Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng văn hóa của học sinh trong công tác chủ nhiệm ở trường THCSTHPT hà trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.61 KB, 11 trang )

Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Năm học 2014 -2015

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
- Chất lượng giáo dục là tiêu chí hàng đầu trên các lĩnh vực trong xã hội, là
thước đo cho mọi lĩnh vực của nhà trường nói chung, của lớp học nói riêng. Để
đánh giá chất lượng năm học của trường, lớp, điều tất yếu là dựa vào kết quả học
tập của các em học sinh. Kết quả là quá trình thực hiện, là sự phấn đấu không
ngừng vươn lên của cá nhân và tập thể. Song song với chất lượng học tập đó là chất
lượng hạnh kiểm, là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát
triển nhân cách học sinh, nó là nhân tố quan trọng để tạo nên “Chân- Thiện – Mĩ ”
tạo nên những con người “Vừa hồng vừa chuyên” cho xã hội, cho đất nước. Để các
em học sinh hội đủ các yêu cầu trên thì đòi hỏi phải có đội ngủ nhà giáo tâm huyết
“Yêu nghề mến trẻ”
- Giáo viên trong các trường trung học ngoài nhiệm vụ giảng dạy còn có công
tác chủ nhiệm. Công tác này đặt giáo viên vào những mối quan hệ khác nhau. Giáo
viên với phụ huynh học sinh, với bộ phận giám thị với tổng phụ trách Đoàn, Đội…
Bên cạnh đó còn đặt giáo viên chủ nhiệm vào các vai trò khác nhau : vừa là thầy,
cô giáo truyền thụ tri thức cho các em đồng thời là người cố vấn tin cậy, vừa là
người bạn biết sẽ chia cùng các em trong mọi lĩnh vực.
- Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh và thấy tầm
quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm đối với mỗi một người học sinh nên tôi
chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng văn hóa của học sinh trong
công tác chủ nhiệm ở Trường THCS&THPT Hà Trung”
2. Mục đích nghiên cứu:
- Thấy được học sinh khối 9 ở Trường THCS&THPT Hà trung chất lượng văn
hóa còn yếu. Nên khi nghiên cứu đề tài này, mục đích lớn nhất của tôi là đề xuất
một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng văn hóa của lớp chủ nhiệm. Từ đó góp
phần nâng cao chất lượng văn hóa của trường THCS & THPT Hà Trung nói chung


GV: Nguyễn Hoàng Quốc Thái

Trường THCS & THPT Hà Trung

1


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Năm học 2014 -2015

đạt, vượt chỉ tiêu đề ra trong năm học 2014- 2015. Ngoài ra, tôi cũng muốn chia sẻ
với đồng nghiệp, nhất là những giáo viên chủ nhiệm lớp 9 như chúng tôi - có một
số biện pháp thiết thực để đưa chất lượng văn hóa ngày càng cao hơn.
3.Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu Trường THCS&THPT Hà Trung
- Đối tượng nghiên cứu học sinh khối 9.
4.Phương pháp:
Tôi đã chọn các phương pháp nghiên cứu sau.
- Tham khảo các tài liệu nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong
trường phổ thông.
- Tham khảo ý kiến đồng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt.
- Tham khảo ý kiến của phụ huynh học sinh.
- Điều tra khái quát kết quả học tập của học sinh.
- Kinh nghiệm sau những năm làm công tác chủ nhiệm

GV: Nguyễn Hoàng Quốc Thái

Trường THCS & THPT Hà Trung


2


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Năm học 2014 -2015

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
- Xuất phát từ mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay là phải đào tạo ra con
người có trí tuệ phát triển, giàu tính sáng tạo và có tính nhân văn cao. Để đào tạo
ra lớp người như vậy thì nghị quyết TW 4 năm 1993 đã xác định “ Phải áp dụng
phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng
tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Nghị quyết TW 2 khóa 8 lại tiếp tục khẳng định
“Phải đổi mới giáo dục đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện
thành nề nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp
tiên tiến, phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, dành thời gian tự học tự
nghiên cứu cho học sinh”.
- Định hướng này đã được pháp chế hóa trong luật giáo dục điều 24 mục II đã
nêu “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ
động sáng tạo của học sinh, phải phù hợp đặc điểm với từng môn học, rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui
hứng thú học tập cho học sinh”
Như chúng ta đã biết, trong bất cứ thời đại nào, chất lượng giáo dục cũng được
đặt lên hàng đầu. Chất lượng văn hóa của một đơn vị trường thường được phản ánh
qua kết quả học tập của học sinh. Có thể dựa vào kết quả học tập của học sinh cuối
mỗi học kì hoặc cuối năm học, các cấp đánh giá chất lượng dạy học năm học của
trường, lớp cụ thể. Kết quả học tập đó chính là sự phấn đấu không ngừng của mỗi
học sinh nói riêng và là sự tiếp sức, hỗ trợ của tất cả các giáo viên, gia đình, nhà
trường...nói chung.

Để nâng cao chất lượng tất cả các môn học không phải nói là làm được ngay.
Đặc biệt với lớp 9, chất lượng văn hóa rất khó đạt được những kết quả cao bởi vì
đây là lớp cuối cấp mọi vấn đề đều yêu cầu cao hơn các lớp học dưới. Hơn nữa, ở
lứa tuổi này, các em rất nhạy cảm dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố. Đây cũng là giai
đoạn các em tò mò để khám phá nhiều điều mới lạ xung quanh mình. Nhiều em xác
GV: Nguyễn Hoàng Quốc Thái

Trường THCS & THPT Hà Trung

3


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Năm học 2014 -2015

định đúng mục đích học tập nên không ảnh hưởng đến vấn đề học tập của bản thân.
Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa xác định đúng mục đích học tập. Do đó,
những em này còn ham chơi, coi việc học chỉ là việc phụ nên dẫn đến kết quả học
tập không cao thậm chí một số em học lực yếu kém; học chín năm rồi tốn biết bao
công sức của cha mẹ, thầy cô mà chẳng rời khỏi được mái trường cấp 2. Vì thế, các
em rất cần có người chỉ lối dẫn đường để khỏi vấp ngã trong cuộc sống. Và ở
trường, những người có vai trò quan trọng để giúp các em có được kết quả học tập
tốt chính là những thầy cô giáo đang đứng lớp. Trong số đó, giáo viên chủ nhiệm là
một trong những người có vai trò quan trọng nhất.
2. Thực trạng:
Xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi lĩnh vực giáo dục cũng phải thay đổi để
đáp ứng nhu cầu của xã hội. Và điều tất yếu đầu tiên chính là nâng cao chất lượng
dạy học. Một trong những yếu tố để nâng cao chất lượng dạy học đó là sự đầu tư
của các cấp lãnh đạo, cả người dạy và người học. Trường THCS&THPT Hà Trung

trong những năm gần đây kết quả học tập cũng chưa được cao lắm. Đặc biệt tỉ lệ
học sinh lớp 9 được xét tốt nghiệp chưa có năm nào đạt 100 %. Đây là điều băn
khoăn, trăn trở của những người đứng lớp như chúng tôi.
Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp 9/2. Đây là lớp theo kết quả của năm
học trước còn thấp. Từ khi nhận lớp, tôi luôn trăn trở làm thế nào để đưa chất lượng
lớp đi lên, cuối năm 100% học sinh được xét tốt nghiệp. Để làm được điều đó thì
bản thân mỗi học sinh phải nỗ lực không ngừng, có phương pháp học đúng đắn...
Nhưng những yếu tố đó thôi thì chưa đủ mà học sinh cần có sự giúp sức của giáo
viên trên lớp. Trong đó, vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng. Bởi vì
trong nhà trường thì giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức thực hiện mọi quá trình
giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm vừa là một thầy giáo giảng dạy vừa là người đại
diện cho quyền lợi của tập thể, cũng là cầu nối giữa tập thể với Ban giám hiệu, các
tổ chức đoàn thể xã hội trong nhà trường. Và trên hết, giáo viên chủ nhiệm là người
đóng vai trò chủ chốt trong công tác giáo dục học sinh trong nhà trường. Theo tôi,
GV: Nguyễn Hoàng Quốc Thái

Trường THCS & THPT Hà Trung

4


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Năm học 2014 -2015

để nâng cao chất lượng văn hóa ở lớp chủ nhiệm thì giáo viên chủ nhiệm cần có
một số biện pháp cụ thể, hợp lí.
Đặc điểm của lớp:
Vào đầu năm học 2014-2015, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp
9/2. Lớp có 33 học sinh. Năm học 2013- 2014, lớp 8/2 đạt kết quả như sau:

Giỏi (Tốt)
Khá
TB
Yếu
Văn hóa
2
10
17
4
Hạnh kiểm
18
13
2
0
Trong số các em yếu thì có em không chỉ yếu kém một môn học mà rất nhiều
môn. Có em điểm tổng kết chung đạt yêu cầu học sinh trung bình nhưng hai môn
Văn, Toán không đủ điều kiện. Có em yếu đều tất cả các môn như em Nguyễn Thị
Mộng Qúy, Bùi Khắc Ngô, Đặng Văn Sĩ...
Tình hình chung của lớp 9/2 đầu năm học 2014-2015 là không chỉ sức học yếu
mà ý thức học tập nói chung vẫn còn hạn chế. Cụ thể trong giờ học các em ít hoạt
động, bài soạn vẫn chưa đầy đủ, nhát học bài cũ...Bên cạnh đó có một số phụ
huynh chưa quan tâm đúng mực về việc học của con cái. Một số học sinh khác có
tính ỷ lại, dựa dẫm vào sách tham khảo, lười suy nghĩ nên luôn trong tình trạng thụ
động, giáo viên hỏi thì không trả lời được...
Do các em có sức học yếu nên khi đến lớp sợ giáo viên kiểm tra bài, về nhà sợ
bố mẹ nên các em không vào lớp hoặc vào rồi học một đến hai tiết lại trốn học ra
quán nước, quán internet, tụ tập gây gỗ đánh nhau…đây là những nguyên nhân chủ
yếu ảnh hưởng tới chất lượng học tập của học sinh .
Đứng trước tình hình thực tế của lớp đang chủ nhiệm, tôi luôn tìm mọi biện
pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng văn hóa cho học sinh. Sau đây là một số biện

pháp trong học tập mà tôi đã, đang áp dụng để các em phấn đấu vươn lên đạt được
kết quả như cha mẹ, thầy cô mong muốn.

3.Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng văn hóa ở lớp chủ nhiệm:
GV: Nguyễn Hoàng Quốc Thái

Trường THCS & THPT Hà Trung

5


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Năm học 2014 -2015

Căn cứ vào thực trạng trên bản thân tôi đưa ra một số biện pháp để nâng cao chất
lượng văn hóa cho học sinh như sau:
a. Biện pháp 1: Truy bài 15 phút đầu giờ
Truy bài 15 phút đầu giờ là một trong những biện pháp góp phần nâng cao
chất lượng văn hóa của lớp mà tôi đang chủ nhiệm . Thời gian 15 phút đầu giờ có
thể nói tuy ngắn nhưng rất quan trọng. Đây là khoảng thời gian để các em truy bài
nhau và cũng là khoảng thời gian thích hợp để các em trao đổi, dò bài một cách
nghiêm túc nhất. Truy bài là một hoạt động có tổ chức, có kế hoạch cụ thể và phải
thường xuyên trong tất cả các buổi học. Giáo viên chủ nhiệm là người đề ra kế
hoạch, nội dung hoạt động để học sinh thực hiện. Các thành viên truy bài dưới sự
đôn đốc, theo dõi của ban cán sự lớp. Qúa trình truy bài phải diễn ra nhanh chóng,
không làm ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh. Hình thức truy bài cụ thể như sau:
- Theo sự phân công của giáo viên chủ nhiệm hai em ngồi cạnh nhau truy
bài lẫn nhau. Công việc của mỗi em là kiểm tra bài học, bài soạn của bạn mỗi môn
học trong ngày.

- Kiểm tra xong, mỗi thành viên có nhiệm vụ báo cáo kết quả về cho các tổ
trưởng để tổ trưởng tổng hợp
Ngoài việc truy bài theo từng cặp, 15 phút đầu giờ cũng là thời gian mà những học
sinh giỏi bộ môn theo phân công của giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ giải đáp,
giúp đỡ cho các bạn học sinh trung bình yếu những bài tập khó bằng cách chữa
trên bảng hoặc có thể giảng giải riêng cho nhau.
b. Biện pháp 2: Đôi bạn cùng tiến
Dựa vào kết quả của năm học trước, tôi chú ý đến sơ đồ chỗ ngồi cho từng
học sinh trong lớp như sau:
- Học sinh giỏi kèm cặp học sinh yếu.
- Học sinh khá kèm cặp học sinh trung bình.
Cứ theo sơ đồ bố trí như thế, mỗi cặp tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em.
Trong đó, học sinh giỏi và khá có nhiệm vụ kèm cặp, giúp đỡ những bạn yếu, trung
GV: Nguyễn Hoàng Quốc Thái

Trường THCS & THPT Hà Trung

6


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Năm học 2014 -2015

bình. Học sinh trung bình yếu cũng phải có ý thức cùng vươn lên với bạn cùng đôi
với mình, không được ỷ lại ở bạn . Có như thế mới trở thành ''Đôi bạn cùng tiến"
được. Hai bên luôn phải hỗ trợ nhau trong mọi mặt đặc biệt là việc học không chỉ
trên lớp mà còn cả ở nhà. Ở lớp, đôi bạn này phải luôn theo sát bên nhau. Những
bài tập nào khó các bạn trung bình yếu không làm được thì các bạn giỏi khá có
nhiệm vụ giảng giải hoặc bằng mọi cách để bạn cùng đôi với mình hiểu được bài.

Ở nhà , đôi bạn này cũng cần có trách nhiệm với nhau như thông qua học nhóm rồi
nhắc nhở nhau học bài để cùng tiến bộ.
Để động viên tinh thần học tập của từng đôi bạn , tôi luôn có hình thức khen
thưởng theo từng tháng nếu đôi bạn nào có được những thành tích cao trong học
tập và các hoạt động khác. Cụ thể là cuối mỗi tháng các tổ, ban cán sự tổng kết tình
hình học tập một cách khách quan, công bằng, chính xác để chọn ra những đôi bạn
nào trong tháng có nhiều điểm tốt hoặc điểm cao trong những lần kiểm tra, không
vi phạm các nội qui của trường lớp thì đôi bạn đó sẽ có một phần thưởng là những
quyển vở, cây bút, cây thước hoặc những quyển sách. .. Số tiền mua phần thưởng
đó trích từ quỹ lớp. Mặc dù phần thưởng không lớn nhưng đây chính là một trong
những động lực để các đôi bạn cùng nhau phấn đấu trong học tập. Bên cạnh khen
thưởng thì tôi cũng có hình thức như trừ điểm đối với những đôi bạn chưa tiến bộ.
Ngoài việc trừ điểm theo qui định của lớp, tôi cũng thường động viên, nhắc nhở
các em theo gương các đôi bạn khác để cùng nhau tiến bộ hơn.
c. Biện pháp 3: Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn
Giáo viên bộ môn có vai trò rất quan trọng trong trong tiết học ở một lớp. Bên
cạnh giảng dạy kiến thức ở bộ môn mình tại lớp học, giáo viên bộ môn còn uốn nắn
ý thức của học sinh. Vì thế giáo viên chủ nhiệm nên chủ động gặp gỡ, trao đổi với
giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy trên lớp thường xuyên. Với những lần trao đổi
này, tôi hiểu thêm về sức học của mỗi học sinh qua từng môn học. Biết được sức
học của từng học sinh , tôi chọn ra những em giỏi, khá môn học đó làm phụ trách
chuyên môn và là một trong những cơ sở để tôi phân chia chỗ ngồi hợp lí cho các
GV: Nguyễn Hoàng Quốc Thái

Trường THCS & THPT Hà Trung

7


Sáng Kiến Kinh Nghiệm


Năm học 2014 -2015

em. Những em này chính là lực lượng cốt cán của lớp. Công việc cụ thể của những
em phụ trách chuyên môn môn học là giúp các bạn khác giải những bài tập khó nếu
các bạn chưa làm được hoặc cùng nhau tìm ra phương pháp học tốt nhất cho từng
học sinh.
Ví dụ : Qua tìm hiểu trao đổi với giáo viên bộ môn Toán, Hóa, Anh văn, Lí...
tôi biết được những em sau giỏi các môn học này. Và tôi đã giao cho những em này
chuyên trách từng môn cho mỗi tổ:
- Toán: Bùi khắc Hồng Đào, Lê Thị Hà, Nguyễn Thị Trà My...
- Hóa: Nguyễn Thị Như Phương, Nguyễn Thị Thương, LaThị Ly...
- Anh văn: Lê Thị Hà, Nguyễn Thị Trà My, ...
- Ngữ văn: Lê Thị Thảo, Đặng Ngọc Mộng, Lai Huyền Quý Lan...
Còn với những học sinh yếu kém của từng môn, tôi luôn động viên các em
cố gắng hơn nữa, tìm sự giúp đỡ của những bạn giỏi khá để vươn lên.
Ngoài việc thông qua giáo viên bộ môn để giáo viên chủ nhiệm nắm rõ sức
học của từng em thì giáo viên chủ nhiệm còn nắm được những biểu hiện tiêu cực
của từng học sinh để uốn nắn các em kịp thời. Thông thường có được sự trợ giúp
nhiệt tình của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm cũng bớt vất vả hơn trong
việc giáo dục học sinh nhất là học sinh cá biệt. Theo tôi, đây là một trong những
việc làm cần thiết nhất để đưa chất lượng văn hóa của lớp đi lên.
Tóm lại, sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn
trong nhà trường là việc làm có tính lâu dài ,thường xuyên và cũng không kém
phần quan trọng.
d. Biện pháp 4: Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh
Đối với phụ huynh, sự hỗ trợ và hướng dẫn tại nhà là bước đầu tiên, không phải
là cuối cùng của việc tham gia vào các vấn đề học hành của con. Phụ huynh cần kết
hợp với nhà trường, đặc biệt là với giáo viên chủ nhiệm và cung cấp cho giáo viên
chủ nhiệm những thông tin cần thiết về con mình. Do đó trong công tác chủ nhiệm,

sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với phụ huynh rất cần thiết. Đặc biệt qua những
GV: Nguyễn Hoàng Quốc Thái

Trường THCS & THPT Hà Trung

8


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Năm học 2014 -2015

lần trao đổi trực tiếp giữa giáo viên với phụ huynh ở trường hoặc qua những lần
điện thoại, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh biết rõ thêm những thông tin về từng
học sinh để từ đó có cách xử lí hợp lí. Là giáo viên dạy Vật Lý nên số tiết trong
một tuần đối với lớp 2 tiết so với những môn học khác nên tôi biết được tình hình
cụ thể của lớp. Ngoài những lúc có mặt trực tiếp trên lớp, thời gian còn lại tuy
không dạy các em nhưng tôi vẫn biết tình hình của lớp trong từng ngày do tôi đã
giao việc cụ thể cho các em trong ban cán sự theo dõi. Nhờ thế, mọi hoạt động của
lớp tôi đều nắm bắt rất rõ. Có được những thông tin về từng em trong mỗi ngày nên
tôi dễ dàng báo về cho phụ huynh. Thông qua những cuộc trao đổi này, phụ huynh
sẽ biết cụ thể tình hình của con mình để từ đó họ có biện pháp giúp con cái tiến bộ
trong học tập. Tuy không phải phụ huynh nào cũng làm được những vấn đề trên
nhưng qua thời gian áp dụng cách thức trao đổi đó tôi thấy một số em tiến bộ rất rõ
rệt. Cụ thể, trước đây những em sau thường xuyên không học bài, làm bài đầy đủ
trước khi đến lớp thì nay số lần vi phạm ít hơn như:
- La Văn Bảy, Đặng Văn Lợi, Đặng Khánh
Hoặc những em trước đây hay mất trật tự trong giờ học bây giờ cũng nghiêm túc
hơn nhờ những lần tôi báo kịp thời tình hình con em cho từng phụ huynh như:
- Phạm Ngọc Đông, Mai Văn Min, Lê Ngọc Rin...

Hơn thế nữa, qua những lần trao đổi với phụ huynh, họ có thể nhận ra được
những việc mình cần làm với con mình, họ sẽ có trách nhiệm hơn trong việc dạy dỗ
con cái (Nhất là đối với phụ huynh mà lâu nay ít quan tâm tới con hoặc quan tâm
không đúng mức). Nắm bắt tâm lí chung của phụ huynh có con em học cuối cấp là
ai cũng mong con mình có được kết quả cao để vào các trường công sau này hoặc ít
nhất cũng được xét tốt nghiệp nên tôi luôn gặp phụ huynh kịp thời hoặc ngược lại
phụ huynh chủ động gặp tôi để bàn bạc những vấn đề có liên quan đến con em
mình. Sự kết hợp này sẽ là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng
văn hóa ở lớp chủ nhiệm.
4. Kết quả:
GV: Nguyễn Hoàng Quốc Thái

Trường THCS & THPT Hà Trung

9


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Năm học 2014 -2015

Qua quá trình áp dụng một số biện pháp trên, tôi thấy học sinh lớp 9/2 có sự
tiến bộ . Ở học kì I vừa qua số học sinh giỏi đạt chỉ tiêu đề ra, số lượng học sinh
khá tăng lên rõ rệt. Bên cạnh đó số học sinh yếu cũng giảm đi 50%. Cụ thể kết quả
như sau:
Giỏi (Tốt)
Khá
TB
Yếu
Văn hóa

4(12,1%)
16(48,5%)
11(33,3%)
2(6,1%)
Hạnh kiểm
24(72,7%)
9(27,3%)
0
0
Và không chỉ chất lượng văn hóa của lớp có sự chuyển biến mà về một số mặt
khác lớp cũng có sự thay đổi. Đó là số học sinh đạt hạnh kiểm tốt nhiều hơn. Cuối
kì I, lớp đạt xuất sắc của trường (Vị thứ 5/ 19 lớp).
5. Hướng nghiên cứu đề tài:
- Tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng văn
hóa của học sinh trong công tác chủ nhiệm ở Trường THCS & THPT Hà
Trung” trong những năm tiếp theo để nâng cao chất lượng văn hóa của học sinh
cao hơn nữa.

PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm:
Thiết nghĩ, là giáo viên còn gì hạnh phúc hơn khi có nhiều học sinh chăm
ngoan, học giỏi. Muốn đạt được điều đó thì cần sự chung tay của cả một tập thể sư
GV: Nguyễn Hoàng Quốc Thái

Trường THCS & THPT Hà Trung 10


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Năm học 2014 -2015


phạm, của gia đình, xã hội... Với thời gian làm công tác chủ nhiệm cũng khá lâu,
theo tôi để nâng cao chất lượng văn hóa ở lớp chủ nhiệm thì giáo viên cần làm một
số công việc sau:
1. Ngoài năng lực thật sự, mỗi giáo viên chủ nhiệm cần đặt chữ “Tâm” lên
hàng đầu.
2. Phải có phương pháp cụ thể cho từng đối tượng , từng lớp không nên lúc
nào cũng cứng nhắc.
3. Biết đào tạo một ban cán sự lớp , một nhóm chuyên trách từng bộ môn
vững chắc, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao...
2. Kết luận:
Tóm lại, nâng cao chất lượng văn hóa của học sinh là một việc làm đáng quan tâm
và rất cần thiết ở mọi nơi, mọi thời đại. Việc làm này đòi hỏi thực hiện ở tất cả các
lớp học đặc biệt là học sinh 9. Bởi vì ở lớp học này các em không có cơ hội thi lại
để được lên lớp như các lớp học dưới. Vì thế, một số biện pháp mà tôi đề cập trên
có thể áp dụng nhằm giúp học sinh lớp 9 có được kết quả cao ở cuối năm như tất cả
chúng ta mong muốn.
Trên đây chỉ là những ý kiến mang tính chủ quan nên có lẽ có những thiếu sót, hạn
chế. Rất mong sự góp ý của đồng nghiệp để sáng kiến hoàn chỉnh hơn.

GV: Nguyễn Hoàng Quốc Thái

Trường THCS & THPT Hà Trung 11



×