động sản xuất là những kinh nghiệm quý báu của cha ông trong
sản xuất, thể hiện những hiểu biết về lĩnh vực làm nghề nông => cho chúng ta những bài
học về cách canh tác (Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen, Nhất nước nhì phân tam cần tứ
giống…), những bài học về cách lựa chọn giống (Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua,
gà trắng chân chì mua chi giống ấy…), để đạt được năng suất lao động tốt nhất.
- Tục ngữ còn đúc kết những kinh nghiệm về con người và xã hội.
+ Tục ngữ về con người cho ta biết cách đánh giá, nhìn nhận con người
+ Là những bài học về lẽ sống: “Đói cho sạch, rách cho thơm; Thương người như

thể thương thân; Lá lành đùm lá rách…
(HS phân tích một số câu tục ngữ để làm sáng tỏ vấn đề)
C. Kết bài
Tục ngữ đúng là túi khôn dân gian vô tận. Tục ngữ không chỉ là những kinh nghiệm
sống quý báu mà con là những lời khuyên bổ ích cho chúng ta trong cuộc sống. Chúng ta
cần giữ gìn, phát huy và vận dụng nó vào trong thực tế cuộc sống.
Đề 10: Chứng minh rằng: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là
truyền thống quý báu của ta”. (HCM)
A. Mở bài
Khi nói về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam, giáo sư Trần Văn Giàu đã viết:
“chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện
đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác.
Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam”. Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong báo cáo chính trị đọc tại Đại hội của Đảng Lao động Việt Nam năm 1951 cũng
có những nhận xét rất xác đáng về tinh thần yêu nước của ta: “Dân ta có một lòng nồng
nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”.
22


B. Thân bài
Chứng minh dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
- Chứng minh tinh thần yêu nước trong quá khứ lịch sử: Yêu nước là tình cảm
và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên thế giới chứ không riêng gì của dân
tộc Việt Nam. Song, tư tưởng ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung
cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tuỳ
thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu
nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc
từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm
của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm
lược. Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi

người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân
tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu.
Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên.
+ Từ thế kỷ thứ III tr. CN., dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn
phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 tr. CN. đến năm 938, nước ta
tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu
và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ
của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là
hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần
đánh bại quân Nguyên - Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân
Thanh... Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống
Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam
đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân
tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp
giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc
đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi
chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà
không bao giờ còn được đón họ trở về. Có những bà mẹ có tới chín người con trai, một
người con rể và cả chồng là liệt sĩ! Đây là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần
yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Bấy nhiêu thôi cũng đã quá đủ để có thể thấy rằng, tư
23


tưởng yêu đã trở thành kim chỉ nam cho hành động, đem lại một sức mạnh to lớn, thúc
đẩy dân tộc ta tiến lên.
+ Tinh thần yêu nước có ở mọi lứa tuổi: từ những chú bé không sợ nguy hiểm tham
gia làm công tác liên lạc, chiến đấu như: Lượm, Kim Đồng, Võ Thị Sáu…cho đến những
bà mẹ nuôi giấu cán bộ cách mạng như mẹ Tơm, mẹ Suốt, những nam nữ thanh niên cũng
“xếp bút nghiên lên đường đi đánh giặc và để lại tuổi xuân trên chiến trường: Đặng Thùy
Châm, Nguyễn Văn Thạc…

+ Tình yêu nước được thể hiện ở mọi lĩnh vực: từ hành động ra chiến trường giết
giặc đến những việc làm giản dị như: tăng gia sản xuất, nhường cơm sẻ áo, quyên góp vật
chất cho cách mạng… Mỗi người một công việc, một hành động khác nhau nhưng đều
giống nhau ở lòng nồng nàn yêu nước và giết giặc.
- Tinh thần yêu nước trong thời đại ngày nay: Việt Nam bước vào hội nhập trong
điều kiện đất nước đã hoàn toàn giải phóng, nhân dân được sống trong hoà bình. Nỗi nhục
mất nước đã được rửa, nhưng nỗi nhục nghèo đói thì vẫn còn đó. Nước ta vẫn còn là một
nước trong nhóm các quốc gia nghèo nhất thế giới hiện nay, đời sống của đại đa số nhân
dân còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, khoa học và công nghệ còn lạc hậu.
Bên cạnh đó, các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn đang từng ngày, từng giờ âm
mưu chống phá nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng. Có thể nói,
đây là thời kỳ đầy khó khăn, thách thức đối với cách mạng Việt Nam và mức độ khốc liệt
của nó cũng không thua kém gì so với thời kỳ chiến tranh giành độc lập dân tộc. Chính vì
vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải phát huy tinh thần yêu nước truyền thống của dân
tộc, tinh thần dám xả thân nước mà ông cha ta để lại để đưa đất nước vượt qua những thử
thách khắc nghiệt này.
C. Kết bài
Nhìn lại toàn bộ chiều dài lịch sử chúng ta thấy tinh thần yêu nước của nhân dân ta
không hề phai mờ: bắt đầu từ khi dựng nước và suốt những năm tháng xây dựng và bảo vệ
tổ quốc. Cho đến tận ngày nay, trong thời kì mới, lòng yêu nước vẫn không thôi chảy trong
trái tim của mỗi con người Việt Nam. Chúng ta hãy bằng những hành động cụ thể để tiếp
tục làm cho tinh thần yêu nước ấy mãi mãi là truyền thống tốt đẹp, là sức mạnh tinh thần
to lớn để đưa đất nước Việt Nam sánh ngang với các cường quốc năm châu trên thế giới.
24


25



×