Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

14 nguyên tác của Fayol

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.48 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU
*****

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN QUẢN TRỊ HỌC

ĐỀ TÀI: BÌNH LUẬN VỀ 14 NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ
CỦA FAYOL ÁP DỤNG TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Lê Sĩ Trí

Học viên thực hiện

: Nguyễn Lê Minh Trí

Lớp

: CH15Q2

Mã số sinh viên

: 15110014

VŨNG TÀU, THÁNG 04 NĂM 2016


ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
.....................................................................................................................................


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
CHỮ KÝ CỦA GIẢNG VIÊN


MỤC LỤC

Lời mở đầu .............................................................................................................1
Chương I. Cơ sở lý luận .........................................................................................2
1. Tiểu sử và hoàn cảnh ra đời của lý thuyết quản trị của Henry Fayol....................2
2. Tư tưởng và hướng tiếp cận quản lý của Fayol.....................................................2
3. Chức năng cơ bản của quản lý theo Fayol.............................................................3
4. Nguyên tắc quản trị của Henry Fayol ...................................................................5
Chương II. Áp dụng 14 nguyên tắc quản lý của Henry Fayol trong thời đại
ngày nay ...................................................................................................................7
1. Sự vận dụng 14 nguyên tắc quản lý của Henry Fayol trong thời đại ngày nay ....7
2. Đánh giá ưu, nhược điểm của các nguyên tắc quản trị của Fayol ......................12
Chương III. Kết luận ............................................................................................13


Tiểu luận môn Quản trị học

GV: TS. Lê Sĩ Trí

LỜI MỞ ĐẦU
Quản lý hành chính là một ngành nghiên cứu khoa học về quản lý không chỉ
ở nước ta mà còn ở các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt trong thời kì chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề quản lý
hành chính trong các doanh nghiệp ở nước ta càng rất cần thiết. Vì vậy quản lý
hành chính nói chung và quản lý hành chính trong các doanh nghiệp nói riêng được
Đảng, nhà Nước và cả xã hội quan tâm.
Trong giai đoạn hiện nay việc tổ chức, quản lý, điều hành và thiết lập kỉ
cương doanh nghiệp thích ứng được với nền kinh tế thị trường là việc không dễ
dàng. Do vậy có thể nói không có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng
hơn công việc quản lý. Bởi vì mọi nhà quản lý ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều
có nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân
làm việc với nhau trong các nhóm, phòng, ban, có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ và

mục tiêu đã định. Nói cách khác các nhà quản lý có trách nhiệm duy trì hoạt động
làm cho các cá nhân có thể đóng góp tốt nhất vào mục tiêu chung của doanh
nghiệp. Và để thực hiện tốt công tác quản lý trong giai đoạn hiện nay thì nhà quản
trị không những là phải nắm vững các lý thuyết quản trị mà còn phải biết phân tích
các ưu nhược điểm, sự phù hợp của các lý thuyết quản trị đó để có thể áp dụng vào
thực tiễn một các linh hoạt.
Để nhằm nghiên cứu sâu hơn và hiểu rõ các ưu khuyết điểm của một trong
những lý thuyết quản trị đó là lý thuyết quản trị của Fayol. Tôi xin được chọn để tài
“Bình luận về 14 nguyên tắc quản trị của Henry Fayol áp dụng trong thời đại
ngày nay”.

HV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang 1


Tiểu luận môn Quản trị học

GV: TS. Lê Sĩ Trí

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Tiểu sử và hoàn cảnh ra đời của lý thuyết quản trị của Henry Fayol
1.1 Tiểu sử của Henry Fayol
Ông sinh năm 1841 trong một gia đình tiểu tư sản Pháp, tốt nghiệp kĩ sư mỏ
năm 1860 và suốt đời làm việc tại Xanhđica Commentry Fourchambault. Ông
không là một môn đồ của thuyết quản lý theo khoa học nhưng người ta đánh giá
ông là một Taylor của châu Âu, bởi vì ông đã có công lớn đối với việc quản lý hành
chính một cách khoa học.
1.2 Hoàn cảnh ra đời lý thuyết quản trị của Henry Fayol

Trong khi thuyết quản lý theo khoa học của F.W.Taylor được truyền bá rộng
rãi từ Mỹ sang châu Âu với ảnh hưởng lớn suốt nửa đầu thế kỷ XX, thì ở Pháp xuất
hiện một thuyết mới thu hút sự chú ý. Qua tác phẩm chủ yếu “Quản lý công nghiệp
và tổng quát” (Administration industrielle et générale) xuất bản năm 1949, Henri
Fayol (người Pháp, 1841 – 1925) đã tiếp cận vấn đề quản lý ở tầm rộng hơn và xem
xét dưới góc độ tổ chức – hành chính.
2. Tư tưởng và hướng tiếp cận quản lý của Fayol
Tư tưởng chủ yếu của thuyết Fayol là nhìn vấn đề quản lý ở cả tổng thể tổ
chức quản lý xí nghiệp, xem xét hoạt động quản lý từ trên xuống, tập trung vào bộ
máy lãnh đạo cao với các chức năng cơ bản của nhà quản lý. Ông cho rằng thành
công của quản lý không chỉ nhờ những phẩm chất của các nhà quản lý, mà chủ yếu
nhờ các nguyên tắc chỉ đạo hành động của họ và những phương pháp mà họ sử
dụng. Với các nhà quản lý cấp cao phải có khả năng bao quát, còn đối với cấp dưới
thì khả năng chuyên môn là quan trọng nhất. Tư tưởng quản lý đó phù hợp với hệ
HV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang 2


Tiểu luận môn Quản trị học

GV: TS. Lê Sĩ Trí

thống kinh doanh hiện đại, và từ những nguyên lý đó (trong công nghiệp) có thể
vận dụng cho việc quản lý các loại tổ chức thuộc lĩnh vực khác.
3. Chức năng cơ bản của quản lý theo Fayol
Những vấn đề mà thuyết Fayol đã giải đáp khá rõ ràng là nội hàm của khái
niệm quản lý, các chức năng cơ bản của quản lý, cơ cấu tổ chức quản lý và nguyên
tắc vận hành của guồng máy tổ chức.
Trước hết, ông phân chia toàn bộ các hoạt động của xí nghiệp thành 6 nhóm

công việc chính gồm:
- Kỹ thuật (khai thác, chế tạo, chế biến)
- Thương mại (mua bán, trao đổi)
- Tài chính (huy động vốn, sử dụng vốn)
- An ninh (bảo vệ tài sản và nhân viên)
- Kế toán (kiểm kê tài sản, theo dõi công nợ, hạch toán giá thành, thống kê)
- Quản lý - điều hành (kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp, kiểm tra).
Trong 6 nhóm hoạt động của một doanh nghiệp (kĩ thuật, thương mại, tài
chính, an ninh, hạch toán- thống kê và quản lý), ông coi quản lý là tổng hợp bao
trùm để tạo nên sức mạnh của một doanh nghiệp. Chức vụ càng cao thì đòi hỏi về
khả năng quản lý càng lớn. “ ở cấp dưới, khả năng chuyên môn là điểm quan trọng
nhất; ở cấp trên khả năng quản lý hành chính là chủ chốt, tổ chức càng lớn thì càng
như vậy. Nếu những người thợ, đốc công và kĩ sư thiếu kĩ thuật thì khả năng kỹ
thuật của toàn cơ sở kinh doanh cũng bị suy yếu; Mặt khác những nhân viên đó
không nhất thiết phải là những người quản lý hành chính hoàn hảo. Nhưng nếu vị
giám đốc và các uỷ viên quản trị cao cấp khác không có khả năng quản lý hành
chính, toàn bộ xí nghiệp sẽ giảm dần, dẫn tới con số không “.
HV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang 3


Tiểu luận môn Quản trị học

GV: TS. Lê Sĩ Trí

Khác với Taylor, Henry Fayol xem xét quản lý từ trên xuống tập trung vào
việc tổ chức bộ máy lãnh đạo của các hãng lớn. Fayol nghiên cứu kỹ bản chất công
việc của người quản lý và đi đến kết luận rằng thành công của người quản lý không
phải nhờ những phẩm chất cá nhân mà nhờ những phương pháp đã áp dụng và các

nguyên tắc chỉ đạo hành động của người đó. Những phương pháp và nguyên tắc
này mang tính khách quan, hệ thống và khoa học, là mục tiêu và nhiệm vụ của lý
thuyết quản lý hành chính.
Fayol là người đầu tiên nêu ra một cách rõ ràng các yếu tố của việc quản lý
cũng là năm chức năng cần thiết của một nhà quản lý:
+ Ông coi chức năng dự đoán- lập kế hoạch là nội dung quan trọng hàng đầu
của quản lý và là chức năng cơ bản của quản lý. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra tính
tương đối của công cụ kế hoạch: không thể dự đoán trước được tất cả những sự
việc bất ngờ có thể xảy ra, cần phải có tính linh hoạt để ứng phó.
+ Đóng góp nổi bật là đưa ra trật tự thứ bậc trong bộ máy quản lý với sơ đồ
tổ chức quản lý, gồm 3 cấp cơ bản: cấp cao nhất là giám đốc điều hành mọi hoạt
động của doanh nghiệp. Cấp giữa là các nhà quản lý từng bộ phận và từng công
đoạn. Cấp thấp là các nhà quản lý cơ sở mang tính tác nghiệp. Trật tự đó thể hiện
phân phối quyền lực và trách nhiệm với ranh giới rõ ràng.
+ Về yếu tố điều khiển, Fayol cho rằng muốn vận hành guồng máy hoạt động
để đạt tới mục tiêu, người quản lý phải gương mẫu, thúc đẩy sự thống nhất hành
động, tính sáng tạo và tính kỷ luật.
+ Để thực hiện chức năng phối hợp, Fayol đòi hỏi các nhà quản lý phải kết
hợp hài hoà mọi hoạt động; cân bằng hợp lý các khía cạnh vật chất, xã hội và chức
năng; duy trì cán cân tài chính; áp dụng mọi biện pháp thích đáng để mọi hoạt động
đều hướng vào mục đích chung.
HV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang 4


Tiểu luận môn Quản trị học

GV: TS. Lê Sĩ Trí


+ Chức năng cuối cùng là kiểm tra, qua đó phải thu nhận được nhiều thông
tin trong quá trình thực hiện (thường xuyên, kịp thời, chính xác) để các cấp quản lý
kịp thời điều chỉnh hoậc rút kinh nghiệm. Fayol cũng cho rằng không nên lạm dụng
kiểm tra, có thể gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh.
4. Nguyên tắc quản trị của Henry Fayol:
Khác với Taylor, Fayol cho rằng năng suất lao động tùy thuộc vào sự sắp
xếp, tổ chức của nhà quản trị. Việc sắp xếp tổ chức đó gọi là việc quản trị tổng quát.
Việc quản trị tổng quát này đóng vai trò độc lập và quan trọng như mọi lĩnh vực
hoạt động khác (sản xuất, kế toán, tài chính, marketing, phân phối,…).
Để có thể làm tốt việc quản trị tổng quát này, Fayol đề nghị các nhà quản trị
nên tuân theo “14 nguyên tắc quản trị” được áp dụng cho mọi loại hình tổ chức
trong xã hội:
- Phân công công việc theo hướng chuyên môn hóa;
- Quyền hạn và trách nhiệm của nhà quản trị phải đi đôi với nhau;
- Kỷ luật phải được thiết lập và tuân thủ trong tổ chức;
- Thống nhất mệnh lệnh từ một chỉ huy;
- Thống nhất chỉ huy trong mỗi nhóm hoạt động có cùng mục tiêu;
- Quyền lợi chung phải đặt trên quyền lợi riêng;
- Trả công phải tương xứng với đóng góp;
- Tính tập trung phải thể hiện trong quyền ra quyết định trong tổ chức, việc
phân quyền hoặc trao quyền cũng phải tuân thủ nguyên tắc tập trung này phù hợp
với từng tình huống;
- Dây chuyền quyền lực đi từ nhà quản trị cấp cao nhất đến cấp thấp nhất;
- Trật tự trong mọi sắp xếp, sinh hoạt của tổ chức;
HV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang 5


Tiểu luận môn Quản trị học


GV: TS. Lê Sĩ Trí

- Công bằng trong đối xử với cấp dưới;
- ổn định đội ngũ nhân viên, có kế hoạch nhân sự dự phòng;
- Sáng kiến của nhân viên phải được tôn trọng, xem xét;
- Tinh thần tập thể phải được xây dựng và đề cao trong tổ chức.

HV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang 6


Tiểu luận môn Quản trị học

GV: TS. Lê Sĩ Trí

CHƯƠNG II
ÁP DỤNG 14 NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ
CỦA HENRY FAYOL TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
1. Sự vận dụng 14 nguyên tắc quản lý của Henry Fayol trong thời đại
ngày nay
1.1. Chuyên môn hóa/Phân công hóa lao động:
Nguyên tắc này khẳng định sự phân bổ công việc và chuyên môn hóa từng
bước làm trong một chu trình sẽ kéo theo sự chuyên môn hóa trong kỹ năng và hiểu
biết nghề nghiệp, thúc đẩy tính tập trung và hiệu quả công việc của người lao động
và doanh nghiệp.
Sự phân công lao động và chuyên môn hóa lao động là xu thế phát triển của
mọi doanh nghiệp hoặc tổ chức trong thời đại ngày nay.
Ví dụ: Tại Công ty sản xuất máy tính, các phần, linh kiện máy tính được chia

làm nhiều khâu nhỏ, mỗi công nhân đảm nhiệm 1 phần việc hoặc 1 khâu nhỏ như
gắn chip, gắn bo mạch, đóng gói v.v… việc chuyên môn hoá, phân công công việc
như vậy giúp cho quá trình sản xuất được hiệu quả hơn.
1.2. Lãnh đạo đi kèm trách nhiệm tương ứng:
Khi trách nhiệm được giao cho cá nhân tương ứng, để làm tròn trách nhiệm
thì các nhà lãnh đạo này cần được cấp thẩm quyền hợp lý để xử lý và hoàn thành tốt
các công việc, nhiêm vụ được giao bên cạnh đó chính họ phải chịu trách nhiệm
trước cấp lãnh đạo cao hơn hoặc thậm chí là người lao động nếu có xảy ra những
sai phạm.
Trong thực tế hiện nay, việc áp dụng lý thuyết này phụ thuộc nhiều vào văn
hoá. Ví dụ như các nước phương tây, nhật bản… khi một nhà lãnh đạo được giao
HV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang 7


Tiểu luận môn Quản trị học

GV: TS. Lê Sĩ Trí

quyền và nhiệm vụ không thực hiện tốt công việc của mình, để xảy ra nhiều sai
phạm thì họ tự nhận trách nhiệm và từ chức… Ở Ấn độ một Bộ trưởng giao thông
đã xin từ chức, nhận trách nhiệm khi để xảy ra một vụ sập cầu mà ông không phải
là người trực tiếp xây dựng cây cầu đó. Ở Việt Nam thì đa phần các nhà lãnh đạo
thường đùng đẩy trách nhiệm của mình khi có sai phạm xảy ra. Vd đứng trước một
sự việc sai phạm nổi bật báo chí thường đặt ra câu hỏi “trách nhiệm thuộc về ai?”
1.3. Kỷ luật:
Nhìn chung, kỷ luật được coi là yếu tố then chốt để một doanh nghiệp hoạt
đông trơn tru. Nếu không có kỷ luật – bao gồm các tiêu chuẩn, thống nhất trong
hành động, sự tuân thủ quy tắc và các giá trị - không doanh nghiệp nào có thể phát

triển. “Sự đồng thuận giữa công ty và nhân viên về bản chất được thể hiện qua sự
thuân thủ, tính áp dụng, hành vi thể hiện sự tôn trọng”.
1.4. Thống nhất về mệnh lệnh:
Từ lâu, các phương châm quản lý đều cho rằng nhân viên chỉ nên nghe lệnh
từ một lãnh đạo duy nhất. Ngày nay, với hàng loạt phương pháp và mô hình quản lý
kiểu ma trận đan xen nhau trong một tổ chức, nhiều khi cùng một công việc nhân
viên sẽ phải báo cáo với hai hoặc nhiều hơn cấp lãnh đạo hay bên khách hàng. Vấn
đề đặt ra ở đây là, các lãnh đạo có thể sẽ đưa ra những yêu cầu trái ngược nhau và
người nhân viên sẽ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
1.5. Thống nhất về đường lối:
Các nhóm làm việc có cùng mục tiêu nên làm việc dưới sự lãnh đạo của một
người quản lý và cùng làm theo một kế hoạch duy nhất. Điều này sẽ đảm bảo sự
phối hợp nhịp nhàng, thuần nhất trong mọi hoạt động.
Ví dụ như: Ở đại hội cổ đông, các chủ trương, chính sách, đường lối hoạt
động của công ty được ban hành thì toàn thể nhân viên của công ty từ trên xuống
HV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang 8


Tiểu luận môn Quản trị học

GV: TS. Lê Sĩ Trí

dưới phải tuân thủ và phối hợp thực hiện một cách nhịp nhàng từ đó đưa bộ máy
của công ty hoạt động một cách trơn tru.
1.6. Lợi ích chung cần đặt lên trên hết:
Fayol cho rằng lợi ích của một nhân viên hay nhóm không được đặt cao hơn
lợi ích chung của tổ chức. Ý tưởng này dấy ra tranh cãi rằng, vậy ai sẽ là người
quyết định xem lợi ích chung của tổ chức là gì. Ở đây tồn tại các rủi ro về doanh

nghiệp và đạo đức, cũng như là thời cơ cho những kẻ “đục nước béo cò” lợi dụng.
Ta cũng nên hiểu rằng, các nguyên tắc của Fayol được xây dựng với giả định mọi
lợi ích và quyết định của tổ chức đều trung lập và có lý.
Trong thực tiễn hiện nay ở Việt Nam, việc áp dụng lý thuyết này còn chưa
được thiết thực, đôi lúc một số cá nhân vẫn đặt lợi ích cá nhân của mình lên trên tập
thể, bằng chứng là luôn xảy ra những vụ việc ăn hối lộ chấn động hằng năm, làm
thất thoát của nhà nước hàng hàng tỷ đồng, hoặc trong lĩnh vực ngân hàng gần đây
nhất là vụ án Huyền Như….
1.7. Thù lao:
Mức thù lao cần phải công bằng và thỏa mãn cho cả nhân viên và chủ công ty
(sau khi đã tính toán đến cả cơ cấu chi phí và lợi nhuận/thặng dư cần có).
Việc trả lương xứng đáng, sòng phẳng, tạo điều kiện cho người lao động học
tập nâng cao chuyên môn cùng với chế độ thưởng phạt phân minh đang trở thành
điều kiện thu hút nguồn nhân lực đặt biệt là lao động có chuyên môn cao.
Ví dụ: Tại Công ty Sam Sung Việt Nam 100% nhân viên được ký hợp đồng
lao động và mua bảo hiểm xã hội, khi tuyển dụng nhân viên bán hàng luôn được
học khóa nghiệp vụ bán hàng. Khi tuyển dụng Giám đốc chi nhánh tại các tỉnh, mức
lương khởi điểm mà doanh nghiệp này đưa ra là 1.000 USD/tháng.
1.8. Tập trung hóa:
HV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang 9


Tiểu luận môn Quản trị học

GV: TS. Lê Sĩ Trí

Đây là nguyên tắc thiết yếu của mọi tổ chức và là hệ quả tất yếu của quá trình
cơ cấu. Ngay cả ở trong những tổ chức có cấu trúc phẳng và quyền lực phân hóa,

quyền hành nói chung vẫn tập trung vào tay một số người mà thôi. Trong những tổ
chức kiểu này, việc từng cá nhân được tự do đến đâu và hệ lụy từ việc phân tán
quyền hành lớn đến mức nào chưa bao giờ được bỏ khỏi bàn tranh luận.
1.9. “Xích lãnh đạo”:
Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cũng như mệnh lệnh từ trên xuống
dưới cần được đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, hợp lý, hai bên cùng hiểu.
1.10. Trật tự:
Nói đơn giản, mọi tổ chức nên để cho mỗi nhân viên có chỗ đứng riêng, có
bổn phận phù hợp với tổ chức, luôn cảm thấy tự tin và an toàn trong môi trường
công ty. Mọi nguyên tắc, luật lệ , hướng dẫn và hành động cần được thể hiện một
cách dễ hiểu. Một tổ chức có trật tư sẽ phát triển ổn định chứ không hỗn loạn, khó
kiểm soát, gây lo âu cho nhân viên.
1.11. Sự công bằng:
Sự công bằng và công lý nên thấm nhuần vào tư tưởng của tổ chức – cả trong
nguyên tắc lẫn hành động.
Trong thực tế quan sát, tìm hiểu ở nước ngoài cho thấy nhiều cơ quan họ trả
lương theo giờ, theo hiệu suất công việc. Không hề dựa trên cơ chế bình bầu chiến
sĩ thi đua hay lao động tiên tiến để tăng lương như ở ta. Đi học thì sinh viên không
ai biết điểm của ai, đi làm thì mọi người trong cùng cơ quan cũng không ai biết
lương của ai. Một phần đó là bí mật cá nhân, một phần đó là sự đảm bảo rằng việc
đánh giá lương, thưởng đã được tính toán dựa trên những tiêu chí áp dụng với từng
người, từng công việc rất rõ ràng, một phần để tránh mất đoàn kết trong đơn vị. Tùy

HV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang 10


Tiểu luận môn Quản trị học


GV: TS. Lê Sĩ Trí

theo công việc mà ai làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không
được hưởng đó mới là công bằng.
1.12. Ổn định về nhiệm vụ:
Các nhân viên cần có thời gian để thích ứng và thực hiện công việc một cách
hiệu quả nhất. Sự ổn định về nhiệm vụ thúc đẩy lòng trung thành với mục đích và
giá trị của tổ chức.
Ví dụ: Công ty Vinamilk đặc biệt chú trọng tới nhân tố con người, đặt người
lao động vào vị trí trung tâm trong quá trình phát triển, xây dựng đơn vị. Công ty
quan tâm đến đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện làm việc, tạo môi trường tốt
nhất để người lao động yên tâm gắn bó, làm việc lâu dài tại Công ty.
1.13. Sáng kiến:
Ở mọi cấp bậc trong cơ cấu tổ chức, sự nhiệt huyết, nhiệt tình và năng lượng
đều đến từ những người có cơ hội thể hiện những sáng kiến cá nhân của mình.
Những sáng kiến đó có thể cải thiện quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động
và tạo ra lợi nhuận khủng lồ cho tổ chức.
VD: Với đặc thù của một đơn vị sản xuất công nghiệp, những năm qua, công
đoàn Công ty TNHH Cơ Khí Và Đóng Tàu Dongil - Vũng Tàu luôn quan tâm đẩy
mạnh các phong trào thi đua, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật… Những sáng
kiến này mỗi năm đã làm lợi cho đơn vị hàng chục tỷ đồng.
1.14. Tinh thần đồng đội, tập thể
Khích lệ tinh thần tập thể, tinh thần yêu nước, tinh thần đổi mới...Sẽ thúc đẩy
sự thống nhất, sự đoàn kết nhất trí trong cộng đồng mang lại hiệu quả to lớn.
Thực tế chứng minh, sự thành công của một doanh nghiệp quả thực không
thể tách rời khỏi sự đoàn kết hợp tác của toàn thể nhân viên. Thông qua sự nỗ lực
cố gắng của toàn thể nhân viên, mỗi bộ phận, mỗi nhân viên xuất phát từ lợi ích
HV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang 11



Tiểu luận môn Quản trị học

GV: TS. Lê Sĩ Trí

tổng thể của công ty, biết suy nghĩ vì ngƣời khác, xây dựng ý thức hợp tác đồng
đội, đồng thời, không ngừng bồi dưỡng tinh thần tự hào là nhân viên của một doanh
nghiệp nào đó, tập thể có thể chiến thắng được mọi khó khăn.
2. Đánh giá ưu, nhược điểm của các nguyên tắc quản trị của Fayol
2.1 Ưu điểm:
- Có giá trị trong thực hành lãnh đạo và quản trị
- Thiết lập một cơ cấu tổ chức hợp lý, hiệu quả trên cơ sở đề cao các nguyên
tắc chính sách và tính hợp lý của tổ chức
- Công việc của nhân viên trở nên đơn giản hơn vì sản phẩm đã được tiêu
chuẩn hoá về mặt chất lượng
2.2 Hạn chế
- Nguyên tắc, cứng nhắc, quan liêu, tìm cách mở rộng và bảo vệ quyền lực
chỉ chú trọng đến nguyên tắc và quyền hành trong tổ chức
- Tốc độ ra quyết định chậm, không phù hợp với sự thay đổi nghệ do cơ cấu
tổ chức quá rườm rà
- Chưa chú ý đầy đủ đến mặt tâm lý và môi trường xã hội của người lao
động, hệ thống khép kín chưa chỉ rõ mối quan hệ với khách hàng, đối thủ nhà cung
cấp,...
- Chỉ hiệu quả trong một tổ chức ổn định. Một số nguyên tắc của Fayol
không có giá trị thực tiễn, xa rời thực tế

HV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang 12



Tiểu luận môn Quản trị học

GV: TS. Lê Sĩ Trí

CHƯƠNG III
KẾT LUẬN
Tóm lại với nội dung nói trên, thuyết quản lý tổng hợp của Fayol có ưu điểm
nổi bật là tạo được kỷ cương trong tổ chức. Song nó chưa chú trọng đầy đủ các mặt
tâm lý và môi trường lao động, đồng thời chưa đề cập đến mối quan hệ với bên
ngoài doanh nghiệp (với khách hàng, với thị trường, với đối thủ cạnh tranh và với
Nhà nước).
Cùng với thuyết Taylor, thuyết này đã đề ra được hàng loạt vấn đề quan
trọng của quản lý (như chức năng, nguyên tắc, phương pháp), vừa chú trọng việc
hợp lý hóa lao động vừa quan tâm cao đến hiệu lực quản lý, điều hành. Nhiều luận
điểm cơ bản của các thuyết thuộc trường phái cổ điển vẫn mang giá trị lâu dài,
được các thuyết tiếp sau bổ sung và nâng cao về tính xã hội và yếu tố con người
cũng như về các mối quan hệ với bên ngoài tổ chức.
Qua bài phân tích trên, chúng ta đã hiểu rõ thêm về việc áp dụng các nguyên
tắc quản trị của Henry Fayol trong thực tế hiện nay. Có những nguyên tắc rất hay
cần được phát huy và có những nguyên tắc cứng nhắc cần được sử dụng một cách
linh hoạt. Mặt khác quản trị vừa là môn khoa học vừa là một nghệ thuật đòi hỏi
người quản trị phải biết nhận ra các ưu khuyết điểm của từng nguyên tắc trên để áp
dụng một các phù hợp cho doanh nghiệp, tổ chức của mình.

HV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang 13




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×