Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

skkn rèn kĩ năng viết văn cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.86 KB, 8 trang )

PHÒNG GD&ĐT TIÊN PHƯỚC
TRƯỜNG TIỂU HỌC TIÊN AN

CHUYÊN ĐỀ:
RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
I/ Căn cứ xây dựng chuyên đề:
- Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tiếng Việt Tiểu học (Bộ GD&ĐT)
- Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt Tiểu học (Bộ GD&ĐT)
- Sách giáo khoa, giáo viên môn Tiếng Việt (Nhà xuất bản Giáo dục)
- Tình hình dạy học Tiếng Việt tại nhà trường.
II/ Thực trạng:
Ngoài một số giáo viên, học sinh dạy và học tốt môn Tập làm văn thì thực trạng
dạy học Tập làm văn còn một số tồn tại như chất lượng bài viết chưa cao, kĩ năng nói,
trình bày của học sinh hạn chế; bài viết còn nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả,…Cụ
thể:
1/ Một số lỗi thường gặp ở bài nói, viết ở học sinh:
a/ Bài văn ngắn, khô khan, nghèo cảm xúc, mang tính liệt kê,…Ví dụ:
- Cái cặp của em nhiều màu. Mặt trước có siêu nhân rất đẹp. Nó có ba ngăn.
Một ngăn em để bút, một ngăn em để vở, một ngăn để sách.
- Cây bàng cao đến mái nhà. Thân nó to. Cây bàng có nhiều cành. Lá màu
xanh. Quả ăn có vị chát.
Đoạn văn tạm được vì đúng ý. Câu văn rõ nghĩa. Nhưng miêu tả như vậy chỉ
cần vài câu là tả xong một đồ vật, một cây. Và nó cũng rất chung chung, không làm
nổi bật được nét riêng của đồ vật đó, cây đó.
b/ Dùng từ đặt câu, diến đạt, dấu câu, chính tả,…Ví dụ:
Quả bàng to như con lợn con.(Hình ảnh)
Mắt của nó màu đen. Râu của nó dài. Lông thì đen…(Lặp từ, liệt kê)
Cún con mới dễ thương làm sao. (!) (Dấu câu)
Cây bàng cao thân cây. Xù xì (Dấu câu)
Con mèo có bộ lông trắng tinh.(dùng từ)
Có nhiều cành, nhiều lá rậm rạp. (Thiếu thành phần chính)


Em rất yêu quý con mèo nhà em.(lặp từ)
Con gà trống dậy rất sớm. Nó dậy sớm để báo thức mọi người.(Lặp từ)
Em phải giữ gìn chiếc đồng hồ để trên mặt tủ.(Diễn đạt)
Con mèo lông trắng mắt nó em yêu chú lắm. (Không rõ nghĩa)
Chiếc cặp của em màu đỏ giúp em học giỏi.(Không tương hợp về nghĩa)
Ngăn ngoài của cặp em đựng bút. Chiếc bút màu đỏ rất đẹp.(lạc chủ đề)
2/ Nguyên nhân:
a/ Học sinh:
- Kĩ năng quan sát và lựa chọn hình ảnh để quan sát và miêu tả hạn chế.
- Vốn từ miêu tả còn nghèo nàn; chưa có thói quen tích luỹ vốn từ ngữ.


- Kĩ năng lựa chọn từ ngữ, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, kĩ năng diễn đạt,…
còn hạn chế. Các em chưa biết cách sắp xếp ý khi viết bài, bố cục thiếu rõ ràng, chưa
khoa học.
- Không có thói quen sử dụng các biện pháp tu từ khi nói, viết văn.
- Khả năng giao cảm với đối tượng miêu tả còn hạn chế; cảm xúc, tình cảm
không tự nhiên, có sự gượng ép.
- Trong tiết trả bài, học sinh chưa được sửa lỗi và tự sửa lỗi kĩ càng, đầy đủ; các
em cảm thấy nặng nề, thất vọng về bài viết của mình.
- Các em chưa thực sự cảm thấy yêu môn học.
b/ Giáo viên và công tác quản lí, chỉ đạo:
- Chưa kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phân môn của Tiếng Việt.
- Chưa đầu tư đúng mức tiết trả bài viết.
- Chưa có cái nhìn bao quát cả chương trình Tiếng Việt Tiểu học.
- Dạy học còn “nặng về lí thuyết, nhẹ thực hành”
- Chưa sáng tạo trong việc rèn kĩ năng viết văn cho học sinh.
- Nhiều năm liền, phòng GD&ĐT, nhà trường chưa tổ chức chuyên đề, thao
giảng môn Tập làm văn, nhất là dạng bài trả bài viết.
III/ Rèn kĩ năng viết văn:

1. Các nhóm kĩ năng viết văn:
Kĩ năng viết bài tập làm văn nhằm rèn luyện cho học sinh khả năng viết bài văn
theo đề bài đã cho và thuộc các thể loại, kiểu bài khác nhau. Bài tập làm văn viết là
kết tinh nhiều mặt của kĩ năng, năng lực sử dụng Tiếng Việt của học sinh được rèn
luyện qua từng lớp học.
Ở phân môn tập làm văn, bên cạnh việc sử dụng các kĩ năng đã được hình
thành và phát triển từ các môn học khác như: nghe, nói, đọc, viết (phân môn tập đọc);
giải nghĩa từ, dùng từ, đặt câu (phân môn luyện từ và câu); viết đúng chính tả, chính
âm (phân môn chính tả)…thì phân môn tập làm văn còn hình thành và phát triển một
hệ thống các kĩ năng riêng. Ngoài kĩ năng có tính phổ biến chung cho mọi kiểu bài
văn do nội dung chương trình quy định, thì một số kiểu bài văn thuộc các phong cách
khác nhau lại có thêm vài kĩ năng có tính đặc thù.
Trong phân môn tập làm văn, kĩ năng làm văn, viết bài văn có thể chia thành
các nhóm sau đây:
a. Nhóm kĩ năng giúp học sinh tiếp cận, chuẩn bị cho việc sản sinh ra văn bản gồm
có:
Kĩ năng phân tích đề bài, kĩ năng tìm ý và lựa chọn ý, kĩ năng xây dựng dàn ý.
b. Nhóm kĩ năng viết văn bản, gồm có các kĩ năng:
Dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn văn thành bài văn. Trong bốn kĩ năng
này, thì kĩ năng viết đoạn văn và kĩ năng liên kết đoạn thành bài văn là hai kĩ năng
đặc trưng, chủ yếu của phân môn tập làm văn.
c. Nhóm kĩ năng kiểm tra kết quả (được dùng trong giai đoạn kiểm tra kết quả bài làm
của học sinh), gồm có các kĩ năng sau:
Kĩ năng phát hiện lỗi về cách dùng từ, lỗi chính tả, lỗi đặt câu đến lỗi viết văn
bản, lỗi về nội dung, cảm xúc…được thể hiện rõ nét trong bài làm của học sinh.


Như vậy, bài tập làm văn của học sinh là sản phẩm của sự vận dụng tổng hợp
các kiến thức và kĩ năng tiếp nhận được trong quá trình học tập các môn học nói
chung. Do vậy, từ việc nắm ý tới việc diễn đạt thành văn, từ văn nói đến văn viết có

một khoảng cách khá xa. Vì thế, bên cạnh việc bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn văn, tư
tưởng, vốn sống cho học sinh qua các bài học ở các phân môn Tiếng Việt; mỗi quý
thầy giáo, cô giáo còn phải chú trọng rèn luyện kĩ năng viết bài văn cho các em theo
những yêu cầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí và khả năng tư duy của trẻ.
2. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng viết bài tập làm văn.
a. Kĩ năng dùng từ đặt câu:
Câu là đơn vị của đoạn, bài; muốn viết được đoạn, bài trước hết phải viết câu
đúng ngữ pháp. Nếu học sinh viết câu thiếu thành phần chính, diễn đạt lủng củng thì
không thể hình thành được đoạn văn, bài văn.
Dạng dùng từ đặt câu thường được hình thành ở các tiết Luyện từ và Câu, tập
làm văn ở khối 1,2,3. Khi lên lớp 4,5 các em mới mở rộng câu bằng các nghệ thuật tu
từ. Vì vậy, giáo viên khối 1,2,3 cần tập trung:
- Chữa lỗi cấu trúc câu: Khi học sinh đặt câu, giáo viên cần tổ chức học sinh
nhận xét về thành phần chính của câu dựa vào các câu hỏi gợi ý của dạng câu (Ai là
gì? Ai thế nào? Ai làm gì? Như thế nào? Làm gì? Là gì?)
Ví dụ: Chích bông thật là xinh.
Giáo viên cần tổ chức học sinh nhận xét: “Ai thật là xinh?” “Chích bông”;
“Chích bông thế nào?”, “thật là xinh”.
Giáo viên nhắc học sinh luôn dùng câu hỏi và câu trả lời khi đặt câu thì các em
sẽ tránh được việc viết câu thiếu thành phần chính.
Ở Tập làm văn lớp 2, 3, SGK thường thiết kế hệ thống câu hỏi rất chặt chẽ. Nếu
học sinh trả lời tốt các câu hỏi này thì tự nhiên sẽ có liên kết câu và trở thành đoạn.
Tuy nhiên, ở một số bài, câu hỏi gợi ý giới hạn có 3 câu nhưng yêu cầu viết từ 7 đến
10 câu.
Ví dụ: (TV 3, tr 38, tạp II)
1/ Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết.
a/ Người đó là ai, làm nghề gì?
b/ Người đó hằng ngày làm những việc gì?
c/ Người đó làm việc như thế nào?:

2/ Viết những điều em vừa kế thành một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu)
Đối với những bài này, giáo viên cần mở rộng câu hỏi gợi mở phần thân đoạn
và cho các em tập nói trong nhóm, trước lớp. Khi trình bày, giáo viên cần chữa lỗi cụ
thể các câu, từ đó hình thành thói quen viết câu đúng ngữ pháp.
b. Kĩ năng viết những câu văn sinh động, gợi tả, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc
điệu:
Từ cách dẫn dắt, gợi mở của giáo viên và từ một ý cho trước hay từ một câu
đơn (chỉ có một cụm chủ ngữ, vị ngữ), giáo viên hướng dẫn học sinh tập mở rộng câu
bằng cách thêm các thành phần phụ cho câu như: trạng ngữ, bổ ngữ, động từ, tính từ,
từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh,…Sử dụng các hình ảnh, chi tiết sinh động biểu


cảm; các biện pháp nghệ thuật như: nhân hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ, hoán dụ,
phóng đại,…làm cho cách diễn đạt câu văn, đoạn văn, thêm cụ thể, sống động giúp
người đọc như cùng cảm nhận với mình.
Yêu cầu rèn luyện kĩ năng này có thể thực hiện ở các tiết học Luyện từ và Câu
hoặc tiết trả bài tập làm văn. Bài tập luyện viết câu sẽ gúp học sinh có ý thức viết văn
ngày càng chặt chẽ về ý tứ, sinh động, giàu xúc cảm,…từ đó giúp các em thêm hứng
thú học tập môn Tiếng Việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng. Sau đây là
một số ví dụ (bài tập) về cách dùng từ, viết câu văn sinh động:
*Bài tập 1: Từ những câu văn đã cho, viết lại cho sinh động, gợi cảm xúc bằng cách
thêm biện pháp nghệ thuật:
Các em học sinh quần áo đủ màu sắc sặc sỡ đang nô đùa trên sân trường.
Các em học sinh quần áo đủ màu sắc sặc sỡ đang nô đùa trên sân trường tựa
như một đàn bướm xinh tung tăng bay lượn. (Biện pháp so sánh).
Bông hoa hồng xinh đẹp.
Bông hoa hồng xinh đẹp đang tươi cười và thì thầm toả hương thơm. (Biện
pháp nhân hoá).
Tôi yêu những người dân đi biển làng tôi, mặt biển trong xanh dậy sóng và
những con thuyền rẽ sóng ra khơi.

Tôi yêu những người dân đi biển làng tôi, yêu mặt biển trong xanh dậy sóng và
yêu những con thuyền rẽ sóng ra khơi. (Biện pháp điệp từ).
Xa xa, những cánh buồm nhấp nhô trên sông, mấy người dân chài thấp thoáng,
vài cách chim chiều tản mạn bay về tổ.
Xa xa, nhấp nhô những cánh buồm trên sông, thấp thoáng mấy người dân
chài, tản mạn vài cánh chim chiều bay về tổ. (Biện pháp đảo ngữ).
*Bài tập 2: Điền thêm từ thích hợp vào chỗ dấu chấm chấm để tạo thành những câu
văn gợi tả, gợi cảm:
Cổng trường…chúng em vào lớp.
Cổng trường đang giang rộng vòng tay đón chúng em vào lớp. (Biện pháp
nhân hoá).
Chú mèo mướp có đôi mắt tròn đen…
Chú mèo mướp có đôi mắt tròn đen như hai hạt nhãn.. (Biện pháp so sánh).
Tôi lớn lên bằng…
Tôi lớn lên bằng tình thương của mẹ, tình thương của cha và sự chở che của
bà con làng xóm. (Biện pháp điệp ngữ).
*Bài tập 3: Diễn đạt lại những câu văn sau đây bằng cách thêm các từ ngữ, các biện
pháp nghệ thuật cho sinh động, gợi cảm.
Đôi cánh gà mẹ xoè ra rất rộng.
Đôi cánh gà mẹ xoè ra rất rộng như một chiếc ô vững chãi che chở cho đàn
con khỏi mưa.
Cô Hiền Ngọc bước vào lớp nhẹ nhàng.
Cô Hiền Ngọc bước vào lớp nhẹ nhàng như làn gió xuân, mắt nhìn cả lớp
thật âu yếm và mến thương.
Chiếc bảng đen xinh xắn.


Chiếc bảng đen xinh xắn như mỉm cười với chúng em khi vào lớp.
Ngoài cách viết câu, dùng từ, ngữ nêu trên; trong giảng dạy giáo viên cần
hướng dẫn học sinh chú ý đến các đặc điểm cấu tạo của từ Tiếng Việt là đa dạng về

kiểu loại (từ đơn, từ ghép, từ láy), phong phú về ý nghĩa (từ một nghĩa, từ nhiều
nghĩa, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm khác nghĩa,…), linh hoạt về cách sử
dụng (từ dùng trong sinh hoạt, trong sách vở khoa học, từ địa phương, từ nghề nghiệp,
…).
c. Kỹ năng viết đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý:
Để thực hiện tốt kỹ năng này, trước hết cần phải quan sát kĩ đối tượng, tìm
được nhiều ý, nhiều chi tiết, biết sắp xếp các ý theo một trình tự rõ ràng, hợp lý,…
Trong phân môn luyện từ và câu, có một số bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn, cần
được giáo viên chú ý để hướng dẫn học sinh lập dàn ý trước khi cho học sinh viết
thành lời văn cụ thể, nhằm bổ trợ thiết thực “lô gích”, “đồng tâm” cho phân môn tập
làm văn ở tiểu học.
Ở tiết trả bài tập làm văn, giáo viên cần cho học sinh luyện viết lại phần mở bài,
kết bài hay một đoạn của phần thân bài để học sinh tự rút kinh nghiệm sau khi giáo
viên đã chữa bài tập trên lớp. Qua luyện tập, giúp học sinh chắt lọc được kiến thức
trọng tâm và bước đầu ý thức được sự “liên kết ý” trong đoạn văn, tức là: Giữa các
câu văn có sự liền mạch, có quan hệ về ý với nhau, không rời rạc, lộn xộn. Các ý
trong một đoạn văn được diễn tả theo một trình tự nhất định (trình tự về không gian,
trình tự về thời gian, trình tự tâm lý) nhằm minh hoạ và cụ thể ý chính. ở phân môn
luyện từ và câu (Sách TV5, tập 2), các em học sinh đã được học vài biện pháp liên kết
đơn giản như sau:
Bài: “Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ” (TV5, tập 2, trang 7172).
Khái niệm: Lặp từ ngữ là phương thức liên kết thực hiện bằng cách lặp lại ở
câu thứ hai một hay nhiều từ ngữ đã xuất hiện ở câu thứ nhất.
Ví dụ: ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước
lên tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ
sông. ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm
nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy kiều ngâm thơ…
(Tình quê hương, Nguyễn Khải).
Bài: "Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ” (TV5, tập2, trang
76-77).

Khái niệm: Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một
việc, ta có thể dùng đại từ hoặc những từ đồng nghĩa thay thế cho từ ngữ đã dùng ở
câu đứng trước để tạo mối liên hệ giữa các câu và tránh lặp từ. Biện pháp liên kết như
vậy gọi là phép thế.
Ví dụ: Những con ngan nhỏ mới nở được ba hôm chỉ to hơn cái trứng một tý.
Chúng có bộ lông vàng óng. Một màu vàng đáng yêu như màu vàng của những con
tơ nõn mới guồng…(Đàn ngan mới nở. TV4, tập 2, trang 119).
Bài: “Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối” (TV5, tập 2, trang 97-98).


Khái niệm: Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có
thể liên kết các câu ấy bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng chuyển tiếp
như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, ngoài ra, cuối cùng, mặt khác, trái lại, đồng thời, đến
khi,…
Ví dụ: Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có
bạn thì chuyện trò tiếu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi một mình, tôi
thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài. (Qua
những mùa hoa, TV5, tập 2, trang 98).
Ngoài những bài hướng dẫn học sinh sử dụng phương pháp liên kết câu nêu
trên, trong sách tiếng Việt lớp 5 còn có 5 bài học hướng dẫn học sinh hình thành kiến
thức, kĩ năng về cách “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ” và “Nối các vế câu ghép
bằng cặp từ hô ứng”. Mỗi quý thầy cô giáo cần lưu tâm dạy kĩ, có chiều sâu, để bổ trợ
thiết thực cho phân môn Tập làm văn, khi các em luyện viết câu, đoạn, bài trong một
kiểu bài cụ thể. Nhằm thực hiện đúng nội dung, chương trình dạy học là “Vòng tròn
đồng tâm”. Bên cạnh đó cũng cần lưu tâm để nhận xét kết quả trình bày bài làm của
học sinh về ý (đã đúng, đủ, cụ thể chưa) và về lời (dùng từ, đặt câu, diễn đạt có hay,
có chính xác không, bộc lộ cảm xúc như thế nào,…).
d. Rèn kĩ năng viết bài văn có bố cục chặt chẽ, có lời văn phù hợp với yêu cầu nội
dung, thể loại và kiểu bài:
Học sinh viết theo dàn bài đã được góp ý, chỉnh sửa từ tiết học trước. Để bài

làm của các em có bố cục chặt chẽ, cần hướng dẫn học sinh biết cách liên kết các
đoạn văn bằng những từ ngữ như: chẳng bao lâu, từ lâu, tuy vậy, trong khi đó,…Nhắc
nhở học sinh xuống dòng khi kết thúc đoạn văn, mở đầu đoạn tiếp theo bằng câu nối
vào ý khác, làm cho bài văn trong sáng, mạch lạc, khúc chiết. Chữ viết phải rõ ràng và
cố gắng rèn viết chữ đẹp. Bài làm cần sáng sủa, sạch sẽ, lưu ý nhắc nhở các em nắm
vững các đặc điểm về thể loại, kiểu bài tập làm văn như: “tả người”- cần lựa chọn
những động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái sát hợp; dùng những tính từ gợi
hình ảnh, gợi cảm xúc; những từ tượng thanh, tượng hình thích hợp; dùng các hình
ảnh so sánh, ví von sinh động…để vừa gợi tả cho cụ thể, vừa thể hiện tình cảm, thái
độ của mình với người được miêu tả.
Vẻ đẹp của một bài văn hay, không chỉ ở ý nghĩa nội dung, bộc lộ cảm xúc mà
nội dung và cảm xúc đó phải được thể hiện thông qua vẻ đẹp của Tiếng Việt. Trong
giảng dạy, cần hướng dẫn học sinh tiểu học đi từ những cái cụ thể, chắt lọc những
điều quan trọng về kiến thức, kĩ năng để truyền thụ cho các em. Khơi dậy tính kiên trì
học hỏi, kiên trì rèn luyện ở các em; gắn kiến thức, đề tài với vốn sống, vốn hiểu biết
của học sinh, đánh thức ở các em những gì các em đang có và “phát triển” dần lên.
IV/ Công tác chỉ đạo thực hiện:
Căn cứ sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy và tài liệu thay sách giáo
khoa, giáo viên soạn giảng linh hoạt, phù hợp theo hướng tích cực. Trong quá trình
dạy học và tổ chức các hoạt động NGLL, giáo viên cần tập trung thực hiện một số nội
dung:
1/ Giáo viên:


1.1 Hướng dẫn học sinh cách quan sát đối tượng miêu tả, cách lựa chọn hình ảnh, nội
dung miêu tả.
a/ Quan sát đối tượng miêu tả (tranh ảnh, cảnh, con vật, đồ vật,…) cần chú ý:
- Quan sát tổng thể đối tượng; chú ý cả trạng thái động và tĩnh; quan sát bằng
tất cả các giác quan thính giác, thị giác, xúc giác,…(nếu tranh ảnh thì cần tưởng
tượng)

- Lựa chọn điểm đặc trưng, đặc biệt, tiêu biểu của đối tượng để quan sát thật kĩ.
- Quan sát và so sánh điểm giống và khác nhau với các đối tượng khác có ở
xung quanh bằng sự liên tưởng hay quan sát trước đó.
Quan sát hình ảnh, hoạt động và những tác động của đối tượng đến các sự vật
xung quanh.
- Ghi chép cẩn thận, đầy đủ khi quan sát.
(HS yếu cần có câu hỏi gợi mở khi quan sát)
b/ Lựa chọn hình ảnh miêu tả và nội dung miêu tả
- Căn cứ vào hình ảnh đã lựa chọn khi quan sát.
- Căn cứ vào nội dung đã ghi chép.
- Chọn lọc những hình ảnh, chi tiết, hoạt động đặc sắc, đặc trưng riêng, đẹp và
khác biệt của đối tượng để miêu tả chi tiết.
- Lựa chọn hình ảnh, hoạt động khác của đối tượng để tả khái quát, bổ trợ tạo
nên hình ảnh tổng thể về đối tượng; có thể lồng ghép các hình ảnh, sự việc gắn bó mật
thiết với đối tượng.
c/ Sắp xếp ý, đoạn:
- Căn cứ vào nội dung đã lựa chọn để sắp xếp từng ý (theo một thứ tự nào đó:
từ ngoài vào trong, từ trước ra sau, từ xa đến gần, từ trên xuống dưới,…)
- Sắp xếp các ý theo đoạn với thứ tự đã lựa chọn cho phù hợp.
1.2 Giúp học sinh tích luỹ vốn từ miêu tả và làm giàu tưởng tượng của các em trong
làm văn miêu tả:
Muốn lựa chọn từ ngữ để đặt câu, viết thành những câu văn hay, có hình ảnh,
học sinh phải có vốn từ phong phú. Do vậy, giáo viên cần giúp học sinh tích luỹ vốn
từ ngữ miêu tả giàu hình ảnh, tưởng tượng bằng cách tổ chức mỗi HS có sổ tay Tiếng
Việt, ghi chép những từ ngữ theo chủ đề hoặc những câu văn hay khi tham gia đọc
sách hay do giáo viên sửa bài, cung cấp như: Miêu tả cây cối, đồ vật, người, cảnh vật,
… và một số từ ngữ gợi tả về âm thanh, hình ảnh,…
Giáo viên theo dõi, tổ chức cho HS kiểm tra nhau và hướng dẫn các em cách
vận dụng. Công việc này phải kết hợp cả trong và ngoài tiết dạy.
1.3 Luyện tập cách sử dụng các biện pháp tu từ, biện pháp nghệ thuật trong viết văn.

Để bồi dưỡng kĩ năng diễn đạt, học sinh sẽ thực hành một số dạng bài tập luyện
viết như:
- Viết câu, đoạn từ các từ ngữ cho sẵn.
- Điền tiếp vào chỗ trống.
- Thêm từ ngữ miêu tả về hình ảnh, âm thanh,…
- Sắp xếp ý để thành đoạn văn hoàn chỉnh.
(Như đã nêu ở phần rèn kĩ năng viết)


1.4 Thực hiện nghiêm túc tiết trả bài tập làm văn:
Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của tiết trả bài để thực hiện một cách
nghiêm túc, tránh làm qua loa, “lấy lệ”, cần tập trung:
- Chấm bài thật kĩ, thấy rõ ưu, nhược điểm của từng bài viết; chữa lỗi tiêu biểu
cần khắc phục ngay cho các em trong bài làm.
- Ghi lại các lỗi của học sinh theo từng loại: Lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi đặt
câu, lỗi diễn đạt,…; các từ, câu, đoạn văn hay.
- Thống kê và phân loại bài theo điểm; nhận xét chung về ưu, nhược điểm trong
bài viết của học sinh.
- Tiến hành đúng như quy trình đã hướng dẫn trong sách giáo viên (Linh hoạt
về thời gian thực hiện các bước, hình thức tổ chức sửa lỗi như cá nhân, nhóm đôi,…
tuỳ theo kết quả bài viết của học sinh).
- Học sinh phải thấy và nêu được lỗi trong bài văn của mình và của bạn; sửa
được lỗi đó và ghi nhớ nó; hiểu rõ và có nhu cầu học hỏi những từ, câu, đoạn văn hay,
giàu hình ảnh và sức gợi tả.
- Giáo viên tổ chức chữa mẫu một số từ, câu, đoạn, bài một cách điển hình, cụ
thể.
- Đọc, phân tích các đoạn, bài văn hay của học sinh hoặc chọn ngoài.
(Tất cả nội dung được thể hiện trên kế hoạch dạy học và vở học sinh)
2/ Lãnh đạo trường, tổ chuyên môn:
- Tổ chức dự giờ, góp ý giúp đỡ, động viên để giáo viên thực hiện tốt.

- Nhà trường hỗ trợ các điều kiện phương tiện phục vụ chuyên đề theo yêu cầu,
đề xuất của tổ chuyên môn.
- Chỉ đạo Thư viện-Thiết bị cung cấp sách tham khảo, thiết bị dạy học đầy đủ,
kịp thời.
- Lãnh đạo trường, tổ chuyên môn lên kế hoạch và tiến hành kiểm tra, tổng kết
rút kinh nghiệm việc thực hiện chuyên đề kịp thời.
Tiên An, ngày 08 tháng 11 năm 2012
Sưu tầm và biên soạn
Lê Trường Điệp



×