Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

khai thác yếu tố giáo dục môi trường thông qua bài giảng hoá học 10 cho học sinh thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.42 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN

S NG KI N KINH NGHI M

KHAI THÁC YẾU TỐ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA
BÀI GIẢNG HOÁ HỌC 10 CHO HỌC SINH THPT

Người thực hiện: Trần Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Hoá học

THANH HO N M 2013


MỤC LỤC

A.ĐẶT VẤN ĐỀ 3
1. Lí do chọn đề tài. -----------------------------------------------------------------------------------2. Mục đích nghiên cứu. ------------------------------------------------------------------------------3. Nhiệm vụ của đề tài --------------------------------------------------------------------------------4. Phương pháp nghiên cứu --------------------------------------------------------------------------B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

3
4
4
4

4

I. Cơ sở lí thuyết ------------------------------------------------------------------------------------------ 4
1. Kiến thức cơ sở về môi trường --------------------------------------------------------------------- 4
2. Kiến thức cơ sở về hoá học môi trường ---------------------------------------------------------- 5
3. Giáo dục môi trường ở trường phổ thông -------------------------------------------------------- 5


4. Phương thức cụ thể đưa nội dung giáo dục môi trường vào môn hoá ở trường trung
học phổ thông. ------------------------------------------------------------------------------------------- 6
II. Nội dung lồng ghép giáo dục môi trường vào các bài cụ thể của chương trình hoá
học 10. nâng cao ------------------------------------------------------------------------------------------- 8
1. Clo – bài 30 ------------------------------------------------------------------------------------------- 8
2. Hidroclorua – bài 31--------------------------------------------------------------------------------- 8
3. Hợp chất có oxi của clo – bài 32------------------------------------------------------------------- 8
4. Oxi – bài ---------------------------------------------------------------------------------------------- 9
5. Ozon và hiđro peroxit. Bài 42 ---------------------------------------------------------------------- 9
6. Lưu huỳnh – hiđrosunfua. Bài 43- bài 44 -------------------------------------------------------- 9
7. Lưu huỳnh đioxit, trioxit. Bài 45 ------------------------------------------------------------------ 9
III. Hệ thống câu hỏi giáo dục môi trường chương halgen và oxi – lưu huỳnh. ------------ 10
1. Hệ thống câu hỏi chương halogen. --------------------------------------------------------------- 10
2. Hệ thống câu hỏi: chương oxi – lưu huỳnh ----------------------------------------------------- 13
VI. Một số bài soạn có lồng ghép nội dung giáo dục môi trường .----------------------------- 15
1. Bài 32. HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO. ------------------------------------------------------ 15
2. Bài 42. OZON VÀ HIĐROPEOXIT ------------------------------------------------------------- 18
3. Bài 45. HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU HUỲNH.------------------------------------------- 20
C. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 21
Danh mục các từ viết tắt:
THPT : trung học phổ thông
GV: giáo viên
HS: học sinh

2


A.ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay môi trường trên thế giới đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Chính sự

gia tăng dân số cùng với những nhu cầu của con người trong cuộc sống đã gây nên
sức ép đối với môi trường.
Trong khoảng 100 năm trái đất mất khoảng 6 triệu km2 rừng. Hàng năm có
860 triệu ha đất bị hoang hoá, nhiệt độ trái đất tăng 0,3 – 0,60c, thủng tầng ozon,
đặc biệt là hiệu ứng nhà kính và năng lượng trở nên nóng bỏng và mang tính thời
sự,…để đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao của con người thì các ngành công
nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp…ngày càng phát triển. Từ đó làm cho lượng chất thải
công nghiệp (rác thải, khí thải, nước thải,…) tăng và có nguy cơ đe doạ làm tuyệt
chủng các loài thú quý hiếm, điều này làm mất sự cân bằng sinh học và gây ảnh
hưởng nghiêm trọng (gây mưa axit, ảnh hưởng đến cây trồng, sức khoẻ…). Chính
vì thế việc giáo dục môi trường có ý nghĩa sống còn đối với tương lai của mỗi quốc
gia nói riêng và của cả thế giới nói chung. Giáo dục môi trường được hoà nhập,
lồng ghép vào chương trình học chung vì tất cả các môn đều cho ta hiểu được cách
thức con người nhận thức thế giới và sử dụng thế giới của mình. Nghĩa là giáo viên
giúp học sinh hình thành một nền tảng đạo lí trong nhận thức, thái độ và hành động
vì môi trường của chúng ta. Nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ biết sống thân thiện với
môi trường và ý thức bảo vệ môi trường. Và vấn đề này không thể tiến hành một
thời điểm rồi dừng lại mà phải được tiến hành liên tục từ lớp này lên lớp khác, từ
cấp học này lên cấp học khác để đánh vào ý thức, suy nghĩ, hành động… của các
em – thế hệ trẻ. Chính vì thế việc đưa giáo dục môi trường lồng ghép vào chương
trình phổ thông là rất cần thiết.
Từ tất cả các lí do tôi đã phân tích ở trên , tôi quyết định chọn đề tài : Khai
thác yếu tố giáo dục môi trường thông qua bài giảng hoá học 10 cho học sinh
THPT.

3


2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của đề tài là đưa nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng hoá

học lớp 10 trung học phổ thông. Bằng cách này bài giảng có sự kết hợp kiến thức
và giáo dục môi trường sẽ tăng hứng thú học tập cho học sinh, giúp giờ học bớt
căng thẳng và học sinh sẽ yêu thích môn học hơn.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nêu khái niệm cơ bản về môi trường và ô nhiễm môi trường.
- Nêu phương pháp và cách thức lồng nội dung giáo dục môi trường vào bài
giảng hoá học.
- Thực nghiệm kiểm chứng việc giáo dục môi trường khi dạy chương trình
hoá học lớp 10.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất và giải pháp.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Qua các tài liệu: sách giáo khoa, sách bài tập hoá học lớp 10, sách tham
khảo.
- Qua trao đổi với các bạn đồng nghiệp trong và ngoài trường
- Qua học sinh khối 10 năm học 2012 – 2013
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Cơ sở lí thuyết
1. Kiến thức cơ sở về môi trường
1.1.Khái niệm môi trường:
Môi trường là gì?
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. (theo Điều 1, Luật bảo vệ môi
trường của Việt Nam)

4


1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường. vi phạm

tiêu chuẩn môi trường.
2. Kiến thức cơ sở về hoá học môi trường
Trên thế giới ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây nguy hại đến sức khoẻ
con người, đến sức khoẻ sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường.
Các tác nhân ô nhiễm môi trường bao gồm chất thải ở dạng khí (khí thải),
lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lí, sinh học và
các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Có thể liệt kê các tác nhân đó như sau:
- Rác , phế thải rắn…
- Hoá chất , chất thải dệt, nhuộm, chế biến thực phẩm…
- Khí núi lửa, khí nhà máy, khói xe, lò gạch…( SO2, CO2, NO2, CO….)
- Kim loại nặng
3. Giáo dục môi trường ở trường phổ thông
3.1. Khái niệm
Từ trước đến nay, có rất nhiều định nghĩa về giáo dục môi trường. Nhưng có
thể nói, giáo dục môi trường không nhất thiết là môn học chứa đựng các hệ thống
khái niệm khoa học, giáo dục môi trường mang đặc trưng của một chương trình
hành động. trong khuôn khổ của việc giáo dục môi trường thông qua các môn học ở
nhà trường thì có thể hiểu giáo dục môi trường: là quá trình tạo dựng cho người
những nhận thức về mối quan tâm đến môi trường và các vấn đề về môi trường.
giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành
thái độ và lòng nhịêt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm
ra giải pháp cho các vấn đề hiện tại và ngăn chặnnhững vấn đề mới có thể xảy ra
cho tương lai.
3.2. Mục đích của việc giáo dục môi trường

5



Giáo dục môi trường sẽ giúp con người nhận thức đúng đắn về môi trường,
về việc khai thác sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và có ý thức thực hiện nhiệm
vụ bảo vệ môi trường. Việc giáo dục môi trường có thể thực hiện bằng nhiều hình
thức và cho nhiều đối tượng. Trong đó việc giảng dạy về môi trường ở các trường
học, nhất là trường phổ thông chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.
4. Phương thức cụ thể đưa nội dung giáo dục môi trường vào môn hoá ở
trường trung học phổ thông.
Tích hợp với hoạt động dạy học trên lớp: là kết hợp một cách có hệ thống
các kiến thức hóa học với các kiến thức giáo dục môi trường làm cho chúng hoà
quện vào nhau thành một thể thông nhất.
Ngoài ra có thể triển khai thêm nội dung giáo dục môi trường bằng hoạt
động ngoài giờ lên lớp5. Các vấn đề môi trường cần đưa vào bài dạy cho học sinh
trung học phổ thông.
5.1. Các vấn đề chung về môi trường toàn cầu
Hiệu ứng nhà kính:
Có thể tạm gọi ngắn gọn là hiện tượng trái đất nóng lên. Vấn đề này có thể
hiểu như sau: nhiệt độ trung bình của trái đất được quyết định bởi cân bằng giữa
năng lượng chiếu xuống trái đất và lượng bức xạ nhiệt của trái đấy vào vũ trụ. Ánh
sáng từ mặt trời là bức xạ có bước sóng ngắn dễ dàng xuyên qua lớp CO2 và hơi
nước vào trái đất; bức xạ từ trái đất vào vũ trụ là bức xạ có bước sóng dài, không
thể xuyên qua lớp CO2 và hơi nước vào vũ trụ, kết quả là lượng nhiệt giữ lại và
phân tán bên trong tầng đối lưu( bề mặt trái đất ) ngày càng cao làm trái đất nóng
lên.
Tác hại: Biến đổi khí hậu, hạn hán, băng tan, mưa axit…
Giải pháp: Hạn chế tối đa khí thải nhà máy, khí thải sinh hoạt, xe cơ giới…
Lỗ thủng tầng ozon:
Việc sử dụng các chất dẫn xuất halogen điển hình là CFC gây mỏng dần tầng
ozon dẫn đến tạo một lỗ thủng được phát hiện đầu tiên ở nam cực. vấn đề đặt ra
hiện nay là cung cấp cho học sinh những kiến thức để biết nguyên nhân gây ra lỗ


6


thủng tầng ozon và những tác hại liên quan. Thông qua việc giảng dạy, cung cấp
cho học sinh những thông tin về chiến dịch phục hồi tầng ozon đang được phát
động trên toàn thế giới để học sinh có động lực nghiên cứu, bổ sung tri thức và
nâng cao ý thức trách nhiệm với môi trường.
5.2. Các nguồn năng lượng
Các nguồn năng lượng chính trong tự nhiên gồm:
- Nhiệt năng
- Cơ năng
- Năng lượng hạt nhân
- Quang năng
- Điện năng
Việc sử dụng các nguồn năng lượng để phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống
con người đã tạo ra các chất thải ở nhiều dạng khác nhau gây ra ô nhiễm nghiêm
trọng cho môi trường sống ở nhiều mặt khác nhau. Nên giáo dục tinh thần tìm
tòi nghiên cứu để sử dụng năng lượng sạch, góp phần cải thiện dần vấn đề ô
nhiễm môi trường.
5.3. Tài nguyên thiên nhiên
Phát hiện sớm và dập tắt tư tưởng tài nguyên thiên nhiên là vô tận.
- Xây dựng ý thức bảo vệ rừng và trồng rừng
- Củng cố tài nguyên đất . tài nguyên nước
- Cải thiện tình trạng các nguồn tài nguyên hiện nay
- Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, sử dụng tài nguyên hợp lí,
luôn tìm nguồn tài nguyên mới thay thế.
5.4.Ô nhiễm môi trường và sức khoẻ con người.
- Cung cấp thông tin các loại chất độc hoá học và ảnh hưởng của chất độc
đến sức khoẻ con người.
- Cung cấp những ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường dến sức khoẻ con người

và cách phòng tránh.
- Cung cấp cho học sinh những cách xử lí khi nhiễm độc.

7


- Rèn cho học sinh tính cẩn thận không cho hoá chất thoát ra ngoài.
- Gợi ý những giải pháp xử lí ô nhiễm.
II. Nội dung lồng ghép giáo dục môi trường vào các bài cụ thể của chương
trình hoá học 10. nâng cao
1. Clo – bài 30
- Lồng ghép chất độc với cơ thể người vào phần tính chất hoá học, ảnh
hưởng của clo đối với môi trường khí quyển
- Đưa ví dụ về clo gây ô nhiễm môi trường khi nước Đức sử dụng clo trong
chiến tranh
- Hướng dẫn cách xử lí khí clo thoát ra trong phòng thí nghiệm (phần điều
chế)
- Xử lí nước thải chứa clo trong công nghiệp dệt, công nghiệp giấy.
2. Hidroclorua – bài 31
Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào phần tính chất hoá học( về việc
phá huỷ các thiết bị công trình công cộng do dư lượng HCl trong nước thải các nhà
máy tái chế nhựa, giấy…) và lồng ghép hướng giải quyết hiện nay.
3. Hợp chất có oxi của clo – bài 32
Tác hại của hợp chất có oxi đối với sức khoẻ (lồng vào phần tính chất hoá
học), ảnh hưởng đến nguồn nước khi sử dụng liều lượng không phù hợp (phần ứng
dụng), cách sử dụng các sản phẩm tẩy rửa hợp lí và hiệu quả (phần ứng dụng)
Phần lồng ghép: trong các axit trên thì HClO và các muối của nó là có nhiều ứng
dụng nhất trong đời sống tuy nhiên nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của
người sử dụng như gây tổn thương ống tiêu hoá tuỳ theo mức độ độc, hipoclorit
cung cấp oxi cho quá trình oxi hoá sẽ là nguyên nhân của các bệnh lão hoá tiểu

đường, sạm nắng, ung thư, parkison…
Giải pháp: chất chống oxi hoá chính là vitamin A , E axit béo quan trọng. vì
vậy khi tiếp xúc với nhiều hipoclorit cần bổ sung những thực phẩm chứa nhiều
vitamin A, E như rau xanh trái cây có màu đỏ cam.

8


Nước javen: chứa nhiều hoá chất giúp khử trùng và tẩy màu, nếu sử dụng lâu
ngày và nhất là tiếp xúc với da thì gây nên bệnh viêm da. Nếu người lớn hay trẻ em
uống phải thì sẽ gây viêm loét cuống họng.
Giải pháp: sử dụng những hoá chất thay thế như chanh hoặc giấm. nếu phải
sử dụng javen thì phải sử dụng găng tay để tránh tiếp xúc với hoá chất giữ trong
bình kín, tránh ánh nắng và hơi nóng. Không được pha javen với nước nóng.
4. Oxi – bài
Vai trò của oxi trong không khí và đối với sức khoẻ con người(lồng vào
phần mở đầud bài giảng). lợi ích của việc trồng rừng(phần ứng dụng)
Vai trò của oxi trong môi trường.
5. Ozon và hiđro peroxit. Bài 42
Những tính chất quan trọng của ozon có lợi cho môi trường(lồng vào phần
tính chất hoá học). sự suy giảm tầng ozon, sự lên tiếng của toàn thế giới về lỗ thủng
tẩng zon và giải pháp( phần trạng thái tự nhiên và ứng dụng)
Năm 1996 quy định thế giới không được sử dụng CFC nhưng lỗ thủng tầng
ozon vẫn tăng và chưa thể phục hồi khi mà một phân tử clo có thể phá huỷ hàng
ngàn phân tử ozon
Tầng ozon bị phá huỷ sẽ không ngăn được tia cực tím, nó sẽ chiếu trực tiếp
xuống trái đất gây bệnh cho sinh vật làm cho người mắc bệnh về mắt và da.
6. Lưu huỳnh – hiđrosunfua. Bài 43- bài 44
Ô nhiễm không khí gây độc cho cơ thể người(phần tính chất vật lí , tính chất
hoá học). ô nhiễm sông ao hồ. rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường(phần ứng dụng)

7. Lưu huỳnh đioxit, trioxit. Bài 45
Hiệu ứng nhà kính , mưa axit( phần tính chất hoá học)
7.1. Lưu huỳnh đioxit – chất gây ô nhiễm.
Giáo viên giới thiệu các nguồn phát sinh SO2 và các chất gây mưa axit khác
- Khí thải sinh hoạt
- Đốt than , dầu khí đốt

9


-

Đốt quặng sắt, luyện gang
Công nghiệp sản xuất hoấ chất
Hoạt động của núi lửa
SO2 dùng tẩy trắng một số sản phẩm trong công nghiệp chế biến thức phẩm:
đường mía, hoa quả sấy khô…lượng SO2 gây độc cho cơ thể. Chú ý : cần
kiểm soát lượng SO2 dư trong thực phẩm.
Giáo viên cho học sinh xem hình minh hoạ về các chất gây mưa axit khác.

Giáo viên kết luận: hiện tượng mưa axit là một mối nguy hại lớn cho môi
trường sống của con người, nên hạn chế lượng khí thải bằng cách hạn chế sử dụng
phương tiện di chuyển cá nhân, xử lí tốt khí thải nhà máy…
III. Hệ thống câu hỏi giáo dục môi trường chương halgen và oxi – lưu huỳnh.
1. Hệ thống câu hỏi chương halogen.
1.Trong các axit có oxi của clo đã học, axit có nhiều ứng dụng nhất trong đời sống
là.
A. HClO
B. HClO2
C. HClO3

D. HClO4
2. Giải pháp để tránh các ảnh hưởng của các chất oxi hoá mạnh đến sức khoẻ con
người là.
A. bổ sung thực phẩm có chứa vitamin A, E là chất chống oxi hoá
B. bổ sung thực phẩm có chứa vitamin A, B là chất chống oxi hoá

10


C. bổ sung thực phẩm có chứa vitamin B, C là chất chống oxi hoá
D. bổ sung thực phẩm có chứa vitamin D,E là chất chống oxi hoá
3. Trong dung dịch thuốc tẩy ( nước javen) có bán ngoài thị trường, ngoài thành
phần chính là nước javen còn có thêm thành phần là NaOH. Vai trò của NaOH là
A. Làm chất độn để hạ giá thành sản phẩm
B. Để bảo quản sản phẩm trong quá trình tiêu thụ
C. Trung hoà HCl sinh ra sau khi HClO phân huỷ thành HCl và oxi nguyên
tử
D. Tất cả đều đúng.
4. Quá trình gia công đồ trang sức có sử dụng dung môi clo để tẩy dầu và rửa kim
loại, khi dung môi bẩn thì bị thải loại ra môi trường, chúng sẽ gây tác hại nào sau
đây.
A.Tạo mưa axit
B.Ô nhiễm nguồn đất và nước do chứa kim loại và dầu hoà tan.
C.Ăn mòn các công trình xây dựng như mống cột, đường ống dẫn nước sinh
hoạt
D. Làm tăng vi khuẩn trong nước
5. Bệnh fuorosis( bệnh chết răng) gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho dân cư Ninh
Hoà là do nguyên nhân nào sau đây.
A. Thực phẩm bị nhiễm độc thuốc trừ sâu
B. Nguồn nước bị ô nhiễm flo

C. Nước thải có hợp chất chứa oxi của clo vượt mức cho phép
D. Người dân không xử dụng kem đánh răng
6. Kinh nghiệm sử dụng nước javen là.
A. Đeo bao tay cao su, không pha javen với nước nóng, giữ trong bình kín,
tránh ánh nắng mặt trời và hơi nóng
B. Giữ trong bình kín, tránh ánh nắng mặt trời và hơi nóng, trộn chung với
các thuốc tẩy khác để tăng hoạt tính.
C.K pha javen với nước nóng , không nên ngâm quần áo trước để tránh mục
vải.

11


D. Không pha javen với nước nóng, dùng càng nhiều càng tốt để tăng hiệu
quả giặt tẩy.
8. Chọn đáp án sai: ứng dụng của clorua vôi là để
A. tẩy trắng sợi, vải, giấy, tẩy uế các hố rác , cống rãnh
B. xử lí các chất độc
C. điều chế clo trong phòng thí nghiệm
D. tinh chế dầu mỏ
9. Hiđro clorua là khí sinh ra trong quá trình nung đất sét để sản xuất gốm, tác hại
của khí HCl là.
A. gây ngột ngạt , khó thở, ,kích thích da, niêm mạc, phổi…
B. ngăn cản sự quang hợp , thụ phấn và tăng trưởng của cây trồng
C. A ,B đều đúng
D. A, B đều sai
10. Không khí bị ô nhiễm clo gây ra những tác hại nào sau đây.
A. cây lá úa vàng, gây thiệt hại cjo năng suất cây trồng
B. động vật nuôi chết hàng loạt
C. phá huỷ các công trình công cộng

D. hình thành mưa axit
11. Những phát biểu nào sau đây về tính chất vật lí của clo là sai
A. là khí màu vàng lục, mùi xốc
B. khí clo rất độc, phá hoại niêm mạc đương hô hấp
C. nhẹ hơn khong khí tan rất nhiều trong nước
D. tan nhiều trong dung môi hữư cơ
12. Sử dụng nước javen, clorua vôi để bảo vệ môi trường trong sạch nhờ tác dụng
A. tẩy trắng
B. tẩy uế, diệt khuẩn
C. tính chế dầu mỏ
D. chế tạo diêm
13. Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của nước javen, clorua vôi , chúng ta có thể
sử dụng những hoá chất thay thế không gây độc hại như.
A. NaOH
B. Chanh, giấm
C. Nước muối
D. Không có hoá chất thay thế

12


14. Việc ngưng sử dụng freon trong tủ lạnh và máy lạnh là do nguyên nhân nào sau
đây.
A. freon phá huỷ tầng ozon gây hại cho môi trường
B. freon gây nhiễm độc nước sông, ao, hồ.
C. freon gây độc cho người sử dụng máy lạnh, tủ lạnh
D. freon đắt tiền nên giá thành sản phẩm cao
15. NaClO gây ô nhiễm môi trường nước thường gặp trong chất thải của các nhà
máy nào sau đây.
A. nhà máy dệt , nhuộm

B. nhà máy giấy
C. nhà máy hoá chất
D. A và B đúng
16. Nếu tiếp xúc với lâu dài, thường xuyên với nước javen có thể gây ra
A. vàng da, hơi thở có mùi clo, mệt mỏi, bất tỉnh, hôn mê.
B. chảy máu mũi , mù mắt, mất ngủ, mất khả năng tư duy
C. viêm da, rối loạn tiêu hoá, khuyết tật cho thai nhi khi người mẹ tiếp xúc
nhiều
D. không ảnh hưởng tới sức khoẻ do nhà sản xuất đã tính toán nồng độ phù
hợp
2. Hệ thống câu hỏi: chương oxi – lưu huỳnh
1. Tia cực tím(uv) gây
A. mù mắt , gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của cơ thể sống
B. các bệnh về da( nguy hiểm nhất là ung thư da) và các cơ quan của cơ thể
sống
C. các bệnh về da( nguy hiểm nhất là ung thư da) và mắt
D. các bệnh về da( nguy hiểm nhất là ung thư da) và tai mũi họng
2. Tia cực tím nguy hiểm nhất là tia.
A. UV–A
B. UV–B
C. UV–C
D. các tia Uv gây nguy hiểm như nhau
3. Số người chết mỗi năm trên thế giới vì tia cực tím từ ánh sáng mặt trời(chủ yếu
là do bệnh ung thư da)
A. 30000 người
B. 40000 người

13



C. 50000 người
D. 60000 người
4. Lỗ thủng tầng ozon lớn nhất ở vị trí
A. bắc cực
B. xích đạo
C. nam cực
D. các thành phố ô nhiễm
6. Sự hình thành lớp ozon trên tầng bình lưu của khí quyển là do
A. tia tử ngoại của mặt trời chuyển hoá các phân tử O2
B. sự phóng điện trong khí quyển
C. sự oxi hoá một số chất hữu cơ trong mặt đất
D. cả A và B đều đúng
7. Ưu điểm của việc dùng chất tẩy trắng vải, giấy là hidro peoxit so với các hợp
chất chứa clo
A. H2O2 ít có chất độc hại gây ô nhiễm môi trường
B. nguyên liệu rẻ tiền
C. dễ sản xuất
D. A và B đều đúng
8. Freon(CFC) phá huỷ tầng ozonvì sinh ra gốc clo tự do. Cho biết một gốc clo tự
do có thể gây ra điều gì sau đây.
A. phá huỷ một phân tử ozon
B. phá huỷ ba phân tử ozon
C. phá huỷ hàng trăm phân tử ozon
D. phá huỷ hàng ngìn phân tử ozon
9. Khí ảnh hưởng nhiều nhất đến hiện tượng hiệu ứng nhà kính là
A. O3
B. CO2
C. NO2
D. CFC
10. Để hạn chế khói mù quang hoá phải

A. sử dụng nguyên liệu ít ô nhiễm, nguyên liệu sinh học
B. hạn chế thuốc lá, bớt lưu lượng xe cộ
C. phân tán chất gây ô nhiễm
D. tất cả đều đúng
11. Nồng độ SO2 trong không khí ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cao
hơn những khu vực lân cận là do nguyên nhân nào sau đây
A. xe buýt sử dụng dầu chứa S là nguồn phát SO2
B. thành phố là nơi sản xuất H2SO4 làm tănh khí thải SO2
C. hai thành phố này có trữ lượng lưu huỳnh lớn

14


D. không có đáp án nào đúng
12. Năm 1954 có hơn 4000 người dân luân đôn chết do khói mù quang hoá. Khói
mù quang hoá gồm những chất nào .
A. CO2, H2, O2, Cl2, bụi…
B. CH4, H2 S, NH3, Cl2, HCl…
C. CO2, H2 S, NH3…
D. NO2, CO, O3, SO2,bụi…
13. Nguyên nhân chính gây ra mưa axit là
A. Khí SO2, NO2 trong không khí
B. Khí NH3, khí Cl2 trong không khí
C. Khí O3, khí CO trong không khí D. Khí CH4, khí C2H4 trong không khí
14. Làng nghề sản xuất nước mắm ở Tỉnh Gia bị ô nhiễm nặng là do chất thải nào
A. H2S
B. NO2
C. Cl2
D. SO2
15. Giải quyết vấn đề sương mù quang hoá như thế nào

A. phân tán chất ô nhiễm từ các ống khói bằng các ống khói cao hơn
B. tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng
C. sử dụng các nhiên liệu sạch để thay thế
D. tất cả các phương án trên
VI. Một số bài soạn có lồng ghép nội dung giáo dục môi trường .
1. Bài 32. HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO.
I. Mục tiêu :
II. Chuẩn bị
III. Tiến trình lên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ NỘI DUNG.
HỌC SINH.
Hoạt động 1. sơ lược về các oxit và các I. Sơ lược về các oxit và các axit có
axit có oxi của clo
oxi của clo.
1. Công thức, danh pháp, tính chất
tương ứng.

15


Hoạt động 2. Tính axit

2. Tính axit
HClO HClO2 HClO3 HClO4
tính axit tăng dần.

Phần lồng ghép:
GV: Trong các axit trên thì HClO và các
muối của nó là có nhiều ứng dụng nhất
trong đời sống, tuy nhiên nó có thể gây

ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử
dụng như : tổn thương ống tiêu hoá tuỳ
theo mức độ ngộ độc, hipoclorit cung cấp
oxi cho quá trình oxi hoá sẽ là nguyên
nhân của các bệnh lão hoá, tiểu đường,
sạm nắng, khí thũng, ưng thư, parkison…
Vậy để hạn chế tác hại của các chất
oxi hoá này chúng ta phải làm sao?
HS. Chất chống oxi hoá chính là các
vitamin A,E axit béo quan trọng. vì vậy
khi phải tiếp xúc nhiều với hipoclorit cần
bổ sung những thực phẩm chứa nhiều
vitamin A,E như rau xanh, trái cây có
màu đỏ cam.
Hoạt động 3. Nước javen
GV. Lưu ý:
- Vì sản phẩm của quá trình tẩy rửa là
muối NaHCO3 ít tan nên nếu xử dụng
nhiều sẽ làm mục vải, lão hoá da tay do
tính oxi hoá mạnh của HClO.
- Trong công nghiệp người ta dùng
nước javen để tẩy trắng vải sợi, giấy
…nên nước thải chứa khí clo là nguyên

II. Nước javen, clorua vôi, muối
clorat.
1. Nước javen
a. Điều chế

b. tính chất

Do có tính oxi hoá mạnh, HClO có
tác dụng sát trùng tẩy trắng.

16


nhân gây ra ô nhiễm môi trường.
giải pháp: cần xử lí nước thải trước khi
đưa ra môi trường và phải khử clo để
tránh ô nhiễm không khí.
- phải sử dụng nước tẩy rửa với lượng
phù hợp .
Hoạt động 4. clorua vôi
GV. Lồng ghép:
Các em có biết tác hại khi sử dụng
nhiều các chất tẩy rửa không?
gv. Các chất dùng nhà vệ sinh, nhà tắm
thường chứa hoá chất benzyl, polyetylen,
hay natri hypoclorit thường thấy trong
nước javen đó là những chất được xem là
có hại cho sức khoẻ. Mức độ hại nhiều
hay ít tuỳ theo nồng độ, hàm lượng. Hàm
lượng, nồng độ càng cao thì tác hại càng
nguy hiểm hơn. Riêng đối với nước
javen có chứa các hoá chất giúp tẩy màu,
nếu sử dụng lâu ngày và nhất là tiếp xúc
với da quá nhiều thì có thể gây viêm da.
Nếu không may trẻ em hay người lớn
uống phải thì có thể gây loét cuống họng.


c. Ứng dụng
Nước javen dùng để tẩy trắng vải
sợi tẩy uế, sát trùng chuồng trại nhà vệ
sinh.
2. Clorua vôi
a. Điều chế
b. Tính chất
CaOCl2 có tính oxi hoá mạnh.
c. Ứng dụng
Clorua vôi dùng để tẩy trắng vải sợi
tẩy uế, sát trùng chuồng trại nhà vệ
sinh.
So với nước javen clorua vôi có
hàm lượng hipoclorit cao hơn, dễ bảo
quản hơn và dễ chuyên trở hơn.

Giải pháp:
- Sử dụng những hoá chất thay thế như
dùng chanh hoặc giấm.
- Nếu cần sử dụng nước javen phải hết
sức cẩn thận, sử dụng găng tay khi tiếp
xúc với hoá chất, nên giữ trong một bình
kín, tránh ánh nắng và hơi nóng, và nhất

17


là không được pha nước javen với nước
nóng.
Hoạt động 5. Muối clorat.

3. Muối clorat.
Hoạt động 6. Củng cố bài
cho các các em làm bài kiểm tra kiến
thức môi trường.

2. Bài 42. OZON VÀ HIĐROPEOXIT
I. Mục tiêu
1. Học sinh biết
- Ý nghĩa của tầng ozon với sức khỏe con người và đời sống sinh vật.
- Khái niệm khói quang hóa và hiệu ứng nhà kính.
2. Học sinh hiểu
- O3 và H2O2 có tính oxi hóa là do dễ phân hủy tạo ra oxi.
- H2O2 có tính oxi hóa và tính khử là do nguyên tố oxi trong H2O2 có số oxi hóa
-1.
- Nguyên nhân ozon ngăn chặn tia cực tím.
- Cơ chế phá hủy tầng ozon của CFCs.
3. Học sinh vận dụng
- Giải thích rõ vì sao O3 và H2O2 dùng làm chất tẩy màu, chất sát trùng.
- Viết một số phương trình minh họa cho tính chất hóa học của O3
- Bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
III. Tiến trình bài giảng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG.

Hoạt động 1.
I. OZON
Phần lồng ghép (phần tính chất và ứng
dụng của ozon).

Gv. Theo các em ozon có những tác
dụng gì?

18


GV: giới thiệu cho HS sự hình thành
O3 từ O2 do tác dụng của tia cực tím
hoặc sự phóng điện trong cơn dông.
GV: mở rộng về hiện tượng thủng tầng
ozon hiện nay
cơ chế bảo vệ của tầng ozon chống tia
cực tím.
tầng ozon hiện nay đang bị thủng và
gây ra những hiện tượng xấu:
- tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư dado tia
UV có thể phá huỷ ADN
- tăng bệnh đục nhân mắt và sạm da
-ức chế hệ miễn dịch của sinh vật
- tác động bất lợi lên vụ mùa và động
vật
- giảm sự tăng trưởng của thực vật phù
du ở các đại dương
- làm mát tầng bình lưu và có thể ảnh
hưởng đến khí hậu ở bề mặt trái đất.
Giải pháp:
GV: cho HS xem đoạn phim kể về câu
chuyện của cậu bé phân tử ozon tên là
ozzy, từ đó HS rút ra kết luận về các
nguyên nhân suy giảm tầng ozon và

đưa ra giải pháp.
b. Hiệu ứng nhà kính.
Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính
của các chất khí được xếp theo thứ tự.
CO2, CFC, CH4, O3, NO2
Nồng độ O3 trong khí quyển tăng lên
2 lần thì nhiệt độ mặt đất tăng thêm

19


10C
c. khói mù quang hoá
- khói mù quang hoá mang tính oxi hoá
rất cao.
- khói có màu nâu, gây tác hại cho mắt
và phổi, làm gẫy cao su và phá hoại đời
sống thực vật.

3. Bài 45. HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU HUỲNH.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
2. Kỹ năng
3. Nhận thức
- Học sinh có khái niệm về mưa axit và hình thành ý thức sản xuất hạn chế khí thải
gây mưa axit.
- Học sinh biết quy trình sản xuất axit sunfuric và đề xuất phương pháp hạn chế khí
thải trong quy trình điều chế.
II. Chuẩn bị
- Phim minh hoạ tác hại của mưa axit

- Tranh ảnh minh hoạ tác hại của mưa axit và nguồn phát sinh các chất tạo mưa.
- Vị trí lồng ghép: nghiên cứu tính chất hoá học của chất
III. Tiến trình lên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1.

A. lưư huỳnh đioxit (SO2)
1. Cấu tạo phân tử
2. Tính chất vật lí
3. Tính chất hoá học

Phần lồng ghép:
GV: thuyết trình về mưa axit và những
ảnh hưởng của mưa axit gây ra cho các
công trình công cộng, tài nguyên môi

20


trường, ảnh hưởng đến nguồn nước, và
ảnh hưởng trực tiếp đến con người như
mắt, da...
giới thiệu các nguồn phát sinh SO2
- khí thải sinh hoạt
- đốt than, dầu, khí đốt
- đốt quặng sắt, luyện gang
- công nghiệp sản xuất hoá chất

-SO2 dùng tẩy trắng một số sản phẩm
trong công nghiệp chế biến thực phẩm:
đường mía, hoa quả sấy khô... lượng dư
SO2 có thể gây độc cho cơ thể.
Lưu ý: mưa axit là một mối nguy hại
lớn cho môi trường sống của con người,
nên hạn chế lượng khí thải bằng cách
hạn chế di chuyển bằng phương tiện cá
nhân, xử lí tốt khí thải nhà máy,... cần
kiểm soát lượng dư SO2 trong thực
phẩm.

C. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
I. Mục đích thực nghiệm
Đánh giá khả năng hình thành ý thức bảo vệ môi trường của học sinh lớp 10.
II.Đối tượng
Chọn học sinh lớp 10B6 ,10B9 làm đối tượng thực nghiệm
III. Cách tiến hành
Giáo viên giảng dạy học sinh lớp10B6 theo giáo án có lồng ghép nội dung
giáo dục môi trường vào từng bài giảng cụ thể. Sau đó tiến hành kiểm tra thực
nghiệm ở cả 2 lớp bằng các hệ thống câu hỏi giáo dục môi trường
Thực nghiệm lần 1: cho 2 lớp làm bài kiểm tra 15 phút

21


Chấm điểm: phân loại giỏi , khá, trung bình, kém
Thực nghiệm lần 2: cho 2 lớp làm bài kiểm tra 45 phút.
Chấm điểm: phân loại giỏi, khá, trung bình, kém.
IV.Kết qủa thực nghiệm

Sau khi tiến hành thực nghiệm tôi thu được kết quả theo bảng sau:
Kết quả thực nghiệm lần 1:
Kết quả
ĐTTN

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

10B6

72,72%

18,18%

9.1%

0%

10B9

25%

34,09%

36,36%


4,55%

Kết quả thực nghiệm lần 2:
Kết quả
ĐTTN

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

10B6

75%

22,72%

2,28%

0%

10B9

29,54%

20,45%


45,45%

4,56%

V. Đánh giá kết quả thực nghiệm.
Với lớp 10B6 học sinh đã được giảng dạy theo giáo án có lồng ghép nội
dung giáo dục môi trường. Nhờ nắm vững kiến thức một cách thuần thục ,sáng tạo,
mà hiệu quả học tập và độ khắc sâu kiến thức của học sinh tốt hơn từ đó hình thành
ý thức bảo vệ môi trường cho các em.
Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu đề tài này tôi thấy phương pháp giảng dạy có lồng
ghép nội dung giáo dục môi trường vào một số bài cụ thể là một phương pháp quan
trọng để hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho các em từ đó góp phần hình
thành ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người trong xã hội nói chung. Đồng thời
nâng cao hứng thú học tập môn hoá học cho học sinh.
Do năng lực có hạn, đề tài có thể chưa bao quát hết được từng bài soạn cụ
thể. Các ví dụ được đưa ra trong đề tài có thể chưa thực sự điển hình . Rất mong sự

22


đóng góp ý kiến bổ sung của các bạn đồng nghiệm để đề tài được hoàn thiện hơn
và góp phần giúp học sinh học tập ngày càng tốt hơn.
Xác nhận của Ban giám hiệu

Tôi xin cam đoan SKKN này do tôi
viết không sao chép của ai.
Ngày tháng 6 năm 2013
Người viết


Trần Thị Hạnh

23


Tài liệu tham khảo:
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên hoá học lớp 10
Nhà xuất bản GD - ĐT
2. Lê Quý An (chủ biên), Việt Nam môi trường và cuộc sống, NXB chính trị quốc
gia
3. Nguyễn Lân Dũng (2001), Bộ sách 10 vạn câu hỏi vì sao – bảo vệ môi trường,
NXB khoa học và kỹ thuật
4. Vũ Đăng Độ (1999), hoá học và sự ô nhiễm môi trường, NXB Giáo dục
5. Nguyễn Kim Hồng – chủ biên(2001), Giáo dục môi trường, NXB Giáo dục

24



×