Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

ISSON IPPIN và vai trò trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn nhật bản giai đoạn 1980 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.06 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VŨ THỊ THANH TUYỀN

ISSON-IPPIN VÀ VAI TRÒ TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NÔNG THÔN
NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1980-2000

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Châu Á học

Hà Nội-2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VŨ THỊ THANH TUYỀN

ISSON-IPPIN VÀ VAI TRÒ TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NÔNG THÔN
NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1980-2000

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học
Mã số: 06 31 06 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.Phan Hải Linh


Hà Nội-2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Isson-Ippin và vai
trò trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn Nhật Bản giai đoạn 1980-2000” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS Phan Hải Linh.
Mọi trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn đầy đủ và cụ thể. Nội
dung nghiên cứu, kết quả trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với bất cứ
nội dung luận văn nào đã công bố.
Tác giả

Vũ Thị Thanh Tuyền


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
và sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn là PGS.TS.Phan Hải Linh (chủ nhiệm bộ môn
Nhật Bản học, Khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn Hà Nội) đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Quý thầy cô ngành Châu
Á học, Khoa Đông Phương học và Quý thầy cô Khoa Sau đại học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy và truyền đạt
cho tôi những kiến thức bổ ích cũng như quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm học
tập vừa qua. Sự góp ý, chỉ bảo và giúp đỡ của Quý thầy cô đã góp phần quan trọng
giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Quý thầy cô, các tổ chức, cá nhân
đã quan tâm và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Nhật Bản. Đặc

biệt là Quý thầy cô trường Đại học Senshu (Nhật Bản), GS.Konno Hiroaki, giáo sư
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi tiếp cận lý thuyết và thực tế cũng như tìm kiếm tài
liệu. Bên cạnh đó, trong thời gian đi điều tra thực tế và tập hợp tài liệu phục vụ cho
luận văn tại tỉnh Oita, các cán bộ Phòng Phát triển Tổng hợp, Hợp tác xã Nông
nghiệp cũng như người dân thị trấn Oyama đã nhiệt tình quan tâm, hỗ trợ và cung
cấp cho tôi nhiều thông tin cùng tài liệu quý báu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh, song do
những hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong muốn nhận được sự góp ý của Quý thầy cô và
các độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả

Vũ Thị Thanh Tuyền


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................6
1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................................................... 6
2. Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn ................................................................................... 8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 11
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 12
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................... 12
6. Kết cấu luận văn........................................................................................................................... 13

Chƣơng 1. SỰ RA ĐỜI CỦA PHONG TRÀO ISSON - IPPIN Ở NHẬT BẢN
THẬP NIÊN 1980 ....................................................................................................15
1.1. Bối cảnh kinh tế, xã hội ở nông thôn Nhật Bản trong thập niên 1980 ............. 15
1.2. Bối cảnh kinh tế, xã hội của tỉnh Oita những năm 1980 ........................................ 20
1.3. Sự ra đời của phong trào Isson-Ippin .............................................................................. 24
1.3.1. Tiền thân của phong trào Isson-Ippin: Phong trào NPC ở thị trấn
Oyama .................................................................................................24
1.3.2. Phong trào Isson-Ippin và 3 nguyên tắc hoạt động .............................30
Tiểu kết .....................................................................................................................37
Chƣơng 2. QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG PHONG TRÀO ISSON-IPPIN Ở NHẬT
BẢN ..........................................................................................................................38
2.1. Hoạt động xây dựng và phát triển sản phẩm ............................................................... 38
2.1.1. Bước chuẩn bị ......................................................................................39
2.1.2. Bước phát triển sản phẩm ....................................................................39
2.1.3. Bước lưu thông hàng hoá .....................................................................40
2.1.4. Vai trò của chính quyền .......................................................................40
2.1.5. Phong trào Isson-Ippin ở các địa phương ...........................................46
2.2. Hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực ............................................................. 51
2.3. Hoạt động mở rộng giao lưu của phong trào ............................................................... 56
Tiểu kết .....................................................................................................................61

1


Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA PHONG TRÀO ISSON-IPPIN
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NÔNG THÔN NHẬT BẢN GIAI
ĐOẠN 1980-2000 .....................................................................................................62
3.1. Thành quả của phong trào Isson-Ippin đối với sự phát triển kinh tế, xã hội
Nhật Bản giai đoạn 1980-2000 .................................................................................................... 62
3.1.1. Hiệu quả về mặt kinh tế ........................................................................62

3.1.2. Hiệu quả về mặt xã hội.........................................................................68
3.2. Nguyên nhân và bài học thành công của phong trào Isson-Ippin....................... 75
3.3. Một vài vấn đề tồn tại của phong trào Isson-Ippin ................................................... 92
3.4. Một số đề xuất về chính sách phát triển nông thôn ở Việt Nam ....................95
Tiểu kết .....................................................................................................................99
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 101
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 105

2


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG VÀ HÌNH

1. Danh mục biểu đồ
Biểu 1.1: Tình hình dân số thành thị và nông thôn Nhật Bản giai đoạn 1960-1980
.............…………………………………………………………………………….15
Biểu 1.2: Tỷ lệ phân bố dân số giữa các khu vực trên toàn quốc năm 19601980………………………………………………………………………………...16
Biểu 1.3: Tỷ lệ lao động phân theo nhóm tuổi của Nhật Bản năm 1960-1980…….17
Biểu 1.4: Tình hình phân bố lao động trong các ngành nghề sản xuất của Nhật Bản
giai đoạn 1955-1985……………………………………………………………….18
Biểu 1.5: Tình hình dân số thành thị và nông thôn của tỉnh Oita giai đoạn 19651980 ……………………………………………………………………………..…21
Biểu 1.6: Tình hình phân bố lao động trong các ngành sản xuất của tỉnh Oita giai
đoạn 1965-1980 …………………………………………………………………...21
Biểu 1.7: Tình hình lao động phân theo nhóm tuổi trong ngành nông nghiệp của thị
trấn Oyama giai đoạn 1975-1980 ………………………………………………….25
Biểu 2.1: Doanh thu và số lượng sản phẩm của phong trào Isson-Ippin giai đoạn
1980-1999………………………………………………………………………….50
Biểu 3.1: Tình hình lao động phân theo các ngành sản xuất của tỉnh Oita giai đoạn
1980-2000 ………………………………………………………………………...64


3


2. Danh mục bảng
Bảng 1.1: Bối cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động qua các giai đoạn của
phong trào NPC và phong trào Isson-Ippin ……………………………………….36
Bảng 2.1: Chương trình phát sóng về các địa phương điển hình trong phong trào
Isson-Ippin năm 1980 ……………………………………………………………..42
Bảng 2.2: Ngân sách hỗ trợ hoạt động phong trào Isson-Ippin năm 1981...............43
Bảng 2.3: Danh mục 19 sản phẩm đạt doanh thu trên 10 triệu yên năm 1999.........51
Bảng 2.4: Hoạt động tổ chức hội chợ giao lưu và quảng bá hình ảnh Oita …….…57
Bảng 2.5: Các địa phương học tập và áp dụng mô hình phát triển của phong trào
Isson-Ippin …………………………………………………………………..…….60
Bảng 2.6: Một số quốc gia, khu vực trên thế giới học tập và vận dụng mô hình phát
triển nông nghiệp nông thôn của phong trào ………………………….…………..61
Bảng 3.1: Tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp cấp 3 có việc làm của tỉnh Oita giai đoạn
1980-2000 ……………………………………………………………………..…..65
Bảng 3.2: Thu nhập bình quân đầu người khu vực Kyushu giai đoạn 1980-2000 ..66
Bảng 3.3: Số lượng học viên ở trường Toyo-no-kunidukuri ..................................72
Bảng 3.4: Số lượng phụ nữ kinh doanh ở các địa phương trên toàn quốc năm 1998
…………………………………………………………………………...…………73
Bảng 3.5: Các chỉ tiêu liên quan đến giáo dục và vị trí của tỉnh trên cả nước..........74
Danh mục bảng phụ lục
Bảng 1: Cơ cấu lao động theo ngành nghề phân theo độ tuổi của Nhật Bản giai đoạn
1955-1985 ………………………………..………………………………………113
Bảng 2: Tổng số lao động và cơ cấu lao động chia theo ngành nghề sản xuất giai
đoạn 1960-1985 của thị trấn Oyama ……………………………………………..114
Bảng 3: Hoạt động xúc tiến phong trào Isson-Ippin giai đoạn 1979-1981.............115
Bảng 4: Các tổ chức liên quan đến hoạt động thúc đẩy phong trào Isson-Ippin....117

Bảng 5: Chương trình đào tạo trong Khoá học chuyên sâu về khu vực NEO 21...119
Bảng 6: Hoạt động tổ chức Hội thảo ……………………………….…………….120
Bảng 7: Hoạt động đón đoàn thị sát tham quan học tập…………………………..121

4


3. Danh mục hình
Hình 1.1: Bản đồ tỉnh Oita…………………………………………………………20
Hình 2.1: Hội chợ Oita năm 1981 tổ chức tại khách sạn Okura (Tokyo)………….45
Hình 2.2: Các sản phẩm chế biến từ mơ của thị trấn Oyama………………………47
Hình 2.3: Điểm bán hàng trực tiếp của nông dân thị trấn Oyama…………………48
Hình 2.4: Khu sản xuất lá Oha và sản phẩm chế biến từ lá Oha của quận Tsurusaki
……………………………………………………………………..………………49
Hình 2.5: Lễ khai giảng cơ sở đào tạo NEO 21 năm 1992………………………...55
Hình 2.6: Hội thảo quốc tế Nhật - Hàn về xây dựng, phát triển khu vực năm
1996 .........................................................................................................................58
Hình 2.7: Sự lan toả của phong trào Isson-Ippin trên toàn quốc…………………..59
Hình 3.1: Khu du lịch nghỉ dưỡng Hibiki no sato………………………………….67
Hình 3.2: Cửa hàng bán và giới thiệu các sản phẩm địa phương.............................68
Hình 3.3: Phân chia vai trò của chính quyền và người dân trong phong trào IssonIppin .........................................................................................................................89
Hình 3.4: Mô hình phát triển địa phương thành công của phong trào IssonIppin .........................................................................................................................91

Danh mục hình phụ lục
Hình 1: Bản đồ các sản phẩm của phong trào…………………………………….122
Hình 2: Hoạt động tuyên truyền và giới thiệu về phong trào ................................123
Hình 3: Hoạt động quảng bá các sản phẩm của phong trào………………………124
Hình 4: Các hoạt động sự kiện và văn hoá trong phong trào……………………..125
Hình 5: Hoạt động giao lưu quốc tế của phong trào……………………………...126
Hình 6: Giới thiệu các hoạt động chính của phong trào giai đoạn 1979-1999.......127


5


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nhật Bản là một trong các quốc gia luôn được đánh giá cao trong công cuộc
phát triển kinh tế địa phương bền vững dựa trên cơ sở phát huy tổng hợp và hài hòa
các yếu tố tự nhiên và nhân văn. Những năm 1970, sau thời kỳ phát triển kinh tế cao
độ, Nhật Bản bước vào thời kỳ suy thoái với hàng loạt các vấn đề về kinh tế xã hội
do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới lần thứ nhất (năm 1973).
Thêm vào đó, tình trạng già hoá dân số ngày càng trầm trọng ở khu vực nông thôn
và miền núi cũng khiến Nhật Bản phải thay đổi chiến lược phát triển kinh tế, giảm
thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài. Mặt khác, chính phủ Nhật Bản đã
chú trọng phát huy các thế mạnh và chấn hưng sản xuất địa phương, thu hẹp chênh
lệch giữa các vùng miền. Trong số các địa phương thực hiện thành công cải cách
kinh tế và chấn hưng sản xuất địa phương, tỉnh Oita (khu vực Kyushu, miền Tây
Nam Nhật Bản) được đánh giá cao với Phong trào Isson-Ippin (一村一品運動, tạm
dịch là Phong trào Mỗi làng Một sản phẩm). Trải qua hơn 30 năm, phong trào
Isson-Ippin không chỉ góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội ở khu vực
nông thôn trong tỉnh Oita nói riêng mà còn gợi mở những biện pháp phát huy tổng
hợp các nguồn lực địa phương trong công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn
bền vững. Mô hình phát triển của phong trào Isson-Ippin không chỉ được nhân rộng
ra nhiều khu vực trong nước Nhật mà còn được nhiều quốc gia trên thế giới học tập
như Thái Lan, Hàn Quốc, Philippin, Malawi,...
Việt Nam vốn là nước có truyền thống phát triển nông nghiệp với hơn 70% dân
số tập trung ở khu vực nông thôn. Vì vậy, vấn đề phát triển nông thôn mới hay phát
triển nông thôn bền vững có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển
quốc gia. Chương trình mục tiêu Quốc gia của Việt Nam về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010-2020 đã nêu rõ mục tiêu:

“Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước
hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn

6


với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc
văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ
vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao
theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [57]1.
Nói cách khác, quá trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam bao gồm các nội
dung chính là xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn theo
hướng hiện đại; phát triển sản xuất bền vững theo hướng gia tăng giá trị hàng hóa;
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân ở khu vực nông thôn; gìn giữ
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; quản lý xã hội nông thôn trên tinh thần phát
huy dân chủ, trong đó người dân là chủ thể xây dựng nông thôn.
Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với sự đầu tư và
phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp và dịch vụ trong những năm gần đây đã
khiến cho tốc độ đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh. Theo Tổng cục Thống kê, tốc
độ đô thị hoá của Việt Nam đã tăng từ mức 19,51% năm 1990 lên 33,1% năm 2014
[56]. Quá trình đô thị hoá nhanh chóng dẫn đến hệ quả là sự mất cân bằng dân số
nghiêm trọng. Đặc biệt, sự thiếu hụt lao động ở khu vực nông thôn và miền núi
khiến việc xây dựng và phát triển kinh tế ở các khu vực này ngày càng khó khăn.
Mặt khác, tốc độ phát triển các khu công nghiệp ở khu vực nông thôn còn dẫn đến
hệ quả làm phá vỡ cấu trúc nông thôn, làm mờ nhạt và biến mất bản sắc văn hoá
cũng như lối sống của cộng đồng dân cư địa phương nói riêng và của quốc gia nói
chung. Có thể thấy, vấn đề phát triển nông thôn bền vững, vừa bảo vệ các ngành
nghề, sản phẩm truyền thống, bản sắc địa phương, vừa nâng cao thu nhập cho người
dân đang là bài toán khó đối với Việt Nam trong bối cảnh chính phủ và người dân

đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước hiện nay.
Thực ra, những nội dung trên cũng tương đồng với mục tiêu mà phong trào
Isson-Ippin ở Nhật Bản đã đặt ra trong bối cảnh đầu thập kỷ 1980 nhằm giải quyết
1

Quyết định số 800/QĐ-TTg về Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quôc gia về xây dựng nông thôn

mới giai đoạn 2010-2020 ban hành ngày 4 tháng 6 năm 2010.

7


các vấn đề về phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực nông thôn. Thực tế phong trào
Isson-Ippin đã cho thấy nếu chính quyền đề ra được các mục tiêu và hành động cụ
thể, đúng đắn, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội ở từng giai đoạn thì việc thực
hiện các mục tiêu trên không phải quá khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm
hiểu về sự hình thành, phát triển, những thành quả cũng như bài học của phong trào
Isson-Ippin của Nhật Bản để đúc rút những kinh nghiệm có thể áp dụng vào chiến
lược phát triển nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam hiện nay là việc làm hết sức cần
thiết và có ý nghĩa. Là một người Việt Nam đang học tập về Nhật Bản và có cơ hội
điều tra nghiên cứu tại Nhật Bản, tác giả luận văn muốn thông qua luận văn này đưa
ra mô hình xác thực về Isson-Ippin của tỉnh Oita nói riêng và Nhật Bản nói chung,
từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển
nông thôn bền vững.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn
Những thành công và hiệu quả mà phong trào Isson-Ippin đem lại cho sự phát
triển kinh tế, xã hội ở các địa phương, đặc biệt là khu vực nông thôn của Nhật Bản
trong những năm 1980 đã thu hút sự chú ý của nhiều học giả cũng như các nhà
nghiên cứu không chỉ ở Nhật Bản mà có nhiều quốc gia khác như Hàn Quốc hay
Việt Nam,... quan tâm nghiên cứu và tìm hiểu.

Tại Nhật Bản, nhiều nghiên cứu địa phương về phong trào đã được thực hiện
ngay từ khi phong trào mới ra đời. Tiêu biểu là nghiên cứu của Trung tâm thông tin
kinh tế địa phương của tỉnh Oita (1982) với nhan đề “Phong trào Isson-Ippin và
chính sách phát triển sản xuất địa phương” (一村一品運動と地域産業政策). Nghiên
cứu này giới thiệu về hoàn cảnh ra đời, phương châm hoạt động cũng như chính
sách phát triển ngành nghề sản xuất ở địa phương trong phong trào. Một nghiên cứu
đáng chú ý khác của nhà nghiên cứu Akiyama Kaoru (1983) nhan đề “Phong trào
Isson-Ippin ở tỉnh Oita và vai trò của Hợp tác xã” (大分県「一村一品運動」と農協の
対応) đã cung cấp nhiều thông tin thú vị với cách tiếp cận từ vai trò của hợp tác xã.

Các bài viết giới thiệu về phong trào của tác giả Niwa Noboru (1983) “Phong trào

8


Isson-Ippin ở tỉnh Oita” (大分県における一村一品運動), của Nhóm nghiên cứu kinh
tế và phát triển khu vực (1985) “Thực tế phong trào Isson-Ippin Oita” (大分・一村一
品運動の実際) là những nghiên cứu địa phương cung cấp thông tin sống động về quá

trình mày mò và hình thành phong trào tại Oita.
Năm 1989, nhà kinh tế học Miyamoto Kenichi, trong cuốn “Kinh tế học môi
trường” (環境経済学) đưa ra khái niệm về lý thuyết phát triển nội sinh trên cơ sở
phân tích phong trào Isson-Ippin như một trong những phong trào điển hình cho
phương thức phát triển nội sinh. Đây là một nghiên cứu lý thuyết quan trọng giúp
tác giả luận văn bổ sung thêm cơ sở lý luận cho nghiên cứu của mình. Một nhà
nghiên cứu khác là Moritomo Yuichi (1991) trong “Con đường phát triển nội sinh”
(内発的発展の道) đã tái đánh giá những hiệu quả mà phong trào đem lại trong việc
khôi phục nền kinh tế, xã hội ở khu vực nông thôn, miền núi, đồng thời chỉ ra
những vấn đề tồn tại của phong trào như sự phân bố lợi ích cũng như hiệu quả của
phong trào còn chưa đồng đều giữa các thành phần kinh tế hay giữa các địa phương

trong tỉnh... Tiếp nối quan điểm về phương thức phát triển nội sinh, năm 2005,
Ogiko Daisuke trong“Khảo sát phong trào Isson-Ippin từ góc nhìn lý thuyết phát
triển nội sinh” (内発的発展論から見た一村一品運動の一考察) đã phân tích về trường
hợp thị trấn Oyama với ba phong trào cải cách nông nghiệp, nông thôn; đánh giá
các hiệu quả về mặt kinh tế thông qua các hoạt động sản xuất của phong trào IssonIppin, đồng thời chỉ ra vai trò của lãnh đạo và các tổ chức hỗ trợ của chính quyền
trong các hoạt động của phong trào.
Sau khi phong trào Isson-Ippin được nhân rộng ra các địa phương của Nhật Bản
và giới thiệu ra nước ngoài, nhiều nghiên cứu đã được hệ thống hóa và xuất bản,
như “Phong trào Isson-Ippin đã lan toả thế nào tới các địa phương của Nhật Bản
và các nước đang phát triển” (一村一品運動と開発途上国・日本の地域振興はどう伝え
られたか) (2006) của các tác giả Matsui Kazuhisa, Yamagami Susumu, Fujimoto

Takeshi... Đặc biệt, đáng chú ý là phân tích của tác giả Inozume Noriko về các loại
hình và phương thức lưu thông hàng hoá, sản phẩm của phong trào NPC thông qua
các cửa hàng bán hàng trực tiếp của nông dân; hay Yoshida Eiichi và Matsui

9


Kazuhisa phân tích vai trò của nguồn lực con người,... Nhiều nhà nghiên cứu đã
phân tích các mô hình phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở các quốc gia châu Á,
châu Phi học tập và quá trình áp dụng mô hình phát triển của phong trào Isson-Ippin
như Thái Lan, Malawi, Mông Cổ,... Tiêu biểu là Adachi Fumihiko trong “Phong
trào Isson-Ippin với châu Á hiện đại - Nhìn từ điều tra thực địa tại Oita và Thái
Lan” ( 一 村 一 品 運 動 と 現 代 ア ジ ア ― 大 分 県と タ イ 地 域 の 現 地 調 査か ら ―) (2004),
“Phong trào Isson-Ippin và sự tự chủ của kinh tế địa phương” (一村一品運動と地域
経済の自立) (2006),…

Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu nước ngoài cũng tìm hiểu về Isson-Ippin
từ góc độ chính sách phát triển của chính quyền. Đáng chú ý là nhà nghiên cứu Hàn

Quốc Kyo Son Bi trong“Những đặc trưng trong triển khai chính sách của chính
quyền địa phương - Trường hợp triển khai chính sách trong phong trào Isson-Ippin
ở tỉnh Oita” (地方政府の政策実施の開始における特徴―大分県の一村一品運動施策を事
例に―) (2010) đã chỉ ra những đặc trưng về việc thực hiện các chính sách trong giai

đoạn đầu của chính quyền địa phương.
Ở Việt Nam, lịch sử nghiên cứu các đề tài về phát triển kinh tế xã hội ở các địa
phương, đặc biệt là khu vực nông thôn của Nhật Bản trong thời kỳ cận hiện đại, cụ
thể là những nghiên cứu về phong trào Isson-Ippin vẫn còn khá hạn chế. Các tài liệu
đề cập đến phong trào này phần lớn là những bài báo giới thiệu chung về phong trào
đăng tải trên một số trang báo điện tử nhưng nội dung khá trùng lặp nhau như bài
viết “Để phong trào Mỗi làng Một sản phẩm phát huy hiểu quả ở nước ta” đăng
trên Báo Điện tử Cộng sản, do tác giả Lê Anh tổng hợp. Loạt bài viết “Đề án “Mỗi
xã, phường một sản phẩm” - Nhìn từ Nhật Bản, đất nước khởi xướng”; “Kinh
nghiệm của Thái Lan trong triển khai Phong trào “Mỗi làng Một sản phẩm”;
“Phong trào “Mỗi làng Một sản phẩm” triển khai ở Việt Nam” đăng trên Cổng
thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh của tác giả Mạnh Trường. Hay bài viết “Phong
trào Mỗi làng Một sản phẩm: Vận dụng nguồn lực một cách sáng tạo để cung cấp
trên thị trường” do tác giả Lê Hùng, Cục Công Nghiệp địa phương tổng hợp đăng
trên website của Bộ Công Thương; loạt bài viết “Phong trào “Mỗi làng, Một sản

10


phẩm” - Một chiến lược phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá”
đăng trên website của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,... Hầu hết các bài
viết đã công bố đều giới thiệu chung về bối cảnh ra đời của phong trào Isson-Ippin
hay còn gọi là phong trào Mỗi làng Một sản phẩm trong những năm đầu thập niên
1980 mà chưa phân tích kỹ bối cảnh kinh tế, xã hội cũng như mô hình tiền thân của
phong trào này. Hơn nữa, các bài viết cũng chưa chỉ ra được các nguyên nhân cũng

như bài học thành công cụ thể cho các địa phương khi học hỏi và áp dụng mô hình
phát triển của phong trào vào thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Từ lịch sử nghiên cứu đề tài có thể thấy, ngay sau khi phong trào được khởi
xướng đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập và phân tích về phong trào
Isson-Ippin ở các khía cạnh khác nhau nhưng những nghiên cứu theo hướng tiếp
cận tổng quát từ phong trào tiền thân của phong trào Isson-Ippin là phong trào cải
cách và phát triển nông thôn của thị trấn Oyama, sau đó được Thống đốc tỉnh Oita
Hiramatsu Morihiko (người khởi xướng phong trào Isson-Ippin) xem xét, đúc rút
kinh nghiệm và áp dụng trong toàn tỉnh; sự tương đồng của hai phong trào trong các
nguyên tắc hoạt động; quá trình triển khai; những hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội,
giáo dục mà phong trào Isson-Ippin đem lại; nguyên nhân và bài học thành công cụ
thể rút ra từ phong trào,... là những vấn đề tổng quát mà ít công trình nghiên cứu đề
cập đến một cách toàn diện.
Với luận văn này, tác giả mong muốn đưa ra cách tiếp cận tổng thể về phong
trào, từ phân tích một cách hệ thống bối cảnh ra đời, mô hình phong trào tiền thân
của Isson-Ippin; đến so sánh những điểm tương đồng về mục tiêu cũng như phương
châm hoạt động giữa mô hình tiền thân và mô hình Isson Ippin; lý giải những thành
tựu về mặt kinh tế và xã hội mà phong trào đã đạt được; đánh giá khách quan thành
công và những vấn đề tồn tại của phong trào, qua đó đem lại cái nhìn toàn diện và
xác thực về phong trào Isson-Ippin, đồng thời bước đầu đề xuất những bài học phù

11


hợp cho Việt Nam. Để làm rõ các mục tiêu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể như sau:
1. Khái quát về bối cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của phong trào
Isson-Ippin tại Oita.
2. Phân tích quá trình mở rộng, những thành quả kinh tế, xã hội, đóng góp của

phong trào Isson-Ippin trong xây dựng và phát triển nông thôn Nhật Bản giai đoạn
1980-2000.
3. Trên cơ sở lý thuyết phát triển nội sinh, luận văn chỉ ra và lý giải nguyên
nhân thành công cũng như những vấn đề còn tồn tại của phong trào Isson-Ippin.
4. Bước đầu đưa ra gợi ý về chính sách phát triển nông thôn ở Việt Nam dựa
trên kinh nghiệm của phong trào Isson-Ippin.
4. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
Trong luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu đối tượng chính là quá trình ra đời
và phát triển của phong trào Isson-Ippin tại tỉnh Oita trong giai đoạn 1980-2000.
Đây là giai đoạn hình thành và phát triển mạnh mẽ của phong trào trước khi diễn ra
cuộc tổng sát nhập hành chính của Nhật Bản vào năm 2005. Quá trình phát triển của
phong trào Isson-Ippin tại Oita đã đem lại nhiều hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội,
làm thay đổi bộ mặt của địa phương, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa
thành thị và nông thôn cũng như các vùng miền. Bên cạnh đó, luận văn còn phân
tích quá trình nhân rộng của mô hình Isson-Ippin tại các địa phương ở Nhật Bản
nhằm đánh giá chính xác hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội mà phong trào đem lại;
lý giải nguyên nhân, bài học thành công và chỉ ra những vấn đề còn tồn tại của
phong trào.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để làm rõ bối cảnh kinh tế, xã hội nông thôn Nhật Bản dẫn đến sự ra đời, phát
triển của ý tưởng Isson-Ippin cũng như vai trò, hiệu quả của phong trào Isson-Ippin
đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương Nhật Bản, tác giả luận văn đã

12


sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê bằng bảng biểu nhằm xử lý các
nguồn tài liệu (gồm sách báo, tạp chí chuyên đề, các bài phỏng vấn, báo cáo nghiên
cứu…) được công bố ở Nhật Bản; kết hợp với phương pháp nghiên cứu lịch đại và
logic nhằm chỉ ra mô hình và sự biến đổi của mô hình Isson-Ippin trong giai đoạn

1980-2000.
Mặt khác, tác giả đã tiến hành điều tra thực địa tại thị trấn Oyama, địa phương
xây dựng thành công mô hình tiền thân của phong trào Isson-Ippin tại Oita. Trong
các ngày 24 đến 28 tháng 8 năm 2015, tác giả đã tập trung điều tra thực địa và thu
thập tài liệu tại Hợp tác xã Nông nghiệp thị trấn Oyama, Phòng Phát triển Tổng hợp
thành phố Hita, điểm bán hàng trực tiếp Konohana Garuten của Hợp tác xã Nông
nghiệp Oyama, Công ty CP Du lịch Bungo-Oyama Hibikinosato. Tác giả đã phỏng
vấn đại diện cán bộ Hợp tác xã Nông nghiệp của thị trấn Oyama (1 người), đại diện
nông dân (2 người), cán bộ Phòng Phát triển Tổng hợp thành phố Hita (1 người),
cán bộ Công ty CP Du lịch Bungo-Oyama Hibikinosato (1 người) (tham khảo Phần
4, Phụ lục, tr.110-112). Nội dung phỏng vấn tập trung vào sự đời và phát triển của
phong trào cải cách nông nghiệp nông thôn của thị trấn (được gọi tắt là phong trào
NPC do viết tắt các chữ cái đầu tiên của phong trào New Plum and Chestnut, tạm
dịch Phong trào Trồng mới mơ và hạt dẻ, tiền thân của Isson-Ippin sau này); những
hiệu quả mà người dân có được khi tham gia vào phong trào NPC và sau này là
phong trào Isson-Ippin. Qua đó, tìm hiểu và phân tích sự biến đổi của mô hình từng
phong trào và ảnh hưởng mà các phong trào đem lại đối với sự phát triển kinh tế xã
hội ở địa phương. Cuộc điều tra thực tế giúp tác giả luận văn đưa ra những nhận
định riêng trong việc đánh giá hiệu quả và những vấn đề còn tồn tại của phong trào.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Sự ra đời của phong trào Isson-Ippin ở Nhật Bản thập niên 1980

13


Trong chương một, tác giả sẽ giới thiệu tổng quát về bối cảnh kinh tế, xã hội
của Nhật Bản nói chung, tỉnh Oita nói riêng trong những năm đầu thập niên 1980;
sự ra đời của phong trào phát triển nông nghiệp nông thôn ở thị trấn Oyama - tiền

thân của phong trào Isson-Ippin và phong trào Isson-Ippin khi được khởi xướng
trong toàn tỉnh Oita với những nguyên tắc và phương châm hoạt động cụ thể.
Chương 2: Quá trình mở rộng phong trào Isson-Ippin ở Nhật Bản
Chương hai là một trong hai chương chính của luận văn. Trong chương này, tác
giả tập trung phân tích các hoạt động cũng như quá trình mở rộng ảnh hưởng của
phong trào Isson-Ippin ở trong và ngoài tỉnh Oita trong giai đoạn từ năm 19802000. Các hoạt động chủ yếu của phong trào gồm có hoạt động xây dựng và phát
triển sản phẩm; hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và hoạt động mở rộng
giao lưu, hợp tác quốc tế.
Chương 3: Đánh giá vai trò của phong trào Isson-Ippin trong phát triển kinh tế
xã hội ở nông thôn Nhật Bản giai đoạn 1980-2000
Trong chương ba, tác giả sẽ phân tích và đánh giá những thành quả mà phong
trào Isson-Ippin đem lại đối với sự phát triển kinh tế, xã hội nông thôn ở tỉnh Oita
nói riêng và Nhật Bản nói chung. Cùng với đó, tác giả cũng lý giải và chỉ ra nguyên
nhân, bài học thành công cũng như những tồn tại và thách thức của phong trào
Isson-Ippin trong việc duy trì và phát huy những thành quả mà phong trào đã đạt
được trong suốt quá trình hình thành và phát triển.

14


Chƣơng 1
SỰ RA ĐỜI CỦA PHONG TRÀO ISSON - IPPIN Ở NHẬT BẢN
THẬP NIÊN 1980
1.1. Bối cảnh kinh tế, xã hội ở nông thôn Nhật Bản trong thập niên 1980
Không thể phủ nhận những thành quả vượt trội cả về kinh tế lẫn chính trị, văn
hoá, xã hội của kỷ nguyên tăng trưởng nhanh (1955-1973) đã giúp Nhật Bản phục
hồi nhanh chóng những hậu quả của chiến tranh, đồng thời vươn mình mạnh mẽ trở
thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai của thế giới. Tuy nhiên, sau giai đoạn phát
triển kinh tế thần kỳ, Nhật Bản dần bước vào giai đoạn suy thoái với hàng loạt
những vấn đề được coi là hệ quả của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh

chóng trước đó. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, cùng với môi trường sinh
hoạt thuận lợi ở các đô thị lớn, sự gia tăng nhanh chóng các khu công nghiệp tập
trung đã kéo theo tình trạng di dân ồ ạt ra các đô thị và khu công nghiệp phát triển,
tạo nên tình trạng mất cân bằng dân số cũng như kéo rộng khoảng cách chênh lệch
giữa các khu vực, giữa thành thị và nông thôn. Điều này được phản ánh rõ nét trong
biểu đồ 1.1 dưới đây.
Biểu 1.1: Tình hình dân số thành thị và nông thôn Nhật Bản
giai đoạn 1960-1980
(Đơn vị: nghìn người)
Thành thị

59,677
34,622

1960

Nông thôn

75,428

67,356
31,852

1965

29,236

1970

89,187


84,967

26,972

1975

27,872

1980

Nguồn: tác giả lập theo thông tin của Tổng cục Thống kê Nhật Bản [49, tr.3]

15


Theo thống kê dân số toàn quốc, năm 1960, tổng dân số của Nhật Bản là 94,3
triệu người, trong đó dân số ở khu vực thành thị là 59,6 triệu người, chiếm 63,3%,
trong khi đó, dân số ở khu vực nông thôn là 34,6 triệu người, chỉ chiếm 36,7% dân
số toàn quốc. Năm 1980, dân số Nhật Bản là 117,06 triệu người, trong vòng 20 năm
(1960-1980), tổng dân số đã tăng hơn 22 triệu người. Tuy nhiên, phần lớn dân số
vẫn tập trung ở khu vực thành thị với mức tăng khá mạnh, tăng gần 13%, từ 63,3%
năm 1960 lên 76,2% năm 1980 (tăng 29,5 triệu người). Ngược lại, dân số ở khu vực
nông thôn vốn chỉ chiếm 1/3 dân số cả nước lại có xu hướng giảm liên tục từ 36,7%
năm 1960 chỉ còn 23,8% năm 1980 (giảm 6,7 triệu người). Điều này phản ánh sự
mất cân bằng dân số nghiêm trọng giữa thành thị và nông thôn.
Mặt khác, tình trạng đầu tư và phát triển kinh tế không đồng đều giữa các khu
vực đã góp phần làm gia tăng khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền.
Biểu 1.2: Tỷ lệ phân bố dân số giữa các khu vực trên toàn quốc năm 1960-1980
Năm 1960


Năm 1980

Hokkaido

Honshu

Hokkaido

Honshu

Shikoku

Kyushu/Okinawa

Shikoku

Kyushu/Okinawa

4%

3%

15% 5%

76%

5%
12%


80%

Nguồn: [49, tr.7]
Trong thời kỳ tăng trưởng nhanh, nền kinh tế Nhật Bản chú trọng phát triển
công nghiệp với sự xuất hiện của hàng loạt các trung tâm và vùng công nghiệp lớn
trên cả nước như: Keihin (vùng đồng bằng Kanto, lấy Tokyo và Yokohama làm
trung tâm), Chukyo (tập trung quanh Nagoya), Hanshin (khu vực Osaka, Kobe),
Setouchi (khu vực biển Nội Seito với trung tâm là Hiroshima) và Kitakyushu (khu

16


vực Kitakyushu và Fukuoka). Trong đó, Keihin, Chukyo và Hanshin tạo thành vành
đai công nghiệp Thái Bình Dương, cùng với thủ đô Tokyo đã kéo theo sự tập trung
đến gần 80% dân số (Biểu 1.2). Chính sự phát triển mất cân đối này đã kéo theo
hàng loạt hệ quả xấu tác động trở lại nền kinh tế và xã hội.
Dân số gia tăng quá nhanh tại các đô thị, khu công nghiệp, trong đó tỷ lệ thanh
niên chiếm đại đa số càng thúc đẩy tình trạng suy giảm và già hoá dân số ở khu vực
nông thôn. Điều này lại tiếp tục dẫn đến hệ quả là những người trẻ càng không thiết
tha gắn bó với quê hương, tiếp tục tìm kiếm cơ hội tại các đô thị, tạo thành vòng
xoay luẩn quẩn không lối thoát cho các vấn đề ở khu vực nông thôn.
Nhật Bản cũng là một trong những nước có tỷ lệ già hoá dân số cao trong khu
vực và trên thế giới. Tỷ lệ lao động trẻ trong cơ cấu dân số có xu hướng giảm dần
và giảm nhanh qua các năm. Dưới đây là biểu đồ phản ánh sự biến đổi tỷ lệ lao
động trong dân số Nhật Bản những năm 1960 và 1980.
Biểu 1.3: Tỷ lệ lao động phân theo nhóm tuổi của Nhật Bản
năm 1960 và năm 1980
Năm 1960

Năm 1980


15~29 tuổi

30~39 tuổi

15~29 tuổi

30~39 tuổi

40~49 tuổi

50~59 tuổi

40~49 tuổi

50~59 tuổi

60~64 tuổi

Trên 65 tuổi

60~64 tuổi

Trên 65 tuổi

4% 4%

4% 5%
25%


13%

39%

17%

17%
23%

26%

23%

Nguồn: [55, tr.28]
Qua số liệu ở biểu đồ 1.3 có thể thấy nhóm lao động trong độ tuổi từ 15 đến 29
tuổi có xu hướng giảm mạnh, giảm gần 15% trong vòng 20 năm (giảm từ 39,2%

17


năm 1960 xuống còn 24,5% năm 1980). Nhóm lao động trong độ tuổi từ 30 tuổi đến
59 tuổi có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng tăng khá chậm (nhóm lao động
trong nhóm từ 30 đến 39 tuổi tăng 3%, nhóm lao động trong nhóm từ 40 đến 49 tuổi
tăng mạnh nhất so với các nhóm còn lại đã tăng khoảng 6%, nhóm lao động trong
độ tuổi từ 50 đến 59 tuổi tăng gần 4%). Trong khi đó, trong vòng 20 năm nhóm lao
động trong độ tuổi trên 65 tuổi đã tăng từ 4,3% lên 5,2% cho thấy vấn đề già hoá
dân số đang là vấn đề cần quan tâm nhiều nhất tại Nhật Bản.
Biểu đồ 1.4 dưới đây phản ánh tình hình phân bố lao động theo ngành nghề ở
Nhật Bản. Theo đó, nhóm ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm gần hai phần ba số lao
động trong vòng 30 năm, từ 16,1 triệu người năm 1955 xuống còn 5,4 triệu người

năm 1985. Trong khi đó, lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng
mạnh. Trong vòng 30 năm (1955-1985), số lao động trong ngành công nghiệp tăng
gấp đôi từ 9,2 triệu người lên 19,2 triệu người. Cùng với đó, lao động trong ngành
dịch vụ và thương mại cũng tăng gần gấp ba lần trong 30 năm, từ 13,9 triệu người
lên 33,4 triệu người. Việc phát triển không đều và mất cân đối giữa các ngành nghề
sản xuất cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho ngành sản xuất nông
nghiệp nói chung ngày càng suy thoái.
Biểu 1.4: Tình hình phân bố lao động trong các ngành nghề
sản xuất của Nhật Bản giai đoạn 1955-1985
(Đơn vị: nghìn người)
Nông nghiệp

Công nghiệp

Thương mại và Dịch vụ
33,490
27,690

16,110

13,930
9,220

1955

20,480
17,130 15,390

18,100
7,350


1965

19,210
5,420

1975

1985

Nguồn: [8, tr.29]

18


Mặt khác, trong cơ cấu lao động ở các ngành nghề phân theo nhóm tuổi thì tỷ lệ
lao động trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 34 tuổi có xu hướng giảm dần trong tất cả các
ngành sản xuất, và ngược lại, tỷ lệ lao động từ 60 tuổi trở lên có xu hướng tăng
mạnh, đặc biệt là nhóm lao động trên 65 tuổi. Hơn nữa, nhóm người cao tuổi trên
60 tuổi chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (tham khảo
thêm ở Bảng 1, Phụ lục, tr.113).
Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng năng lượng 1973-1975 càng làm cho Nhật Bản
vốn là nước phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn dầu lửa nhập khẩu để phát triển công
nghiệp lâm vào tình trạng đình lạm sâu sắc, những ngành công nghiệp sử dụng
nhiều năng lượng như công nghiệp đóng tàu, hoá dầu, gia công kim loại,… bị
khủng hoảng nặng nề. Tác động của cú sốc dầu lửa cộng với những hệ quả từ giai
đoạn phát triển nóng trước đó đã khiến cho Nhật Bản phải tích cực triển khai các
chương trình tiết kiệm năng lượng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành dịch
vụ; phục hồi sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, tận dụng nguồn
lực nội sinh, chú trọng đến việc chấn hưng và phát triển kinh tế xã hội ở khu vực

nông thôn.
Năm 1977, chính phủ Nhật Bản đã xây dựng và triển khai Kế hoạch phát triển
tổng hợp toàn quốc lần thứ ba (第三次全国総合開発計画, hay còn gọi là Kế hoạch
tổng hợp lần thứ ba trong 10 năm 1977-1987). Kế hoạch này nhấn mạnh đến việc
khôi phục sản xuất ở các địa phương, ổn định cư trú thông qua việc đầu tư, xây
dựng cơ sở hạ tầng, môi trường sống tiện lợi cho người dân ở các khu vực nông
thôn; phát huy tinh thần tự lập, tự chủ, sáng tạo, cống hiến và làm giàu trên quê
hương của người dân. Cùng với những nỗ lực của chính phủ, chính quyền, các tổ
chức, đoàn thể địa phương cũng đã phát động những phong trào tự lực, tự cường,
nêu cao tinh thần tự chủ, sáng tạo của địa phương mình. Tiêu biểu và thành công
nhất trong các phong trào xây dựng địa phương trong giai đoạn này phải kể đến
phong trào Isson-Ippin do Thống đốc tỉnh Oita là ông Hiramatsu Morihiko khởi
xướng cuối năm 1979.

19


1.2. Bối cảnh kinh tế, xã hội của tỉnh Oita những năm 1980
Oita nằm ở phía đông đảo Kyushu với tổng diện tích là 6.340km2 (chiếm 1,7%
diện tích toàn quốc và 14,3% diện tích khu vực Kuyshu). Oita tiếp giáp với các tỉnh
Kumamoto, Fukuoka và Miyazaki.
Hình 1.1: Bản đồ tỉnh Oita

Nguồn: />Trên bản đồ có thể thấy Oita nằm ở vị trí giao thông thuận lợi kết nối với các
vùng của khu vực Kyushu. Thực tế là Oita thuộc vành đai kinh tế Katase, là đầu
mối liên kết giữa vành đai kinh tế Katase và vành đai kinh tế Kyushu. Tuy nhiên,
trong những năm 1960-1970, tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Oita vẫn thấp so
với các trọng điểm kinh tế của khu vực là Fukuoka, Kumamoto. Trong giai đoạn
1965-1970, dân số của tỉnh giảm hơn 30 nghìn người do bị hút về các đô thị và
trung tâm công nghiệp như Fukuoka, Kitakyushu. Trong giai đoạn 1975-1980 dân

số có khuynh hướng gia tăng, tuy chậm. Đến năm 1980, dân số tỉnh Oita là 1,22
triệu người.
Cũng như các địa phương khác của Nhật Bản, tỷ lệ phân bố dân số giữa thành
thị và nông thôn trong tỉnh Oita có sự chênh lệch lớn. Dân số tập trung ở khu vực
thành thị của tỉnh năm 1965 là 737,8 nghìn người, chiếm trên 60% và có xu hướng
tăng dần, từ 62,1% năm 1965 lên 70,6% vào năm 1980 (tức gần 10%). Trong khi đó,
dân số ở khu vực nông thôn của tỉnh năm 1965 là 449,5 nghìn người, chỉ chiếm
40% dân số lại có xu hướng giảm mạnh qua các năm, từ gần 40% năm 1965 còn
gần 30% vào năm 1980 (Biểu 1.5). Hàng năm trung bình có khoảng trên dưới

20


10.000 người ra thành phố cũng như các khu công nghiệp tìm kiếm việc làm và sinh
sống, khiến cho việc phục hồi sản xuất cũng như phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
ngày càng khó khăn hơn.
Biểu 1.5: Tình hình dân số thành thị và nông thôn của tỉnh
Oita giai đoạn 1965-1980
(Đơn vị: người)
Thành thị

737,882
449,598

756,579
398,987

1965

1970


Nông thôn
819,953

868,156

370,361

360,757

1975

1980

Nguồn: [33, tr.9]
Các thành phố lớn như Oita, Hita, Beppu,.. là nơi tập trung lượng thông tin lớn,
tập trung hầu hết các cơ quan hành chính, chính trị, kinh tế của tỉnh. Vì vậy, các khu
vực này cũng chính là nơi dân cư tập trung đông nhất trong tỉnh. Dân số tập trung
đông đúc kéo theo các ngành thương mại dịch vụ phát triển như nhà hàng, khách
sạn, trung tâm mua sắm, giải trí,... Điều này lại tiếp tục thu hút dân cư về đô thị
đông hơn. Ngược lại, dân số ở các khu vực nông thôn, miền núi trở nên thưa thớt và
tình trạng già hoá dân số ngày càng trầm trọng.
Biểu 1.6: Tình hình phân bố lao động trong các ngành sản
xuất của tỉnh Oita giai đoạn 1965-1980
(Đơn vị: người)
Nông nghiệp
234,284

222,649


Công nghiệp
260,075

200,979

99,534

114,905

1965

1970

Thương mại và Dịch vụ
284,393
283,050

142,235
136,015

1975

140,550

136,677

1980

Nguồn: [33, tr.12-13]


21


×