Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy tốt và học tốt môn thể dục ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.61 KB, 18 trang )

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy tốt và học tốt môn thể
dục ở trường tiểu học

1


Phần mở đầu
I. Bối cảnh của đề tài:
Từ xưa đến nay, con người đã coi tập luyện thể dục thể thao là biện pháp tích cực
hiệu quả đối với việc tăng cường sức khoẻ và giúp con người ý thức hơn về cái đẹp, cái
đáng quý của bản thân mình. Đó là vẻ đẹp của sức mạnh, vẻ đẹp của một tinh thần minh
mẩn trong một cơ thể cường tráng, tạo niềm tin cho chúng ta bước vào cuộc sống mới
và tương lai mới phía trước.
Là Giáo Viên dạy tiểu học qua nhiều năm tôi được phân công dạy chuyên môn thể
dục, tôi nhận thấy vai trò trách nhiệm của một người Giáo Viên không những truyền đạt
kiến thức cho học sinh là đủ, mà còn phải rèn luyện thể lực, nâng cao thể chất, trí tuệ thể
dục thể thao cho các em. Đó là điều mà tôi luôn băn khoăn, suy nghỉ để tìm ra hình thức
và phương pháp truyền thụ cho các em học tốt môn thể dục.
II. Lý do chọn đề tài:
Trước đây việc học môn thể dục ở một số nhà trường và GV còn xem nhẹ, coi
đây là môn phụ nên dạy cho qua lo lấy có, Giáo viên ít có nghiên cứu đầu tư trong giảng
dạy, từ đó việc tiếp thu bài của HS không tốt các em thường hay chán nản không hứng
thú khi đến giờ học thể dục.
Hiện nay giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu trong đó thể dục cũng được
coi là một môn quan trọng, cơ bản của công tác giáo dục thể chất cho HS. Thể dục
không những chỉ có tác dụng bảo vệ, củng cố tăng cường sức khỏe cho HS mà còn nâng
cao năng lực, phát triển trí óc và thể lực, giáo dục đạo đức thẩm mỹ giúp các em góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “ Một số biện
pháp nâng cao chất lượng dạy tốt và học tốt môn thể dục ở trường tiểu học”.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:


2


Tất cả học sinh tiểu học.
Giáo viên dạy thể dục tiểu học.
Tiết dạy thể dục đạt hiệu quả cao.
Học sinh bước đầu được tập luyện có nề nếp, rèn luyện thêm sức khỏe.
IV. Mục đích nghiên cứu:
Làm thế nào để Thầy dạy tốt, trò học tốt môn thể dục. Đây là điều trăn trở đối với
người thầy dạy môn thể dục nói chung và đối với tôi nói riêng. Từ suy nghĩ làm thế nào
để học sinh yêu thích môn của mình dạy, môn học thường được các em xem nhẹ hơn
các môn văn hóa khác.
Đây là một công việc rất khó khăn vì vậy trong những năm qua tôi đã áp dụng
nhiều biện pháp, song một trong những biện pháp mà tôi thấy có hiệu quả hơn đó là:
Để tiết dạy thể dục có hiệu quả cao Giáo viên cần thiết kế chu đáo bài dạy, khi
thiết kế bài dạy cần chú trọng đến nhiều khía cạnh tác động đến quá trình dạy học như:
+ Đặc điểm lứa tuổi học sinh, nhu cầu hứng thú và các phương tiện đồ dùng trực
quan, sân bãi học và tập luyện, từ đó người giáo viên có định hướng rỏ rệt những động
tác cần đạt cũng như cách thức sự lựa chọn phương pháp phù hợp để đạt được mục tiêu
bài dạy.
Kết quả của một tiết dạy không những phụ thuộc vào kế hoạch bài soạn , mà còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác nhau như:
+ Năng lực sư phạm của người dạy, sự tiếp thu hứng thú học tập của HS, mà
Giáo Viên lựa chọn hình thức và phương pháp phù hợp cho một tiết dạy.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Qua thời gian áp dụng sáng kiến, đổi mới phương pháp dạy học. Những tiết dạy
của tôi được tổ, Ban giám hiệu và đoàn thanh tra Phòng Giáo dục dự giờ xếp loại: (khá-

3



tốt). Đặc biệt hơn nữa trong thi tay nghề tôi nhiều năm liên tục đạt giáo viên dạy giỏi
vòng huyện. Tôi nhận thấy đa số các em có tiến bộ nhiều trong môn học, cụ thể là học
sinh tất cả các khối lớp rất ham thích luyện tập, thường trông đến tiết học thể dục, chất
lượng tăng lên rõ rệt qua từng giai đoạn, kể cả học sinh sức khoẻ yếu, khuyết tật, tuy
không đòi hỏi mức độ cao ở các em, song cũng đủ đảm bảo tốt về mặt sức khoẻ, tinh
thần ý thức, tổ chức kỷ luật, là cơ sở để các em bước vào lớp kế tiếp với bản lĩnh tự tin
hơn, tiến xa hơn.

Phần nội dung
I.Cơ sở lý luận:
Trước khi chưa áp dụng cải tiến đổi mới phương pháp dạy học, dạy theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh. Tôi nhận thấy khi đến giờ học thể dục các em chưa
có sự thích thú trong học, không tập trung chú ý theo dõi sự hướng dẫn của GV ,còn
lười trong tập luyện, xem nhẹ giờ học thể dục, khi về nhà không luyện tập thêm. Do các
em không nắm vững kỹ thuật động tác một cách hoàn hảo. Chất lượng môn thể dục chưa
đạt hiệu quả cao.
Trong dạy môn thể dục, để có một tiết học đạt kết quả cao, tạo cho các em niềm
say mê, hứng thú trong học tập, tập luyện, nắm vững nội dung bài học, thực hiện động
tác một cách chính xác, hoàn hảo không có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản trong tập luyện,
tập luyện cho có, cho xong. Muốn đạt được những yêu cầu trên Giáo viên cần phải có
những phương pháp thiết yếu sau:
Trước hết Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Giáo viên phải làm
mẫu từng động tác, thao tác nhuần nhuyễn, phân tích rỏ ràng từng chi tiết, yếu lĩnh kĩ
thuật động tác trước khi lên lớp để học sinh hiểu và nắm bắt ngay.

4


Đã gọi là làm mẫu thì động tác phải đạt yêu cầu chính xác, đẹp, đúng kỹ thuật, vì

những động tác ban đầu dễ gây ấn tượng sâu trong trí nhớ các em.
Khi giảng giải phân tích kĩ thuật động tác nên ngắn gọn, chính xác, xung tích dễ
hiểu. Do đặc điểm của HS lứa tuổi tiểu học tính hiếu động, ít tập trung, ít chú ý, nhất là
khi lên lớp học ngoài trời hay bị các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng. Do vậy trong
phần mở đầu Giáo viên sử dụng một số trò chơi mà các em ưa thích để gây sự tập trung
và hứng thú trước khi vào phần cơ bản như: cho cả lớp vỗ tay hát chung một bài hát để
tạo sự thoải mái phấn khởi trong bước đầu cho quá trình thực hiện 1 tiết học.
Ví dụ: Khi khởi động xong GV cho HS chơi trò chơi "Tìm người chỉ huy. Nhóm
Ba, nhóm bảy. Kết bạn"........v v....(chơi trong khoảng 2 phút).Qua trò chơi sẻ tăng thêm
sự hứng thú trong học tập của các em.
Với các hình thức thay đổi trên sẽ làm cho học sinh không cảm thấy chán nản
trong giờ học.
Nói chung chương trình dạy thể dục trong trường tiểu học rất đa dạng, phong
phú, nhưng tuỳ theo mức độ khác nhau, chúng ta nghiên cứu trong mỗi tiết dạy, tạo mọi
điều kiện, sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em, đảm bảo tính vừa sức, hấp
dẫn, tạo nên sự hưng phấn, kích thích các em say mê nhằm nâng cao sức khoẻ đảm bảo
cho việc học tập.
II.Thực trạng của vấn đề:
Vấn đề đặt ra hiện nay là: làm thế nào để dạy môn thể dục đạt được kết quả tốt?
Học sinh tiếp thu bài một cách dễ dàng? đầy đủ, chính xác, đó là nhiệm vụ đặt ra cho
mỗi Giáo viên khi lên lớp.
Để một tiết dạy thể dục đạt được kết quả tốt, người giáo viên phải dành một thời
gian thích đáng cho khâu thiết kế bài dạy như: xem kĩ mục tiêu cần đạt của bài dạy, tài

5


liệu tham khảo thêm, mà từ đó giáo viên lựa chọn phương pháp và hình thức lên lớp một
cách phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của từng lớp học, chuẩn bị đồ dùng dạy học, sân
bãi, nơi tập luyện. Nếu là dạy động tác mới thì Giáo viên phải tập luyện trước một cách

nhuần nhuyễn đúng kĩ thuật động tác. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài có
những thuận lợi và khó khăn nhất định như sau:
* Thuận lợi:
Bộ môn thể dục ở tiểu học được Bộ Giáo Dục& ĐT nghiên cứu chọn lộc để từng
tiết dạy phù hợp với trình độ học sinh từng khối lớp “ Tài liệu Hướng dẫn thực hiện
Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Thể dục ở tiểu học”. Qua tài liệu chuẩn kiến thức giúp
cho Giáo Viên nắm được mục tiêu tối thiểu mà tất cả học sinh cần phải đạt được sau tiết
học.
Ban Giám Hiệu tạo điều kiện tốt cho GV tham gia dự giờ bạn đồng nghiệp ở
trường bạn, cũng như tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ môn thể dục.
Bản thân có nhiều năm kinh nghiệm trong dạy môn thể dục.
Giáo Viên chủ nhiệm lớp hổ trợ trong việc nhắc nhở các em tập luyện thêm ở
nhà, có đầy đủ dụng cụ khi học thể dục (dây nhảy, cờ, cầu….).
Thư viện thiết bị cung cấp đầy đủ dụng cụ dạy học.
Phụ huynh quan tâm về đồ trang phục học thể dục (quần áo, giày….).
Học sinh thích học môn thể dục.
* Khó khăn:
Sân học thể dục ở 2 điểm trường lẻ rất chật hẹp, không có bóng mát, lầy lội ở
mùa mưa, từ đó việc học và tập luyện vui chơi của các em còn gặp rất nhiều khó khăn
(cụ thể ở một điểm trường khi học thể dục thì làm ảnh hưởng đến các lớp học, phải học
thể dục nhờ ở sân nhà của phụ huynh).

6


Phân môn thể dục ở chuẩn kiến thức không phân ra từng bài cụ thể, mà chỉ nêu
ra nội dung cần đạt trong 2 tiết học thôi, từ đó rất khó cho Giáo Viên trong việc phân ra
từng tiết trong soạn giảng.
Một số gia đình học sinh còn khó khăn phải mưu sinh kiếm sống, nên chưa quan
tâm đến việc mua đồ đồng phục thể dục cho con em của mình.

III.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Để một tiết dạy và học môn thể dục đạt kết quả cao cần tiến hành theo các bước
sau:
I. Phần mở đầu:
1. Ổn định lớp:
Cán sự tập hợp lớp thành 3 hoặc 4 hàng ngang(tùy theo số tổ trong lớp), kiểm tra
sỉ số và công tác chuẩn bị của lớp. Sau khi nắm được sỉ số và công tác chuẩn bị của lớp.
Cán sự cho cả lớp đứng ở tư thế nghỉ và cán sự bước về bên phải đội hình chờ Giáo viên
đến nhận lớp.
Khi Giáo viên đến nhận lớp, cán sự cho cả lớp đứng nghiêm, bước tới đứng giữa
đội hình, đứng cách Giáo viên 1,5m và báo cáo theo nội dung như sau: “ Báo cáo Giáo
viên, lớp đã chuẩn bị xong, sỉ số….hiện diện….vắng…..có lý do….không lý do….mời
Giáo viên lên lớp. Sau khi báo cáo xong cán sự trở về vị trí cũ và hô khẩu lệnh “chúc
giáo viên” cả lớp sẽ hô “ khỏe” thật to. Giáo viên nói “ chúc các em khỏe”. Giáo viên
phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
2. Khởi động: (cán sự điều khiển),
Cho cả lớp vỗ tay hát, nhằm tạo khí thế sôi nổi cho tiết học.
Cho cả lớp chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn quanh sân tập, đi thường theo vòng
tròn đưa hai tay lên cao hoặc dang ngang hít thở sâu, sau đó cả lớp đứng lại giản cách

7


sải tay xoay các khớp: Khớp cổ, khớp vai, cánh tay, cẳng tay, xoay hông, khớp gối, cổ
tay kết hợp cổ chân….
II. Phần cơ bản:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra lại kiến thức đã học ở tiết học trước, qua kiểm tra bài cũ giáo viên nắm
được sự tiếp thu bài và sự tập luyện của các em ở nhà.
2. Bài mới:

Ví dụ: Dạy bài thể dục phát triển chung lớp 5.
Bài 17: Học động tác chân của bài thể dục
Mục tiêu cần đạt:
Yêu cầu học sinh thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật động tác chân, thực hiện động
tác đúng theo nhịp.
Khi dạy bài mới cần tiến hành theo các bước sau:
* GV nêu tên động tác.
* GV chọn vị trí làm mẫu sau cho tất cả HS đều nhìn rõ.
* Làm mẫu hoàn chỉnh động tác 1-2 lần theo kiểu soi gương(đứng quay mặt về
phía HS thực hiện động tác cùng chiều với các em).
* Cho HS xem tranh động tác chân, học sinh tự nêu cách thực hiện từng nhịp của
động tác, GV chỉ vào tranh giải thích kĩ lại nội dung của động tác.
* GV làm mẫu chậm vừa làm mẫu vừa giải thích từng nhịp của động tác, HS bắt
chước tập theo.
* Sau một số lần tập, GV cho 4-5 học sinh lên thực hiện lại động tác.
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét.
* Chia tổ tập luyện (3-4 phút)

8


* Các tổ báo cáo kết quả tập luyện dưới hình thức thi đua trình diễn động tác,
III. Phần kết thúc:
+Thả lỏng: Cho cả lớp đi theo vòng tròn quanh sân tập vừa đi vừa vỗ tay
hát, đứng lại thả lỏng tay chân…
+ Hệ thống bài học: Gọi vài học sinh nhắc lại nội dung trong tiết học.
+ Nhận xét tiết học: Giáo viên nhận xét tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở
những em học chưa tốt.
+ Dăn dò: Dặn học về nhà tập luyện lại động tác vừa học và những động tác khác
theo yêu cầu của Giáo viên, dặn học sinh chuẩn bị cho tiết học sau.

Ví dụ: Dạy đội hình đội ngũ:
* Mục tiêu học sinh cần đạt:
Khi học đội hình đội ngũ yêu cầu học sinh biết các khẩu lệnh và thực hiện được
tương đối chính xác những điểm cơ bản của các động tác đội hình đội ngũ đã học. Biết
vận dụng những kĩ năng đã học vào giờ học Thể dục và các hoạt động khác trong, ngoài
nhà trường.
Khi giảng dạy từng nội dung cụ thể của đội hình đội ngũ cho học sinh tiểu học
cần thực hiện theo các bước sau:
* Giáo Viên nêu tên động tác, tư thế đứng chuẩn bị và khẩu lệnh.
* GV làm mẫu hoàn chỉnh: 1-2 lần (đứng chính diện và đứng nghiêng về một
phía)
* Cho HS xem tranh, và để tự học sinh nêu từng kĩ thuật nội dung động tác, sau
đó GV chỉ vào tranh giải thích kĩ lại nội dung của động tác.
* GV làm mẫu chậm, vừa làm mẫu vừa giải thích HS bắt chước tập theo.

9


* Sau một số lần HS tập, khi thấy các em đã thực hiện tương đối đúng động tác,
GV không làm mẫu, mà chỉ hô khẩu lệnh cho học sinh thực hiện.
* Xen kẻ giữa các lần HS tập, GV nhận xét sửa sai cho HS.
* Chọn 4-5 HS thực hiện động tác đúng lên thực hiện lại.
* Chia tổ cho các em tập luyện, các bạn trong tổ thay nhau điều khiển.
* Tổ chức cho các tổ báo cáo lại kết quả tập luyện dưới hình thức trình diễn thi
đua giữa các tổ.
Chú ý: GV cần làm tốt một số điểm sau khi lên lớp:
Vị trí đứng giảng dạy của GV phải thích hợp để mọi HS điều quan sát
được, thấy được, nghe được khẩu lệnh chỉ huy của GV, tiếng hô của GV cần to, rỏ,
chính xác, có "dự lệnh"và"động lệnh".
- Làm mẫu phải chính xác, các động tác đúng phương hướng.

- Khi hướng dẫn tập luyện, giải thích cần ngắn gọn dễ hiểu
* Áp dụng các phương pháp trên vào giảng dạy môm thể dục :
Sau thời gian áp dụng phương pháp trên tôi thấy đa số các em có tiến bộ
nhiều trong môn học, cụ thể là học sinh tất cả các khối rất ham thích học môn thể dục,
thường trông đến tiết học thể dục, chất lượng tăng lên rỏ rệt qua từng qua từng buổi dạy,
các em nắm vững từng kĩ thuật động tác, thực hiện động tác đúng, đẹp, kể cả học sinh
có sức khoẻ yếu, tuy không đòi hỏi ở mức độ cao ở các em, song cũng đủ đảm bảo tốt
về mặt sức khoẻ cho các em, là cơ sở để các em bước vào các lớp kế tiếp với bản lĩnh tự
tin hơn, tiến xa hơn.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua nhiều năm áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy
tốt- học tốt môn thể dục ở trường tiểu học” tôi đạt được nhiều kết quả tốt trong giảng

10


dạy, học sinh hiểu bài, tiếp thu bài tốt. Học môn thể dục giúp cho các em hình thành thói
quen giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng, nếp sống văn minh lành mạnh, tăng
cường thêm thể lực, nâng cao thể chất, phát triển trí tuệ, kỉ năng, kỉ xảo.
Áp dụng sáng kiến trong những năm thi tay nghề, GV dạy giỏi cấp trường, cấp
huyện tiết dạy của tôi luôn được GV dự giờ đánh giá khá, tốt và tôi liên tục đạt GV dạy
giỏi cấp huyện nhiều năm.
Trong những năm qua với sự nổ lực phấn đấu của bản thân trong giảng dạy môn
thể dục đạt được những kết quả như sau:
Năm học

Tổng

Hoàn thành tốt A+


số HS

SL

TL%

Hoàn thành A
SL

TL%

Chưa hoàn thành
SL

TL%

2008-2009

283

39

13,8

244

86,2

0


0

2009-2010

283

63

22,3

220

77,7

0

0

2010-2011

208

53

25,4

155

74,6


0

0

Phần kết luận
I. Những bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình thực hiện áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã rút ra
được cho mình những bài học quý giá cho kinh nghiệm thực hiện trong giảng dạy bộ
môn thể dục của mình như sau:

11


+ Trong giảng dạy từng bài tôi luôn nghiên cứu kĩ và nắm vững mục tiêu, yêu
cầu, kiến thức của bài dạy.
+ Lựa chọn phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh.
+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học khi lên lớp.
+ Khen thưởng, động viên kịp thời khi học sinh thực hiện tốt.
+ Nhắc nhở, uốn nắn sửa sai cho những học sinh yếu, kém.
+ Luôn lắng nghe ý kiến về những khó khăn của học sinh, để kịp thời tháo gỡ
những khó khăn cho các em.
+ Giáo viên luôn tạo niềm vui, gây hứng thú trong giờ học.
+ Phối hợp cùng Giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc nhắc nhở động viên các em
trong học tập cũng như trong tập luyện.
II. Ý nghĩa tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy tốt và học
tốt môn thể dục ở trường tiểu học” mang một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc
dạy của Thầy và việc học của trò. Bởi học môn thể dục trang bị cho học sinh một số
hiểu biết ban đầu về những động tác đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung, hay
những bài tập rèn luyện tư thế cơ bản, môn thể dục còn giúp các em làm giàu thêm vốn

kĩ năng vận động cơ bản thường gặp trong đời sống hằng ngày như: đi, chạy, nhảy,
ném…phù hợp với khả năng trình độ tâm sinh lý giới tuổi của các em.
Môn thể dục trong trường tiểu học góp phần bảo vệ, tăng cường sức khoẻ, phát
triển các tố chất thể lực.
Học môn thể dục không chỉ giúp cho các em rèn luyện thể lực, nâng cao thể
chất mà còn trang bị cho các em những tri thức về trí tuệ, kỉ năng kỉ xảo, vận

12


động cần thiết cho các em, những hoạt động khác nhau trong cuộc sống. Giúp cho các
em hình thành thoái quen giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng, nếp
sống văn minh lành mạnh, cuộc sống hiện hữu và tương phía trước.
Phát triển hứng thú, nhu cầu rèn luyện thân thể cường tráng, hình thành thoái
quen tập luyện, trang bị cho các em một số tri thức và phương pháp tiến
hành giờ học thể dục.
- Tác dụng của việc rèn luyện thể lực, nâng cao thể chất thể dục thể thao ở trường
tiểu học là:
* Xúc tiến việc hoàn thiện quá trình phát triển thể chất.
* Bảo vệ tăng cường sức khoẻ.
* Hình thành thói quen và nếp sống lành mạnh.
* Phát triển toàn diện nhân cách.
* Bồi dưỡng và phát triển tài năng thể dục thể thao cho cá nhân nói riêng, cho đất nước
nói chung. Sức khoẻ thể lực tốt là cơ sở là tiền năng cho mọi thành công của các em
trong những năm sau này.
III. Khả năng ứng dụng, triển khai:
Như đã trình bày ở phần hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm về “Một số biện
pháp nâng cao chất lượng dạy tốt và học tốt môn thể dục ở trường tiểu học”, hiện
nay đã được áp dụng cho GV dạy môn thể dục ở trường và được các bạn đồng nghiệp ở
những trường bạn áp dụng thực hiện, sáng kiến này rất dễ thực hiện áp dụng dạy cho

học sinh tiểu học theo nhiều hình thức và phương pháp dạy phong phú hơn, sau cho giờ
dạy thể dục học sinh tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và đầy đủ.

13


Qua nhiều năm áp dụng sáng kiến trong giảng dạy môn thể dục, việc học của học
sinh có chuyển biến rỏ rệt, các em ngày càng có ý thức trong việc học, các em hiểu biết
được lợi ích của học môn thể dục.
Sáng kiến được áp dụng thành công trong giờ học thể dục là nhờ sự góp ý xây
dựng của bạn đồng nghiệp và hơn hết là sự giúp đở góp ý xây dựng tận tình của Ban
Giám Hiệu trường. Điều ấy như đã tiếp thêm sức mạnh sự tự tin sáng tạo trong công tác
soạn giảng của bản thân. Góp phần cùng nhà trường trong việc rèn luyện thể lực, nâng
cao thể chất giúp cho các em phát triển toàn diện, vì các em là những trụ cột tương lai
của đất nước.
IV. Những kiến nghị đề xuất:
Để không ngừng nâng cao chất lượng môn thể dục cho HS tiểu học,chúng tôi cần
có sự quan tâm giúp đở của các ban ngành, nhà trường và xã hội.
+ Đối với nhà trường: Tạo điều kiện cho GV môn thể dục được tham gia dự giờ
đồng nghiệp ở các trường bạn và được tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về môn thể
dục thể thao.
+ Đối với ngành: Cung cấp đầy đủ, kịp thời trang thiết bị đồ dùng dạy học cho
môn thể dục.
+ Đối với Giáo viên chủ nhiệm: phối hợp cùng Giáo viên bộ môn động viên
khuyến khích, nhắc nhở học sinh học tốt môn thể dục.
+ Đối với phụ huynh: quan tâm nhiều hơn trong việc mua đồ thể dục, cho con em
mình đồng phục trong học thể dục (Đồ thể dục, giày, dụng cụ học môn thể dục) nhắc
nhở con em mình tập luyện thể dục hàng ngày.
* Tóm lại:


14


Trên đây là một số kinh nghiệm dạy tốt, học tốt môn thể dục ở trường tiểu học,
những biện pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn thể dục ở trường
tiểu học mà tôi đã áp dụng. Song ngoài ra theo tôi người thầy phải có lòng say mê với
nghề nghiệp, yêu thích bộ môn mình dạy, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó học
hỏi, dám nghĩ dám làm.
Trên đây là một số suy nghĩ và việc làm cụ thể tôi đã áp dụng, đã rút ra được
những bài học cho bản thân trong qua trình giảng dạy để nâng cao chất lượng môn thể
dục. Tôi cũng nhận thấy rằng từ suy nghĩ đến việc làm thực tế là một chặng đường khó
khăn, vất vả, mong rằng : Những người thầy phải thực sự là người thầy có tâm huyết với
nghề nghiệp. Hết lòng thương yêu học sinh. “Trò học tốt cần có Thầy dạy tốt”.
Việc học môn thể dục trong nhà trường là một động lực quan trọng để góp
phần hoàn thiện về mặt thể chất, ngoài ra còn có tác dụng tích cực thúc đẩy các
mặt giáo dục khác phát triển. Vì vậy mỗi GV chúng ta không ngừng trao dồi kiến thức,
tự hoàn thiện mình, luôn trăn trở tìm ra những phương pháp soạn giảng thích hợp, khắc
phục những khó khăn để đưa chất lượng TDTT ngày càng phát triển. Đào tạo cho xã hội
thế hệ tương lai là những con người toàn diện có sức khoẻ dồi dào, có thể lực cường
tráng, dũng khí kiên cường để tiếp tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và sống cuộc
sống vui tươi lành mạnh.
Đề tài:" Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy tốt và học tốt môn thể
dục ở trường tiểu học” tuy rằng đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi hạn chế
thiếu sót, mong Ban lãnh đạo, Ban giám khảo cùng các bạn đồng nghiệp đóng góp ý
kiến bổ sung để tôi có thêm phương pháp mới hay hơn, sát thực hơn với thực tiễn địa

15


phương và từng đối tượng HS, để góp phần xây dựng con người phát triển một cách

toàn diện./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phương pháp dạy học môn thể dục lớp 1
2. Phương pháp dạy học môn thể dục lớp 2

16


3. Phương pháp dạy học môn thể dục lớp 3
4. Phương pháp dạy học môn thể dục lớp 4
5. Phương pháp dạy học môn thể dục lớp 5

MỤC LỤC

STT

PHẦN MỞ ĐẦU

SỐ TRANG

I

Bối cảnh của đề tài:

1

II


Lý do chọn đề tài

1

III

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

1

IV

Mục đích nghiên cứu

2

V

Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

2

PHẦN NỘI DUNG
I

Cơ sở lý luận

3-4

II


Thực trạng của vấn đề

4-5

III

Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

IV

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

5,6,7,8
8

PHẦN KẾT LUẬN
I

Những bài học kinh nghiệm

II

Ý nghĩa tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm

9, 10

III

Khả năng ứng dụng, triển khai


10, 11

9

17


IV

Những kiến nghị đề xuất

11, 12

18



×