Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn một số biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hiện phép nhân, phép chia số tự nhiên cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.47 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU
II. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
1. Đối với CBQL và giáo viên
2. Đối với học sinh
III. PHÂN TÍCH SƯ PHẠM
1. Về chương trình dạy học phép nhânm phép chia số tự nhiên lớp 3
2. Nội dung kiến thức, kỹ năng và PPKTDH sát đối tượng học sinh
2.1. Mối liên hệ, hệ thống mạch KT-KN (Kiến thức nền) ở lớp 2
2.2. Khai thác trọng tâm kiến thức - kĩ năng thuộc chuyên đề ở lớp 3
2.3. Kiến thức kế thừa: kiến thức, kỹ năng ở lớp 4
3. Dự kiến khó khăn, sai lầm của HS, GV và cách khắc phục
3.1. Học phép nhân
3.2. Học phép chia
4. Chuẩn bị thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo và các vấn đề khác
5. Phát hiện đề xuất trong dạy học hoặc kinh nghiệm sư phạm bước đầu
5.1. Một số vấn đề về phương pháp dạy học
5.1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
5.1.2. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
5.1.3. Định hướng trong việc dạy bài mới và thực hành luyện tập
5.1.4. Một số phương pháp dạy học sử dụng trong dạy học
5.2. Mục tiêu dạy học phép nhân, phép chia các số tự nhiên ở lớp 3
5.3. Các hình thức và biện pháp thực hiện
5.3.1. Về việc dạy giai đoạn chuẩn bị
5.3.2. Sử dụng đồ dung lập bảng nhân, bảng chia
5.3.3. Về phương pháp nhân, chia ngoài bảng
1


IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ


V. KẾT QUẢ CÁC TIẾT DẠY, BÀI DẠY
VI. KẾT LUẬN SƯ PHẠM
1. Bài học kinh nghiệm
2. Kiến nghị đề xuất
2.1. Về phía Phòng Giáo dục và Đào tạo
2.2. Về phía nhà trường
2.3. Về phía giáo viên

2


SINH HOẠT SƯ PHẠM CHUYÊN ĐỀ
một số biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hiện phép nhân, phép chia số tự nhiên
cho học sinh lớp 3
- Tác giả: Dương Thị Bách Hóa
- Giáo viên trường TH Thạnh Tân 2
I. MỞ ĐẦU
Dạy học phép nhân, phép chia là một trong những mục tiêu của môn Toán ở
bậc tiểu học, là hình thành các kỹ năng thực hành. Ngay từ lớp 2, học sinh đã được
làm quen với bảng nhân với 2, 3, 4, 5 trong phạm vi 100. Ở lớp 3, học sinh học bảng
nhân với 6, 7, 8, 9 và nhân chia ngoài bảng trong phạm vi 100.000 (với số có một chữ
số). Việc rèn luyện các kỹ năng thực hành phép nhân, chia giúp cho học sinh nắm tính
chất cơ bản của các phép tính viết, thứ tự thực hiện các phép tính trong các biểu thức
có nhiều phép tính, mối quan hệ giữa các phép tính (đặc biệt giữa phép cộng và phép
nhân, phép nhân và phép chia). Đồng thời dạy học phép nhân, phép chia trên tập hợp
số tự nhiên nhằm củng cố các kiến thức có liên quan như đại lượng và các yếu tố hình
học, giải toán. Ngoài ra rèn kỹ năng thực hành phép nhân, phép chia còn góp phần
trọng yếu trong việc phát triển năng lực tư duy, năng lực thực hành, đặc biệt là khả
năng phân tích, suy luận lôgíc và phẩm chất không thể thiếu được của học sinh.
Để dạy tốt nội dung phép nhân, phép chia các số tự nhiên: trước hết giáo viên

cần nắm được bản chất Toán học. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không ít giáo viên
không nắm vững bản chất Toán học của phép nhân, phép chia các số tự nhiên. Như
chúng ta đã biết: giáo viên phải nắm các quy tắc, công thức, tính chất Toán học được
dạy ở Tiểu học; thể hiện ở khả năng phân tích tìm tòi lời giải, khả năng trình bày bài
một cách lôgic, chặt chẽ và có khả năng khai thác bài toán sau khi giải,…
Trong thực tế giảng dạy, đặc biệt là phép nhân, phép chia số tự nhiên hiện nay,
giáo viên cơ bản đã giúp học sinh nắm được những kĩ năng cần thiết. Nhưng việc áp
3


dụng các biện pháp giúp học sinh nắm và thực hiện một cách thành thạo kĩ thuật nhân,
chia số tự nhiên thì chưa được thực sự chú trọng quan tâm qua từng bài học. Để giúp
giáo viên hiểu sâu hơn và đưa ra những biện pháp phù hợp giúp học sinh nâng cao
hơn nữa về kĩ năng thực hiện phép nhân, chia số tự nhiên, tôi nghiên cứu "Một số
biện pháp rèn kỹ năng thực hiện phép nhân, phép chia số tự nhiên cho học sinh lớp 3".
II. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
1. Đối với CBQL và giáo viên
- Giúp giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung rèn luyện kĩ năng thực hiện phép nhân,
phép chia số tự nhiên; xác định được kĩ năng cần cung cấp cho HS trong quá trình dạy
học phép nhân, phép chia số tự nhiên; giáo viên tự rút ra được kinh nghiệm thông qua
việc trải nghiệm thực tế trên lớp học của mình để tiếp tục dạy tốt hơn cho những bài
học khác;
- Bồi dưỡng cho GV, CBQL kĩ năng viết chuyên đề và tổ chức sinh hoạt
chuyên đề nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
2. Đối với học sinh
- Giúp học sinh nắm chắc kĩ thuật thực hiện phép nhân, phép chia số tự nhiên;
có kĩ năng sử dụng kiến thức nền (nhân, chia cho số có một chữ số) để vận dụng thực
hiện các phép chia cao hơn ở các lớp tiếp theo.
- Tăng cường kĩ năng phân tích, tổng hợp, rèn luyện tư duy của học sinh thông
qua việc thực hiện các bài toán liên quan đến phép nhân, phép chia.

III. PHÂN TÍCH SƯ PHẠM
1. Về chương trình dạy học phép nhânm phép chia số tự nhiên lớp 3
Phép nhân, phép chia số tự nhiên dạy học từ lớp 3 (bắt đầu từ tuần 5 đến tuần
32 trong chương trình hiện hành). Tổng số: 31 tiết. Có một số trong các tiết luyện tập
khác trên 25 tiết.
Dạy tăng cường
LỚP 3

Số tiết quy định

SEQAP

Ghi chú
4


Nhân, chia số có 2 chữ

Lí thuyết
6

Luyện tập
3

Lí thuyết Luyện tập
1

số cho số có 1 chữ số
Nhân, chia số có 3 chữ


3

4

1

Tuần 11-15

số cho số có 1 chữ số
Nhân, chia số có 4 chữ

5

4

4

Tuần 22-24

số cho số có 1 chữ số
Nhân, chia số có 5 chữ

3

3

3

Tuần 31, 32


số cho số có 1 chữ số
Tổng số tiết lớp 3

17

14

9

Tuần 5-14

2. Nội dung kiến thức, kỹ năng và PPKTDH sát đối tượng học sinh
2.1. Mối liên hệ, hệ thống mạch kiến thức kỹ năng (Kiến thức nền) ở lớp 2
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép nhân: lập phép nhân từ tổng các số hạng
bằng nhau; giới thiệu thừa số và tích.
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép chia: lập phép chia từ phép nhân có một
thừa số chưa biết khi biết tích và thừa số kia; giới thiệu số bị chia, số chia, thương.
- Lập bảng nhân với 2, 3, 4, 5 có tích không quá 50.
- Lập bảng chia cho 2, 3, 4, 5 có số bị chia không quá 50.
- Nhân với 1 và chia cho 1.
- Nhân với 0. Số bị chia là 0. Không thể chia cho 0.
- Nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính. Nhân số có đến 2 chữ số với số
có 1 chữ số không nhớ. Chia số có đến 2 chữ số cho số có 1 chữ số, các bước chia
trong phạm vi các bảng tính.
- Tính giá trị biểu thức số có đến 2 dấu phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia.
Giải bài tập dạng: “Tìm x biết: a x x = b; x : a = b (với a là số có 1 chữ số, khác 0; b là
số có 2 chữ số)”.
- Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị (dạng tự nhiên khác 0 và không
vượt quá 5).
2.2. Khai thác trọng tâm kiến thức - kĩ năng thuộc chuyên đề ở lớp 3

5


- Khai thác đầy đủ sâu sắc, yêu cầu mọi người đều phải hiểu rõ hiểu sâu sắc
hơn. Dự kiến các phương pháp kỹ thuật dạy học (PPKTDH) hình thức tổ chức DH
thích hợp, như: làm việc cá nhân, phiếu học tập, hợp tác nhóm, thảo luận, DH ngoài
lớp học, học ở thư viện, câu lạc bộ; trò chơi,…
- Củng cố các bảng nhân với 2, 3, 4, 5 (tích không quá 50) và các bảng chia cho
2, 3, 4, 5 (số bị chia không quá 50). Bổ sung cộng, trừ các số có 3 chữ số có nhớ
không quá 1 lần);
- Lập các bảng nhân với 6, 7, 8, 9, 10 (tích không quá 100) và các bảng chia với
6, 7, 8, 9, 10 (số bị chia không quá 100);
- Hoàn thiện các bảng nhân và bảng chia;
- Nhân, chia ngoài bảng trong phạm vi 1000: nhân số có 2, 3 chữ số với số có 1
chữ số có nhớ không quá 1 lần; chia số có 2, 3 chữ số cho số có 1 chữ số. Chia hết và
chia có dư.
- Thực hành tính: tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính; nhân nhẩm số có 2
chữ số với số có 1 chữ số không nhớ; chia nhẩm số có 2 chữ số với số có 1 chữ số
không có số dư ở từng bước chia. Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi
1000 theo các mức độ đã xác định.
- Làm quen với biểu thức số và giá trị biểu thức. Giới thiệu thứ tự thực hiện các
phép tính trong biểu thức số có đến 2 dấu phép tính, có hoặc không có dấu ngoặc.
Giải các bài tập dạng: “ Tìm x biết: a : x = b (với a, b là số trong phạm vi đã học)”.
* Mức độ cần đạt
- Biết nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân, bảng chia. Ví dụ. Tính
nhẩm: 9 x 8 =…., 6 x 7 =….; 63 : 9 =…., 72 : 8 =…..
- Biết nhân, chia nhẩm các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,…với (cho) số có
một chữ số (trường hợp đơn giản). Ví dụ. Tính nhẩm: 200 X 2 =…., 6000 X 3 =…;
600 : 2 =…., 90000 : 3 =…..
- Nhận biết được 1

2

;

1

; ……. 1

3

9

Bằng hình ảnh trực quan.

6


Ví dụ: Đã tô màu 1 hình nào?
6

- Biết đọc viết

1

;

2
- Biết tìm

1

2

;

1

; ……. 1

3

9

1

; ……. 1

3

9

Ví dụ: Tìm 1 của: 24 m; 30 giờ; 18 kg
6
- Bước đầu làm quen với biểu thức, giá trị của biểu thức. Ví dụ:
+ Nhận biết 84 : 4; 45 : 5 + 7; 3 x (20 – 10) là các biểu thức
+ Giá trị của biểu thức 84 : 4 là 21
- Thuộc quy tắc và tính đúng giá trị các biểu thức số có đến hai dấu phép tính
(có hoặc không có dấu ngoặc).
Ví dụ: Tính giá trị của Biểu thức
a) 40 x 2 : 8 =…..
b) 48 : (8 – 4) =….

- Biết tìm thành phần chưa biết của phép tính: Thừa số trong phép nhân; số bị
chia, số chia trong phép chia. Ví dụ: Tìm x
a) x x 2 = 680
b) 2 x x = 680
c) x : 2 = 22
c) 18 : x = 9
2.3. Kiến thức kế thừa: kiến thức, kỹ năng ở lớp 4
7


- Phép nhân các số có nhiều chữ số với số có không quá 3 chữ số, tích có không
quá 6 chữ số. Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân các số tự nhiên, tính chất
phân phối của phép nhân với phép cộng;
- Phép chia các số có nhiều chữ số cho số có không quá 3 chữ số, thương có
không quá 4 chữ số;
- Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Tính giá trị các biểu thức số có đến 4 dấu phép tính. Giải các bài tập dạng:
“Tìm x biết: x < a; a < x < b (a, b là các số bé)”.
3. Dự kiến khó khăn, sai lầm của HS, GV và cách khắc phục
Khi thực hiện các phép tính nhân, chia ở lớp 3 học sinh thường gặp một số khó
khăn, sai lầm sau:
3.1. Học phép nhân
- Khi nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số có nhớ 2, 3… liên tiếp, học
sinh thường chỉ nhớ lần đầu tiên mà quên không nhớ các lần tiếp theo. Trong phép
nhân có nhớ nhiều hơn 1 (nhớ 2, nhớ 3 …) học sinh thường chỉ nhớ.
* Khắc phục: Đối với 2 lỗi trên, giáo viên cần khắc phục cho học sinh bằng
cách: yêu cầu các em nhẩm thầm trong khi tính (vừa tính, vừa nhẩm) như phép tính
mẫu trong sách giáo khoa và viết số cần nhớ ra lề phép tính.
- Lúc đầu khi mới học nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số, học sinh
còn hay sai trong cách ghi kết quả.

* Khắc phục: Ở đây, ta cần giải thích cho học sinh rằng: Nếu làm như vậy thì
tích có tới 62 chục, nhưng thực ra chỉ có 7 chục mà thôi. Vì:
- Ở lượt nhân thứ nhất: 3 nhân 6 đơn vị được 18 đơn vị, tức là 1 chục và 8 đơn
vị, viết 8 ở cột đơn vị, còn 1 chục nhớ lại (ghi bên lề phép tính) để thêm vào kết quả
lượt nhân thứ hai, nhân hàng chục.
- Ở lượt nhân thứ hai: 3 nhân 2 chục được 6 chục, thêm một chục đã nhớ là 7
chục, viết 7 ở cột chục.

8


- Giáo viên cũng có thể một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của phép tính
bằng cách: Phân tích từ số 26 = 2 chục + 6 đơn vị và hướng dẫn học sinh nhân bình
thường theo hàng ngang rồi cộng các kết quả lại.
3.2. Học phép chia
- Học sinh thường ước lượng thương sai trong phép chia có dư nên dẫn đến tìm
được số dư lớn hơn số chia và lại thực hiện chia số dư đó cho số chia. Cuối cùng, tìm
được thương lớn hơn số chia.
- Nguyên nhân của lỗi sai này là: Do học sinh chưa nắm được quy tắc “số dư
bao giờ cũng nhỏ hơn số chia”. Học sinh không thuộc bảng nhân, bảng chia, kỹ năng
trừ nhẩm để tìm số dư còn chưa tốt.
* Để khắc phục sai lầm này
- Khi dạy học sinh cách ước lượng thương trong phép chia, cần lưu ý cho học
sinh quy tắc trong phép chia có dư: “số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia”;
- Khi dạy về nhân, chia trong bảng, giáo viên cần yêu cầu học sinh phải học
thật thuộc các bảng nhân, bảng hcia trước khi dạy chia viết;
- Dạy cho học sinh làm tính chia phải được tiến hành từ dễ đến khó, theo từng
bước một;
- Một sai lầm nữa thường thấy ở học sinh khi học chia viết là: Các em thường
quên chữ số “0” trong phép chia có chữ số “0” ở thương;

* Nguyên nhân và cách khắc phục
Do học sinh không nắm được quy tắc thực hiện chia viết “có bao nhiêu lần chia
thì có bấy nhiêu chữ số được viết ở thương”. Giáo viên cũng cần lưu ý học sinh: Chỉ
duy nhất trong lần chia đầu tiên là được lấy nhiều hơn một chữ số ở số bị chia để chia,
còn các lần chia tiếp theo lấy từng chữ số để chia và khi lấy một chữ số để chia thì
phải viết được một chữ số ở thương.
- Bên cạnh đó, giáo viên cũng lưu ý học sinh nên viết đủ phép trừ các lượt chia
như sau: VD:

816 4
016 24
9


0
- Hướng dẫn học sinh cách nhân khi thực hiện phép chia có dư trong mỗi lượt
chia như sau: VD: 43 : 5 = ?
* Cách 1: Đếm ngược từ 43 cho đến khi gặp một tích (hoặc số bị chia) trong
bảng nhân 5 (chia 5): 43; 42; 41; 40.
40 : 5 = 8
Vậy 43 : 5 = 8 (dư 3)
* Cách 2: Tìm số lớn nhất (không vượt quá 43) trong các tích (số bị chia) của
bảng nhân (chia 5) ta được 40; 40: 5 = 8. Vậy 43 : 5 = 8 (dư 3)
Nhìn chung, khi dạy học nội dung về phép nhân, phép chia các số tự nhiên ở
lớp 3, hầu hết học sinh đều nắm được kiến thức có kỹ năng nhân, chia. Những sai lầm
trên đầy chỉ xảy ra với số ít học sinh ở giai đoạn đầu học về nội dung này. Giáo viên
cần lưu ý để có biện pháp giúp đỡ học sinh kịp thời.
4. Chuẩn bị thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo và các vấn đề khác
- Kĩ thuật chung của nhân, chia trong bảng là: Học sinh thao tác trên các tấm
bìa có các chấm tròn. Nên việc sử dụng các bộ đồ dùng dạy học số và các phép tính

này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong hình thành các kiến thức toán học rất trừu tượng
và khái quát như khái niệm số tự nhiên, so sánh sắp thứ tự, phép cộng, phép trừ, phép
nhân, phép chia và mối quan hệ giữa các phép tính. Vì vậy, sử dụng đồ dùng trực
quan ở đây là rất quan trọng. Trong bộ đồ dùng gồm có:
- Bộ các số 1, 10, 100, 1000, 10000: 10 tấm nhựa trắng ghi số 1000; 10 tấm
nhựa trắng ghi số 10000; 10 tấm nhựa trắng hình elíp ghi số 1; 10 tấm nhựa trắng hình
elíp ghi số 10; 10 tấm nhựa trắng hình elíp ghi số 100;
- Bộ chấm tròn hoặc bảng nhân, bảng chia: 10 tấm nhựa in 6 chấm tròn; 10 tấm
nhựa in 7 chấm tròn; 10 tấm nhựa in 8 chấm tròn; 10 tấm nhựa in 9 chấm tròn
- 15 bảng ô vuông (mỗi bảng có 100 ô vuông)
- 10 thẻ ô vuông (mỗi thẻ có 10 ô vuông) ; 10 ô vuông nhỏ.
5. Phát hiện đề xuất trong dạy học hoặc kinh nghiệm sư phạm bước đầu
10


5.1. Một số vấn đề về phương pháp dạy học
5.1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vàp thực tiễn; tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”
5.1.2. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Dạy học dựa trên cơ sở tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Thông qua
hoạt động học tập này, học sinh được phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập,
tự trải nghiệm khám phá, phát hiện vấn đề và tự chiếm lĩnh kiến thức.
5.1.3. Thực hiện định hướng trong việc dạy bài mới và dạy thực hành luyện tập
* Trong dạy bài mới
- Giúp học sinh tự phát hiện và giải quyết các vấn đề của bài học; tự chiếm lĩnh
tri thức mới; hướng dẫn học sinh cách thức phát hiện, chiếm lĩnh tri thức.
- Thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học; thực

hành, rèn luyện cách diễn đạt thông tin bằng lời, bằng ký hiệu.
* Trong dạy bài thực hành luyện tập
- Giáo viên cần tổ chức và động viên mọi học sinh tham gia vào hoạt động thực
hành luyện tập. Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới học và quy trình vận dụng các
kiến thức đó trong các dạng bài tập khác nhau.
- Giúp học sinh thực hành, luyện tập theo khả năng của mình. Chấp nhận thực
tế: có những học sinh làm ít hơn hay nhiều hơn số lượng bài tập đưa ra.
- Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các đối tượng hợc sinh; Khuyến khích học
sinh tự kiểm tra kết quả thực hành luyện tập; Tập cho học sinh thói quen không thoả
mãn với bài làm của mình, với các cách giải mã đã có.
* Tóm lại, cần thông qua các hoạt động thực hành, luyện tập làm cho các em
thấy học không chỉ để biết, để thuộc mà còn để làm, để vận dụng.
5.1.4. Một số phương pháp dạy học sử dụng trong dạy học
11


- Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học, đặc điểm các kiến thức
Toán học và phương pháp nhận thức Toán học, các phương pháp dạy học thường
được sử dụng trong dạy học Toán ở Tiểu học gồm: Phương pháp trực quan, phương
pháp thực hành - luyện tập, phương pháp gợi mở - vấn đáp, phương pháp giảng giải minh hoạ, phương pháp suy luận,….
- Bên canh đó, sử dụng các phương pháp dạy học theo phương hướng phát huy
tích cực, chủ động, sáng tạo của người học (các phương pháp này gọi chung bằng
thuật ngữ “phương pháp tích cực”.
5.2. Mục tiêu dạy học phép nhân, phép chia các số tự nhiên ở lớp 3
* Giúp học sinh:
- Học thuộc các bảng tính nhân 6, 7, 8, 9; bảng chia 6, 7, 8, 9. Hoàn thiện bảng
nhân, bảng chia;
- Biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính hoặc trong các trường hợp đơn
giản, thường gặp về nhân, chia. Biết thực hiện phép nhân số có 2, 3, 4, 5 chứ số có 1
chữ số; phép chia số có 2, 3, 4, 5 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết hoặc chia có dư);

- Biết tính giá trị các biểu thức số có đến hai dấu phép tính (hoặc không có dấu
ngoặc). Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép tính;
* Thông qua việc dạy học phép nhân, phép chia ở lớp 3 giúp học sinh:
- Phát triển khả năng tư duy: so sánh, lựa chọn, phân tích, tổng hợp, trìu tượng
hóa, khái quát hóa;
- Diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng thông tin. Tập phát hiện, tìm tòi, chiếm lĩnh kiến
thức mới. Chăm chỉ, cẩn thận, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán;
Qua việc tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy học các nội dung về phép nhân,
phép chia các số tự nhiên ở lớp 3. Để dạy tốt các nội dung này, giáo viên cần thực
hiện như sau:
5.3. Các hình thức và biện pháp thực hiện
5.3.1. Về việc dạy giai đoạn chuẩn bị

12


Trước khi học phép tính mới (phép nhân, phép chia) học sinh đều có giai đoạn
chuẩn bị. Đây là cơ sở cho việc hình thành kiến thức mới, cầu nối giữa kiến thức đã
học và kiến thức sẽ học. Vì vậy, khi dạy học các bài học trong giai đoạn này, giáo
viên cần chuẩn bị tốt kiến thức cho học sinh để làm cơ sở vững chắc cho các em học
những kiến thức mới tiếp theo. Cụ thể là:
- Học sinh được học bài “Tổng của nhiều số” trước khi học bài “Phép nhân”. ở
đây học sinh được tính tổng các số hạng bằng nhau. Giáo viên phải lưu ý để nhận ra
các tổng này đều có các số hạng bằng nhau để giúp học sinh học bài phép nhân, tính
kết quả của các phép nhân trong các bẳng nhân (nhất là các bảng nhân đầu tiên).
- Học sinh được học bài “Phép nhân” và các bài về Bảng nhân trước khi học
bài “Phép chia” và các bài về Bảng chia. Giáo viên lưu ý học sinh phải thuộc bảng
nhân để làm cơ sở học các bảng chia, vì các bảng chia đều được xây dựng từ các bảng
nhân tương ứng. Việc nhân chia trong bảng thành thạo cũng là cơ sở để học sinh học
tốt nhân, chia ngoài bảng.

5.3.2. Sử dụng đồ dùng trong từng giai đoạn lập bảng nhân, bảng chia
- Kĩ thuật chung của nhân, chia trong bảng là: Học sinh thao tác trên các tấm
bìa có các chấm tròn. Vì vậy, sử dụng đồ dùng trực quan ở đây là rất quan trọng. Tuy
nhiên mức độ trực quan không giống nhau ở mỗi giai đoạn:
- Ở lớp 3 (học kỳ I): học sinh tiếp tục học các bảng nhân, bảng chia 6, 7, 8, 9.
Lúc này các em đã có kinh nghiệm sử dụng đồ dùng học tập (các miếng bìa với số
chấm tròn như nhau), đã quen và thành thạo với cách xây dựng phép nhân từ những
miếng bìa đó. Hơn nữa, lên lớp 3 trình độ nhận thức của học sinh phát triển hơn trước
(khi học lớp 2) nên khi hướng dẫn học sinh lập các bảng nhân hoặc bảng chia, giáo
viên vẫn yêu cầu học sinh sử dụng các đồ dùng học tập nhưng ở một mức độ nhất
định, phải tăng dần mức độ khái quát để kích thích trí tưởng tượng, phát triển tư duy
cho học sinh. Chẳng hạn:
- Giáo viên không cùng học sinh lập các phép tính như ở lớp 2 mà chỉ nêu lệnh
để học sinh thao tác trên tấm bìa với các chấm tròn để lập 3, 4 phép tính trong bảng,
13


các phép tính còn lại học sinh phải tự lập dựa vào phép đếm thêm hoặc dựa vào các
bảng nhân đã học. Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tự lập Bảng nhân 6, giáo viên yêu
cầu học sinh sử dụng các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn để lập các phép tính: 6
x 1 = 6; 6 x 2 = 12; 6 x 3 = 18
- Sau đó cho học sinh nhận xét để từ 6 x 2 = 12 suy ra được 6 x 3 = 18. Cụ thể
là: Với 3 tấm bìa. Học sinh nêu: “6 được lấy 3 lần, ta có 6 x 3”. Mặt khác cũng từ 3
tấm bìa này ta thấy 6 x 3 chính là 6 x 2 + 6. Vậy 6 x 3 = 6 x 2 + 6 = 18
- Bằng cách như vậy, học sinh có thể không dùng tấm bìa mà vẫn tự tìm được
kết quả của phép tính: 6 x 4 = 6 x 3 + 6 = 24; 6 x 5 = 6 x 4 + 6,…
- Hoặc dựa trên bảng nhân đã học: 6 x 4 = 4 x 6 = 24; 6 x 5 = 5 x 6,…
- Như vậy, giáo viên cần lưu ý sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, đúng lúc để
không chỉ giúp học sinh nắm được kiến thức mà còn phát triển tư duy.
5.3.3. Về phương pháp nhân, chia ngoài bảng

- Phương pháp chủ yếu được sử dụng là làm mẫu trên các ví dụ cụ thể. Từ đó
phương pháp hướng dẫn học sinh cách đặt tính và tính. Đối với những trường hợp cần
lưu ý như: phép chia có chữ số 0 ở thương, ước lượng thương chưa hết, nhớ khi nhân
chưa đúng,… giáo viên thường đưa ra các bài tập dưới dạng Test để lưu ý học sinh
cách làm đúng.
Tóm lại: Với nội dung về phép nhân, phép chia các số tự nhiên ở lớp 3, để hình
thành kiến thức mới cho học sinh thì phương pháp chủ yếu là trực quan kết hợp làm
mẫu; để rèn kỹ năng thì phương pháp chủ yếu là thực hành, luyện tập. Tuy nhiên,
trong quá trình học sinh thực hành luyện tập, giáo viên phải tăng dần mức độ, yêu
cầu, độ khó của bài tập; tạo điều kiện cho học sinh tự huy động kiến thức sẵn có để
làm bài; đồng thời rèn cho học sinh khả năng tự kiểm tra, đánh giá mình và đánh giá
lẫn nhau.
Như vậy, khi sử dụng phương pháp dạy học phép nhân, phép chia số tự nhiên ở
lớp 3 người ta đã quan tâm đến đặc điểm nhận thức của học sinh (tư duy cụ thể phát
triển hơn tư duy trừu tượng, tri giác bằng nhiều giác quan,…) và đã có sử dụng các
14


phương pháp dạy học kích thích tư duy trừu tượng, khả năng so sánh, khái quát hoá,
tổng hợp hoá,… cho học sinh.
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
Tên chuyên đề: Một số biện pháp rèn kỹ năng thực hiện phép nhân số tự nhiên
cho học sinh lớp 3
Người thực hiện: Dương Thị Bách Hóa
Người phụ trách chỉ đạo: Nguyễn Văn Hùng
Thời gian: Từ tuần 19 đến tuần 25 từ ngày 11/01/2016 đến 29/02/2016
Lịch triển khai
Hoạt động
chính


Thời gian
(Tuần19)
Tuần 2, tháng

1. Nghiên
cứu và phân

01/2016
(Tuần 20)

tích sư phạm

Tuần 3, tháng
01/2016
(Tuần 21)
Tuần 4, tháng
01/2016

2. Soạn bài,
(Tuần 22, 23)

nghiệm, dự

Tuần 1, 2

luận từng tiết

1.1. Nhóm/ cá nhân nghiên
cứu, Phân tích sư phạm (1)


Người thực
hiện
GV tổ khối 3

GV tổ khối 3

chuyên đề
1.3. Họp thông qua báo cáo
khoa học về chuyên đề.

Văn bản báo
cáo, mục I, IV

1.2. Thống nhất Phân tích SP
và kế hoạch triển khai

Sản phẩm

theo mẫu đề
cương.

Tổ trưởng CM

Tiết 1: Nhân số có hai chữ

dạy thể
giờ Thảo

Công việc


số với số có một chữ số
Tiết 2: Nhân số có ba chữ số

Bản Thiết kế

tháng 02/2016 với số có một chữ số
Tiết 3: Chia số có ba chữ số

phiếu dự giờ.

các bài dạy;

cho số có một chữ số
3. Thảo luận

(Tuần 24)

chung, KLSP

Tuần 3, tháng

4. Hoàn
chỉnh
Chuyên đề

(Tuần 25)

3.1. Họp thảo luận
3.2. Thông qua KLSP (mở)
3.3. Hoàn chỉnh KLSP (2)

4.1. Viết Tổng kết CĐ
4.2. Báo cáo tổng kết CĐ,

Tuần 4, tháng

thông qua SKKN, thảo luận

02/2016

Biên bản
Ban giám hiệu

thảo luận.

Tổ trưởng CM
Ban giám hiệu

Văn bản tổng

15


02/2016

góp ý bổ sung (3)
4.3. Hoàn chỉnh lần cuối về
BC khoa học về CĐ (4)
4.4. Viết SKKN, báo cáo KH

Ban giám hiệu

Ban giám hiệu

hợp (1) & (2)
Biên tập lại
(3)
Viết lại (4)
theo yêu cầu

V. KẾT QUẢ CÁC TIẾT DẠY, BÀI DẠY
* Bài 1. Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số
- Thiết kế linh hoạt
- Hiệu quả bài dạy: Hoàn thành tốt: 22 , CHT: 09
* Bài 2. Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
- Thiết kế linh hoạt
- Hiệu quả bài dạy: Hoàn thành tốt: 26 , CHT: 05
* Bài 3. Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số
- Thiết kế linh hoạt
- Hiệu quả bài dạy: Hoàn thành tốt: 29 , CHT: 02
VI. KẾT LUẬN SƯ PHẠM
1. Bài học kinh nghiệm
Qua nghiên cứu tìm hiểu nội dung và các phương pháp dạy học phép nhân,
phép chia cho học sinh lớp 3. Điều này rất có ích cho tôi trong công tác dạy học. Bản
thân tôi rút ra được một kinh nghiệm như sau:
- Không có biện pháp nào là tối ưu hay vạn năng, mỗi biện pháp dạy học đều có
những ưu điểm và hạn chế. Tuy nhiên vận dụng có hiệu quả hay không còn tùy thuộc
vào khả năng của từng giáo viên. Theo tôi kỹ năng thực hành là yếu tố quan trọng
nhằm rèn luyện năng lực thực hành cho học sinh, để học sinh đạt được kết quả cao
trong học tập.
- Ngoài kinh nghiệm giảng dạy, giáo viên còn phải luôn luôn theo dõi những
tiến bộ trong học tập của học sinh, qua đó có thể cải tiến, điều chỉnh hoạt động dạy

cho học sinh có hiệu quả hơn.
16


- Tóm lại, muốn dạy tốt môn Toán nói chung và việc dạy học phép nhân, phép
chia số tự nhiên nói riêng, việc tìm hiểu nội dung và biện pháp dạy học là rất cần
thiết, là yêu cầu bắt buộc giúp học sinh hiểu, làm tốt các bài tập, trước hết giáo viên
phải hiểu và nắm chắc các kiến thức và kỹ năng dạy và các biện pháp, đồng thời phải
biết hướng khai thác để giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo, giáo viên phải thực sự có
lòng yêu nghề mến trẻ, không ngại khó mà phải đào sâu suy nghĩ, tích cực sáng tạo,
tìm tòi cái mới để hướng dẫn học sinh. Có được như vậy thì tất nhiên bài giảng sẽ
thành công và đạt kết quả cao hơn.
2. Kiến nghị đề xuất
2.1. Về phía Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Tạo điều kiện về kinh phí để tiếp tục thực hiện chuyên đề trên trong năm học
tới với nội dung: Đánh giá việc áp dụng chuyên đề vào trong giảng dạy; Đánh giá ưu
khuyết điểm và những đề xuất cho việc áp dụng sắp tới (có điều chỉnh cho phù hợp).
- Tổ chức cho giáo viên các trường giao lưu nhằm nhân điển hình cá nhân, khối
tổ có những chuyên đề thiết thực, phù hợp với thực tiễn, đạt kết quả cao trong giảng
dạy và nhân rộng trong toàn huyện.
- Đưa nội dung kiểm tra viết và thực hiện chuyên đề ở cơ sở vào trong các đợt
kiểm tra chuyên đề chuyên môn cấp Phòng; đồng thời tuyên dương, khen thưởng,
khuyến khích giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm dựa trên các chuyên đề đạt chất
lượng cao mà khối đã tổ chức.
2.2. Về phía nhà trường
- Tích cực chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên viết và thực hiện các chuyên
đề liên quan đến nội dung bài học theo tinh thần đổi mới bằng cách cho các khối đăng
ký nội dung chuyên đề ngay từ đầu tháng 8.
- Chú trọng công tác kiểm tra đánh giá việc áp dụng chuyên đề và tổ chức rút
kinh nghiệm sau một thời gian áp dụng chuyên đề để điều chỉnh kịp thời cho các tổ

chuyên môn. Từ đó có hướng chỉ đạo các tổ chuyên môn tiếp tục thực hiện. Chủ động

17


liên hệ với các trường trong huyện để tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên trao đổi
kinh nghiệm về các chuyên đề đã và đang thực hiện.
2.3. Về phía giáo viên
- Nhận thức đúng đắn ý nghĩa và tầm quan trong khi viết và thực hiện sinh hoạt
sư phạm chuyên đề
- Giáo viên cần quan tâm đến mọi đối tượng học sinh để phân hóa trong giảng
dạy cho phù hợp; đặc biệt đối với những học sinh nhận thức chậm, rỗng kiến thức;
không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng thường xuyên cách tổ
chức hoạt động cho học sinh trong những tiết học.
- Kết hợp với phụ huynh học sinh có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp
học sinh chậm tiến bộm chưa hoàn thành các môn học.
Trên đây là một số biện pháp dạy học mà tôi đã vận dụng vào giảng dạy. Với
khả năng và thời gian có hạn, nghiên cứu chưa nhiều chắc chắn còn nhiều khiếm
khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, chia sẻ của tổ chuyên
môn, các bạn đồng nghiệp giúp cho đề tài của tôi thêm hoàn thiện hơn.
DUYỆT CỦA HĐKH

NGƯỜI THỰC HIỆN

Dương Thị Bách Hóa

18


PHIẾU LỰA CHỌN KIẾN THỨC NỀN VÀ BÀI TẬP CỦA GIÁO VIÊN KHI

THAM GIA SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ

PHIẾU THẢO LUẬN RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung 1: Lựa chọn nội dung bài vào tiết học chính khóa, tiết học tăng cường và
phương pháp dạy học tương ứng đối với HS hoàn thành nội dung bài; HS chưa hoàn
thành nội dung bài (Đối với bài nhân, chia cho số có ba chữ số).

Đối tượng học sinh

Nội dung

Phương pháp
tương ứng

Tiết chính khóa

Tiết tăng cường

HS chưa hoàn thành
nội dung bài

19


HS hoàn thành nội
dung bài

PHIẾU THẢO LUẬN RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung 2: Khai thác nội dung, phương pháp kỹ thuật dạy học phép nhân, phép chia
cho số có ba chữ số


Nội dung

Phương pháp

Sản phẩm

Kỹ thuật dạy học
Cách ước lượng thương khi thực
hiện chia

20


21



×