Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn nâng cao chuyên đề “ đảng giải quyết quan hệ giữa kháng chiến, kiến quốc trong chống pháp” qua công tác BDHSG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.83 KB, 15 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo viên: Trần Thị Tuyết

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời gian qua, từ năm học 2008-2009; 2011- 2012; 2013-2014; 2014-2015;
cá nhân tôi được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9, có lúc cả khối 12 môn lịch
sử tại trường THCS& THPT Hà Trung, trong quá trình dạy gặp rất nhiều khó khăn
như: Chưa phát hiện ra đối tượng học sinh yêu thích môn lịch, đa số học sinh xem đây
là môn phụ, theo xu hướng chung của xã hội các em lại suy nghĩ nếu thi đậu Đại học
ra trường khó xin việc hơn các môn tự nhiên, chưa nói tới trường của chúng tôi gồm
hai cấp khác nhau, tâm lí các em cũng khác, khi lựa chọn được học sinh các em lại
muốn bỏ học nhất là lúc gặp những câu, bài khó, mang tính chất tư duy, sáng tạo, chứ
đừng nói gì tới những chuyên đề dài.
Nhưng bên cạnh đó vẫn có những học sinh yêu thích, muốn đăng kí học bồi
dưỡng, để có cơ hội thi cấp trường, các cấp khác.
Chính vì thế tôi luôn trăn trở, tìm hiểu các giải pháp dạy phù hợp với tâm lý học
sinh, giúp cho giờ học sống động hơn, kiến thức đọng lại trong học sinh lâu hơn. Qua
thực tế cho thấy khó nhất là khi dạy một chuyên đề dài, quả thực đây là một công tác
khó khăn và lâu dài, đòi hỏi mất nhiều công sức của thầy và trò, nhất là khi dạy phần
lịch sử giữa kháng chiến, kiến quốc thời kỳ chống Pháp, phần lịch sử này ở trường
trung học cơ sở, phổ thông thường dạy theo từng bài, chia ra các nội dung khác nhau.
Như vậy từ các thực trạng trên tôi đã quyết định chọn đề tài: Nâng cao chuyên
đề: “ Đảng giải quyết quan hệ giữa kháng chiến, kiến quốc trong chống Pháp” qua
công tác BDHSG.
Trên đây là một số chia sẽ, đồng thời cũng là vấn đề cần thiết của môn lịch sử và
sau này chính chuyên đề này là hành trang cần thiết để các em vào học Đại học và sau
Đại học.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài làm sáng tỏ một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về chuyên đề trong
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể, vai trò, mục


đích của các giải pháp sau khi tiến hành và các bài học có tính định hướng cho học
sinh nhằm nâng cao nhận thức về chuyên đề, có khả năng áp dụng trong thời gian bồi
dưỡng tiếp theo.

1


Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo viên: Trần Thị Tuyết

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh giỏi khối 9.
- Nâng cao chuyên đề: “ Đảng giải quyết quan hệ giữa kháng chiến, kiến quốc
trong chống Pháp” qua công tác BDHSG.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Từ năm 1945 – 1954.
- Đề tài nghiên cứu thời kỳ chống pháp, về việc “ Đảng giải quyết quan hệ giữa
kháng chiến, kiến quốc trong chống Pháp” qua công tác BDHSG. Được áp dụng trong
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
4. Phương pháp nghiên cứu
Quán triệt quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử nhằm khôi phục lại bức
tranh chân thực về quá trình “ Đảng giải quyết quan hệ giữa kháng chiến, kiến quốc
trong chống Pháp” qua công tác BDHSG, kết hợp với phương pháp logic để đánh giá,
khái quát nội dung vấn đề cần nghiên cứu.
Ngoài ra còn kết hợp các phương khác như: Phương pháp đối chiếu, so sánh,
khảo sát thực tế…để làm rõ vấn đề.

2



Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo viên: Trần Thị Tuyết

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Những vấn đề lý luận chung
1.1. Khái niệm
Theo quan điểm triết học Mác- Lê Nin; nhận thức được định nghĩa là quá trình
phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào bộ óc con người, có tính tích cực, năng
động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn[9].
Theo từ điển tiếng Việt: Kháng chiến là sự chiến đấu chống quân xâm lược, đây chính
là cuộc chiến tranh chính nghĩa để bảo vệ chính quyền cách mạng[10].
Theo từ điển tiếng Việt: kiến quốc là dựng nước hiểu theo nghĩa rộng đây chính
là quá trình xây dựng đất nước một cách toàn diện, vững chắc[10].
Vậy kháng chiến và kiến quốc là quá trình thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ quan
trọng: vừa chiến đấu vừa bảo vệ tổ quốc chống lại sự xâm lược của kẻ thù, vừa xây
dựng và củng cố chính quyền để tạo sức mạnh tổng hợp hoàn thành những mục tiêu đề
ra. Kháng chiến và kiến quốc có mối quan hệ biện chứng, có tác động qua lại và phụ
thuộc chặt chẽ với nhau
1.2. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của kháng chiến, kiến quốc của Đảng ta chính là dựa vào chủ
nghĩa Mác- Lênin và quan điểm Hồ Chí Minh về chiến tranh cách mạng và xây dựng
và củng cố Nhà nước trong chiến tranh.
Chiến tranh là những hiện tượng lịch sử - chính trị xã hội có nguyên nhân và
quy luật chung. Chiến tranh được thể hiện bằmg đấu tranh vũ trang giữa các nước hoặc
liên minh giữa các nước, giữa các giai cấp đối kháng, các sắc tộc, tôn giáo nhằm đạt
được mục đích nhất định.
Trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước,
Mác- Ăngghen đã khẳng định, trong thời nguyên thuỷ của xã hội loài người đã xuất

hiện đấu tranh vũ trang. Các thị tộc, bộ lạc đã sử dụng công cụ thô sơ làm vũ khí khi
có xung đột. Khi sản xuất phát triển, chế độ tư hữu và giai cấp xuất hiện thì nhà nước
ra đời. Để giữ địa vị thống trị của mình, nhà nước đó chia cư dân theo các đơn vị hành
chính, đề ra các quy định và sử dụng bạo lực đẻ duy trì quyền lực đó. Từ đó, lực lượng
vũ trang được tổ chức, có trang bị vũ khí. Chiến tranh xuất hiện.
Vận dụng tư tưởng của Mác- Ăngghen, Lênin đã phát triển lý luận mới về quân
sự và khởi nghĩa vũ trang của giai cấp vô sản trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
3


Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo viên: Trần Thị Tuyết

Người chỉ rõ nguyên nhân, nguồn gốc của chiến tranh đều bắt nguồn từ chủ nghĩa đế
quốc. Cần dựa vào các mâu thuẫn cơ bản của thời đại đế quốc chủ nghĩa để phân loại
tính chất chiến tranh. Muốn rõ chiến tranh chính nghĩa hay phi nghĩa cần phải xem
cuộc chiến tranh đó do giai cấp nào tiến hành và đem lại mục đích cho ai?
Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh cách mạng, chiến tranh chính nghĩa.
Nhân dân tiến hành chiến tranh cách mạng bằng mọi lực lượng dưới sự lãnh đạo của
giai cấp công nhân, có lực lượng vũ trang làm nòng cốt, dưới mọi hình thức, mọi thứ
vũ khí. Chiến tranh cách mạng của nhân dân có mục đích đúng đắn, lực lượng tham
gia đông đảo, mạnh mễ nhất định sẽ thắng lợi.
Lênin chỉ rõ, trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc, tổ chức quân sự
của đất nước phải dùng hình thức giải thích cho quần chúng thấy rõ tính chất tất yếu
của các cuộc đấu tranh có tính chất quần chúng, tuyên truyền cho cuộc đấu tranh đó và
xây dựng tổ chức thích hợp. Tổ chức thích hợp đó là quân đội thường trực chính quy,
quân đội công nông của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
2. Thực trạng của vấn đề
Trước đây mới được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi tôi còn gặp rất nhiều khó
khăn, bỡ ngỡ trong việc dạy vì không biết các em thích học theo cách nào, không biết

dạy theo từng bài, hay dạy theo từng chuyên đề cũng như kết quả học sinh giỏi đạt
được qua các kì thi chưa cao. Ngày tháng tìm hiểu, trăn trở, đã cho câu trả lời, đó
chính là có thể dạy theo chuyên đề.
Khó khăn lại nối tiếp khó khăn khi bắt đầu dạy chính chuyên đề này lại bao gồm
một lượng kiến thức rất lớn, nếu khai thác theo chiều sâu, học sinh có khả năng tư duy,
sáng tạo như thế nào? Rất nhiều giải pháp được đặt ra để các em tiếp cận chuyên đề
này. Kết quả giải học sinh giỏi qua các năm được nâng lên, năm học 2008-2009 đạt
giải ba. Năm học 2011- 2012 đạt giải ba. Năm học 2013-2014 đạt giải nhì. Điều đó
cho thấy việc thực hiện dạy đang theo chiều hướng tiến triển.
Ngoài ra, trong thời gian được nhà trường phân công dạy bồi dưỡng tôi đã đọc
rất nhiều tài liệu như: Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh – trực thuộc Bộ Chính trị. Tổng
kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và bài học - Nxb CTQGHN,
1996. Các giáo trình hiện nay của các trường đại học như: Nguyễn Văn Hoa: Giáo
trình lịch sử Việt Nam (1945-1954) - Nxb Huế, 12- 2001. Trương Ngọc Thơi: Bồi
dưỡng học sinh giỏi lịch sử 9 - Nxb ĐHQGHN, 2012. Trịnh Đình Tùng: Bồi dưỡng
4


Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo viên: Trần Thị Tuyết

học sinh giỏi lịch sử 12- Nxb GDVN, 2013. Qua các tài liệu đó cho thấy, ở các bậc đại
học, sau Đại học các tác giả rất đề cao tới các chuyên đề, nhưng ở phổ thông lại chưa
đề cập tới chuyên đề mà tôi đang làm. Chính vì những cấp bách đó tôi thấy đưa
chuyên đề này vào áp dụng cho học sinh trường mình đang công tác là cần thiết.
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi muốn suy nghĩ và đưa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao nhận thức của các em, cũng như phù hợp với đối tượng học sinh tại trường.
3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Để nâng cao nhận thức khi học chuyên đề này mà đối tượng lại là học sinh giỏi,
tôi phải vạch ra cho mình một số giải pháp hay một kịch bản để từ đó làm cơ sở dạy

một cách có hiệu quả nhất, đó là các giải pháp như sau:
Một là: Muốn học sinh hiểu được vấn đề chính giáo viên cần giải thích khái
niệm kháng chiến và kiến quốc. Phân tích cơ sở lý luận cũng như mối quan hệ giữa
kháng chiến và kiến quốc.
Với giải pháp này học sinh đã hiểu thế nào là kháng chiến và thế nào là kiến quốc
như đã trình bày ở trên. Nó có tác dụng định hình cho học sinh khái niệm trước khi
học, từ cơ sở đó học sinh sẻ hiểu mối quan hệ giữa chúng. Đó là điều kiện không thể
tách rời. Từ đó học sinh sẽ khám phá ra những kiến thức mới.
Hai là: Phân chia các giai đoạn lịch sử chính.
Nếu khi dạy chuyên đề: “ Đảng giải quyết quan hệ giữa kháng chiến, kiến quốc
trong chống Pháp” qua công tác BDHSG, nếu không phân chia những giai đoạn thì
học sinh sẽ không nắm hết ý và không biết đâu là sự kiện chính. Vì vậy tôi đã chia ra
các giai đoạn như sau:
+ Lịch sử Việt Nam từ tháng 9- 1945 đến cuối năm 1947
+ Lịch sử Việt Nam từ năm 1948 đến năm 1950
+ Lịch sử Việt Nam từ năm 1951 đến tháng 7- 1954
Đây là vấn đề quan trọng vì thông qua việc phân chia giai đoạn các em định hình
được những mốc lịch sử quan trọng, không những đáng nhớ mà phải nhớ lâu dài, khắc
mãi trong tâm trí. Khi đó mới trở thành học sinh yêu lịch sử và học lịch sử tốt được.
Ba là: Từ những nội dung đó giáo viên sẻ triển khai nội dung chính từng phần.
Trong từng phần sẻ làm rõ thời gian, cuộc khởi nghĩa mà Đảng giải quyết mối quan hệ
giữa kháng chiến, kiến quốc.

5


Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo viên: Trần Thị Tuyết

Trong giai đoạn lịch sử Việt Nam từ tháng 9- 1945 đến cuối năm 1947, gồm có

những nội dung chính, thời gian, cuộc khởi nghĩa mà Đảng giải quyết mối quan hệ
giữa kháng chiến, kiến quốc như sau:
+ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm đầu tiên sau cách mạng tháng tám
+ Kháng chiến toàn quốc bùng nổ
+ Bước đầu kết hợp kháng chiến và kiến quốc, tiến lên giành thắng lợi trong
chiến dịch Việt Bắc.
Giai đoạn lịch sử Việt Nam từ năm 1948 đến năm 1950:
+ Nhân dân Việt Nam kháng chiến và kiến quốc trong năm 1948 và năm 1949
+ Nhân dân việt Nam giành thắng lợi lớn trong năm 1950
Cuối cùng trong phần chống Pháp là lịch sử Việt Nam từ năm 1951 đến tháng 71954:
+ Nhân dân Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh kháng chiến và kiến quốc (từ đầu năm
1951 đến giữa năm 1953)
+ Nhân dân Việt Nam tiến lên giành thắng lợi cuối cùng (từ giữa năm 1953 đến
tháng 7- 1954)
Khi nắm được các giai đoạn, phải nắm được nội dung chính từng giai đoạn lịch
sử, nhưng không chỉ dừng lại ở đó học sinh phải biết được phần quan trọng đang muốn
nói ở đây là: Trong mỗi giai đoạn Đảng ta đã giải quyết mối quan hệ giữa kháng chiến
và Kiến quốc như thế nào? Đây là vấn đề cốt lõi nên giáo viên phải nhấn mạnh thông
qua các nội dung như đã nói ở trên.
Bốn là: Thông qua học chuyên đề này học sinh sẽ trả lời được tất cả các câu hỏi,
đồng thời nắm được trong tâm toàn bộ kiến thức có liên quan.
Ví dụ: Lịch sử Việt Nam từ tháng 9- 1945 đến cuối năm 1947
1. Thuận lợi và khó khăn của nước ta trong năm đầu tiên sau Cách mạng tháng
Tám 1945? Khó khăn nào là nghiêm trọng nhất vì sao?
2. Trong Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946 Pháp không công
nhận Việt Nam là một nước độc lập, nhưng vì sao ta vẫn kí kết?
3. Chứng minh Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là
Hiến pháp dân chủ và tiến bộ?
4. Vì sao Đảng và chính phủ phát động cuộc kháng chiến toàn quốc vào đêm 1912-1946?
6



Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo viên: Trần Thị Tuyết

5. Cơ sở của đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh
sinh của Đảng?
6. Đường lối kháng chiến của Đảng được thể hiện như thế nào trong Lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh?
7. Những thành tựu trong kháng chiến, kiến quốc của quân và dân ta từ ngày đầu
kháng chiến toàn quốc đến chiến thắng Việt Bắc Thu – Đông 1947? Ý nghĩa của
những thành tựu đó?
8. Ta đã làm gì để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài?
Chính giải pháp này, đánh giá kết quả học tập của học sinh, rèn luyện kĩ năng
làm bài ở dạng nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trước khi đi vào khảo sát, giáo viên đưa ra ví dụ minh họa thực tế khi dạy phần:
Bước đầu kết hợp kháng chiến và kiến quốc, tiến lên giành thắng lợi trong chiến
dịch Việt Bắc, trong chuyên đề như đã nói ở trên. Để thấy được tính thực tế tôi đã tiến
hành theo thứ tự như sau:
Bước 1: Giải thích khái niệm và mối quan hệ giữa kháng chiến, kiến quốc.
Bước 2: Chia các giai đoạn lịch sử chính gồm những vấn đề sau:
1. Chủ trương của Đảng và những thành tựu đầu tiên trong cuộc kháng chiến,
kiến quốc.
2. Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947.
Bước 3. Từ những nội dung đó giáo viên sẽ triển khai nội dung chính từng phần.
Trong từng phần sẽ làm rõ thời gian, cuộc khởi nghĩa mà Đảng giải quyết mối quan hệ
giữa kháng chiến, kiến quốc.
1. Chủ trương của Đảng và những thành tựu đầu tiên trong cuộc kháng chiến,
kiến quốc.

a. Chủ trương của Đảng
Từ ngày 3 đến ngày 6-4-1947 tại Việt Bắc, Hồ Chủ Tịch chủ trì Hội nghị cán bộ
Trung ương lần thứ 2, ra nghị quyết đề cập đến những vấn đề cơ bản cuộc kháng
chiến, kiến quốc. Trên cơ sở đó đưa ra những chủ trương, biện pháp thực hiện đường
lối kháng chiến, kiến quốc đã định, với những nội dung về:
+ Về chính trị
+ Về quân sự
7


Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo viên: Trần Thị Tuyết

+ Về căn cứ địa
+ Về kinh tế
+ Về văn hóa
b. Những thành tựu đầu tiên trong kháng chiến, kiến quốc. Ý nghĩa của những
thành tựu đó.
( Gv lưu ý cho học sinh gặt hái được những thành tựu quan trọng trên nhiều mặt)
2. Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947
* ) Giáo viên làm rỏ trọng tâm chủ yếu sau:
- Nội dung giặc pháp tiến hành nhiều biện pháp để đẩy nhanh cuộc chiến tranh
xâm lược.
- Trước âm mưu đó từ ngày 12 đến ngày 15-6-1947, Hội nghị Quân sự toàn quốc
lần thứ ba họp và ra nghị quyết xác định tình hình và nhiệm vụ mới.
- Tất cả những chuyển biến trên được Đảng ta dự đoán trước: Giặc Pháp mở cuộc
tiến công lớn lên Việt Bắc vào sang ngày 7- 10- 1947.
- Đánh lên Việt Bắc với lực lượng 12.000 quân vào các trọng tâm chính ( về quân
sự, chính tri, kinh tế).
- Kế hoạch tiến lên Việt Bắc gồm 2 cuộc hành quân lớn cũng như các hướng tiến

công.
- Ngày 15-10, Thường vụ Trung ương ra chỉ thị “ Phải phá tan cuộc tiến công
mùa đông của giặc Pháp[7].
Cuộc chiến đấu 75 ngày đêm kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân
pháp rút khỏi Việt Bắc.
* ) Ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc
Sau khi nêu ý nghĩa, giáo viên cần khẳng định, chiến dịch Việt Bắc xứng đáng
là cột mốc lịch sử, mở ra một giai đoạn mới trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc
của quân và dân ta.
Bước 4. Thông qua học kiến thức này học sinh sẽ trả lời được tất cả các câu hỏi.
- Giáo viên nêu 2 câu hỏi:
1. Những thành tựu trong kháng chiến, kiến quốc của quân và dân ta từ
ngày đầu kháng chiến toàn quốc đến chiến thắng Việt Bắc Thu – Đông 1947? Ý
nghĩa của những thành tựu đó?

8


Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo viên: Trần Thị Tuyết

2.Vì sao Đảng và chính phủ phát động cuộc kháng chiến toàn quốc vào đêm
19-12-1946?
Sau đó giáo viên cho học sinh làm bài vào dấy, chấm điểm.
*) Kết quả.
- Kết quả cho thấy theo khảo sát học sinh làm bài tốt câu hỏi này.
HỌ TÊN HỌC SINH

LỚP


ĐIỂM

ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH

Mai Thị Mỹ Nhung
9/1
9,0
Học sinh giỏi
- So với những năm trước đây cho thấy có những tiến bộ vượt bậc vì lúc mới
bồi dưỡng học sinh đạt điểm trong các bài kiểm tra ở trường chưa cao hoặc mới
đạt giải ba, trong các kì thi cấp tỉnh nhưng những năm sau đó học sinh đạt giải
nhì hay giải ba nhiều hơn. Số điểm làm các bài kiểm tra cũng tăng lên trông thấy.

9


Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo viên: Trần Thị Tuyết

III. KẾT LUẬN
Qua các giải pháp trên đã đưa lại kết quả khá thành công. Với những cố gắng đó
tôi hy vọng góp phần gây hứng thú học môn lịch sử trong học sinh, khơi dậy tinh thần
ham học, phát huy tính sáng tạo, tư duy, nắm vững trọng tâm, biết vận dụng kiến thức
vừa học. Khi gặp các chuyên đề không còn bỡ ngỡ như trước.
Những kinh nghiệm trên đây đã được tôi áp dụng trong công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi tại trường trong năm học 2013-2014 và 2014-2015.
Như vậy khi dạy chuyên đề này tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm như khi dạy
phải có các giải pháp cụ thể, sau mỗi giải pháp giáo viên phải rút ra ý nghĩa, vai trò…
của các giải pháp, nó không khác gì một giáo án có các hoạt động cụ thể, thể hiện rõ
nhiệm vụ của thầy và trò, nhưng phải định hướng được năng lực của học sinh. Khi đó

mới truyền tải một khối lượng kiến thức lớn và có chiều sâu.
Với bài viết này không tránh khỏi hạn chế và tích lũy các giải pháp chưa nhiều,
không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự đóng góp của Ban giám hiệu và Quý đồng
nghiệp.

10


Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo viên: Trần Thị Tuyết

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. V.I.Lênin Toàn tập, NXB Tiến bộ, Matxcơva, 1979.T16.
2. Jules Roy: Trận Điện Biên Phủ dưới con mắt người Pháp, NXB Thành phố
Hồ Chí Minh,1994.
3. Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, Nxb CTQG, Hà Nội, 1994.
4. Tiến sĩ Phạm Xuân Mỹ, khoa Lịch sử Đảng, Học viện báo chí và tuyên
truyền, Giáo trình “Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945- 1954).
5. Đảng cộng sản Việt Nam chặng đường qua hai thế kỷ- NXB CTQG, Hà Nội,
2006.
6. Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội.
7. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (tập 1) chương trình cao cấp, NXB CTQG,
Hà Nội, 1997.
8. Văn kiện Đảng toàn tập, NXB CTQG,Tập 8.
9. Từ điển triết học, NXBTB- 1986.
10. Từ điển tiếng việt, NXBKH- 1988.
11. Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và bài học – NXB
CTQG, Hà Nội,1996.
12. Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi và bài học- NXB

CTQG, Hà Nội, 1995.

11


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG THCS & THPT HÀ TRUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO CHUYÊN ĐỀ: “ ĐẢNG GIẢI QUYẾT QUAN HỆ
GIỮA KHÁNG CHIẾN, KIẾN QUỐC TRONG CHỐNG PHÁP”
QUA CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

Lĩnh vực: LỊCH SỬ
Tên tác giả: TRẦN THỊ TUYẾT
Chức vụ: TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

Huế, tháng 3 năm 2015


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đơn vị: .......................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Họ và tên……………………………………….……………….................................
2. Chức vụ (nhiệm vụ đảm nhiệm) ……………………………………………………
3. Đơn vị công tác …………….………………………………………….......................

4. Tên đề tài (SKKN):
…………………………………………………….........................
5. Lĩnh vực
(SKKN):...........................................................................................................
STT
Nội dung
Điểm tối Điểm GK
đa
thống nhất
1
Lý do chọn đề tài (đặt vấn đề, thực trạng, tính cấp thiết,
10
tính đổi mới của đề tài…)
2
Giải quyết vấn đề, nội dung của đề tài nêu ra
80
2.1. Tính mới và sáng tạo
25
a) Hoàn toàn mới, được áp dụng lần đầu tiên
21-25
b) Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ
16-20
tốt
c) Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ
11-15
khá
d) Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ
6-10
TB
e) Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ

1-5
thấp
2.2. Khả năng áp dụng và nhân rộng
25
a) Có khả năng áp dụng và nhân rộng ở mức độ tốt
21-25
b) Có khả năng áp dụng và nhân rộng ở mức độ khá
16-20
c) Có khả năng áp dụng và nhân rộng ở mức độ TB
11-15
d) Ít có khả năng áp dụng và nhân rộng
1-10
2.3. Hiệu quả áp dụng và phạm vi của đề tài
30
a) Có hiệu quả và phạm vi áp dụng ở mức độ tốt
26-30
b) Có hiệu quả và phạm vi áp dụng ở mức độ khá
16-25
c) Có hiệu quả và phạm vi áp dụng ở mức độ TB
11-15
d) Ít có hiệu quả và áp dụng
1-10
3.
Hình thức trình bày (cấu trúc, ngôn ngữ, chính tả, văn
10
phong, thể thức văn bản…….)
TỔNG ĐIỂM:
Xếp loại:
Nhận xét
chung: ...............................................................................................................................

...........................................................................................................................................
............
………, ngày….tháng….năm….
Giám khảo 1
Giám khảo 2
Chủ tịch Hội đồng
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)


NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

……………, ngày tháng năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
NHẬN XÉT:………………………………… người khác.
(Ký, ghi rõ họ tên)
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
Trần Thị Tuyết
………………………………………………..
ĐIỂM:…………………………………..
XẾP LOẠI: …………………………….
TỔ TRƯỞNG

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI

CỦA HỘI ĐỒNG KH-SK CỦA ĐƠN VỊ
NHẬN XÉT:…………………………………
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
ĐIỂM:…………………………………..
XẾP LOẠI: …………………………….
CHỦ TỊCH HĐ KH-SK CỦA ĐƠN VỊ

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KH-SK NGÀNH
GD&ĐT
NHẬN XÉT
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………..
ĐIỂM:…………………………………..
XẾP LOẠI: …………………………….
CHỦ TỊCH HĐ KH-SK NGÀNH
GD&ĐT


MỤC LỤC
Trang
I.ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………..1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................................1

III. KẾT LUẬN.........................................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................11

DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VẾT TẮT TRONG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Chữ viết tắt
BDHSG

Viết đầy đủ
Bồi dưỡng học sinh giỏi



×